Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN mon Chinh ta lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.02 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ a) Xuất phát việc viết sáng kiến kinh nghiệm . Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức - kỹ năng viết đúng hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp, ngoài ra chính tả còn dạy cách tổ chức, kết hợp các chữ đúng quy ước xã hội để làm thành chất liệu hoá ngôn ngữ. Môn Chính tả cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, giúp cho trẻ nắm vững các quy tắc đó và hình thành kỹ năng viết và đọc, hiểu chữ Việt thông thạo Tiếng Việt. Vậy, rèn cho học sinh viết đẹp là luyện cho các em tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo, óc thẩm mỹ, tính kỷ luật. Phân môn chính tả còn góp phần vào hình thành nhân cách cho học sinh bởi vì : "Nét chữ - Nết người". Nhưng việc ‘’viết đúng chính tả’’ trong HS hiên nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại do có rất nhiều tiếng, từ không thể phân biệt chính tả theo quy tắc. Chính vì vậy, HS hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Vì vậy, trong quá trình dạy học thực tế tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra ‘’ Một số biện pháp giúp HS lớp 5 học tốt phân môn chính tả’’ bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. b) Tác dụng của Sáng kiến kinh nghiệm : - Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. - Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt phân môn Chính tả. - Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân môn Chính tả, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các lớp dưới. Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả , rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh khối 5.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về dạy chính tả cho học sinh Tiểu học. c) Phương pháp giải quyết : - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Tra cứu hồ sơ, sổ sách, các văn bản, tài liệu về giáo dục, về chuẩn kiến thức kĩ năng có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra, khảo sát : Thông qua dự giờ, xem xét vở học sinh trong khối 5 để thấy được phương pháp giảng dạy của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh và kết quả thu được sau mỗi giờ học trong vốn tri thức của học sinh. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Giáo viên quan sát toàn bộ số vở của học sinh để thấy được việc “ rèn chữ giữ vở” ở mức độ nào, phỏng vấn học sinh để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em đối với môn chính tả. - Phương pháp phân tích tổng hợp - Dạy học thực nghiệm : Dạy học thực nghiệm là một trong những phương pháp rất quan trọng để đánh giá kết quả cụ thể của từng học sinh và kết quả chung của lớp . Ngoài ra còn dùng nhiều hình thức dạy học như học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học chính tả.Cho các em trao đổi cùng bạn bè để học tập cùng nhau tiến bộ. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề : Trong thời gian qua đã có nhiều người cho rằng chính tả phải đi đôi với chính âm, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng. Bản thân tôi cũng vậy, mấy năm trước, tôi luôn chú trọng luyện rèn cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm chuẩn xác để các em viết đúng chính tả. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả đạt được vẫn không như mong muốn. Mặt khác nó còn làm cho giờ học nặng nề, học sinh căng thẳng và mệt mỏi. Tôi thừa nhận rằng cách phát âm theo phương ngữ là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Nhưng khẳng định chúng ta không thể rèn cho học sinh chúng ta đọc đúng chính âm được. Sau nhiều năm dạy học sinh lớp 5 , gần gũi với học sinh, về ngôn ngữ và thói quen của học sinh. Vì vậy, tôi hiểu rằng dạy chính tả cho học sinh Tiểu học mà dựa vào cách phát âm chuẩn xác để viết đúng chính tả là điều không thể. Bởi vì học sinh chúng ta sinh ra và lớn lên trong bầu không khí của phương ngữ Nam Bộ, giọng nói, cách phát âm của các em đã trở thành thói quen. Mặt khác, mỗi một vùng miền của Tổ quốc đều có một chuẩn phát âm riêng biệt tồn tại hàng bao thế kỉ và đã trở thành đặc trưng ngôn ngữ của.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> vùng miền ấy. Cách phát âm theo phương ngữ cụ thể không được xem là lỗi phát âm. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học là phải giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, làm sao để các em có thể phát âm theo phương ngữ nhưng vẫn viết đúng chính tả. Với cách làm này, chúng ta mới có thể vừa giúp học sinh học tập tốt phân môn chính tả vừa giúp các em bảo tồn được tiếng nói của địa phương vốn đã được gìn giữ và coi trọng từ bao đời nay. Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở. Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho các em thì thật là vất vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của của sự phát triển nhanh và bền vững. Rõ ràng sự nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa cực kì quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời giáo dục đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Ở bậc học tiểu học, giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô, đẩy mạnh tiến độ phổ cập tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để tiến kịp nền khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực và toàn cầu Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng . Tuy nhiên do yếu tố vùng miền , cách phát âm mỗi nơi mỗi khác.Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Những việc “viết đúng chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung và học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cờ Đỏ 1 nói riêng còn nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nổ lực khắc phục tình trạng trên . Đó là mục đích chính của đề tài mà tôi chọn . 2.2. Thực trạng của vấn đề :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc lỗi chính tả quá nhiều. Cụ thể qua khảo sát đầu năm, kết quả như sau: Bảng thống kê số lỗi chính tả của học sinh lớp 5B trước khi thực nghiệm: Thời gian. Sĩ số. Số lỗi chính tả học sinh viết sai / bài chính tả 0 - 2 lỗi 3 - 4 lỗi 5 - 7 lỗi Trên 7 lỗi TL. Khảo sát đầu năm. 40. 5. %. 12,5. TL. 13. %. 32,5. TL. 10. %. 25. TL. 12. %. 30. Đánh giá kết quả khảo sát : Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy chất lượng trong bài khảo sát đầu năm HS mắc lỗi chính tả quá nhiều số bài trên 5 lỗi trở lên là 55%. Trong số các lỗi của học sinh chủ yếu các em viết sai phụ âm đầu, vần, âm cuối và dấu thanh. Một số ít thì mắc lỗi về cách qui tắc viết hoa danh từ riêng. Sau khi nắm được những đối tượng sai chính tả nhiều . Tôi bắt đầu điều tra để tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi. Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:  Về thanh điệu: Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 3 thanh hỏi, ngã, sắc. Tuy chỉ có 3 thanh nhưng số lượng tiếng mang 3 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao. VD : Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lấn lộn, lẩn lộn,…  Về âm đầu: - Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:  l/n : đi nàm, no nắng …  c/ k: Céo cờ…  g/gh : Con gẹ , gê sợ…  ng/ngh : Ngỉ ngơi, nge nhạc…  ch/tr : Cây che, chiến chanh…  s/x : Cây xả , xa mạc… - Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, l/n đối với lớp tôi chủ nhiệm là phổ biến hơn cả.  Về âm cuối: - Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  an/ang : cây bàn, bàng bạc…  at/ac : lang bạc, lường gạc, rẻ mạc…  ăt/ăc : giặc giũ, mặt quần áo…  ân/âng : hụt hẫn, nhà tần…  ât/âc : nổi bậc, nhất lên…  ên/ênh : bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…  êt/êch : trắng bệt…  Về thanh điệu: Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam không có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về dấu câu rất phổ biến. Một số học sinh miền Bắc thường hay lẫn lộn 2 thanh sắc, ngã với nhau.  Về âm đầu : Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn v và d. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: /k/ ghi bằng c / k /qu …) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học (nhất là học sinh chưa nắm vững kiến thức về phân môn chính tả) thì rất dễ lẫn lộn. + Về âm chính: Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này: - Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi / ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê,yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa). - Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam Bộ đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên. + Về âm cuối: Người Miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nh và t/c/ch. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam. + Quy tắc viết hoa danh từ riêng: Học sinh thường hay mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ người và tên riêng nước ngoài, học sinh lớp tôi chủ nhiệm có khoảng 1/4 hay mắc lỗi này, nhất là.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng về môn Tiếng Việt nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang viết chính tả. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 5B và phụ trách dạy lớp như hiện nay .Thuận lợi nhất là được sự quan tâm và giúp đỡ của BGH nhà trường, nhất là bộ phận chuyên môn của nhà trường luôn quan tâm, động viên và hỗ trợ nhiệt tình cho tôi cũng như học sinh . Tôi bắt đầu nghiên cứu áp dụng các biện pháp dạy phân môn chính tả cho tốt hơn. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: a. Biện pháp rèn chính tả ở lớp: Từ đầu năm sau khi khảo sát chất lượng ở lớp, tôi đã phát hiện ra những em viết sai chính tả nhiều. Khi sắp xếp chỗ ngồi, tôi cho những em đó ngồi ở những chỗ mà tôi dễ theo dõi, dễ kiểm tra hoặc ngồi cạnh những em viết chữ đẹp, viết chữ đúng chính tả. Tôi cố gắng tăng thời gian hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế, cách trình bày bài viết cho rõ ràng sạch đẹp. a1. Hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài: Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài có kết quả tốt, tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau: - Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại được nội dung đoạn, bài cần viết. - Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả đáng chú ý trong bài và tập viết trước những trường hợp dễ viết sai. - Tổ chức cho học sinh viết bài theo đúng tốc độ quy định. - Chấm và nhận xét bài viết cho học sinh. Khâu hướng dẫn học sinh sửa lỗi cũng là khâu hết sức quan trọng. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu cấu trúc của âm tiết tiếng việt. Vì học sinh không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng việt nên các em thường viết thừa hoặc thiếu con chữ. Ví dụ: - “quét nhà” học sinh viết “quyét nhà” - “khúc khuỷu” học sinh viết “khúc khủy” - “ngoằn ngoèo” học sinh viết “ngoằn ngèo” Trong trường hợp này giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy: Tiếng “quét” trong từ “quét nhà” phân vần gồm có âm đệm “u”, âm chính “e”, âm cuối là “t”. Vì vậy, học sinh viết “quyét nhà” là thừa con chữ “y”. Tiếng “khuỷu” trong từ “khúc khuỷu” phân vần gồm có âm đệm “u”, âm chính “y”, âm cuối là “u”. Vì vậy, nếu học sinh viết “khủy” là thiếu con chữ “u” thể hiện âm cuối..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiếng “ngoèo” trong từ “ngoằn ngoèo” phân vần gồm có âm đệm “o”, âm chính “e”, âm cuối là “o”. Vì vậy, học sinh viết “ngèo” là thiếu con chữ “o” thể hiện âm đệm a2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần và viết hoa: Giáo viên áp dụng một số biện pháp như sau: - Giúp học sinh nắm vững yếu cầu của bài tập:  Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập.  GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập, nếu thấy cần thiết.  Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.  Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập.  Tổ chức cho Hs báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.  Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho Hs hoặc tổ chức để Hs góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài. a3. Rèn kỹ năng nghe cho Hs: Do phải thay đổi GV chủ nhiệm nên ở những ngày đầu năm các em chưa quen với cách phát âm của tôi nên dẫn đến viết sai nhiều lỗi chính tả thông thường. Vì thế tôi đã dành ra 2 tuần đầu để giúp các em nghe được cách phát âm chuẩn chú trọng vào các tiếng thông thường. Ví dụ:  (Đôi) mắt – mắc (cửi), (đi) lên – lênh (đênh)  Buồn (vui) – buồng (chuối), nghỉ (hè) – (suy) nghĩ  (Cây) tre – che (chở), sung (sướng) – xung (quanh)… a4. Đọc viết chậm, quen dần dần với viết đúng tốc độ: Trong những tiết chính tả của các tuần học đầu, tôi hướng dẫn tỉ mĩ cách viết các chữ khó. Khi đọc, tôi đọc chậm hơn so với yêu cầu, đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, sau đó nâng dần tốc độ theo đúng yêu cầu. a5. Hướng dẫn Hs hiểu được nghĩa của từ qua giờ chính tả nghe – viết cũng như chính tả nhớ - viết: Trong giờ chính tả nghe – viết, trước khi viết bài vào vở, tôi đọc toàn bài một lượt cho Hs nghe. Khi đọc Gv cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải và phải độ bằng giọng liên phương ngữ để tạo điều kiện cho Hs chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Cố gắng giúp Hs hiểu nội dung bài chính tả, hướng dẫn Hs nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài. Tổ chức cho các em luyện viết những từ dễ viết sai chính tả trên bảng con, bảng nhóm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> hoặc vở nháp. Qua đó, tôi giúp cho các em phân tích từ, phân biệt nghĩa của từ đó, cần thiết là đặt từ đó trong câu văn cụ thể để Hs hiểu thấu đáo hơn. Ví dụ: Để viết đúng từ “giữ” tôi giúp Hs hiểu nghĩa từ bằng cách giải thích:  Giữ có nét nghĩa là chăm sóc bảo vệ (giữ gìn, giữ trẻ, giữ nước).  Dữ có nét nghĩa hung bạo (chó dữ, thú dữ, dữ dội)  Để Hs phân biệt rõ nghĩa hơn, ta có thể đặt câu có từ đó: Ví dụ : Nhân dân ta quyết giữ vững nền độc lập, tự do. Trong rừng có rất nhiều thú dữ. Đối với những câu văn dài, giáo viên có thể đọc cho Hs nghe viết từng cụm từ (cụm từ ấy phải diễn đạt một ý nhỏ). Mỗi câu hay cụm từ được đọc 2 lần: đọc lần đầu chậm rãi, đọc nhắc lại một lần cho Hs kịp viết theo tốc độ quy định ở lớp 5. Gv không nên đọc quá chậm, làm giáng đoạn nội dung thông báo của câu, không nên đọc từng từ riêng lẻ vì như vậy Hs sẽ thiếu chỗ dựa ngữ nghĩa để xác định cách viết. Cuối cùng Gv đọc toàn bài lần cuối cho Hs soát lỗi. Ví dụ: Bài chính tả “Dòng kinh quê hương” đoạn viết có câu dài, GV cần đọc ngắt ra từng cụm từ để Hs viết: “ Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên/ trong không gian có một mùi quả chín,/ một máy xuồng vừa cặp bến/ có tiếng trẻ reo mừng,/ và sau lưng tôi,/ tiếng giã bàng vừa ngưng lại/ thì một giọng đưa em lại cất lên…” (Theo NGUYỄN THI) Trong giờ chính tả nhớ - viết, Gv tổ chức cho Hs ôn lại đoạn, bài cần viết trước khi viết bằng cách gọi một, hai Hs thuộc lòng trước lớp; các em khác đọc thầm theo. Hướng dẫn Hs nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý rồi tập viết trước vào bảng con hoặc giấy nháp những lỗi dễ viết sai chính tả. Ngoài ra tôi cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn Hs cách mắc lỗi và nhận xét bài của bạn để từ đó HS thấy được những lỗi sai của bạn mà cần tránh. Việc cho Hs mắc lỗi và nhận xét bài viết lẫn nhau còn giúp các em khắc phục được những thiếu sót khi được bạn góp ý. Bên cạnh đó tôi còn luôn tuyên dương và động viên những em viết có tiến bộ để các em có ý thức phấn đấu học tốt hơn. Khi hướng dẫn Hs làm bài tập chính tả âm vần Gv cần căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của từng Hs hoặc nhóm Hs của lớp mình để chọn bài tập thích hợp cho Hs, giúp Hs nắm vững yêu cầu của bài tập, tổ chức cho Hs làm bài và báo cáo kết quả theo nhóm. Về hình thức các âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua kiểu bài tập sau:  Điền âm, vần vào chỗ trống hoặc điền thanh trên chữ chưa đánh dấu thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ví dụ: Tìm một vần có thể điền vào 3 chỗ trống dưới đây: Chăn trâu, đốt lửa trên đồng Gạ gơm thì ít gió đông thì nh… Mải mê đuổi một con d… Củ khoai nướng để cả ch… thành tro.  Điền tiếng vào chỗ trống trong câu, đoạn văn hoặc bài văn Ví dụ: Tìm tiếng có vần ‘’uyên’ thích hợp với mỗi ô trống sau : Chỉ có ………mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết ……….. đi đâu, về đâu a6. Sửa lỗi chính tả theo nhóm: Để phát huy cao tinh thần tự giác học tập của các em, tôi còn áp dụng biện pháp sửa lỗi chính tả theo nhóm. Tôi chia các Hs thường hay mắc cùng loại lỗi chính tả thành một nhóm và dùng ngay lỗi chính tả đó đặt tên cho nhóm (nhóm viết hoa, nhóm âm đầu, nhóm âm cuối…). Mỗi nhóm do một em nắm vững kiến thức môn chính tả phụ trách. Dưới sự gợi ý dẫn dắt của Gv nhóm trưởng sẽ hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện các lỗi chính tả trong bài viết và cùng các bạn thống nhất cách sửa các lỗi đó. Các nhóm sẽ thi đua với nhau để xóa được tên nhóm (tức là khi mà số lỗi hay mắc đã giảm hơn một nữa) và nhóm nào xóa được tên nhóm trước thì sẽ được biểu dương trước lớp và sẽ có giải thưởng của lớp hoặc của GV. Ngoài ra tôi còn chú trọng rèn luyện khả năng phối hợp các hành động nghe, nhìn, phát âm chuẩn, nhớ và viết. Trong một tuần chỉ có một tiết chính tả, với thời gian ít ỏi này tôi thường chú ý nhiều hơn đến các em chưa đạt chuẩn về chính tả để phát hiện, sửa chữa kịp thời qua khâu luyện viết từ khó. Không những thế, ngay cả khi giảng những môn học khác, tôi cũng thường xuyên lưu ý nhắc nhở các em này cách viết cho đúng chính tả. Nói chung, tuy chia ra các biện pháp như vậy, nhưng trong thực tế, người Gv phải có sụ kết hợp hài hòa, cân đối và vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể vì cũng không thể có một biện pháp nào là vạn năng cả. Mục địch cuối cùng ở đây là rèn cho các em tính cẩn thận, trình bày bài học, làm bài sáng sủa, sạch đẹp, ghi chép đầy đủ và chính xác. Vì là lớp dạy một buổi nên để việc rèn kỹ năng viết chính tả không lấn thời gian học các môn học khác, tôi đã đề ra các biện pháp rèn chính tả ở nhà. b. Biện pháp rèn chính tả ở nhà:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngay từ đầu năm học, tôi đã yêu cầu mỗi em phải có một quyển vở rèn chính tả ở nhà. Cứ sau mỗi tiết học tập đọc, tôi dặn các em về nhà viết lại một đoạn theo quy định để rèn chữ viết và ghi nhớ từ, nhất là một số từ khó trong bài. Sau mỗi tiết chính tả, những em viết sai lỗi nào sẽ phải viết lại vào vở này những lỗi của những chữ đó, mỗi chữ 2 đến 3 dòng. Đối với những em viết sai chính tả trên 7 lỗi thì phải chép lại toàn bộ bài chính tả đó cho đúng và sạch đẹp. Đến buổi học sau, trong giờ truy bài tôi sẽ kiểm tra toàn bộ các vở rèn chính tả, tuyên dương kịp thời những em đã thực hiện đầy đủ và có tiến bộ. Đồng thời nhắc nhở, phê bình những em chưa thực hiện tốt. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn, động viên các em tìm đọc thêm trong sách giáo khoa, truyện thiếu nhi, báo chí, … để các em thuộc và nhớ thêm các từ. Từ đó khi viết các em sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn và câu văn cũng trôi trải, rõ nghĩa hơn. c. Biện pháp dùng “mẹo” để nhớ một số từ khó: - Đặt các từ thành câu có vần điệu để dễ nhớ: Ví dụ: Tai nghe i ngắn bạn ơi Bàn tay là chữ y dài chớ quên Hay : Cái bàn chữ cuối âm nờ (n) Cây bàng chữ cuối âm ngờ (ng) đừng quên. - Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy: Từ láy tiếng việt gồm 2 tiếng luôn có sự tương ứng về thanh điệu. Một từ láy 2 tiếng các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm: huyền, ngã, nặng và không, hỏi, sắc. Có thể dạy cho học sinh dễ dàng nhớ mẹo này qua câu lục bát: Chị Huyền mang nặng ngã đau Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành Theo ‘’mẹo’’ này, nếu gặp một tiếng mà ta còn lưỡng lự không biết là dấu gì thì hãy thử tìm từ láy với tiếng đó. Nếu từ kia có dấu huyền hoặc nặng thì nó có dấu ngã. Ví dụ: Nũng nịu, rỗng rãi, lộng lẫy, sạch sẽ, ngộ nghĩnh,… - Nếu từ kia có dấu sắc hoặc không dấu thì nó có dấu hỏi. Ví dụ: ngớ ngẩn, lanh lảnh, sáng sủa, vớ vẩn, nhỏ nhen,… - Mẹo theo tiếng cùng gốc hay gần nghĩa: Các tiếng cùng gốc hay gần nghĩa với nhau sẽ mang dấu cùng nhóm với nhau. Chẳng hạn: Nhóm huyền – ngã: cùng – cũng, dẫu – dầu, mồm – mỗm. Nhóm hỏi – không – sắc: bảo – báo, quẳng – quăng,… - Các lỗi về phụ âm đầu:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>  Lẫn lộn giữa tr / ch: Có thể dùng mẹo láy âm: Trong tiếng việt, ch láy âm với các phụ âm khác (trừ 4 trường hợp ngoại lệ đều láy âm với phụ âm: trọc lóc, trụi lũi, trẹt lét, trót lọt). Như vậy, nếu gặp tiếng còn phân vân giữa ch hay tr mà có thể láy âm với các phụ âm khác thì đó là ch (trừ 4 trường hợp ngoại lệ trên). Ví dụ: lanh chanh, lõm chỏm, cheo leo,…  Lẫn lộn giữ s / x: Mẹo láy âm: Ví dụ: lòa xòa, lao xao, xích mích, bờm xờm,… Chứ không viết lòa sòa, lao sao, sích mích. Mẹo kết hợp âm đệm: s không đi với 4 vần: oa, oă, oe, uê. Nên khi gặp 4 vần này ta phải viết là x. Ví dụ: tóc xoăn, xoa tay, xoay xở, xoèn xoẹt, xuề xòa, … ngoại lệ: soát vé, soạn bài, kiểm soát, sửa soạn. Mẹo nhóm nghĩa: tên các thức ăn, đồ uống đều viết x. Ví dụ: xúc xích, xôi, xà lách,… Ngoài ra Gv còn chú ý vào việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp Hs ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. Ví dụ:  Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ê: âm “cờ” viết là k âm “gờ” viết là gh âm “ngờ” viết là ngh  Khi đứng trước các nguyên âm còn lại: âm “cờ” viết là c âm “gờ” viết là g âm “ngờ” viết là ng (Khi đứng trước âm đệm – viết là u, thì âm “cờ” viết là q). Ngoài ra, người ta còn dựa vào những kiến thức về từ vựng – ngữ nghĩa để lập các quy tắc, các ‘’ mẹo’’ chính tả. Ví dụ : ‘’những từ nghi ngờ viết tr hay ch, nếu chúng chỉ đồ dùng trong gia đình, thì hầu hết được viết là ch→chai, chén, chăn, chiếu, chảo, chum,... 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm : Với những biện pháp trên, tôi đã hình thành cho Hs thói quen viết đúng chính tả ở lớp cũng như ở nhà. Khi đã hình thành được thói quen viết đúng, viết đẹp, các bài viết văn, chính tả của các em sẽ trình bày rõ ràng, sáng sủa và sạch đẹp hơn nhiều. Nó sẽ tạo thêm phấn khởi cho Gv và cũng tạo ra nhiều hứng thú đối với Hs. Các em sẽ có ý thức hơn trong việc viết bài nói riêng và học tập nói chung. Đồng thời cũng tạo cho Hs tích cực học tập nhằm đáp ứng với việc thực.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> hiện phong trào thi đua ‘’Xây dựng trường học thân thiện Hs tích cực’’. Với sự nổ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, sự cố gắng vươn lên của các em Hs, kết quả học tập nói chung và kết quả phân môn Chính tả nói riêng của lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là: Bảng thống kê số lỗi chính tả của học sinh lớp 5B khi thực nghiệm:. Thời gian. Sĩ số. Số lỗi chính tả học sinh viết sai / bài chính tả 0 - 2 lỗi 3 - 4 lỗi 5 - 7 lỗi Trên 7 lỗi TL. Khảo sát đầu năm Cuối HKI. %. TL. %. T L. %. TL. %. 40. 5. 12,5. 13. 32,5. 10. 25. 12. 30. 40. 9. 22.5. 17. 42.5. 7. 17.5. 7. 17.5. Đây là kết quả ban đầu mà tôi có được sau một học kì rèn luyện tuy chưa cao lắm nhưng tôi cảm thấy khả quan là giúp các em khắc phục phần nào việc viết sai chính tả. 3. KẾT LUẬN : Trong quá trình dạy học , với việc áp dụng các biện pháp trên , tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy nhiên để duy trì kết quả này thì việc làm trên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, rèn cho học sinh thói quen “viết đúng” trong mọi trường hợp. Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả”của tôi đối với học sinh không chỉ môn chính tả mà còn kiểm tra các em ở những môn khác. - Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại. Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt, giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ… tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn quan sát, kiểm tra, … từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. “Ở đâu có thầy giỏi. ở đó có trò giỏi”. Vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục lỗi một cách có hiệu quả. Trong thời gian tới tôi cũng ứng dụng các phương pháp đó một cách thường xuyên liên tục và mong rằng lên lớp 5 các em cũng đươc rèn luyện cho các em để cho các em nắm được kĩ năng viết chính tả tốt hơn . Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong muốn được cùng chia sẻ với các “bạn đồng nghiệp”. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Cờ Đỏ, ngày 22 tháng 3 năm 2016 Người viết. Nguyễn Ngọc Lan.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt 5- SGV ( Tập 1) 2. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 cuả Lê Phương Nga- Lê ALê Hữu Tình - Đỗ Xuân Thảo – Đặng Kim Nga 1. Từ điển chính tả thông dụng Nguyễn Kim Thản, NXB ĐH và THCN,1984 2. Từ điển chính tả Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên),NXB GD, 1985 . 3. Từ điển chính tả học sinh, Nguyễn Như Ý, NXB GD, 2003 . 4. Từ điển chính tả học sinh PGS. TS . Nguyễn Trọng Báu NXB VH- TT , 2010. 5. Thế giới trong ta, CĐ 47+ 48-2006 --**--.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×