Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI THI MÔN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.48 KB, 10 trang )

BÀI THI GIỮA KỲ: MƠN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Câu hỏi
Câu hỏi 1: Trình bày những hiểu biết về bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh? Cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu trên?
Câu hỏi 2: Trình bày một vụ tranh chấp có liên quan đến sở hữu trí tuệ mà em biết? Từ
những vụ việc trên em có những nhận xét gì?
Bài làm
Câu hỏi 1:
* Bí mật kinh doanh:
- Khái niệm:


Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:



Bí mật kinh doanh là thơng tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa
được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô
cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.



Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một
cách hợp pháp. Và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.



Đối với trường hợp, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện
nhiệm vụ được giao có được trong q trình thực hiện cơng việc được thuê hoặc
được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.



- Ví dụ về bí mật kinh doanh:


Cơng thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của
cơng ty Coca Cola.



Cơng thức sản xuất đồ ăn của Burger King




Cách thức quản lý hệ thống, chuỗi cửa hàng của KFC

- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với bí mật kinh doanh:


Căn cứ theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật
kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh
và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.



Bí mật kinh doanh được mặc nhiên được bảo hộ, không cần phải đăng ký bảo hộ.
Chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện:




Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh



Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh

- Lí do nên bảo hộ bí mật kinh doanh:


Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và khuyến thích những chuẩn mực
đạo đức và sự công bằng trong thương mại



Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các
doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được
đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ
thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền
sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.



Nếu khơng được bảo hộ bởi pháp luật về bí mật kinh doanh thì những đối thủ cạnh
tranh của doanh nghiệp đó có thể sử dụng những sáng tạo này mà khơng phải gánh
chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển
những sáng tạo này.

- Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh



Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:




Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.



Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.



Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
khơng bị bộc lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được.

- Đối tượng khơng được bảo hộ là bí mật kinh doanh


Khơng được bảo hộ là bí mật kinh doanh với các thơng tin sau đây:



Bí mật về nhân thân



Bí mật về quản lý nhà nước




Bí mật về quốc phịng, an ninh



Thơng tin bí mật khác khơng liên quan đến kinh doanh.

- Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh


Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh có các quyền sau:



Sử dụng bí mật kinh doanh.



Ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh



Định đoạt bí mật kinh doanh.

* Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh:
- Khái niệm:





Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực,
tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác."



Tuy nhiên, khơng phải mọi hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh đều thuộc sự điều
chỉnh của luật sở hữu trí tuệ, chỉ những hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh liên
quan đến quyền sở hữu công nghiệp được liệt kê ở Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mới vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ (vi
phạm cả luật cạnh tranh).

- Xử lý khi có hành vi vi phạm:


Khoản 3 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 có
quy định: Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi
cạnh tranh khơng lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp
hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Theo đó, khi có hành vi
cạnh tranh khơng lành mạnh thì sẽ bị xử lý theo biện pháp dân sự và biện pháp
hành chính.



Biện pháp dân sự được Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019
quy định tại Điều 202, cụ thể bao gồm:




Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.



Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai.



Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.



Buộc bồi thường thiệt hại.




Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng
chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều
kiện khơng làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ.



Biện pháp hành chính được áp dụng trong trường hợp nêu trên là các mức xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh (khoản 3 Điều 211
Luật Sở hữu trí tuệ tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)


- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là kết
quả tất yếu của một hệ thống kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu khơng
có biện pháp hạn chế hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến quyền
lợi người tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà cụ thể là sở hữu cơng nghiệp; bao
gồm:


Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.



Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,
chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung
cấp hàng hóa, dịch vụ.



Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có
quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn
hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên, nếu việc sử dụng của người đại diện hoặc
đại lý đó khơng được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và khơng có lý do chính
đáng.



Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn



địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục địch chiếm giữ tên miền, lợi
dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý tương ứng.
- Đặc điểm quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh:


Doanh nghiệp có quyền tự bảo vệ mình:
Quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh chỉ được xác lập trên cơ sở hoạt
động cạnh tranh trong kinh doanh. Hay nói cách khác, quyền này chỉ được
xác lập khi xuất hiện hành vi cạnh tranh của một chủ thể sản xuất, kinh
doanh nào đó trên thực tế. Khi hành vi này làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp
pháp của chủ thể bị xâm phạm thì họ mới có quyền áp dụng các biện pháp
mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ mình.



Có thể có nhiều chủ thể:
Trong một lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong những lĩnh vực
tạo ra nhiều lợi nhuận, việc có nhiều chủ thể cùng tham gia là điều khơng
thể tránh khỏi. Do vậy, hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể làm ảnh
hưởng đến tất cả chủ thể khác. Đương nhiên trong những trường hợp này,
các bên sẽ có quyền tự bảo vệ. Do vậy, đây là điểm khác biệt so với các
quyền khác.



Người tiêu dùng có quyền tự bảo vệ mình:
Trong khi các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ làm ảnh

hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu cơng nghiệp, thì đối
với cạnh tranh khơng lành mạnh, người tiêu dùng cũng bị xâm phạm đến lợi
ích bởi họ là người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm trên thị trường. Và do đó,
người tiêu dùng hồn tồn có quyền tự bảo vệ mình.



Khơng thể chuyển giao:


Nếu như đối với các quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền sở hữu sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chủ sở hữu ln có quyền thực hiện các hoạt động
chuyển nhượng, mua bán, lixăng,… thì đối với quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh, chủ thể quyền không thể thực hiện các hoạt động chuyển giao do quyền này
không gắn trực tiếp với tài sản, không được coi là một tài sản, nên không thể
chuyển giao.
- Sử dụng: Trên thực tế, nếu như các biện pháp bảo vệ quyền khác (như quyền đối với
nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp) không thể bảo vệ chủ sở hữu đối tượng
SHTT trước hành vi xâm phạm tinh vi như bắt chước màu sắc, cách thức quảng cáo,…
thì chủ sở hữu mới đành lựa chọn khởi kiện người sử dụng những thành quả đầu tư của
mình vào mục đích kinh doanh trên cơ sở hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Có
nghĩa là quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh là biện pháp bảo hộ cuối cùng, nếu
các biện pháp bảo hộ khác khơng có hiệu quả và ít ai đặt hy vọng vào tính khả thi của
biện pháp cuối cùng này, kể cả các Luật sư.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu về bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh khơng
lành mạnh:
- Ý nghĩa nghiên cứu bí mật kinh doanh:
Bảo hộ bí mật kinh doanh giúp khuyến khích các hoạt động nghiên cứu sáng tạo.
Khi bí mật kinh doanh được bảo vệ bằng những công cụ pháp luật, chủ sở hữu sẽ n tâm
ra sức tìm tịi, nghiên cứu sáng chế để tìm ra những bí quyết mới ưu việt hơn, đem lại lợi

ích lớn hơn trong kinh doanh.Khi có luật SHTT về bí mật kinh doanh sẽ tạo ra sự ổn định
cho mơi trường kinh doanh,
duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh.
- Ý nghĩa nghiên cứu quyền chống cạnh tranh không lành mạnh:
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh giúp tạo ra môi trường cạnh tranh cơng
bằng và bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh, bảo vệ quyền kinh doanh cho các doanh


nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quyền chống cạnh tranh
khơng lành mạnh cịn giúp bình ổn và điều chỉnh các quan hệ kinh tế, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển theo hướng lành mạnh, ổn định, có tổ chức, theo định hướng và mục
tiêu đã định.

Câu hỏi 2:
* Vụ tranh chấp có liên quan đến sở hữu trí tuệ mà em biết
- Vào ngày 17/12/2020, khi vừa cho ra mắt trailer bộ phim điện ảnh Trạng tí của nhà sản
xuất Ngơ Thanh Vân (Studio68) thì bên dưới bài đăng xuất hiện những ý kiến đòi quyền
lợi cho tác giả Lê Linh của bộ truyện tranh gốc Thần đồng đất Việt.
- Dự án phim được lên ý tưởng từ năm 2016. Khi đó, nhà sản xuất đã gặp công ty Phan
Thị - đơn vị phát hành truyện tranh, để bàn về việc mua bản quyền.
- Quá trình đàm phán kéo dài từ năm 2016 đến năm 2018 thì đi đến thỏa thuận cho phép
Ngô Thanh Vân mua bản quyền 5 tập truyện từ Phan Thị để làm phim. Lúc đó, nhà sản
xuất khơng biết về tranh chấp giữa công ty Phan Thị và tác giả Lê Linh.
- Năm 2018, vụ kiện giữa họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị được đưa ra xét xử lần
đầu, gây xôn xao dư luận. Ngô Thanh Vân nhờ luật sư liên hệ với Phan Thị để làm rõ sự
việc, nhưng bên Phan Thị đã đưa ra các giấy tờ liên quan cho thấy vụ kiện chưa có phán
quyết cuối cùng. Vì vậy, hợp đồng giữa hai bên vẫn có hiệu lực và Ngơ Thanh Vân phải
bấm máy bộ phim vì mọi thứ đã sẵn sàng. Trong phim Trạng tí, đạo diễn của bộ phim đã
thay đổi một số chi tiết nhưng chưa thông qua ý kiến của họa sĩ Lê Linh.
- Tháng 9-2019, Tòa án Nhân dân TP.HCM công nhận ông Lê Linh là tác giả duy nhất

của Thần đồng đất Việt. Ông Lê Linh là tác giả hình thức thể hiện gốc, cịn cơng ty Phan
Thị là chủ sở hữu tác phẩm.
- Tháng 12-2019, khi thấy mọi việc đã rõ ràng, Ngô Thanh Vân đã gặp họa sĩ để nói
chuyện và giải quyết. Phía Studio68 cho biết, sau khi trao đổi, họa sĩ Lê Linh vẫn giữ
quan điểm từ chối các quyền lợi do nhà sản xuất đưa ra.


-

Vào ngày 30-04-2021, bộ phim Trạng tí chính thức được ra mắt công chúng, đã ghi

thêm tên của họa sĩ Lê Linh poster cũng như phần kết của bộ phim, tuy nhiên bộ phim
vẫn không thu được doanh thu như nhà sản xuất mong muốn.
* Nhận xét:
- Theo em, việc nhà sản xuất của bộ phim Trạng tí mua bản quyền bộ truyện Thần đồng
đất Việt để chuyển thể thành phim là hợp pháp và đúng theo luật Sở hữu trí tuệ.
Vì theo quy định của pháp luật, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân
thân và quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền làm tác phẩm phái sinh. Bên
cạnh đó, pháp luật cũng quy định, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cá nhân, tổ chức mà
không nhất thiết phải là tác giả.
- Trong trường hợp trên, sau vụ kiện, ông Lê Linh là tác giả của tác phẩm Thần đồng đất
Việt nhưng chỉ có quyền nhân thân đối với tác phẩm, cịn cơng ty Phan Thị vẫn là chủ sở
hữu và có quyền tài sản đối với tác phẩm Thần đồng đất Việt, mà hợp đồng mua bản
quyền chuyển thể giữa nhà sản xuất phim Trạng Tí và Cơng ty Phan Thị là hợp đồng độc
lập của các tổ chức với nhau, Phan Thị hồn tồn có quyền làm tác phẩm phái sinh, tức là
chuyển thể sang hình thức kịch bản phim, sau đó chuyển nhượng, cho phép... tổ chức, cá
nhân khác (Nhà sản xuất Trạng tí) sử dụng kịch bản này.
Chính vì vậy, việc nhà sản xuất Trạng tí mua bản quyền và thực hiện bộ phim là hoàn
toàn đúng với pháp luật.
- Tuy nhiên, việc làm tác phẩm phái sinh cần phải đảm bảo không gây phương hại đến

quyền tác giả đối với tác phẩm gốc, tức là đảm bảo quyền nhân thân của tác giả. Muốn
được thay đổi nội dung của tác phẩm thì cần phải thơng qua ý kiến của chính tác giả. Thế
nhưng, bên phía đồn làm phim của Trạng tí đã tự ý thay đổi một số chi tiết trong phim
mà không hỏi ý kiến của họa sĩ Lê Linh, đến khi quá trình quay phim gần kết thúc mới
tìm đến tác giả nên khi ra mắt phim mới gây ra nhiều tranh cãi như vậy.
Theo em, đây là một bài học cho các nhà làm phim dạng chuyển thể, cần phải xem xét
mọi khía cạnh về bản quyền và sở hữu trí tuệ trước khi làm phim để tránh gây ra những
lùm xùm khơng đáng có gây ảnh hưởng đến tác phẩm của mình cũng như mục đích của
bộ phim.




×