Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GDCD 9- TUẦN 8- TIẾT 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.08 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 22/10/ 2020. Tiết 8. Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC I. Mục tiêu bài học- Giúp HS hiểu được 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. 2. Kĩ năng - Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ. - Có kỹ năng phân tích, đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống. 3. Thái độ - Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thống. 4. Định hướng phát triển năng lực - Giáo dục kĩ năng sống: xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, đặt mục tiêu, tư duy phê phán, tìm và xử lí thông tin. - Giáo dục đạo đức: HÒA BÌNH,TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG,TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC. + Biết tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - GD học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác. + Bác Hồ không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc mà còn phát huy truyền thống đó bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức của dân tộc nên đã trở thành tấm gương đạo đức trong sáng, cao đẹp tỏa sáng để mọi người noi theo. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của thầy- Máy tính, TLTK, Ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói về chủ đề, những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế. 2. Chuẩn bị của trò- Giấy khổ lớn và bút dạ, sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về chủ đề. III. Phương pháp/ KT 1. Phương pháp -Thảo luận theo nhóm 2. Kỹ thuật - Kỹ thuật: Động não,thảo luận nhóm * Tích hợp kỹ năng sống.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kỹ năng xác định giá trị, trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin. * Tích hợp GDQPAN: Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớ Ngày giảng Sĩ số Vắng p 9A 26/10/2020 44 9B 26/10/2020 44 2. Kiểm tra bài cũ( 3’) CÂU HỎI ( GV chiếu nội dung câu hỏi và gợi ý trên phông chiếu- Slides 2,3 HS quan sát, trả lời) 1/ ?Trong hợp tác Quốc tế Đảng và Nhà nước ta luôn tuân theo những nguyên tắc nào? 2/ Em hãy nêu một số công trình hợp tác tiêu biểu giữa nước ta với nước khác? ĐÁP ÁN 1/ Trong hợp tác Quốc tế Đảng và Nhà nước ta luôn tuân theo những nguyên tắc: - Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. - Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. - Bình đẳng và cùng có lợi. - Giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. - Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. * Một số công trình hợp tác tiêu biểu: - Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển ( TP. Uông Bí- Quảng Ninh ) - Cầu Cần Thơ ( Việt Nam- Nhật Bản ) - Cầu Mĩ Thuận ( Việt Nam- Ô-xtrây- li-a) 3. Bài mới * Giới thiệu bài mới (1’) 3.1.Hoạt động 1: Khởi động- Giới thiệu bài - Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. - Thời gian: (1 phút.) - Phương pháp: Trực quan Kĩ thuật: Phân tích hình ảnh - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu - Giáo viên sử dụng 2 bức tranh miêu tả 2 phong tục tập quán của Việt Nam.( GV chiếu 2 bức tranh trên phông chiếu- Slides 4,5,6, HS quan sát, trả lời).

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ? Đây là truyền thống gì của dân tộc ta? - Học sinh trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét,đánh giá. - Giáo viên : Truyền thống nói chung và các phong tục tập quán nói riêng, lao động cần cù là giá trị tinh thần, vật chất vô giá của dân tộc ta. Để hiểu rõ hơn, cô trò ta cung đi tìm hiểu tiết 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc( t1) 3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Lắng nghe, quan sát và đàm thoại tìm hiểu vấn đề - Mục đích: Cung cấp cho học sinh một số hình ảnh, thông tin về Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình. - Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, câu chuyện Hoạt động của GV và HS Hoạt động : GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần ĐVĐ - Gọi học sinh đọc 2 câu chuyện- sgk (23-24) - Giáo viên giao câu hỏi cho lớp ; Thảo luận nhóm ( 3’) GV chi lớp làm 6 nhóm: nhóm 1,3,5 tìm hiểu về câu chuyện thứ nhất/SGK-23 - Nhóm 2,4,6 tìm hiểu về câu chuyện thứ 2/ SGK-24 -Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí, đại diện nhóm trình bày -GV chiếu- Slides 7 ? Nhóm 1- Câu 1: Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? - Lòng yêu nước thể hiện: + Tinh thần yêu nước sôi nổi, kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. + Thực tiễn đã chứng minh điều đó: +) Trong quá khứ lịch sử: Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo... +) Trong k/c chống kháng chiến chống Mỹ: Các chiến sỹ ngoài mặt trận, các công chức ở hậu phương, phụ nữ cũng tham gia kháng chiến, các Bà Mẹ anh hùng, người dân thi đua sản xuất... ?Nhóm 1- Câu2: Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì? - Những tình cảm những việc làm tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước.. Ghi bảng I. Đặt vấn đề. 1. “Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta” - Lòng yêu nước được thể hiện: + Tinh thần yêu nước sôi nổi, kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Tích hợp GDQPAN: Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. ? Em hãy kể những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kì chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc? VD: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… - Chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai… Nhóm 2- Câu 1: Cụ Chu Văn An là người như thế nào? - Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng ở đời Trần. - Cụ có công đào tạo những nhân tài cho đất nước. - Học trò của cụ nhiều người là nhân vật nổi tiếng. - Giáo viên bổ sung: Phạm Sư Mạnh là học trò của cụ Chu Văn An, giữ chức Hành Khiển (1 chức quan to) ?Nhóm 2- Câu 2: Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì? - Học trò cũ của cụ tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng một người học trò kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn tôn trọng thầy giáo cũ. - Cách cư xử của học trò Chu văn An thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta. Giáo viên nêu hành vi của học trò cũ của cụ Chu Văn An. + Đứng giữa sân vái chào nhà + Chào to kính cẩn + Không dám ngồi sập + Xin ngồi ghế kế bên, trả lời cặn kẽ mọi việc. - GV cho đại diện nhóm trình bày. GV chiếu- Slides 8,9 -Các nhóm nhận xét chéo kết quả thảo luận theo thang điểm 10, GV thu lại phiếu, nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận. ? Qua 2 câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? + Lòng yêu nước của dân tộc ta là truyền thống quý báu đó là truyền thống yêu nước giữ mãi đến ngày hôm nay. + Biết ơn kính trọng thầy cô dù mình là ai, đó là truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An. GV : cho HS lấy ví dụ thực tê, liên hệ bản thân. HS tự bộc lộ HS khác nhận xét GV nhận xét - Trên đây mới chỉ là 2 trong số các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi vào phần tiếp theo của bài.. 2. “Chuyện về một người thầy” - Cách cư xử của học trò cụ Chu văn An thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Điều chỉnh, bổ sung giáo án………………………………. …………………………………………………………….. ……………………………………………….. II. Nội dung bài học Hoạt động :Tìm hiểu nội dung bài học - Mục đích: HS biết khái quát thành nội dung bài học + Thế nào là truyền thống + Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào? Ý nghĩa của các truyền thống đó? + Chủ trương của Đảng và nhà nước ta. - Thời gian: 20 phút. - Phương tiện, tư liệu: Giấy tô ki, bút dạ - Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, hỏi và trả lời ? Qua phân tích em hiểu truyền thống là gì? - Giá trị tinh thần như : Tư tưởng, đức tinh, lối sống, cách 1. Khái niệm ứng xử tốt đẹp. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.. ? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì? - Giáo viên bổ sung: yêu nước, Chống ngoại xâm, nhân nghĩa, cần cù lao dộng, hiếu cha mẹ, kính thầy mến bạn.... kho tàng văn hóa, áo dài Việt Nam, tuồng chèo, dân ca..........( GV chiếu Slides 10,11 cho HS quan sát trên phông chiếu 1 số truyền thống của dân tộc) GV : Tiết trước cô giao nhiệm vụ trong phiếu học tập, chia lớp làm 2 nhóm tìm hiểu về các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta và các loại hình nghệ thuật dân gian. Sau đây,2 nhóm sẽ lên trình bày. HS nhận xét GV nhận xét, đánh giá *Tích hợp liên môn- Ngữ văn ?Em hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS trình bày HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, bổ sung, chiếu Slides 12. 2. Dân tộc ta có những truyền thống + Yêu nước + Đoàn kết + Nhân nghĩa + Cần cù lao động + Hiếu học + Tôn sư trọng đạo + Hiếu thảo + Truyền thống văn hóa (các tập quán tốt đẹp...) + Nghệ thuật (tuồng, chèo, các làn điệu dân ca...).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo viên kết luận : Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời, Với mấy nghìn năm văn hiến. Chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử đó là những truyền thống mang tích chất tích cực. ? Theo em, bên cạnh truyền thống dân tộc mang ý nghĩa tích cực còn có những thói quen, lối sống tiêu cực không? Nêu 1 vài ví dụ minh hoạ? - Giáo viên liệt kê các ý kiến của học sinh lên bảng ( theo mẫu) Tích cực - Truyền thống yêu nước - Truyền thống đạo đức - ruyền thống đoàn kết - Truyền thống cầ cù lao động - Tôn sư trọng đạo - Phong tục tập quán lành mạnh. Tiêu cực - Tập quán lạc hậu - Nếp nghĩ, lối sống tuỳ tiện - Coi thường pháp luật - Tư tưởng địa phương hẹp hòi - Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội lãng phí, mê tín dị đoan. ? Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục? GV chiếu Slides 13 + Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu gọi là phong tục. + Ngược lại, truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu gọi là hủ tục. GV bổ sung chiếu Slides 14,15: mê tín dị đoan, hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ. ? Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Giáo viên giải thích: + Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc cần có nguyên tắc, chọn lọc, tránh và loại bỏ những hủ tục. + Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc là giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời học hỏi tinh hoa văn hoá nhân loại. Mỗi dân tộc muốn phát huy cần giao lưu học hỏi và tôn trọng truyền thống các dân tộc khác để làm giàu và bổ sung cho dân tộc mình. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Mỗi công dân Việt Nam nói chung và là học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiết sau sẽ tìm hiểu rõ hơn Ví dụ: + Truyền thống thờ cúng tổ tiên. + Truyền thống áo dài Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Truyền thống ẩm thực Việt Nam. + Truyền thống hát những làn điệu dân ca. + Giao lưu văn hoá với các nước. + Giao lưu thể thao. + Giao lưu du lịch. + Tổ chức Festival âm nhạc: Na-uy- Ấn Độ - Việt Nam. Điều chỉnh, bổ sung giáo án…………………………… …………………………………………………………… ………………………………………………………….. GV cho HS làm bài tập 1/ SGK-25 GV chiếu Slides 16 HS quan sát/ phông chiếu, trả lời, GV ghi kết quả trên bảng. *BT : GV chiếu Slides 17,18 ? Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu? Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao? HS: - Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì ngoài truyền thống đánh giặc, dân tộc ta còn có rất nhiều truyền thống tốt đẹp khác như: “đoàn kết, nhân ái, cần cù lao động...” Hoạt động của GV và HS. Ghi bảng 3. Ý nghĩa, tác dụng của việc kế Hoạt động : GV hướng dẫn HS tìm hiểu ND thừa và phát huy truyền thống bài học/ PC chiếu 1 số hình ảnh về truyền - Tài sản vô cùng quí giá góp phần thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp) tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân. ? Truyền thống của dân tộc có ý nghĩa gì? - Tài sản vô cùng quí giá góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của 4. Trách nhiệm của chúng ta mỗi cá nhân. - Bảo vệ, kế thừa và phát huy ? Chúng ta cần phải làm gì và không nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc. tốt đẹp của dân tộc? - Tránh có thái độ, hành vi chê bai phủ nhận - Tự hào truyền thống dân tộc, phê truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm trì trệ, hoặc ca ngợi Chủ nghĩa Tư bản, sính phá hoại đến truyền thống của dân ngoại, đua đòi........ tộc - Giáo viên dùng phiếu bài tập - Cả lớp trả lời và vào phiếu bài tập - Giáo viên kết luận, chuyển ý Điều chỉnh, bổ sung giáo án…………….. …………………………………………… ………………………………………….. 3.3. Hoạt động 3: Thực hành hướng dẫn luyện tập những nội dung kiến thức đã học.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử có văn hóa, có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Thời gian: 5 phút. - Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, III. Bài tập ? BT1: Những thái độ hành vi nào sau đậy thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS: Làm việc cá nhân. ? BT2: Hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống tốt đẹp của một truyền thống ở quê em? ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Bài 1 ( sgk-25-26) - Ý kiến đúng: a,c,e,g,h,i,l ? Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp Bài 2(sgk- 26) của dân tộc và địa phương? - HS tự tìm hiểu. HS: Làm việc theo nhóm - Báo cáo trước lớp - Đại diện nhóm trình bày Bài 3 ( sgk-26) ý kiến đúng : a,b,c,e Bài 4 - Kính trọng lễ phép với thầy cô - Vâng lời ông bà cha mẹ - Chăm học, chăm làm - Đoàn kết với bạn bè - Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn; giúp đỡ bạn bè - Lao động dọn dẹp và chăm sóc các phần mộ của các liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương... * Điều chỉnh, bổ sung giáo án.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................ 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, sáng tạo. - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huống rèn luyện cách ứng xử có văn hóa, tìm bài thơ, bài hát, bài báo, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, các tấm gương người thực, việc thực ở địa phương về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Thời gian: 3 phút. - Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện, bài thơ, bài hát, bài báo, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, các tấm gương người thực, việc thực ở địa phương về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút. - Phương án 1: + Tổ chức học sinh chơi trò chơi sắm vai. ? Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Học sinh tự phân vai, viết lời thoại, thể hiện tiểu phẩm. + Cả lớp nhận xét góp ý. - Phương án 2: Thi hát về những làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước. + Tự do hát. + Cùng tham gia hát theo nhóm, tổ. - Giáo viên kết luận toàn bài: Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ 3.5. Hoạt động 5: GV Hướng dẫn HS về nhà - Mục tiêu: GV hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài. Chuẩn bị nội dung của tiết học sau theo gợi ý, hướng dẫn. - Thời gian: 2 phút. - Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống. - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm. - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi và trả lời. - Về nhà học bài đầy đủ, biết lấy dẫn chứng minh hoạ. - Bài tập về nhà 5 ( sgk 26) - Ôn tập toàn bộ nội dung từ đầu năm tới nay để tiết sau kiểm tra giữa học kỳ I. + Tự chủ. + Dân chủ và kỉ luật. + Bảo vệ hòa bình. + Hợp tác cùng phát triển. + Kế thừa và phát huy truyền thống....

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×