Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.36 KB, 29 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: Ngày soạn: 30/8/2016. “Truyền thống nhà trường”. Tiết 1 BẦU BAN CÁN SỰ - TRAO ĐỔI VỀ NHIỆM VỤ NGƯỜI HỌC SINH I. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục vụ và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. -Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8. Tự giác quyết tâm cao trong học tập. Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động: 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a).Mỗi cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng...)chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn về các nhiệm vụ được giao trong năm, kết quả thực hiện,thuận lợi, khó khăn, vai trò trách nhiệm của cán bộ lớp, cán bộ tổ. b).Câu hỏi thảo luận - Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thế nào ? - Bạn góp ý kiến gì cho bạn lớp phó phụ trách học tập của lớp ? - Hoạt động của các cán sự môn học trong năm học qua như thế nào ? - Ý kiến của bạn về hoạt động của tổ trưởng. c) Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ (Hát về truyền thống nhà trường) 2. Chuẩn bị về tổ chức -GVCN hội ý với tất cả cán bộ của lớp, các tổ trưởng để bàn bạc chuẩn bị cho hoạt động. - Yêu cầu mỗi cán bộ lớp, tổ chuẩn bị báo cáo cho kết quả hoạt động của mình trong năm học qua. - Thông qua để thống nhất các câu hỏi thảo luận - Thống nhất chương trình hoạt động - Phân công người điều khiển hoạt động - Phân công người điều khiển văn nghệ - Phân công trang trí Giáo viên: Hoàng Thị Thà. III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động Hoạt động mở đầu. Trường THCS Thị trấn ĐôngAnh.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Người điều khiển nêu lý do và giơi thiệu chương trình hoạt động. 1. Hoạt động 1: Nghe báo cáo và thảo luận Theo yêu cầu của người điều khiển, lần lượt từng cán bộ trong lớp báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao trong vai trò người cán bộ lớp người tổ trưởng... Sau mỗi báo cáo, người điều khiển nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Người điều khiển tóm tắt các ý kiến phát biểu. 2. Hoạt động 2: a.Tổ chức bầu cán bộ lớp Người điều khiển cho cả lớp thảo luận về cách thức bầu cán bộ lớp. Sau các ý kiến phát biểu, người điều khiển chốt lại ý kiến chung của cả lớp và tổ chức bầu cán bộ lớp theo hình thức đã chọn. Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, nhận nhiệm vụ và cử đại diện phát biểu ý kiến để thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ xứng đáng là lực lượng cốt cán của lớp. b.Trao đổi về nhiệm vụ người học sinh lớp 8 *Bản nội quy và nhiệm vụ năm học của nhà trường GVCN chuẩn bị cho mỗi học sinh một bản tóm tắt nội quy và nhiệm vụ năm học. *Câu hỏi thảo luận: Câu 1: Bạn nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8 Đáp án:Học sinh lớp 8 tức là đã trãi qua 2 năm học lớp 6 và lớp7, qua năm học lớp 8 này là bước vào lớp học cuối cấp.Đây là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào lớp cuối cấp vì thế lớp 8 là lớp “bản lề” quan trọng của cấp học. Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này ? Vì sao?Đáp án: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải học tập tốt, rèn luyện tốt và phải nghĩ đến việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai, vì lớp 8 là lớp “bản lề” quan trọng của cấp học. Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào ? Đáp án: Nêu rõ các biện pháp ren luyện đạo đức, các biện pháp học tập tốt, đồng thời chấp hành và thực hiện nghiêm những nội quy, quy định của nhà trường.Liên hệ các nội quy, quy định của nhà trường việc thực hiện của bản thân. 2. Hoạt động 3:Chương trình văn nghệ Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ của lớp lên trình diễn chào mừng đội ngũ cán bộ lớp năm học mới. 3. Hoạt động 4: Cuối cùng GVCN phát biểu ý kiến Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động 15/9/2016 Tiết 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG – HƯỞNG ỨNG THÁNG AN TOÀN GIAO THÔNG I. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh - Hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện. - Biết trân trọng những truyền thống đó - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp của trường. II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a.Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và phát huy. Tư liệu về truyền thống học tập như:những tấm gương học sinh giỏi toàn diện trong cả cấp học, gương học sinh vượt khó khăn vươn lên học tập tốt, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, những học sinh nhà trường ra đời thành đạt trong xã hội, những gương học tập tốt của lớp. Tư liệu về những truyền thống tốt đẹp khác như:đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tập thể lớp vững mạnh, rèn luyện đạo đức, tôn sư trọng đạo. Những truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp như:truyền thống văn nghệ, thể dục thể thao, những thành tích những học sinh đạt giải... b.Câu hỏi thảo luận Câu 1:bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải học tập, giữ gìn và phát huy ? Câu 2: Theo bạn do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó? Câu 3:Bạn hãy nêu truyền thống tốt đẹp của nước ta ? Câu 4: Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những học sinh hoặc thầy cô giáo đã có công xây dựng truyền thống nhà trường ? a. Chuẩn bị: các bản kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để phát huy truyền thống của trường, lớp gồm có: Kế hoạch cá nhân Kế hoạch của tổ Kế hoạch của lớp Trong mỗi bản kế hoạch cần ghi rõ các biện pháp nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp của trường của lớp. b. Một số tiết mục văn nghệ Hát về mái trường thân yêu và vẽ đẹp của tuổi học trò 2.Chuẩn bị về tổ chức.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Thông báo nội dung hoạt động cho cả lớp, yêu cầu mỗi học sinh xây dựng một bản kế hoạch cá nhân phấn đấu, rèn luyện để phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp. -Chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi Hội ý với cán bộ lớp phân công chuẩn bị cho hoạt động: + Chuẩn bị chương trình điều khiển hoạt động + Cử người điều khiển + Cbị một bản kế hoạch hành động của lớp phát huy các truyền thống tốt đẹp. + Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ xen kẻ trong hoạt động III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu: Người điều khiển Nêu lý do hoạt động Giới thiệu chương trình hoạt động 2.Hoạt động 1:Thảo luận chung cả lớp Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi yêu cầu cả lớp thảo luận Lớp phát biểu ý kiến Thư ký lớp ghi biên bản thảo luận của lớp Người điều khiển chốt lại các ý kiến phát biểu Sau cùng người điều khiển kết luận tóm tắt kết quả thảo luận, nêu bật các truyền thống tốt đẹp của trường của lớp mà chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ và phát huy 3.Hoạt động 2 :Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường. - Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ Các tổ tổ chức thảo luận đề ra được bản kế hoạch của tổ Các tổ cử đại diện trình bày kế hoạch phấn đấu của tổ để xây dựng kế hoạch phát huy các truyền thống tốt đẹp. Người điều khiển mời lớp trưởng lên trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. - Sau báo cáo của lớp trưởng, lớp thảo luận bổ sung hoàn thiện kế hoạch của lớp. 4. Hoạt động cuối cùng GVCN phát biểu ý kiến, động viên cả lớp ra sức học tập, rèn luỵện thật tốt xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. Cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 10:. “CHĂM NGOAN - HỌC GIỎI”. 1/10/2016. Tiết 3 THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TẬP TỐT THEO LỜI BÁC DẠY? – HỌC TẬP TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy , hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn. - Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực. - Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập,cùng giúp đỡ nhau học tốt. II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động: 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động Học sinh chuẩn bị: -Các bản báo cáo kinh nghiệm học tập,các bản báo cáo phương pháp học tập như: + Tự chuẩn bị bài trước khi học bài mới + Học tập trên lớp:tiếp thu nhiệm vụ do thầy cô giáo giao cho,phối hợp và hợp tác với bạn,vận dụng kinh nghiệm và tri thức củ để giải quyết vấn đề. +Làm BT luyện tập, thực hành ở nhà +Đọc những tài liệu tham khảo liên quan +Việc học theo nhóm ngoài giờ lên lớp -Những phương tiện để học sinh trình bày báo cáo của mình:bảng đen phấn. - Ảnh Bác ,khăn trải bàn,bình hoa - Một số tiết mục văn nghệ 2. Chuẩn bị về tổ chức : a. GVCN: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động với chủ đề “Làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác dạy”trao đổi kinh nghiệm học tập,nâng cao chất lượng và hiệu quả của học sinh. - Yêu cầu mỗi cá nhân tự viết báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình. - Cách thực hiện:cá nhân nộp báo cáo cho tổ tổ chọn báo cáo hay nộp cho lớp,sau đó lớp trưởng chọn những báo cáo điển hình trinh bày trước lớp. - Nêu quy định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi báo cáo. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động,cử người điều khiển chương trình & thư ký. - Cán bộ lớp:+Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết trang trí lớp học. + Phân công chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ + Phối hợp với GVCN mời thầy cô giáo bộ môn làm cố vấn & tham dự hoạt động..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> b. Học sinh: -Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau -Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các bạn trong lớp viết báo cáo. -Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuản bị cho hoạt động. -Tập hợp báo cáo của các bạn, đánh giá sơ bộ rồi lựa chọn để trình bày trước lớp. III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động : 2. Hoạt động mở đầu: a) Hát tập thể một bài b) Tuyên bố lý do c) Giới thiệu đại biểu d) Giới thiẹu chương trình hoạt động 2. Hoạt động 1:báo cáo, thảo luận về phương pháp học tập : -Người điều khiển yêu cầu về việc báo cáo kinh nghiệm học tập ,hướng dẫn các bạn cách thức tiến hành theo từng môn học và những vấn đề cụ thể của nó, sau đó toàn lớp sẽ góp ý và thảo luận. -Về từng môn học,lớp tiến hành nghe báo cáo rồi thảo luận ,người điều khiển tổng kết ngắn gọn. -GV phát biểu ý kiến,giải đáp những thắc mắc của học sinh. 3. Hoạt động 2: văn nghệ Một số tiết mục văn nghệ lần lượt được trình bày. 4. Hoạt động cuối cùng: -Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm về chất lượng các bản báo cáo,về ý thức tham gia thảo luận của các bạn. -GV phát biểu động viên học sinh vận dụng những kinh nghiệm tốt của các bạn để nâng cao kết quả học của mình.. 20/10/2016. Tiết 4. LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA: “ HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT THEO LỜI BÁC DẠY” I.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu lời dạy của bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua. Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ động cơ học tập tốt..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện biết thực hành phương pháp học tập tích cực. II.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động -Hai bức thư bác hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường năm 1945 và vào năm 1968. -Bản đăng ký thi đua của từng cá nhân, tổ chức theo các chỉ tiêu chính như: + Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ + Thực hiện tốt trật tự, kỷ cương trong giờ học + Tích cực tgia thảo luận, pbiểu ý kiến xây dựng bài, trung thực trong học tập Bản giao ước thi đua của lớp Những câu hỏi thảo luận Một số tiết mục văn nghệ, mẫu chuyện, tấm gương về học tập Anh bác, bình hoa, khăn bàn 2. Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm -Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình nội dung, yêu cầu tổ chức tiết sinh hoạt lớp -Giáo nhiệm vụ cho cán bộ lớp, đội, tổ phối hợp với nhau để xác định chỉ tiêu thi đua, viết bản thi đua của tổ mình và bản giao ước thi đua của lớp. b. Học sinh: Cán bộ lớp bàn bạc với nhau thống nhất phân công: + Người điều khiển hoạt động + Người đọc đăng ký của các tổ và giao ước thi đua của lớp. + Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, kể chuyện. + Trang trí lớp Xây dựng các bản giao ước thi đua của cả tổ, lớp. Viết bản giao ước thi đua cá nhân Một số học sinh chuẩn bị những công việc được giao III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1. Hoạt động mở đầu a. Hát tập thể một bài hát b. Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu (nếu có) c. Giới thiệu chương trình hoạt động 2. Hoạt động 1: Giao ước thi đua Người điều khiển nêu thể lệ thi đua, lần lượt mời các bạn tổ trưởng thay mặt tổ đọc bản giao ước thi đua Từng tổ trưởng đọc bản giao ước thi đua Một số học sinh đọc bản giao ước của mình Lớp trưởng trình bày “ chương trình thi đua của lớp” 3. Hoạt động 2: Thảo luận về kế hoạch hành động.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi để cả lớp thảo luận. Học sinh phát biểu ý kiến của mình, bổ sung tranh luận Người điều khiển, tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. 4. Hoạt động 3: Vui văn nghệ Một số học sinh thực hiện những tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. 5. Hoạt động cuối cung. Đại diện cán bộ lớp lên nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm về ý thức tham gia thảo luận của các bạn trong giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên phát biểu: + Ghi nhận đăng ký thi đua của các tổ, giao ước thi đua của lớp + Động viên các em thực hiện tốt kế hoạch của minh.. CHỦ ĐIỂM THÁNG 11:. “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”. Tiết 5: THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ: “ TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ” 1/11/2016. I.. Yêu cầu giáo dục: - Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo - Yêu quí và tin tưởng các thầy cô giáo - Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo II.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Học sinh sưu tầm những tài liệu nói về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò. - Những câu hỏi thảo luận + Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20/11 và ngày này được kỷ niệm ở VN như thế nào + Bạn hãy cho biết những câu ca dao tục ngữ, thành ngữ về thầy cô giáo. - Tư liệu tham khảo cho học sinh. - Một số tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo về tình cảm thầy trò 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. GVCN - Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoạch hoạt động..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> -. Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “ tình nghĩa thầy trò.” - Yêu cầu mỗi cá nhân tự sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi đã được gợi ý. - Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển. b. Học sinh - Cán bộ lớp: + Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị phương tiện... + Phân công học sinh chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ + Phối hợp với GVCN mời một số thầy cô giáo tham dự. - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu các bạn chuẩn bị - Sưu tầm tài liệu - Tìm hiểu và trả lời câu hỏi III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1. Hoạt động mở đầu - Hát tập thể một bài hát - Tuyên bố lí do - Giới thiệu đại biểu - Giới thiệu chương trình 2. Hoạt động 1: Trưng bày kết quả sưu tầm - Người điều khiển đề nghị lớp trưng bày kết quả sưu tầm theo tổ, theo nơi quy định - Các bạn học sinh trưng bày, đi vòng quanh xem. - Đại diện mỗi tổ giới thiệu một tư liệu, tâm đắc nhất của tổ mình. Hoạt động 2: Thảo luận theo chủ đề “ tình nghĩa thầy trò” - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn tự do phát biểu ý kiến - Học sinh phát biểu theo từng nội dung câu hỏi - Một số tiết mục văn nghệ xen kẻ 3. Hoạt động cuối cùng - Một thầy cô giáo cũ phát biểu - Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả hoạt động.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 18/11/2016. Tiết 6. LỄ ĐĂNG KÍ TUẦN HỌC TỐT TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của lễ đăng kí tuần học tốt là nhằm đạt thành tích cao để chào mừng ngày 20-11. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí tuần học tốt. Tự giác học tập và rèn luyện theo các chỉ tiêu đã đằng kí - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Có thái độ trân trọng yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1. Chuẩn bị về phương tiện học tập - Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, từng tổ theo các chỉ tiêu như: + Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ + Thực hiện tốt trật tự, kĩ luật trong giờ học + Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài + Đạt kết quả cao trong học tập - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. Lời chúc các thầy cô giáo. Một số câu hỏi thảo luận. Hoa tặng thầy cô giáo - Một số tiết mục văn nghệ, mẫu chuyện, tấm gương về học tập - Anh Bác, bình hoa, khăn bàn 2. Chuẩn bị về tổ chức a. GVCN - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp , đội, tổ phối hợp với nhau để xác định những chỉ tiêu thi đua b. Học sinh - Dự kiến khách mời - Phân công: người điều khiển, người đọc bản đăng kí thi đua của tổ và lớp, người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, người trang trí lớp I. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1. Hoạt động mở đầu - Hát tập thể 1 bài hát - Tuyên bố lí do - Giới thiệu đại biểu - Giới thiệu chương trình 2. Hoạt động 1: Thảo luận về tiết học tốt, tuần học tốt - Đăng kí và giao ước thi đua.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Người điều khiển hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi đã chuẩn bị - Sau khi thảo luận xong, cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dung chính - Đại diện tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình - Các tổ viên nộp đăng kí cho tổ trưởng - Cán bộ lớp dọc bản giao ước thi đua của lớp Hoạt động 3: Chúc mừng thầy cô giáo - Người điều khiển đọc bản tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo - Đại diện các tổ tặng hoa cho các thầy cô giáo - Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. Hoạt động 4: Văn nghệ chào mừng 20/11 - Học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị - Thầy cô có thể góp vui văn nghệ cuing học sinh - Xen kẽ là những câu hỏi thảo luận như đã chuẩn bị 4. Hoạt động cuối cùng - Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của cá nhân có trách nhiệm về ý thức tham gia thảo luận của cả lớp - Ban tổ chức cám ơn sự hiện diện của các thầy cô giáo, chúc sức khoẻ của các thầy cô giáo - Giáo viên phát biểu. .. CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: 1/12/2016. “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tiết 7: THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG EM I. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh - Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản than. - Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ và xây dựng quê hương - Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt tích cực tham gia các phong trào của địa phương II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Những tư liệu và số liệu về truyền thống cách mạng của quê hương - Các tư liệu, tranh ảnh về các anh hùng liệt sĩ của quê hương, những bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương. - Một số bài thơ, bài hát về quê hương. 1. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm - Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động - Nêu nội dung, yêu cầu hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “ truyền thống cách mạng của quê hương em” - Phân công cho các tổ tìm hiểu theo những nội dung đã được gợi ý. - Giao nhiệm vụ cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động b. Học sinh - Tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết. - Phân công học sinh chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ III.Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1. Hoạt động mở đầu. - Hát một bài hát tập thể - Tuyên bố lí do - Giới thiệu chương trình 2. Hoạt động 1: Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương. - Các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình - Sau mỗi trình bày lớp có thể nêu câu hỏi làm rõ những nội dung cần thiết. 3. Hoạt động 2: Văn nghệ - Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị 4. Hoạt động 3: Phát biểu của đại diện cựu chiến binh địa phương. - Cán bộ lớp mời đại diện cán bộ địa phương phát biểu về truyền thống cách mạng của quê hương.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Đại diện cán bộ địa phương phát biểu. - Các bộ lớp tặng hoa 5. Hoạt động cuối cùng - Ban tổ chức nhận xét về kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của quê hương, về sự chuẩn bị tham gia của các tổ. - Ban cán sự lớp cám ơ về sư giúp đỡ, tham gia của các vị đại biểu.. 20/12/2016 Tiết 8: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC – TỔ CHỨC GIAO LƯU. VỚI CỰU CHIẾN BINH ĐỊA PHƯƠNG I. Yêu cầu giáo duc: Giúp học sinh: -Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước . Có tinh thần thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ. -Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của Bộ đội cụ Hồ. Tự hào, yêu quí và biết ơn bội đội cụ Hồ, kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh. Biết noi gương bộ đội cụ hồ, đoàn kết, giúp nhau học tập tốt, rèn luyện tập, biết quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn. II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động -Những bài hát, thơ ca ngợi quê hương, đất nước, quân đội ta, về các anh hùng liệt sĩ, thương binh. -Những câu hỏi giao lưu dành cho cựu chiến binh như: kể về một trận đánh mà Bác tham gia, kể về cuộc sống, chiến đấu của bộ đội ta trong chiến tranh, kể về tình cảm quân dân trong kháng chiến.... -Một số câu đố vui 2. Chuẩn bị về tổ chức a.Giáo viên chủ nhiệm -Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “ hát về quê hương đất nước” . Phân công cho các tổ, tập dượt những bài, nội dung phù hợp với chủ đề quy định -Phổ biến cho học sinh về cuộc gặp gỡ này và đề nghị mỗi em chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi các cựu chiến binh về những vấn đề mà mình quan tâm. -Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động b. Học sinh.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Tổ trực nhật chuẩn bị phương tiện chuẩn bị - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm mời cựu chiến binh tham dự tiết sinh hoạt - Suy nghĩ về câu hỏi mà mình sẽ hỏi về cựu chiến binh. - Một số học sinh thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho. III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu - Hát một bài hát tập thể - Tuyên bố lí do - Giới thiệu ban giám khảo - Giới thiệu chương trình 2. Hoạt động 1: Thi văn nghệ giữa các tổ. - Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi - Học sinh biểu diễn văn nghệ - Lớp bình chọn những tiết mục hay nhất 3.Hoạt động 1: Giao lưu với cựu chiến binh - Người điều khiển mời cựu chiến binh tự giới thiệu về mình. - Học sinh nêu những câu hỏi khác nhau dành cho cựu chiến binh - Tâm sự nhắn gởi, nhắc nhở về học tập, rèn luyện của cựu chiến binh dành cho học sinh - Đại diện lớp nói lời cảm ơn, lời chúc mừng nhân dịp 22-12 và tặng hoa cho cựu chiến binh 3. Hoạt động cuối cùng - Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả thi văn nghệ heo tổ, cá nhân, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ. - Ban giám khảo công bố kết qủa và trao phần thưởng - Ban cán sự lớp cám ơn về sự giúp đõ, tham gia của các thầy cô giáo. - Giáo viên chủ nhiệm cám ơn cựu chiến binh đã tham dự. Chúc cựu chiến binh sức khoẻ. CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN 1/1/2017 TIẾT 9: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: -Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng 3-2. Các mốc lớn và truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng -Biết ơn và tự hào về đảng, truyền thống cách mạng của dân tộc do đảng lãnh đạo -Học tập tốt để đền đáp công ơn của đảng. II.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Các tư liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử của đảng, các bài thơ, bài hát về đảng. b. Chuông báo giờ của giám khảo c. Trao phần thưởng cho các đội d. Một số tiết mục văn nghệ xen kẻ trong cuộc thi. 2.Chuẩn bị tổ chức - Nêu chủ đề hoạt động và hướng dẫn học sinh sưu tầm - Giúp học sinh lựa chọn câu hỏi và đáp án cho cuộc thi:. + Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập ra? + Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi trong điều lệ Đảng là gì? + Trong điều lệ Đảng , mục tiêu của Đảng là gì? + Người Đảng viên Đảng lao động Việt Nam phải thế nào? + Ở trường ta có bao nhiêu Đảng viên, Đảng viên lớn tuổi nhất, nhỏ tuổi nhất là ai? -. Hội ý với ban cán sự lớp để bàn bạc, phân công chuẩn bị cho hoạt động : một tổ cử 3 người, cử người dẫn chương trình, thống nhất thang điểm và thời gian suy nghĩ và trả lời câu hỏi, mời giáo viên dạy môn lịch sử hoặc GDCD làm cố vấn, phân công văn nghệ, trang trí, phần thưởng III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1.Hoạt động mở đầu a. Hát tập thể một bài hát b. Tuyên bố lí do c. Giới thiệu chương trình d. Giới thiêu ban giám khảo, thư kí, ban cố vấn. 2.Hoạt động 1: Cuộc thi tìm hiểu về đảng. - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu đố, câu hỏi….Sau mỗi câu hỏi, câu đố, đội nào cắm cờ báo hiệu sớm nhất sẽ được trả lời trước, giám khảo báo giờ. Nếu đội đó trả lời không đúng sẽ dành phần trả lời cho cổ động viên. Đối với câu hỏi khó, người dẫn chương trình mời giáo viên hướng dẫn giúp đỡ. - Ban giám khảo công bố điểm công khai sau khi đã nêu đáp án.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Hoạt động 2: Thực hành/ luyện tập: - Người điều khiển nêu câu hỏi: + Sau hoạt động này bạn thu hoạch gì bổ ích về sự tìm hiểu Đảng + Sau khi tìm hiểu về Đảng, bạn tâm đắc nhất điều gì? - GVPT kết luận, tóm tắt lại những nội dung trọng tâm thông qua hoạt động 4. Hoạt động 3: Vận dụng: GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch về sự tìm hiểu Đảng Cộng Sản Việt Nam. 15/1/2017 Tiết 10. THI VIẾT VẼ CA NGỢI, CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM I. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh : -Cũng cố và khắc sâu công ơn của đảng dối với quê hương đất nước -Tự hào về đảng, thêm yêu quê hương, đất nước -Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Rèn luyện các kỹ năng viết, vẽ II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Giấy bút, mực vẽ, bút vẽ. - Sản phẩm sáng tác như : thơ, văn, tiểu phẩm, tranh vẽ.... ca ngợi công ơn của đảng và vẻ đẹp quê hương đất nước - Địa điểm trình bày - Phần thưởng 2.Chuẩn bị về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi và quy định: - mỗi tổ phải có it nhất 2 tác phẩm dự thi gồm 1 sáng tác văn, thơ hay tiểu phẩm và 1 sáng tác vẽ. - Động viên khuyến khích cá nhân, nhóm gửi sản phẩm sáng tác của mình - Qui định thời gian chuẩn bị vật liệu và sáng tác. - Cử ban giám khảo, người dẫn chương tình - Mời giáo viên văn, mĩ thuật, sử làm giám khảo. III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động 1. Hoạt động mở đầu: Người dẫn chương trình nêu : - Lí do.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Giới thiệu các đội thi - Giới thiệu ban giám khảo - Giới thiệu chương trình cuộc thi 2. Hoạt động 1: Thi trưng bày sản phẩm dự thi - Người dẫn chương trình mời các tổ trưng bày sản phẩm dự thi theo vị trí đã được phân công - Giám khảo chấm điểm theo các tiêu chí: thời gian, số lượng, tính thẩm mĩ. - Giám khảo nhận xét, đánh giá kết quả và công khai điểm. 3. Hoạt động 2: Trình bày tác phẩm dự thi - Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình - Đại diện các tổ trình bày tác phẩm của mình nói rõ chủ đề tư tưởng, nội dung, chất liệu. - Các nhóm, cá nhân thuyết minh sản phẩm của mình - Ban giám khảo chấm điêm theo các tiêu chí 4. Hoạt động cuối cùng - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi - Giáo viên chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các tổ, cá nhân - Người dẫn chương trình nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. 2/2/2016 Tiết 12 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN XÂY DỰNG. TRƯỜNG HỌC XANH – SẠCH – ĐẸP I.Mục đích, yêu cầu: – Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo cho học sinh một môi trường học tập và sinh hoạt, vui chơi an toàn thoáng mát và sạch sẽ. -Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo trường- lớp luôn “Xanh- Sạch – Đẹp” và an toàn. -Giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia những hoạt động bảo vệ và chăm sóc môi trường trường học..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> II. Nội dung và biện pháp thực hiện: 1.Nội dung: * Kiểm tra việc trang trí lớp, vệ sinh lớp- trường học, VSATTP và sức khỏe để đảm bảo an toàn cho HS trong thời gian ở trường. * Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong học sinh tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cây xanh trong trường- lớp. 2.Biện pháp thực hiện và các tiêu chí: a.Nội dung xanh – Trồng và chăm sóc cây bóng mát như: cây bàng lăng, phượng, xà cừ, bàng, … Chú ý trồng cây có tán, bóng mát nhiều, cây không có nhiều sâu, ít rụng lá, hoa không chứa chất độc hại và mùi hôi thối, rễ không phá nền sân trường. – Trồng một ít cây cảnh, chậu cảnh (cau, dừa cảnh, mai màng, xương tuế, sọp,…). – Trồng cỏ: Trồng thảm cỏ, hình chữ nhật, trồng thành hàng dài bên lối đi, trồng dưới cây bóng mát; chọn cây dễ kiếm và dễ trồng ở địa phương. Giao cây trồng, cây cảnh cho các lớp chăm sóc, bảo vệ sửa sang cắt tỉa cây cảnh, chăm tưới thường xuyên, hàng ngày. b.Nội dung sạch: Tổ chức tốt hoạt động như: bỏ rác đúng nơi qui định, nhặt rác trên sân trường, gom rác vào giỏ chứa chuyển đến nơi tập kết rác để nhân viên đem đổ. . . Thông qua hoạt động thực hành, từng giáo viên phụ trách lớp giao dục học sinh giữ gìn Sạch – Đẹp và qua đó tăng cường giao dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp để góp phần tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày càng lành mạnh. Hàng ngày đội trực nhật sẽ gom rác vào cần xé và mang đên nơi tập kết rác để xe vệ sinh mang đi xử lý. Ngoài việc xử lý rác thải, học sinh biết tận dụng rác thải để làm kế hoạch nhỏ bằng cách phân loại rác còn tái xử dụng được để thực hiện hành vi tiết kiệm. c.Nội dung đẹp.. -Lớp học trang trí đẹp theo mô hình trường học mới.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> – Phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng. – Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau. – Học sinh có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, không chạy nhảy, viết bẩn lên bàn ghế; bảo quản tốt đồ dùng trong lớp và của nhà trường. III. Tổ chức thực hiện: 1. Thành lập Ban chỉ đạo phong trào “Xanh –Sạch – Đẹp” và An toàn: 2. Ban chỉ đạo sẽ phân công các thành viên phụ trách cụ thể các công việc. 3. Thực hiện việc sơ kết, tổng kết đúng thời gian qui định, khen thưởng những cá nhân có những thành tích tốt và phê bình, góp ý những cá nhân chưa thực hiện tốt phong trào “Xanh – Sạch –Đẹp” và An toàn đã được phát động trong toàn trường. IV. Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá. TIẾT 13: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được mục đích, lý tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên thanh niên hiện nay - Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn - Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ của Đoàn II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tự nhận thức, tự tin phấn đấu vào đoàn.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> III. Các phương pháp: - Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi chia sẻ - Biểu đạt sáng tạo - Thảo luận - Trình bày 1 phút IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS HỒ Chí minh( bài viết, sách báo, điều lệ đoàn….) và các tư liệu liên quan đến tổ chức Đoàn của nhà trường - Các tiết mục văn nghệ (bài hát, bài thơ về Đoàn…) V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Người dẫn chương trình nêu ra các câu hỏi : + Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 -3 -1931? + Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ CHí Minh hiện nay? + Bạn có muốn phấn đấu trở thành đoàn viên không? Vì sao? 2. Kết nối: Hoạt động 1: Nghe báo cáo viên nói về đoàn - Báo cáo viên cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về Đoàn như: + Ngày, tháng, năm thành lập đoàn, ý nghĩa ngày thành lập đoàn, tên của đoàn qua từng thời kỳ, các phong trào lớn của Đoàn ,một số gương đoàn viên tiêu biểu + Qua quá trình nói chuyện , báo cáo viên có thể nêu câu hỏi cho HS khắc sâu kiến thức Hoạt động 2: Thảo luận lớp - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi: + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập và Đoàn được thành lập vào ngày tháng năm nào? + Bạn hiểu gì về ngày thành lập Đoàn ? + Vai trò của Đoàn trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước? Hoạt động 3: Văn nghệ - Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 4: Trình bày 1 phút Câu hỏi: Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay sau khi báo cáo và tham gia thảo luận là gì? 4. Vận dụng:.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch và liên hệ tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương ( tư liệu trang 78/79 sgv).. TIẾT 14:CHUẨN BỊ THAM GIA HỘI TRẠI 26/3 I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của hội trại 26/3 do nhà trường tổ chức. - Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị hội trại, biết điều khiển một hoạt động cụ thể - Ủng hộ hoạt động của hội trị, sẵn sàng tham gia với tinh thần chuẩn bị và chịu trách nhiệm cao. II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng trình bày ý tưởng về chuẩn bị hội trại III. Các phương pháp: - Thảo luận - Hỏi và trả lời - Biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu, tài liệu về hội trại, kế hoạch và nội dung tổ chức hội trại 26/3 - Các phương tiện để dựng trại như: lều, bạc, dây, cọc, hoa trang trí… - Các nội dung tham gia văn nghệ, trò chơi, … - Các công việc khác do nhà trường phân công… V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Ngoài các hoạt động , thực hành tại lớp , để giáo dục toàn diện cho các em thì nhà trường còn giáo dục thêm cho các em kỹ năng sống thông qua hoạt động tham gia hội trại 26/3 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV, người điều khiển photo kế hoạch và nội dung tổ chức hội trại 26/3 của nhà trường phát cho từng tổ nhóm.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Các tổ nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên - Người điều khiển phân công từng thành viên tham gia trò chơi và lên kế hoạch cho các thành viên ôn tập các chuyên hiệu do tổ chức để vận dụng tham gia trò chơi lớn Hoạt động 2: Văn nghệ - Cán bộ phụ trách văn nghệ lên điều khiển chương trình văn nghệ Hoạt động 3: Hỏi và đáp - Em sẽ trang bị những gì cho mình khi xa nhà trong 2 ngày 3. Thực hành/ luyện tập: Bản kế hoạch của các tổ được treo lên bảng để thảo luận góp ý 4. Vận dụng: Dựa vào kế hoạch của hội trại, em hãy tự viết kế hoạch của bản thân trong thời gian tham gia hội trại.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> TIẾT 15:HỌC SINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được một số vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại quan tâm như: tệ nạn ma túy, bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo….. - Có kỹ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó - Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin các vần đề có tính toàn cầu mà nhân loại qua tâm III. Các phương pháp: - Động não - Thảo luận - Biểu đạt sáng tạo - Đóng vai IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu về một số vần đề toàn cầu, vấn đề nóng của xã hội như tệ nạn ma túy, dân số, môi trường, an toàn giao thông… - Các câu hỏi. - Một số tình huống - Bút dạ, giấy Ao V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Nêu câu hỏi: + Bạn hiểu thế nào là vấn đề toàn cầu? + Bạn hãy kể tên một số đề toàn cầu mà bạn biết ? + Tệ nạn xã hội là gì? + Bạn hiểu môi trường là gì? + Bạn hiểu thế nào là trật tự, an toàn giao thông?.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2. Kết nối: Hoạt động 1: Thi hiểu biết - Mời giáo viên môn GDCD, môn sinh học làm cố vấn - Tổ nhóm phân công đội thi, ban giám khảo, thư ký - Các đại diện từng tổ lên bốc thăm câu hỏi và trả lời sai thì nhường cơ hội cho đội tiếp theo. - Xen kẽ trong cuộc thi là một số tiết mục văn nghệ Hoạt động 2: Thi đóng vai và phân tích tình huống - Mỗi tổ sẽ bốc thăm chọn tình huống cho đội mình - Các đội thảo luận phân tích tình huống , phân công đóng vai - Người dẫn chương trình hỏi những câu hỏi xung quanh tình huống trên - Ban giám khảo công bố điểm của các đội trong phần thi này 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút - Bạn hãy nêu nội dung chính của hoạt động này, nội dung nào ấn tượng nhất với bạn nhất? 4. Vận dụng: Mỗi học sinh tìm hiểu thực tế ở địa phương còn tồn tại những tệ nạn xã hội nào?. TIẾT 16: 30/4 . NGÀY LỊCH SỬ ĐÁNG NHỚ I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể - Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hòan toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về ngày 30/4 lịch sử III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Thảo luận - Kể chuyện - Biểu đạt sáng tạo - Trình bày 1 phút IV. Tài liệu và phương tiện: - Các tư liệu , ý nghĩa quốc tế của ngày 30/4 - Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975 - Các tiết mục văn nghệ có liên quan đến ngày giải phóng 30/4 V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Trong tháng tư hàng năm thường là toàn trường ta được nghỉ học các bạn biết đó là ngày gì và ý nghĩa của ngày đó là gì không? 2. Kết nối: Hoạt động 1: Nghe báo cáo nói chuyện về ngày lịch sử 30/4/1945 - GV, người điều khiển giới thiệu về ngày lịch sử 30/4/1945 - Vai trò của cách mạng đối với ngày lịch sử 30/4/1945 Hoạt động 2: Thảo luận lớp - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi có liên quan để khắc sâu kiến thức cho HS - Nguyên nhân thắng lợi của ngày lịch sử 30/4/1945 Hoạt động 3: Văn nghệ - Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ 3. Thực hành/ luyện tập: Hoạt động 4: Trình bày 1 phút - Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được sau khi nghe báo cáo và tham gia thảo luận là gì? 4. Vận dụng: - GV hướng dẫn HS về nhà viết thu hoạch, liên hệ trả lời câu hỏi “ Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của rất nhiều anh hùng đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc”.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> TIẾT 17: BÁC HỒ VỚI THIỀU NHI I. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ. - Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày - Tự hào, phấn khởi là con cháu của Bác Hồ , ra súc phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Tấm gương nhân ái, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng - Động não.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Thảo luận - Kể chuyện - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện: - Thư Bác Hồ gửi các cháu thiệu nhi Việt Nam nhân dịp Tết trung thu, 15-91945 - Giấy bút để trình bày kết quả sưu tầm - Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất để trình bày trước lớp, tổ có thể tập hợp thêm tập tư liệu đã sưu tầm vào một tờ giấy khổ to hay trong một quyển vở đẹp V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: - Người điều khiển cho lớp hát tập thể bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Nhạc sĩ: Phong Nhã) - Người điều khiển đặt câu hỏi liên quan tới bài hát trên +Ý nghĩa của bài hát trên là gì? +Qua bài hát trên, các bạn thấy tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi như thế nào? 2. Kết nối: Hoạt động 1: Báo cáo thu hoạch - Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó - Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh nhất - Mọi thành viên trong lớp đều tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên,sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời bạn khác lên bốc thăm, cứ thế tiếp diễn đến khi kết thúc hoạt động 3. Thực hành/ luyện tập: - Nêu nội dung chính của hoạt động này, bạn tâm đắc nội dung nào nhất? 4. Vận dụng: - Nêu trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> TIẾT 18: THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC DẠY I. Mục tiêu: Sau hoạt động HS có khả năng: - Nhận thức rõ trách nhiệm của người học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy - Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc, mọi nơi - Tích cực, chủ động, và vận động các bạn cùng thực hiện tốt 5 điều Bác dạy II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện theo 5 điều bác dạy - Những lời dạy của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của bác đối với mầm non tương lai của đất nước - Rèn luyện tính khiêm tốn, trung thực, cầm, kiệm, liêm chính, chí công vô tư cho HS III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học có thể sử dụng - Thảo luận - Biểu đạt sáng tạo - Hỏi và trả lời IV. Tài liệu và phương tiện: - Tranh, ảnh có nội dung 5 điều Bác Hồ dạy - Các bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ - Giấy khổ to, bút dạ, băng dính, kéo cắt cho các nhóm học sinh sử dụng để trình bày các ý kiến thảo luận V. Tiến hành hoạt động: 1. Khám phá: Ngay từ cấp 1, chúng ta đã được học 5 điều Bác Hồ dạy, bạn nào có thể nói rõ nội dung các điều trên được? 2. Kết nối: Hoạt động 1: Nêu lại 5 điều bác Hồ dạy - HS trong lớp nêu 5 điều Bác Hồ dạy Hoạt động 2: Thảo luận nhóm + 5 điều Bác Hồ dạy có tác dụng như thế nào đối với thiếu nhi?.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> + Trách nhiệm của người học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy là gì? - Các nhóm (tổ) thảo luận theo 2 nội dung đã nêu ở trên trong vòng 15 phút - Người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp cùng quan sát và chuẩn bị bổ sung ý kiến - Lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình - GVPT tóm tắt, hệ thống lại những nội dung trình bày của các nhóm - Kết thúc thảo luận là phần diễn các tiết mục văn nghệ 3. Thực hành/ luyện tập: - HS xây dựng được hệ thống biện pháp để thực hiện 5 điều Bác dạy 4. Vận dụng: - Lập kế hoạch thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy trong học tập và rèn luyện đạo đức.
<span class='text_page_counter'>(30)</span>