Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Điều tra, đánh giá đa dạng các loài thực vật thuộc lớp một lá mầm tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình và ứng dụng trong giảng dạy chương trình sinh học phổ thông 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 102 trang )

Hy7dr

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜ NG ĐAỊ HOC̣

GIÁO DỤC

TÔ MINH TỨ

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC
VẬT THUỘC LỚP MỘT LÁ MẦM TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHU CANH, TỈNH HỊA BÌNH VÀ ỨNG
DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH SINH
HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

Hà Nôi – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯƠ NG
HO GIÁO DỤC
ĐAI
C

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG CÁC LOÀI THỰC
VẬT THUỘC LỚP MỘT LÁ MẦM TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHU CANH, TỈNH HỊA BÌNH VÀ
ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH


SINH HỌC PHỔ THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

Cán bộ hướng dẫn: TS. Đặng Quốc Vũ
TS. Đỗ Thị Xuyến

Sinh viên thực hiện khóa luận: Tơ Minh Tứ

Hà Nội– 2018


LƠ I CẢ M ƠN
Để hồn thành khóa luận với tên đề tài: “Điều tra, đánh giá đa dạng các loài
thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa
Bình và ứng dụng trong giảng dạy chương trình Sinh học phổ thơng”, em xin cảm
ơn các thầy cô giáo Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học
Tự Nhiên – ĐHQGHN và Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN đã định hướng,
chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em có cơ hội được học tập và thực
hành để ngày càng hồn thiện bản thân mình hơn.
Đồng thời, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Thị Xuyến và
TS. Đặng Quốc Vũ đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực
hiện tốt đề tài này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin cả m ơn Ban quả n lý và cá c cá n bô ̣ kiể m lâm Khu
Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua đã tao điều kiên
tốt nhất để tôi hoaǹ thaǹ h bản khoá luân naỳ .
Và cuối cùng xin cảm gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tơi. Những người
đã ln bên cạnh, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bản khố luận chắc chắn khơng tránh

khỏi những sai sót. Tơi rất mong sự đóng góp, chỉ bảo thêm của các thầy cơ và các
bạn để tơi sẽ hồn thành và đạt kết quả tốt hơn trong những nghiên cứu tiếp theo
của mình.

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Tô Minh Tứ


VIẾT TẮT CÁC KÝ HIỆU
APG: Angiosperm Phylogeny Group
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CP: Chính Phủ
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HTV: Hệ thực vật
IUCN: International Union for Conservation of Nature - Tổ chức Bảo tồn
NĐ: Nghị định
SĐVN: Sách Đỏ Việt Nam
STT: Số thứ tự
MLM: Một lá mầm


MỤC LỤC
LƠ I CẢ M ƠN ..........................................................................................................
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
Ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................4

1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về thực vật thuộc lớp Một lá mầm trên thế giới
.................................................................................................................................4
1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại Việt Nam
.................................................................................................................................6
1.3. Một số công trình nghiên cứu về thực vật lớp Một lá mầm tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình.....................................................................8
1.4.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................9
1.4.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................9
1.4.1.2. Địa hình, địa mạo..............................................................................10
1.4.1.3. Khí hậu............................................................................................10
1.4.1.4. Thủy văn...........................................................................................10
1.4.1.5. Địa chất và Đất................................................................................11
1.4.1.6. Thảm thực vật...................................................................................11
1.4.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội........................................................11
1.4.2.1. Dân tộc.............................................................................................11
1.4.2.2. Dân số, lao động và giới...................................................................11
1.4.2.3. Hiện trạng sản xuất...........................................................................12
1.4.2.4. Cơ sở hạ tầng....................................................................................12
1.4.2.5. Văn hóa – Xã hội..............................................................................13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .15
2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu....................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................15


2.2.1. Xác định thành phần các loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm ở Khu
Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình..................................................15
2.2.2. Đá nh giá đa dang cá c loà i thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình..................................................15
2.2.3. Thực trạng nguồn tài nguyên thực vật thuộc lớp Một lá mầm và đề xuất
biên pháp bảo tồn chú ng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hòa Bình:

............................................................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp kế thừa..............................................................................16
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến..............................................16
2.3.3. Phương pháp phân loại lồi bằng so sánh hình thái...............................17
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA). . .18
2.4. Xử lý số liệu..................................................................................................20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................23
3.1. Xác định thành phần các loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hồ Bình................................................................... 23
3.2. Đánh giá đa dạng các loài thực vật lớp Một lá mầm tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Phu Canh, tỉnh Hồ Bình............................................................................25
3.2.1. Đa dang về thà nh phần cá c taxon..........................................................25
3.2.2. Đa dang về giá tri ṣ ử dung cuả cá c loà i...............................................27
3.2.3. Đa dạng về nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm............................................30
3.2.4. Đa dạng về dạng thân của các loài.........................................................33
3.2.5. Đa dang về hình thá i cơ quan sinh sản của cá c loà i.............................35
3.2.5.1. Đa dang về hình thái hoa.................................................................. 35
3.2.5.3. Đa dang về hạt.................................................................................. 41
3.3. Thực trạng nguồn tài nguyên thực vật thuộc lớp Một lá mầm và đề xuất biên
pháp bảo tồn chúng tại KBTT Phu Canh, tỉnh Hịa Bình.....................................42
3.3.1. Thực trạng phân bố của các loài thực vật lớp Một lá mầm.....................42
3.3.1.1. Độ gặp.............................................................................................. 42


3.3.2. Các yếu tố tác động đến hiện trạng các loài thực vật thuộc lớp Một
lá mầm..............................................................................................................45
3.3.3. Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài thực vật lớp Một lá mầm
tại KBTT Phu Canh, tỉnh Hịa Bình..................................................................46
3.4. Ứng dụng nghiên cứu trong giảng dạy chương trình Sinh học phổ thơng.....49

3.4.1. Bài 13. Cấu tạo ngồi của thân. Thuộc chương trình Sách giáo khoa
Lớp 6 50
3.4.2. Bài 28. Cấu tạo và chức năng của các loại hoa. Thuộc chương trình
Sách giáo khoa Lớp 6.......................................................................................51
3.4.3. Bài 29. Các loại hoa. Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 6...........53
3.4.4. Bài 32. Các loại quả. Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 6...........55
3.4.5. Bài 33. Hạt. Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 6.........................56
3.4.6. Bài 42. Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. Thuộc chương trình
Sách giáo khoa Lớp 6.......................................................................................57
3.4.7. Bài 43. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật. Thuộc chương trình
Sách giáo khoa Lớp 6.......................................................................................57
3.4.8. Bài 49. Bảo vệ sự đa dạng của hực vật. Thuộc chương trình Sách
giáo khoa Lớp 6...............................................................................................59
3.4.9. Bài 53. Tác động của con người đối với mơi trường. Thuộc chương
trình Sách giáo khoa Lớp 9...............................................................................61
3.4.10. Bài 58. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Thuộc chương trình
Sách giáo khoa Lớp 9.......................................................................................62
3.4.11. Bài 60. Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái. Thuộc chương trình Sách
giáo khoa Lớp 9................................................................................................62
3.4.12. Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật. Thuộc chương trình Sách
giáo khoa Lớp 11..............................................................................................63
3.4.13. Bài 36. Quần thể sinh vật và mỗi quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể. Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 12..............................................64
3.4.14. Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Thuộc
chương trình Sách giáo khoa Lớp 12................................................................64


3.4.15. Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Thuộc
chương trình Sách giáo khoa Lớp 12................................................................66
3.4.16. Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã.

Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 12.....................................................67
3.4.17. Bài 42. Hệ sinh thái. Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 12........68
3.4.18. Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên. Thuộc chương trình Sách giáo khoa Lớp 12.................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực vật lớp Một lá mầm là một nhóm các thực vật có hoa tên khoa học là
Monocotyledonae. Thực vật lớp Một lá mầm chiếm phần lớn phân bố trên trái đất.
Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 50.000-60.000 lồi trong nhóm thực vật lớp
Một lá mầm này. Họ lớn nhất trong nhóm này cũng là họ lớn nhất trong thực vật có
hoa là họ lan (danh pháp khoa học Orchidaceae), nhưng họ này đôi khi được coi
như một bộ, với khoảng trên 20.000 lồi. Chúng có hoa rất phức tạp và nổi bật, đặc
biệt thích hợp với việc thụ phấn nhờ cơn trùng.[56]
Họ có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong nhóm này (và trong thực vật có
hoa) là họ Hịa thảo hay (họ Cỏ, họ Lúa), với danh pháp khoa học là Gramineae hay
Poaceae. Họ này bao gồm các loại ngũ cốc (lúa, lúa mì, ngơ…), các lồi cỏ trên các
bãi chăn thả gia súc cũng như các loại tre, nứa, trúc, giang, luồng.... Họ cỏ đã tiến
hóa theo hướng khác và trở thành đặc biệt thích nghi với phương thức thụ phấn nhờ
gió. Các lồi cỏ sinh ra nhiều hoa nhỏ và các hoa này tập hợp lại với nhau thành
bông rất dễ thấy (cụm hoa). Một họ khác cũng đáng chú ý về mặt kinh tế là họ Cau
(Arecaceae).[56]
Trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây, nghiên cứu và phân loại
thực vật nói chung cũng như thực vật lớp Một lá mầm đang được các nhà khoa học
quan tâm, chú trọng. Mục đích của sự quan tâm đó là tạo cơ sở lý luận khoa học cho
những nghiên cứu tiếp theo, phục vụ ứng dụng thực tiễn. Nắm được những tiền đề

cơ bản trên, chúng ta có thể đề xuất hướng bảo tồn, khai thác và phát triển bền
vững.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình nằm trên địa bàn 4 xã:
Đồn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa
Bình; cách thị trấn Tu Lý, huyện Đà Bắc 30 km; cách thành phố Hịa Bình 50 km.
Là nơi vùng núi thấp và núi cao, gồm 3 dải dông núi chính và các dải dơng núi phụ.
Độ cao lớn nhất là 1.349 m (đỉnh Phu Canh), độ cao trung bình là 900 m, độ cao

1


thấp nhất là 300 m so với mặt nước biển. Độ dốc bình quân trên 30 0, chiều dài sườn
dốc 1000 – 2000 m, hiểm trở, đi lại rất khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên khu bảo
tồn trong 4 xã là 5.647 ha, trong đó: Diện tích có rừng: 4.213,9 ha, chiếm 74,6%
diện tích. Trong đó, rừng tự nhiên: 4.106,5 ha, chủ yếu là rừng gỗ núi đất.
Khu BTTN Phu Canh hội tụ nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau, nơi chứa
đựng nhiều nguồn gen thực vật, được đánh giá là nơi có sự đa dạng thực vật cao của
Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu về thành phần thực vật nói chung ở nơi đây
cịn q ít và sơ bộ. Và hiện nay chương trình Sinh học phổ thơng có kiến thức liên
quan đến các nội dung của bài nghiên cứu như cơ quan sinh sản của các loài thực
vật, sinh thái học, nguyên nhân gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài
nguyên rừng, biện pháp để khắc phục các nguyên nhân đó nên chúng tôi thực hiện
đề tài: “Điều tra, đánh giá đa dạng các loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình và ứng dụng trong giảng
dạy chương trình Sinh học phổ thơng”.
Mục đích nghiên cứu
Hồn thành cơng trình nghiên cứu điều tra và đánh giá các loài thực vật thuộc
lớp một lá mầm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình một cách có
hệ thống, làm cơ sở nghiên cứu thực vật một lá mầm này phục vụ cho nghiên cứu
có liên quan, đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu. Đề xuất

được các giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật ở khu vực nghiên cứu.
Vận dụng được những nội dung liên quan đến nghiên cứu vào trong giảng dạy
chương trình Sinh học phổ thơng.
Ý nghĩa nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng bộ danh lục và đánh giá tính đa dạng hệ thực
vật ở khu vực nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về thành phần loài và ý nghĩa
bảo tồn. Đưa ra các nội dung có thể ứng dụng trong giảng dạy chương trình Sinh
học phổ thông.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở những kết quả thu được về thành phần loài,


tính đa dạng và ý nghĩa bảo tồn của hệ thực vật, góp phần vào cơng tác quản lý, sử
dụng và phát triển bền vững cũng như bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình. Áp dụng kiến thức liên quan đến nghiên cứu
trong giảng dạy một số bài của chương trình Sinh học phổ thơng.
Cấu trúc khóa luận
Gồm 71 trang, 7 hình vẽ, 7 ảnh, 12 bảng, 4 biểu đồ được chia thành các phần
chính như sau: Mở đầu (3 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 11 trang), chương 2
(Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 8 trang), chương 3 (Kết quả
nghiên cứu: 47 trang), kết luận và kiến nghị: 2 trang), tài liệu tham khảo: 58 tài liệu
tham khảo ở Việt Nam, nước ngoài và một số trang web, phụ lục: danh sách các
loài, ảnh và số hiệu các loài thực vật lớp Một lá mầm tại Khu BTTN Phu Canh, tỉnh
Hịa Bình.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về thực vật thuộc lớp Một lá mầm trên thế
giới
Thực vật thuộc lớp một lá mầm tên khoa học là Monocotyledons là một
nhóm các lồi thực vật có hoa (M.W.Chase & Reveal).[47]

Đã rất nhiều nhà nghiên cứu về thực vật lớp Một lá mầm, đáng chú ý như:
- Takhtajan Armen, là viện sỹ thực vật đã đóng góp lớn cho khoa học phân loại thực
vật, trong cuốn: “Diversity and Classification of Flowering Plant” (1997) đã thống
kê và phân chia tồn bộ thực vật hạt kín trên thế giới khoảng 260000 loài vào
khoảng 13500 chi, 591 họ, 232 bộ thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó lớp một lá
mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000 chi, khoảng
65000 loài.[50]
- Gandolfo, M.A., Nixon, K.C., &Crepet, W.L. (2000) trong cơng trình:
“Morphological characters of the Monocotyledons in the fossil record. Presented in
the: Early angiosperm evolution" đã nêu thực vật lớp Một lá mầm chiếm khoảng
25% loài thực vật có hoa trên thế giới. Chúng phát triển trên tất cả các lục địa và
trong tất cả các môi trường sống các thảm thực vật trên nhiều lĩnh vực.[48]
- Greenwood DR , Conran JG. (2000) trong cơng trình “The Australian Cretaceous
and Tertiary monocot fossil record. In ‘Monocots – systematics and evolution’”, thì
hệ thực vật Australia khá đa dạng lồi thực vật lớp Một lá mầm, trong đó có ít nhất
60 họ, trong đó năm họ đặc hữu là Blandfordiaceae, Boryaceae, Dasypogonaceae,
Petermanniaceae, Xanrhorrhoeaceae.[49]
- Kew (2006) trong “The Royal Botanic Gardens” đã cho rằng thực vật lớp Một lá
mầm là một nhóm rất quan trọng về mặt kinh tế và quan trọng, bao gồm khoảng
75000 loài trong 97 họ chiếm khoảng 1/4 các lồi thực vật có hoa. Họ lớn nhất
trong lớp Một lá mầm là họ Lan (Orchidaceae), trong đó có khoảng 20 nghìn lồi
với những bơng hoa có cấu tạo phức tạp và độc đáo thích nghi với việc thụ phấn côn
trùng.[58]


- Hoang Van Sam (2008), Khi nghiên cứu về “Uses and conservation of plant
diversity in Ben En National Park, Viet Nam” đã thống kê thực vật lớp Một lá mầm
tại Vườn Quốc gia Bến En có 195 lồi thuộc 110 chi, 28 họ. Đưa ra giá trị sử dụng
của các loài thực vật, các áp lực đối với bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật và đề
xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng các loài thực vật tại khu vực nghiên cứu.[43]

- M.W.Chase & Reveal (2009) cho rằng thực vật Một lá mầm là thực vật có hoa
(thực vật hạt kín) có hạt thường chứa chỉ có một lá phơi hoặc một lá mầm. Nghiên
cứu phát sinh lồi qua đặc điểm sinh học phân tử đã cho thấy rằng trong các cây
một lá mầm tạo thành một nhánh (monocots). Cây một lá mầm đã hầu như luôn
luôn được công nhận là một nhóm, nhưng với bậc phân loại khác nhau và dưới
nhiều tên khác nhau.[47]
- Youxing và các cộng sự (2013), trong cuốn “Flora of China vol. 22-25” thì thực
vật hạt kín lớp Một lá mầm được trình bày trong các tập sách về các họ thuộc lớp
Một lá mầm, cụ thể tập 22 là Poaceae với 257 chi, tập 23 từ họ Acoraceae tới
Cyperaceae gồm 22 họ với 211 chi, tập 24 từ Flagellariaceae tới Marantaceae có 22
họ với 132 chi, tập 25 là Orchidaceae với 203 chi.[51]
- Trong phạm vi của thực vật lớp Một lá mầm, hệ thống APG IV (2016)[40] phân
loại thực vật có hoa dựa chủ yếu vào cấp độ phân tử đã công nhận thực vật lớp Một
lá mầm gồm các bộ:
+ Acorales - bộ Xương bồ
+ Alismatales - bộ Trạch tả
+ Arecales - bộ Cau
+ Asparagales - bộ Măng tây
+ Commelinales - bộ Thài lài
+ Dioscoreales - bộ Củ nâu
+ Liliales - bộ Loa kèn
+ Pandanales - bộ Dứa gai
+ Petrosaviales - bộ Vơ diệp liên
+ Poales - bộ Hịa thảo
+ Zingiberales - bộ Gừng


1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại Việt
Nam
Ngay từ thế kỷ 18, Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về thực vật

như các cơng trình của Loureiro (1790), sang thế kỷ 19 có cơng trình nổi tiếng, là
nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thực vật chí
Đại cương Đơng dương “Flora Generale de L'Indo-Chine” do Lecomte chủ biên
(1907 – 1952). Trong cơng trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định
tên, lập khóa mơ tả và phân loại 7.000 lồi thực vật có mạch trên tồn bộ lãnh thổ
Đơng Dương.[46]
Sau đó, một số cơng trình nghiên cứu về thực vật lớp Một lá mầm như:
- Lê Mộng Chân, Đoàn Sỹ Hiền, Lê Nguyên (1967), trong giáo trình “Cây rừng Việt
Nam” đã giới thiệu thực vật lớp Một lá mầm đại diện có bộ hành tỏi, bộ hoa mo, bộ
chuối, bộ hòa thảo.[7]
-Trần Hợp (1968), trong cuốn “Phân loại thực vật” đã chỉ ra thực vật lớp Một lá
mầm ở nước ta có 23 họ thuộc 9 bộ. [16]
- Vũ Văn Chuyên (1971), trong cuốn “Thực vật học” thực vật lớp Một lá mầm gồm
8 bộ: bộ nước (Helobiales) có 3 họ, bộ hành tỏi (Liliiflorae) có 9 họ, bộ hoa mo
(Spadiciflorae) có 5 họ, bộ chuối (Seitaminales) có 4 họ, bộ lan (Orchidales) có 2
họ, bộ đối phơi (Enanthioblastae) có 6 họ, bộ lúa (Graminales) có 1 họ và bộ cói
(Cyperales) có 1 họ.[11]
- Nguyễn Tiến Bân (1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật hạt kín trong hệ
thực vật Việt Nam hiện biết 8500 lồi, 2050 chi trong đó lớp Một lá mầm có 460
chi với 2200 lồi.[2]
- Phạm Hồng Hộ (1991, tái bản 1999) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã
mơ tả chi tiết đặc điểm hình thái, có hình vẽ minh họa cho 2368 lồi thực vật thuộc
lớp Một lá mầm trong cơng trình “Cây cỏ Việt Nam”. Cho đến nay, cơng trình này
vẫn được coi là cẩm nang của các nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam.[15]
- Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002), trong cuốn “ Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở
Việt Nam” đã nêu các chi Náng (Crinum), Kim cang (Smilax), Nghệ (Curcuma L.),
Địa Liền (Kaempferia L.), Gừng (Zingiber G.R. Boehmer), Riềng (Alpinia Roxb.),


Sa nhân (Amonum Roxb.), Xương bồ (Acorus L.) và cây Thiên niên kiện

(Homalonena occulta (Lour.) Schott) có đặc tính của tinh dầu.[21]
- Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2005), thực vật lớp Một lá mầm có
2630 lồi, 565 chi thuộc 46 họ, cuốn sách đã nêu địa điểm phân bố, dạng sống và
sinh thái cũng như công dụng của mỗi lồi thực vật.[32]
- Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004), trong giáo trình “Hệ thống học thực
vật” đã khái quát các đặc điểm hình thái chung của 2 phân lớp: phân lớp trạch tả Alismidae gồm 12 bộ ở Việt Nam có 9 bộ và phân lớp cau (Arecidae) có 4 bộ ở
Việt Nam, trong đó nêu rõ những khái niệm , thuật ngữ cơ bản mang tính tiếp cận
mơn học.[30]
- Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) trong cuốn “Thực vật có hoa” đã chỉ ra rằng thực vật
lớp Một lá mầm có 40 họ thuộc 14 bộ nằm trong 5 phân lớp: Alismatidae, Arecidae,
Commelinidae, Zingiberidae, Liliidae.[29]
- Nghị định số 32 của chính phủ (2006), về quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý hiếm thì thực vật hạt kín lớp một lá mầm nhóm IA nghiêm cấm khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại có các loài Lan kim tuyến (Anoetochilus spp.)
và các loài Lan hài (Paphiopedilum spp.); nhóm IIA thực vật rừng hạn chế khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại gồm hồng trinh hoa trắng (Disporopsis
longifloia), bách hợp (Lilium brownie), hoàng tinh vịng (Polygonatum kingianum),
hồng phi hạc (Dendrobium nobile) và lan một lá (Nervilia spp.)[22]
- Nguyễn Bá (2007), trong giáo trình “Thực vật học” đã nêu ra đặc điểm nhận biết
và phân loại 13 họ của thực vật lớp Một lá mầm trong 10 bộ.[1]
- Nguyễn Tiến Bân và tập thể các tác giả (2007), trong “Sách đỏ Việt Nam” thống
kê được lớp hành (Liliopsida) có 115 lồi trong 18 họ thuộc sách đỏ với họ có số
lượng lồi q hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc đã có nguy cơ tuyệt chủng là
họ Orchidaceae có 68 lồi.[5]
- Phùng Văn Phê, Nguyễn Trung Thành (2009), khi nghiên cứu về “Đa dạng nguồn
tài nguyên cây thuốc ở Rừng đặc dụngYên Tử, Quảng Ninh” đã thống kê được thực
vật lớp Một lá mầm gồm: 30 loài thuộc 30 chi và trong 16 họ được dùng để làm
thuốc.[24]



- Võ Văn Chi (2012), trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, đã mơ tả chi tiết
đặc điểm hình thái, có hình ảnh minh họa, nơi sống, phân bố, công dụng và bộ phận
của cây dùng để làm thuốc thì thực vật lớp Một lá mầm có 639 lồi thuộc 51 họ, 23
bộ của phân lớp là Alismatidae, Liliidae, Arecidae.[9]
Gần đây, có một số cơng bố mới của một số tác giả về thực vật lớp Một lá
mầm như:
- Lý Ngọc Sâm và các nhà nghiên cứu thực vật Singapore, Việt Nam (2015) đã phát
hiện và công bố hai lồi nghệ mới là Nghệ khơ hạn (Curcuma arida Škorničk. &
N.S.Lý) và Nghệ sa huỳnh (Curcuma sahuynhensis Škorničk. & N.S.Lý) cho khoa
học ở Ninh Thuận và Quảng Ngãi, thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, đăng
trên tập chí chuyên ngành Phytotaxa, tập 192, số 3, trang 181 – 189, năm 2015.[53]
- Nhóm nghiên cứu Viện Sinh học nhiệt đới – Viện Hàn Lâm Khoa học Công nghệ
Việt Nam và Viện Thực vật Komarov (T5/2016) trong đợt khảo sát tại Khu BTTN
Hịn Bà, tỉnh Khánh Hịa đã tìm thấy một lồi hoa lan mới đã được cơng bố trên tạp
chí Turczaninowia là Liparis honbaensis Aver et. Vuong. Ngồi ra nhóm nghiên
cứu cịn ghi nhận 12 lồi Liparis khác. Cơng trình nhấn mạnh Liparis Rich. là một
chi gồm khá nhiều loài với từ 320 đến 350 loài phân bố từ vùng nhiệt đới, á nhiệt
đới và ôn đới với khu đa dạng sinh nhất nhất là ở khu vực Nhiệt đới châu Á. Ở Thái
Lan có 35 lồi, Lào 13 lồi và Trung Quốc 63 lồi. Ở Việt Nam, do cịn nhiều khu
vực chưa được khảo sát hết còn chứa đựng nhiều thơng tin mới, số lồi thuộc
chi Liparis có 55 lồi tính đến hiện nay.[53]
1.3. Một số cơng trình nghiên cứu về thực vật lớp Một lá mầm tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình
- Năm 1995, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hịa Bình đã cơng bố Khu BTTN Phu Canh
thực vật lớp Một lá mầm có 13 lồi thuộc 5 họ. Trong đó họ Hịa thảo có 5 lồi, họ
Giang nứa có 5 lồi, hiện tại hai họ này được nhập lại với nhau thành một họ mang
tên họ Hòa thảo hay còn gọi là họ Cỏ.[35]
- Phùng Văn Phê (2012), trong “Điều tra và đánh giá nhanh các loài thực vật quan
trọng và xây dựng kế hoạch giám sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Hịa
Bình” đã thống kê được 756 lồi thực vật thuộc 450 chi, 143 họ của 5 ngành thực



vật bậc cao có mạch và xây dựng được bản danh lục thực vật của khu vực theo cách
sắp xếp của hệ thống Brummitt (1992). Trong đó thực vật lớp một lá mầm
(Monocotyledoneae) có 99 lồi, thuộc 70 chi, 23 họ.[25]
- Nguyễn Văn Hưởng (2016), khi “Nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây
thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình” đã tìm thấy 57 lồi
thuộc 22 họ có cơng dụng làm thuốc trong đó họ nhiều nhất là họ Poaceae với 9
loài.[18]
- Nghiêm Thị Phương (2016), trong luận văn “ Xây dựng bản đồ phân bố và đánh
giá dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình” đã
thống kê được thực vật lớp Một lá mầm ở Đà Bắc có 104 lồi thuộc 25 họ. Trong đó
họ Poaceae có số lượng lồi lớn nhất là 23 lồi.
- Tháng 4/2016, trong báo cáo: “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hịa
Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, ở Khu BTTN Phu Canh có 143 họ
thực vật với 52 loài quý hiếm. Tuy nhiên chưa đưa ra con số cụ thể về lớp Một lá
mầm.[37]
1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Khu BTTN Phu Canh,
tỉnh Hịa Bình.
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh nằm trên địa bàn 4 xã: Đoàn Kết, Tân
Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, cách thị trấn
Tu Lý huyện Đà Bắc 30 km, cách thành phố Hịa Bình 50 km. Khu Bảo tồn thiên
nhiên Phu Canh có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tân Pheo.
- Phía Tây giáp xã Đồng Ruộng, xã Đồng Chum.
- Phía Đơng giáp xã Tân Pheo, xã Đồn Kết.
- Phía Nam giáp xã n Hồ, xã Đoàn Kết.



Tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN Phu Canh là 5.647 ha, trong đó diện
tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 2.434,6 ha và phân khu phục hồi sinh thái là
3.212,4 ha.
1.4.1.2. Địa hình, địa mạo
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh là vùng núi thấp và núi cao, gồm 3 dải
dơng núi chính và các dải dơng núi phụ. Độ cao lớn nhất là 1.349 m (đỉnh Phu
Canh), độ cao trung bình là 900 m, độ cao thấp nhất là 300 m so với mặt nước biển.
Độ dốc bình quân trên 300, chiều dài sườn dốc 1000 – 2000 m, hiểm trở, đi lại rất
khó khăn.
Căn cứ vào hệ thống đường phân thủy thì Khu BTTN là lưu vực của suối
Nhạp, suối Cửa Chông chảy ra hồ Sơng Đà, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện
Hồ Bình và nước tưới cho sản x́t nơng nghiệp của 5 xã: Tân Pheo, Đồng Chum,
Đồng Ruộng, Đoàn Kết, Yên Hồ.
1.4.1.3. Khí hậu
Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có chung điều kiện khí hậu của tỉnh Hịa
Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình 1.824,4 mm, chiếm 93,6% tổng
lượng mưa trong năm; mùa hanh khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
trung bình 125,2 mm, chiếm 6,4% tổng lượng mưa trong năm. Số ngày mưa trong
năm 110 - 130 ngày. Độ ẩm khơng khí trung bình 83%. Nhiệt độ khơng khí trung
bình 21,70 C. Hướng gió chính vào mùa hè là gió Đơng Nam, mùa đơng là gió Đơng
Bắc.
1.4.1.4. Thủy văn
Trong Khu bảo tồn có các suối lớn. Suối Nhạp xã Đồng Ruộng có 2 nhánh
suối chính: Nhánh suối Chum bắt nguồn từ xã Mường Chiềng, chảy qua xã Đồng
Chum về hợp với suối Nhạp tại khu vực xóm Nhạp trong, xã Đồng Ruộng; Nhánh
suối Nhạp bắt nguồn từ xã Tân Pheo, chảy qua xã Tân Pheo, xã Đồng Chum về hợp
với nhánh suối Chum tại xóm Nhạp xã Đồng Ruộng. Ngồi 2 nhánh suối chính cịn



có 1 nhánh suối phụ bắt nguồn từ chân núi Phu Canh xã Đồng Ruộng về hợp với
suối Nhạp đổ ra hồ Sông Đà.
1.4.1.5. Địa chất và Đất
* Địa chất: Khu Bảo tồn có địa hình vùng núi cao, phần lớn diện tích là núi
đất và núi đất lẫn đá. Trong khu bảo tồn có 3 loại đá mẹ chủ yếu: đá vơi, đá mác ma
axít và đá sa thạch.
* Đất: Trong khu Bảo tồn có 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất Feralitic mùn, màu từ đỏ vàng đến vàng nhạt trên núi có rừng (độ
cao từ 700 – 1700 m) diện tích 3.800 ha, chiếm 67,3% tổng diện tích khu Bảo tồn.
1.4.1.6. Thảm thực vật
Tổng diện tích tự nhiên khu Bảo tồn trong 4 xã là 5.647 ha, trong đó: Diện
tích có rừng: 4.213,9 ha, chiếm 74,6% diện tích. Trong đó, rừng tự nhiên:
4.106,5ha, chủ yếu là rừng gỗ núi đất, cấp trữ lượng IV, có trữ lượng gỗ từ 73 m 3/ha
đến 110 m3/ha; tổng trữ lượng 363.343,0 m3 gỗ; rừng nứa và rừng hỗn giao nứa gỗ
có 345 ha, trữ lượng nứa 2.908.036 cây, còn lại 115,2 ha rừng non phục hồi sau
nương rẫy chưa có trữ lượng.[37]
1.4.2. Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
1.4.2.1. Dân tộc
Khu BTTN Phu Canh nằm trong khu vực 4 xã gồm 3 dân tộc chính là: Dân
tộc Tày có 9.565 người, chiếm 85,34%; Dân tộc Mường có 467 người, chiếm
4,16%; Dân tộc Dao có 1.062 người chiếm 9,47% và Dân Tộc Kinh có 93 người
chiếm 0,83%.[37]
1.4.2.2. Dân số, lao động và giới
- Dân số: Trong 4 xã có 2.606 hộ với 11.207 nhân khẩu cư trú trong 28 xóm,
bản chiếm 22,25% nhân khẩu tồn huyện, trong đó nhân khẩu nông nghiệp 10.927
người chiếm 97,5%, nhân khẩu phi nông nghiệp 280 người (chủ yếu là giáo viên,
nhân viên y tế) chiếm 2,5 % tỷ lệ tăng dân số hàng năm ước tính 1,3%.



- Lao động: Tồn vùng có tổng số lao động 5.529 người trong đó: Lao động
nơng nghiệp có 5.317 người (chiếm 96,1% tổng số lao động), Lao động phi nông
nghiệp có 212 người (chiếm 3,9% tổng số lao động).
- Những vấn đề về giới: Phụ nữ quanh khu Bảo tồn cịn nhiều hạn chế trong
việc tham gia cơng tác bảo vệ rừng do họ bận rộn quá nhiều công việc gia đình,
chăm sóc rừng trồng theo các chương trình dự án.
1.4.2.3. Hiện trạng sản xuất
a. Sản xuất nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt trong 4 xã chủ yếu là cây
lương thực, cây màu các loại và một số ít diện tích cây ăn quả, cây cơng nghiệp dài
ngày. Tổng diện tích đất trồng lúa của 4 xã chỉ có 277,24 ha, năng suất bình quân 31
tạ/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 650,5 tấn/năm, bình quân 60,4 kg/người/năm mới
chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu lương thực của nhân dân.[37]
b. Chăn ni: Cộng đồng chủ yếu ni trâu, bị, lợn, gà, ngan, vịt, ngỗng, dê,
v.v. Các năm qua số lượng đàn gia súc gia cầm trong 4 xã tăng tương đối nhanh
nhất là đàn bò, trâu do nhu cầu tiêu thụ thịt bò trên thị trường ngày càng nhiều.
c. Hoạt động sản xuất và khai thác lâm nghiệp: Bằng nguồn vốn dự án 661
trong các năm qua nhân dân trong 4 xã đã tích cực phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Đã nhận khốn khoanh ni bảo vệ rừng hiện có (rừng phòng hộ xung yếu và rất
xung yếu) của 4 xã là 7.158 ha. Trồng mới rừng phòng hộ trên 837 ha, trong đó có
364 ha rừng luồng là lồi cây vừa phát huy hiệu quả kinh tế của 2 xã Đồng Chum và
Đồng Ruộng.
d. Thu nhập của nhân dân: Sinh kế chính của nhân dân trong 4 xã là sản xuất
nông, lâm nghiệp.[37]
1.4.2.4. Cơ sở hạ tầng
Giao thông vận tải: Khu bảo tồn đã có đường ơ tơ đến trung tâm xã bao gồm
tuyến tỉnh lộ 433 từ xã Tân Pheo đi xã Đồng Chum và Đoàn Kết; Tuyến đường liên
xã từ ngã ba Ênh xã Tân minh đi qua xã Đoàn Kết, xã Yên Hoà đến xã Đồng Ruộng
dài 31 km.



Điện: Tất cả các xã trong khu bảo tồn đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên,
đường dây tải điện còn yếu nên thường xuyên xảy ra mất điện.
Nước sinh hoạt: Được dự án 472 và dự án WB đầu tư xây dựng đường ống
dẫn nước và các bể chứa nước công cộng, đảm bảo 100% số hộ dân trong 4 xã có
đủ nước sinh hoạt.
Thuỷ lợi: Hiện tại, các xã đều có kênh mương dẫn nước tưới cho sản x́t
nơng nghiệp. Riêng hồ Cang xã Đồn Kết dự trữ nước tưới cho gần 40 ha đất nông
nghiệp. Nhưng do độ che phủ của rừng Phu Canh ngày càng bị thu hẹp nên khả
năng dự trữ nước tưới của hồ Cang đã và đang giảm đi nhanh chóng.
1.4.2.5. Văn hóa – Xã hội
Về giáo dục: Bốn xã trong Khu bảo tồn đều có đủ 2 cấp tiểu học và trung học
cơ sở, với các phòng học kiên cố được xây dựng từ nguồn vốn của chương trình 135
của Chính phủ và dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới WB. Tổng số trẻ em
trong độ tuổi đi học (từ 6 – 14 tuổi) là 3.540 em. Đội ngũ giáo viên thường là các
thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và một số huyện miền xuôi lên công tác. Nhưng do cịn
thiếu thốn về chỗ ở, thiếu tình cảm và ít được sinh hoạt văn hố văn nghệ, do đó các
thầy cô giáo chưa thật sự yên tâm công tác và hạn chế khả năng phấn đấu chuyên
môn của các thầy cơ giáo.
Về y tế: Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng lên, đảm bảo nhu
cầu khám chữa bệnh ban đầu kịp thời cho nhân dân. Mạng lưới y tế từ xã đến thôn
bản hoạt động đồng đều và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.
Về văn hố: Vì các xóm bản trong xã ở cách xa nhau, đi lại không thuận tiện,
và do điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn lại cách xa trung tâm huyện (30 - 50
km), nên sinh hoạt văn hố cịn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, hầu như mọi hộ gia đình
đều có tivi.[37]


Hình 1.1: Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hịa Bình



Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm ở Khu Bảo
tồn thiên nhiên Phu Canh, Hịa Bình.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2016 – 5/2018 với 3 đợt thu mẫu như sau:
+ Thu mẫu đợt 1: 18 - 20/08/2016
+ Thu mẫu đợt 2: 07 - 08/12/2016
+ Thu mẫu đợt 3: 25 - 26/04/2017
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xác định thành phần các loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm ở Khu
Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình
2.2.2. Đá nh giá đa dang cá c loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình:
+ Đa dang về thành phần các taxon: Đa dạng ở mức độ họ, mức độ chi.
+ Đa dang về giá tri ̣sử dung cuả cać loaì .
+ Các loài có nguy cơ bi ̣tuyêt chủng, cần phải bảo vê.̣
+ Đa dạng về dạng thân trong không gian của các loaì .
+ Đa dan g về hình thái cơ quan sinh sản của các loài thực vật lớp Một lá
mầm: hoa, quả, hạt.
+ Mơi trường sống và nơi sống của các lồi thực vật thuộc lớp Một lá mầm.
2.2.3. Thực trạng nguồn tài nguyên thực vật thuộc lớp Một lá mầm và đề xuất
biê pháp bao tồn chu ng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh Hịa Bình:
̉
́
n
+ Thực trạng phân bố của các loài thực vật lớp Một lá mầm.
+ Các yếu tố tác động đến hiện trạng các loài thực vật lớp Một lá mầm.
+ Đề xuất các biện pháp trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển bền
vững cũng như bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, tỉnh
Hịa Bình.



2.2.4 Ứng dụng nghiên cứu trong giảng dạy chương trình Sinh học phổ thông
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp kế thư ̀ a, phương
pháp điều tra theo tuyến, phương pháp phân loại So sánh hình thái trong giám định
mẫu thực vật, phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
nhằm tìm hiểu hiện trạng, cơng dụng các lồi thực vật lớp Một lá mầm.
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập và kế thừa các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm:
bản đồ hiện trạng thực vật rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học ở Khu BTTN Phu Canh.
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa theo tuyến
- Phương pháp điều tra thực địa:
Áp dụng phương pháp điều tra thực địa được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu
trong “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” (2007)[31]; Trần Đình Nghĩa, Sổ tay
thực tập thiên nhiên (2005)[23]. Dựa vào bản đồ địa hình Khu BTTN Phu Canh,
máy định vị (GPS) để xác định tuyến điều tra và vị trí thu mẫu ngồi thực địa.
Căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng lập các tuyến điều tra qua các hệ sinh
thái, các trạng thái rừng và các dạng địa hình khác nhau như sườn núi, dơng núi,
đường mịn dân sinh, các con suối chính. Trên các tuyến điều tra tiến hành thống kê,
mơ tả các lồi thực vật nằm ở phạm vi 10 m mỗi bên và thu thập mẫu thực vật.
Tuyến điều tra được lập theo phương pháp chuẩn.
- Khu vực thực địa: Đại diện qua các hệ sinh thái rừng tại Khu BTTN Phu
Canh. Xuất phát từ việc tìm hiểu về địa hình khu vực nghiên cứu, chúng tơi nhận
thấy nơi đây có các hệ sinh thái như Hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoăc thứ sinh
lâu năm; Hệ sinh thái rừng thư ́ sinh ngheò ; Hệ sinh thái rừng tre nứa; các trảng cỏ,
trảng cây bụi nên việc điều tra xây dựng tuyến của chúng tôi phải trải qua tất cả các
sinh cảnh của rừng.



- Dụng cụ: Máy định vị (GPS), Kéo cắt cành, túi nilon, báo ép mẫu, dây nilon, cồn,
etiket, bút chì 2b,…
- Nguyên tắc thu mẫu các loài thực vật thuộc lớp Một lá mầm:
+ Lựa chọn mẫu: Các mẫu được thu hái là những mẫu đặc trưng cho các cây
cùng quần thể lồi sống trong mơi trường đó, có đầy đủ cơ quan sinh sản (hoa, quả
hạt). Sử dụng kéo cắt cành để cắt gọn mẫu.
+ Thu hái mẫu đủ tiêu chuẩn: Mỗi cây thu từ 3 - 5 mẫu, đối với mẫu cây thân
thảo thì tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu
các biến dạng của loài, vừa để lưu trữ.
+ Ghi nhãn cho mẫu: Lấy một nhãn mẫu cây, ghi vào đó kí hiệu của người
lấy mẫu theo thứ tự số tiêu bản mà người lấy thu thập, số hiệu này gọi là số trong
sưu tập của người thu mẫu. Cần ghi nhớ các mẫu lấy trên cùng một cây phải cùng
số hiệu, các mẫu lấy ở những cây khác nhau nếu nghi ngờ thì ghi các số hiệu khác
nhau.
+ Chụp ảnh mẫu: Trong quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại
hình ảnh của các lồi (ghi lại số hiệu mẫu cùng với số thứ tự ảnh trong sổ tay để tiện
cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh cùng với những hoạt động của tập thể
trong quá trình nghiên cứu.
Thu mẫu và ghi chép xong, có thể xử lý mẫu ngay ngồi thực địa, ép mẫu
vào các cặp ép mẫu hay cho mẫu vào túi polyetylen. Việc cho vào túi polyetylen có
lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời
nắng to.
2.3.3. Phương pháp phân loại lồi bằng so sánh hình thái
Sử dụng phương pháp So sánh hình thái để phân loại các loài thực vật thuộc
lớp Một lá mầm, theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007[31]. Đây là phương pháp cổ điển
nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này
dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ
quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến
đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các

cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành


×