Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

chuyên đề dạy học theo trạm - Website Trường THCS Phan Bội Châu - Đại Lộc - Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.99 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU **********. CHUYÊN ĐỀ:. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TRẠM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ THCS. NÀ M. GV: Nguyễn Thị Mỵ Tổ: KHTN- TD-Nghệ thuật. Tháng 9/2021 Chuyên đề : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TRẠM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ THCS.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I - ĐẶT VẤN ĐỀ Luật giáo dục năm 2005 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự lĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú cho học sinh”. Thực hiện chủ trương đó Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới việc đổi mới phương pháp giáo dục, quan điểm giáo dục và mục tiêu giáo dục ở tất cả các cấp học, các môn học đặc biệt là môn giáo dục công dân ở THCS. Một trong những đổi mới quan trọng và cấp thiết nhất đó là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phải biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày để ứng xử và hành động có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống, được hình thành các năng lực cần thiết để làm hành trang bước vào cuôc sống hiện đại đầy nguy cơ, thách thức và nhiều cơ hội để phát triển, hòa nhập với xu thế chung của thế giới và tránh tụt hậu và lạc hậu so với các nước tiên tiến. Để hình thành năng lực cho học sinh thì yếu tố đầu tiên quan trọng là người giáo viên phải biết thiết kế bài dạy một cách khoa học và sáng tạo theo các phương pháp mới để hình thành những năng lực cần thiết cho người học. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đòi hỏi đội ngũ nhà giáo trong trường phổ thông không những phải có năng lực chuyên môn vững vàng, biết đúc rút những kinh nghiệm qua giảng dạy hàng ngày, có đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, có tâm với nghề mà còn phải nắm bắt chính xác và vận dụng một cách khoa học, có chọn lọc và phù hợp phương pháp “Dạy học theo đinh hướng năng lực” vào bài dạy, nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức sâu sắc, hình thành các năng lực cần thiết cho học sinh, hình thành thái độ niềm tin và hành động đúng đắn. Một trong những phương pháp dạy học theo định hướng năng lực sử dụng trong dạy học nhằm tăng cường các họat động tự chủ, sáng tạo của học sinh đó là “ Phương pháp dạy học theo trạm góc”. 1. Khái niệm: Dạy học theo trạm là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt (Hình 1)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hình 1. HS có thể bắt đầu từ một nhiệm vụ tại một trạm bất kì Việc phân hóa trong dạy học theo trạm khá là linh hoạt, đa dạng. Có thể thực hiện phân hóa theo nội dung bằng cách xây dựng những nhiệm vụ tự chọn với mức độ khó dễ khác nhau. Cũng có thể tổ chức dạy học theo trạm với sự phân hóa về mức độ hướng dẫn cụ thể, chi tiết hay là khái quát, định hướng chung thông qua hệ thống phiếu trợ giúp. 2. Đặc trưng: - Có thể tổ chức trong lớp học hay trong khu vực hành lang trước lớp, trên bàn, tại phòng thí nghiệm, tại thư viện trường hay tại sân trường tùy thuộc vào yêu cầu của nhiệm vụ. Tại mỗi vị trí đó có các bài tập cung cấp cho HS, có các nguyên vật liệu cần thiết, có các tài liệu giáo khoa, các điều kiện để cho người học có thể giải quyết được vấn đề đặt ra tại vị trí đó. - Phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập với nhau. - Trong trường hợp dạy học các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm(vòng tròn học tập) khác nhau, sao cho các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm là độc lập. 3. Vai trò của giáo viên trong dạy học theo trạm: GV giới thiệu các trạm và cung cấp đầy đủ tài liệu học tập cho các trạm. GV sẽ là người theo dõi hoạt động của toàn lớp, bổ sung các tài liệu cần thiết cho HS cho phù hợp để HS có thể thực hiện được nhiệm vụ một cách hoàn toàn độc lập. GV giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong khi học, hỗ trợ đúng lúc, đúng mức và đúng đối tượng HS. HS sẽ hoạt động một cách độc lập, cho ra sáng kiến riêng, cách làm riêng. II- GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ : 1. Các qui tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí: Để xây dựng các trạm học tập vật lí ta cần tuân theo các qui tắc sau:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Sử dụng hình thức vòng tròn mở, trong đó có một số trạm với nội dung tùy chọn. Như vậy các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho HS có thể bắt đầu từ bất kì nhiệm vụ nào. Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia thành nhiều nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ học tập là độc lập với nhau. - Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với thí nghiệm HS. - Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 10 phút. Xây dựng nhóm trạm có nội dung tương đương với nhau thì thời gian hoạt động trên mỗi trạm phải như nhau. Thời gian dành cho mỗi trạm tuỳ thuộc vào nội dung và nhiệm vụ của từng trạm nhưng phải phù hợp với thời gian của tiết học. - Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm, tránh trường hợp xây dựng nhiều trạm gây cảm giác mệt mỏi cho HS. - Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với các nhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực HS. Tránh được ùn tắc trong quá trình học tập, tạo hứng thú học tập. - GV nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm vụ học tập để HS tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân. - HS được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóa thời gian làm việc. Có thể gom các phiếu học tập của các trạm thành một tập để mỗi nhóm mang theo trên hành trình qua các trạm, hoặc các phiếu học tập riêng của trạm đặt tại mỗi trạm. - GV cần xây dựng và thống nhất với HS nội qui làm việc tại các trạm. 2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạm: B1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập - Mỗi hệ thống trạm gồm các trạm học tập, nhiệm vụ ở các trạm học tập độc lập với nhau. Nội dung hệ thống trạm có thể là kiến thức của một bài học hoặc một phần kiến thức xác định. - Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ thống trạm. B2: Xây dựng nội dung các trạm - Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựng các loại nhiệm vụ phong phú. Các nhiệm vụ ở các trạm có thể xây dựng được thể hiện trong bảng sau. Nhiệm vụ. Phiếu học tập. Vật liệu đi kèm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiến hành thí nghiệm và xử lí kết quả thí nghiệm. Cần có ảnh chụp các thiết bị, ô dành cho việc vẽ bố trí thí nghiệm, các câu hỏi, câu định hướng việc tiến hành thí nghiệm. Các thiết bị thí nghiệm. Giải thích hiện tượng. Có ảnh chụp hiện tượng, yêu cầu giải thích hiện tượng, có thể sử dụng các kĩ thuật ra bài tập dưới dạng điền khuyết. Có thể chuẩn bị dụng cụ để tạo ra hiện tượng cần giải thích. Làm việc mới máy tính: chạy phần mềm mô phỏng, xem clips, sử dụng phần mềm. Cần có ảnh chụp màn hình, Máy tính có chứa tư liệu các hướng dẫn chi tiết cách sử dạy học kĩ thuật số tương dụng máy tính, nhiệm vụ cần ứng thực hiện: quan sát, mô tả, tóm tắt, ghi số liệu…. Giải bài tập. Cần có nội dung bài tập, yêu cầu. Quan sát một thiết bị kĩ thuật và mô tả lại nguyên tắc cấu tạo của nó. Ảnh chụp thiết bị kĩ thuật, Ô để vẽ nguyên tắc cấu tạo, khung để viết nguyên tắc hoạt động. Đọc các nguồn thông tin và tóm tắt thông tin quan trọng. Mô tả rõ ràng nội dung nhiệm Văn bản cần đọc vụ: đọc, tóm tắt dưới dạng bảng biểu hay sơ đồ tư duy. Thiết bị kĩ thuật. 3. Các bước tổ chức dạy học dưới hình thức học tập theo trạm: Bước 1: Chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ. Có thể cho HS tự chia nhóm ngay tại lớp, hoặc có thể cho HS chia nhóm trước và phân công chuẩn bị dụng cụ. Cần chia nhóm ngay từ đầu để việc học được thuận lợi. Bước 2: Thống nhất nội qui học tập theo trạm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV giới thiệu nội dung học tập tại các trạm học tập, số lượng các trạm, các trạm bắt buộc và tự chọn. Thông báo quy tắc cho điểm mỗi cá nhân, giới thiệu phiếu học tập và cách làm việc trên các phiếu học tập, yêu cầu trợ giúp,… Tất cả các nội quy đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các trạm được diễn ra một cách tự lực, chủ động, hạn chế mất trật tự, tối ưu hóa thời gian làm việc,.. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, HS làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tại các trạm học tập. Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời. Bước 4: Kiểm tra sản phẩm của các nhóm. Bước 5: Tổng kết kết quả học tập. Sau mỗi buổi học cần dành ra một khoảng thời gian để tổng kết bài học. Yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một trạm nào đó, trình bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Các thành viên khác, nhóm khác đưa ra nhận xét góp ý bổ sung và đánh giá. Giáo viên là người chỉ đạo. Sau cùng là GV tổng kết bài học và nhấn mạnh lại các kiến thức quan trọng của bài. BÀI DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO TRẠM: Tiết 21: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức trong chương : Chuyển động, Lực, quán tính , áp suất, lực đẩy, sự nổi, công suất, cơ năng . 2. Kĩ năng: Biết áp dụng công thức để giải các bài tập định tính . Biết giải thích các bài toán định tính . 3. Thái độ Yêu thích môn học, tự giác suy nghĩ và giải giải vấn đề . 4. Đinh hướng phát triển năng lực. + Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dung CNTT, năng lực tính toán. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: năng lực sử dụng ngôn ngữ, hệ thống hóa các kiến thức. II / Chuẩn bị : - GV: + Phiếu học tập cho các nhóm theo từng trạm. + Bài tập ở trạm bổ sung. + Gợi ý, đáp số các bài tập cần thiết. + Thẻ vượt trạm (Giấy thông hành) - HS: Ôn tập ở nhà theo 16 câu hỏi ( bài 18/sgk ) III. CHUỔI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS - Các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn trong tổ. - 2 HS đem vở để GV KT B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Củng cố lý thuyết ở phần A : ôn tập 1. Chuyển giao nhiệm vụ học 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: A/ Ôn tập : tập: _ HS trả lời . GV yêu cầu HS TL các câu hỏi _ HS khác nhận xét . sau: 2. Báo cáo kết quả hoạt động 1. Chuyển động cơ học là gì? và thảo luận Cho ví dụ. - Làm bài vào vở học 2. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc? 3. Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi: a. Vật đang đứng yên? b. Vật đang chuyển động? 4. Công thức tính áp suất? Tên và đơn vị các đại lượng trong công thức? 5. Công thức tính lực đẩy Ác-simet? Tên và đơn vị các đại lượng trong công thức? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Nhận xét cách làm bài của từng học sinh C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Hoạt động 1: (HĐ nhóm) B. Vận dụng: - Giới thiệu hình thức học theo trạm. - HS lắng nghe GV hướng - Sơ lược nội dung từng trạm. dẫn. - Nêu điều kiện được qua trạm. * Trạm 1: Bài tập trắc nghiệm (5 phút) - HS hoạt động theo nhóm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ( 4 nhóm thực hiện cùng lúc) 1. Hai lực được gọi là cân bằng khi: A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. C. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật. D. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, phương nằm trên một đương thẳng, ngược chiều nhau . 2. Một đoàn môtô đang chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ôtô đang đậu bên đường. Ý kiến nhận xét nào sau đây là đúng? A. Các môtô chuyển động đối với nhau. B. Các môtô đứng yên đối với nhau. C. Các môtô đứng yên đối ôtô. D. Các môtô và ôtô chuyển động đối với mặt đường. 3. Hai thỏi hình trụ, một bằng nhôm, một bằng đồng có cùng khối lượng treo ở hai đầu cân đòn. Khi nhúng ngập hai quả cân vào trong nước thì đòn cân: A. Nghiêng về bên phải. B. Nghiêng về bên trái. C. Vẫn cân bằng. D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong nước. 4. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng? A. Khi vật đang đi lên. B. Khi vật đang đi xuống. C. Chỉ khi vật tới điểm cao nhất. D. Cả Khi vật đang đi lên và đang đi xuống. * Trạm 2: Trả lời câu hỏi (4 nhóm) 1. Ngồi trong xe ôtô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại. Giải thích hiện tượng này. 2. Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải lót tay bằng vải hay cao su. 3. Tìm một thí dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép. * Trạm 3: Bài tập (4 nhóm) 1. Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một. thực hiện bài tập trạm 1.. - HS hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi ở trạm 2.. - HS hoạt động theo nhóm thực hiện 2 bài tập ở trạm 3..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đoạn đường nằm ngang dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe: a/ Trên đoạn đường dốc? b/ Trên đoạn đường nằm ngang ? c/ Trên cả hai đoạn đường? 2. Một lực sĩ nâng tạ nâng quả tạ nặng 125kg lên cao 70cm trong thời gian 0,3s. Trong trường hợp này lực - Nhóm vượt trạm trước sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu ? thời gian giải thêm bài tập * Trạm bổ sung: Bài tập trạm bổ sung. (dành cho nhóm vượt trạm trước thời gian) M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng là d1 và d2 ( như hình vẽ) a/ So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên M và N ? b/ Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn ? M. N. d1. d2. 2. Hoạt động 2: Tổng kết: - Hướng dẫn HS bổ sung, chỉnh sửa các bài tập cần thiết. - GV yêu cầu HS rút kinh nghiệm qua từng trạm. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt yêu cầu từng trạm.. - HS nhận xét, bổ sung theo yêu cầu của GV. - HS rút kinh nghiệm qua từng trạm.. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Thực hiện nhiệm vụ .Bài tập nâng cao: học tập: học tập: * Trong các trường hợp -Yêu cầu học sinh làm bài - Làm bài tập mở rộng sau đây ,trường hợp nào tập mở rộng có sự chuyển hóa động 2. Đánh giá kết quả thực 2. Báo cáo kết quả hoạt năng thành thế năng . A. vật chuyển động hiện nhiệm vụ học tập: động và thảo luận sau khi được ném theo phương thẳng - Hướng dẫn học sinh về đứng. B. B. Vật rơi tự do nhà làm C. Chiêc lá đang rơi. D. Quả bóng đang lăn trên sân cỏ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> III- KẾT LUẬN: Dạy học theo trạm là một trong những hình thức dạy học mở. Trong đó học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. Nó không chỉ phù hợp với các giờ học nội khóa mà còn rất phù hợp với giờ học ngoại khóa. Trong giờ học ngoại khóa, các nhiệm vụ học tập hoàn toàn có thể được mở rộng hơn về mức độ yêu cầu cũng như không gian học tập. Nội dung các nhiệm vụ sẽ không còn giới hạn trong nội dung sách giáo khoa và không gian học tập không chỉ giới hạn trong phạm vi lớp học mà có thể mở rộng ra ở sân trường, trong thư viện, tại phòng máy tính. Với những ưu điểm và tiềm năng lớn của hình thức dạy học này, việc nghiên cứu, phát triển và vận dụng hình thức dạy học trong dạy học vật lí nói riêng và trong dạy học phổ thông nói chung là cần thiết và có ý nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×