Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.35 KB, 108 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1 - Tiết 1 Ngày dạy: 29/8/2016 Bài 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức (lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh) - HS biết: + Thế nào là chí công vô tư + Biểu hiện của chí công vô tư. - HS hiểu: Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư, về ý nghĩa của chí công vô tư đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, về vấn đề chống tham nhũng hiện nay; kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư; kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư. 1.3. Thái độ Thói quen: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là chí công vo tư - Biểu hiện của chí công vô tư. - Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống thể hiện chí công vô tư. 3.2. Học sinh Đọc và tìm hiểu toàn bộ nội dung bài. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:.................................................................................... 4.2. Kiểm tra miệng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Không thực hiện 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV nêu vấn đề: nếu trong xã hội, trong một tập thể, ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình không quan tâm đến lợi ích tập thể, đến người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của họ có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề ấy.  Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc (5 phút) HS đọc truyện ở SGK/3, 4 Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? chọn người chỉ căn cứ vào thực lực của người đó, như vậy ông là người công bằng, không thiên vị, xuất phát từ lợi ích chung. Điều mong muốn của Bác Hồ là gì? Điều mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: trong công việc, Bác luôn công bằng, không thiên vị; Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích bản thân. Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ có chung một đức tính gì?  chí công vô tư  Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (10 phút) GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh hơn (rèn kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư) Chia lớp thành 2 đội tìm biểu hiện của chí công vô tư và trái với chí công vô tư. GV gợi ý để HS cho ví dụ về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay (rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư, về ý nghĩa của chí công vô tư đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, về vấn đề chống tham nhũng hiện nay) Em hãy kể những tấm gương mà em biết trên mặt trận phòng chống tham nhũng hiện nay?. Nội dung bài học I. Đặt vấn đề 1. Tô Hiến Thành - Một tấm gương về chí công vô tư. 2. Điều mong muốn của Bác Hồ. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Biểu hiện Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. 3. Ý nghĩa - Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. - Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước..

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Hoạt động 4: Nội dung bài học (15 phút) Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học Thế nào là chí công vô tư ? Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân Biểu hiện của chí công vô tư? công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. Chí công vô tư có ý nghĩa gì trong cuộc sống?  người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng; đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước. 4.4. Tổng kết (5 phút) GV cho HS đóng vai tình huống a, bài tập 3 SGK/ 6 (rèn kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư) 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 5, 6  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 2: TỰ CHỦ - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/6, 7 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tấm gương thể hiện tính tự chủ. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tuần 2 - Tiết 2 Ngày dạy: 07/9/2016 Bài 2. TỰ CHỦ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: Biểu hiện của người có tính tự chủ. - HS hiểu: + Thế nào là tự chủ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Vì sao con người cần phải biết tự chủ. 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ); kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè; kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân; kĩ năng kiểm soát cảm xúc. - HS thực hiện thành thạo: Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. 1.3. Thái độ Thói quen: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là tự chủ. - Biểu hiện của người có tính tự chủ. - Vì sao con người cần phải biết tự chủ. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Câu chuyện, tình huống thể hiện tự chủ. 3.2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/6, 7 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tấm gương thể hiện tính tự chủ. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của chí công vô tư? (10 đ)  Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. Trước một xã hội đầy cám dỗ như hiện nay, để giữ mình, theo em mỗi chúng ta cần phải có thêm đức tính nào? (10 đ)  tính tự chủ 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV giới thiệu tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc I. Đặt vấn đề 1. Một người mẹ Ký, là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số 2. Chuyện của N phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (5 phút) HS đọc truyện SGK/ 6, 7 Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm là gì? Bà đã làm gì trước nỗi đau đó? Việc làm của bà nói lên điều gì? con trai bà nghiện ma túy và bị nhiễm HIV/AIDS; bà đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con, vận động các gia đình có con như con mình phải chăm sóc cho các bệnh nhân ấy; bà là người bản lĩnh, tự chủ.  Vì sao N có kết cuộc xấu như vậy?  N đã không đủ bản lĩnh để vượt qua những cám dỗ tầm thường và từ đó N trượt dài trong tội lỗi. Qua 2 câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho mình? trong cuộc sống phải có bản lĩnh nói không với cái xấu. Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử sự như thế nào?  trước tiên em sẽ khuyên bạn, nếu không có kết quả em sẽ báo cho GVCN, cha mẹ bạn biết để có biện pháp giúp bạn tiến bộ.  Hoạt động 2: Nội dung bài học (20 phút) Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học.  Thế nào là tự chủ?  Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân.  Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau (rèn kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ; kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè; kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân; kĩ năng kiểm soát cảm xúc) a. Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học. b. Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra. c. Chăm sóc người nhà bị ốm trong bệnh viện. d. Bị bạn bè nghi oan. e. Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của mình. f. Tiếp thu ý kiến phê bình của thầy cô giáo. Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ: a. Tính bộc phát trong giải quyết công việc.. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. 2. Biểu hiện Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi có khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,… 3. Vì sao con người cần phải biết tự chủ? Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b. Thiếu cân nhắc, chín chắn. c. Nổi nóng cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý. d. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn. e. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng. f. Nói tục, chửi bậy, xử sự thiếu văn hóa.  Biểu hiện của tính tự chủ là gì?  Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi có khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,… Tính tự chủ có tác dụng gì trong cuộc sống?  Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.. 4.4. Tổng kết (5 phút) Ngày nay trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao? Nêu ví dụ minh họa.  tính tự chủ luôn cần thiết trong mọi thời đại, vì muốn thành công con người cần có bản lĩnh, ví dụ: trong kinh doanh, sản xuất nếu chỉ hám lợi (không bản lĩnh trước cám dỗ của đồng tiền) sẽ dẫn đến vi phạm đạo đức và pháp luật – làm hàng dỏm, buôn lậu,… 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/8 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện nói về tính tự chủ.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/9, 10 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về dân chủ và kỉ luật. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tuần 3 - Tiết 3 Ngày dạy: 14/9/2016 Bài 3. DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức HS hiểu: - Thế nào là dân chủ, kỉ luật - Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể. - Các kĩ năng sống: kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi, việc làm thiếu dân chủ hoặc vô kỉ luật ở nhà trường và cộng đồng địa phương); kĩ năng trình bày suy nghĩ về dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. 1.3. Thái độ Thói quen: Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là dân chủ, kỉ luật - Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Câu chuyện, tình huống theo chủ đề bài học. 3.2. Học sinh.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/9, 10 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về dân chủ và kỉ luật. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Tự chủ là gì? Nêu biểu hiện của tự chủ? (10 đ) Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. Biểu hiện: Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi có khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực;… Để bảo đảm công khai, minh bạch mọi vấn đề trong xã hội, theo em chúng ta cần phải thực hiện tốt điều gì? (10 đ)  dân chủ và kỉ luật 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV đưa ra tình huống bầu cán bộ lớp đầu năm để dẫn HS vào bài mới. I. Đặt vấn đề  Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề (5 phút) SGK/9, 10 HS đọc các tình huống SGK/9, 10. Tìm những chi tiết thể hiện tính dân chủ và kỉ luật của lớp 9A?  họp bàn xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, đề II. Nội dung bài học xuất các biện pháp thực hiện, tự nguyện tham gia,… 1. Khái niệm Việc làm của ông giám đốc thể hiện ông là người - Dân chủ là mọi người được làm như thế nào? chủ công việc của tập thể và xã hội,  ông giám đốc là người độc đoán, chuyên quyền. mọi người phải được biết, được cùng Từ các nhận xét trên em rút ra được bài học gì cho tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, bản thân? (rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ về dân giám sát những công việc chung của chủ, kỉ luật và mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ tập thể và xã hội có liên quan đến mọi luật) người, đến cộng đồng và đất nước.  muốn phát huy được sức mạnh của tập thể thì phải - Kỉ luật là những qui định chung của đảm bảo quyền tự do dân chủ cho mọi người và đảm cộng đồng, của một tổ chức xã hội, bảo kỉ luật. nhằm tạo ra sự thống nhất hành động.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>  Hoạt động 3: Nội dung bài học (15 phút) để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. * Tổ chức thảo luận nhóm đôi: 2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ Thế nào là dân chủ? Nêu ví dụ. Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của luật - Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được dân chủ được thực hiện có hiệu quả. cùng tham gia bàn bạc, góp phần - Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. thực hiện, giám sát những công việc chung của tập 3. Ý nghĩa thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận đồng và đất nước. Ví dụ: đóng góp ý kiến xây dựng tập thể, cử tri chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể. HĐND,… - Tạo điều kiện để xây dựng mối Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ.  Kỉ luật là những qui định chung của cộng đồng, quan hệ xã hội tốt đẹp - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công học tập, lao động, hoạt động xã hội. việc vì mục tiêu chung. Ví dụ: đi học đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép, bảo đảm kĩ thuật an toàn lao động,… Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ, kỉ luật ?  nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. Chúng ta cần rèn luyện đức tính dân chủ và kỉ luật như thế nào?  mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật; cán bộ và các tổ chức xã hội phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ; HS phải vâng lời cha mẹ, thầy cô, thực hiện tốt nội quy trường lớp,…  Hoạt động 4: Liên hệ thực tế (5 phút) GV cho HS chơi trò Ai nhanh hơn (rèn kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi, việc làm thiếu dân chủ hoặc vô kỉ luật ở nhà trường và cộng đồng địa phương) Đội A: Tìm những biểu hiện thiếu dân chủ ở HS? bạn sai nhưng không dám góp ý cho bạn; thầy cô không lắng nghe ý kiến của HS;… Đội B: Tìm những biểu hiện thiếu tính kỉ luật ở HS?  HS trốn học, làm việc riêng trong giờ học, HS đi dép lê đến lớp,… 4.4. Tổng kết (5 phút) Hành vi nào sau đây có dân chủ: a. Bàn bạc góp ý kiến xây dựng tập thể lớp. b. Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu Quốc hội..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> c. Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương.  Cả 3 ý trên. Em cho biết ý kiến đúng: a. Nhà trường cần phát huy dân chủ cho học sinh. b. Dân chủ nhưng cần phải có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp, trường.  Cả 2 ý kiến trên. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/11  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH. - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/12. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu về hòa bình, chiến tranh. - Tìm hiểu về những hậu quả do chiến tranh để lại ở Việt Nam. - Phân biệt: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần 4 – Tiết 4 Ngày dạy: 21/9/2016 Bài 4. BẢO VỆ HÒA BÌNH 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình. + Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. + Các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. - HS hiểu: Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. - Rèn các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của hòa bình); kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày; kĩ năng tư duy phê phán (biết ủng hộ những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa); kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. 1.3. Thái độ Tính cách: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. - Vì sao phải bảo vệ hoà bình. - Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình - Các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Các tin tức thời sự về đề tài bảo vệ hòa bình. 3.2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 12. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu về hòa bình, chiến tranh. - Tìm hiểu về những hậu quả do chiến tranh để lại ở Việt Nam. - Phân biệt: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ? (7 đ) - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. Ví dụ: góp ý xây dựng trường lớp. - Kỉ luật là những qui định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. Ví dụ: thực hiện tốt nội quy nhà trường. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật? (3 đ) a. Ao có bờ, sông có bến. b. Ăn có chừng, chơi có độ. c. Nước có vua, chùa có bụt. d. Đất có lề, quê có thói. e. Tiên học lễ, hậu học văn.  Đáp án: a, b, c, d. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề (5 phút) I. Đặt vấn đề HS đọc thông tin ở SGK / 12, 13. Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh? Sự tàn khốc của chiến tranh, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh để bảo vệ hòa bình. Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người?  thế chiến thứ nhất: 10 triệu người chết; thế chiến thứ hai: 60 triệu người chết… II. Nội dung bài học Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh?  Hòa bình: Đem lại cuộc sống bình yên, tự do, 1. Khái niệm - Hòa bình là tình trạng không có chiến nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chiến tranh: Gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan dốt; thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá, là hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con thảm họa của nhân loại. GV liên hệ thực tế thảm họa do chiến tranh để lại người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. ở Việt Nam. - Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để  Hoạt động 2: Nội dung bài học (23 phút) bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học. là dùng thương lượng, đàm phán để giải Hòa bình là gì?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> l à tình trạng không có chiến tranh hay xung đột quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. 2. Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? giữa con người với con người, là khát vọng của Cần phải bảo vệ hòa bình vì: toàn nhân loại. - Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, Thế nào là bảo vệ hòa bình? hạnh phúc, bình yên cho con người còn làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã chiến tranh chỉ đem lại đau thương, tang hội bình yên; là dùng thương lượng, đàm phán để tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân gia đình li tán,... tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến - Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ tranh hay xung đột vũ trang trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi Hãy phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chiến trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều tranh chính nghĩa? quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.  Chính nghĩa: là chiến tranh chống xâm lược, bảo 3. Ý nghĩa vệ độc lập, tự do, bảo vệ hòa bình. Bảo vệ hòa bình sẽ tạo điều kiện tăng  Phi nghĩa: đi gây chiến tranh, giết người, cướp cường hoạt động hợp tác giữa các quốc gia của, xâm lược nước khác, phá hoại hòa bình. Nhân loại nói chung, dân tộc ta nói riêng phải trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân; hoạt động làm gì để bảo vệ hòa bình? xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thiết gìn giữ hòa bình ở Trung Đông;… 4. Biểu hiện của sống hòa bình trong lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giũa sinh hoạt hàng ngày các dân tộc, quốc gia trên thế giới. GV liên hệ thực tế của HS ở lớp, ở trường: Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị không đánh nhau, phải biết yêu thương nhau, của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với đoàn kết với nhau… mình; biết dùng thương lượng để giải Gọi HS đọc nội dung tham khảo SGK/15. GV diễn giải: Dân tộc ta là dân tộc yêu chuộng quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hòa bình, vì đã chịu đựng quá nhiều đau thương, hoa, những điểm mạnh của người khác; mất mát do chiến tranh, vì vậy nhân dân ta càng sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn thấu hiểu giá trị của hòa bình. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải có trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;… hành động gì để bảo vệ hòa bình? biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của người khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;… HS tự liên hệ trả lời. 4.4. Tổng kết (5 phút) Hoạt động nào sau đây bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh: a. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> b. Giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau. c. Quan hệ tổ chức thân thiện, tôn trọng giữa người với người. cả 3 hoạt động trên. Em có đồng ý với các nhận định sau đây không: a. Trong vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. b. Có chiến tranh cục bộ. c. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo. d. Hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế hiện nay. tất cả những nhận định trên đều là xu thế chung của thế giới hiện nay. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/16.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI. - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/17. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Tìm hiểu về sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tuần 5 – Tiết 5 Ngày dạy: 26/9/2016 Bài 5. TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức HS hiểu - Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: + Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. + Rèn các kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị; kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán các thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp với tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc); kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân Việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới. - HS thực hiện thành thạo: Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 1.3. Thái độ Thói quen: Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, mẩu chuyện, tài liệu tham khảo. 3.2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 17. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Tìm hiểu về sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Hòa bình là gì? Hãy nêu một số biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày? (10 đ) Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. Biểu hiện: Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của người khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;… Để bảo vệ hòa bình, theo em giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần phải làm gì?  xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV nêu một ví dụ về tình hữu nghị để dẫn HS vào bài  Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề (5 phút) HS đọc nội dung đặt vấn đề SGK /17 Qua ảnh và số liệu cho thấy Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hợp tác như thế nào? quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.  Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (10 phút) * Thảo luận nhóm: Nhóm 1, 3, 5: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Nêu ví dụ.  Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: quan hệ Việt – Trung Quốc; Việt – Lào, Việt – Nhật… Nhóm 2, 4, 6: Ý nghĩa của tình hữu nghị hợp tác, ví dụ minh họa?  hữu nghị hợp tác giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh…  Hoạt động 4: Liên hệ thực tế (10 phút) Học sinh cần phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị trong khi gặp gỡ, tiếp xúc với người nước ngoài? (Rèn kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị) tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa truyền thống khác của họ; vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với người khác; giúp đỡ họ tùy theo khả năng của bản thân,… Em đã tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị nào? (Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân Việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới) quyên góp, ủng hộ nhân dân và trẻ em các vùng bị thiên tai, hoạt động giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế qua cuộc thi viết thư UPU,... 4.4. Tổng kết (5 phút). Nội dung bài học I. Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. 2. Ý nghĩa Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Học sinh đóng vai với tình huống: Một bạn học sinh gặp người khách du lịch nước ngoài hỏi thăm đường. (Rèn kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị) 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK /19.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 20. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới. - Tìm hiểu những thành tựu mà nước ta đã đạt được qua hợp tác. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tuần 6 – Tiết 6 Ngày dạy: 03/10/2016 Bài 6. HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức (tích hợp nội dung GDBVMT) - HS biết: Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. - HS hiểu: + Thế nào là hợp tác cùng phát triển. + Vì sao phải hợp tác quốc tế. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân. - Rèn các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị (biết xác định giá trị của sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc); kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm thiếu hợp tác; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa nước ta với các nước khác trên thế giới; kĩ năng hợp tác (biết hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung của lớp, của trường, của gia đình và cộng đồng).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1.3. Thái độ Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là hợp tác cùng phát triển. - Vì sao phải hợp tác quốc tế. - Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, mẩu chuyện theo chủ đề bài học. 3.2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 20. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới. - Tìm hiểu những thành tựu mà nước ta đã đạt được qua hợp tác. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Vì sao ta cần phải có tình hữu nghị với các nước trên thế giới? (7 đ)  Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.  Em đồng ý với hành vi nào sau đây? (3 đ) a. Chăm chỉ học tập tốt môn ngoại ngữ. b. tích cực tham gia hoạt động giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài. c.Tham gia thi vẽ tranh vì hòa bình. d. Chia sẻ với nạn nhân chất độc màu da cam. e. Thiếu lịch sự, không khiêm tốn với người nước ngoài.  em đồng ý với các hành vi: a, b, c, d. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV dựa vào các sự kiện nóng bỏng trên thế giới xảy ra hàng ngày để dẫn dắt HS vào bài mới. I. Đặt vấn đề  Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề (10 phút) HS đọc nội dung đặt vấn đề ở SGK/20 Nêu ý nghĩa của từng ảnh. Qua thông tin và ảnh trên, em rút ra được bài học gì?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, hợp tác toàn diện thúc đẫy sự phát triển của đất nước. Nêu 1 số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước trên thế giới? Cầu Mĩ Thuận, nhà máy điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, khai thác dầu Vũng Tàu, bệnh viện Việt - Nhật… Ở địa phương em có những thành tựu nổi bật nào? Nhà máy đường Bourbon - Pháp, xí nghiệp bánh kẹo Malaysia, bệnh viện Đa khoa Tây Ninh (Nhật cho vay vốn 10 năm trả). Quan hệ hợp tác với các nước sẽ giúp chúng ta những điều kiện gì? Vốn, trình dộ quản lí, khoa học công nghệ. Bản thân em nhận thấy tác dụng của hợp tác với các nước trên thế giới như thế nào? hiểu biết của em rộng hơn, tiếp cận với trình độ KHKT của các nước, nhận biết được sự tiến bộ văn minh của nhân loại…  Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15 phút) Thế nào là hợp tác? Nguyên tắc của sự hợp tác là gì?  Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. Ý nghĩa của sự hợp tác đối với toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng? Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo,…); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Hợp tác quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Việt Nam hợp tác với quỹ bảo vệ động vật hoang dã, quỹ Hòa bình xanh,…) Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đối ngoại như thế nào? Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng, cùng có lợi; giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. 2. Vì sao phải hợp tác quốc tế (tích hợp nội dung GDBVMT) - Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo,…); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. - Hợp tác quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng, cùng có lợi. - Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. - Phản đối mọi âm mưu và hành.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. 4.4. Tổng kết (5 phút) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: a. Học tập là việc làm của từng người, phải tự cố gắng. b. Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn. c. Không nên ỷ lại vào người khác. d. Lịch sự, văn minh với khách nước ngoài. e. Dùng hàng ngoại tốt hơn hàng nội. đáp án: a, b, c, d. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/22, 23.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/23, 24 - Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học. - Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tuần 7- Tiết 7 Ngày dạy: 10/10/2016 Bài 7. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức (lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh) - HS biết: + Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - HS hiểu: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Rèn các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức. 1.3. Thái độ Thói quen: Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Bảng phụ, tình huống, mẩu chuyện. 3.2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/23, 24 - Tìm hiểu nội dung bài học - Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học. - Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Hợp tác là gì? Nguyên tắc của hợp tác? (8 đ)  Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. Kể những việc làm thể hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường? (2 đ) Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, tham gia thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường, đầu tư của các nước phát triển cho việc bảo vệ rừng, tài nguyên; đầu tư của các tổ chức nước ngoài về vấn đề nước sạch cho người nghèo. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV cho HS bắt giọng cho HS hát một làn điệu dân ca các I. Đặt vấn đề em đã được học để dẫn HS vào bài mới. II. Nội dung bài học  Hoạt động 2: Tìm hiểu đặt vấn đề (10 phút) 1. Truyền thống tốt đẹp của HS đọc nội dung đặt vấn đề ở SGK / 23, 24. Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời dân tộc là gì? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói của Bác Hồ? Đó là biểu hiện của truyền thống gì?  Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử còn giữ mãi đến ngày nay lâu dài của dân tộc, được truyền Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cũ với thầy từ thế hệ này sang thế hệ khác. giáo Chu Văn An? Đó là biểu hiện của truyền thống gì? Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo dù mình là ai, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo 2. Một số truyền thống tốt đẹp Qua 2 câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì? cần phải phát huy truyền thống yêu nước, rèn luyện những của dân tộc ta Yêu nước, bất khuất chống đức tính như học trò của cụ Chu Văn An. giặc ngoại xâm., đoàn kết, nhân  Hoạt động 3: Liên hệ thực tế, tìm hiểu nội dung bài.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> học (15 phút) nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì? tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; các truyền thống về văn hóa, về nghệ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thuật. thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. * GV diễn giải: giá trị tinh thần là tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp. GV lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh –Tấm gương kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ: Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như: yêu quê hương đất nước, nhân ái, khoan dung, nhân nghĩa, cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, giữ chữ tín, liêm khiết, chí công vô tư, khiêm tốn… mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo dức dân tôc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người noi theo. * Tổ chức đóng vai: . Tình huống 1: Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu? . Tình huống 2: Một học sinh không thuộc bài, còn vô lễ với cô giáo. Hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết?  Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm., đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật. 4.4. Tổng kết (5 phút) Những câu tục ngữ sau đây nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? a. Uống nước nhớ nguồn. b. Tôn sư trọng đạo. c. Con chim có tổ, con người có tông. d. Lời chào cao hơn mâm cỗ. e. Nuôi lợn ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng. f. Cả bè hơn cây nứa. a, c-biết ơn; b-tôn sư trọng đạo; d-lễ độ; e-cần cù, yêu lao động; f-đoàn kết. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 3 SGK/26  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tt)..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Tìm hiểu những phong tục, tập quán lạc hậu trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 5. PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tuần 8- Tiết 8.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngày dạy: 17/10/2016 Bài 7. KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (tt) 1.1. Kiến thức (lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh) - HS biết: + Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - HS hiểu: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Rèn các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước; kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc do nhà trường, địa phương tổ chức. 1.3. Thái độ Thói quen: Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Bảng phụ, tình huống, mẩu chuyện. 3.2. Học sinh - Tìm hiểu những phong tục, tập quán lạc hậu trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? (8 đ)  Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hãy kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết? (2 đ) Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút)  Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (25 phút) GV trực quan bài tập trắc nghiệm.  Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: a. Thích trang phục truyền thống Việt Nam. b. Yêu thích nghệ thuật dân tộc. c. Tìm hiểu văn học dân gian. d. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. e. Theo mẹ đi xem bói. f. Thích nghe nhạc cổ điển. g. Quần bó, áo chẽn, tóc nhuộm vàng là mốt.  Đáp án: a, b, c, d, f. GV diễn giải: Bên cạnh những truyền thống mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực như: xem bói, tục le ma chay, cưới xin, lễ hội lãng phí, ghi số đề… * Thảo luận nhóm (5 phút) Nhóm 1, 3, 5: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa phong tục và hủ tục.  Phong tục là những truyền thống tốt đẹp, thể hiện sự lành mạnh: thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội cần phát huy; Hủ tục là truyền thống không tốt, lạc hậu, cần bài trừ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép, tảo hôn… Nhóm 2, 4, 6: Em hiểu thế nào là kế thừa và phát. II. Nội dung bài học 3. Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn. - Cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. 4. Những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước; giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật, các lễ hội, trang phục, món ăn truyền thống,….

<span class='text_page_counter'>(27)</span> huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?  Trân trọng, bảo vệ, phát triển, làm tốt hơn, tìm hiểu học tập. GV diễn giải: Kế thừa và phát huy cần phải có nguyên tắc, đó là chọn lọc, tránh và loại bỏ những cái hủ tục, chạy theo cái lạ, kệch cỡm, phủ nhận quá khứ… vd: nhuộm tóc vàng, vuốt keo dựng đứng, quần áo dán hình nhăng nhít,... Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?  Sưu tầm, tìm hiểu và tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước; giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật, các lễ hội, trang phục, món ăn truyền thống,… GV chốt lại để HS nắm được: - Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật…. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân. - Mỗi dân tộc muốn phát triển cần có sự giao lưu với các dân tộc khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc… Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao luư rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống,bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc - Đối với cá nhân: kế thừa phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập với cộng đồng dân tộc Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4.4. Tổng kết (5 phút) GV cho HS chơi trò chơi “tiếp sức” Chia lớp ra 2 đội: Thi hát những làn điệu dân ca của quê hương và mọi miền đất nước. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 4, 5 SGK/25, 26  Đối với bài học ở tiết tiếp theo - Ôn tập từ bài 1- 7 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………........ Tuần 9 - Tiết 9 Ngày dạy: 26/10/2016. KIỂM TRA 1 TIẾT 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức Qua bài kiểm tra đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh, củng cố lại những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 7. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp. 1.2. Kĩ năng Rèn cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế. 1.3. Thái độ Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung kiểm tra Tự chủ Dân chủ và kỉ luật Bảo vệ hòa bình. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp. Nhận biết HS biết tự chủ là gì và cho được ví dụ HS biết thế nào là dân chủ và cho được ví dụ. Thông hiểu. Vận dụng. HS nêu được những biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày HS nêu được 3 câu ca dao, tục. Sáng tạo.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> của dân tộc. ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.. Hợp tác cùng phát triển. Tổng số câu: 5 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100%. Số câu: 2 Số điểm: 3 30%. Số câu: 1 Số điểm: 3 30%. Số câu: 1 Số điểm: 3 30%. HS nêu được một số công trình là thành quả của quan hệ hợp tác với các nước khác ở Tây Ninh Số câu: 1 Số điểm: 1 10%.  Kiểm diện HS 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 3. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Tự chủ là gì? Cho ví dụ? (1 đ) Câu 2: Dân chủ là gì? Cho ví dụ? (2 đ) Câu 3: Hãy nêu những biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày? (3 đ) Câu 4: Em hãy viết 3 câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? (3 đ) Câu 5: Hãy nêu một số công trình là thành quả của quan hệ hợp tác với các nước khác ở Tây Ninh? (1 đ) 4. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Câu 1 Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình 0,5 đ cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. Ví dụ: luôn học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ - không ham chơi; không 0,5 đ trộm cắp….

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Câu 2.  Dân chủ Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, 1 đ mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. 1đ  Ví dụ: bầu cử, ứng cử vào HĐND các cấp, góp ý xây dựng lớp. Câu 3.  Những biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa, 3 đ những điểm mạnh của người khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;…. Câu 4. - Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh 3đ - Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy - Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần .... Nhà máy đường Bourbon - Pháp (nay là nhà máy đường Thành Thành 1đ Công - TTCS), bệnh viện Đa khoa Tây Ninh (Nhật cho vay vốn 10 năm trả), nhà máy đường Cu-ba (Nước Trong),.... Câu 5. 5. KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM LỚP. Số HS. Giỏi. TL. Khá. TL. TB. TL. Yếu. TL. Kém. TL. TB trở lên. 9A1 9A2 9A3 9A4 9A5 Cộng - Ưu điểm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. TL.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Hướng khắc phục: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tuần 10 - Tiết 10 Ngày dạy: 02/11/2016 Bài 8. NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là năng động, sáng tạo. + Cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo. - HS hiểu: ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện đươc: Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. 1.3. Thái độ - Thói quen: Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. - Tính cách: Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Thế nào là năng động, sáng tạo..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, mẩu chuyện về năng động, sáng tạo. 3.2. Học sinh Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Trả và sửa bài kiểm tra cho HS. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút) GV nêu vấn đề: Trong thực tế, con người nếu chỉ lao động một cách cần cù thôi thì chưa đủ, mà cần phải biết sáng tạo nữa. Sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề ấy. Hoạt động 2: Phân tích nội dung đặt vấn đề (15 phút) HS đọc nội dung đặt vấn đề SGK/27. I. Đặt vấn đề * Thảo luận nhóm: 1. Nhà bác học Ê-đi-xơn Nhóm 1, 3: Tìm những biểu hiện của tính năng 2. Lê Thái Hoàng- một học sinh năng động, sáng tạo ở Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng? động, sáng tạo. Ê-đi-xơn nghĩ ra cách hội tụ ánh sáng: để tấm gương xung quanh giường mẹ và điều chỉnh đèn, nến. Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn, tìm đề toán quốc tế dịch ra tiếng Việt, kiên trì làm toán Nhóm 2, 5: Sự năng động, sáng tạo đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng? Ê-đi-xơn cứu được mẹ và trở thành nhà phát minh vĩ đại; Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng, huy II. Nội dung bài học chương vàng Nhóm 4, 6: Em học tập được điều gì qua Ê-đi-xơn 1. Khái niệm - Năng động là tích cực, chủ động, và Lê Thái Hoàng? Học tập đức tính năng động, sáng tạo: suy nghĩ tìm dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm ra giải pháp tốt, kiên trì, vượt khó, quyết tâm cao..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> GV chia nhóm, quy định thời gian thảo luận. tòi để tạo ra những giá trị mới, cách giải Thảo luận xong các nhóm cử đại diện trình bày kết quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc quả. vào những cái đã có. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (5 phút) Hãy tìm những hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo? Chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới  Những hành vi nào trái với năng động sáng tạo? thụ động, do dự, bảo thủ, trì trệ, né tránh, bằng lòng với thực tại. Hoạt động 4: Nội dung bài học (5 phút) Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học  Thế nào là năng động, sáng tạo?  Những câu tục ngữ nào sau đây thể hiện sự năng động, sáng tạo? a. Cái khó ló cái khôn. b. Học một biết mười. c. Mạnh dùng sức, yếu dùng chước. d. Há miệng chờ sung. e. Siêng làm thì có, siêng học thì hay.  a, b, c 4.4. Tổng kết (5 phút) Năng động là gì? Sáng tạo là gì? Nêu ví dụ. - Năng động: tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo: say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới, cách giải quyết mới. GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/ 29, 30  đáp án: b, đ, e, h. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 3, 4, 5 SGK/30 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ về năng động, sáng tạo.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (tt). - Tìm ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. - Cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………........ Tuần 11 - Tiết 11 Ngày dạy: 09/11/2016 Bài 8. N ĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là năng động, sáng tạo. + Cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo. - HS hiểu: ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. 1.3. Thái độ - Thói quen: Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. - Tính cách: Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. - Cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, mẩu chuyện về năng động, sáng tạo. 3.2. Học sinh Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:.................................................................................

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Thế nào là năng động, sáng tạo? Cho ví dụ? (10 đ)  Năng động: tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. Sáng tạo: say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới, cách giải quyết mới. Ví dụ: tự học và tìm ra cách học từ vựng môn tiếng Anh đơn giản, hiệu quả; lai tạo ra giống cây trồng mới chất lượng tốt,… Câu 2: Để trở thành người năng động, sáng tạo, theo em chúng ta cần có đức tính gì? (10 đ)  siêng năng, kiên trì. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) II. Nội dung bài học GV đưa ra một tình huống để vào bài 1. Khái niệm Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học (25 2. Ý nghĩa của năng động, sáng tạo phút) Năng động, sáng tạo giúp con người có thể GV dùng kĩ thuật động não để rèn kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, hành vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được vi, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã lao động, rèn luyện. Tìm những biểu hiện trái với năng động, sáng hội. 3. Cần làm gì để trở thành người năng tạo?  bảo thủ – luôn cho là mình đúng, chỉ làm động, sáng tao? - Để trở thành người năng động, sáng tạo theo những gì thầy cô dạy, chỉ làm cho xong cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. việc,… - Học sinh phải có ý thức học tập tốt, có Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp trong học tập, lao động và cuộc sống?  vượt khó học tốt, thành công trong công việc, dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. Năng động, sáng tạo = thành công. cuộc sống thực tế. GV có thể dẫn chứng bằng câu danh ngôn: ”Thiên tài = 1% trí thông minh + 99% sự say mê sáng tạo” Chúng ta cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào? siêng năng trong học tập, lao động, rèn luyện vì chính trong quá trình làm việc ta mới phát hiện ra những điều mới mẻ. 4.4. Tổng kết (5 phút) GV hướng dẫn cho HS làm bài tập * Bài 1, SGK/ 29, 30: - Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo là: b, đ, e, h. - Hành vi không năng động, sáng tạo là: a, c, d, g..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> * Bài 6 SGK/ 31: - Khó khăn học sinh thường gặp: học kém văn, toán, anh văn…… - Cần sự giúp đỡ của các bạn học giỏi các môn. Cụ thể: phương pháp của bạn học như thế nào? Cần sự giúp đỡ của thầy cô giáo,… - Với sự nỗ lực của cá nhân, sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, em đã có tiến bộ các môn trên. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 3, 4 SGK/ 30 - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, gương tốt có liên quan đến bài học.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ. - Đọc và tìm hiểu: Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung. - Tìm những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………........

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tuần 12 - Tiết 12 Ngày dạy: 16/11/2016 Bài 9. LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - HS hiểu: + Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. + Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện thành thạo: Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân. 1.3. Thái độ Thói quen: Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, gương tốt. 3.2. Học sinh - Đọc và tìm hiểu: chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung. - Tìm những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Năng động, sáng tạo có ý nghĩa gì trong cuộc sống? (7 đ)  Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội. Câu 2: Cần rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động, sáng tạo? (3 đ) Để trở thành người năng động, sáng tạo cần rèn luyện tính siêng năng, kiên trì; tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Câu 3: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhà sản xuất cần phải làm gì? (10 đ)  làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV giới thiệu “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy I. Đặt vấn đề để dẫn HS vào bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề (10 Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung phút) Học sinh đọc truyện Em có nhận xét gì về việc làm của giáo sư Lê Thế Trung?  ông là người luôn say mê tìm tòi, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. tốt nghiệp lớp y tá, học lên cao hơn, nghiên cứu tìm da ếch thay thế da người trong điều trị bỏng. Em học tập được gì ở giáo sư Lê thế Trung?  em học tập tinh thần, ý chí vươn lên của giáo sư; tinh thần học tập và say mê nghiên cứu khoa học của ông là tấm gương sáng để em noi theo và phấn đấu. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (5 phút) GV cho HS thảo luận nhóm để rèn các kĩ năng tư duy sáng tạo; tư duy phê phán; tìm kiếm và xử lí thông tin; ra quyết định và giải quyết vấn đề. Nhóm 1, 3: Cho những ví dụ về cách làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong các lĩnh vực: gia II. Nội dung bài học 1. Khái niệm đình, nhà trường, lao động? Làm việc có năng suất, chất lượng,  sắp xếp thời gian hợp lý để giải quyết được nhiều công việc; có phương pháp học tập tốt nên học giỏi; hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm luôn cải tiến, ứng dụng KHKT vào sản xuất nên sản tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. phẩm làm ra ngày càng nhiều, chất lượng tốt. Nhóm 2, 5: Nếu làm việc chỉ chú trọng đến năng suất không chú trọng chất lượng, hiệu quả sẽ có tác hại như thế nào? Hãy chứng minh? Nếu làm việc chỉ chú trọng đến năng suất không chú 2. Ý nghĩa trọng chất lượng, hiệu quả sẽ gây Làm việc có năng suất, chất lượng, ra tác hại cho con người, môi trường và xã hội. Ví dụ: nếu trong giảng dạy, GV chỉ chạy theo hình hiệu quả giúp nâng cao chất lượng thức, điểm số mà không căn cứ vào thực chất sức cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã học của HS thì HS sẽ học vẹt, xa rời thực tiễn, ảnh hội bởi vì: Tạo ra được nhiều sản.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục; nếu phẩm tốt, có chất lượng trong một công nhân chỉ vì số lượng mà làm bừa, làm ẩu thì thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế – sẽ tạo ra những sản phẩm xấu, chất lượng kém, xã hội phát triển, đời sống vật chất và không tiêu thụ được; nếu nông dân chỉ vì năng tinh thần của người dân được nâng suất, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định cao. Đồng thời, bản thân người lao thì sẽ gây tác hại cho con người… động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì Nhóm 4, 6: Hãy nêu những hiện tượng cần phê phán thành quả lao động của mình và họ sẽ để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả? có thu nhập cao, nâng cao chất lượng  lười lao động, lười học tập, học đối phó, học thụ cuộc sống gia đình. 3. Các yếu tố cần thiết để làm việc động. Tìm hiểu những tấm gương tốt về làm việc có năng có năng suất, chất lượng, hiệu quả Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn suất, chất lượng, hiệu quả. Sau khi HS nêu gương tốt, GV có thể kể tấm gương luyện sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng thầy giáo Trần Tuấn Anh (TP. Hồ Chí Minh) động, sáng tạo. Hoạt động 3: Nội dung bài học (10 phút) Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?  Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? tay nghề cao, sức khỏe, có kỉ luật lao động, lao động tự giác, năng động, sáng tạo… 4.4. Tổng kết (5 phút)  GV cho HS làm bài tập 1, SGK/ 33 Đáp án: c, đ, e.  GV cho HS sắm vai tình huống: Một giám đốc lãnh đạo nhà máy do kém cỏi nên để nhà máy bị phá sản. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 3, 4 SGK/33 - Sưu tầm những tấm gương tốt làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 10: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (2TIẾT) - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/34 - Tìm những tấm gương có lối sống tốt đẹp trong giai đoạn hiện nay. 5. PHỤ LỤC.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 13 - Tiết 13 Ngày dạy: 23/11/2016 Bài 10. LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là lí tưởng sống. + Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - HS hiểu: Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Xác định được lí tưởng sống cho bản thân. 1.3. Thái độ Thói quen: Có ý thức sống theo lí tưởng. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là lí tưởng sống? - Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng? 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, gương tốt. 3.2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/34 - Tìm những tấm gương có lối sống tốt đẹp trong giai đoạn hiện nay. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Các yếu tố cần thiết đối với người lao động trong giai đoạn hiện nay? (10 đ)  Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội bởi vì: Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Đồng thời, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo. Câu 2: Để thực hiện mục tiêu của đất nước: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" theo em chúng ta phải làm gì? (10 đ)  sống có mục đích, có lẽ sống cao đẹp 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV cho HS nghe bài hát Tự nguyện để dẫn HS vào bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề (10 phút) I. Đặt vấn đề Học sinh đọc nội dung đặt vấn đề SGK. * Hoạt động nhóm: Nhóm 1, 3: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì? Đã có hàng triệu người con ưu tú sẵn sàng hy sinh vì đất nước: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu… Lí tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc. Nhóm 2, 5: Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? Lí tưởng sống của họ là gì? Đã tham gia tích cực, năng động sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực như Nguyễn Việt Hùng, Lâm Xuân Nhật, Bùi Quang Trung… Lí tưởng sống của họ là: dân giàu, nước mạnh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhóm 4, 6: Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên qua 2 giai đoạn trên? Em học tập được điều gì?  Chúng em có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha ông đi trước. Em học tập ở họ tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc. Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác có ý kiến, nhận xét, bổ sung (nếu có). Hoạt động 3: Liên hệ thực tế để tìm ra khái niệm lí tưởng sống (10 phút) Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu.  Lý Tự Trọng: con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. * Nguyễn Văn Trỗi: anh ngã xuống trước họng súng kẻ thù, trước khi chết anh vẫn kịp hô: Hồ Chí Minh muôn năm! * Bác Hồ: cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là nước nhà độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.  Hãy tìm những câu nói, những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên Việt Nam. Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng năm 1946, Bác viết: Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. - Tại lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn, Bác chỉ rõ: “Đoàn thanh niên là cánh tay, là đội hậu bị của Đảng, là người dìu dắt các cháu nhi đồng”. - Bác khuyên thanh niên: “ Không có việc gì khó. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người. 2. Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng? - Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp. - Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”.  Tư tưởng của Bác đồng thời là lời dạy, là nhiệm vụ cho thanh niên thực hiện lí tưởng. Vậy theo em lí tưởng sống là gì? GV có thể đưa ra ví dụ: mẫu người đàn ông, phụ nữ lí tưởng để HS có thể tìm ra khái niệm.  Phân biệt lí tưởng sống cao đẹp với những mục đích sống tầm thường? học để phục vụ cho bản thân và xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh ≠ sống thực dụng, tầm thường. Hoạt động 4: Giải thích được lí do thanh niên cần sống có lí tưởng (5 phút) Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng?  Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp; người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng. 4.4. Tổng kết (5 phút) GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/35, 36. Đáp án: a, c, d, đ, e, i, k. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập: 2, 3, 4 SGK / 36  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị phần nội dung bài học còn lại: - Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? - Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu thể hiện lí tưởng sống cao cả. 5. PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Tuần 14 - Tiết 14 Ngày dạy: 30/11/2016 Bài 10. LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là lí tưởng sống. + Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. - HS hiểu: Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Xác định được lí tưởng sống cho bản thân. 1.3. Thái độ Thói quen: Có ý thức sống theo lí tưởng. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tình huống, gương tốt. 3.2. Học sinh - Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? - Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu thể hiện lí tưởng sống cao cả..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Lí tưởng sống là gì? Hãy cho biết lí tưởng sống của em? (10 đ)  Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người. Em mong muốn sau này sẽ có một công việc ổn định để tự nuôi sống mình, góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội. Câu 2: Em hãy nêu một gương điển hình sống có lí tưởng cao đẹp trong xã hội ta hiện nay? (10 đ) chị Hướng Dương sau một tai nạn trở thành người tàn tật, phải ngồi xe lăn nhưng chị đã thành lập thư viện sách nói cho người mù - đem lại ánh sáng tri thức cho họ. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) II. Nội dung bài học GV giới thiệu từ bài cũ sang bài mới Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu nội dung bài học 1. Thế nào là lí tưởng sống? 2. Vì sao thanh niên cần sống có lí (10 phút) tưởng? * Hoạt động nhóm: Nhóm 1, 3: Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng 3. Lí tưởng sống của thanh niên Việt sống? Con người nếu thiếu lí tưởng sống hoặc xác Nam hiện nay Lí tưởng sống của thanh niên Việt định mục đích sống không đúng sẽ có hại như thế Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục nào? Nêu ví dụ minh họa. tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc VD: hs lười học, ỷ lại, đua đòi ăn chơi…… Nhóm 2, 5: Ngày nay thanh niên phải xác định lí lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân tưởng sống như thế nào? Hãy nêu những việc làm chủ, công bằng, văn minh. Trước mắt là biểu hiện lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định ngày nay. Nhóm 4, 6: Học sinh phải rèn luyện như thế nào hướng xã hội chủ nghĩa. để thực hiện lí tưởng sống của mình? Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác có ý kiến, nhận xét, bổ sung (nếu có). Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (15 phút) Em dự định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THCS? Vì sao?  em đi học nghề, học tiếp lên THPT,… GV: muốn thực hiện được điều đó, các em phải.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> rèn luyện kĩ năng, làm việc có kế hoạch và có đam mê theo đuổi dự định của mình… “thắng không kiêu, bại không nản”. * Đóng vai với tình huống: Bạn Nam tích cực tham gia diễn đàn chủ đề “Lí tưởng thanh niên học sinh ngày nay”, bạn Thắng cho rằng: Học sinh lớp 9 còn quá nhỏ để bàn về lí tưởng, nên bạn đã bỏ để đi chơi. Cho biết ý kiến của em về tình huống trên? Học sinh tự đặt lời thoại, phân vai diễn. 4.4. Tổng kết (5 phút) * GV trực quan bài tập trắc nghiệm: Em đồng ý với biện pháp thực hiện lí tưởng sống nào sau đây: 1. Biết sống vì người khác. 2. Quan tâm đến quyền lợi chung. 3. Tránh lối sống ích kỉ, vụ lợi. 4. Có ý chí, nghị lực. 5. Có quyết tâm cao. 6. Có kế hoạch, phương pháp. 7. Thực hiện đúng mực đích.  Tất cả các ý kiến trên đều đúng. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Sưu tầm gương thanh niên Việt Nam thực hiện lí tưởng sống cao đẹp.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Tìm hiểu những nội dung liên quan đến căn bệnh HIV/AIDS: con đường lây truyền, cách phòng tránh,…để tiết 15 ngoại khoá. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Tuần 15 - Tiết 15 Ngày dạy: 07/12/2016. NGOẠI KHÓA (HIV/AIDS) 1. MỤC TIÊU - Giúp học sinh nắm được vấn đề mang tính toàn cầu: phòng chống HIV/ AIDS. - Giáo dục các em sống lành mạnh, biết bảo vệ mình nhằm tránh lây nhiễm HIV/AIDS. - Giáo dục HS không kì thị, phân biệt đối xử, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - HIV/AIDS là gì? - Con đường lây truyền HIV/AIDS 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tài liệu tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS 3.2. Học sinh Tìm hiểu những nội dung liên quan đến căn bệnh HIV/AIDS: con đường lây truyền, cách phòng tránh,… - Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu thể hiện lí tưởng sống cao cả. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Em hãy cho biết lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? (10 đ)  Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV nêu một tình huống có vấn đề để dẫn HS vào bài. Hoạt động 2: Nội dung ngoại khóa (25’) GV cho HS thảo luận:  HIV/AIDS là gì? HIV lây truyền qua những con đường nào?  Bắt tay, tắm chung bể bơi, muỗi đốt người nhiễm HIV 1. HIV là gì? HIV là tên viết tắt (tiếng Anh) của vi có làm lây HIV ra cộng đồng? rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải GV cung cấp cho HS các địa chỉ sau: Nếu có nhu cầu xét nghiệm HIV thì có thể đến các địa ở người. chỉ sau: 1. Phòng Tư vấn sức khỏe cộng đồng - Trung tâm Y 2. Con đường lây truyền tế dự phòng tỉnh Địa chỉ: Đường 30/4, khu phố 4, Phường 3, TP Tây - Đường máu. - Đường tình dục. Ninh Điện thoại: 066.3815573 2. Phòng Tư vấn sức khỏe cộng đồng ở Trung tâm Y - Từ mẹ sang con (trong khi mang thai, trong khi sinh, sau khi sinh, nuôi tế Hòa Thành Địa chỉ: Ấp Long Thới, xã Long Thành Trung, huyện con bằng sữa mẹ) Hòa Thành, Tây Ninh Điện thoại: 066.3836275 3. Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng ở Trung tâm Y tế Trảng Bàng Địa chỉ: Quốc lộ 22, xã Lộc An, thị trấn Trảng Bàng Điện thoại : 066.3883844 4. Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng ở Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu Địa chỉ: Quốc lộ 22B, ấp Rạch Sơn, thị trấn Gò Dầu, Tây Ninh. Điện thoại: 066.33520191 4.4. Tổng kết (5 phút) Mỗi nhóm thực hiện 1 tình huống sắm vai theo chủ đề ngoại khóa 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút) Xem lại các bài đã học từ tiết 1 đến tiết 14 để ôn tập ở tiết 16 5. PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Tuần 16 - Tiết 16 Ngày dạy: 14/12/2016. ÔN TẬP HỌC KÌ I 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức Củng cố lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 10. 1.2. Kĩ năng Rèn kĩ năng theo chủ đề bài học. 1.3. Thái độ HS có ý thức tự rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Các bài 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Câu hỏi ôn tập 3.2. Học sinh Xem lại các bài đã học từ bài 1 đến bài 10 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng Lồng vào nội dung ôn tập. 4.3. Tiến trình bài học Câu hỏi ôn tập Nội dung cần đạt Câu 1: Từ kinh nghiệm của bản Câu 1: thân, em hãy cho biết vì sao con  Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử người cần sống tự chủ? Nêu 1 ví đúng đắn, có văn hóa; biết đứng vững trước những khó dụ để chứng minh? khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực - Ví dụ: trong kinh doanh, sản xuất nếu chỉ hám lợi (không bản lĩnh trước cám dỗ của đồng tiền) sẽ dẫn đến vi.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> phạm đạo đức và pháp luật – làm hàng dỏm, buôn lậu,… Câu 2: Chủ nhật, Nga được mẹ chở đi chơi. Qua cửa hàng điện thoại, em nằng nặc đòi mẹ mua cho chiếc điện thoại Iphone 7 làm mẹ rất bực, buổi đi chơi mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Nga. Em sẽ khuyên Nga như thế nào? Câu 3: Em hãy nêu những việc làm thiếu tính kỉ luật?. Câu 2:  - Việc làm của Nga là biểu hiện của một người không có tính tự chủ. - Em sẽ khuyên bạn: Việc mua điện thoại là không cần thiết khi ta còn là học sinh, nếu có gì cần thiết thì giáo viên hoặc nhà trường sẽ liên lạc với phụ huynh.. Câu 7: Nêu những việc làm cụ thể của Việt Nam trong thời gian qua thể hiện tình hữu nghị với các nước?. Câu 7:  Ủng hộ nhân dân Lào, Cam-pu-chia trong kháng chiến; cử chuyên gia y tế sang giúp đỡ nhân dân An-giêri; ủng hộ lương thực cho nhân dân Cu-ba; ủng hộ nhân dân các nước khắc phục hậu quả thiên tai: Trung Quốc,. Câu 3:  Học sinh trốn học, làm việc riêng trong giờ học, không thuộc bài; cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng; cầu thủ xô xát nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài;... Câu 4: Theo em, để thực hiện tốt Câu 4: dân chủ và kỉ luật trong nhà  Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần trường, học sinh chúng ta cần phải: phải làm gì? - Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật; - Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra; - Tham gia phát biểu xây dựng bài; - Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;... Câu 5: Em hãy sưu tầm những Câu 5: câu tục ngữ, ca dao nói về dân  chủ, kỉ luật? - Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước - Đất có lề, quê có thói - Quân pháp bất vị thân Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày, Câu 6: chúng ta phải có hành động gì để  Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vị trí của người khác bảo vệ hòa bình? để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của người khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;….

<span class='text_page_counter'>(52)</span> In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin;... Câu 8: Em sẽ làm gì trong tình huống dưới dây? Vì sao? Bạn của em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài. Câu 8:  Khi bạn của em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài em sẽ góp ý với bạn: - Chúng ta cần có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam, đó là biểu hiện của sự mến khách. - Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.. Câu 9: Vì sao nói: " Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" ?. Câu 9:  Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với các nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc. Nếu không biết kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc có thể sẽ đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, các nền văn hóa khác. Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới, mở cửa, giao lưu rộng rãi với các nước, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam.. Câu 10: Để trở thành một người có tính năng động, sáng tạo học sinh cần phải làm gì?. Câu 10: Để trở thành một người có tính năng động, sáng tạo học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.. Câu 11: Nếu làm việc chỉ chú trọng đến năng suất không chú trọng chất lượng, hiệu quả sẽ có tác hại như thế nào? Hãy chứng minh?. Câu 11: Nếu làm việc chỉ chú trọng đến năng suất không chú trọng chất lượng, hiệu quả sẽ gây ra tác hại cho con người, môi trường và xã hội. Ví dụ: nếu trong giảng dạy, giáo viên chỉ chạy theo hình thức, điểm số mà không căn cứ vào thực chất sức học của học sinh thì học sinh sẽ học vẹt, xa rời thực tiễn, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục; nếu công nhân chỉ vì số lượng mà làm bừa, làm ẩu thì sẽ tạo ra những sản phẩm xấu, chất lượng kém, không tiêu thụ được; nếu.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> nông dân chỉ vì năng suất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định thì sẽ gây tác hại cho con người và môi trường;... 4.4. Tổng kết GV cho HS trình bày tình huống chuẩn bị ở nhà liên quan tới nội dung ôn tập HS thực hiện nội dung đã chuẩn bị. 4.5. Hướng dẫn học tập  Đối với bài học ở tiết này Học các câu hỏi ôn tập  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chú ý học bài để thi HKI 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 17 - Tiết 17 Ngày dạy: 19/12/2016. THI HỌC KÌ I 1. MỤC TIÊU.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 1.1. Kiến thức Qua bài kiểm tra HKI đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh, củng cố lại những kiến thức đã học ở HKI. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm nhằm có biện pháp dạy và học thích hợp. 1.2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế. - Rèn luyện chữ viết, cách trình bày bài cho HS. 1.3. Thái độ Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài thi. 2. MA TRẬN ĐỀ THI Nội dung kiểm tra 1. Dân chủ và kỉ luật. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Sáng tạo. HS nêu được những việc làm thiếu tính kỉ luật 2. Tự chủ. HS giải thích được lí do phải tự chủ và cho ví dụ chứng minh. 3. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Tổng số câu: 4 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100%. Số câu: 1 Số điểm: 3 30%. Số câu: 1 Số điểm: 3 30%. HS đưa ra nhận xét của mình về tình huống giả định và lời khuyên cho bạn HS nêu được cách giải quyết tình huống giả định Số câu: 1 Số điểm: 3 30%.  Kiểm diện HS: 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 3. ĐỀ KIỂM TRA. Số câu: 1 Số điểm: 1 10%.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Câu 1: (3 đ) Em hãy nêu những việc làm thiếu tính kỉ luật? Câu 2: (3 đ) Từ kinh nghiệm của bản thân, em hãy cho biết vì sao con người cần sống tự chủ? Nêu 1 ví dụ để chứng minh? Câu 3: (3 đ) Em sẽ làm gì trong tình huống dưới dây? Vì sao? Bạn của em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài Câu 4: (1 đ) Chủ nhật, Nga được mẹ chở đi chơi. Qua cửa hàng điện thoại, em nằng nặc đòi mẹ mua cho chiếc điện thoại Iphone 7 làm mẹ rất bực, buổi đi chơi mất vui. Em hãy nhận xét việc làm của Nga. Em sẽ khuyên Nga như thế nào? 4. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Những việc làm thiếu tính kỉ luật Câu 1 Học sinh trốn học, làm việc riêng trong giờ học, không thuộc bài; cán bộ, 3đ nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng; cầu thủ xô xát nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài;... Câu 2.  Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực - Ví dụ: trong kinh doanh, sản xuất nếu chỉ hám lợi (không bản lĩnh trước cám dỗ của đồng tiền) sẽ dẫn đến vi phạm đạo đức và pháp luật – làm hàng dỏm, buôn lậu,… Câu 3  Khi bạn của em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài em sẽ góp ý với bạn: - Chúng ta cần có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam, đó là biểu hiện của sự mến khách. - Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với các nước.. 2đ. Câu 4 - Việc làm của Nga là biểu hiện của một người không có tính tự chủ. - Em sẽ khuyên bạn: Việc mua điện thoại là không cần thiết khi ta còn là học sinh, nếu có gì cần thiết thì giáo viên hoặc nhà trường sẽ liên lạc với phụ huynh.. 0,5 đ. 1đ. 3đ. 0,5 đ. 5. KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM LỚP. Số HS. Giỏi. TL. Khá. TL. TB. TL. Yếu. TL. Kém TL. TB trở lên. TL.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 9A1 9A2 9A3 9A4 9A5 Cộng - Ưu điểm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Hướng khắc phục: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. Tuần 18 - Tiết 18 Ngày dạy: 26/12/2016. NGOẠI KHÓA (HIV/AIDS) 1. MỤC TIÊU - Giúp học sinh nắm được vấn đề mang tính toàn cầu: phòng chống HIV/AIDS. - Giáo dục các em sống lành mạnh, biết bảo vệ mình nhằm tránh lây nhiễm HIV/AIDS. - Giáo dục HS không kì thị, phân biệt đối xử, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Giáo dục HS không kì thị, phân biệt đối xử, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tài liệu tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 3.2. Học sinh Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tình huống sắm vai. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng Không thực hiện 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV cho HS các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình hoặc GV có thể đưa ra các tình huống sau cho HS xử lí, đóng vai: Tình huống 1: Cha của em quan hệ với gái mại  Tình huống 1: dâm, bị nhiễm HIV. Gia đình em sẽ xử lí như - Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền giáo thế nào trong tình huống này? dục các thành viên trong gia đình về phòng, chống HIV/AIDS, chủ động các biện pháp phòng lây nhiễm HIV. - Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS. Tình huống 2: Em bị kẻ xấu lôi kéo tiêm  Tình huống 2: chích ma túy. Kiên quyết không sử dụng và báo cho cơ quan chức năng để được bảo vệ. Tình huống 3: Em được một bạn trai mới quen  Tình huống 3: tặng rất nhiều quà đắt tiền và bạn này rủ em đi - Không nhận quà tặng. chơi riêng với anh ta. - Không nên đi chơi riêng với bạn trai này là biện pháp bảo vệ mình tốt nhất. 4.4. Tổng kết Không thực hiện 4.5. Hướng dẫn học tập  Đối với bài học ở tiết này - Nghiên cứu kĩ nội dung bài ngoại khóa.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Học các câu hỏi ôn tập  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tìm hiểu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 20 - Tiết 19 Ngày dạy: 09/01/2017 Bài 11. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - HS hiểu: Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2. Kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - HS thực hiện được: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia vào các phong trào thanh niên tình nguyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kĩ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn luyện để sau này có thể góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) - HS thực hiện thành thạo: Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai. 1.3. Thái độ Thói quen: Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tư liệu về thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2. Học sinh Tìm hiểu: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 đ) 9A1:................................................................................ 9A2:................................................................................ 9A3:................................................................................ 9A4:................................................................................ 9A5:................................................................................ 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Không thực hiện, GV phổ biến chương trình HKII 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) I. Đặt vấn đề GV đưa ra một tình huống để dẫn HS vào bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước II. Nội dung bài học 1. Vai trò của thanh niên trong sự (25 phút) nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Loài người đã trải qua những nền văn minh nào? đất nước  nông nghiệp, công nghiệp, tri thức. Việt Nam hiện đang phát triển kinh tế - xã hội của Thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại nền văn minh nào? hóa đất nước vì thanh niên là lực lượng văn minh nông nghiệp Em hiểu thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá lao động đông đảo, chủ chốt, có sức khỏe, có tri thức; giàu mơ ước, nhiệt đất nước?  ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ thông huyết; vì họ là những người được đào tin, công nghệ sinh học,… vào các lĩnh vực sản xuất tạo, giáo dục toàn diện..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> và hoạt động xã hội. GV gợi ý để HS cho được các ví dụ ứng dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất và hoạt động xã hội: phẫu thuật thẩm mĩ, chữa bệnh ung thư, nhân giống cây trồng, vật nuôi,… GV gợi ý để HS thấy được vai trò nòng cốt của thanh niên trong mỗi giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4.4. Tổng kết (5 phút) Những việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của thanh niên? Vì sao? a. Nỗ lực học tập và rèn luyện toàn diện. b. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội. c. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế. d. Có ý thức giúp đỡ bạn bè xung quanh. đ. Học tập vì quyền lợi bản thân. Đáp án: a, b, d. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Tìm hiểu những gương thanh niên tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 11 (tiếp theo), tìm hiểu: Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Tuần 21 - Tiết 20 Ngày dạy: 16/01/2017 Bài 11. TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Giải thích được vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - HS hiểu: Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các đóng góp của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia vào các phong trào thanh niên tình nguyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kĩ năng đặt mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn luyện để sau này có thể góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) - HS thực hiện thành thạo: Biết lập kế hoạch học tập, tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 1.3. Thái độ Thói quen: Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tư liệu về thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2. Học sinh Tìm hiểu: Trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A2:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:................................................................................................................. 9A5:................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa? (10 đ)  Thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt, có sức khỏe, có tri thức; giàu mơ ước, nhiệt huyết; vì họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện. Em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn hiện nay?  học tập, rèn luyện sức khỏe, đạo đức để phục vụ tốt cho đất nước trong tương lai. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) I. Đặt vấn đề GV dẫn chứng thực tiễn: "Trẻ uống trà, già tập thể II. Nội dung bài học thao" để dẫn HS vào bài 1. Vai trò của thanh niên trong sự Hoạt động 2: Thảo luận nhóm nhằm xác định trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện đại hóa đất nước (20 phút) 2. Trách nhiệm của thanh niên GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm rèn các kĩ năng: tìm kiếm và xử lí thông tin về các đóng góp của thanh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa đất nước; đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia - Ra sức học tập văn hoá, khoa học vào các phong trào thanh niên tình nguyện vì sự kĩ thuật; tu dưỡng tư tưởng chính trị, nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước; đặt đạo đức, tác phong, lối sống; rèn mục tiêu (lập kế hoạch học tập, rèn luyện để sau này luyện sức khỏe. - Tích cực tham gia các hoạt động có thể góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại chính trị - xã hội; tham gia lao động; hóa đất nước) Nhóm 1, 3, 5: Hãy nêu những đóng góp của thanh niên phát triển các phẩm chất và năng lực.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất của người lao động mới. nước?  tham gia chiến dịch Mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, Tiếp sức mùa thi,… Nhóm 2, 4, 6: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì?  học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực, có ý thức rèn luyện sức khoẻ; tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, tham gia lao động sản xuất. GV chốt ý sau khi các nhóm trình bày. 4.4. Tổng kết (10 phút) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Trẻ không ăn chơi, già sẽ thiệt thòi. b. Được đến đâu hay đến đấy, không việc gì phải suy nghĩ, lo lắng. c. Nước đến chân mới nhảy. d. Há miệng chờ sung. e. Trẻ uống trà, già tập thể thao f. Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau.  Ý kiến đúng: f Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần có một lực lượng lao động như thế nào? a. Có trình độ học vấn nhất định, hiểu biết kĩ thuật hiện đại. b. Có năng lực hoạt động trên nhiều lĩnh vực. c. Có thái độ lao động tự giác, có tính kỉ luật trong lao động, tính thích ứng, năng động, sáng tạo trong công việc. d. Cả 3 ý trên.  ý kiến đúng: d 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 7 SGK/ 39, 40  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (2 tiết). - Nghiên cứu và giải quyết nội dung đặt vấn đề ở SGK/40, 41. - Tìm hiểu: + Hôn nhân là gì? + Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân? + Nguyên tắc cơ bản cuả chế độ hôn nhân ở Việt Nam? 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(64)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 22 - Tiết 21 Ngày dạy: 18/01/2016 Bài 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Tác hại của việc kết hôn sớm. + Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. + Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - HS hiểu: Hôn nhân là gì 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: + Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. + Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. + Thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình ở địa phương. - HS thực hiện thành thạo: Tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân như: kết hôn sớm, bạo lực gia đình,… 1.3. Thái độ - Thói quen: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. - Tính cách: Không tán thành việc kết hôn sớm. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Hôn nhân là gì - Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 3.2. Học sinh - Nghiên cứu và giải quyết nội dung đặt vấn đề ở SGK/ 40, 41. - Tìm hiểu: Hôn nhân là gì? Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân? Nguyên tắc cơ bản cuả chế độ hôn nhân ở Việt Nam? 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A2:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:................................................................................................................. 9A5:................................................................................................................. 9A6:................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? (10 đ)  Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe; tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, tham gia lao động sản xuất. Câu 2: Nam 19 tuổi nhưng chỉ biết ăn chơi lêu lỏng. Để giúp cậu trưởng thành hơn, cha mẹ đã hỏi cưới cô Lan cho con trai mình. Hỏi: Việc làm của cha mẹ Nam là đúng hay sai? Vì sao? (10 đ)  Cha mẹ Nam sai vì Nam chưa đủ tuổi kết hôn. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) I. Đặt vấn đề GV đưa ra tình huống để dẫn dắt HS vào bài: Ngày II. Nội dung bài học 01/10/2010, một vụ tự tử đã xảy ra ở Sơn La. Nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đó đã ép cô tảo 1. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa hôn với một người con trai ở bản khác. Trong thư một nam và một nữ trên cơ sở bình viết lại, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa những dự định trong tương lai. Suy nghĩ của em về cái chết thương tâm của cô gái? nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về những thông tin dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. trong phần Đặt vấn đề (10 phút) Nhóm 1, 3: Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân 2. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trong các trường hợp trên? - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, T lấy K vì nhà K giàu ( kết hôn vì tiền ); M nhẹ dạ, H thiếu trách nhiệm nên đã không bảo vệ được tình một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam yêu của mình dẫn đến bất hạnh cho M. thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người Nhóm 2, 5: Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ, chồng trong gia theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người đình? tình yêu phải xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa nước ngoài được tôn trọng và được pháp.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> hai người; kết hôn khi đủ tuổi, có nghề nghiệp ổn luật bảo vệ. định; vợ chồng có trách nhiệm như nhau trong việc - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính xây dựng gia đình hạnh phúc. sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nhóm 4, 6: Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc? hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính như: vì tiền, vì danh vọng, bị ép buộc… sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. HS trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung dựa vào những bài đã học như: tình bạn, tình cảm gia đình, qua các thông tin đại chúng, những việc làm và những con người cụ thể mà các em biết, tiếp xúc. Thấy được những sai trái có xu hướng tăng nhanh, thể hiện lối sống thấp hèn, thực dụng, sống gấp của thanh niên ngày nay. Hôn nhân không có tình yêu chân chính sẽ dễ tan vỡ hạnh phúc gia đình, hậu quả trực tiếp là con cái. Hoạt động 3: Nội dung bài học (15 phút) Hôn nhân là gì? Em hiểu như thế nào là được pháp luật thừa nhận?  được pháp luật thừa nhận là được đăng kí kết hôn tại UBND xã, phường (Luật Hôn nhân và Gia đình) GV cung cấp thêm thông tin cho HS: Nếu kết hôn với người nước ngoài thì phải đăng kí ở Sở tư pháp. Thế nào là hôn nhân tự nguyện? GV cung cấp Nghị định 32/2002/ NĐ-CP (Điều 2, 5, 6, 9) cho HS. 4.4. Tổng kết (5 phút) GV cho HS sắm vai xử lí tình huống: Hoà bị gia đình ép gả cho gia đình giàu có khi mới 16 tuổi. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm các bài tập 2, 3 SGK/43  Đối với bài học ở tiết tiếp theo - Chuẩn bị phần nội dung bài học: 2 b. - Chú ý: chuẩn bị sắm vai bài tập 4 và 8 SGK/43, 44. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(67)</span> ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Tuần 23 - Tiết 22 Ngày dạy: 25/01/2016 Bài 12. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Tác hại của việc kết hôn sớm. + Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta. + Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - HS hiểu: Hôn nhân là gì 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: + Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. + Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. + Thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình ở địa phương. - HS thực hiện thành thạo: Tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân như: kết hôn sớm, bạo lực gia đình,… 1.3. Thái độ - Thói quen: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. - Tính cách: Không tán thành việc kết hôn sớm. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 3.2. Học sinh - Làm các bài tập 2, 3 SGK/ 43 - Chuẩn bị sắm vai bài tập 4 và 8 SGK/ 43, 44. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:………………………………………………………………………….. 9A3:………………………………………………………………………….. 9A4:.…………………………………………………………………………. 9A5:...................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Hôn nhân là gì? Vì sao tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân? (10 đ)  Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân vì nó là là sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau. Câu 2: Anh Nam đã có vợ và 2 con trai. Nay anh sống như vợ chồng với chị Nữ để kiếm thêm cô con gái. Hỏi: anh Nam làm như vậy đúng hay sai? (10 đ)  anh Nam làm như vậy là sai, vi phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học  Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) II. Nội dung bài học GV nêu một tình huống thực tế về nạn tảo hôn ở 3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân địa phương để dẫn HS vào bài Hoạt động 2: Thảo luận nhóm giúp HS hiểu a) Tuổi kết hôn - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa trở lên. vụ của công dân trong hôn nhân(20 phút) - Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện và (Rèn các kĩ năng: Tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước vụ công dân trong hôn nhân như: kết hôn sớm, bạo có thẩm quyền.  Tác hại của việc kết hôn sớm (tảo hôn): lực gia đình…; trình bày suy nghĩ, ý tưởng; thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật Tảo hôn làm gián đoạn việc học, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Hôn nhân và Gia đình ở địa phương) (nguy cơ sinh non, băng huyết, trẻ nhẹ Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào? cân,…), bản thân khó thực hiện tốt trách  tuổi kết hôn, không vi phạm những trường hợp nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm cấm kết hôn. mẹ trong gia đình. Tác hại của tảo hôn? b) Cấm kết hôn  bà mẹ dễ sảy thai, sinh non, băng huyết, trẻ nhẹ - Người đang có vợ, có chồng. cân, kém phát triển, gia đình dễ đổ vỡ,… - Người mất năng lực hành vi dân sự Cấm kết hôn trong những trường hợp nào? - Giữa những người cùng dòng máu về  Người đang có vợ, có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi phạm vi 3 đời. - Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố 3 đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. những người cùng giới tính. - Giữa những người cùng giới tính. Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về hôn c) Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng nhân? Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa bạo hành gia đình, ngoại tình, cưỡng hôn,... vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> vợ và chồng? trong gia đình. Vợ chồng phải tôn trọng GV nhấn mạnh: đăng kí kết hôn là cơ sở pháp lý danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của của hôn nhân đúng quy định, có giá trị pháp lý. nhau. GV cung cấp Nghị định 32/2002/ NĐ-CP (Điều 7) cho HS. 4.4. Tổng kết (10 phút) GV cho HS sắm vai bài tập 4 và 8 SGK/43, 44. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm các bài tập: 5, 6, 7 SGK/44  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/45. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/46. - Xem trước phần bài tập SGK/47 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 24 - Tiết 23 Ngày dạy: 17/02/2016 Bài 13.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. + Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Nghĩa vụ đóng thuế của công dân. - HS hiểu: Thế nào là quyền tự do kinh doanh 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, nghĩa vụ đóng thuế - Rèn các kĩ năng: Tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin 1.3. Thái độ Thói quen: Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của Nhà nước. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là quyền tự do kinh doanh. - Nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh - Thế nào là thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Nghĩa vụ đóng thuế của công dân 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận 3.2. Học sinh - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/45. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/46. - Xem trước phần bài tập SGK/47. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:………………………………………………………………………….. 9A3:………………………………………………………………………….. 9A4:.…………………………………………………………………………. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Em hãy cho biết những trường hợp bị cấm kết hôn? (10 đ)  Người đang có vợ, có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính. Câu 2: Bà Năm đem buồng chuối đi bán có phải đóng thuế không? (10 đ)  bà Năm không phải đóng thuế 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) I. Đặt vấn đề “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo II. Nội dung bài học quy định của pháp luật”. 1. Khái niệm “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật” Quyền tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành (Điều 57 và 80 Hiến pháp năm 1992) nghề và quy mô kinh doanh theo quy định Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề của pháp luật và sự quản lí của nhà nước. (15 phút) 2. Nội dung các quyền và nghĩa vụ công GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm Nhóm 1, 3: Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh dân trong kinh doanh - Quyền: công dân được lựa chọn hình vực gì? Hành vi vi phạm đó là gì? thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy Nhóm 2, 5: Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên? Mức thuế chênh lệch có mô kinh doanh. liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với - Nghĩa vụ: kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong đời sống của nhân dân không? Vì sao? giấy phép; không được kinh doanh Nhóm 4, 6: Những thông tin trên giúp em hiểu được vấn đề gì?Thông tin trên giúp em những lĩnh vực mà nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí,... rút ra bài học gì? 3. Thuế và vai trò của thuế HS các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm - Thuế là một phần thu nhập mà công trình bày; HS cả lớp nhận xét. dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp GV chốt lại ý kiến các nhóm. GV chỉ ra các mặt hàng rởm, thuốc lá là loại vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung. có hại, ôtô là hàng xa xỉ, vàng mã lãng phí, - Một số loại thuế hiện nay ở nước ta: mê tín dị đoan…nên phải hạn chế bằng việc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đánh thuế cao. Còn sản xuất muối, nước, đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất trồng trọt, chăn nuôi, đồ dùng học tập là rất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân,… cần thiết cho con người…nên phải được ưu - Vai trò: tiên, khuyến khích phát triển. + Ổn định thị trường. GV gợi ý để HS cho ví dụ về tình trạng + Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. nhập lậu xe ôtô qua biên giới, nhập lậu + Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế rượu ngoại, làm rượu giả, buôn lậu gỗ, theo định hướng của nhà nước. thuốc lá, đường cát trắng ở biên giới tỉnh 4. Nghĩa vụ đóng thuế của công dân Tây Ninh - trong đó có Tân Đông, qua đó - Công dân phải kê khai, đăng kí với cơ rèn các kĩ năng tư duy phê phán (biết phê quan thuế. phán những hành vi, việc làm vi phạm - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân); tìm kiếm và xử lí thông sách, kế toán - Đóng thuế đủ và đúng kỳ hạn,… tin về tình hình thực hiện quyền tự do kinh.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> doanh và nghĩa vụ đóng thuế ở địa phương. Để kiểm tra lại việc giáo dục kĩ năng sống cho HS, GV có thể giao cho HS thực hiện các bài tập sau: Câu 1: Theo em, những hành vi nào sau đây công dân kinh doanh đúng và sai pháp luật? Vì sao? 1. Người kinh doanh phải kê khai đúng số vốn. 2. Kinh doanh đúng mặt hàng, đã kê khai. 3. Kinh doanh đúng ngành đã kê khai. 4. Có giấy phép kinh doanh. 5. Kinh doanh hàng lậu, hàng giả. 6. Kinh doanh mặt hàng nhỏ không phải kê khai. 7. Kinh doanh mại dâm, ma tuý. Câu 2: Những hành vi nào sau đây vi phạm về thuế? Vì sao? 1. Nộp thuế đúng quy định 2. Đóng thuế đúng mặt hàng kinh doanh 3. Không dây dưa trốn thuế. 4. Không tiêu dùng tiền thuế của nhà nước. 5. Kết hợp với hộ kinh doanh tham ô thuế nhà nước. 6. Dùng tiền thuế làm việc cá nhân. 7. Buôn lậu, trốn thuế. Câu 3: Kể tên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá mà em biết? trồng rau sạch, cho thuê xe, may mặc, buôn bán bánh mứt,… Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (10 phút) Trên cơ sở thảo luận, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn HS tìm ra nội dung bài học: 1) Thế nào là quyền tự do kinh doanh? 2) Nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh? 3) Thuế là gì? Ý nghĩa của thuế? 4) Trách nhiệm của công dân với tự do kinh doanh và thuế? GV cung cấp thêm kiến thức về thuế cho HS và nhấn mạnh nếu mọi công dân đều thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội (thuế thu nhập cá nhân,.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> thuế trước bạ,…) 4.4. Tổng kết (5 phút) GV tổ chức cho HS trò chơi đóng vai tình huống sau: Ngày 20/11, một số học sinh bán thiệp chúc mừng và hoa trước cổng trường, bị cán bộ thuế của phường yêu cầu nộp thuế. GV gợi ý: cán bộ thuế của phường làm như vậy là sai quy định của pháp luật về thuế. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/47  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/47, 48. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/48, 49. - Xem trước phần bài tập SGK/50, 51. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 25 - Tiết 24 Ngày dạy: 24/02/2016 Bài 14. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> + Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - HS hiểu: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Rèn các kĩ năng: Tư duy phê phán, thu thập và xử lí thông tin, giao tiếp. 1.3. Thái độ Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên - Bộ Luật Lao động - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận 3.2. Học sinh - Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/47, 48. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/48, 49. - Xem trước phần bài tập SGK/50, 51. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh? (10 đ) - Quyền: công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Nghĩa vụ: kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép; không được kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí,... Câu 2: Anh Thanh thuê Bình – một học sinh học lớp 8 làm nhân viên bốc vác cho xưởng dệt của gia đình. Hỏi: anh Thanh làm như vậy có đúng pháp luật không?(10 đ)  anh Thanh làm như vậy là vi phạm pháp luật 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) I. Đặt vấn đề GV phổ biến Điều 6 – Bộ luật Lao động để.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> giúp HS vào bài. Hoạt động 2: Thảo luận, phân tích tình huống phần Đặt vấn đề (15 phút) (Rèn kĩ năng tư duy phê phán các thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Luật Lao động) GV cho HS đọc 1 lần các tình huống trên để cả lớp cùng nghe. Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có lợi ích gì? Suy nghĩ của em về việc làm của ông An?  Việc làm của chị Ba có vi phạm Luật Lao động không? chị Ba làm như vậy là đã vi phạm hợp đồng lao động. GV cung cấp thông tin về hợp đồng lao động cho HS HS thảo luận cả lớp, cho ý kiến. GV giải thích cho HS biết được việc làm của ông An sẽ có người cho là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi (trên thực tế đã có hành vi như vậy). Nhưng việc làm của ông An không có gì sai trái về mặt pháp lý. GV giải thích cho HS hiểu bức xúc về vấn đề việc làm hiện nay của thanh niên, gây những khó khăn, bất ổn cho xã hội, cho nhà nước như thế nào (Trong đó có tệ nạn xã hội). - GV đọc cho HS nghe Khoản 3, Điều 5 của Bộ luật Lao động:”…Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.” Hoạt động 3: Nội dung bài học (10 phút) Quyền và nghĩa vụ lao động có ý nghĩa gì với người lao động, người sử dụng lao động và với xã hội? Em hiểu như thế nào về quyền lao động? Nghĩa vụ lao động là gì? 4.4. Tổng kết (5 phút) GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK/50.  đáp án: b, d, e là quyền lao động. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này. I. Nội dung bài học 1. Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Đối với người lao động: lao động đem lại thu nhập cho bản thân. - Đối với người sử dụng lao động: đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động và đem lại thu nhập cho chính mình. - Đối với sự phát triển xã hội: lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.. 2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - Quyền lao động: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp. - Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 4 SGK/50  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị phần còn lại: - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/49. - Chuẩn bị bài tập 5, 6 SGK/51. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. Tuần 26 - Tiết 25 Ngày dạy: 02/3/2016 Bài 14. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Nội dung cơ bản các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. + Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - HS hiểu: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: - Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Rèn các kĩ năng: Tư duy phê phán, thu thập và xử lí thông tin, giao tiếp. 1.3. Thái độ Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên - Bộ Luật Lao động - Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận 3.2. Học sinh - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/49. - Chuẩn bị bài tập 5, 6 SGK/51. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Câu 1: Em hiểu như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? (10 đ)  - Quyền lao động: Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình. - Nghĩa vụ lao động: Mọi người phải lao động để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. Câu 2: Nhà nước phải làm gì để bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động của mình? (10 đ) tạo việc làm cho người lao động. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) II. Nội dung bài học GV nêu vấn đề thất nghiệp hiện nay để dẫn HS 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ lao động của vào bài công dân Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu nội - Nhà nước có chính sách khuyến khích, dung bài học (25 phút) (Rèn các kĩ năng: thu thập và xử lí thông tin (về tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát việc thực hiện Luật Lao động ở địa phương), triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết giao tiếp).

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Nhóm 1, 3: Nhà nước phải làm gì để bảo đảm cho việc làm cho người lao động. công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động - Khuyến khích, tạo điều kiện hoặc giúp của mình? đỡ các hoạt động tạo ra việc làm, dạy  có chính sách tạo việc làm cho công dân, ưu tiên nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giải quyết kinh doanh, thu hút lao động. 4. Quy định của pháp luật về sử dụng lao được việc làm cho người lao động. động trẻ em Nhóm 2, 5: Quy định của Bộ luật Lao động đối - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào với trẻ em chưa thành niên? làm việc. Nhóm 4, 6: Những biểu hiện sai trái sử dụng sức - Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi lao động trẻ em mà em được biết? Liên hệ trách làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nhiệm bản thân? hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.  Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm tiền. Có em chỉ 12, 13, 14 tuổi phải làm công việc nặng - Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. nhọc như: đốt than, đốn củi…, trẻ em tham gia, dẫn dắt khách mại dâm, ma tuý … Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? (bài tập 5 SGK/51)  tích cực học tập, tu dưỡng đạo dức, rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 4.4. Tổng kết (5 phút) GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống (rèn kĩ năng giao tiếp) Nhà trường phân công lớp 9A1 lao động vệ sinh bàn ghế trong lớp. Một số bạn đề nghị lấy quỹ lớp thuê người làm. Hỏi: Em có đồng tình với ý kiến của các bạn đó không? Em có thể đóng góp những giải pháp nào? 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này Học thuộc nội dung bài học.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Ôn các bài đã học từ bài 11 đến bài 14 – tiết 26 kiểm tra 1 tiết 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Tuần 27 - Tiết 26 Ngày dạy: 09/3/2016. KIỂM TRA 1 TIẾT 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế - Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. 1.2. Kĩ năng - HS nhận biết những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra - Biết cách rèn luyện để trở thành người lao động tốt trong tương lai - Vận động mọi người thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế 1.3. Thái độ Tôn trọng và thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân, trong kinh doanh và trong lao động. 2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ đề Cộng Thấp Cao Quyền và HS nêu được nghĩa vụ của những hậu quả xấu công dân trong do nạn tảo hôn gây.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> hôn nhân. ra. Số câu: 1 Số điểm: 2 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Số câu: 1 Số điểm: 2 HS nêu được nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh. Số câu: 1 2 điểm =20%. Số câu: 1 Số điểm: 3. Số câu: 1 Số điểm: 3. Số câu: 1 3 điểm = 30%. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.. HS nêu được các quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. Số câu: 2 Số điểm: 5. Số câu: 1 Số điểm: 3. HS nêu được cách rèn luyện để trở thành người lao động tốt trong tương lai Số câu: 1 Số điểm: 2. Số câu: 2 5 điểm =50%. Tổng số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 4 Tổng số điểm: Số điểm: 5 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 10 10 50% 30% 20% Tỉ lệ %: 100%  Kiểm diện HS: 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 3. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Hãy nêu những hậu quả do nạn tảo hôn gây ra mà em biết? (2 đ) Câu 2: Nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ công dân trong kinh doanh? (3 đ) Câu 3: Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ? (3 đ) Câu 4: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì? (2 đ) 4. ĐÁP ÁN Câu. Nội dung. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Câu 1 Tảo hôn làm gián đoạn việc học, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (nguy cơ sinh non, băng huyết, trẻ nhẹ cân,…), bản thân khó thực hiện tốt trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình. Câu 2 - Quyền: lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Nghĩa vụ: kê khai đúng số vốn; kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép; không được kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí,.... 2đ. 3đ. Câu 3 - Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc. - Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. 3đ - Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. Câu 4 Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ 2 đ em cần phải tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 5. KẾT QUẢ VÀ RÚT KINH NGHIỆM LỚP. Số HS. Giỏi. TL. Khá. TL. TB. TL. Yếu. TL. Kém. TL. TB trở lên. TL. 9A1 9A3 9A4 9A5 9A6 Cộng - Ưu điểm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Tồn tại: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Hướng khắc phục: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Tuần 28 - Tiết 27 Ngày dạy: 16/3/2016 Bài 15. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là vi phạm pháp luật. + Thế nào là trách nhiệm pháp lý. - HS hiểu: + Kể được các loại vi phạm pháp luật. + Kể được các loại trách nhiệm pháp lý. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Biết phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý. 1.3. Thái độ Thói quen: - Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước. - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là vi phạm pháp luật. - Các loại vi phạm pháp luật. 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên Hiến pháp 2013 3.2. Học sinh.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Đọc trước nội dung bài học 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) GV nhận xét, sửa bài kiểm tra. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút) GV đưa ra các thông tin: - Ngày 29/2/2004, công an phường 3, TP. Tây Ninh đã xử phạt hành chính bà Hân và yêu cầu bà tháo dỡ mái che lấn chiếm vỉa hè. - Bạn Trương Chí Cường, học sinh lớp 9A4 trường THCS Tân Đông thường xuyên đi học muộn, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã xử lý rất nghiêm khắc hành vi vi phạm kỉ luật của Cường. Nêu các hành vi vi phạm của 2 trường hợp trên? Các biện pháp xử lý (còn gọi là trách nhiệm pháp lý) của nhà nước đối với các hoạt động trên? GV: Để hiểu rõ về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý của công dân với việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để làm rõ khái niệm (25 phút) HS đọc phần đặt vấn đề. GV tổ chức cho HS thảo luận. Nhóm 1, 3: Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì? Nhóm 2, 5: Những hành vi đó đã gây hậu quả gì? Nhóm 4, 6: Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra? Các nhóm cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận, chuyển ý. GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi sau: Vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực. Nội dung bài học. I. Đặt vấn đề II. Nội dung bài học 1. Vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) - Vi phạm pháp luật hành chánh - Vi phạm pháp luật dân sự. - Vi phạm kỷ luật..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. GV chú ý phân tích cho HS thật cụ thể khái niệm GV phân tích kĩ: hành vi trái pháp luật, có lỗi, người có năng lực trách nhiệm pháp lý, các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Có các loại vi phạm pháp luật nào? Cho ví dụ từng loại? 4.4. Tổng kết (5 phút) GV lưu ý HS: Tội phạm là người phạm tội, nhưng người phạm tội chưa hẳn là tội phạm. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này Học thuộc nội dung bài học.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị phần còn lại: Xem nội dung: Trách nhiệm pháp lý, các loại trách nhiệm pháp lý. Chú ý bài tập 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Tuần 29 - Tiết 28 Ngày dạy: 23/3/2016 Bài 15. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là vi phạm pháp luật. + Thế nào là trách nhiệm pháp lý. - HS hiểu: + Kể được các loại vi phạm pháp luật. + Kể được các loại trách nhiệm pháp lý. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Biết phân biệt được các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý. 1.3. Thái độ Thói quen: - Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước. - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là trách nhiệm pháp lý. - Các loại trách nhiệm pháp lý. 3. CHUẨN BỊ 3.1.Giáo viên Hiến pháp 2013 3.2. Học sinh Xem nội dung: Trách nhiệm pháp lý, các loại trách nhiệm pháp lý. Chuẩn bi bài tập 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:...................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Thế nào là vi phạm pháp luật? (6 đ)  Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.  Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ? (4 đ)  - Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Ví dụ: cướp giật, giết người… - Vi phạm pháp luật hành chánh. Ví dụ: vi phạm luật giao thông, lấn chiếm vỉa hè… - Vi phạm pháp luật dân sự. Ví dụ: không trả nợ, ăn cắp bản quyền tác phẩm… - Vi phạm kỷ luật. Ví dụ: đi học trễ, không đội mũ bảo hộ lao động… 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút) Từ phần Kiểm tra miệng GV gợi ý HS trả lời biện II. Nội dung bài học pháp xử lý chính là trách nhiệm pháp lý của công 3. Trách nhiệm pháp lý dân. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bi học (25 phút) cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp  Thế nào là trách nhiệm pháp lý? luật phải chấp hành những biện pháp bắt  Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành buộc do Nhà nước quy định. 4. Các loại trách nhiệm pháp lý những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. - Trách nhiệm hành chính. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý? - Trách nhiệm hình sự. trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm pháp - Trách nhiệm dân sự. luật, giáo dục họ ý thức tôn trọng và chấp hành - Trách nhiệm kỉ luật nghiêm chỉnh pháp luật; răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân; ngăn chặn, hạn chế, từng bước xoá bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. GV gợi ý HS liên hệ trách nhiệm bản thân. GV đọc Điều 12 Hiến pháp năm 2013 Các loại trách nhiệm pháp lý? Trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật Cho ví dụ bản thân, trường lớp, xã hội về việc thực hiện trách nhiệm pháp lý.  HS nghỉ học quá 45 ngày phải ở lại lớp, vi phạm Luật Giao thông phải nộp phạt, trốn thuế ngoài truy thu nếu nghiêm trọng còn phải chịu phạt tù,… GV nhận xét, giải thích thêm..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 4.4. Tổng kết (5 phút) Bài 6: So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm đạo đức Giống nhau. Khác nhau. Trách nhiệm pháp lý. Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương. Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra. - Bằng tác động của dư luận xã hội - Bắt buộc thực hiện. - Lương tâm cắn rứt. - Phương pháp cưỡng chế của nhà nước.. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học - Làm bài tập 1, 2, 4, 5 SGK/55, 56 (bài tập 3 – giảm tải)  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/57 - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/58 - Xem trước bài tập SGK/59, 60 5. PHỤ LỤC ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ Tuần 30 - Tiết 29 Ngày dạy: 28/3/2016.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Bài 16. QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. + Các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. + Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. - HS hiểu: Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Biết thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội phù hợp với lứa tuổi. 1.3. Thái độ Tính cách: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. - Các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập. 3.2. Học sinh - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/57. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/58. - Xem trước bài tập SGK/ 59,60. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Trách nhiệm pháp lý là gi? (7 đ)  Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. Bài tập: Hành vi nào sau đây chịu trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm pháp lý (3 đ) Hành vi vi phạm Trách nhiệm đạo đức Trách nhiệm pháp lý - Không chăm sóc bố mẹ khi ốm đau.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> - Đi xe máy chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe - An cắp tài sản của nhà nước - Lấy của bạn cái bút - Giúp người lớn vận chuyển ma tuý 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) Ở lớp 6, 7, 8 các em đã học người công dân có các quyền cơ bản nào?  quyền học tập; quyền tự do ngôn luận; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm… Vì sao mỗi người công dân có được các quyền đó? công dân Việt Nam có các quyền công dân theo quy đinh của pháp luật, Ngoài những quyền đã nêu, người công dân còn có quyền nào khác?  Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề (10 phút) GV Cho HS tự đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận: Nhóm 1, 3, 5: Những quy định trên thể hiện quyền gì của người dân?  Quyền tự do ngôn luận Nhóm 2, 4, 6: Nhà nước ban hành những quy định trên để làm gì?  lấy ý kiến nhân dân GV: Nhận xét, bổ sung ý kiến của HS và kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15 phút)  Nêu nội dung quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội - cho ví dụ minh hoạ..  tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội. VD: bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, khiếu nại, tố cáo,… Cách thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội như thế nào?Ví dụ?  Trực tiếp và gián tiếp HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét, bổ sung thêm ví dụ. GV nhận xét, kết luận. 4.4. Tổng kết (5 phút). Nội dung bài học I. Đặt vấn đề. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội. 2. Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân - Trực tiếp: Tự mình tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. - Gián tiếp: tham gia thông qua đại biểu của nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp)..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> HS làm bài tập 1 SGK/59  Đáp án: a, c, đ, h thể hiện tham gia quản lí Nhà nước, xã hội của công dân. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 3, 5 SGK/59, 60 (bài tập 4, 6 giảm tải)  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Tìm hiểu ý nghĩa và điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân. 5. PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. Tuần 31 - Tiết 30 Ngày dạy: 04/4/2016 Bài 16. QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (tt) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> - HS biết: + Thế nào là quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. + Các hình thức tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. + Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. - HS hiểu: Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Biết thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội phù hợp với lứa tuổi. 1.3. Thái độ Tính cách: Tích cực tham gia công việc của trường, của lớp, của cộng đồng phù hợp với khả năng. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. - Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập. 3.2. Học sinh Tìm hiểu ý nghĩa và điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Cho ví dụ? (10 đ)  Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của Nhà nước và xã hội. Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? (10 đ) - Trực tiếp: Tự mình tham gia vào các công việc của Nhà nước; bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. - Gián tiếp: tham gia thông qua đại biểu của nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp). 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) II. Nội dung bài học 3. Trách nhiệm của Nhà nước và của công GV dựa vào bài cũ để giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> (25 phút) Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1, 3: Cho biết ý nghĩa quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Chứng minh.  đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. Nhóm 2, 5: Điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là gì?  Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhóm 4, 6: Trách nhiệm bản thân HS trong việc thực hiện quyền này?  Học tập, lao động, rèn luyện ý thức kỉ luật; tham gia góp ý xây dựng lớp, chi đoàn; tham gia các hoạt động ở địa phương (xây nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội…). HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung, chứng minh thêm, liên hệ thực tế.. tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội - Bảo đảm và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội thông qua các hoạt động cụ thể như: tham gia thảo luận các vấn đề chung của địa phương, của cả nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; thực hiện quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đến tuổi; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào;… 4. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.. 4.4. Tổng kết (5 phút) HS làm bài tập 2/SGK Đáp án đúng: c 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này Học thuộc nội dung bài học.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/61,63. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/63. - Xem bài tập SGK/65. Chú ý sắm vai tình huống: Bác An có con trai 18 tuổi có giấy gọi đi bộ đội. Bác tìm cách "chạy" cho con không phải đi bộ đội. 5. PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Tuần 32 - Tiết 31 Ngày dạy: 11/4/2016 Bài 17. NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: Một số quy định trong Hiến pháp 1992 và Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - HS hiểu: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 1.2. Kĩ năng - HS thực hiện được: Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở trường học và nơi cư trú. - HS thực hiện thành thạo: Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 1.3. Thái độ.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> - Thói quen: Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Tính cách: Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Một số quy định trong Hiến pháp 1992 và Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tranh theo chủ đề bảo vệ Tổ quốc, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. 3.2. Học sinh Chú ý sắm vai tình huống: Bác An có con trai 18 tuổi có giấy gọi đi bộ đội. Bác tìm cách "chạy" cho con không phải đi bộ đội. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (2 phút) 9A1:.................................................................................................................. 9A3:.................................................................................................................. 9A4:.................................................................................................................. 9A5:.................................................................................................................. 9A6:.................................................................................................................. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút) HS lớp 9 có quyền tham gia, góp ý về quyền trẻ em không? (6 đ) a/ Được quyền tham gia. b/ Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo.  Đáp án: a Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp của bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội. (4 đ)  bố mẹ em đi bầu cử đại biểu HĐND các cấp, góp ý kiến trong cuộc tiếp xúc cử tri… 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3 phút) GV giới thiệu "bài thơ thần" của Lý Thường Kiệt – Nam quốc sơn hà “Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, I. Đặt vấn đề Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.” - Bác Hồ cũng đã khẳng định chân lí: “Không có gì II. Nội dung bài học quý hơn độc lập, tự do”. 1. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Em có suy nghĩ gì về bài thơ và câu nói trên? Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề(5 phút) quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ HS đọc phần đặt vấn đề SGK. của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên? nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội những bức ảnh trên giúp em hiểu được bảo vệ Tổ.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> quốc là trách nhiệm của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình. GV chuyển ý Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Nội dung bài học (20 phút) Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?  Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh thổ của Tổ quốc bao gồm những gì? Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả đất liền, nước và không gian. Thông thường nó được xem là thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức, đoàn thể, quốc gia và có khi kể cả của loài vật. Về địa lí,chính trị và hành chính, lãnh thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lí của cơ quan chính quyền của một quốc gia. Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?  Có được Tổ quốc hôm nay là nhờ công sức, xương máu của cha ông ta; hiện nay vẫn còn các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại Tổ quốc ta. GV liên hệ việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của nước ta ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?  Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo vệ trật tự, an ninh xã hội. HS chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?  Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức; rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự; tích cực tham gia bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú; sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự; vận động mọi người cùng tham gia Luật Nghĩa vụ quân sự quy định lứa tuổi nào được gọi nhập ngũ? Công dân nam giới từ đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc trường ta đã có những hoạt động gì? chăm sóc đài tưởng niệm liệt sĩ của xã Tân Đông. Em có biết tỉnh, thành phố nào ở nước ta có số lượng. chủ nghĩa Việt Nam. 2. Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. - Bảo vệ trật tự an ninh xã hội..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất? Quảng Nam là tỉnh có số lượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất nước ta: 7117 bà mẹ được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu này. GV cho HS đọc phần Tư liệu tham khảo các Điều 13, 44, 48 Hiến pháp năm 1992, Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi năm 2005) 4.4. Tổng kết (5 phút) GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống: Bác An có con trai 18 tuổi có giấy gọi đi bộ đội. Bác tìm cách "chạy" cho con không phải đi bộ đội. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút)  Đối với bài học ở tiết này - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/65.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Chuẩn bị bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/66, 67. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/68. - Xem bài tập SGK/ 68, 69. Chú ý sắm vai tình huống: Bài tập 5 SGK/69. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Tuần 33 – Tiết 32 Ngày dạy: 14/4/2014 Bài 18 SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức - HS biết: + Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. + Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. - HS hiểu: + Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. + Trách nhiệm của thanh niên học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. 1.2. Kĩ năng HS thực hiện được: Biết rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 1.3. Thái độ Thói quen: Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. - Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. - Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Trách nhiệm của thanh niên học sinh. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, phiếu học tập. 3.2. Học sinh - Đọc phần đặt vấn đề và trả lời gợi ý SGK/ 66, 67. - Xem nội dung bài học, tư liệu tham khảo SGK/ 68. - Xem bài tập SGK/ 68, 69. Chú ý sắm vai tình huống: Bài tập 5 SGK/ 69. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:………………………………………………………………………….. 9A2:………………………………………………………………………….. 9A3:………………………………………………………………………….. 9A4:.…………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng (5 phút)  Bảo vệ Tổ quốc là gì? Ví dụ? (5 đ) Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam  Nội dung của bảo vệ tổ quốc là gì? (5 đ) Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân; thực hiện nghĩa vụ quân sự; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo vệ trật tự an ninh xã hội. 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5 phút) GV đưa ra hành vi: - Chào hỏi, lễ phép với thầy cô. - Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau. - Đi đúng luật an toàn giao thông. - Anh em tranh chấp tài sản thừa kế. Những hành vi trên nói lên điều gì?  thực hiện tốt các chuẩn đạo đức và pháp luật; vi phạm đạo đức và pháp luật I. Đặt vấn đề GV nhận xét, dẫn vào bài học. Chuyển ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề (10 phút) HS đọc phần đặt vấn đề SGK. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1, 3: Những chi tiết nào thể hiện anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?  chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên của tổng công ty xây dựng Thăng Long; nộp thuế, đóng bảo hiểm lao động, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật… II. Nội dung bài học Nhóm 2, 5: Động cơ nào thôi thúc anh Nguyễn.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Hải Thoại có suy nghĩ và hành động để phát triển công ty xây dựng Thăng Long? Biểu hiện phẩm chất gì của anh?  phát triển công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước, điều đó cho thấy anh là người sống có trách nhiệm cao với bản thân và cộng đồng Nhóm 4, 6: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội.  ích nước, lợi nhà, xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15 phút) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?  Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; sống và hành động theo các quy định của pháp luật. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?  đạo đức  pháp luật Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?  là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng; là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội phát triển.  Liên hệ trách nhiệm bản thân.  học tập tốt, quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh,… HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở lớp, trường. Gợi ý những chuẩn mực đạo đức: nhân – nghĩa – lễ – trí – tín… GV nhấn mạnh: Người có đạo đức là người thể hiện được những giá trị đạo đức. GV yêu cầu HS liên hệ những phẩm chất đạo đức đã học. GV dùng bảng so sánh để hướng dẫn học sinh. 4.4. Tổng kết (5 phút). 1. Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? - Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. - Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo các quy định của pháp luật. 2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật - Sống có đạo đức là phải tuân theo pháp luật. - Sống tuân theo pháp luật cũng là thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội. 3. Ý nghĩa - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng. - Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội phát triển. 4. Trách nhiệm của thanh niên học sinh Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> GV tổ chức cho HS sắm vai tình huống: Gặp một cụ già qua đường bị ngã. HS tự phân vai, nghĩ ra lời thoại. Đại diện 2 nhóm lên diễn tình huống. Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận. 4.5. Hướng dẫn học tập (5 phút) Học bài từ tiết 19 đến tiết 32 chuẩn bị tiết 33 ôn tập HKII. 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tuần 34 – Tiết 33 Ngy dạy: 21/4/2014 ÔN TẬP HỌC KỲ II 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức Củng cố lại kiến thức đã học từ bài 11 đến bài 18 1.2. Kĩ năng Rèn kĩ năng theo chủ đề bài học. 1.3. Thái độ HS có ý thức tự rèn luyện theo các chuẩn mực php luật đã học. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Các bài 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Câu hỏi ôn tập 3.2. Học sinh Xem lại các bài đã học từ bài 12 đến bài 18 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:……………………………………………………………………………. 9A2:……………………………………………………………………………. 9A3:……………………………………………………………………………. 9A4:……………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng Lồng vào nội dung ôn tập. 4.3. Tiến trình bi học Câu hỏi ôn tập Nội dung cần đạt Câu 1: Thuế l gì? Vai trị của thuế? Kể tn Câu 1 một số loại thuế ở nước ta hiện nay?  Thuế l gì? Thuế l một phần thu nhập m cơng dn v tổ chức kinh tế cĩ nghĩa vụ nộp vo ngn sch nh nýớc ðể chi tiu cho những cơng việc chung.  Vai trị của thuế - Ổn ðịnh thị trýờng - Ðiều chỉnh c cấu kinh tế - Gĩp phần ðảm bảo pht triển kinh tế theo ðịnh hýớng của nh nýớc.  Một số loại thuế ở nýớc ta Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiu thụ ðặc biệt, thuế gi trị gia tng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập c nhn… Câu 2: Vi phạm php luật l gì? Kể tn cc loại Câu 2 vi phạm php luật? Cho 1 ví dụ tương ứng Vi phạm pháp luật với mỗi loại vi phạm pháp luật? Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ x hội được pháp luật bảo vệ.  Các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm php luật hình sự (tội phạm) - Vi phạm pháp luật hành chánh - Vi phạm pháp luật dân sự - Vi phạm kỉ luật.  Ví dụ: Giết người; chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm; không trả nợ; quay cóp khi kiểm tra, thi cử. Câu 3 Câu 3: Hy viết 2 cu ca dao, tục ngữ nĩi về  Nữ thập tam, nam thập lục. nạn tảo hôn?  Lấy chồng từ thuở mười ba Đến năm mười tám thiếp đà năm con Ra đường thiếp hy cịn son Về nhà thiếp đ năm con cùng chàng..

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Câu 4: Trch nhiệm php lý l gì? Cho ví dụ?. Câu 4 Trch nhiệm php lý Trch nhiệm php lý l nghĩa vụ m cc c nhn, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.  Ví dụ: học sinh nghỉ học quá 45 ngày phải ở lại lớp, nộp phạt khi lái xe mô tô mà không đội mũ bảo hiểm,…. Câu 5: Bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung nào? Câu 5  Nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - Xây dựng lực lượng quốc phịng tồn dn - Thực hiện nghĩa vụ quân sự - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội - Bảo vệ trật tự an ninh x hội Câu 6: Hy giải thích cu nĩi sau: “Cĩ thể tch Câu 6 một người ra khỏi quê hương, nhưng ta  Ta không thể bắt buộc người khác không không thể tách quê hương ra khỏi trái tim được yêu quê hương của họ. ấy”? Câu 7: Tìm 2 cu ca dao (tục ngữ, thnh ngữ) Câu 7 về chủ đề quê hương, đất nước? - Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn - Muốn ăn bông súng mắm kho Thì vơ Đồng Tháp ăn no đ thm - Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ. - Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba… Câu 8: Em hy cho 2 ví dụ về việc thực hiện quyền tham gia quản lý nh nước, quản lý x Câu 8 hội ph hợp với lứa tuổi của mình?  2 ví dụ về việc thực hiện quyền tham gia quản lý nh nước, quản lý x hội ph hợp với lứa tuổi của em l: tham gia gĩp ý về việc xy dựng cc khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương, tham gia góp ý về việc xy dựng trường học… Câu 9: Trong các trường hợp dưới đây, Câu 9 trường hợp nào không phải chịu trách a) Người lái xe uống rượu say, gây tai nạn nhiệm pháp lý về hnh vi của mình? Vì sao? giao thông..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> b) Em bé 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy nhà của hàng xóm.  Trường hợp b không phải chịu trách nhiệm pháp lý về hnh vi của mình. Vì em b chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 10 Câu 10: Theo Luật Hôn nhân và gia đình  Cấm kết hôn nước ta, em hy cho biết những trường hợp - Người đang có vợ, có chồng. cấm kết hôn? - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Giữa những người cùng dịng mu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. - Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. - Giữa những người cùng giới tính. Câu 11: Câu 11 Có quan niệm cho rằng: “Hai người yêu  Em không đồng tình với quan niệm trn, vì nhau chỉ cần tổ chức đám cưới là đủ, không hơn nhn chỉ hợp php khi cĩ giấy chứng nhận cần phải đăng kí kết hôn”. Em hy cho biết ý đăng kí kết hôn. kiến của mình v giải thích tại sao? Câu 12 Câu 12:  Khai báo tạm trú, tạm vắng; báo cho chính Bảo vệ trật tự an ninh x hội l một nội dung quyền địa phương khi phát hiện các hành vi có của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, em hy cho một hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa số ví dụ của hoạt động này? phương và của đất nước,… 4.4. Tổng kết Không thực hiện 4.5. Hướng dẫn học tập  Đối với bài học ở tiết này - Học các câu hỏi ôn tập - Chú ý lấy ví dụ thực tế để thi Học kì II đạt kết quả tốt.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo Liên hệ thực tế về vấn đề phịng, chống HIV/AIDS tại địa phương để viết bài thu hoạch 5. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………….

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Tuần 35 – Tiết 34 Ngy dạy: 28/4/2014 NGOẠI KHĨA (HIV/AIDS) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức Gip học sinh hiểu su hn vấn ðề phịng, chống HIV/AIDS ở ðịa phýng, pht huy khả nng hịa nhập, tý duy, nắm bắt thực tế của HS. 1.2. Kĩ năng Học sinh biết cách cư xử đúng đối với vấn đề phịng, chống HIV/AIDS 1.3. Thái độ Tơn trọng v cĩ ý thức tốt trong việc phịng, chống HIV/AIDS 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Thực trạng phịng, chống HIV/AIDS tại địa phương. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên Tư liệu về vấn đề phịng, chống HIV/AIDS 3.2. Học sinh Liên hệ thực tế về vấn đề phịng, chống HIV/AIDS tại địa phương và viết bài thu hoạch 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 9A1:……………………………………………………………………………. 9A2:……………………………………………………………………………. 9A3:……………………………………………………………………………. 9A4:……………………………………………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: Không thực hiện 4.3. Tiến trình bi học.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> GV cho HS viết bi thu hoạch: Em hy nhận xt tình hình phịng, chống HIV/AIDS tại ðịa bn x Tn Ðơng v cho biết giải php khắc phục tình trạng ðĩ.. Tuần 36 – Tiết 35 Ngy dạy: 04/5/2014 THI HỌC KỲ II 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức Qua bi kiểm tra ðnh gi khả nng lĩnh hội kiến thức của HS. Từ ðĩ thấy ðýợc những ýu khuyết ðiểm nhằm cĩ biện php dạy v học thích hợp. 1.2. Kĩ năng Rèn cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, liên hệ bài học với thực tế. 1.2. Thái độ Giáo dục HS tính thật thà, nghiêm túc khi làm bài. 2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Tên chủ đề Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân Số câu: 1 Số điểm: 2. Vận dụng Thấp Cao. Cộng. HS biết những trường hợp cấm kết hôn. Số câu: 1 Số điểm: 2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. HS biết thuế l gì. Vai trị của thuế v một số loại thuế ở nước ta hiện nay. Số câu: 1 Số điểm: 2. Số câu: 1 Số điểm: 2. Vi phạm pháp luật và trách. Thông hiểu. Số câu: 1 2 điểm = 20%. Số câu: 1 2 điểm = 20% HS nêu được thế nào là vi.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> nhiệm php lý của cơng dn. phạm pháp luật, kể được tên các loại vi phạm pháp luật và cho được ví dụ tương ứng với mỗi loại vi phạm Số câu: 1 Số điểm: 3. Số câu: 1 Số điểm: 3 Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí x hội của cơng dn Số câu: 1 Số điểm: 1. HS cho được 2 ví dụ về việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí x hội ph hợp với lứa tuổi của mình Số câu: 1 Số điểm: 1. Số câu: 1 1 điểm = 10%. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. HS cho được ví dụ về hoạt động bảo vệ trật tự an ninh x hội Số câu: 1 Số điểm: 2. Số câu: 1 Số điểm: 2 Tổng số câu: 5 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100%. Số câu: 1 3 điểm = 30%. Số câu: 3 Số điểm: 5 50%. Số câu: 1 Số điểm: 3 30%. Số câu: 1 Số điểm: 2 20%. Số câu: 1 2 điểm = 20% Số câu: 5 Số điểm: 10.  Kiểm diện HS 9A1:……………………………………………………………………………. 9A2:……………………………………………………………………………. 9A3:……………………………………………………………………………. 9A4:……………………………………………………………………………. 3. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Theo Luật Hôn nhân và gia đình nước ta, em hy cho biết những trường hợp cấm kết hôn? (2 đ).

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Câu 2: Thuế l gì? Vai trị của thuế? Kể tn một số loại thuế ở nước ta hiện nay? (2 đ) Câu 3: Em hy cho 2 ví dụ về việc thực hiện quyền tham gia quản lý nh nước, quản lý x hội ph hợp với lứa tuổi của mình? (1 đ) Câu 4: Vi phạm php luật l gì? Kể tn cc loại vi phạm php luật? Cho 1 ví dụ tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật? (3 đ) Câu 5: Bảo vệ trật tự an ninh x hội l một nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, em hy cho một số ví dụ của hoạt động này? (2 đ) 4. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Câu 1  Cấm kết hôn 2đ - Người đang có vợ, có chồng. - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Giữa những người cùng dịng mu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. - Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. - Giữa những người cùng giới tính. Câu 2  Thuế l gì? Thuế l một phần thu nhập m cơng dn v tổ chức kinh tế cĩ nghĩa vụ nộp vo 2 đ ngn sch nh nýớc ðể chi tiu cho những cơng việc chung.  Vai trị của thuế - Ổn ðịnh thị trýờng - Ðiều chỉnh c cấu kinh tế - Gĩp phần ðảm bảo pht triển kinh tế theo ðịnh hýớng của nh nýớc.  Một số loại thuế ở nýớc ta Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân… Câu 3  2 ví dụ về việc thực hiện quyền tham gia quản lý nh nước, quản lý x hội ph hợp với lứa tuổi của em l: tham gia gĩp ý về việc xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em ở địa phương, tham gia góp ý về việc xy dựng trường học… 1đ Câu 4 Vi phạm pháp luật 3đ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ x hội được pháp luật bảo vệ.  Các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm php luật hình sự (tội phạm) - Vi phạm pháp luật hành chánh - Vi phạm pháp luật dân sự - Vi phạm kỉ luật.  Ví dụ: Giết người; chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm; không trả nợ; quay cóp khi kiểm tra, thi cử. Câu 5 Khai báo tạm trú, tạm vắng; báo cho chính quyền địa phương khi phát hiện 2đ các hành vi có hại cho trật tự, an ninh của nhà trường, của địa phương và.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> của đất nước,… 5. KẾT QUẢ V RT KINH NGHIỆM Số LỚP HS GIỎI TL KHÁ TL TB. TL. YẾU TL. KÉM TL. TB TRỞ LÊN. TL. 9A1 9A2 9A3 9A4 Cộng - Ưu điểm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… - Khuyết điểm: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… - Hướng khắc phục: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………….

<span class='text_page_counter'>(109)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×