Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.34 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 18/11/2020 Tiết 12, 13 LUYỆN TẬP VĂN BẢN “ĐOÀN THUYẾN ĐÁNH CÁ”, “BẾP LỬA” I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ghi nhớ, hệ thống lại những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa”. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Đọc hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. + Phân tích được các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. + Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ “Bếp lửa”. - Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy hợp tác, lắng nghe trình bày. 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần yêu mến, tự hào về sự đẹp giàu của đất nước, yêu mến cuộc sống lao động khoẻ khoắn, vất vả nhưng đầy chất thơ. - Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, trân trọng người lao động. - Giáo dục tình yêu với ông bà, cha mẹ. - Trân trọng kỉ niệm, nhất là với những người thân yêu 4. Năng lực hình thành - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. II.CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu,... - Hs: xem lại kiến thức trong SGK, xem lại bài “Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa”. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở... - KT: động não, thực hành, viết tích cực... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Lớ p 9B. Ngày giảng. Sĩ số. Vắng. 44. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Bài mới (85’) (1’) Giới thiệu bài Hôm nay cô trò chúng ta sẽ củng cố kiến thức và luyện tập văn bản “Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa”. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1 (20’) Mục tiêu: HDHS nhăc lại kiến thức PP-KT: vấn đáp tái hiện, trình bày 1 phút I. Nhắc lại kiến thức GV yêu cầu HS nêu những 1. Tác giả, tác phẩm (SGK) nét ngắn gọn về: - Tác giả Huy Cận, Bằng Việt - Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”. HS trình bày 1 phút. GV chuẩn kiến thức 2. Nội dung, nghệ thuật chính GV yêu cầu HS nêu những * Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” nét ngắn gọn về nội dung Nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên đất HS trình bày 1 phút. nước giàu đẹp. GV chuẩn kiến thức Nghệ thuật - Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. * Bài thơ “Bếp lửa” Nội dung - Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với người bà và cũng là đối với quê hương, đất nước. Nghệ thuật - Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV yêu cầu 3 HS đứng tại 3. Đọc thuộc bài thơ chỗ đọc thuộc bài thơ. Chỉnh sửa, bổ sung ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ * Hoạt động 2 (65’) Mục tiêu: HDHS luyện tập PP-KT: động não, viết tích cực II. Luyện tập Câu 1 Tìm hiểu đề: Bằng một đoạn văn quy nạp, em hãy nêu cảm Nội dung: Chủ đề: nhận của mình về vẻ đẹp của người lao động trong bài Vẻ đẹp của người lao thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, trong đoạn động trong bài “Đoàn viết có sử dụng một câu cảm thán. thuyền đánh cá của Gợi ý Huy Cận”. Câu 1: (Nêu chủ đề của đoạn): Dựa vào nội dung trên. Hình thức: Câu 2 à 9: Lần lượt phân tích các ý, các hình ảnh đẹp: - Một đoạn văn Tổng - Hình ảnh người dân chài không được trực tiếp miêu tả – Phân – Hợp: câu nhiều trong bài thơ. Họ chỉ được đặc tả ở một hình ảnh duy chủ đề ở đầu, cuối nhất ta nhìn thấy được về dáng vẻ lao động: “kéo xoăn tay đoạn. chùm cá nặng”, chỉ một hình ảnh đó thôi cũng giúp ta hình - Số câu: Khoảng 10 dung được vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh, ăn sóng, nói câu. gió của người dân chài. - Có câu cảm thán. - Còn lại, trong toàn bài, vẻ đẹp của người ngư dân trên - Đảm bảo sự liên kết biển được miêu tả gián tiếp thông qua tiếng hát hào hùng, giữa các câu. phấn chấn: + “Câu hát căng buồm”. + “Ta hát bài ca gọi cá vào”. Qua tâm hồn yêu thiên nhiên gắn bó với biển cả, quê hương: và niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống lao động, làm chủ biển trời. Câu 10: Câu chốt chủ đề bằng câu cảm thán. Câu 2 Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. - Giáo viên cho học Gợi ý sinh tìm hiểu đề a. Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân - Lập dàn ý chung thương, ấm áp: Bếp lửa. toàn lớp - Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cá nhân viết bài sau - Bếp lửa “ấp iu”. đó giáo viên chấm [ Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên điểm hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam. b. Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: - Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà: + “Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế” + “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”. + “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. + “Bà dặn cháu đinh ninh...”. [ Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy. - Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà. - Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú. [ Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng. Chỉnh sửa, bổ sung ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Củng cố: (2’) - Gv đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (5’) - Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập. - Xem lại kiến thức về văn bản “Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa”. - Chuẩn bị bài sau: “Làng”..
<span class='text_page_counter'>(5)</span>