Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Văn 7 tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.24 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 17 / 12/ 2020 Tiết 61 ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm. - Phân biệt tự sự, miêu tả, yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm trong văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Cách lập ý và lập dàn bài cho đề văn biểu cảm, cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm. - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm -Tạo lập văn bản biểu cảm - Nhận biết, phân tích đặc diểm của văn bản biểu cảm - KNS: + Ra quyết định. + Giao tiếp. 3. Thái độ: yêu mến và có lòng ham thích viết bài văn biểu cảm. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. - Giáo dục đạo đức: quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người; thể nghiệm với thái độ trân trọng, yêu thương, trách nhiệm trước cuộc sống, con người; làm giàu thêm hiểu biết, tình cảm, thái độ, kỹ năng sống cho bản thân. II. Chuẩn bị - GV: nghiên cứu SGK, Soạn bài, TLTK, bảng phụ - HS: soạn bài III. Phương pháp – Kĩ thuật: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, thực hành có hướng dẫn - KT: hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A. 34. 7B. 34. 2- Kiểm tra bài cũ (5’).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Thế nào là văn biểu cảm? Nêu dàn bài của bài văn biểu cảm? - Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với TG xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. 3- Bài mới 3.1. Khởi động - Thời gian: 2p - Phương pháp: thuyết trình. Ở những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhiều về thể loại văn biểu cảm, tiết này chúng ta cùng ôn tập văn biểu cảm. 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học - Mục tiêu: Hướng dẫn HS so sánh văn I. Nội dung ôn tập. biểu cảm với tự sự, miêu tả 1. Sự khác nhau giữa văn biểu - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình, cảm; văn miêu tả và văn tự sự: thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ. - Thời gian: 15p ? Thế nào là văn biểu cảm? - 2 HS trình bày -> GV chốt ? Nhắc lại hiểu biết của em về văn tự sự và miêu tả đã học ở lớp 6? ? So sánh điểm khác nhau giữa 3 loại văn bản: Biểu cảm, miêu tả, tự sự? GV chia lớp thành 3 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho ba nhóm HS: Thảo luận (3’) Đại diện nhóm nhanh nhất trả lời HS: nhận xét GV đánh giá và chốt - HS nêu -> GV ghi bảng ôn tập Miêu tả Tự sự Biểu cảm + KN: - Tái hiện đối + KN: Kể lại một câu + KN: Nhằm biểu đạt chuyện (sự việc) có đầu, có tình cảm, cảm xúc, sự tượng (người,vật, cuối, có nguyên nhân diễn đánh giá của con người cảnh) dựng lại một chân dung đầy đủ, chi biến, kết quả nhằm tái hiện đối với thế giới xung lại những sự kiện hoặc kỷ quanh, khêu gợi sự tiết, sinh động giúp đồng cảm. hình dung rõ ràng đối niệm trong ký ức để người nghe, người đọc hiểu, nhớ - Biểu cảm trực tiếp và tượng ấy. và kể lại được. biểu cảm gián tiếp qua + Đối tượng: con miêu tả- tự sự. người, phẩm chất, đồ + Đối tượng: con người, phẩm chất, đồ vật qua + Đối tượng: bộc lộ TT, vật tình cảm qua kể, miêu + Đặc điểm: khi miêu những s/v có mở đầu, diễn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tả có cảm xúc, TT nhưng không phải là chủ yếu. biến kết thúc + Khi kể có miêu tả và biểu cảm nhưng chỉ là thứ yếu. ? Tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm có vai trò gì? Có nhiệm vụ như thế nào? Nêu VD? - Làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc nếu không tình cảm và cảm xúc sẽ mơ hồ, không cụ thể. tả không cụ thể, hoàn cảnh + Chọn chi tiết, đặc điểm tiêu biểu có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc. 2. Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm - Tự sự và miêu tả gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc - Tự sự và miêu tả để khơi gợi cảm xúc là phương tiện để bộc lộ cảm xúc do cảm xúc chi phối, không nhằm mục đích kể chuyện và miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh + Tự sự: tái hiện sự việc + Miêu tả: Dựng chân dung đối tượng (sự vật, con người) + Biểu cảm: Thái độ, cách đánh giá của người nói qua viết qua tự sự, miêu tả 3. Bố cục và phương thức biểu đạt trong văn biểu cảm ? Nêu bố cục của bài văn biểu * Các bước làm bài văn biểu cảm cảm? Các bước làm? Cách lập a. Tìm hiểu đề, tìm ý ý? b. Lập dàn ý HS: trả lời cá nhân c. Viết bài HS: nhận xét d. Sửa bài GV đánh giá và chốt: * Cách lập ý a. Liên hệ hiện tại với tương lai b. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước c. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại d. Quan sát, suy ngẫm * Bố cục bài văn biểu cảm về TPVH: 3 phần * Bố cục bài văn biểu cảm TPVH a. Mở bài: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm b. Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên c. Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm 4. Phương thức biểu đạt ? Văn biểu cảm thường dùng + Trực tiếp: qua lời than....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> những phương thức biểu đạt + Gián tiếp: qua phương thức tự sự và nào? miêu tả ? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? - ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ ? Người ta nói trong văn biểu cảm, ngôn ngữ gần với thơ hơn em có đồng ý không? Vì sao? - Có. Vì có mục đích biểu cảm như thơ 3.3. Luyện tập - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học. - Phương pháp: thảo luận, thuyết trình, thực hành có hướng dẫn - Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 18p Tìm ý cho đề: Cảm nghĩ về mùa xuân GV chia lớp thành 3 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho ba nhóm HS: Thảo luận (3’) Đại diện nhóm nhanh nhất trả lời HS: nhận xét GV đánh giá và chốt 1.Tìm hiểu đề: - Thể loại: Văn biểu cảm - Đối tương biểu cảm: Mùa xuân. - Yêu cầu: Bày tỏ, thái độ, tình cảm, sự đánh giá đối với mùa xuân. 2.Tìm ý và lập dàn ý: * Tìm ý: Cảm nghĩ mùa xuân bắt đầu từ ý nghĩa của nó đối với con người: - Mùa xuân đem về cho mỗi người thêm một tuổi trong đời. + Với thiếu nhi: Mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành. - Mùa xuân là mùa của thiên nhiên như thế nào? - Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định… - Với những ý nghĩa trên, mùa xuân đem lại những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ như thế nào? * Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về mùa xuân. b. Thân bài: Những biểu hiện tình cảm, cảm xúc sự đánh giá về mùa xuân. - Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm của thiên nhiên. + Cây cối đâm chồi, nảy lộc… + Trăm hoa đua nở. + Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài đầy giá lạnh….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Mưa xuân… + Chim chóc… + Thời tiết, khí hậu, cảnh sắc…đ tràn đầy sức sống mới. - Mùa xuân của con người: + Mỗi người thêm một tuổiđ vững vàng hơn, từng trải hơn… + Đánh dấu sự trưởng thành đối với trẻ em, đánh dấu niềm hạnh phúc bất tận của trẻ em… + Đem đến nhiều niềm vui, hạnh phúc, đoàn tụ, mọi nỗi buồn, lo toan… để lại sau lưng… + Mùa xuân của sự khởi đầu: 1 năm mới, một kế hoạch mới, một dự định mới với bao niềm tin tưởng, hi vọng… - Cảm xúc: Ai cũng yêu mùa xuân: yêu người, yêu cảnh, yêu cuộc sống…con người cũng yêu nhau hơn, gần gũi hơn… + Mùa xuân đem lại những cảm xúc bâng khuâng, rạo rực… c. Kết bài: Ấn tượng về mùa xuân 3. Viết bài: - HS: viết một vài đoạn văn dựa vào dàn ý đã lập ở trên. 4. GV + HS: Bổ sung hoàn chỉnh - chữa bài: 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút + GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm đọc các bài văn biểu cảm xuất sắc + Nếu không có tự sự và miêu tả thì có biểu cảm được không? 4. Hướng dẫn về nhà : (2’) * Đối với tiết học này: - Ôn lại văn biểu cảm, tập viết bài hoàn chỉnh với đề bài tập * Đối với tiết học sau - Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho các đề văn biểu cảm: Viết về tình cảm mà em dành cho người thân yêu của mình. Ngày soạn: 17 / 12/ 2020 Tiết 62 ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM Mục tiêu, chuẩn bị như tiết 61 III. Phương pháp – Kĩ thuật:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, thực hành có hướng dẫn - KT: hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A. 34. 7B. 34. 2- Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong giờ học 3- Bài mới 3.1. Khởi động - Thời gian: 2p - Phương pháp: thuyết trình. Tiết học trước, cô và các bạn đã cùng ôn tập, củng cố lý thuyết về văn biểu cảm. Để có kỹ năng viết văn biểu cảm tốt, giờ này cô và các bạn sẽ cùng luyện tập viết văn biểu cảm 3.2. Luyện tập, vận dụng - Mục tiêu: - Thời gian: 2p - Phương pháp: thuyết trình. - GV ra đề bài, chia nhóm gợi ý hướng dẫn HS làm. - HS làm việc theo nhóm, báo cáo kết quả - Lớp bổ sung, GV chốt Bài 1: Sau khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến em hãy viết đoạn văn từ ( 5 đến 7 câu ) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm tình bạn trong bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng đại từ ( gạch chân dưới đại từ có trong đoạn ). * Gợi ý: Yêu cầu về hình thức: HS viết đúng hình thức một đoạn văn từ đảm bảo tính liên kết, viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, có sử dụng đại từ. Gạch chân dưới đại từ có trong đoạn Yêu cầu về nội dung: Hs có nhiều cách bày tỏ suy nghĩ của bản thân về tình bạn trong bài thơ. Cần đạt những ý cơ bản sau: + Khẳng định “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay nhất về đề tài tình bạn. + Bài thơ đã bộc lộ một tình bạn đậm đà, thắm thiết bất chấp mọi điều kiện, hoàn cảnh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Tác giả đã đùa vui khi cố dựng lên một hoàn cảnh hoàn toàn không có một thứ vật chất gì để thiết đãi bạn đến chơi. Cuối cùng kết lại bằng câu “ Bác đến chơi đây ta với ta” để khẳng định tình cảm tri kỉ giữa hai người bạn già. + Đây là tình bạn đáng để người đời học tập Bài 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ láy, hai từ Hán Việt. * Gợi ý: - Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. - Trên cuộc hành trình dài vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước". - "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình, để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước", "một mảnh tình riêng, ta với ta". => Thể hiện nỗi buồn người xa xứ, tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước , nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại. - Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ. Bài 3. Em hãy viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về than phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? * Gợi ý: - Bánh trôi nước là bài thơ tiêu biểu viết về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. - Người phụ nữ hiện lên đẹp đẽ với ngoại hình xinh xắn, đáng yêu đáng mến + Họ không chỉ đẹp vẻ bề ngoài mà còn rất thanh cao, trong sáng về tâm hồn. + Dẫu cho cuộc đời vùi dập, cân đong họ vẫn giữ một "tấm lòng son" trung trinh nguyên vẹn. + Số phận của những người phụ nữ luôn phải phụ thuộc vào xã hội, vào cha, vào chồng, vào con: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Họ không được quyết định cuộc sống của chính mình. + Số phận họ còn long đong, lận đận, chìm nổi với cuộc mưu sinh nhọc nhằn. = > Bài thơ giúp ta đồng cảm chân thành tha thiết đối với số phận của họ. Bài 4.Cảm nghĩ về người thân Gợi ý: Mở bài: - Giới thiệu về mẹ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời. Thân bài: a. Cảm nhận về ngoại hình – Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi – Mẹ em không cao lắm và hơi tròn. – Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền. – Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng. – Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc. b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ – Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành. – Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em. – Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi. – Điềm tĩnh xử lý mọi việc. c. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ – Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em. – Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt. d. Vai trò người mẹ với em – Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái. – Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất. – Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập. – Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ. - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ. - Tình yêu của mẹ dành cho con (Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...). - Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ (dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...). - Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôn ủng hộ ta. - Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào (thật tha thiết, bao la và ấm áp,...). - Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ). - Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta). Kết bài: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ. 3.3. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Thời gian: 2 phút + GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm đọc các bài văn biểu cảm xuất sắc + Đọc tìm hiểu thêm về các phương pháp viết văn biểu cảm 4. Hướng dẫn về nhà : (2’) * Đối với tiết học này: - Ôn lại văn biểu cảm, tập viết bài hoàn chỉnh với đề bài tập * Đối với tiết học sau - Chuẩn bị bài” Sài Gòn tôi yêu” + Đọc kĩ VB + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm + Tìm hiểu lịch sử thành phố Sài Gòn( mỗi nhóm một sản phẩm, gồm cả tranh ảnh) + Trả lời các câu hỏi SGK + Thể loại tùy bút + Bố cục VB + Phương thức biểu đạt _________________________________ Ngày soạn: 28 / 11 / 2018 Tiết 63 Đọc thêm văn bản: SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS cảm nhận được nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người Sài Gòn. - Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt của tác giả về Sài Gòn. 2. Kĩ năng: - KNBH: Đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miểu tả và biểu cảm…Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những biểu hiện cụ thể. - KNS: tự nhận thức được vẻ đẹp của Sài Gòn thông qua văn bản; giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân về việc cảm nhận vẻ đẹp của Sài Gòn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm. - Giáo dục đạo đức: Tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước tươi đẹp: phong vị, nét đẹp văn hóa và lối sống của người Việt Nam; cảnh sắc thiên nhiên và con người của mỗi miền quê. Tôn trọng, có trách nhiệm bảo tồn những giá trị truyền thống. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu chuẩn kiến thức, SGK, soạn bài, TLTK, ảnh về Sài Gòn - HS: Đọc, soạn bài III. Phương pháp – Kĩ thuật: - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, phân tích, đọc sáng tạo, nhóm; - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1p IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A. 34. 7B 34 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Qua bài viết: Một thứ quà của lúa non Cốm, em hãy cho biết, tg có những cảm nghĩ ntn về nguồn gốc, vẻ đẹp, giá trị và về sự thưởng thức cốm ? a. Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm => Cốm được kết tinh từ hương trời, sữa lúa, từ tinh tuý của thiên nhiên, từ tâm hồn con người. b. Cảm nghĩ về vẻ đẹp và giá trị của Cốm -> Cốm mang giá trị tinh thần, giá trị văn hóa nên phải trân trọng giữ gìn và tự hào về truyền thống văn hóa đó c. Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm - ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ - Thưởng thức cốm là văn hóa ẩm thực, thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước 3- Bài mới 3.1. Khởi động - Thời gian: 2p - Phương pháp: thuyết trình. GV hỏi HS ? Em biết gì về thành phố Sài Gòn - HS trình bày, bổ sung - trình chiếu hình ảnh về thành phố Sài Gòn và giới thiệu “Ai đi Nam Bộ....rực rỡ trên vàng” Sài Gòn là thành phổ lịch sử hơn 300 năm. Từ 4/1975 được đổi tên là TPHCM. Hiện nay là trung tâm KT và có số dân đông nhất cả nước.Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay – Sài Gòn trước kia đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> và ngày càng lớn mạnh trở thành một đô thị lớn nhất. Để hiểu một phần nét đặc trưng của Sài Gòn chúng ta hãy tìm hiểu bài tùy bút “Sài Gòn tôi yêu” 3.2. Hình thành kiến thức: Hoạt động của Gv và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 I. Giới thiệu chung: - Mục tiêu: học sinh nắm được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. - Minh Hương quê Quảng - Kĩ thuật: trình bày 1 phút Nam, là nhà văn thiên về bút - Thời gian: 5p kí. GV chiếu chân dung tác giả Minh Hương. ? Em hãy giới thiệu về tác giả? HS: Trình bày dựa trên sự chuẩn bị ở nhà. HS: nhận xét GV đánh giá, bổ sung và chốt: - Quê Quảng Nam, sống ở Sài Gòn trên 50 năm -> Ghi lại những cảm xúc tinh tế, dí dỏm mà sâu sắc về Sài Gòn. - Minh Hương (1924 - 2002) là Nhà văn, nhà giáo, tên thật là Lê Võ Đài gốc người Minh Hương, sinh năm 1924 tại huyện Điện Bàn, TX Hội An, tỉnh Quảng Nam. - Thuở nhỏ học ở Hội An, đến năm 20 tuổi ông theo gia đình vào lập nghiệp ở Sài Gòn với nhiều nghề như: y tá, dạy tư, viết báo. - Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông tham gia Cách mạng làm cán bộ Đoàn trường Thanh niên, Học sinh Cứu quốc Sài Gòn - Chợ Lớn, nguyên cán bộ Sở Giáo dục TP HCM. - Những năm 1950 - 1975 ông là cộng tác 2. Tác phẩm viên với các báo: Việt Nam học đường, Tiếng - Là bút kí in trong tập “Nhớ chuông, Tiến Bộ... tại Sài Gòn. Sài Gòn” (1994) Sau năm 1975 ông cộng tác với các báo Sài - Sài gòn là thành phổ lịch sử Gòn giải phóng, Tuổi trẻ... và các báo khác. hơn 300 năm. Từ 4/1975 được Ông mất ngày 28 tháng 10 năm 2002 tại TP. đổi tên là TPHCM. Hiện nay là trung tâm KT và có số dân HCM. đông nhất cả nước. ? Nêu vài nét về tác phẩm? - “Nhớ Sài Gòn” là tập thơ nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn (xuất bản 1994) II. Đọc – hiểu văn bản Hoạt động 2: 1. Đọc - tìm hiểu chú thích - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Phương pháp: vấn đáp, thyết trình, đọc sáng tạo, phân tích,, giảng bình, nhóm - Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 23p * GV nêu yêu cầu đọc: giọng tha thiết, sôi nổi - GV đọc một đoạn, gọi HS đọc nối tiếp ? Hs giải thích 1 vài từ khó trong Sgk ? Nêu bố cục của bài văn? Nội dung từng phần? - 3 phần: + P1: Từ đầu -> họ hàng: Ấn tượng chung về SG, tình yêu của tg với thành phố ấy. + P2: Tiếp -> hơn 5 triệu: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người SG. + P3: Còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả với SG. ? Thể loại ? – Tuỳ bút HS quan sát phần 1? ? Hình ảnh nào ghi nhận về vẻ đẹp Sài Gòn là sức sống của một đô thị trẻ? Nghệ thuật? Tác dụng? HS: Trao đổi nhóm bàn(2’) HS: đại diện nhóm nhanh nhất trả lời HS: Nhận xét GV đánh giá, chốt: + Ca ngợi vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn - Sài Gòn vẫn trẻ... tôi thì đương già -> So sánh phạm trù vô hạn với phạm trù hữu hạn - 300 năm so sánh với ngàn năm tuổi -> So sánh lịch sử hình thành và phát triển->Khẳng định: cái đô thị này còn xuân chán - Sài Gòn cứ trẻ hoài... đổi thịt -> Sức sống của thành phố ? Nhận xét gì về cách tạo hình ảnh và tác dụng của phép so sánh “Sài Gòn cứ trẻ hoài...”? - Cách tạo hình ảnh : + So sánh: Sài Gòn trẻ như cây tơ đương độ nõn nà + Tính từ: nõn nà + Thành ngữ: thay da đổi thịt... -> Tác dụng: thể hiện một cách gợi cảm sức trẻ Sài Gòn và cái nhìn tin yêu tự hào về thành. 2. Kết cấu, bố cục - Bố cục: 3 phần. – Thể loại: Tuỳ bút 3. Phân tích a) Vẻ đẹp và đặc điểm của Sài Gòn. - So sánh đa dạng -> tô đậm sự trẻ trung, sung mãn của Sài Gòn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> phố Sài Gòn * GV chuyển ý: Sự phát triển và tình cảm của tác giả ở đoạn 2 phong phú hơn, tinh tế hơn và nồng nàn hơn được bắt đầu bằng hình ảnh so sánh rất táo bạo. ? Nét đẹp thứ 2 của Sài Gòn được nhắc đến là gì? Nhận xét về cách miêu tả này? - T.nhiên, k.hậu nhiều nắng “nắng sớm ngọt ngào nhiều mưa bất chợt “ cây mưa... nhiều “chiều lộng gió nhớ thương khí hậu thay đổi nhanh -> Kết hợp miêu tả với biểu hiện cảm xúc (Tôi yêu nắng sớm...) -> Câu văn có hồn, gợi cảm xúc cho người đọc. ? Em có nhận xét chung ntn về thời tiết, khí hậu SG? - Cả năm nóng, hầu như ko có mùa đông, nắng mưa thất thường đột ngột. (Nắng nhiều, nắng vàng ươm) ? Sau nét đặc trưng về khí hậu SG, tác giả cho em hiểu thêm nét đáng quý nào trong cuộc sống ở SG? - Cuộc sống hòa hợp của mọi người SG. ? Vì sao ở đây chỉ toàn người Sài Gòn, mặc dù ko ít người gốc Bắc, Trung, Nam, Hoa...? - Vì SG cởi mở, dễ dàng mến khách, dễ hoà hợp với mọi người. Sài Gòn nơi hội tụ và hòa hợp của 4 phương không phân biệt nguồn gốc. GV: Đó là cách nhìn nhận rất riêng, là điểm tựa để tác giả khái quát “Sài Gòn bao giờ cũng dang 2 cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến”. ? Tại sao tác giả lại có thể miêu tả và bình luận một cách cụ thể tự tin như thế? - Tác giả sống gắn bó lâu năm với Sài Gòn - Tác giả coi Sài Gòn như quê hương mình ? Qua những ghi nhận của tác giả mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về Sài Gòn? ? Phong cách người Sài Gòn được đánh giá như thế nào? Em có nhận xét gì về phong cách rất riêng đó?. - Sài Gòn nắng (ngọt ngào); mưa -> thất thường đột ngột. - SG cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp với mọi người.. - Phong cách người Sài Gòn: tự nhiên, bộc trực, chân thành..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Ăn nói tự nhiên, dễ dãi - ít dàn dựng, tính toán Cởi mở, ngay thẳng, tốt bụng - Chân thành, bộc trực ? Với phong cánh con gái SG, em chú ý đến điều gì trong hình ảnh của họ ? - Nón vải trắng, áo bà ba trắng, dáng đi khoẻ khoắn, cười thiệt tình, tươi tắn... Khi gặp người lớn cúi đầu, chắp 2 tay lại và xá (vái) => Đó là cái đẹp khoẻ khoắn, giản dị trong cách ăn mặc; Cái đẹp trong cách chào hỏi, ứng xử. - Dám dấn thân vào nguy hiểm, dám hy sinh cả tính mạng để giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. ? Đoạn văn tiếp theo tg nói tới SG: ít chim, nhiều người, qua đó em có suy nghĩ gì về vấn đề này ? GD tinh thần bảo vệ môi trường - HS : Trao đổi nhóm bàn(2’) Đại diện nhóm nhanh nhất trả lời. HS nhận xét. GV đánh giá: - Cần bảo vệ môi trường, bảo vệ SG mảnh đất lành... - Nhưng SG vẫn luân rộng mở chào đón mọi người tứ xứ. - Thể hiện Ty tha thiết của tg với SG. ? Qua 1 loạt những phân tích trên, em nhận xét chung ntn về TP SG ? - Sài Gòn là thành phố trẻ, đầy sức sống với cư dân hòa hợp thiên nhiên tươi đẹp và phong phú. => Sài Gòn là thành phố trẻ, đầy sức sống với cư dân hòa hợp, thiên nhiên tươi đẹp và phong phú. b) Tình yêu với Sài Gòn - Tg yêu SG bằng tình cảm chân thành, nồng hậu, bằng sự ? Tác giả thể hiện tình yêu Sài Gòn của mình gắn bó lâu bền, sự cảm nhận tinh tế. như thế nào? Nghệ thuật? Tác dụng? Đó là tình yêu dồi dào, đằm - Tôi yêu Sài Gòn da diết... - Vậy đó mà tôi yêu SG... Động từ “yêu” thắm, da diết. 5 lần =>SG có nhiều điểm đáng yêu -> Tình yêu dồi dào, chân thật ? Nhận xét đánh giá về tình yêu Sài Gòn ở 4 câu kết? - Tôi yêu Sài Gòn... và yêu cả con người....

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Thương mến bao nhiêu, tôi ước mọi người... ? Tg yêu SG = những tình cảm nào ? - Tg yêu SG = tình cảm chân thành, nồng hậu, = sự gắn bó lâu bền, sự cảm nhận tinh tế. * GV: 4 câu kết trở về với âm điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Những từ biểu cảm dùng với tần số dồn dập thể hiện cảm xúc mạnh hơn, đằm thắm hơn. Đúng là một mối tình bền bỉ, dai dẳng không bút nào tả xiết giống như Eren – bua nói “Lòng yêu nước, yêu làng quê trở nên 4. Tổng kết: lòng yêu tổ quốc” a. Nội dung: - Văn bản là lời ? Qua văn bản, em cảm nhận được tình cảm bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với TPSG. nào của tác giả b. Nghệ thuật; HS: trả lời cá nhân - Tạo bố cục văn bản theo ? Nhận xét về sức hấp dẫn của văn bản? - Hs thảo luận nhóm – trình bày - GV khái mạch cảm xúc về thành phố Sài Gòn. quát - Sử dụng ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ. - Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung. c. Ghi nhớ: Sgk/173 - HS đọc ghi nhớ. 3.3. Luyện tập - Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản. - Phương pháp: thảo luận nhóm, khái quát hóa. - Kĩ thuật: trình bày 1 phút - thời gian: 5p ? Em nhận xét ntn về vốn hiểu biết của tg về Sài Gòn? – Là người, sống nhiều năm, am hiểu nhiều, vốn hiểu biết phong phú về các mặt của SG. * Giáo dục đạo đức: Tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước tươi đẹp: phong vị, nét đẹp văn hóa và lối sống của người Việt Nam; cảnh sắc thiên nhiên và con người của mỗi miền quê. Tôn trọng, có trách nhiệm bảo tồn những giá trị truyền thống. ? Cảm xúc của em sau khi học xong văn bản? - HS tự liên hệ HS: trình bày cá nhân.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút + GV giao nhiệm vụ cho HS: Tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, cuộc sống, kiến trúc, phong cách con người 3 thành phố tiêu biểu cho 3 miền: Sài Gòn- Huế - Hà Nội - Viết bài văn ngắn nêu rõ nét riêng độc đáo ở quê hương em. 4. Hướng dẫn về nhà : (2’) * Đối với tiết học này: - Học bài và làm bài tập * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị: Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngày soạn: 17 / 12/ 2020 Tiết 64 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH I. Mục tiêu cần đạt Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kì I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng. 1. Kiến thức: - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình. - Một số thể thơ đã học. - Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh. - Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình. - KNS: + Ra quyết định. + Giao tiếp. 3. Thái độ: - Qua tiết ôn tập giúp H có ý thức tự giác, tích cực trong ôn luyện và có lòng yêu mến văn bản trữ tình, giáo dục tình yêu văn chương cho học sinh. 4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích, tổng hợp được vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của các tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm II. Chuẩn bị - GV : Soạn bài, Lập bảng hệ thống kiến thức, bảng phụ - HS: Soạn bài III. Phương pháp: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, so sánh, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ day và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 7A. 34. 7B 34 2- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Nêu những cảm nhận chung của em về: Vẻ đẹp và đặc điểm của Sài Gòn ? Tình yêu với Sài Gòn của tg Minh Hương ? a) Vẻ đẹp và đặc điểm của Sài Gòn - So sánh đa dạng -> tô đậm sự trẻ trung, sung mãn của Sài Gòn. - Sài Gòn nắng (ngọt ngào); mưa -> thất thường đột ngột - SG cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp với mọi người. - Phong cách người Sài Gòn: tự nhiên, bộc trực, chân thành. => Sài Gòn là thành phố trẻ, đầy sức sống với cư dân hòa hợp, thiên nhiên tươi đẹp và phong phú b)Tình yêu với Sài Gòn: - Tg yêu SG = tình cảm chân thành, nồng hậu, = sự gắn bó lâu bền, sự cảm nhận tinh tế.- Tình yêu dồi dào, đằm thắm, da diết. 3- Bài mới 3.1. Khởi động: - Thời gian: 2p - Phương pháp:: thuyết trình. Từ những tuần đầu năm học tới nay chúng ta đã học nhiều tp trữ tình trong nước và nước ngoài, hôm nay chúng ta cùng tiến hành ôn tập tp trữ tình. 3.2. Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp HS hệ thống các tác phẩm trữ tình đã học - PP: vấn đáp, thuyết trình. - KT: động não, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ - Thời gian: 15p Hoạt động của GV- HS Nội dung chính - Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ bảng I. Nội dung ôn tập Trả lời các câu hỏi Sgk: Tìm tên tác giả, 1. Một số tác phẩm trữ tình đã nội dung, thể loại của các tác phẩm trữ học tình rồi khớp vào bảng..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Học sinh trả lời - Nhận xét - Gv kết luận ST T 1. Tác phẩm. Tác giả. Phò giá về kinh. 2. Sông núi nước Nam Qua Đèo Ngang. Trần Quang Ngũ ngôn Hào khí chiến thắng và Khải tứ tuyệt khát vọng thái bình thịnh trị. Thất ngôn Ý thức độc lập tự chủ và tứ tuyệt quyết tâm tiêu diệt địch. Bà huyện Thất ngôn Nỗi nhớ thương quá khứ Thanh Quan bát cú với nỗi buồn cô đơn… hoang sơ. Lí Bạch Ngũ ngôn Tình cảm quê hương sâu tứ tuyệt lắng qua khoảnh khắc đêm vắng. Hạ Tri Thất ngôn Tình cảm quê hương Chương tứ tuyệt chân thành pha chút xót xa lúc mới về quê. Nguyễn Thất ngôn Tình bạn chân thanh, Khuyến bát cú thắm thiết, tri âm tri kỉ. Hồ Chí Thất ngôn Tình cảm yêu thiên Minh tứ tuyệt nhiên, yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Hồ Chí Minh. Xuân 5 tiếng Tình cảm quê hương qua Quuỳnh những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.. 3 4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 5. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Bạn đến chơi nhà Cảnh khuya Rằm tháng giêng. 6 7 8. 9. Tiếng gà trưa. Thể loại. Nội dung. - Học sinh đọc câu hỏi 4 sgk trang 181 2. Tìm các ý kiến em - Gv giải thích các ý đúng. cho là không chính Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút đều thuộc văn xác (a, e, i, k). bản biểu cảm. Nói cách khác văn bản trữ tình không nhất thiết phải là thơ, có thể là văn xuôi vì “trữ tình” là bộc lộ tình cảm, cảm xúc. VD: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu. Trong thơ cũng có nhiều loại khác nhau. Ví dụ: thơ trữ tình: Bài ca Côn Sơn, Rằm tháng giêng…. Thơ tự sự: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ Truyện thơ: Ví dụ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên - Thơ trữ tình cũng như các văn bản biểu cảm khác đều có thể biểu cảm theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> (miêu tả, lập luận, tự sự…) - Thơ trữ tình: ngôn ngữ cần cô đọng hàm súc, gợi cảm.. Học sinh đọc câu hỏi 5, xác định yêu cầu Điền các từ thích hợp vào chỗ trống Nhận xét Gv kết luận ? Tác phẩm trữ tình là gì? Tình cảm cảm xúc trong tác phẩm trữ tình thường được biểu hiện như thế nào? Học sinh đọc Gv chốt.. 3. Điền vào ô trống a.Tập thể. - Truyền miệng. b. Lục bát. c. So sánh, ẩn dụ…. * Ghi nhớ sgk/182. 3.3. Luyện tập - Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu KT - PP: Vấn đáp, so sánh, thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - KT : động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm, viết tích cực - Thời gian: 10p. ? Nói rõ nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện những câu thơ đó? HS: Trả lời cá nhân HS: Nhận xét GV đánh giá, chốt.. ? Đọc và so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương đất nước và cách thể hiện qua 2 bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê? HS: Thảo luận nhóm bàn(2’) HS: Nhận xét. Bài 1: (7’) - Nội dung: Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh, một tấm lòng lo nghĩ cho dân, cho nước. - Hình thức thể hiện: Nỗi niềm đó được nói lên bằng hình thức kể( suốt ngày, đêm lạnh) và tả( quàng chăn ngủ chẳng yên) ở câu trên và hình thức so sánh ở câu dưới( so sánh tấm lòng ưu ái của mình lúc nào cũng ( cuôn cuộn như nước chảy). Chữ “bui” (duy có) ở 2 câu thơ cuối đã làm nổi bật nét đẹp trong tư tưởng Nguyễn Trãi: lo cho nước cho dân ko chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất của bài thơ. Bài 2: (6’) a. Tình huống: B1: Một người ở xa quê, trong một đêm trăng sáng thì nhớ quê -> tình cảm quê hương thể hiện khi ở xa quê. B2: Một người mới về quê bị coi như một người khách lạ thấy buồn và chua xót-> tình cảm quê hương thể hiện khi mới về quê. b.Cách thể hiện tình cảm: HS nêu GV nhận.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> GV đánh giá, chốt. ? So sánh 2 bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng Giêng về 2 vấn đề: Cảnh vật được miêu tả và tình cảm được biểu hiện? HS: Thảo luận nhóm bàn(2’) HS: Nhận xét GV đánh giá, chốt.. xét. Bài 3: (10’) a. Cảnh vật được miêu tả: B1: Cảnh trăng tà quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm trên thuyền trước cảnh buồn...-> cảnh yên tĩnh chìm trong u tối B2: Cảnh đêm bao la bất ngát đầy ánh trăng: có sông xuân, nước xuân, trời xuân và con người đang bàn bạc việc nước -> cảnh sống động, tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng. b. Tình cảm cần được thể hiện: B1: Người lữ khách: thao thức ko ngủ, buồn, cô đơn vì đang xa xứ. B2: Người chiến sĩ: thể hiện ty với thiên nhiên, phong thái ung dung, thanh thản, lạc quan, yêu đời; thể hiện ty với đất nước.. Đọc, chọn câu đúng và giải Bài tập 4/193 thích? - Câu đúng: b,c,e Gv: Cảnh vật và tình cảm ở 2 - Câu sai: a,d bài có # nhau song cả 2 bài đều thể hiện rõ mqhệ giữa cảnh, người, tình đều rất hoà quện. Hs đọc yêu cầu và trả lời ? Bài tập: Viết đoạn văn ? Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 bài thơ tứ tuyệt được học? HS: Thực hiện nhiệm vụ GV gọi một vài HS đọc BT cảu mình. HS: Nhận xét GV đánh giá, chốt. 3.3. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút + GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc tìm hiểu thêm ác bài viết, bài nghiên cứu về các tác phẩm trên.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 4. Hướng dẫn về nhà (2p) * Đối với tiết học này – Nhớ được hệ thống kiến thức bài ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì I * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị : Ôn tập tiếng Việt + Lập sơ đồ tư duy các kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I theo cá nhân và nhóm + Tập thuyết trình toàn bộ nội dung các kiến thức trong sơ đồ (mỗi nhóm cử 1 HS) + Làm BT SGK + Viết đoạn văn biểu cảm về phong cảnh quê hương có sử dụng đại từ, phép điệp ngữ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×