Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.2 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 6 Khối lớp 1 Tiết 6: Học Hát Bài : Tìm Bạn Thân (Lời 1) I.Yêu cầu: - Biết thêm một bài hát dành cho thiếu nhi. - Biết hát theo giai điệu với lời 1 của bài hát. Biết hát kết hợp vỗ tay theo lời 1 của bài hát. - Giáo dục các em biết quý trọng tình bạn. II. Chuẩn bị của GV: - Hát chuẩn xác bài Tìm bạn thân - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách…), máy nghe, băng hát mẫu III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã ôn ở tiết trước, cho cả lớp hát lại. GV đệm đàn và bắt giọng, gọi một vài em hát lại, GV nhận xét 3. Bài mới:. Hoạt động của giáo viên  Hoạt động 1: Dạy bài hát Tìm bạn thân - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát + Giới thiệu qua cho HS biết: Bài hát này có 2 lời ca, tiết tấu rộn ràng, giai điệu đẹp, nói về tình bạn thân ái của Tuổi nhi đồng thơ ngây. + Bài hát được tác giả Việt Anh sáng tác vào khoảng năm 1960. Cho đến nay vẫn được các thế hệ trẻ em hát và ghi nhớ - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca. Chia lời 1 thành 4 câu.. Hoạt động của học sinh - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu) - HS tập đọc lời ca.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - GV dánh đàn cho HS luyện giọng - HS luyện giọng - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại - Hát lại nhiều lần theo hướng nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát dẫn của GV , chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng theo nhiều hình thức. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, nhóm + Hát cá nhân - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Chú ý những chổ lấy hơi ( sau mỗi câu hát) để hướng dẫn HS lấy hơi và ngân đúng phách.. - Sửa cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét.  Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm - HS xem GV hát và gõ đệm theo phách theo phách. GV làm mẫu:. Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. x x x x - GV cho HS vỗ tay nhiều lần dến khi nào - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ thuần thục gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ…theo hướng dẫn của GV - GV chỉ định một số em lên trình bày trước - HS trình bày lớp  Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - GV thuyết trình: Qua bài hát các em phải biết trân trọng tình bạn, tìm bạn tốt để chơi, - HS lắng nghe. phải biết giúp đỡ bạn bè và phải sống hòa đồng với mọi người. - GV khen thưởng những em có tinh thần học tập tốt, tuyên dương và khích lệ các em - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. để các em cố găng học hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước - HS làm theo. khi kết thúc bài học Khối lớp 2 Tiết 6: Học Hát Bài: Múa Vui I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Múa vui” - Chép lời ca vào bảng phụ. - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc) HS chuẩn bị: - Sách bài hát lớp 2. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Học hát bài “Múa vui”: - Giới thiệu bài hát, tác giả..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) quê ở huyện Ô Môn (Cần Thơ) là một trong các nhạc sĩ nổi tiếng ở nước ta. Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho nền âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt đối với thiếu nhi, Ông đã sáng tác rất nhiều bài hát như: Múa vui, thiếu nhi thế giới liên hoan, Reo vang bình minh…. - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát ghép đoạn và cả bài vài lần cho thuộc lời bài hát.. 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Múa vui” và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo hình tiết tấu sau:. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Múa vui” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Múa vui” vừa học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên biểu diễn bài hát trước lớp.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.. - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******* Khối lớp 3 Tiết 6: Ôn Tập Bài Hát: Đếm Sao I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết gõ đệm theo nhịp. - Biết chơi trò chơi âm nhac. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Đếm sao”. - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc) HS chuẩn bị: - Sách bài hát lớp 3. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Ôn tạp bài hát “Đếm sao”: - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết? - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm, múa phụ họa: - Các nhóm luyện tập hát thuộc lời bài hát “Bài ca đi học”, tập vài động tác múa và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo hình tiết tấu sau:. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Đếm sao” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Đếm sao” vừa học. Hát kết hợp múa phụ họa hoặc vỗ tay theo nhịp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhạc hay vỗ tay theo nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.. - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******* Khối lớp 4 Tiết 6: - Tập Đọc Nhạc: TĐN Số 1 - Giới Thiệu Một Vài Nhạc Cụ Dân Tộc I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát đã học. - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. - Biết đọc bài TĐN số 1..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Chép bài TĐN số 1 vào bảng phụ. - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc) HS chuẩn bị: - Sách giáo khoa lớp 4. - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Tập đọc nhạc số 1 bài “Son la son”: SON LA SON. - Giáo viên treo bảng phụ ghi bài TĐN số 1 lên bảng. - Hướng dẫn HS tập tiết tấu bài TĐN số 1. - Cho HS luyện tiết tấu bài TĐN số 1: - GV đọc bài TĐN số 1 mẫu cho HS nghe. - GV đệm đàn cho HS tập đọc bài TĐN số 1 vài lần, kết hợp vỗ tay theo phách.. 3./ Nhóm TĐN số 1 “Son la son”: - Các nhóm tập luyện đọc kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách bài TĐN số 1. - GV đến từng nhóm hổ trợ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4./ Biểu diễn bài TĐN số “Son la son” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài TĐN số 1 “Son la son” vừa học. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vỗ tay theo phách. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp.. 5./ Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc: Việt Nam là nước có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Tổng cộng có đến vài trǎm chi loài nhạc cụ khác nhau. Dưới đây là những nhạc cụ tiêu biểu nhất của người Việt.. Đàn nhị Đàn nhị (ở miền nam Việt Nam gọi là đàn cò) là nhạc cụ có cung vĩ, xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. Ngoài người Kinh, nhiều dân tộc khác cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này (Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giáy, H’Mông...). Họ gọi đàn nhị bằng cái tên khác nhau.. Đàn tam Đàn tam là nhạc cụ Việt Nam có 3 dây (tam là 3). Trước đây người ta thường dùng nhạc cụ này trong dàn nhạc bát âm, ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có đàn tam với đủ loại kích cỡ, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại đàn tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đàn tì bà. Đàn tứ. Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ Đàn tứ là một nhạc cụ Việt Nam đại, theo một số ghi chép là có âm cao, do có 4 dây nên người khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Tỳ ta gọi là đàn tứ (tứ là bốn). Tuy Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS bà đã du nhập sang nước Việt từ nhiên đàn này còn nhiều tên gọi rất sớm. Bằng chứng là hình chạm khác như đàn đoản (đoản là ngắn) các nhạc công trên tảng đá vuông và cần đàn ngắn hơn đàn nguyệt, dùng làm chân cột chùa Phật Tích, đàn nhật (nhật là mặt trời) một Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa cách để đối lại với đàn nguyệt hai nhạc công dùng ống sênh, và (nguyệt là Mặt Trăng). ống tiêu thổi dọc.. GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.. - Em hãy sáng tác lời bài TĐN số một cùng vời người than trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******* Khối lớp 5 Tiết 6: Học Hát Bài : Con Chim Hay Hót I/ MỤC TIÊU: Hoàn thành bài này HS biết: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhac, lời theo đồng dao. - Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ... - Tranh minh họa cho bài hát “Con chim hay hót” - Chép lời ca vào bảng phụ - Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc) HS chuẩn bị: - Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5 - Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ... III. TIẾN TRÌNH:. 1./ Khởi động: Cho ban văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt đầu giờ (hát hoặc chơi trò chơi). 2./ Học hát lời bài hát “Con chim hay hót”: - Giới thiệu bài hát, tác giả. Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 tại Đà Nẵng. Ông cũng là người con thứ 11 trong một gia đình cha làm thợ may. Tuy sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, nhưng nguyên quán gốc của ông ở Điện Bàn, Quảng Nam. Ông sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác... Ông mất năm 2013 tại TP Hồ Chí Minh.. - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát ghép đoạn và cả bài vài lần cho thuộc lời bài hát..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3./ Luyện tập bài hát kết hợp gõ đệm: - Các nhóm luyện tập hát thuộc bài hát “Con chim hay hót” và kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát theo hình tiết tấu sau:. - Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ. - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.. 4./ Biểu diễn bài hát “Con chim hay hót” trước lớp: - Cho các nhóm lần lượt lên biểu diễn trước lớp bài hát “Con chim hay hót” vừa học. - Cho các nhóm nhận xét nhau về hát và vận động phụ họa theo nhac hoặc vỗ tay theo phách, nhip. - GV nhận xét từng nhóm và nhận xét chung.. - Cho cá nhân hát tốt lên hát trước lớp.. Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS. - GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tập thêm động tác vận động phụ họa cho bài hát cùng người thân trong gia đình. - Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng. ******* DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN. DUYỆT BGH.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×