Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TỰ CHỌN VĂN 9- TUẦN 6- TIẾT 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.03 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 07/10/2021 Tiết 4 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VĂN BẢN CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ghi nhớ, hệ thống lại những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Rèn cho các em giới thiệu tác giả, tác phẩm văn học Trung đại bằng đoạn văn thuyết minh. + Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích nhân vật. - Kĩ năng sống: giao tiếp, tư duy phê phán ... 3. Thái độ - Giáo dục học sinh biết cảm thông và yêu thương con người, trân trọng người phụ nữ. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. II.CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu, máy chiếu... - Hs: xem lại kiến thức trong SGK 8, xem lại bài “Chuyện người con gái Nam Xương”. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở... - KT: động não, thực hành, trình bày 1 phút... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Lớ Ngày Sĩ Vắng p giảng số 9A 35 9C 31 2. Kiểm tra bài cũ (3’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới (1’) Giới thiệu bài Hôm nay cô trò chúng ta sẽ củng cố kiến thức và luyện tập văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (8’) Mục tiêu: HDHS nhắc lại kiến thức về “văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. Hình thức tổ chức: dạy học theo lớp PP-KT: thuyết trình, vấn đáp tái hiện, trình bày 1 phút GV yêu cầu nhắc lại I. Củng cố kiến thức kiến thức 1. Tác giả, tác phẩm *Tác giả: ? Nêu nét chính về tác - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm giả Nguyễn Dữ và tác mất) người huyện Trường Tân, Hải phẩm Truyền kì mạn Dương. lục? - Là học trò của Nguyễn Bỉnh khiêm HS trình bày 1 phút - Sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. - Là người học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi về ở ẩn, viết sách nuôi mẹ già. *Tác phẩm: ? Nêu những nét chính -Truyền kì mạn lục: ghi chép tản mạn về nội dung và nghệ những điều kì lạ vẫn được lưu truyền, thuật của văn bản viết bằng chữ Hán “Chuyện người con gái 2. Tác phầm “Chuyện người con gái Nam Xương”? Nam Xương” - “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của tác phẩm này (truyện thứ 16). Truyện dựa trên cốt truyện dân gian “Vợ chàng Trương”. - Chuyện viết về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương. Qua đó, nhằm thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Nghệ thuật: Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. Bố cục chặt chẽ. Tình huống truyện hấp dẫn li kì. Kết hợp yếu tố kì ảo, hoang đường..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chỉnh sửa, bổ sung: ......................................................................................................... ......................................................................................................... .......................................................... * Hoạt động 2: (27’) Mục tiêu: HDHS Luyện tập củng cố kiến thức Hình thức tổ chức: dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm PP-KT: động não, thực hành, viết tích cực II. Luyện tập Bài 1: Bài 1: Kể tóm tắt văn bản “Chuyện GV đọc yêu cầu bài người con gái Nam Xương”. tập Gợi ý: GV yêu cầu 3 HS kể tóm - Vũ Nương là một người phũ nữ đức tắt văn bản. HS khác hạnh vẹn toàn, chính vì vậy Trương nhận xét. Sinh đã bỏ ra một trăm lạng vàng để GV nhận xét, sửa chữa, cưới nàng về làm vợ. ghi điểm. - Cuộc chiến tranh xảy ra. Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, phụ dưỡng, lo ma chay cho mẹ chồng chu đáo. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về, bi kịch hạnh phúc gia đình xảy ra chỉ vì cái bóng vô tình. - Vũ Nương đã phải chứng minh phẩm hạnh của mình bằng cái chết tại bến sông Hoàng Giang. - Khi Trương Sinh hiểu ra sự thật, thâu hiểu nỗi oan của vợ thì đã quá muộn. - Trương Sinh lập đàn thờ giải oan Vũ HS trao đổi, thảo luận Nương chỉ hiện về trong giây phút với theo bàn câu nói thật đau lòng rồi biết mất. 2, 3 nhóm trình bày ý Bài 2: Em có ý kiến gì về chi tiết kì ảo kiến cuối cùng trong truyện “Chuyện người GV chuẩn kiến thức con gái Nam Xương”? Chi tiết kì ảo cuối cùng trong truyện là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương đã hiện về, ngồi trên kiệu hoa, theo sau có đế năm mươi cỗ xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, nhưng chỉ ở giữa dòng rồi nói vọng vào lời từ biệt, trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ dần mà biến.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV đọc yêu cầu bài tập Học sinh làm việc cá nhân, gọi từ 3 – 5 HS trình bày. HS khác nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa, ghi điểm. GV lựa chọn 1 số bài để chấm. đi mất. Chi tiết này góp phần hoàn chỉnh thêm nét đẹp trong tính cách Vũ Nương, trước sau nàng vẫn là người thủy chung, đức hạnh, vị tha. Nàng vô tội, nên đã được tiên cứu và ở thế giới ấy nàng được đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. Đây là mộ kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ nghìn đời của nhân dân: người tốt sẽ được đền trả, oan thì được giải. Song nó không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Tất cả chỉ là ảo ảnh trong thoáng chốc, chia lìa vĩnh viễn, hạnh phúc mất đi không thể có lại được nữa. Nỗi oan khổ của người phụ nữ không hóa giải được. Giấc mơ cũng chỉ là lời cảnh tỉnh. Lời từ biệt ngậm ngùi của Vũ Nương như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến xưa kia không có đất sống cho người phụ nữ. Giá trị tố cáo và ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm thêm sâu sắc qua chi tiết kết thúc này. Bài 3: Viết đoạn văn (15 – 20 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.. Chỉnh sửa, bổ sung: ......................................................................................................... ......................................................................................................... .......................................................... 4. Củng cố (2’) - Gv đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập. - Xem lại kiến thức về văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. - Chuẩn bị bài sau: Củng cố kiến thức văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”(hồi thứ 14)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×