Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giao an 45 Tuan 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.19 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 22 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2017 TẬP ĐỌC SẦU RIÊNG SGK/ 34 - Thời gian dự kiến: 35 phút.. Tiết bài: 43. I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả. - Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Phương tiện dạy học: + Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1 . Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Bè xuôi sông La -3 Học sinh đọc bài, TLCH: 1, 2 sgk + Nêu ý nghĩa của bài hoc. -Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Sầu riêng 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. -Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. -Lần 1: -luyện đọc từ khó: sầu riêng, ngào ngạt, … - Lần 2: - giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. - Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. - Hs đọc theo cặp. -Gọi 2 Hs đọc toàn bài. -Giáo viên đọc lại toàn bài 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài - Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi: + Câu 1: (Sầu riêng là đặc sản của miền Nam) + Câu 2: (Hoa: trổ vào cuối năm thơm ngát, trắng ngà…vài nhuỵ. Quả: lủng lẳng…vị ngọt đam mê. Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút…) + Câu 3: (Sầu riêng…miền Nam…kỳ lạ…đam mê) * Đại ý : Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây . 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài. -Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Sầu riêng…kỳ lạ” -học sinh đọc theo cặp đoạn trên. -Thi đọc diễn cảm trước lớp. -Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. 6. Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. TOÁN Tiết bài: 106 LUYỆN TẬP CHUNG SGK/118- Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: -Rút gọn được phân số. - Qui đồng được mẫu số hai phân số. Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c) II.Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk. III.Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập -2 Học sinh làm bài tập: 7 4 4 7 + Quy đồng mẫu số các phân số: và ; và 12 24 5 3 - Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động 2: GTB: Luyện tập chung 3. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1/118 -Rút gọn được phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 4 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 2/118 Hs tìm được phân số bằng nhau. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 1 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 3/118 - Qui đồng được mẫu số hai phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 3 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét.-Đổi vở kiểm tra III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. -Về nhà làm bài tập 4/118 Sgk. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. CHÍNH TẢ(Nghe - viết) Tiết bài: 22 SẦU RIÊNG SGK/ 35 -Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) hoặc BT (2) a/b, BT do GV soạn. II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: Vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Bài mới: GTB: Sầu riêng 2. Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh nghe - viết. Giáo viên đọc bài viết.- Gọi 1 Hs đọc lại bài viết. - học sinh đọc các từ khó: Trổ , toả khắp , hao hao, lác đác , nhuỵ… - học sinh viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài, Hs viết bài vào vở. -Hs đổi vở sửa lỗi. - Giáo viên thu vở một số học sinh nhận xét. 3 . Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Điền vào chỗ trống l hoặc n? Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp làm bài tập. - học sinh lên bảng điền kết quả: Nên bé nào, oà lên nức nở. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống + Nắng, trúc xanh, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức. Học sinh làm bài tập, gọi Hs nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét 4. Hoạt động 4 : Củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổsung:…………………………………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ……………………………………………………………………………………………... ĐẠO ĐỨC Tiết bài: 22 LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2) Sgk / 33-Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. * Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống . - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết . II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ. - Hs: Thẻ màu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Lịch sự với mọi người-Tiết 1 - 2 Học sinh nêu một số biểu hiện của phép lịch sự. Giáo viên nhận xét . 2. Hoạt động 2:Bài mới: lịch sự với những người xung quanh ta được gì ? - GTB: Lịch sự với mọi người-Tiết 2 3. Hoạt động 3: xử lý tình huống a. Mục tiêu: Học sinh hiểu, biết bày tỏ ý kiến. b. Cách tiến hành: Gv đọc tình huống, học sinh chọn đúng, sai. + Các ý đúng: c, d + Các ý sai: a, b, đ Giáo viên giáo dục, nhắc nhở học sinh. * kể những hành vi ,lời nói theo em là lịch sự ? - LH-GD : lịch sự với mọi người , em sẽ được mọi người tôn trọng , quý mến , sẽ được giúp đỡ khi ta cần , … 4. Hoạt động 4 : Đóng vai (Bài tập 4 Sgk) a. Mục tiêu: Hs thảo luận nhóm, đóng vai các tình huống. b. Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. - Học sinh thảo luận nhóm, phân vai và trình bày. Giáo viên nhận xét, tuyên dương Hs. 5. Hoạt động 5 : Củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2017 THỂ DỤC Tiết bài: 43 NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN-TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU” Sgv/ 111-Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm – phương tiện: + Gv: Còi, cờ, dây nhảy. + Hs: Chia nhóm. III. Các hoạt động dạy học:. NỘI DUNG 1.Phần mở đầu Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết bài: 43 CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? SGK / 36 -Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2). -HS khá, giỏi viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (BT2). II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Vở, Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? + 2 Học sinh nêu phần ghi nhớ. - đặt câu kể Ai thế nào?. - Gv nhận xét . 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào? 3. . Hoạt động 3 Nhận biết chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Bài 1: Học sinh đọc đoạn văn. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Học sinh thảo luận nhóm đôi. -Đại diện nhóm báo cáo - Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. -Dựa vào nội dung bài, Hs đặt câu hỏi. - Cả lớp nhận xét. -Giáo viên chốt ý, Hs nêu ghi nhớ Sgk/ 36. 4. Hoạt động 4 : Thực hành Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập. -Bài gồm có 5 câu kể -Cả lớp làm bài tập. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hs viết vào vở, 2 viết vào giấy khổ lớn, đính lên bảng. Giáo viên nhận xét . 5. Hoạt động 5 : củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TOÁN Tiết bài: 107 SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ SGK /119-Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. - Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1. Bài 1, bài 2 a, b (3 ý đầu) II.Phương tiện dạy học: + Gv: Bộ đồ dùng, bảng phụ, bút dạ. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:Luyện tập chung -Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập: 10 20 + Rút gọn các phân số: và 30 45 3 8 +Quy đồng mẫu số: và 4 5 -làm bài tập 4/118 Sgk. -Giáo viên nhận xét . 2. Hoạt động 2:GTB: So sánh hai phân số cùng mẫu số 3. Hoạt động 3: Bài mới: -Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. - Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1. 2 3 a.Giáo viên hướng dẫn Hs cách so sánh hai phân số: và 5 5 ¿ 3 5 -Giáo viên sử dụng bộ đồ dùng, phân tích và hướng dẫn Hs cách so sánh: 2 ¿ 5 ¿ b.Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn. 4. Hoạt động 4: Thực hành Bài 1/119 -Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 4 hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 2/119 - Nhận biết một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1. -Hs đọc yêu cầu. -Hs làm vở- 3 hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 3/119 Hs viết được các phân số bé hơn 1. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 1 hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. -Đs: 4 phân số bé hơn 1. 5. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> KỂ CHUYỆN CON VỊT XẤU XÍ Sgk / 37 -Thời gian dự kiến: 35 phút. Tiết bài: 22. I. Mục tiêu: - Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác. II. Phương tiện dạy học: + Gv: Tranh minh hoạ Sgk. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1 : Bài mới: GTB: Con vịt xấu xí 2. Hoạt động 2 Học sinh nghe và hiểu nội dung câu chuyện. -Giáo viên kể chuyện: + Lần 1: Giáo viên kể, giải thích một số từ ngữ. + Lần 2: Giáo viên kể, minh hoạ tranh. -Gv gợi ý cho Hs trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung câu chuyện. -Giáo viên chốt lại, giúp Hs hiểu nội dung của câu chuyện. -GD bảo vệ môi trường câu 3: Cần yêu quý các loại vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài. 3. . Hoạt động 3 Học sinh thực hành kể chuyện. Gv hướng dẫn Hs sắp xếp tranh cho đúng với nội dug của bài. Giáo viên treo tranh cho Hs nhận xét, rút ra ý cho từng bức tranh. + Học sinh kể theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Học sinh tập kể từng đoạn, cả bài. + Thi kể chuyện trước lớp. Gv nhận xét và chốt ý. Cả lớp bình chọn giọng kể hay, tuyên dương. 4. Hoạt động 4 : củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… KĨ THUẬT Tiết bài: 22 TRỒNG CÂY RAU HOA SGK / 85 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu. - Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - Ở những nơi có điều kiện về đất, có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để HS thực hành trồng cây rau, hoa phù hợp. - Ở những nơi không có điều kiện thực hành, không bắt buộc HS thực hành trồng cây rau, hoa. *Làm động tác ,đoán việc làm II. Phương tiện dạy học: +Giáo viên: Tranh minh hoạ. + Học sinh: Tranh sưu tầm.. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Bài mới: GTB: Trồng cây rau hoa 2. Hoạt động 2 Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con -GV hệ thống các bước trồng cây con.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -GV kiểm tra sự chuẩn bị v ật liệu của học sinh - phân công các nhóm và nơi làm việc -Học sinh thực hành *THHĐNGLL:Trò chơi: Làm động tác ,đoán việc làm +Gọi 1 em lên làm động tác về trồng rau,hoa,lớp đoán việc làm đó là gì. 3. Hoạt động 3 Đánh giá kết quả học tập Giáo viên gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả GV nhận xét đánh giá 4. Hoạt động 4 : củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2017 MĨ THUẬT Tiết bài: 22 VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CA VÀ QUẢ SgK/ 50 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: Hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả. -Biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả. - Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu. HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu *Tìm bố cục II. Phương tiện dạy học: +Gv:Tranh mẫu (Sgk) +Hs: Bút chì, màu… III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1 :Bài mới: GTB: Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả 2. Hoạt động 2 Làm việc cả lớp. Giáo viên giới thiệu tranh mẫu. Học sinh quan sát tranh, nhận xét: + Hình dáng, vị trí cái ca và quả, vật nào trước sau. + Màu sắc và độ đậm, nhạt như thế nào? + Sự khác nhau về hình dáng giữa cái ca và quả? -Gv chốt ý. 3. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp -Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ: + Nhìn mẫu để ước lượng chiều cao, ngang để vẽ khung hình chung và từng vật mẫu. + Tìm tỷ lệ từng bộ phận của vật mẫu để phát nhẹ bằng nét thẳng. + Hoàn chỉnh giống mẫu, vẽ màu. -Giáo viên chốt lại, hướng dẫn học sinh kỷ cách vẽ. 4. . Hoạt động 4 Thực hành Cả lớp thực hành. - Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh. Gv nhận xét và sửa sai cho Hs. *THHĐNGLL:HĐ vui chơi (10 phút) -Trò chơi: Tìm bố cục +Cách thực hiện:Chuẩn bị 3 hình bằng bìa cứng.Mỗi bộ có 3 cách sắp xếp khác nhau:Cân đối,to,nhỏ.Hồ dán,nam châm. +Cách chơi:Chia lớp thành 3 đội,mỗi đội 3 hs .GV phát cho mỗi đội 1 bộ .GV y/cầu các đội lựa chọn cách sắp xếp cân đối và không cân đối dán lên bảng.Khi có hiệu lệnh của gv các đội dán lên bảng các cách sắp xếp theo y.cầu ,đội nào nhanh và đúng sẽ thắng. 5. Hoạt động 5 :Củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV.Phần bổ sung:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TẬP ĐỌC Tiết bài: 44 CHỢ TẾT SGK/ 38-Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích). II. Phương tiện dạy học: + Gv: Đoạn văn đọc diễn cảm. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Sầu riêng - 3 hs đọc TLCH : 1,2 sgk -đại ý bài -Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động 2: Bài mới:GTB: Chợ tết 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc bài. Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. Lần 1: luyện đọc từ khó: Nóc nhà gianh, , lon xon, ngộ nghĩnh, nháy hoài… Lần 2: - giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. Hs đọc theo cặp. Gọi 2 Hs đọc toàn bài. Giáo viên đọc lại toàn bài- . 4.Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. Câu 1: (Mặt trời lên đỏ dần, dải mây trắng, làn sương sớm, đồi núi làm duyên, tia nắng nghịch ngợm). Câu 2: (Thằng cu mặc áo đỏ chạy lon xon, cụ già chống gậy lom khom, cô gái mặc yếm đỏ che môi, em bé nép đầu…). -Giáo dục bảo vệ môi trường: Gv giúp Hs cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh nhiên thiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài. Câu 3: (Chung: ai ai cũng vui vẻ, tưng bừng ra chợ tết, kéo hàng trên cỏ biết). Câu 4: (Trắng, đỏ, hồng lam, xanh biết, thắm vàng). - Đại ý : Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê 5. Hoạt động 5: Học sinh đọc diễn cảm. - Giáo viên gọi 4 học sinh đọc nối tiếp nhau toàn bài. - Giáo viên cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3 . - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. - Cả lớp nhận xét. -Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương. 6. Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. TOÁN Tiết bài: 108 LUYỆN TẬP Sgk / 120-Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. - So sánh được một phân số với 1. - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. -Bài 1, bài 2 (5 ý cuối), bài 3 (a, c).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: So sánh hai phạn số cùng mẫu số -2 học sinh lên bảng làm bài tập: 7 5 3 5 . .. .. . .. . .. + So sánh các phân số: ; 8 8 7 7 -Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động 2:GTB: Luyện tập 3. Hoạt động 3: Bài mới: Bài 1/120 -So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 4 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 2 /120 - So sánh được một phân số với 1. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 2 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 3/120 - Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 4 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. -Đổi vở kiểm tra 4. Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… KHOA HỌC Tiết bài: 43 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG SGK / 86-Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,…). II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Sự lan truyền âm thanh -2 học sinh trả lời các câu hỏi: + Âm thanh truyền qua những môi trường nào? + Âm thanh truyền ra xa thì như thế nào? -Giáo viên nhận xét . 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Âm thanh trong cuộc sống 3. Hoạt động 3 Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: -Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống b. Cách tiến hành: -Hs thảo luận nhóm, quan sát tranh Sgk/ 86, ghi lại vai trò của âm thanh, bổ sung thêm những vai trò khác mà em biết. - Đại diện các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. -Gv nhận xét, chốt ý. 4. Hoạt động 4 Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Học sinh biết diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh. b. Cách tiến hành: -Làm việc cá nhân và nêu lên ý kiến của mình, có thể chia thành 2 ý: thích (hoặc không thích), giải thích..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Gv chốt ý, thống nhất lại các ý kiến của Hs. -GDBVMT: Gd học sinh có ý thức khi tạo ra âm thanh, gây ô nhiễm môi trường, cần giảm thiểu tiếng ồn trong sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. 5. Hoạt động 5 Ích lợi của việc ghi lại âm thanh a. Mục tiêu: Hs hiểu được ích lợi của âm thanh. b. Cách tiến hành: Gv đặt câu hỏi, Hs nêu một số bài hát mà em thích, nêu tên tác giả viết bài hát, nêu các ích lợi của việc ghi lại âm thanh. -Gv chốt lại ích lợi của việc ghi lại âm thanh mà học sinh đã nêu 6. Hoạt động 6 : củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… LỊCH SỬ Tiết bài: 22 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ Sgk/ 49 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học): - Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,... - Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý đât nước - 2 học sinh trả lời câu hỏi: 1,2 sgk -Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động 2: Bài mới; GTB:Trường học thời Hậu Lê 3. Hoạt động 3 Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê b. Cách tiến hành: Hs thảo luận nhóm 4, dựa vào các thông tin trả lời câu hỏi trong bài Sgk/ 49. + Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào? + Trường học thời Hậu Lê dạy những gì? + Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào? - Đại diện các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. -Gv chốt ý: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là nho giáo. 4. Hoạt động 4 Làm việc cá nhân. a. Mục tiêu: - Chính sách khuyến khích học tập: b. Cách tiến hành: + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? - Cả lớp nhận xét, bổ sung. -Gv chốt lại. 5. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………........... .................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2017 THỂ DỤC Tiết bài: 44 NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN -TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU” Sgv /113-Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết cách so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm – phương tiện: + Gv: Còi, cờ, dây nhảy. + Hs: Chia nhóm. III. Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG 1.Phần mở đầu Học sinh khởi động, xoay các khớp. 2.Phần cơ bản 2.1.Hoạt động1: Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Gv hướng dẫn Hs ôn lại cách nhảy dây kiểu chụm hai chân. Cả lớp tập nhảy dây, chia lớp thành nhiều khu vực. Giáo viên theo dõi và HDHS. 2.2.Hoạt động 2: Trò chơi vận động. Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi; Giáo viên cho học sinh tập chơi trò chơi “Đi qua cầu”. Giáo viên điều khiển học sinh chơi và theo dõi, nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ. 3. Phần kết thúc: Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 43 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI SGK/ 39-Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1). - Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2). II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối - Gv gọi 2 Hs đọc lại dàn ý. -Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Trả bài văn miêu tả đồ vật 3. Hoạt động 3 : Học sinh làm bài tập. Bài 1: Hs đọc nội dung bài tập.. * Hs thảo luận nhóm, TLCH:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài văn Quan sát từng bộ phận Từng thời kỳ phát triển của cây Sầu riêng + Bãi ngô + Cây gạo + Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. -Gv hướng dẫn Hs làm bài tập. -Hs làm bài, Gv theo dõi, uốn nắn thêm cho Hs. - Hs biết lập dàn bài tả cây cối. 4. Hoạt động 4 : củng cố - dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần nhận xét: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. TOÁN Tiết bài: 109 SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ SGK/ 121-Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. -Bài 1, bài 2 (a) II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - 2 học sinh lên bảng, nêu quy tắc và làm bài tập: 22 25 11 9 + So sánh các phân số: và ; và 19 19 10 10 -Giáo viên nhận xét 2. Hoạt động 2: GTB:So sánh hai phân số khác mẫu số 3. Hoạt động 3:Bài mới: -Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. 2 3 a.Gv hướng dẫn Hs cách so sánh 2 phân số: và 3 4 + Do hai phân số này có mẫu số khác nhau, muốn so sánh hai phân số này cần phải quy đống mẫu số của hai phân số đó. 2 2×4 8 3 3×3 9 = = = = + ; 3 3 × 4 12 4 4 ×3 12 ¿ ¿ 9 3 12 4 + So sánh tử số của hai phân số đã quy đồng mẫu số: nên 8 2 ¿ ¿ 12 3 ¿ ¿ -Rút ra quy tắc : sgk 4. Hoạt động 4: Thực hành. Bài 1/122 -Biết so sánh hai phân số khác mẫu số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở bài tập- 3 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 2a/122 Hs biết rút gọn và so sánh hai phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở bài tập- 2 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. 5.Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV.Phần bổ sung:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết bài: 44 MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP Sgk / 40 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4). II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: VBT. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? -2 Hs trả lời các câu hỏi: + Đặt 2 câu kể Ai thế nào? Xác định chủ ngữ. -Giáo viên nhận xét các câu của học sinh . 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp 3. Hoạt động 3 Luyện tập: Bài 1: Hs đọc yêu cầu và đọc đoạn văn. Hs thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm báo cáo: Cả lớp nhận xét. -GDBVMT: GD học sinh biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài. Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo: -GDBVMT: GD học sinh biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống. Bài 4: Gọi một em học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Học sinh thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm báo cáo: + Mặt tươi như hoa em mỉm cười chào mọi người. + Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết. + Ai viết chữ cẩu thả thì chắc chắn chữ như gà bới. Gv nhận xét hướng dẫn Hs sửa sai. 4. Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ĐỊA LÍ Tiết bài: 21 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ Sgk/ 119 - Thời gian dự kiến: 35 phút. I.Mục tiêu: -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: - Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái. - Nuôi trồng và chế biến thủy sản. - Chế biến lương thực. Học sinh khá, giỏi: -Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> II. Phương tiện dạy học: - Gv: Tranh minh hoạ Sgk/119. Bảng phụ, phiếu giao việc. - Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: .1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ - Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi: + Người dân ở đồng bằng Nam Bộ thường mặc những trang phục nào? + Kể tên một số lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ? -Nhận xét 2. Hoạt dộng 2: Bài mới:GTB: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ 3. Hoạt dộng 3 Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: b. Cách tiến hành: - học sinh thảo luận nhóm: + Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? + Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ tiêu thụ ở những đâu? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. -Giáo viên nhận xét và chốt ý (Sgk/ 123). 4. . Hoạt dộng 4 Làm việc theo nhóm, TLCH: a. Mục tiêu: Học sinh nắm được đồng bằng Nam Bộ là nơi nuôi trồng và đánh bắt nhiều hải sản. b. Cách tiến hành: - thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Điều kiện nào làm cho ĐBNB đánh bắt nhiều thuỷ sản? + Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. -Giáo viên chốt lại ý Sgk/ 123 -Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, trồng cây xanh,… 5. Hoạt động 5 : Củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2017 ÂM NHẠC Tiết bài: 22 ÔN TẬP BÀI HÁT: BÀN TAY MẸ - TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 6 Sgk / 31 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. *HS nghe 1 số bài hát về mẹ II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ ghi bài TĐN số 6. + Hs: Động tác phụ hoạ. III. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Học hát bài: Bàn tay mẹ-Nhạc Bùi Đình Thảo, Lời Tạ Hữu Yên. -Giáo viên gọi 3 học sinh lên hát bài hát “Bàn tay mẹ”. -Giáo viên đánh giá, nhận xét. 2.Hoạt động 2:Bài mới:GTB (Ôn tập bài hát “Bàn tay mẹ”- Tập đọc nhạcTĐN số 6 3.Hoạt động 3 Ôn bài hát “Bàn tay mẹ”. - học sinh hát lại bài hát..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa sai. Học sinh hát, thể hiện một vài động tác phụ hoạ. Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. *THHĐNGLL:Hđ ngoại khóa (10 phút) -Cho hs nghe 1 số bài hát về mẹ.GD hs yêu thương ,vâng lời cha mẹ. Con yêu mẹ Mẹ hiền 4. .Hoạt động 4 Học sinh tập đọc nhạc số 6.. Giáo viên treo bảng phụ, Hs nhận xét bài TĐN số 6: + Về nhịp, độ cao, hình nốt, âm hình tiết tấu. + Đọc độ cao của bài, chú ý giữa nhịp 4 và 8. Học sinh tập gõ tiết tấu. Giáo viên đọc, học sinh đọc theo. - Hs tập đọc, ghép lời ca. Gv nhận xét, tuyên dương. 5 .Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò: Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 44 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI SGK / 41 - Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: -Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2). II. Phương tiện dạy học: + Gv: Tranh ảnh một số cây. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập miêu tả cây cối - 2 Hs đọc dàn bài quan sát cây trong vườn. -Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB:Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối). 3. Hoạt động 3 Học sinh làm bài tập. Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập. -Học sinh thảo luận nhóm, đọc thầm 2 đoạn văn, TLCH. - Đại diện các nhóm báo cáo -Cả lớp nhận xét. Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên hướng dẫn Hs làm bài tập. + Học sinh đọc kỷ đề bài tả cái cây mà em yêu thích. + Học sinh viết đoạn văn vào vở bài tập. -Giáo viên gọi Hs lần lượt trình bày bài làm. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. -Gv nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai. 4. Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TOÁN Tiết bài: 110 LUYỆN TẬP Sgk/ 122 - Thời gian dự kiến: 35 phút I. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Biết so sánh hai phân số. Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3 II. Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ. + Hs: Sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1.Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ: So sánh hai phân số khác mẫu số. -Gọi 2 Hs thực hiện phép tính: 3 5 -So sánh hai phân số: và 4 10 7 5 - So sánh hai phân số: và 5 7 -Nhận xét 2.Hoạt động 2: GTB: Luyện tập 3.Hoạt động 3:Thực hành: Bài 1/122 Biết so sánh hai phân số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 4 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. Bài 2/122 Biết so sánh hai phân số bằng hai cách khác nhau. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 3 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét. -Đổi vở kiểm tra Bài 3/122 Biết so sánh hai phân số có cùng tử số. -Hs đọc yêu cầu -Hs làm vở- 2 Hs làm bảng phụ. -Hs trình bày- Gv nhận xét-Đổi vở kiểm tra 4. Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò. Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. -Bài tập về nhà: 4/122Sgk. IV. Phần bổ sung: ……………………………………...................................................... …………………………………………………………………………………………….. KHOA HỌC Tiết bài: 44 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG - TT Sgk/ 88- Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về: + Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;... + Một số biện pháp chống tiếng ồn. - Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng. - Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,... * Kĩ năng tìm kiếm thông tin về nguyên nhân , giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn . II Phương tiện dạy học: + Gv: Bảng phụ- phiếu giao việc. + Hs: Sgk. III.Các hoạt động dạy học: 1 Hoạt động 1: Bài mới: + Kể những âm thanh em thích và những âm thanh em không ưa thích? GTB:Âm thanh trong cuộc sống - TT 2. Hoạt động 2 Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số loại tiếng ồn. b. Cách tiến hành -Giáo viên chia lớp thành nhóm đôi -Học sinh thảo luận nhóm, làm thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Dựa vào tranh, đại diện các nhóm nêu kết quả. -Cả lớp nhận xét và sửa sai. -Giáo viên chốt lại ý, Sgk/ 88. * Âm thanh nào ta nên lưu lại để nghe ? Âm thanh nào ta cần giảm và phòng tránh ? + LH-GD Có những âm thanh chúng ta ưa thích ghi lại để thưởng thức : nhạc , tiếng đàn , tiếng chim hót , …, có những âm thanh không ưa thích ta phải tìm cách phòng tránh còi xe giữa đêm khuya , nhạc quá to giữa trưa , …. 3. Hoạt động 3 Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Hs nêu được tác hại của một số âm thanh và cách phòng chống. b. Cách tiến hành: -Học sinh làm việc theo nhóm 2, TLCH. -Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. -Cả lớp nhận xét -Giáo viên nhận xét, chốt lại ý: Mục bạn cần biết Sgk/ 89. * Em có cách nào để giảm thiểu tiếng ồn ? -LH- GD : Cần có biện pháp : Nói nhỏ nhẹ, đi nhẹ nhàng, mở máy đủ nghe, làm việc riêng đúng lúc, đúng chỗ… để giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế tiếng ồn. 4. Hoạt động 4 Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Học sinh có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản. b. Cách tiến hành: Hs làm việc cá nhân, dựa vào thông tin trong Sgk/ 89. -Gv chốt lại ý, giáo dục Hs. 5. Hoạt động 5 : củng cố-dặn dò Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV.Phầnbổsung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Sinh hoạt tập thể (Tuần 22) . A.Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm trong tình hình hoạt động tuần vừa qua để học sinh rút kinh nghiệm. - Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới và nhắc nhở học sinh thực hiện tốt. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Trong tuần vừa qua, nhìn chung tất cả các em Hs đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ; có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, chịu khó uốn nắn chữ viết. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp và lao động chăm sóc, bảo vệ cây. 2. Khuyết điểm: Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa thật sự vâng lời thầy giáo hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng, chưa học bài cũ ,một số khác học sinh chưa chịu khó uốn nắn chữ viết, chữ viết chưa ngay ngắn, ý thức giữ gìn vở sạch đẹp chưa cao. Công tác lao động tập thể thực hiện chưa tốt, tham gia chưa nghiêm túc. C. Phương hướng tuần tới:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×