Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiet 2 NL Gioi thieu ve quang TDN Giong son truong TDN so 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.82 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 2- Tiết: 2 Ngày dạy:03/9/16. Nhạc lí: Giới thiệu về Quãng Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN Số 1. 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức: - HS biết : + Có khái niệm về quãng. Biết có các loại quãng: trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm. + Cấu tạo của giọng Son trưởng. + Biết bài TĐN Số 1- Cây sáo là nhạc Ba Lan, được viết ở giọng Son trưởng, đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 1. + Thực hiện câu hỏi và bài tập trong SGK. 1.2 Kĩ năng: - HS thực hiện:+ Đọc nhạc- ghép lời ca kết hợp với gõ đệm phách.Hát to, rõ lời, tư thế ngồi hát thẳng lưng. 1.3 Thái độ: - Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu thích môn học và tích cực hơn trong học tập môn học và tham gia các hoạt động âm nhạc. 2. Nội dung học tập: - Nhạc lí: Giới thiệu về Quãng. - Tập đọc nhạc : TĐN số 1. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ, đĩa nhạc. - Bảng phụ chép bài TĐN Số 1. 3.2 Học sinh: - Thanh phách. - Đọc trước phần nhạc lí và đọc tên nốt nhạc TĐN Số 1. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số. - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số. 9a1: 9a2: 4.2 Kiểm tra miệng: “Bóng dáng một ngôi trường ”. (1 phút) - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (9đ). - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ) - Em hiểu thế nào là quãng? * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ (5-10đ); CĐ(1-4đ). 4.3 Tiến trình bài học: * Giới thiệu bi mới: Ở lớp 7, chúng ta đã được học sơ lược về quãng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về quãng để biết được tên gọi và tính chất của các quãng và học bài TĐN Số 1.. Hoạt động của GV và HS HĐ1: Nhạc lí: Giới thiệu về Quãng(13 phút) GV: ? 1. Quãng là gì? 2. Hãy nêu những tên gọi của quãng? HS: Suy nghĩ, trả lời.. Nội dung bài học 1. Nhạc lí: Giới thiệu về Quãng - Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh liền bậc hoặc cách bậc. + Âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Tổng hợp ý và giải thích cách xác định quãng và tính chất các quãng. Lấy ví dụ minh hoạ. Cho âm gốc yêu cầu HS tìm âm ngọn… HS: Suy nghĩ, xung phong viết. GV: Nhận xét, tuyên dương. HS: Nghe, ghi chép. * Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu về quãng và bây giờ chúng ta sẽ học bài TĐN số 1 nhé. GV: Ghi bảng.. âm ngọn. + Hai âm thanh vang lên cùng lúc gọi là quãng hòa âm, vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu. - Tính chất của các quãng: + Trong 1 quãng tám, ta có quãng 1-45-8 là những quãng đúng. + Các quãng còn lại tùy theo số lượng cung hoặc bán cung chứa trong quãng đó mà xác định tính chất trưởng, thứ, tăng, giảm. -Ví dụ: + Quãng 2 thứ: E- F, quãng 2 trưởng: CD, quãng 4 đúng: C- F, quãng 4 tăng: HF…. HĐ2:Tập đọc nhạc:Giọng Son trưởng-TĐN số 1 (25 phút) * Tìm hiểu giọng Son trưởng: GV?: Giọng son trưởng là gì? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý. Viết công thức cấu tạo gam của giọng đô trưởng ( C dur). Hướng dẫn HS thành lập công thức giọng Son trưởng trên cơ sở giọng Đô trưởng. HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV. GV: Nhận xét. ? So sánh công thức cấu tạo giọng Son trưởng và Đô trưởng?( Có công thức giống nhau nhưng âm chủ khác nhau, cao độ khác nhau). HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý. Đàn gam Son trưởng và Đô trưởng HS: Cảm nhận sự giống và khác nhau. GV: Đàn gam Son trưởng. HS: Đọc 2-3 lần. * Tập đọc nhạc: TĐN số 1 – Cây sáo GV: Treo bảng phụ. Giới thiệu tên bài, tác giả. GV?: Bài được viết ở nhịp mấy? Trong bài có sử dụng những nốt gì (cao độ)? Trường độ? GV?: Bài còn sử dụng kí hiệu gì? HS: Quan sát, trả lời.. 3. Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng- TĐN số 1 * Giọng Son trưởng: - Giọng Son trưởng có âm chủ là Son và hóa biểu 1 dấu thăng( Fa thăng). - Công thức cấu tạo gam đô trưởng.. - Công thức cấu tạo gam son trưởng.. * Tập đọc nhạc: TĐN số 1 – Cây sáo Nhạc Ba Lan Lời việt: Hoàng Anh - Nhịp 2. Giọng pha trưởng( F dur). 4 - Cao độ: Son, la, si, đô, rê, mi, pha. - Trường độ: nốt trắng, nốt đen, móc đơn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Ghi bảng. Chỉ bảng, gõ phách. HS: Đọc tên nốt. *Tập đọc nhạc từng câu: GV: Đàn giai điệu cả bài trên đàn 1-2 lần. HS: Nghe, cảm nhận. Tập đọc câu 1: GV: Đàn giai điệu 2-3 lần. HS: Nghe, nhẩm theo. GV: Đàn, bắt nhịp. HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Chỉ định 1-2 HS đọc nhạc. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. Tập câu còn lại: GV hướng dẫn tương tự câu 1 sau đó ghép câu theo lối móc xích. * Ghép cả bài và ghép lời ca: GV: Đàn giai điệu( 1 lần). HS: Nghe, nhẩm theo. GV: Đàn, bắt nhịp. HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Yêu cầu từng dãy thực hiện. Gọi 1-2 cặp đứng dậy đọc. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Chia lớp thành hai dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời ca và ngược lại. GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Gọi 1-2 tổ thực hiện. GV: Gọi 1-2 HS thực hiện. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai, khuyến khích.. chấm dôi, móc đơn, móc kép. - KH: Dấu pha thăng.. * Lời ca: Đẹp nào bằng cây sáo bé bé nhỏ xinh xinh trên tay người, ngọt ngào bay lên tiếng sáo ngân âm vang xa vời. Một điệu nhạc trong sáng réo rắt vút cao từ bàn tay ấy. Hoà theo với tiếng đàn hát lên câu ca yêu đời.. 4.4 Tổng kết: (4 phút) - GV: Đàn, bắt nhịp - HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 1(1-2 lần). - GV: Nhận xét chung. 4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút) - Đối với bài học tiết này:+ Ôn lại bài TĐN Số 1, học thuộc lời ca, ôn lại phần nhạc lí. - Đối với bài học tiết sau:+ Đọc trước bài : Â.NTT: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ. + Tìm một số bài hát thiếu nhi được phổ từ thơ. 5. Phụ lục:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×