Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bai 1 Truyen thong danh giac giu nuoc cua dan toc Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.59 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỞ ĐẦU. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ông cha ta đã phải chống lại kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần, cả về mọi mặt quân sự, kinh tế… Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hàohùng của dân tộc như; chiến thắng Bạch Đằng, sông Như Nguyệt, Hàm Tử, Chương Dương… Từ khi ĐCSVN ra đời thì tinh thần yêu nước và truyền thống đánh giặc của dân tộc ta lại được phát huy lên một tầm cao mới, đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Bài giảng được biên soạn giữa vào sách giáo khoa giáo dục quốc phòng – an ninh 10, nhà xuất bản giáo dục và đào tạo, năm 2012. NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM A. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. 1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên - Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta được sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần năm 214 trước CN dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh họ Hùng đời thứ 18, sau khi giành thắng lợi, với uy tín của mình, được nhân dân suy tôn lên ngôi lấy hiệu là Hùng Vương lập ra nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. - Tiếp theo là cuộc kháng chiến chống quân phương bắc Triệu Đà xâm lược dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, sau khi giành thắng lợi, với uy tín của mình Thục Phán được nhân dân hai bộ tộc là Âu Việt và Lạc Việt suy tôn lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương lập ra nhà nước Âu Lạc nhà nước thứ hai của dân tộc ta. Tuy nhiên cuộc kháng chiến này kéo dài và từ năm 184 – 179 thì thất bại, từ đây dân tộc ta rơi vào cảnh ngàn năm Bắc thuộc 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ I đến thế kỷ X Dưới ách thống trị của chính quyền đô hộ, qua nhiều triều đại, bọn phong kiến phương bắc ra sực vơ vét của cải, áp bức bóc lột và đồng hóa nhân dân ta… với ý chí kiên cường, bền bỉ đấu tranh chống lại kẻ thù, để bảo vệ giống nòi, giữ gìn bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc, quyết tâm giành độc lập tự do, tiêu biểu như; khởi nghĩa hai bà Trưng năm 40, bà Triệu năm 248, Lí Bí năm 242, Triệu quang Phục năm 548, Mai Thúc Loan năm 722… đến năm 938 dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, với chiến thắng Bạch Đằng dân tộc ta đã giành lại được độc lập tự do cho Tổ quốc. 3. Cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm Ngô Quyền lên ngôi, bắt tay xây dựng đất nước, trải qua nhiều triều đại như; Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ và Lê Sơ… nước đại việt là một nước phát triển cường thịnh, với kinh đô Thăng Long, văn minh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sông hồng, văn hóa Đông Sơn…. Tuy nhiên giai đoạn lịch sử này dân tộc ta luôn phải đấu tranh chống ngoại xâm như; năm 981 dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn ông cha ta đánh tan quân Tống lần 1, thế kỷ XI triều Lí chống Tống giành thắng lợi vẻ vang, thế kỷ XIII nhà Trần chống quân Nguyên – Mông, thế kỷ XV nhà Hồ chống quân Minh, thế kỷ XVIII Nguyễn Huệ chống quân Xiêm… * Nguyên nhân giành thắng lợi là ông cha ta đã vận dụng những tinh hoa về nghệ thuật quân sự để giành chiến thắng như; Li Thường Kiệt dùng binh pháp “tiên phát chế nhân”, Trần Quốc Tuấn dùng binh pháp “dĩ đoản chế trường”, Quang Trung dùng binh pháp “thần tốc, bất ngờ”… 4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân, nửa phong kiến (thế kỷ XIX đến năm 1945) Tháng 9/1958 thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng mở đầu xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ và đến năm 1884 thì công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi nước ta. Tuy nhiên với tình yêu quê hương, nòi giống, nhân dân ta đã không chịu khuất phục, nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu như; các cuộc khởi nghĩa do. Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… lãnh đạo, nhưng cuối cùng thì thất bại, do thiếu đường lối lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Năm 1930 ĐCSVN ra đời lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là cách mạng tháng 08/1945 lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) Ngày 23/09/1945 được sự giúp sức của quân Anh thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này vận mệnh của dân tộc ta như ngàn cân treo sợi tóc, phía nam thì quân Pháp tàn phá, phía bắc đối mặt với 20 vạn quân Tưởng từ vỹ tuyến 16.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trở ra, lúc này nước ta chịu cùng một lúc 3 loại giặc là; giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ vận dụng đối sách khéo léo, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của địch đã tranh thủ hòa hoãn với Pháp để đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, chuẩn bị đánh Pháp lâu dài giành thắng lợi, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, dân ta đã một lòng đứng lên theo cách mạng, đoàn kết đánh đuổi thực dân. Trải qua các chiến dịch như; Việt Bắc thu đông 1947, biên giới 1950, đồng bằng, trung du 1951 – 1952, Thượng Lào, Tây Bắc 1953 – 1954 … mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng một đòn mạnh làm sập hệ thống thực dân ở Đông Dương, buộc Pháp ký hiệp định giơnevơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. 6. Cuộc kháng chiến chống dế quốc Mỹ (1954 – 1975) Mỹ phá hiệp định giơnevơ hất cẳng Pháp độc chiếm Miền nam nước ta, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hòng chiếm nước ta lâu dài, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Trước tình hình trên Đảng và Bác Hồ nhận định, đây là kẻ thù to …. - Từ 1954 – 1959 chúng ta tập trung xây dựng lực lượng - Từ 1959 – 1960 chúng ta công khai đấu tranh vũ trang, mở đầu là phong trào Đồng Khởi. Trước tình hình cahs mạng Miền nam phát triển như vũ bão… - Từ 1961 – 1965 Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, lập ấp chiến lược, dồn dân vào ấp để cô lập cách mạng nước ta, nhưng đã bị phá sản. -Từ 1965 – 1968 Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa lính Mỹ, quân viễn chinh và chư hầu xâm lược Miền nam nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác “không có gì quí hơn độc lập, tự do”, bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân 1968 quân và dân ta đã làm phá sản chiến lược trên. - Từ 1968 – 1972 Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh hiện đại”, dung phương tiện quân sự tối tân là pháo đài bay B52 cùng các loại bom đánh phá nước.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ta, với mưu đồ đưa Hà Nội trở về thời kỳ “đồ đá”, với ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và dân ta, bằng trận đánh 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”, đã làm phá sản chiến lược trên, buộc Mỹ ký hiệp định PARI rút quân khỏi Việt Nam vô điều kiện, lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Từ 1973 – 1975 Mỹ chưa từ bỏ tham lam đã thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Dưới ngọn cờ của Đảng, toàn dân, toàn quân đã tiến lên giải phóng Miền nam thống nhất đất nước, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/04/1975 B. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC. 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước Do nước ta có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, nên đã trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc từ xưa tới nay. Do vậy xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ song song với nhau của cả dân tộc ta từ xưa tới nay, đã trở thành truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước 2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược cho thấy kẻ thù luôn hơn ta về mọi mặt, để đánh bại chúng, thì phải lấy chất lượng thắng số lượng, biết phát huy sức mạnh toàn dân tộc, những tinh hoa của nghệ thuật quân sự ông cha để giành chiến thắng. 3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện Qua lịch sử chống ngoại xâm cho thấy dân tộc ta luôn có sự đoàn kết một lòng - Thời xưa “chiến sỹ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. - Thời kháng chiến chống thực dân Pháp toàn dân tham gia hũ gạo vàng, nhà góp của, nhà góp người….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ “tất cả vì Miền nam ruột thịt, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, với tinh thần “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo Để thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh, nhân dân ta đã biết phát huy thế mạnh tại chỗ là lấy vũ khí thô sơ để thắng vũ khí hiện đại, phát huy tinh hoa nghệ thuật quân sự của ông cha, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, đánh giặc toàn dân, toàn diện theo thế cài răng lược, 3 mũi giáp công là; đô thị, đồng bằng, rừng núi… địch vận, binh vận, dân vận, và nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự là; đánh địch, điều địch, buộc chúng phải đánh theo lối đánh của ta. 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế Trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta luôn được sự giúp đỡ vô cùng to lớn về mọi mặt của bạn bè quốc tế, các nước XHCN, các nước láng giềng và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Qua đó dân tộc ta cùng với tinh thần là; giúp bạn là giúp chính mình, luôn sát cánh với bạn bè quốc tế mọi lúc, mọi nơi, mọi thời kỳ. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam Từ khi ra đời đến nay ĐCSVN lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Ngày nay dưới ngọn cờ của Đảng, đất nước ta phát triển theo con đường. Hội nhập quốc tế sâu rộng, độc lập dân tộc & CNXH, chủ trương phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với những thành tích ấn tượng của mình dân ta kiên định theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> KẾT LUẬN. Chặng đường dài ngàn năm văn hiến của dân tộc ta cho thấy lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm BVTQ, giống nòi và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mãi mãi được lưu truyền, đời đời nối tiếp nề văn hiến, gìn giữ truyền thống hào hùng của ông cha HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU. 1. Em hãy nêu những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta? 2. Hãy nêu khái quát 6 nội dung truyền thống vẻ vang của dân tộc? 3. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc? Ngày …. tháng …năm 2016 NGƯỜI BIÊN SOẠN. Giáo viên. Nguyễn Ngọc Đạt.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI Môn học: Giáo dục quốc phòng – an ninh 10 Bài 1: Truyền thống đánh đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2016 - 2017. PHÊ DUYỆT Ngày….. tháng….năm 2016 BAN GIÁM HIỆU Chức danh khoa học, học vị, họ tên. Phần I. Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Hướng cho học sinh hiểu biết những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của ông, cha. B. YÊU CẦU - Học sinh có thái độ học tập thật nghiêm túc - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc, là thế hệ trẻ sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG - Phần 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Phần 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh đánh giặc giữ nước. B. TRỌNG TÂM - Phần 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Phần 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh đánh giặc giữ nước. III. THỜI GIAN Tổng số: 04 tiết. Tiết 1: Ngày …. Tháng ….. năm ….. Lớp: …… Tiết PPCT: ……. Tiết 2: Ngày …. Tháng ….. năm ….. Lớp: …… Tiết PPCT: ……. Tiết 3: Ngày …. Tháng ….. năm ….. Lớp: …… Tiết PPCT: ……..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết 4: Ngày …. Tháng ….. năm ….. Lớp: …… Tiết PPCT: …….. IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC: Lấy lớp học làm trung tâm tổ chức, lấy tổ, nhóm thảo luận, xây dựng nội dung bài học. B. PHƯƠNG PHÁP: 1. Giảng viên: Thuyết trình, cùng kết hợp các phương pháp khác 2. Học viên: Nghe, ghi chép nội dung chính của bài. V. ĐỊA ĐIỂM Phòng học của lớp. VI. VẬT CHẤT, BẢO ĐẢM A. GIẢNG VIÊN: Bài giảng, kế hoạch bài giảng, máy tính, máy chiếu. B. HỌC VIÊN: Trang phục đúng quy định khi đi học trên lớp, vở, SGK 10.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I/ THỦ TỤC GIẢNG BÀI: 10 PHÚT A. NHẬN LỚP, KIỂM TRA QUÂN SỐ, BÁO CÁO CẤP TRÊN(NẾU CÓ) B. QUY ĐỊNH LỚP HỌC: C. PHỔ BIẾN TRƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC D. PHỔ BIẾN Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI E. GIỚI THIỆU BÀI MỚI II/ TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI: 205 PHÚT Thứ tự, nội dung. A. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC. T.gian 45 phút. Phương pháp Giáo viên Học sinh. Vật chất. CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu. 05 phút. tiên 2. Cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỷ I. 05 phút. đến thế kỷ X 3. Cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X. Thuyết trình,. Nghe, ghi. -Giáo án, kế. cùng kết hợp. chép. hoạch bài. các phương. những nội. giảng. pháp khác. dung. -Máy tính,. chính. máy chiếu. Nghe, ghi. -Giáo án, kế. cùng kết hợp. chép. hoạch bài. các phương. những nội. giảng. pháp khác. dung. -Máy tính,. chính. máy chiếu. 08 phút. đến thế kỷ XIX 4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật. 08 phút. đổ chế độ thực dân, nửa phong kiến (thế kỷ XIX đến năm 1945) 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954). 09 phút. 6. Cuộc kháng chiến chống dế quốc Mỹ (1954 – 1975). B. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA. 10 phút 115 phút Thuyết trình,. DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC. 20 phút. 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước 2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít. 20phút.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> địch nhiều 3. Truyền thống cả nước chung sức đánh. Thuyết trình,. Nghe, ghi. -Giáo án, kế. giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn. cùng kết hợp. chép. hoạch bài. diện. các phương. những nội. giảng. pháp khác. dung. -Máy tính,. chính. máy chiếu. 4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông. 20 phút. 20 phút. minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. 5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. 15 phút. Thuyết trình,. Nghe, ghi. -Giáo án, kế. 6. Truyền thống một lòng theo Đảng,. 20 phút. cùng kết hợp. chép nội. hoạch bài. các PP khác. dung. giảng. chính. -Máy tính. tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam II/ KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 10 PHÚT 1. Tóm tắt nội dung bài học vừa mới học xong.. 2. Giao bài tập về nhà cần nghiên cứu và tìm hiểu bài mới. 3. Xuống lớp. Ngày ... tháng ... năm 2016. Ngày ... tháng ... năm 2016. NGƯỜI THÔNG QUA. NGƯỜI BIÊN SOẠN. TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN. Giáo viên Nguyễn Ngọc Đạt.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×