Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tài liệu Bài báo cáo: Rùa Hồ Gươm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.59 KB, 24 trang )


Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại học Nông Lâm

Khoa Lâm Nghiệp
QUẢN LÝ RỪNG 33
*****
BÀI BÁO CÁO
RÙA HỒ GƯƠM
Nhóm thực hiện:

PHẠM VĂN TÍN
VŨ THÀNH CÔNG




1.Giới thiệu chung.
2.Tình trạng.
3.Đặc điểm.
4.giá trị sử dụng và bảo tồn


Nội dung trình bày:

1.Giới thiệu chung.
Rùa Hồ Gươm

Phân loại khoa học

Giới (Kingdom): Animalia



Ngành (Phylum): Chordata

Lớp (Class): Sauropsida

Bộ (Ordo): Testudines

Họ (Familia): Trionychidae

Chi (Genus): Rafetus

Loài (Species): R.swinhoei?


Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới
(dựa trên một số nghiên cứu về hình thái
học của ông Hà Đình Đức, phó giáo sư
Đại học Quốc gia Hà Nội), với danh pháp
là Rafetus leloii, tuy nhiên các tài liệu
khác lại cho rằng hoặc đó là một loài giải
lớn với danh pháp Pelochelys bibronii
(Sách Đỏ Việt Nam năm 1992) hay
Rafetus swinhoei.


Dù cho có danh pháp nào thì nó đều thuộc
họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa
(Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn
lằn).


Trong khi chờ đợi các kết quả nghiên cứu
phát sinh loài dựa trên bộ gen thì
Wikipedia tạm thời chấp nhận danh pháp
Rafetus swinhoei.

2.Tình trạng.

Rùa Hồ Gươm có nguy cơ tuyệt chủng
cao nhất thế giới

Theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang
dã tại Việt Nam, rùa Hồ Gươm được liệt
kê vào danh sách các loài rùa nước ngọt
có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế
giới.


Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã tại
Việt Nam cũng cho biết, Việt Nam là nơi
cư trú của 23 loài rùa cạn và rùa nước
ngọt, trong đó có 5 loài rùa mai mềm, 18
loài rùa mai cứng. Tất cả 23 loài rùa này
đều đã có trong danh sách các loài bị đe
dọa tuyệt chủng, trong đó 14 loài được
xếp vào tình trạng nguy cấp và rất nguy
cấp.

a.Trên thế giới

hiện nay người ta chỉ biết 5 cá thể còn

sống tại thời điểm năm 2007 của R.
swinhoei, trong đó một cá thể sống tại hồ
Gươm (hồ Hoàn Kiếm) của Việt Nam và 5
cá thể kia tại Trung Quốc (1 tại Vườn thú
Thượng Hải, 1 tại Vườn thú Tô Châu và 2
tại Tây Viên tự cũng thuộc Tô Châu). Con
thứ sáu tại vườn thú Bắc Kinh đã chết
năm 2005.

a.ở Việt Nam

theo lời của GS Hà Đình Đức trên báo Tiền
Phong, rùa Hồ Gươm có 4 cá thể:

Cá thể duy nhất hiện còn sống trong lòng hồ
Gươm


Ba cá thể đã chết

Một xác được lưu trong
đền Ngọc Sơn

Một xác được lưu trong
kho của Bảo tàng Hà Ni

Một bị giết thịt năm
1962-1963, khi bò lên
vườn hoa Chí Linh (nay
là vườn hoa tượng đài

Lý Thái Tổ) sau một cơn
mưa lớn
Cụ Rùa trong tủ kính Đền Ngọc Sơn, Hà Nội


Rùa Hồ Gươm có
kích cỡ tương đối lớn,
chiều dài mai khoảng
60cm, đầu tương đối
nhỏ và rộng, mõm
ngắn, tròn, vi rất
ngắn, lưng màu vàng
lục có những đốm
vàng, mặt bụng màu
trắng nhạt. Mai rùa
mềm chứ không cứng
như loài rùa thông
thường.
3.Đặc điểm.




Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960
hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá
thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài
2,45 m.ước chừng hơn 900 tuổi.


Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành,

thường sống ở những sông hồ sâu, nước
chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc
cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông
thỉnh thoảng phơi nắng.

Rùa Hồ Gươm hiện có số lượng ít, thuộc
diện động vật cực kì quí hiếm cần được
bảo vệ.


Một số đặc điểm của cụ rùa ở Hồ
Gươm

Phân tích các bức ảnh chụp rùa Hồ
Gươm trong thời gian gần đây cho thấy
trên mai và đuôi rùa có một số vết tích của
các cú đánh khiến mai rùa bị lõm xuống,
hoặc các lỗ có thể do lưỡi câu chùm mà
những kẻ câu trộm tại Hồ Gươm làm
vướng vào.


Trong bức ảnh chụp ngày 3/11/2005, khi
cụ Rùa bò hẳn lên cạn, có thể thấy ở
lưng, phần mai bên phải có một vết lõm
khá sâu, có thể là vết tích của một cú
đánh mạnh. PGS Đức nói có người ở Hồ
Gươm kể rằng đã chứng kiến “nước đùn
ra từ vết thủng đó”.



Có lần Phó giáo sư sinh vật Hà Đình Đức
và cử nhân Vũ Ngọc Thành ở Bảo tàng
động vật Khoa Sinh học, ĐH Khoa học tự
nhiên Hà Nội quan sát qua ống nhòm thấy
rõ ở phần mai bên phải trên lưng cụ Rùa
có một vết lõm ngang, dài giống như có
một xương sườn bị gãy

4.giá trị sử dụng và bảo tồn


a. giá trị sử dụng:

Cụ Rùa Hồ Gươm có một vị trí khá đặc
biệt trong đời sống văn hóa tâm linh của
người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam
nói chung (Rùa trong Hồ Gươm được gắn
với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần
Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy ). Có
thể coi đây là một di tích sống, cần được
bảo vệ.

b. Cách bảo tồn

Ông Douglas Hendri, giám đốc Chương
trình Bảo tồn rùa châu Á, cán bộ Trung
tâm Giáo dục thiên nhiên ENV đưa ra ý
kiến rằng rùa Hồ Gươm thuộc giống
Rafetus Swinhoei(cực kì quí hiếm) và đưa

ra khả năng duy trì bằng cách cho lai với
rùa hồ Đồng Mô hoặc với rùa tại vườn thú
Trung Quốc .


Nhưng biện pháp hiệu quả nhất vẫn là
nâng cao ý thức cộng đồng về việc giữ gìn
vệ sinh môi trường,không để Hồ Gươm bị
ô nhiễm tránh nguy cơ rùa Hồ Gươm bị
xoá sổ trên bản đồ Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung.



Anh ơi! còn nữa không a?
Còn!!! Tối nay a kể típ cho e nghe nhé…hehe
the end !

×