Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Văn 9 TC Tuần 14 (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.83 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 03/12/2020. Tiết 14,15 LUYỆN TẬP VĂN BẢN “LÀNG”. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ghi nhớ, hệ thống lại những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Làng”. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Đọc hiểu một tác phẩm truyện hiện đại. + Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật. - Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, lắng nghe, trình bày ý kiến. 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước với những biểu hiện cụ thể. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. II.CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu,... - Hs: xem lại kiến thức trong SGK, xem lại bài “Làng”. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở... - KT: động não, trình bày 1 phút, viết tích cực... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Lớp 9B 9B. Ngày giảng. Sĩ số 45 45. Vắng. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới (40’) (1’) Giới thiệu bài Hôm nay cô trò chúng ta sẽ củng cố kiến thức và luyện tập văn bản “Làng”. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (15’) Mục tiêu: HDHS nhăc lại kiến thức Hình thức tổ chức: học tập theo lớp PP-KT: vấn đáp tái hiện, trình bày 1 phút I. Nhắc lại kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV yêu cầu HS nêu những 1. Tác giả, tác phẩm (SGK) nét ngắn gọn về: - Tác giả Kim Lân - Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Làng” HS trình bày 1 phút. GV chuẩn kiến thức GV yêu cầu HS nêu những 2. Nội dung, nghệ thuật chính nét ngắn gọn về nội dung Nội dung và nghệ thuật của văn bản? - Truyện Làng đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai – một người nông dân HS trình bày 1 phút. rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống GV chuẩn kiến thức Pháp. Qua đó, ta thấy được tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân dân ta thời kì đó. Nghệ thuật - Truyện Làng có cốt truyện tâm lí, chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lí, từ đó lảm rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm. Tác phẩm thành công trong việc xây dựng tình huống truyện. Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc. GV yêu cầu 2 HS đứng tại 3. Tóm tắt văn bản chỗ tóm tắt lại văn bản. Chỉnh sửa, bổ sung ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ * Hoạt động 2 (65’) Mục tiêu: HDHS luyện tập Hình thức tổ chức: học tập theo lớp PP-KT: động não, viết tích cực II. Luyện tập Câu 1 GV cho HS thảo Trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã xây dựng luận nhóm theo bàn. được tình huống rất thành công làm bộc lộ chủ đề tác Thời gian 5’ phẩm, đó là tình huống nào? Hãy phân tích GV yêu cầu 3, 4 Gợi ý nhóm bàn cử đại diện Tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống bất ngờ, gay gắt trình bày. để bộc lộ sâu sắc tình cảm của nhân vật. Đó là tình huống HS nhận xét, bổ sung ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu – quê ông – theo giặc, lập GV chuẩn kiến thức. tề. Cái tin đó đã làm cho ông từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin, niềm tự hào về làng quê của mình bị rớt xuống vực thẳm của đau xót, tủi hổ, day dứt, bế tác. Từ chỗ ông rất.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> yêu làng bỗng trở nên thù làng: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Với ông Hai, nếu làng Dầu đi theo Tây thật đi chăng nữa thì ông vẫn ủng hộ kháng chiến và lòng yêu nước không hề vơi cạn. Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu quê ông không theo giặc, lòng ông Hai lại phấp phới tự hào, mặc dù ngôi nhà, ngôi làng của ông bị giặc đốt, tàn phá tan hoang.  Tình huống đã làm bộc lộ chủ đề của tác phẩm: Truyện Làng diễn tả chân thực và sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai – tiêu biểu cho người nông dân phải rời làng tản cư thời đó. Câu 2 Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên GV cho HS thảo truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là một luận nhóm theo bàn. cái tên cụ thể, như “Làng Chợ Dầu” chẳng hạn?. Thời gian 3’ Gợi ý HS trình bày, nhận Đặt tên truyện là “Làng” – một danh từ chung chứ không xét, bổ sung. phải “Làng Chợ Dầu” chẳng hạn – một danh từ riêng để tạo GV chuẩn kiến thức ý nghĩa khái quát cho tác phẩm. Nhà văn muốn nói đến mọi ngôi làng trên đất nước và tình yêu làng của mọi người dân trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Nhan đề “Làng”. - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đề - Lập dàn ý chung toàn lớp - Cá nhân viết bài sau đó giáo viên chấm điểm. Câu 3 Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” bằng đoạn văn ngắn (khoảng 12 – 15 câu). Gợi ý Câu 1: (Nêu chủ đề của đoạn): Dựa vào nội dung trên. Câu 2 à 14: Lần lượt phân tích các ý, các hình ảnh đẹp: - Ông Hai là một người yêu làng tha thiết. Ông luôn tự hào về làng của mình. - Khi nghe tin làng theo giặc, ông sững sờ: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Ông thu mình lại trong nỗi tủi hổ, đau xót, trằn trọc, tuyệt vọng. Nhưng ông vẫn quyết: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. - Ông Hai như được sống lại, mọi đau khổ, tủi nhục tan biến khi nghe tin cải chính làng bị tàn phá vì không theo Tây. Nhà ông cũng bị đốt, nhưng ông lấy làm tự hào, vì điều đó chứng tỏ làng ông không theo giặc, ông cũng góp một phần cho kháng chiến. - Từ một nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành một.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> công dân nặng lòng với kháng chiến. Tình yêu làng và yêu nước đã hòa vào làm một trong ý nghĩ, tình cảm và việc làm của ông Hai. Hai tình cảm ấy thống nhất, hòa quyện nhưng tình yêu nước lại đặt cao hơn, lớn rộng, bao trùm lên tình yêu làng. Câu 15: Câu chốt chủ đề. Ông Hai là hình ảnh người nông dân mới trong thời đại cách mạng và kháng chiến. Chỉnh sửa, bổ sung ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Củng cố: (2’) - Gv đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (5’) - Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập. - Xem lại kiến thức về văn bản “Làng”. - Chuẩn bị bài sau: “Lặng lẽ Sa Pa”..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×