Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giao an VNEN chueu Tuan 17 Lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.04 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 17 Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016 THỦ CÔNG CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VE. - Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VE. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối. - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VE. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối. II. GV chuẩn bị: Mẫu chữ VUI VE cắt đã dán và mẫu chữ VUI VE cắt rời chưa dán; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VE. III. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản:. *Khởi động: (5 phút) Việc 1 : - GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. 1. Quan sát và nhận xét. + Việc 1:- GV cho HS quan sát mẫu chữ VUI VẺ đã dán và đặt các câu hỏi định hướng. + Việc 2:- HS quan sát, nhận xét về cấu tạo chữ VUI VẺ + Việc 3: Liên hệ thực tế và nêu ý nghĩa của việc cắt, dán chữ. 2. Tìm hiểu cách gấp cắt dán chữ VUI VẺ + Việc 1: Cá nhân tự quan sát tranh trong vở THTC nêu quy trình. + Việc 2: Trao đổi với bạn về quy trình. + Việc 3: Nhóm trưởng (hoặc một bạn được phân công) điều hành thảo luận: Từng bạn báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả. + Việc 4: - Các nhóm báo cáo. - GV nhận xét, thống nhất quy trình. + Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái V, U, I, E (Giống bài học trước) và hướng dẫn cắt dấu hỏi. + Bước 2: Dán thành chữ VUI VE. Kẻ 1 đường chuẩn, đặt ướm chữ vào cho cân đối rồi dán..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Hướng dẫn HS thực hành(15) Việc 1: - GV hướng dẫn HS từng bước. Sau đó gọi 2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác. Việc 2: - GV tổ chức cho HS tập gấp. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. *Đối với HS có năng khiếu các nét chữ thẳng và đều nhau.Chữ dán phẳng B. Hoạt động ứng dụng: 1. Luyện cắt , dán chữ V theo các bước đã học. 2. Chuẩn bị giấy màu cho tiết học sau và trưng bày sản phẩm. *************************************** TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động thực hành *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. * Học sinh tự ôn luyện: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, môn nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động. * Nhóm 1: Luyện đọc: - Tự luyện đọc ôn lại các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi. + Việc 1: HS luyện đọc. + Việc 2: Trả lời các câu hỏi về bài đọc. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. * Nhóm 2: Các bài tập khác: HS tự hoàn thành các bài tập chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt trong tuần. + Việc 1: Xác định các bài tập cần hoàn thành. + Việc 2: Hoàn thành các bài tập. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. Bài 1. Hãy viết tên:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a. 5 thành phố của đất nước ta mà em biết. b. 3 vùng quê của đất nước ta mà em biết. Bài 2. Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho các câu dưới đây: a. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. b. Các bà các chị sửa soạn khung cửi dệt vải. c. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà bẫy chim. d. Bụng con ong tròn thon óng ánh xanh như hạt ngọc. Bài 3. Điền tiếp vào chỗ trống: a. Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị …. b. Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hoá, … Bài 4. Em hãy đặt 3 câu có sử dụng dấu phẩy. a. Một câu nói về thành thị. b. Một câu nói về nông thôn. c. Một câu nói về trường em. Bài 4-HSNK . Điền tiếp từ ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu theo mẫu Ai - thế nào? a. Những làn gió từ sông thổi vào ……. b. Mặt trời lúc hoàng hôn ……….. c. Ánh trăng đêm trung thu ………. Bài 5-HSNK - Lựa chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau để tạo nên hình ảnh so sánh. a. Giờ ra chơi, sân trường ồn ào ……..(như ngày hội). b. Những nhánh liễu buông rủ mềm mại như ……..(mái tóc thiếu nữ). c. Trưa hè, mạt hồ sáng loá như ……….(mặt gương). * Nhóm 3: Luyện viết: - HS tự luyện viết đoạn văn khoảng 5-7 câu giới thiệu về thành thị hoặc nông thôn. Gợi ý HS có thể viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh cho câu văn sinh động hơn. + Việc 1: - HS tự hoàn thành bài viết theo các gợi ý đã học. + Việc 2: - Đọc cho bạn nghe. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. B. Hoạt động ứng dụng:. .. Luyện đọc, luyện viết chữ đẹp hơn. Tự hoàn thành các nội dung học tập của. môn học. ***************************************.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LUYỆN TIẾNG VIỆT TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng nhận biết, mở rộng vốn từ ngữ về thành thị, nông thôn. Xác định đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. - Phần thi cá nhân 1, 2 . Phân thi chung sức bài 3, bài 4. II. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động thực hành: *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 1: (15) Làm cá nhân 1. Hãy viết tên: a. 5 thành phố của đất nước ta mà em biết. b. 3 vùng quê của đất nước ta mà em biết. 2. Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho các câu dưới đây: a. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. b. Các bà các chị sửa soạn khung cửi dệt vải. c. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà bẫy chim. d. Bụng con ong tròn thon óng ánh xanh như hạt ngọc. + Việc 1: HS làm việc cá nhân. + Việc 2: Chấm bài của nhau. + Việc 2: Nhóm trưởng chấm. + Việc 3: Báo cáo. + Việc 4: Đối chiếu kết quả - Kết luận, chữa bài Hoạt động 2: (15p) Phần chung sức 3. Điền tiếp vào chỗ trống: a. Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị …. b. Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hoá, … 4. Em hãy đặt 3 câu có sử dụng dấu phẩy. a. Một câu nói về thành thị. b. Một câu nói về nông thôn. c. Một câu nói về trường em. + Việc 1: HS thảo luận làm bài..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Việc 2: Các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Ban giám khảo lên đối chiếu kết quả và chấm, chữa bài. + Việc 3: Nhận xét tìm ra nhóm xuất sắc + Việc 4: Tuyên dương Đáp án: 3. a. Chợ, trường học, bệnh viện, nhà máy, cơ quan, nhà ga, đường phố… b. Chợ, bến sông, trường học, nhà thờ, …. 4. HS tự đặt và kiểm tra. B. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà các em kể cho bố mẹ nghe về tổ của mình. *************************************** LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: - HS luyện kỹ năng tính giá trị biểu thức với các dạng đã học và kỹ năng giải toán. - Yêu cầu HS cả lớp hoàn thành bài 1, 2, 3; HS năng khiếu hoàn thành thêm bài 4. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động thực hành *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. * Thực hành: 25p Hoạt động 1: (15) Làm cá nhân. Bµi 1: Tính giá trị của biểu thức: a. 98 + 89 – 69 b. 30 x 6 : 9 Bµi 2: Tính giá trị của biểu thức: a. 30 + 16 x 4 b. 96 - 8 : 2 + Việc 1: HS làm việc cá nhân. + Việc 2: Chấm bài của nhau. + Việc 2: Nhóm trưởng chấm. + Việc 3: Báo cáo. + Việc 4: Đối chiếu kết quả - Kết luận, chữa bài + Việc 5: - Tìm ra nhà toán học nhí. Hoạt động 2: (15p) Phần chung sức. c. 18 x 4 + 23 x 3.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: a. ( 325 – 200) x 2 b. 325 – ( 30 + 20) c. 28 : 4 + 23 x 3 d. (80 + 8) : 8 Bµi 4: Lớp có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ, chia đều thành 5 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh. + Việc 1: HS thảo luận. + Việc 2: Một số nhà toán học nhí lên đối chiếu kết quả và chấm, chữa bài. + Việc 3: Nhận xét tìm ra nhóm xuất sắc + Việc 4: Tuyên dương Đáp án: 4. Giải: Số học sinh nam và nữ có là: 20 + 15 = 35 (học sinh) Số học sinh ở mỗi tổ có là: 35 : 5 = 7 (học sinh) Đáp số: 7 (học sinh) B. Hoạt động ứng dụng: 1. Tính giá trị của biểu thức: a. 108 + 57 – 109 b. 20 x 8 : 5 = c. 28 x 4 + 13 x 3 d. 484 :(2 + 2) 2. học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học. ********************************** Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2016 TỰ HỌC HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các bài tập buổi sáng chưa hoàn thành. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. III. Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động thực hành *Khởi động: (5 phút) Việc 1 :- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng Việc 2 :- HS ghi mục bài vào vở. Việc 3:- GV nêu mục tiêu bài học. * Học sinh tự ôn luyện: 25’ - GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào, môn nào? - GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Nhóm 1: Toán: - Tự luyện tính giá trị của biểu thức. + Việc 1: HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức. + Việc 2: Làm các bài tập chưa hoàn thành. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. * Nhóm 2: Tiếng việt: - HS tự luyện về từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy; kể chuyện. - Luyện viết, luyện đọc. + Việc 1: - HS tự hoàn thành các nội dung đã chọn. + Việc 2: - HS trao đổi với bạn. + Việc 3: - Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo. - GV đánh giá. *Nhóm 3: Các môn học khác: HS tự hoàn thành các nội dung chưa hoàn thành của các môn học khác trong tuần. B. Hoạt động ứng dụng:. .. Luyện học thuộc các bảng nhân, chia đã học. Tự hoàn thành các nội dung học. tập của các môn học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Điền tiếp vào chỗ trống: a. Những nơi thường tập trung đông người ở thành phố: quảng trường, rạp hát, siêu thị …. b. Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hoá, … 4. Em hãy đặt 3 câu có sử dụng dấu phẩy. a. Một câu nói về thành thị. b. Một câu nói về nông thôn. c. Một câu nói về trường em..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×