Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng lưu thông tiền mặt ở VN và những biện pháp nhằm giảm lưu thông tiền mặt .doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.16 KB, 26 trang )

Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, đất nước ta đã có những chuyển biển rõ rệt
trong định hướng phát triển kinh tế và những thành tựu mà chúng ta đạt được
trong khu vực và trên thế giới, tuy vậy để đổi mới toàn diện một đất nước với
nền nông nghiệp đi đầu thì quả là rất khó đối với các nhà hoạch định kinh tế
chính sánh vĩ mô. Điều đó có thể thấy một cách rõ nét nhất qua phương tiện
thanh toán của nước ta, một tâm lý còn ưa chuộng những cái gì truyền thống,
một thói quen sử dụng tiền mặt không dễ gì thay đổi, là những lí do để giải thích
tại sao tiền mặt vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong lưu thông và được sử dụng chủ yếu
trong thanh toán. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này một cách
nghiêm túc và tìm một lối thoát, một hướng đi đúng đắn cho vấn đề này bởi một
quốc gia phát triển hùng mạnh thực sự thì tự bản thân nó phải bắt kịp với bước
tiến của các nước trên thế giới, muốn như vậy thì nó buộc phải tăng tốc độ chu
chuyển vốn trong nền kinh tế, tức là giảm tỉ trọng lưu thông tiền mặt. Với lý do
trên và kết hợp với kiến thức mà em đã biết nên em đã nghiên cứu đề tài: "Thực
trạng lưu thông tiền mặt ở Việt Nam và những biện pháp nhằm giảm lưu
thông tiền mặt." Đề tài này gồm có các phần sau:
Phần I : Khái quát chung về tiền tệ.
Phần II : Thực trạng lưu thông tiền mặm ở Việt Nam.

1
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Phần III : Những biện pháp nhằm làm giảm tỉ trọng lưu thông tiền mặt.
Dù đã có những cố gắng, nhưng do kiến thức hạn chế của em nên em
không thể tránh khỏi nhữnh thiếu sót, do đó em rất mong được sự giúp đỡ của
giảng viên và các bạn, xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN TỆ


I. Khái niệm, chức năng và quá trình phát triển của tiền tệ.
1. Khái nịêm.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt,
dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của
giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất
giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi
hàng hoá tạo ra.
Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong thanh toán
để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ. Hiện nay có hai loại tiền
tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước. Tiền quy ước gồm có:
Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng. Trong tất cả các loại tiền
đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh, đó là loại tiền giấy do
ngân hàng trung ương(NHTW) phát hành. Loại tiền này có giá trị thực rất thấp,
có thể xem như không đáng kể, đây là loại tiền được hình thành dựa trên yếu tố

2
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
chủ quan của chính phủ. Chính phủ căn cứ vào các quy luật kinh tế, điều kiện
kinh tế xã hội của đất nước cũng như của thế giới để từ đó phát hành tiền một
cách hợp lý. Do đồng tiền pháp định có giá trị không đáng kể nên nó có thể bị
lạm phát hoặc giảm phát.Tuy nhiên, tiền mặt pháp định là loại tiền được tín
nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền của chính phủ và nó có hiệu lực trao đổi trên
toàn lãnh thổ. Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có
gía trị thực nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của
đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi. Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng
hơn. Vàng hiện nay được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách
tiền tệ của NHTW hoặc sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng
làm vật trao đổi.
2, Chức năng.

* Tiền tệ theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin thì gồm có 5 chức năng
sau:
- Chức năng thước đo giá trị: Giá trị của mỗi hàng hoá được biểu hiện
bằng một lượng tiền nhất định. Tiền tệ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân nó
cũng là một hàng hoá, cũng có giá trị như những hàng hoá khác.
- Chức năng phương tiện lưu thông là một chức năngkhác của tiền tệ. Lúc
này, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá và phải là tiền mặt.
- Chức năng phương tiện cất trữ: Làm chức năng này tiền rút khỏi lưu
thông và nhất thiết phải có đủ giá trị. Chỉ tiền vàng, tiền bạc, tiền thỏi, bạc nén
và các của cải bằng vàng, bạc mới làm được chức năng này.

3
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
- Chức năng phương tiện thanh toán: Khi tiền được dùng để trả nợ, dùng
để trao đổi hàng hoá... là khi tiền thực hiện chức năng này.
- Chức năng tiền tệ quốc tế: Tiền được dùng không chỉ trong phạm vi một
quốc gia mà còn có thể sử dụng ra ngoài phạm vi quốc gia, khi này tiền thực
hiện chức năng tiền tệ thế giới.
*Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng
tiêu biểu là: Chức năng phương tiện trao đổi, chức năng phương tiện đo lường
và tính toán giá trị và chức năng phương tiện tích luỹ.
- Chức năng phương tiện trao đổi: Tiền là vật ngang giá chung, là trung
gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận
lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu
không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.
- Chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị
hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo
khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến
trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng

phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con
người...Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.
- Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở
rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức
năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất.
3, Quá trình phát triển tiền tệ

4
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Khi nền kinh tế sơ khai, lúc bấy giờ chưa có ngân hàng, tiền sử dụng
trong trao đổi là hiện vật (tiền hàng hoá) là những loại tiền được làm ra từ các
dạng vật chất mà bản thân nó đã có giá trị sử dụng sẵn, nó không do một tổ chức
nào phát hành. Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, loài
người đã tìm kiếm và khai thác được kim loại cùng với sự bộc lộ nhiều nhược
điểm của tiền hàng hoá khi kim loại được chọn làm vật ngang giá chung với ưu
điểm như: Có độ bền, gọn, giá trị phổ biến. Để thuận tiện cho lưu thông tiền kim
loại, ngân hàng đã quy định thống nhất việc đúc tiền như về kích thước, hình
dáng, trọng lượng cho mỗi đơn vị tiền tệ, đặt tên cho đồng tiền, quy ước các bộ
phận chia nhỏ của đồng tiền. Tiền kim loại do nhà nước và cá nhân đúc nhưng
đều phải được nhà nước quản lý, điều này đánh dấu sự ra đời của nghiệp vụ phát
hành tiền. Chính nhờ đồng tiền này mà nền kinh tế đi vao ổn định hơn, cũng dựa
trên cơ sở đó, nhà nước lúc bấy giờ không chỉ phát hành bằng tiền kim loại mà
còn phát hành ra tiền giấy. Như vậy, trong giai đoạn này đã xuất hiện tiền kim
loại và tiền giấy, tuy nhiên chưa xuất hiện ngân hàng.
Ngân hàng xuất hiện là một tất yếu khách quan do yêu cầu của nền kinh
tế. Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng xuất hiện đầu tiên, trong giai
đoạn đầu này hoạt động của ngân hàng còn rất sơ khai, ngân hàng sẽ phát hành
ra các chứng thư hay các kỳ phiếu đúng bằng giá trị của vàng mà khách hàng
gửi vào ngân hàng, chính mà khả năng chuyển đổi các giấy tờ đó ra vàng luôn

đảm bảo được thuận tiện. Tuy nhiên, với tốc độ buôn bán lưu thông ngày càng
tăng, nhu cầu về tiền ngày càng nhiều thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt NHTM.

5
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Điều này dẫn tới trong lưu thông có rất nhiều kỳ phiếu ngân hang khác nhau,
nhiều ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận đã phát hành kỳ phiếu ra lưu thông không
có vàng để đảm bảo khả năng thanh toán làm cho người dân nghi ngờ và mất uy
tín của khách hàng đối với ngân hàng nhỏ và họ đổ xô nhau đến các ngân hàng
lớn, do đó ngân hàng lớn có điều kiện mở rộng quy mô và thâu tóm các ngân
hàng nhỏ. Bên cạnh đó,với nhiều loại giấy được đưa vao lưu thông làm cho tiền
tệ mất ổn định, do đó buộc nhà nước phải can thiệp để thống nhất việc phát hành
tiền và đảm bao an toàn cho lưu thông giấy bạc ngân hàng bằng cách chỉ cho
một số ngân hàng thực hiện phát hành giấy bạc ngân hàng gọi là ngân hàng phát
hành. Ngân hàng phát hành là những ngân hàng có vốn lớn, số lượng chi nhánh
nhiều, có uy tín trên thị trường.
Cuối thế kỷ XIX, một số nước đã hình thành ngân hàng phát hành, các
ngân hàng phát hành này đã thực hiện một số chức năng của NHTW. Và đến
đầu thế kỷ XX thì các chức năng phát hành tiền đã hoàn toàn tách khỏi chức
năng kinh doanh tiền tệ của NHTM, đánh dấu sự ra đời của NHTW, và NHTW
trở thành cơ quan độc quyền phát hành tiền trong một quốc gia. Quá trình phát
triển công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại đã cho phép thay thế một phần
giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại do NHTW phát hành bằng tiền điện tử, điều
này mang lại một lợi ích to lớn cho bất kỳ một quốc gia nào vì nó giúp cho việc
tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế.
II. Nguyên tắc phát hành tiền.

6
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ

TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
NHNN Việt Nam trực thuộc chính phủ, chính phủ uỷ quyền cho NHNN
thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. NHNN độc quyền
phát hành tiền, nhưng không vì thế mà phát hành một cách tự ý, tuỳ tiện. Trước
khi phát hành tiền NHNN phải căn cứ vào các nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc phát hành tiền dựa trên cơ sở trữ kim làm đảm bảo.
Nguyên tắc này quy định khối lượng giấy bạc ngân hàng phát hành vào
lưu thông phải được đảm bảo bằng dự trữ kim loại quý hiện có trong kho dự trữ
của ngân hàng. Việc đảm bảo này phải được duy trì theo một trong các hình
thức sau:
- Nhà nước quy định một hạn mức phát hành giấy bạc ngân hàng, khối
lượng giấy bạc ngân hàng phát hành nằm trong hạn mức thì không cần phải có
kim loại quý (vàng) làm đảm bảo, nhưng nếu vượt quá hạn mức đó thì khối
lượng vượt quá hạn mức đòi hỏi phải có 100% vàng làm đảm bảo.
- Nhà nước sẽ quy định mức tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông mà
không quy định mức dự trữ vàng đảm bảo cho lượng giấy bạc đó. Nhưng nếu
phát hành giấy bạc vượt quá mức quy định đó thì phải có vàng làm đảm bảo.
- Nhà nước quy định mức dự trữ vang tối thiểu cho khối lượng giấy bạc
phát hành, phần còn lại phải được đảm bảo bằng các chứng từ có giá như thương
phiếu, chứng khoán chính phủ và các tài sản có kháccủa NHTW.
2. Nguyên tắc phát hành tiền có đảm bảo bằng hàng hoá.
Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá, khối lượng hàng hoá lưu thông
ngày càng tăng, đòi hỏi phải có nhiều tiền để đáp ứng cho nhu cầu trao đổi hàng

7
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
hoá và dịch vụ. Mặt khác do yêu cầu đáp ứng chi tiêu của chính phủ. Sau chiến
tranh thế giới II, nguyên tắc 1. gần như được chấm dứt. Thay vào đó là sự đảm
bảo bằng hàng hoá cho việc phát hành tiền. Mặt khác quá trình lưu thông xuất

hiện mới nhận thức về tiền, thế giới đã phi tiền tệ hoá vai trò của vàng, các loại
tiền dấu hiệu ra đời và thay thế cho tiền kim loại vàng trong lưu thông. Để lưu
thông tiền tệ ổn định, NHTW đặt ra nguyên tắc phát hành tiền được đảm bảo
bằng giá trị hàng hoá.
Theo nguyên tắc này, đảm bảo duy nhất cho khối lượng tiền trong lưu
thông giờ đây là hàng hoá, thông qua các chứng khoán của chính phủ hoặc các
giấy nhận nợ được phát hành từ các doanh nghiệp. Yêu cầu phát hành tiền dựa
vào cơ sở hàng hoá nhằm duy trì vừa đủ cho nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở
phương trình trao đổi của Fisher với nội dung như sau:
M.V=P.Y
Trong phương trình này, Fisher quan niệm rằng, khối lượng tiền cần được
tạo ra cho nền kinh tế (M), trong đó tiền mặt là bộ phận hạt nhân, phụ thuộc vào
ba biến số: P ( mức giá cả bình quân của hàng hoá ), Y ( tổng sản lượng ),V
(vòng quay tiền tệ ).
Dựa vào nguyên tắc trên NHTW cần phải dự tính khối lượng tiền phát
hành, tức là dự kiến mức cầu tiền. Nhu cầu tiền được quyết định bởi tổng sản
phẩm quốc dân thực tế, sự biến động của giá cả dự tính và tốc độ lưu thông tiền
tệ, ta có thể tính theo công thức:
M=P.Q-V

8
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Trong đó:
M : Tốc độ tăng trưởng của tiền cung ứng.
P : Mức biến động giá dự tính.
Q : Tỷ lệ tăng trưởng thực tế dự tính.
V : Sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính.
III. Các kênh phát hành tiền.
1. Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa NHTW với các NHTM.

Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, căn cứ vao lượng tiền cung
ứng tăng thêm trong năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhu
cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng. NHTW cho các tổ chức tín dụng vay ngắn
hạn dưới hình thức tái cấp vốn: Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá,
cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá và các loại cho vay khác.
Khi NHTW cho các tổ chức tín dụng vay làm tăng bộ phận tiền mặt trong
lưu thông hoặc làm tăng số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHTW. Kết
quả làm tăng tiền trung ương (MB). Nư vậy, qua việc NHTW cho các NHTM
vay, NHTW đã phát hành một lượng tiền vào lưu thông còn NHTM nhận được
một khoản tín dụng từ NHTW là một nguồn vốn giúp NHTM mơ rộng hoạt
động kinh doanh.
2. Kênh thị trường mở.
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW mua các giấy tờ có giá trên
thị trường, nghĩa là đã đưa một khối lượng tiền vào lưu thông, hàng hoá mà
NHTW mua là các tín phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn. Khi

9
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
NHTW mua các chứng từ có giá trên thị trường thì tiền từ NHTW ra lưu thông,
kết quả là tiền cung ứng sẽ tăng lên bằng đúng giá trị của chứng từ có giá đó.
Các chứng từ có giá được NHTW nắm giữ trở thành tài sản có của NHTW
tương ứng với nó là một sự tăng lên của bên tài sản nợ hoặc tiền mặt hoặc tiền
dự trữ. Kênh này đang được sử dụng phổ biến, đặc biệt là các nước có nền kinh
tế phát triển vì đây là kênh rất linh hoạt.
3. Kênh phát hành tiền thông qua ngân sách nhà nước.
Trong quá trình hoạt động thu chi của ngân sách, thông thường thu có tính
chất thời vụ mà chi thì diễn ra thường xuyên, do đó tại một thời điểm ngân sách
có thể bị thiếu vốn ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu chi, được sự đồng ý của chính
phủ, Quốc hội, NHTW tạm ứng cho ngân sách theo quy định của chính phủ

bằng nhiều hình thức đẻ xử lý thiếu hụt. Như vậy NHTW đã cung ứng một khối
lượng tiền cho ngân sách chi tiêu. Điều đó có nghĩa là NHTW đã phát hành tiền
thông qua kênh ngân sách.
4. Phát hành tiền thông qua kênh ngoại hối.
Khi NHTW thực hiện mua ngoại hối trên thị trường hối đoái, đây cũng là
một kênh phát hành tiền. Khi NHTW mua ngoại tệ làm dự trữ ngoại tệ của
NHTW tăng, đồng thời một lượng tiền cũng được đưa vào lưu thông qua việc
thanh toán tiền cho các tổ chức cá nhân bán ngoại tệ cho NHTW . Ngược lại khi
NHTW bánngoại tệ, dự trữ ngoại tệ của NHTW giảm, tiền trung ương cũng
giảm.

10
Tài liệu được sưu tầm từ nguồn internet và chính tác giả chia sẻ
TaiLieuTongHop.Com - Kho tài liệu trực tuyến miễn phí
Như vậy, tuy theo từng điều kiện nhất định mà các kênh cung ứng tiền
của mỗi quốc gia được NHTW sử dụng phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Song dù
tiền được cung ứng theo kênh nào cũng phải đạt được các mục tiêu của chính
sách tiền tệ.

11

×