Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

MO DUN 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.72 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD ĐT TÂN CHÂU</b>
<b>TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN</b>


<b>MO ĐUN 23: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ</b>
<b>HỌC TẬP CỦA HS</b>


<b>A/. NỘI DUNG</b>


<b>I/.mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS</b>
<i>* Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá</i>


- Cơng khai hố nhận định về năng lực và kết quả học tập của mọi học sinh và tập
thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự
tiến bộ của mình; khuyến khích, động viên việc học tập.


- Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu
của mình, tự hồn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học.


<i>* Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá</i>


Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt
là đối với cán bộ quản lí.


+ Đối với học sinh: việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên, cung cấp kịp thời
những thông tin “liên hệ ngựợc" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.


+ Đối với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin
“liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.


+ Đối với cán bộ quản lí giáo dục: kiểm tra, đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lí


giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có
những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng
kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.


<i>* Vai trò của kiểm trar đánh giá</i>


Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chú trọng đến dạy cái gì mà
cần quan tâm đến dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một u cầu cấp
bách có tính chất đột phá để nâng cao chất luợng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học
đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo
khoa, phuơng pháp dạy học cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra, đánh
giá có vai trị rất to lớn trong việc nâng cao chất lương đào tạo. Kết quả của kiểm tra,
đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu
kiểm tra, đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, tác hại to lớn trong
việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết
của ngành Giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác
và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học
tập.


<b>II/. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng</b>
<b>của môn học.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>III/. yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá</b>
<b>theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.</b>


<i>* Yêu cầu đối mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn</i>
<i>học</i>


- Giáo viên đánh giá đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và
hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;



- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình
thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn
bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở,
học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiến hành đủ số lần
kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành


- Điểm kiểm tra thực hành điểm hệ số 1, giáo viên căn cứ vào quy trình thí nghiệm
một bài thực hành (được thống nhất trước trong toàn tỉnh) theo hướng dẫn, rồi thu và
chấm lấy điểm thực hành.


- Các bài kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết kiểm tra học kì và kiểm tra cuổi năm học)
cần được biên soạn trên cơ sở thiết kế ma trận cho mỗi đề.


- Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và
tự luận. Bài kiểm tra cuổi học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận. Trong quá
trình dạy học, giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh thích ứng với cấu trúc đề thi và
hình thức thi tốt nghiệp phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm.


* Định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá


- Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lí giáo dục
- Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng bộ môn


<i>* Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện phương pháp dạy học và kiểm tra,</i>
<i>đánh giá:</i>


- Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các


điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học


* Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra, đánh giá đổi với đổi mới phương pháp
<i>dạy học</i>


- Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với các phong trào khác
trong nhà trường:


- Định hướng và yêu cầu chung về đổi mới đánh giá trong chương trình giáo dục
phổ thơng


- Đánh giá kết quả giáo dục của học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong
mọi lớp và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt đuợc mục tiêu giáo dục phổ thơng,
làm căn cứ để điều chỉnh q trình giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện, động viên, khuyến khích học sinh chăm học và tự tin trong học tập.


- Đổi mới đánh giá phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực".


- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh; đảm bảo tính
khách quan, chính xác, cơng bằng.


- Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng),
rèn luyện kĩ năng và yêu cầu về thái độ với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy dộc lập.


IV/.<i><b> Thực trạng và yếu điểm của kiểm tra đánh giá học sinh tại các trường phổ thông</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Điểm yếu nhất của kiểm tra đánh giá giáo dục phổ thông hiện nay là chưa xác định


rõ triết lý đánh giá: đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy,
hình thành khả năng gi ở học sinh?...


Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh nhận ra mình đang ở đâu
trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/chuẩn kiến thức, kỹ năng… Đánh giá không làm
học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy
học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm
nào để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo
ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả
năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau… để phát triển năng lực tự học. Hiện nay rất nhiều
giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục chưa thấu hiểu triết lý đánh giá, chủ yếu mới chỉ
tập trung vào đánh giá kết quả học tập, để xếp loại học sinh…Giáo viên cũng gặp rất
nhiều khó khăn khi phải đánh giá các hoạt động giáo dục (không biết đánh giá các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đánh giá đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống như thế
nào…). Nếu đánh giá chỉ là kiểm tra sự học thuộc bài (ghi nhớ), làm lại theo các kiểu,
dạng bài mẫu thầy đã cho… sẽ triệt tiêu sự phát triển, sự nỗ lực vươn lên ở người học.


Điểm yếu khác trong đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà khơng
có sự phản hồi cho học sinh. GV chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê
“sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích được rõ cho
học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số GV chấm bài có sự phản hồi nhưng phản
hồi khơng đủ, phản hồi tiêu cực, khơng mang tính xây dựng (Vi dụ, GV phê: làm sai, làm
ẩu, không hiểu…làm học sinh mất niềm tin, khơng có động lực để sửa lỗi), làm cho
người học chán nản… Khi phản hồi của GV đối với bài làm của HS mang sắc thái xúc
cảm âm tính, tiêu cực, có thể làm học sinh xấu hổ, mất tự tin. Bên cạnh đó, nếu GV có
phản hồi chung (chữa bài kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư
duy “áp đặt” của GV, mà khơng giúp phân tích mổ sẻ những cách tư duy chưa phù hợp
của học sinh dẫn đến sự sai sót. Đánh giá lại khn vào một số kiểu loại bài tốn, dạng
bài văn, khơng nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm đa dạng, phong phú của
người học, tức tập trung vào một số kiểu đề thi và chỉ để đáp ứng các kỳ thi, điều này làm


cho q trình dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử, nên mới xảy ra hiện
tượng mọi học sinh “muốn thi đỗ phải đến lớp luyện thi” nhưng thi xong chẳng còn nhớ
gì hết.


Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế
các hình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá GV đang sử dụng có tính
truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… , và thông
qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng khơng rõ mình định
đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu
đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực
bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong
khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh
giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông
qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thơng qua tương tác nhóm,
thơng qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức
tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được vì chưa được đào tạo.


<b>B/.VẬN DỤNG</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×