Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

tuan 9 lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.08 KB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lục Thị Luyên- Lớp 5. TUẦN 9 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016 Sáng Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc. Cái gì quý nhất A. MỤC TIÊU. - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật - Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh hoạ bài - Bảng phụ C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - HTL bài thơ Trước cổng trời - Hsnx, GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc - 1 HS đọc bài - GV hướng dẫn đọc bài: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật Hùng, Quý, Nam giọng sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo ôn tồn chân tình, giàu sức thuyết phục. - GV chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu .... sống được không ? Đoạn 2: Tiếp ... thầy giáo phân giải. Đoạn 3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp lần 1 + Từ khó: tranh luận, sôi nổi. - Đọc nối tiếp lần 2 + Câu khó - Luyện đọc từng đoạn theo nhóm, mỗi nhóm một đoạn - Thi đọc giữa các nhóm - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - GV đọc toàn bài 3. Tìm hiểu bài 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - HS đọc đoạn 1, 2 ? Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì? (Hùng cho rằng: Lúc gạo quý nhất Quý cho rằng: Vàng bạc quý nhất Nam cho rằng: Thì giờ quý nhất.) ? Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? (Hùng: lúa gạo là quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn. Quý: vàng là quý nhất vì mọi người nói.... sẽ mua được lúa gạo. Nam: thì giờ là quý nhất vì người ta thường nói ....làm ra được vàng bạc, lúa gạo) ? Ý của đoạn 1, 2 nói lên điều gì? =>Ý 1: Tranh luận: Cái gì quý nhất? - 1 HS đọc ý 1 - HS đọc đoạn 3 ? Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? (Vì không có người lao động thì không có lúa gạo; vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua 1 cách vô vị. Thầy giáo đã giảng giải để 3 bạn hiểu ra: đầu tiên thầy khẳng định lý lẽ và dẫn chứng 3 bạn đưa ra đều đúng; nhưng đó chưa phải là thứ quý nhất; sau đó thầy đưa ra lí lẽ bảo vệ người lao động là quý nhất.) ? Ý của đoạn 3 nói lên điều gì? =>Ý 2: Người lao động là quý nhất. - 1 HS đọc ý 2 ? Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao chọn tên đó? - HS nối tiếp nêu ý kiến. (VD: Cuộc tranh luận thú vị Ai có lí Người lao động là quý nhất...) ? Qua phần tìm hiểu bài hãy nêu nội dung chính của bài? => Nội dung: Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất. - 2 HS đọc lại nội dung 4. Luyện đọc diễn cảm - 3 HS đọc bài nối tiếp. - GV dán đoạn luyện đọc (đoạn 1; 2) - GV đọc mẫu - HS luyện đọc phân vai nhóm 5. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - 5 HS thi đọc đoạn diễn cảm theo cách phân vai - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - 1 HS đọc toàn bài. - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố - dặn dò ? Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì?(Mọi người đang làm việc ... người lao động là quý nhất). - Nhận xét tiết học. - Đọc lại bài; chuẩn bị bài: Đất Cà Mau. Tiết 3: Toán. Tiết 41 Luyện tập A. MỤC TIÊU. Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ (BT1; 2; 4) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 5m3dm = ... m 7m25cm = .... m 2km 3dam = ... km 13km 5hm = .... m - Hsnx, GVnx đánh giá II. Dạy hoc bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở - HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt ý đúng 35m 23cm = 35,23m 51dm 3cm = 51,3dm 14m 7cm = 14,07m Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - GVHD mẫu Mẫu: 315 m = 3,15m Cách làm: 315c m = 300m + 15cm = 3m 15cm ? Đổi 3m15cm ra m? - 1HS lên bảng thực hiện 127 (3m 15 cm = 3 10 m = 3,15m). - HS làm bài vào vở - 3 HS lên bảng - HS và GV nhận xét, chốt ý đúng. 315 cm = 3,15 m 234 cm = 2,34m 506 cm = 5,06m 34 dm = 3,4m Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là ki-lô-mét - HS đọc yêu cầu bài - GVHD: 3km 245 m = 3,245 km - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt ý đúng. 3km 245 m = 3,245 km 5km 34m = 5,034km 307 m = 0,307 km Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài - GV hướng dẫn cách đổi: 65 ? 1m bằng ... km? ( 100 km). Vậy phải đưa số thập phân về dạng hỗn số với đơn vị đo km rồi chuyển đổi. 2005 Chẳng hạn: 12,44m = 12 1000 m = 12m 44cm. - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng - HS và GV nhận xét. a) 12,44 m = 12m 44cm. b) 7,4 dm = 7dm 4cm. 8 c) 3,45 km = 3 1000 km = 34 km 450 m = 34 450m 85 d) 34,3km = 34km 100 km = 34km 300m = 34 300m. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 3. Củng cố - dặn dò ? Nêu cách chuyển đổi từ 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo (và ngược lại)? - Tự rèn thêm kĩ năng chuyển đổi từ 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo (và ngược lại) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Khoa học. Bài 17 Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS A. MỤC TIÊU. - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. *KNS: Xác định giá trị bản thân; tự tin và có ứng xử; thể hiện cảm thông, chia xẻ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình minh hoạ (36; 37 - SGK) - Bộ thẻ các hành vi. (HĐ1) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ ? HIV có thể lây truyền qua những đường nào? ? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/AIDS? - Hsnx,GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài a) HĐ1: Trò chơi tiếp sức: "HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua..." - GV nêu yêu cầu - HS trao đổi theo cặp - HS báo bài theo hình thức chơi tiếp sức, chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 5 HS tham gia, đội nào tìm được nhiều ý đúng thắng cuộc. - HS và GV kiểm tra kết quả của hai đội Đáp án: "HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua..." Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV - Dùng chung bơm kim tiêm không khử - Bơi ở bể bơi (hồ bơi) công cộng. trùng. - Bị muỗi đốt. - Xăm mình chung dụng cụ không khử - Cầm tay. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 trùng. Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng. Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay bảo vệ. - Dùng chung dao cạo (trường hợp này nguy cơ lây nhiễm thấp) - Truyền máu (mà không biết rõ nguồn gốc máu.). - Ngồi học cùng bàn. - Khoác vai. - Dùng chung khăn tắm. - Mặc chung quần áo. - Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS. - Ôm - Cùng chơi bi. - Uống chung li nước. - Ăn cơm cùng mâm. - Nằm ngủ bên cạnh. - Sử dụng nhà vệ sinh công cộng. KL: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm, ... - Tổ chức diễn kịch: đóng vai " Tôi bị nhiễm HIV" - GVnêu yêu cầu - HS đọc lời thoại các nhân vật trong hình 1 - HS thảo luận, đóng vai theo nhóm 4 - Các nhóm thi diễn kịch trước lớp. - HS và GV nhận xét. b) HĐ2: Không nên xa lánh phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ. - Quan sát các hình 2 ; 3 (36, 37 - sgk) đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi theo cặp. ?Nếu đó là những người bạn của em thì em sẽ đối xử như thế nào? (Em vẫn chơi với bạn, tuy bố bạn ấy bị nhiễm HIV nhưng có thể bạn không bị Động viên bạn ấy đừng buồn rồi mọi người sẽ hiểu. Em vẫn chơi với bạn vì HIV không lây qua tiếp xúc thông thường) ? Qua ý kiến các bạn em rút ra điều gì? (Trẻ em dù nhiễm HIV nhưng trẻ em rất cần sống trong tình yêu thương san sẻ của mọi người). ? Trong các hình SGK các bạn ở hình nào có cách ứng xử đúng với người bị nhiễm HIV & gia đình họ? (hình3; 4). Ghi nhớ: (SGK - 37): HS đọc. III - Củng cố - dặn dò ? Hãy nêu cách đối xử với người HIV và gia đình họ? - Nhận xét tiết học. - Học bài, thực hiện theo điều đã học. 3 4. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Âm nhạc. Học hát bài Những bông hoa, những bài ca NVL: Hoàng Long A. MỤC TIÊU. - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. * Thông qua bài hát, giáo dục các em thêm kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo theo lời Bác Hồ dạy. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa nhạc, máy nghe - Học sinh: SGK Âm nhạc 5. Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,…) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ: - GV bắt giọng cho HS hát lại bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Giới thiệu nội dung tiết học 3. Bài mới: Nội dung: Học hát bài Những bông hoa những bài ca. Hoạt động 1: Học hát. - Dịch giọng bài hát cho phù hợp với giọng của HS - Bắt nhịp với số đếm: 2 – 1 để HS hát vào phách 2 ở ô nhịp đầu tiên của bài. - GV hát mẫu qua 1 lần. - Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy hát từng câu theo hình thức móc xích. - Câu 1 GV hát mẫu 2 lần, cho HS hát 2 lần, GV nhận xét. - Câu 2 dạy tương tự. - Hát ghép câu 1 + 2. Dạy tuần tự cho đến hết bài. - Hát với tình cảm vui tươi, náo nức. - GV chỉnh sửa nếu HS hát chưa đúng. - Hát cả bài 1 - 2 lần. - GV quan sát, nhận xét. Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động - Hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp. Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô.... P: x x x x x x x x... N: x x x x.... - GV làm mẫu cho HS quan sát 1 lần. Sau đó hướng dẫn chậm cho HS làm 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 theo. - Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm hát, nhóm còn lại gõ đệm theo phách. - GV quan sát, nhận xét. 4. Phần kết thúc: Củng cố - Dặn dò: - GV bắt giọng cho HS hát lại bài hát (2 lần). ? Qua bài hát các em học tập được điều gì theo lời Bác Hồ dạy? * GV chốt: Qua bài hát giáo dục các em lòng yêu quý, kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo theo truyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi theo lời Bác Hồ dạy. Nhận xét - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài hát. - Tập kết hợp gõ đệm và vận động theo nhịp. Chiều Tiết 1: Toán. Ôn tập A. MỤC TIÊU. - Ôn tập lại kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng thực hành về phân số, số thập phân, giải toán. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - VB Toán - Sách ôn tập và kiểm tra đánh giá môn toán, luyện giải toán, toán nâng cao. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1) Ôn kiến thức: - GV nêu yêu cầu - HS thảo luận nhóm 2 - báo bài, nhận xét, GV chốt lại + Nêu cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân chia phân số. + Thế nào là phân số thập phân ?Cách viết phân số thập phân thành số thập phân ? + Nêu cách đọc, viết số thập phân ? Hàng của số thập phân ? 2) Làm các bài tập Bài 1. a) Đọc các số sau. 3,05 ; 42, 527 ; 102, 00013 b) Viết số gồm: + Năm trăm mười hai đơn vị bảy phần trăm + Hai mươi đơn vị tám phần nghìn. + Chín mươi sáu ki lô gam, ba mươi lăm phần trăm ki lô gam. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS lên bảng làm bài - HS nhận xét 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - GV nhận xét, chữa bài Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài a) 9m 6dm = .9,6m.. b) 2cm2 5mm2 = .2,05.cm2 c) 5 tấn 562kg = .5,562.tấn d) 57cm 9mm = .57,9.cm Bài 3. > ; < ; = - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài 83,2 ... 83,19 48,5 ... 48,5000 7,843 ... 7,85 90,7 ... 89.7 Bài 4. Bài toán : Một cửa hàng có 2 tấn đường. Ngày đầu bán được 400kg. 3 5. Ngày thứ hai bán được số đường bằng số đường bán được trong ngày đầu. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường? - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS lên bảng làm bài - HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài Bài giải Đổi 2 tấn = 2 000kg Ngày thứ hai cửa hàng bán được số đường là: 3 5. 400 ¿ = 240 (kg) Cả hai ngày cửa hàng bán được số đường là: 400 + 240 = 640 (kg) Cửa hàng còn lại số đường là: 2000 - 640 = 1360 (kg) Đáp số: 1360kg đường 3) Nhận xét - dặn dò - Nhận xét giờ học - Ôn lại bài - Chuẩn bị bài sau Tiết 2: Thể dục (GVBM) 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 Tiết 3: Mĩ thuật (GVBM). Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016 Sáng Tiết 1: Toán. Tiết 42 Viết các số đo khối lượng dưới dạng. số thập phân A. MỤC TIÊU. Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo khối lượng - Bảng phụ (BT1) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Chữa bài 1; 2(VBT tr. 51 ; 52) - Nêu cách chuyển đổi từ 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo (và ngược lại) - Hsnx,GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài a) Điền bảng đơn vị đo khối lượng - 1 HS lên bảng điền vào bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ các đơn vị đo liền kề. (bảng phụ GV kẻ sẵn) Lớn hơn ki-lô-gam Ki-lô-gam Bé hơn ki-lô-gam Tấn 1 ta 1 yến 1kg 1hg 1 dag 1g =10 tạ = 10 yến = 10 kg = 10 hg = 10 dag = 10 g. ⇒. ⇒. ¿. 1 kg = 10 hg. = = tạ = yến = tấn - 1 HS điền số hoặc phân số thích hợp vào chỗ trống. 1 1 tạ = .. 10 .. tấn = .0,1... tấn. 1 = 10 dag. 1 1kg = .. 100 .. tạ. = ..0,01. tạ 1 1 kg = .. 1000 ..tấn = ..0,001... tấn. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 b) Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 5 tấn 132 kg = ..... tấn + Hãy viết 5 tấn 132kg dưới dạng hỗn số với đơn vị đo là tấn rồi viết hỗn số đó dưới dạng số thập phân. - HS thực hiện theo cặp - báo bài, nhận xét 132 -> ghi: 5 tấn 135 kg = 5 1000. tấn = 5,132 tấn Vậy: 5 tấn 132kg = 5,132 tấn c) Ví dụ 2: 5 tấn 32 kg = 5, 032 tấn (HS thực hiện theo cặp.) 3. Thực hành Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm - HS và GV nhận xét, chốt. 4 tấn 562 kg = 4,562 tấn 3 tấn 14 kg = 3,014 tấn 12 tấn 6 kg = 12,006 tấn 500kg = 0,5 tấn Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân - HS đọc yêu cầu bài - HS làm vở - 2 HS lên bảng - Hsnx,GVnx đánh giá - HS đổi chéo vở kiểm tra. a) 2kg 50g = 2,050kg 45kg 23g = 45,023kg hoặc 2,05kg 10kg 3g = 10,003kg 500g = 0,5kg b) 2 tạ 50kg = 2,5 tạ 34kg = 0,34 tạ 3 tạ 3kg = 3,03 tạ 450kg = 4,5 tạ Bài 3: - HS đọc đề toán ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: 1con/ 1ngày: 9kg thịt 6 con/ 30 ngày: ..... tấn thịt? ? Muốn biết 6 con 30 ngày ăn hết bao nhiêu kg thịt ta phải biết gì? (6 con 1 ngày ăn hết bao nhiêu kg thịt). - HS làm bài vào vở 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - 1 HS lên bảng - HS nhận xét bài trên bảng - GV chốt Bài giải Lượng thịt để nuôi 6 con sư tử trong 1 ngày là: 9 x 6 = 54 (kg) Lượng thịt để nuôi 6 con sư tử trong 30 ngày là: 54 x 30 = 1620 (kg) Đổi 1620 kg = 1,62 tấn Đáp số: 1,62 tấn 4. Củng cố - dặn dò ? Nêu mối quan hệ các đơn vị đo khối lượng liền kề? - Nắm vững mối quan hệ các đơn vị đo khối lượng liền kề và một số đơn vị đo khối lượng thông dụng để vận dụng viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị đo khác nhau cho đúng. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Anh (GVBM) Tiết 3: Chính tả. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà A. MỤC TIÊU. - Viết đúng bài CT;trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do. - Làm được bài tập 2a/b hoặc BT3a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ (BT2) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Viết 2 tiếng có vần uyên, 3 tiếng có vần uyêt. - Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh của những tiếng vừa viết.. - Hsnx,GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung bài viết - 2 HS đọc nối tiếp bài thơ. ? Tìm những câu thơ nói lên đêm trăng tĩnh mịch? 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 ? Nêu nội dung bài thơ? b) Luyện viết từ khó - HS nêu những từ khó viết hoặc dễ viết sai. (ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng, bỡ ngỡ,... ) - HS luyện viết - GV nhận xét c) HS viết chính tả ? Bài thơ có mấy khổ thơ? Nêu cách trình bày bài thơ? (Bài thơ có 3 khổ thơ, sau mỗi khổ thơ cách nhau 1 dòng Các chữ đầu dòng viết hoa và viết thẳng cột với nhau ) - HS nhớ - viết bài vào vở. - GV đọc, HS soát lỗi - HS đổi vở kiểm tra chéo. - GVnx đánh giá (1tổ) 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - HS làm bài vào vở BT (theo cặp) - Các nhóm nối tiếp nhau báo bài.- nhận xét a) la - na: la hét - nết na, con la - quả na, la bàn - na mở mắt, lẻ - nẻ: lẻ loi - nứt nẻ, tiền lẻ - nẻ mặt, đơn lẻ - nẻ toác. lo - no: lo lắng - nứt nẻ, lo nghĩ - no nê, lo sợ - ngủ no mắt. lở - nở: đất lở - bột nở, lở loét - nở hoa. 4. Củng cố - dặn dò - Cần ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập đẻ không viết sai chính tả. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: LTVC. Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên A. MỤC TIÊU. - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu(BT1, 2) - Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. * GDBVMT: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - SGK Tiếng Việt 5 C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Đặt câu với từ: "xuân" mang nghĩa gốc, nghĩa chuyển. - Hsnx, Gvnx II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài - 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt) - Cả lớp đọc thầm. Đoạn 1: Từ đầu ..... nó mệt mỏi. Đoạn 2: Phần còn lại. Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận làm bài theo cặp - 2 HS lên bảng. - Các nhóm nối tiếp báo bài (theo từng ý) - HS nhận xét - GV chốt. + Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. + Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca; ghé sát mặt đất; cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. + Những từ ngữ khác tả bầu trời: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa; xanh biếc; cao hơn. *GDBVMT: ? Bài văn miêu tả cảnh gì? Đó là cảnh đẹp của thiên nhiên ở đâu? (cảnh bầu trời ở 1 vùng quê của nước ngoài) ? Chúng ta cần có thái độ và tình cảm như thế nào với môi trường thiên nhiên xung quanh ta? Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài - GV gợi ý: ? Nêu những cảnh đẹp có thể tả? (dòng sông, vườn cây, con đường, công viên,...) - HS làm bài vào vở. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 Lưu ý HS: chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu, trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm - HS đọc đoạn văn. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất. 3. Củng cố - dặn dò ? Thiên nhiên nghĩa là gì ? - Nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để kiểm tra trong tiết LT&C sau. Chiều Tiết 1: Tiếng việt. Luyện tập tả cảnh A- Môc tiªu. (Dựng đoạn mở bài, kết bài). - Gióp hs tiÕp tôc rÌn kÜ n¨ng viÕt bµi v¨n t¶ c¶nh. B. §å dïng d¹y häc. - VBT TiÕng ViÖt + Vë kÎ li C- Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài 2. Giảng bài Bài 1: Đọc bài văn: Plây- cu mảnh đất của những dòng sông a) Bài văn dưới đây miêu tả cảnh gì? b) Cách mở bài của bài văn có gì hay? Hãy viết mở bài khác cho bài văn dưới đây theo ý của em. - HS đọc yêu cầu - HS đọc đoạn văn - HS trả lời lần lượt từng câu hỏi - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt lại Bài 2: Đoạn kết của bài văn dưới đây có gì độc đáo? Hãy viết kết bài khác cho bài văn theo ý của em. - HS đọc yêu cầu - HS đọc đoạn văn: Con dê - HS viết bài - HS đọc bài của mình - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt lại 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: chuẩn bị bài sau Tiết 2: Anh 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 (GVBM) Tiết 3: Đạo đức. Bài 5 Tình bạn (Tiết 1) A. MỤC TIÊU. - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. *KNS : Kĩ năng tư duy phê phán ; Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè ; kĩ năng giao tiếp ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống ; Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè. B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn (SGK) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ ? Để tỏ lòng biết ơn tổ tiên em cần làm gì ? - HSnx,GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài HĐ1: Thảo luận cả lớp - Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết. ? Bài hát nói lên điều gì? ? Lớp chúng ta có vui như vậy không? ? Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? ? Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? (Công ước Quốc tế về quyền trẻ em) => KL: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè. HĐ2: Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn - GV đọc 1 lần truyện Đôi bạn - HS đọc phân vai nội dung truyện. - GV mời 1 số HS lên đóng vai theo nội dung truyện. - Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi: ? Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? (đó là kẻ hèn nhát và tồi tệ) ? Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 (Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau nhất là lúc khó khăn hoạn nạn). HĐ3: Làm bài tập 2 (SGK) - HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Làm bài cá nhân - HS trao đổi bài làm theo cặp. - Gọi 1 số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Tình huống a); b) báo bài theo cách đóng vai xử lí tình huống. Tình huống c); d); đ); e) HS nối tiếp nhau trình bày cách ứng xử - Cả lớp nhận xét và bổ sung. - Sau mỗi tình huống, GV yêu cầu HS tự liên hệ (Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể). - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Tình huống a): Chúc mừng bạn Tình huống b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn. Tình huống c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn. Tình huống d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt. Tình huống đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. Tình huống e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn. ? Nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp? - HS nối tiếp nêu. => Ghi nhớ (SGK) - HS nối tiếp nêu. 3. Củng cố - dặn dò ? Nêu những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường? - Nhận xét tiết học - Học bài, thực hiện tốt theo bài học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016 Sáng Tiết 1: Tập đọc. Đất Cà Mau A. MỤC TIÊU. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Đọc diễn cảm bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. *GDBVMT: Giáo dục HS hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau. Từ đó thêm yêu quý con người và vùng đất này. *GDMTBĐ: HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng phụ (câu, đoạn) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài: Cái gì quý nhất? ? Mỗi người đưa ra ý kiến gì? Và họ đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình ra sao? - Hsnx,GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: GV chỉ bản đồ vị trí Cà Mau mũi đất tận cùng nhô ra ở phía tây nam tận cùng của Tổ quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt nên cây cối, con người cũng có những đặc điểm rất đặc biệt. Qua bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Nam Cao các em sẽ thấy rõ điều đó. 2. Luyện đọc - 1 HS đọc bài. - GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc hơi nhanh, mạnh, nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự khác thường của mưa ở Cà Mau - HS chia đoạn: 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.) - Đọc nối tiếp lần 1 + Luyện đọc từ khó: rất phũ, phập phều, mũi thuyền.... - Đọc nối tiếp lần 2 + Câu khó: Tinh thần thượng võ của cha ông / được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn / mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. - HS luyện đọc toàn bài theo nhóm, mỗi nhóm một đoạn - HS thi đọc theo nhóm - HS nhận xet - GV nhận xét, tuyên dương - GV đọc toàn bài. 3. Tìm hiểu bài - Đọc lướt đoạn 1 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 ? Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? (là mưa dông rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.) ? Ý của đoạn 1 nói lên điều gì? =>Ý 1: Mưa ở Cà Mau. - 1 HS đọc ý 1 - Đọc lướt đoạn 2 *? Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? (Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.) ? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? (Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cây cầu bằng thân cây đước). ? Ý của đoạn 2 nói lên điều gì? =>Ý 2: Đất đai, cây cối, nhà cửa ở Cà Mau. - Đọc lướt đoạn 3 ? Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào? (Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người ...) ? Ý của đoạn 3 nói lên điều gì? =>Ý 3: Người Cà Mau kiên cường. ? Qua phần tìm hiểu bài hãy rút ra nội dung chính của bài? =>Nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. - 2 HS đọc lại nội dung 4. Luyện đọc diễn cảm - 3 HS đọc bài nối tiếp. - GV dán đoạn luyên đọc - GV đọc mẫu - HS luyện đọc đoạn diễn cảm - HS thi đọc đoạn diễn cảm - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - 1 HS đọc toàn bài. - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố - dặn dò ? Nêu nội dung của bài? *? Nêu sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau? ? Chúng ta phải làm gì để thay đổi môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau? 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Nhận xét tiết học. - Ôn lại các bài tập đọc HTL từ tuần 1 đến nay. Tiết 2: Toán. Tiết 43 Viết các số đo diện tích. dưới dạng số thập phân A. MỤC TIÊU. - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ (BT1; 2; 3) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3kg 20g = ... kg 3tấn 125kg = ... tấn 300g = ...kg 16 tấn 17kg = ... tấn + Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền kề? - Hsnx, GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài a) Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích - GV cho HS nêu lại lần lượt các đơn vị đo diện tích đã học. - HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề. ? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề? (Đơn vị lớn gấp 100 đơn vị bé hơn liền kề 1 Đơn vị bé bằng 100. đơn vị lớn hơn liền kề) - 1 HS làm bảng - HS làm nháp. 1km2= 100 hm2 1 ha = 10 000 m2 2. 1m = 100 dm. 2. 1 1hm2 = 100 km2 = 0,01 km2 1 1 m2 = 10000 ha = 0,0001 ha 1 1dm = 100 2. 20. m2 = 0,01 m2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích : km2, ha với m2 và giữa km2 và ha 1km2 = 1 000 000 m2 1ha = 10 000 m2 1 1ha = 100 km2 = 0,01 km2. 1km2 = 100 ha b) Ví dụ: VD1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 3m2 5dm2 = ...... m2 - Gợi ý HS cách làm: thực hiện chuyển đổi số đo về 1 đơn vị đo dưới dạng hỗn số và số thập phân với đơn vị m2 - HS làm bài vào nháp theo cặp (giải thích cách làm). 5 Cách làm: 3cm25dm2 = 3 100 m2 = 3,05m2. Vậy: 3m25dm2 = 3,05m2 VD2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. 42 dm2 = ..... m2 - HS thực hiện chuyển đổi số đo dưới dạng hỗn số và số thập phân với đơn 2 vị m vào nháp theo cặp (giải thích). - 1 HS lên bảng. 42 42dm2 = 100 m2 = 0,42m2. Cách làm: Vậy: 42 dm2 = 0,42 m2 - HS nhận xét cách viết đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân.(phần nguyên là giá trị của đơn vị đo, phần thập phân là các đơn vị đo nhỏ hơn liền kề tiếp theo mỗi đơn vị đo ứng với 2 hàng bắt đầu từ hàng phần mười, phần trăm) 3. Thực hành Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm vào vở - 1HS lên bảng. 56dm2 = 0,56 m2 17dm2 23cm2 = 17,23 dm2 23cm2 = 0,23 dm2 12cm2 5mm2 = 12,05 cm2 Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài. a) 1654m2 = ... ha 1 ? 1 m bằng 1 phần bao nhiêu ha ? ( 10000 ha) 1654 2 ? 1654 m bằng bao nhiêu ha ? ( 10000 ha). 2. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 1654 ? Viết 10000 ha dưới dạng số thập phân ? (0,1654 ha). - HS làm bài vào nháp theo cặp - 1 HS lên bảng. - HS chữa bài, nhận xét. b) 5000 m2 = 0,5000 ha c) 1ha = 0,1km2 = 0,5 ha d) 15ha = 0,15 km2 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vở - 1 HS làm bảng. - HS chữa bài, nhận xét; GV chốt a) 5,34 km2 = 534 ha b) 16,5m2 = 16m250dm2 c) 6,5 km2 = 650 ha d) 7,6256 ha = 76256m2 4. Củng cố - dặn dò ? Nêu mối quan hệ các đơn vị đo diện tích liền kề ? - Nắm vững cách chuyển đổi vận dụng giải toán. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Lịch sử. Bài 9 Cách mạng mùa thu A. MỤC TIÊU. - Kể lại một số sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực và mớt tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay cuộc mít tinh, quần chúng đó xông vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm Sai, Sở Mật thám,... chiều ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. - Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả: + Tháng 8 năm 1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa dành chính quyền và lần lượt dành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. + Ngày 19-8 trở thành kỉ niệm Cách mạng tháng Tám. *LSĐP: HS biết ý nghĩa của thắng lợi là nhân dân các dân tộc Cao Bằng từ nô lệ trở thành người làm chủ, được sống ấm no, hạnh phúc. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính Việt Nam. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Phiếu học tập của HS C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Trong những năm 1930-1931 ở vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh diễn ra điều gì mới? - HS nhận xét - GV nhận xét, đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài a) Thời cơ cách mạng ? Nêu tình hình nước ta năm 1940? (Quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta, nhân dân ta chịu cảnh 1 cổ 2 tròng) ? Tình hình kẻ thù của dân tộc lúc này như thế nào? (Nhật đảo chính Pháp .... Nhật đầu hàng đồng minh) ? Trước tình hình đó Đảng ta đã làm gì? (Ra lệnh toàn dân khởi nghĩa). b) Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19/ 8 / 1945. + Kể lại một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa giành chinh quyền ở Hà Nội (19 / 8 / 1945) - HS kể theo cặp - 1 vài HS kể trước lớp - nhận xét, bổ sung. (Ngày 18 / 8 / 1945......... cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng). ? Quan sát tranh SGK, nêu nhận xét về không khí của cuộc biểu tình? (... tràn ngập khí thế cách mạng) ? Tiếp sau Hà Nội những nơi nào đã giành được chính quyền?(Huế, Sài Gòn đến 28 / 8 / 1945 đã thành công trên cả nước) - HS tìm trên bản đồ: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. * Tháng 8-1945 các huyện trong tỉnh đã hoàn toàn giải phóng và thành lập chính quyền cách mạng, trực tiếp lành đạo đưa nhân dân từ người nô lệ thành người dân được làm chủ, được sống cuộc đời ấm no, hạnh phúc. c) Nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám ? Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám? - HS thảo luận nhóm 4 - đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, Gv chốt. (Nhân dân ta có lòng yêu nước sâu sắc.Có Đảng lãnh đạo. Chớp được thời cơ ngàn năm có một) ? Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? (Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ.) 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, Gv chốt. ⇒ Bài học (SGK) 3. Củng cố - dặn dò ? Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu Cách mạng? - Nhận xét tiết học - Học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tập làm văn. Luyện tập thuyết trình, tranh luận A. MỤC TIÊU. - Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản. *KNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; hợp tác. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ ghi nội dung (mẫu BT2) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường. - Hsnx, GVnx II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài - 5 HS đọc phân vai bài "Cái gì quý nhất ?" - HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của bài. - Đại diện nhóm báo bài theo từng câu hỏi - nhận xét - GV chốt ý. Câu a - Vấn đề trnh luận: Cái gì quý nhất trên đời? Câu b - ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn. ý kiến của mỗi bạn Hùng: Quý nhất là lúa gạo Quý: quý nhất là vàng bạc Nam: quý nhất là thì giờ. Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến - Có ăn mới sống được - Có vàng bạc là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. - Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 Câu c - ý kiến , lí lẽ và thái độ tranh luận của thầy giáo. ? Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận điều gì ? - Người lao động là quý nhất ? Thầy đã lập luận như thế nào ? Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua vô vị. Cách nói của thầy thể hiện thể Thầy rất tôn trọng người đối thoại, lập luận có hiện thái độ tranh luận như thế nào ? - Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý (lập luận có tình) - Nêu câu hỏi: "Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?" rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục HS (lập luận có lí). GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại. Bài 2: - HS đọc yêu cầu, đọc ví dụ mẫu. - GV phân tích ví dụ, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng. - HS hoạt động theo nhóm 3, mỗi bạn đóng vai một nhân vật đưa ra lí lẽ mở rộng và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến. - Từng tốp 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên tranh luận trước lớp. - Cả lớp và Gv nhận xét, đánh giá cao những nhóm HS biết tranh luận sôi nổi, HS đại diện nhóm biết mở rộng lí lẽ và nêu dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết phục. Bài 3: (Giảm tải ) 4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết dạy. Dặn HS nhớ các điều kiện thuyết trình tranh luận, có ý thức rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận. - Ôn lại bài - Chuẩn bị bài sau. Chiều Tiết 1: Toán. Ôn tập A. MỤC TIÊU. - Giúp HS ôn tập lại các kiến thức đã học về phân số, số thập phân, giải toán. B. CHUẨN BỊ. - VBT + Sách Toán nâng cao. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - GV nêu yêu cầu - HS C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1) Ôn kiến thức thảo luận cặp trả lời nội dung các câu hỏi + Nêu cách cộng, trừ hai phân số cùng MS, khác MS? + Nêu cấu tạo của số thập phân, cách đọc, viết số thập phân? + Nêu cách giải toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó? + Nêu cách giải toán về quan hệ tỉ lệ? - HS trình bày trước lớp, nhận xét. GV chốt. 2) Thực hành *Phụ đạo: - HS làm bài tập trong VBT Toán - HS chữa bài - nhận xét *Bồi dưỡng: - GV lần lượt chép bài tập lên bảng - HS làm bài, chữa bài. 1) Viết các số sau: + Số gồm sáu mươi hai đơn vị, sáu phần trăm + Số gồm mười tám đơn vị, bảy phần trăm. + Số gồm hai mươi chín đơn vị, tám phần nghìn. + Số gồm một trăm hai mươi đơn vị năm phần trăm sáu phần nghìn. 2) Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) 105 dam = .......dam b) 42tấn = ........ dag 2 2 2 c) 2m 565cm = ....... m d) 0,235km2 = ........ha 3) Tính: 1 5 5 +4 −5 = a) 3 2 7 14. 1 1 1 + :5 b) 4 2 2 2. =. 4) Tìm x: 1 1 1 ¿ 3 =3 : 4 3 3 4 a) x. 2 2 1 : x=3 −2 3 2 b) 5 3. 5) Một ô tô đi 54km cần có 6l xăng. Hỏi ô tô đó đi hết quãng đường dài 216km thì cần có bao nhiêu lít xăng? Bài giải 216km gấp 54km số lần là: 216 : 54 = 4 (lần) Số lít xăng cần có để ô tô đi hết quãng đường dài 216km là: 6 ¿ 4 = 24 (l) Đáp số: 24 lít xăng 3) Nhận xét- dặn dò - Nhận xét giờ học. - Ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 Tiết 2: Kỹ thuật Bµi 6. Luộc rau. A. MỤC TIÊU. - BiÕt c¸ch thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc chuÈn bÞ vµ c¸c bíc luéc rau. - Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. B. CHUẨN BỊ. Vë bµi tËp. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. KiÓm tra bµi cò: ? Nêu sự khác nhau veà dụng cụ dùng để nấu cơm điện và nấu cơm bằng bếp ®un? đó?. - Gia đình em thờng nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm. - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương II. Bµi míi: 1. Giíi thiÖu 2. Néi dung: Hoạt động1: Làm việc cả lớp - G/v yªu caàu häc sinh quan s¸t h×nh 1 SGK - Quan s¸t h×nh 1 vµ b»ng hiÓu biÕt cña m×nh, em h·y nªu tªn nh÷ng nguyªn liÖu vµ dông cô caàn chuÈn bÞ cho luéc rau? - Ở gia đình thờng luộc những loại rau nào? (rau muống, cải bắp, rau lang, rau c¶i…) - Quan s¸t h×nh 2a, 2b em h·y nh¾c c¸ch s¬ chÕ rau? - Em hãy kể tên một số loại củ quả đợc dùng để làm món luộc? (củ cải, qu¶ míp, qu¶ bÝ …) Hoạt động2: Tìm hiểu khi luộc rau. - HS đọc nội dung mục 2 SGK và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình và nêu cách luộc rau (đổ nớc sạch vào nồi, nớc nhiều hơn rau luộc, dùng đũa lật rau ở trên xuống dới cho rau ngập nớc, rau chín đều, mềm và giữ đợc màu rau) - Em h·y quan s¸t h×nh 3 vµ nªu c¸ch luéc rau? - Em h·y cho biÕt ®un to löa khi luéc rau cã t¸c dông g×? Hoạt động3: Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS bµi tËp vµo VBT (trang 17, 18). - HS lµm bµi tËp c¸ nh©n; B¸o bµi; NhËn xÐt. VD: BT chọn ghi số 1, 2, 3 vào ô trống đúng trình tự luộc rau - Chän rau non, t¬i s¹ch. - Röa gèc rÔ. - NhÆt bá gèc rÔ, l¸ óa, hÐo, s©u ? Qua t×m hiÓu em h·y nªu néi dung cña bµi? (HS nªu ghi nhí cña bµi) 3. Cñng cè- dÆn dß. - GV vµ h/s hÖ thèng bµi - NhËn xÐt giê häc. - Chuẩn bị bài: bày dọn bữa ăn trong gia đình Tiết 3: Thể dục (GVBM). 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5. Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016 Sáng Tiết 1: Toán. Tiết 44 Luyện tập chung A. MỤC TIÊU. Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị khác nhau. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ (BT1) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 53dm2 = ... m2 5cm2 3mm2 = ... cm2 12534m2 = ... ha 135ha = ...km2 3,4km2 = ... ha 1,23m2 = ... m2 ...dm2 - Hsnx, Gvnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài - HS làm vở - 1 HS làm bảng. - HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài a) 42 m34 cm = 42,34m b) 56m29cm = 562,3dm c) 6m2cm = 6,02m d) 4352 = 4,352km. ? Nêu mối quan hệ các đơn vị đo độ dài liền nhau? ? Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với mấy chữ số? Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có dơn vị là ki-lô-gam - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng. - 1 HS chữa bài - HS đổi chéo vở a) 500g = 0,5kg b) 347g = 0,347kg c) 1,5 tấn = 1500kg. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 ? Nêu mối quan hệ các đơn vị đo khối lượng liền nhau? ? Mỗi đơn vị đo khối lượng ứng với mấy chữ số? Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài - 1 HS lên bảng. - HS chữa bài, nhận xét, kiểm tra chéo bài a) 7 km2 = 7 000 000 m2 b) 30 dm2 = 0,3 m2 4 ha = 40 000 m2 300 dm2 = 3m2 8,5 ha = 85 000 m2 515 dm2 = 5,15 m2 ? Mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số? ? Nêu mối quan hệ các đơn vị đo diện tích liền nhau? Bài 4: - HS đọc đề bài ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì ? Tóm tắt Nửa chu vi HCN: 0,15km 2 3 chiều dài. Chiều rộng: S = .......m2 ?.........ha ? ? Muốn tính được diện tích sân trường ta phải biết gì? (Số đo chiều dài, chiều rộng HCN). ? Để tìm chiều dài, chiều rộng HCN ta vận dụng dạng toán gì? (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số). 2 ? Nêu tổng, tỉ số của bài toán? (tổng 0,15 km, tỉ số 3 ).. - HS làm bài - 1HS lên bảng - HS chữa bài, nhận xét. Bài giải Đổi 0,15 km = 150m Ta có sơ đồ: Chiều dài Chiều rộng. 150m. Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 3 + 2 = 5 (phần) Chiều dài sân trường hình chữ nhật là: 150: 5 ¿ 3 = 90 (m) Chiều rộng sân trường hình chữ nhật là: 150 - 90 = 60(m) Diện tích sân trường hình chữ nhật là: 90 ¿ 60 = 5 400 (m2) 5 400m2 = 0,54 ha Đáp số: 5400m2 ; 0,54 ha 3. Củng cố - dặn dò - Ghi nhớ cách chuyển đổi số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: LTVC. Đại từ A. MỤC TIÊU. Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (Nd ghi nhớ) Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3). *TTĐĐHCM: Giáo dục tình cảm yêu kính Bác (BT1) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ.(Ghi nhớ) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ngọt với nghĩa: + Có vị như vị của đường, mật. + (Lời nói) dịu dàng, dễ nghe. - Hsnx, Gvnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài a) Nhận xét Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập + Nêu các từ in đậm trong bài tập 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 + Các từ (tớ, câu) dùng làm gì trong đoạn văn và chỉ ai? (Dùng để xưng hô, tớ thay thế: Hùng; cậu thay thế: Nam, Quý). + Từ (Nó) dùng để làm gì? (thay thế cho Chích bông ở câu trước) ⇒ Các từ: tớ, cậu, nó là đại từ. + Các từ này là từ loại gì ? (danh từ) Bài 2: - HS đọc yêu cầu - HS trao đổi thảo luận theo cặp + Xác định từ in đậm thay thế cho từ nào. + Các từ ấy là từ loại gì? + Cách dùng từ thay thế có tác dụng gì? - HS bào bài, nhận xét - GV nhận xét, chốt. (Từ (vậy) thay thế cho từ (thích) ; từ (thế) thay thế cho từ (quý) Các từ (vậy, thế) thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại Như vậy, cách dùng các từ này cũng giống cách dùng các từ nêu ở BT1(thay thế cho từ khác để khỏi lặp lại) ⇒ Vậy và thế cũng là đại từ. + Thế nào là đại từ? Đại từ dùng để làm gì? b) Ghi nhớ: (SGK - 92): HS đọc nối tiếp c) Luyện tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài: Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? GDTTHCM: Vì sao nhà thơ lại biểu lộ điều đó? - HS làm bài theo cặp - 1 HS lên bảng - HS báo bài - nhận xét. - GV nhận xét, chốt (Những từ in đậm dùng để chỉ Bác Hồ. Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác). Bài 2: - HS đọc yêu cầu, nội dung bài. - HS làm bài - HS chữa bài, có giải thích đại từ chỉ nhân vật nào? + Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai? (Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là "ông"- người nông dân với "cò") 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 (Các đại từ trong bài ca dao là: mày (chỉ cái cò), ông (chỉ người đang nói.) tôi (chỉ cái cò), nó (chỉ cái diệc) Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài + Trong bài từ nào được lặp lại? (chuột) - HS làm bài - HS nối tiếp báo bài - HS và GVnhận xét - HS đổi vở kiểm tra. (... Là một con chuột tham ăn nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.) 4. Củng cố - dặn dò - Thế nào là đại từ? Đại từ được dùng để làm gì? - Ghi nhớ nội dung bài - Vận dụng nói, viết tránh lặp lại từ. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Địa lý. Bài 9 Các dân tộc, sự phân bố dân cư A. MỤC TIÊU. - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư ở Việt Nam. + Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất. + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. 3. + Khoảng 4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư. *GDBVMT: Mối quan hệ giữa việc số dân đông, mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đồng đều với việc khai thác môi trường (sức ép của dân số đối với môi trường) * ĐLĐP: HS biết tên các dân tộc sống tại tỉnh Cao Bằng B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - SGK Lịch sử & Địa lí. - HS sưu tầm 1 số tranh ảnh các dân tộc. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á? - Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? - Hsnx, GVnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu bài a) Các dân tộc - GV nêu yêu cầu, câu hỏi thảo luận: ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? (54) ? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? (Dân tộc Kinh, sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển) ? Các dân tộc ít người sống ở đâu? (vùng núi & Tây Nguyên) ? Kể tên các dân tộc ở nước ta theo vùng miền? (Vùng núi phía Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Mường, ... Khu vực Tây Nguyên: Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, Khơ-mú... Tây Nam Bộ: Chăm, Khơ - me... Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải miền Trung: Kinh). - HS thảo luận theo cặp - báo bài, nhận xét. - GV nhận xét, chốt. - HS quan sát tranh các dân tộc trong SGK (Trang 85). * Cao bằng có trên 20 dân tộc anh em như Tày, Nùng, Mông, Dao..., người Tày chiếm 42,5%, người Nùng chiếm khoảng 32,8% số dân cả tỉnh. b) Mật độ dân số ? Em hãy cho biết mật độ dân số là gì? (Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên) - HS đọc bảng số liệu về mật độ dân số 1 số nước Châu á. + So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một nước Châu á và thế giới . - HS thảo luận nhóm 4 - báo bài, nhận xét. - GV nhận xét, chốt. (Mật độ dân số nước ta gấp 5 lần mật độ dân số thế giới; gấp 3 lần Cămpu- chia, gấp 10 lần Lào, gấp 2 lần Trung Quốc) c) Phân bố dân cư - GV nêu yêu cầu: quan sát lược đồ H2 - SGK và trả lời các câu hỏi sau: ? Nêu các vùng mật độ dân số trên 1000 người / km2 ? 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 (Các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, 1 số TP ven biển) ? Những vùng nào mật độ dân số từ 501 → 1000 người / km2? (Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng ven biển miền Trung) ? Vùng nào có mật độ từ trên 100 đến 500 người / km2? (Vùng trung du Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, ĐB ven biển miền Trung, cao nguyên Đắc Lắc) ? Hãy cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở những vùng nào và vùng nào dân cư sống thưa thớt? (Dân cư tập trung ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn) *GDBVMT: ?Việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng miền gây ảnh hưởng gì tới sản xuất & đời sống? (- Vùng đồng bằng ven biển đất chật người đông, thừa lao động, ... - Vùng núi nhiều tài nguyên nhưng dân thưa, thiếu lao động, ...) ? Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, nhà nước ta đã làm gì? (Tạo việc làm tại chỗ, chuyển dân cư từ đồng bằng lên vùng núi xây dựng vùng kinh tế mới.) - HS thảo luận cặp đôi - báo bài, nhận xét. - GV chốt ý đúng. => Ghi nhớ: SGK (86) - HS nối tiếp đọc. 3. Củng cố - dặn dò ? Nêu một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta. ? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở tỉnh ta? - Nhận xét tiết học. Học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Anh (GVBM) Chiều Tiết 1: Khoa học. Bài 18 Phòng tránh bị xâm hại A. MỤC TIÊU. - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. - Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại. - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. *KNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán; ứng phó; sự giúp đỡ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - Tranh minh hoạ (38,39 - SGK) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV. - Chúng ta cần có thái độ như thế nào với người nhiễm HIV và gia đình họ? - Hsnx, Gvnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Chơi trò " Chanh chua, cua cắp" - GV nêu tên trò chơi, cách chơi: - Cả lớp đứng, cứ 2 bạn quay mặt vào nhau, ngón trỏ của tay phải để vào lòng bàn tay trái của người đứng cạnh, lớp trưởng hô. "Chanh" cả lớp đáp "chua" tay để nguyên, lớp trưởng hô " Cua" cả lớp đáp "cắp", bàn tay trái nắm lại đồng thời rút tay phải về khỏi bị cắp. Người bị cắp là thua cuộc. + Các em rút ra bài học gì qua trò chơi? (Chúng ta phải luôn chú ý đề cao cảnh giác). - GV giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu bài a) Phòng tránh bị xâm hại. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 (trang 38 - SGK): trao đổi về nội dung từng hình. - HS làm việc theo cặp - Đại diện nhóm báo cáo - nhận xét - GV nhận xét, chốt. ? Các bạn trong từng hình có thể gặp nguy hiểm gì? (H1: Nếu đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ hoặc cưỡng bức làm việc xấu. H2: Đi một mình vào tối quá khuya, đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, khi gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ. H3: Bạn có thể bị bắt cóc, bị hãm hại nếu lên xe cùng người lạ.) ? Ngoài những tình huống nêu trên trong cuộc sống còn có những tình huống nguy hiểm nào? - HS nêu - nhận xét - GVchốt. ⇒ KL: Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cao. ? Em có thể làm gì để phòng tránh bị xâm hại? (Không đi 1 mình nơi tối tăm vắng vẻ Không ra đường 1 mình khi đã muộn. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không đi nhờ xe người lạ. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 Không nhận quà, tiền của người khác không rõ lí do. Không để cho người lạ chạm vào người mình, không chát với người lạ trên In ternet. Không đi chơi với bạn mới quen, nhất là bạn khác giới) => KL: Cần cảnh giác để phòng tránh bị xâm hại. b) Ứng phó nguy cơ bị xâm hại - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - HS chơi đóng vai theo nhóm 4. - Các nhóm lần lượt nêu cách ứng xử tình huống. - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt. ? Phải làm gì khi có người lạ tặng quà mình? ? Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà? ? Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây rối, khó chịu đối với bản thân? ? Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta phải làm gì? ? Liệt kê những người mà khi cần bạn có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự? ⇒ Kết luận; (SGK) - HS nối tiếp đọc. 3. Củng cố - dặn dò ? Đề phòng tránh bị xâm hại chúng ta cần lưu ý điều gì? - Nhận xét tiết học. - Học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tiếng việt. Luyện tập thuyết trình, tranh luận A. MỤC TIÊU. HS biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình tranh luận B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giúp em thực hành Tập làm văn 5 C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Đọc mẩu chuyện dưới đây. Hãy đóng vai một người trong đoàn khách để tham gia vào cuộc tranh luận về giá trị, ích lợi của cây xà cừ. - HS đọc yêu cầu bài. - 2 HS đọc nội dung bài: Chẳng có ích lợi gì. - HS trao đổi nội dung bài theo cặp đôi - HS đóng vai tranh luận - HS nhận xét 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - GV nhận xét, chốt Bài 2: Hãy chuyển bài ca dao dưới đây thành bài văn xuôi. Em hãy đóng vai đèn và trăng để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng cho lời tranh luận thêm thuyết phục. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn? Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây? - HS viết bài - HS đóng vai tranh luận - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Sinh hoạt đội Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: Toán. Tiết 45 Luyện tập chung A. MỤC TIÊU. Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ (BT2) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ - Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 32m 5cm = .... m 2586m = ....km 2506g = .... kg 1,5 tấn = ... kg 34dm2 = ... m2 357dm2 = ... m2 - Hsnx, Gvnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 - HS chữa bài, nhận xét. - GV nhận xét, chốt a) 3m 6dm = 3,6m c) 34m 5cm = 34,05m b) 4dm = 0,4m d) 345 cm = 3,45 m ? Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với mấy chữ số? Bài 2: (Giảm tải) Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - HS đọc yêu cầu bài - HS làm vở - 1 HS làm bảng - HS chữa bài, nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra. a) 42dm 4 cm = 42,4 dm c) 26m 2cm = 26,02 m b) 56 cm 9mm = 56,9 cm Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng. - HS chữa bài, nhận xét. - GV nhận xét, chốt a) 3kg 5g = 3,005kg b) 30g = 0,03kg c) 1103 g = 1,103kg Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu - HS quan sát hình vẽ và cho biết túi cam nặng ... kg - HS chơi trò chơi "Rung chuông vàng" ghi nhanh kết quả vào bảng con, báo bài. a) 1kg 800g = 1,8kg b) 1800g 3. Củng cố - dặn dò - Ghi nhớ cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Anh (GVBM) Tiết 3: Tập làm văn. Luyện tập thuyết trình tranh luận A. MỤC TIÊU. Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình tranh luận 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 *KNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; hợp tác. *GDBMT: Kết hợp liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người (BT1) Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của 1 nhân vật trong mẩu chuyện nói về Đất, Nước, Không Khí và ánh Sáng B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ (BT2) C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. I. Kiểm tra bài cũ ? Nêu những điiêù kiện để thuyết trình tranh luận về 1 vấn đề? ? Để tăng sức thuyết phục & bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào? - Hsnx, Gvnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài. - 5 HS đọc phân vai truyện. ? Nêu yêu cầu của bài? (Dựa vào ý kiến1 nhân vật, mở rộng lí lẽ & dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận). ? Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì? (Cái gì cần nhất đối với cây xanh) - HS làm bài theo nhóm 4, nêu tóm tắt ý kiến và lí lẽ bảo vệ ý kiến của mỗi nhân vật. - 2 HS lên bảng Nhận vật ý kiến Lí lẽ, dẫn chứng Đất Cây cần đất nhất Đất có chất màu nuôi cây Nước Cây cần nước nhất Nước vận chuyển chất màu Không khí Cây cần không khí nhất Cây không thể sống thiếu không khí ánh sáng Cây cần ấnh sáng nhất Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. - Tổ chức thuyết trình tranh luận theo nhóm 4. (Mỗi HS đóng vai 1 nhân vật dựa vào ý kiến của nhân vật mở rộng, phát triển lí lẽ & dẫn chứng để bênh vực ý kiến ấy) - Các nhóm thi thuyết trình, tranh luận trước lớp - Nhóm khác nhận xét - chọn nhân vật có lí lẽ, dẫn chứng hay. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 =>KL: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và cả ánh sáng để bảo tồn sự sống. *GDBVMT: ? Nếu thiếu đất, nước, ánh sáng, không khí thì cuộc sống của con người sẽ ra sao? ? Nếu môi trường đất , nước, không khí bị ô nhiễm thì sẽ có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của con người? ? Muốn có môi trường đất, nước, không khí luôn trong lành con người cần phải làm gì? Bài 2: - HS đọc yêu cầu - nội dung bài. ? Nêu yêu cầu của bài ?(ý kiến em nhằm thuyết phục sự cần thiết của trăng và đèn) GV gợi ý: Để thuyết phục mọi người cần trả lời câu hỏi: ? Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? ? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? ? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? ? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào? - HS làm việc cá nhân tìm hiểu ý kiến, lí lẽ & dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao. - Một số HS phát biểu ý kiến của mình. - HS và GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - dặn dò ? Nêu những điều kiện để thuyết trình, tranh luận về 1 vấn đề ? - Nhận xét tiết học. - Luyện đọc lại các dạng văn đã làm. Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Kể chuyện. Ôn tập A. MỤC TIÊU. - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá - HS sưu tầm những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi... C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 I. Kiểm tra bài cũ - 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện: Cây cỏ nước Nam - HS nêu ý nghĩa câu chuyện... - Hsnx, Gvnx đánh giá II. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề - HS đọc đề bài ? Đề bài thuộc kiểu kể chuyện gì? ? Những câu chuyện nói về chủ đề gì? (GV gạch chân: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên) - GV lưu ý: Những truyện đã nêu ở gợi ý 1: Cóc kiện trời , Con chó nhà hàng xóm, ... là những truyện đã học có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Có rất nhiều truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, nếu các em kể chuyện ngoài SGK sẽ được tuyên dương. - HS nối tiếp giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể b) HS kể chuyện - HS kể chuyện trong nhóm 4 - trao đổi nội dung câu chuyện: c) Thi kể trước lớp - HS thi kể trước lớp kết hợp trao đổi nội dung câu chuyện? - HS nhận xét - GV đánh giá - GV ghi tên HS kể, câu chuyện HS kể - HS bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất. Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố - dặn dò ? Con người và môi trường thiên nhiên có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Chúng ta cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp ? - Nhận xét tiết học - Về kể lại câu chyện cho người thân nghe - chuẩn bị câu chuyện về 1 lần đi thăm cảnh đẹp của mình. Tiết 5: Sinh hoạt. Sinh hoạt lớp HĐGDNGLL: Chủ đề “ Kết bạn cùng tiến” 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Lục Thị Luyên- Lớp 5 1. Nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua, nhắc nhở HS duy trì các nề nếp về: - Học tập - Chuyên cần - Vệ sinh cá nhân, trường lớp… - Lao động - Thi đua của lớp 2. Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu và hoạt động của tuần tới: - Học tập: Thi đua dành nhiều điểm tốt, học bài và làm bài đầy đủ ở nhà - Chuyên cần: Đi học đều, đúng giờ, không nghỉ học, bỏ học. - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ - Lao động: vệ sinh trường lớp - Thi đua của lớp: Đạt cờ đỏ 3. HĐNGLL: Chủ đề “ Kết bạn cùng tiến” - Cách tiến hành: Gv phổ biến ý nghĩa, yêu cầu về việc “ Kết bạn cùng tiến”. Đôi bạn cùng thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau những niềm vui những khó khăn trong học tập, trong sinh hoạt ở lớp cũng như ở nhà. - Sưu tầm những câu chuyện về “ Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên sách báo.... - Chọn bạn kết đôi với mình. - Chuẩn bị nội dung: VD: Trong năm học này chúng tôi cùng phấn đấu.....( học giỏi, cùng vượt qua khó khăn, cùng sở thích.... Kí tên...... - Ra mắt đôi bạn cùng tiến. - GV nx, chúc các bạn cùng cố gắng.. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×