Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Dao duc 3 HKII Theo chuan KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.23 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 19. Tiết 19 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết1 ) I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS biết được: - Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 2. HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 3. HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức. - Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế. III. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới. a. Khởi động b. Hoạt động 1: Phân tích thông tin - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế. * GNKL: các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên TG - thiếu nhi VN cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước. - HS hát tập thể bài hát về tình hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế. - Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó. - Đại diện từng nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ xung. - Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó. - Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các HS khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển. c. Hoạt động 2: Du lịch thế giới - Yc mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết. * Thảo luận cả lớp - Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì. *GVKL: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng. d. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm và Y/c các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. đ. Liên hệ: - Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò:. lưu cùng với nhóm đó.. - HS thảo luận. - Các nhóm kiệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế như: + Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế. + Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước. + Tham gia các cuộc giao lưu + Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.. - Các nhóm thảo luận.. - HS tự liên hệ.. Nhận xét tiết học, dặn học bài.. - HD thực hành: Các nhóm lựa chọn và thực hiện các hoạt động phù hợp với khả năng để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. - Sưu tầm tranh ảnh, truyện, báo vẽ tranh làm thơ.. TUẦN 20. Tiết 20 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 2).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS biết được: - Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. - Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 2. HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 3. HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức. - Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế. III. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: - Hát. 2. Kiểm tra - Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế? - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a. Khởi động: b. Hoạt đông 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về đoàn kết với TNQT Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè. - Tổ chức trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được. - GV nhận xét khen các HS nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc sáng tác về chủ đề này.. - Vì thiếu nhi VN và thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - HS hát tập thể bài: Tiếng chuông và ngọn cờ nhạc và lời của Phạm Tuyên. - HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được. - Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giói thiệu tranh ảnh, tư liện và nhận xét, chất vấn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu - HS viết thư theo nhóm nên cả nhóm thảo nhi các nước. luận lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư - Tc cho HS viết thư theo nhóm cho các ban thiếu nhi nước nào (VD: các nước đang gặp khó khăn: đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai, sóng thần…) - Nội dung thư sẽ viết những gì? - Tiến hành viết thư (một bạn số lá thư ký, ghi chép ý của các bạn đóng góp) - Thông qua nội dung thư cho các nhóm nghe và ký tên tập thể vào thư. d. Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn - Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư. kết, hữu nghị đối với thiếu nhi - HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu quốc tế. phẩm… về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc - KL chung: Thiếu nhi VN và tế. thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ngôn ngữ, điều kiện sống. Song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới, vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với TNTG 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - - Nhắc lại nội dung bài. - HS chú ý nghe. - Nhận xét tiết học. - Học bài và CB bài sau.. TUẤN 21. Tiết 21 Giao tiếp với khách nước ngoài (Tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Học sinh hiểu: - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục..) 2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ, với khách nước ngoài. 3. HS có thái độ tôn trọngkhi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức 3 - Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1. - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1. III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra - Em có suy nghĩ gì về t/c giữa - Vì thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế có thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế. khác nhau về màu da và ngôn ngữ nhưng đều là anh em bạn bè nên phải đoàn kết 2. Bài mới: giúp đỡ lẫn nhau. a. Hoạt đông 1: Thảo luận nhóm - GV chia HS thành các nhóm y/c - Các nhóm trình bày kết quả công việc các HS quan sát tranh treo trên bảng nhóm, trao đổi và bổ sung ý kiến. và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. - GVKL: Các bức tranh vẽ các - HS chú ý nghe. bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng, mến khách của người VN chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài b. Hoạt động 2: Phân tích truyện..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - GV đọc truyện Cậu bé tốt bụng - HS chú ý nghe. - GV chia HS thành các nhóm và - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. giao nhóm thảo luận các câu hỏi. - Bạn nhỏ đang làm gì? - Bạn nhỏ đang dẫn người khách nước ngoài đến nhà nghỉ. - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện - Việc làm của bạn nhỏ là thể hiện tôn trọng tình cảm gì với người khách nước và lòng mến khách nước ngoài. ngoài? - Theo em, người khách nước - Người khách nước ngoài sẽ rất yêu mến ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu cậu bé và yêu mến đất nước con người VN. bé VN? - Em có suy nghĩ gì về việc làm - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện sự tôn của các bạn nhỏ trong truyện. trọng đối với khách nước ngoài làm cho khách nước ngoài yêu mến và hiểu biết hơn về con người đất nước VN ta. - Em nên làm gì để thể hiện sự tôn - Gặp họ em phải lễ phép chào hỏi và sẵn trọng với khách nước ngoài? sàng giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. - KL: Khi gặp khách nước ngoài - Tôn trọng, …khách nước ngoài thêm hiểu em có thể chào, cười thân thiện, biết và có cảm tình với đất nước VN. chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. - … lòng mến khách của các em, giúp + Các em nên giúp đỡ khách. khách nước nước ngoài những việc phù hợp + Việc đó thể hiện khi cần thiết. c. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi - GV chia nhóm, phát phiếu HT - HS các nhóm thảo luận theo các tình cho các nhóm và y/c HS thảo luận huống: nhận xét việc làm của bạn trong + Tình huống 1: Nhìn thấy một nhóm những tình huống dưới đây và khách nước ngoài đến thăm khu di tích lịch giải thích lý do (mỗi nhóm 1 tình sử, bạn tường vừa hỏi họ vừa nói: Trông bà huống) kia mặc quần áo buồn cười chưa, dài lượt thượt lại còn kín mặt nữa, còn đưa bé kia da đen sì. Tóc lại xoăn tít, bạn Vân cùng phụ họa theo tiếng họ nói nghe buồn cười nhỉ. +Tình huống 2: một người nước ngoài đang ngồi trên tàu nhìn qua cửa sổ. ông có vẻ buồn vì không thể nói chuyện với vốn tiếng anh ít ỏi của mình. cậu hỏi về đất.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> nước ông, về cuộc sống của những trẻ em ở đát nước ông và kể cho ông nghe về ngôi trường bé xinh của cậu . Hai người vui vẻ trò chuyện dùng ngôn ngữ đôi lúc bất đồng phải dùng điệu bộ cử chỉ để giải thích thêm. - Các nhóm thảo luận - GVKL: Chốt lại nhận xét của - Đại diện từng nhóm trình bày. các nhóm # các bạn trong 2 tình huống trên. nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - HD thực hành: sưu tầm những - HS chú ý nghe. câu chuyện, tranh vẽ nói về việc: + Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài khi cần thiết. + Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khi gặp gỡ, tiép xúc với khách nước ngoài. TUẦN 22. Tiết 22 GIAO TIẾP VỚI KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 2) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Học sinh hiểu: - Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. - Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc (ngôn ngữ, trang phục..) 2. HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ, với khách nước ngoài. 3. HS có thái độ tôn trọngkhi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức 3 - Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1. - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1. III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức. Hát.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Kiểm tra - Khi gặp khách nước ngoài chúng ta cần như ntn? 3. Bài mới. a. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế. - Yc từng cặp HS trao đổi với nhau - Em hãy kể về 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, ti vi, đài báo). - Em có nhận xét gì về những hành vi đó? - GVKL: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt chúng ta nên làm. b. Hoạt động 2: Đánh giá vi - GV chia nhóm và y/c các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong các trường hợp. - Chào hỏi, cười nói thân thiện chỉ đường nếu học nhờ giúp đỡ.. - Từng cặp HS trao đổi với nhau. - Một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác bổ sung.. - HS lắng nghe.. - HS thảo nhóm, nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp: a. Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không tả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện b. các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài - GV theo dõi, giúp đỡ HS thảo mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù luận. họ đổ lắc đầu, từ chối. c. Bạn kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi họ mua đồ lưu niệm. - Đại diện từng nhóm trình bày cả lớp nhận xét, bổ sung. - GVKL: + Tình huống a: Bạn Vi không + Tình huống b: Nếu khách nước ngoài nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần đã ra hiệu không muốn mua, các bạn tự tin khi khách nước ngoài hỏi không nên bám theo, làm cho khách khó chuyện nhìn vẻ thắng vào mặt họ chịu. không cúi đầu hoặc quay đầu nhìn + Tình huống c: Giúp đỡ khách ngay cả đi chỗ khác. khi không hiểu ngôn ngữ của họ là tỏ lòng mến khách; giúp khách nước ngoài những c. Hoạt động 3: việc phù hợp với khả năng. Xử lý tình huống và đóng vai..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV chia thành các nhóm y/c thảo luận và cách ứng xử cần thiết trong tình huống. GVKK: a. Cần chào đón khách nniềm nở b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp. - Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước con người VN. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - Làm gì để tôn trọng khách nước ngoài? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS: Học bài và CB bài sau.. - HS thảo luận nhóm các tình huống sau: a. Có vị khách nước ngoài đến thăm trường và hỏi em về tình hình học tập. b. Em nhìn thấy 1 số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. - Thảo luận sắm vai. - Các nhóm lên đóng vai các bạn khác trao đổi bổ sung.. - HS chú ý nghe.. TUẦN 23. Tiết 23: ÔN TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ 2 I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn tập, thực hành kỹ năng về cách ứng sử, bày tỏ thái độ qua các tình huống, ý kiến về chuẩn mực đạo đức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài. - Thực hiện được một số chuẩn mực đạo đức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế và tôn trọng khách nước ngoài. - Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; tôn trọng khách nước ngoài. II. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Phiếu bài tập. - Vở bài tập đọad dức 3 III. Phương pháp : Đàm thoại thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Ôn tập thực hành. * Hoạt động1: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước. - GV gợi ý: Thư có thể viết chung cả lớp, theo từng nhóm hoặc từng cá nhân. + Gửi thư cho các bạn ở các nước đang gặp khó khăn như đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…. * Hoạt động 2: Sưu tầm bài hát, đoàn kết với thiếu niên Quốc tế.. - GV nhận xét, khen gợi HS đã sưu tầm và thể hiện tiết mục hay và khuyến khích HS về nhà sưu tầm tiếp. * Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. - Theo em việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không lên làm đối với khách nước ngoài. a. Gặp khách nước ngoài phải đứng lại chào hỏi lễ phép. b. Nhìn thấy khách nước ngoài chạy ra xem và chỉ trỏ. c. Chỉ đường giúp khi khách nước ngoài hỏi thăm.. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm. + Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào. + Nội dung thư sẽ viết những gì? + Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư. + Cử người sau giờ học ra bưu điện gửi thư. bài hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi. - HS hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm đã được chuẩn bị. - HS cả lớp theo dõi nhận xét bạn nào thể hiện tiết mục của mình hay nhất.. - HS thảo luận cặp đôi. - Đại diện các nhóm nêu ý kiến, nhận xét việc làm nào đúng nên làm việc làm nào sai không nên làm. Vì sao? - VD: Nhìn thấy khách nước ngoài chạy ra xem và chỉ trỏ là sai không nên làm. Vì làm như vậy là thể hiện cư xử không lịch sự, không tôn trọng khách nước ngoài..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> d. Niềm nở nói chuyện với khách nước ngoài. e. Cứ lúng túng xấu hổ không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện. => GV kết luận: - Việc làm a, c, d là đúng nên làm. - Các việc làm b, e là sai không nên làm. - Trẻ em Việt Nam chúng ta cần cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng cần thiết, để họ thêm hiểu biết và quý mến chúng ta. 3. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - Vì sao phải đoàn kết với thiếu - Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế nhi quốc tế? tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống xong đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới nên phải đoàn kết hữu nghị với nhau. - Vì sao cần tôn trọng khách nước - Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện ngoài? lòng tự trọng và tự tôn dân tộc giúp khách - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài nước ngoài hiểu biết và quý trọng đất nước sau. => Nhận xét tiết học. và con người Việt Nam.. TUẦN 24. Tiết 24 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG I. Mục đích, yêu cầu: 1. Học sinh hiểu - Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. 3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gđ có người vừa mất..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. Chuẩn bị: - Vở BT đạo đức 3. Phiếu học tập cho hoạt động 2 tiết 1 và hoạt động 2 tiết 2. - Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. - Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi ghép hoa. - Truyện kể về chủ đề dạy học III. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. ổn định tổ chức Hát 2. Kiểm tra bài cũ. - Vì sao cần phải tôn trọng khách - Tôn trọng khách nước ngoài là thể hiện nước ngoài? lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất - Nhận xét, đánh giá. nước, con người Việt Nam 3. Bài mới. a. Hoạt động 1. KC đám tang - GV kể chuyện (sử dụng tranh) - HS theo dõi + Mẹ Hoàng và 1 số người đi +Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã đường đã làm gì khi gặp đám tang dựng lại cho đám tang đi qua. + Vì sao mẹ Hoàng lại dùng xe +Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm nhường đường cho đám tang? thông với người thân của họ. + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi +Hoàng hiểu cũng không nên chạy theo mẹ giải thích? xem chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang. + Qua câu chuyện, các em thấy + Phải dụng xe nhường đường, không chỉ cần phải làm gì khi gặp đám tang? trỏ cười đùa khi gặp đám tang. + Vì sao phải tôn trọng đám tang? + Đám tang là nghi lễ hôn cất người chết là *KL: Tôn trọng đám tang là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ. không làm gì xúc phạm đến tang lễ. b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi - Phát phiếu học tập cho HS, YC - HS nhận phiếu ghi vào ô trống trước việc HS làm bài tập. làm đúng, ghi sai trước việc làm sai: a. Chạy theo xem chỉ trỏ b. Nhường đường c. Cười đùa d. ngả mũ, nón - GVKL: Các việc b, d, là những đ. Bóp còi xe xin đường.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang các việc a,c,đ,e, là những việc việc không nên làm. c. Hoạt động 3: Liên hệ - GV nêu Y/C liên hệ.. e. Luồn lách, vượt lên trước. - HS trình bày và giải thích vì sao hành vi đó đúng hoặc sai.. - HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân. - GV mời 1 số HS trao đổi với các - 1 số HS trao dổi việc ứng xử của mìnhkhi bạn trong lớp. gặp đám tang. - Nhận xét và khen những HS đã - HS nhận xét. biết cư xử đúng khi gặp đám tang. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - HS thực hành: Thực hiện tốt - HS chú ý nghe. việc tôn trong đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện. - Nhận xét tiết học.. TUẦN 25. Tiết 25 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Học sinh hiểu - Đám tang là lễ chôn cất người chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất. 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. 3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất. II. Chuẩn bị: - Vở BT đạo đức 3. Phiếu học tập cho hoạt động 2 tiết 2..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng. - Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi ghép hoa. - Truyện kể về chủ đề dạy học III. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. ổn định tổ chức Hát 2. Kiểm tra - Vì sao cần phải tôn trọng đám - Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất tang là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì - Nhận xét đánh giá. xúc phạm đến đám tang. 3. Bài mới. a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - GV lần lượt đọc từng ý kiến -HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành - GV lần lượt đọc từng ý kiến không tán thành hoặc lưỡng lự của mình a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh những người mình quen biết. hoặc màu trắng. b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ. c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá. *GVKL: Nên tán thành b, c không nên tán thành ý kiến a. b. Hoạt động 2: Xử lý tình huống. - HS nhận phiếu giao việc thảo luận về cách - Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi ứng xử trong các tình huống: nhóm để thảo luận cách ứng xử + Tinh huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo trong các tình huống. tang đi đằng sau xe tang + Tình huống b, Bên nhà hàng xóm có tang *GVKL: + Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng + Tình huống a: Em không nên lớp em có tang. gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu + Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu đang chạy theo xem một đám tang cười nói chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, chỉ trỏ. em nên đi cùng với bạn một đoạn - Đại diện từng nhóm trình bày cả lớp trao đường. đổi nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> +Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vạn to đài, ti vi chạy sang xem, chỉ trỏ. + Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn. + Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn. c. Hoạt động 3: Trò chơi nên và không nên. - GV chia nhóm, phát cho mỗi - HS nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ vì phổ chơi. biến luật chơi: Trong 1 thời gian - HS tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 nhóm nào ghi được nhiều việc cột những việc nên làm và không nên làm. nhóm đó thắng cuộc. - Cả lớp nhận xét, đánh giá khả quan công - GV nhận xét khen những nhóm việc của mỗi nhóm. thắng cuộc. * Kế luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. 4. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. TUẦN 26. Tiết 26 TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS hiểu: - Thế nào là tôn trọng, tài sản của người khác - Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. 2. Học Sinh biết tôn trọng, giữ, không làm hư hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng... 3. Học Sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của ngươì khác. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức 3. - Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai. - Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập. - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,... để chơi đóng vai. III. Phương pháp:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: -Khi gặp đám tang ta cần làm gì? -Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. HĐ1: Xử lý tình huống qua đóng vai -Yêu cầu học sinh thảo luân để xử lý tình huống rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai. - GV đi KT, giúp đỡ các nhóm thảo luận, CB lên đóng vai - Yêu cầu HS thảo luận + Trong những cách giải quyết mà Em thử nghĩ xem, ông Tư sẽ nghĩ gì nếu các bạn boc thư. * KL: Mình cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. b. HĐ2: Thảo luận nhóm - GV phát phiếu học tập và y/c các nhóm thảo luận. - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.. -Hát -Khi gặp đám tang ta cần nhường đường ngả mũ nón, không chỉ trỏ, cười đùa.... -Học sinh thảo luận xử lý các tình huống và mỗi nhóm thể hiện qua trò chơi đóng vai: Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua, nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh: - Đây là lá thư của chú Hà, Con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó?Vì sao? - Một số nhóm đóng vai - HS thảo luận, đưa ra ý kiến của mình. Các nhóm đưa ra cách nào phù hợp nhất ? - Các nhóm thảo luận những nội dung sau: a. Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thich hợp. Thư từ, tài sản của người kháclà... mỗi người lên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm... vi phạm... Mọi người cần tôn trọng...riêng của trẻ em. b. Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm thành hai cột "Nên làm" hoặc "Không nên làm": - Tự ý sử dụng khi chưa được phép..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - GV nhận xét. - Giữ gìn bảo quản khi người khác cho mượn. - Hỏi mượn khi cần. - Xem trộm nhật ký của người khác. - Nhận thư giùm khi người khác vắng nhà... * Theo từng nội dung đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.. c. HĐ3: Liên hệ trực tế. - Yêu cầu từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi: + Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai ? +Việc đó xảy ra như thế nào ? - GV mời một số học sinh trình bày. => HS trình bày trước lớp. - GV tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp nói theo. d. HĐ thực hành: - Thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là sai trái, vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng. - Nhận xét tiết học. - Dặn thực hành theo những điều đã kết luận trong bài học. TUẦN 27. Tiết 27 TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 2) I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS hiểu: - Thế nào là tôn trọng, tài sản của người khác - Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. 2. Học Sinh biết tôn trọng, giữ, không làm hư hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng... 3. Học Sinh có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của ngươì khác. II. Chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Vở bài tập đạo đức 3. - Trang phục bác đưa thư, lá thư cho trò chơi đóng vai. - Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập. - Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư,... để chơi đóng vai. III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: -Hát 2. KT: Vì sao phải tôn trọng thư từ - Thư từ tài sản của người khác là của riêng tài sản của người khác ? mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. - GV nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét 3. Bài mới . a. HĐ1: Nhận xét hành vi. - GV phát phiếu giao việc y/c từng - HS thảo luận nhóm đôi nhận xét các hành cặp thảo luận để nhận xét xem vi sau: hành vi nào đúng, hành vi nào sai. a. Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì ? b. Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi - GV theo dõi nhóm thảo luận. Bình đều chào hỏi mọi người rồi xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi vào xem. c. Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần mấy bạn lấy thư ra xem Hải viết gì ? d. Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và - Y/c đại diện các nhóm b/x kết quả lạ mắt, Phú bảo vơi bạn "cậu cho tớ xem đồ thảo luận. chơi được không? *GVKL: Tình huống a, c sai tình - Đại diện 1 số cặp trình bày, HS khác bổ hướng b, d đúng. sung ý kiến b. HĐ 2: Đóng vai - Y/c các nhóm HS thực hiện trò - HS thảo luận, phân công đóng vai chơi đóng vai theo 2 tình huống. + Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xe xem nhưng chẳng thấy bạn đâu..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> .. + Tình huống 2: Giờ ra chơi, thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì? - Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình.. * GVKL. Tình huống 1: khi bạn quay về lớp thì hỏi muợn chứ không tự ý lấy. Tình huống 2: khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh. => Khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích các em thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. II. Củng cố, nhận xét, dặn dò: -Thư từ tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm; tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm. - Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài sau. TUẦN 28. Tiết 28 TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS hiểu: - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. 2. HS biết sử dụng tiết kiệm nước. Biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. 3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiêm nguồn nước. II. Chuẩn bị: - Vở BT Đạo đức 3 - Các tư liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương - Phiếu học tập cho hđ 2, 3 (nếu có) III. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. IV. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Em cần làm gì để thể hiện tôn. - Hát. - Em không bóc thư của người khác ra xem..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> trọng thư từ và tài sản của người khác. - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh. - Y/c HS quan sát tranh ảnh và kể ra những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày? - Trong những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày thứ gì là cần thiết, vì sao? * GVKL: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV chia nhóm phát triển thảo luận cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Tại sao?. Đồ đạc của người khác em không tự ý lấy để xem để dùng mà phải hỏi nếu người đó đồng ý em mới mượn.. - Làm việc cá nhân. - HS có thể nêu: nước, lửa, gạo, quần áo, sách vở, ti vi... - Nước là cần thiết nhất vì không có nước thì con người không có cơm ăn nước uống, không tắm rửa được. Không trồng trọt chăn nuôi được.... - HS thảo luận các trường hợp: a. Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn. b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng. d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại. e. Không vứt rác trên sông hồ, biển. * GV kết luận: - 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. a. Không nên tắm rửa cho trâu bò Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. ngay cạnh giếng nước vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước. c. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> việc làm đúng giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm độc. d. Để nước chảy tràn bể là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch. e. Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm độc. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm - HS thảo luận nội dung phiếu: nhỏ và phát phiếu trả lời. a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? b. Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm? c. ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước ntn? ( tiết kiệm hay lãng phí, giữ gìn sạch sẽ hay ô nhiễm? - Y/c các nhóm trình bày kết quả. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo - GV tổng kết ý kiến, khen ngợi luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung. các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước nơi mình sống. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - HD thực hành. -HS chú ý nghe. - Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm các cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường. -Nhận xét tiết học.. TUẦN 29. Tiết 29 TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 2 I. Mục đích, yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1. HS hiểu: Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm (Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước). 2. Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. 3. HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiêm nguồn nước.(Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước). II. Chuẩn bị: - Vở BT Đạo đức 3 - Các tư liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương III. Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, luyện tập thực hành. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Gọi HS trả lời . + Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Nhận xét đánh giá. 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Xác định các biện pháp. - Gọi các nhóm lên trình bày kết quả điều tra. - GV nhận xét kết quả hđ của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà vệ sinh môi trường tốt. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm, phát phiếu học tập, y/c các nhóm đánh giá các ý kiến nêu trong phiếu và giải thích lý do. Gọi đại diện nhóm trình. Hát - 2 HS trả lời - Vì nước là nhu cầu thiết yếu của con người. Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn, nên chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung. - Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.. - HS các nhóm nhận phiếu học tập đánh giá và giải thích các ý kiến..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> bày. * GV kết luận: a. Sai, vì lượng nước sạch chỉ có ít, khó đáp ứng nhu cầu của con người. b. Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu. c. Đúng, vì nếu không làm như vậy không có nước để dùng. d. Đúng, vì không xử lí ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. đ, Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con bệnh tật cho con người. e. Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều nhiều bệnh tật cho con người.. a. Nước sạch không bao giờ cạn s. b. Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm s c, Nguồn nước cần đựơc giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau đ d. Nước thải của nhà máy bệnh viện cần được xử kts đ đ. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hại môi trường đ. e. Sử dụng nước ô nhiễm là có hại cho sức khỏe. đ - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung. c. Hoạt động 3: Trò chơi, ai - HS lắng nghe cách chơi: Trong 1 khoảng nhanh ai đúng. thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê - Chia HS thành các nhóm và phổ các việc làm để tiết kiệm và bv nguồn biến cách chơi. nước ra giấy. nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc. Việc làm tiết kiệm nước. Việc làm gây lãng phí nước. - GV nhận xét đánh giá kq chơi 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - Củng cố. - Chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học.. Việc làm bv nguồn nước. Việc làm gây ô nhiễm nuồn nước. - Đại diện từng nhóm trình bày kq làm việc. -Nước là tài nguyên quý, do đó chúng ta cần sử dụng hợp lý nguồn nước và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. TUẦN 30. Tiết 30 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS biết được:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện. - Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vậtnuôi tạo điều kiện ch sự phát triển của bản thân (Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.). 2. Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 3. HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trộng, vật nuôi. - Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức 3. - Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi. - Các tranh dùng cho hoạt động 3, tiết 1. - Bài hát trồng cây, nhạc của Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc. III. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, thực hành, … IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi + Kể tên những việclàm để tiết kiệm nước ?. Hát - 2học sinh trả lời câu hỏi. - Khi dùng nước phải có chậu để rửa rau, vo gạo. . . dùng đến đâu lấy nước đến đó. sau khi dùng phải đóng chặt vòi nước, vòi nước bị rò rỉ phải sửa chữa. Tận dụng nước rửa rau, vo gạo để tưới cây … + Kể tên những làm để bảo vệ - Khống vứt rác bẩn và tắm cho động vật nước. dưới nước dùng cho sinh hoạt, phải có nắp - Nhận xét, đánh giá. đậy giếng nước, bể, chum vại đựng nước…. 3. Bài mới : a. Hoạt động 1 : Trò chơi ai đoán - Học sinh làm việc cá nhân : Học sinh số đúng chẵn có nhiều việc vẽ hoặc nêu 1 vài đặc về - Giáo viên chia học sinh theo số 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao chẵn và số lẻ. mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> vài đặc điểm của cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó. - Yêu cầu học sinh trình bày. - 1 Số học sinh trình bày. Các học sinh khác * Giáo viên kết luận : Mỗi người phải đóan và gọi được tên con vật nuôi hoặc đều có thể yêu thích 1 cây trồng cây trồng đó. hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. b. Hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh. - Giáo viên cho học sinh xem - Các bạn trong tranh đang làm gì? tranh ảnh và yêu cầu học sinh đặt - Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem các câu hỏi về các bức tranh. lợi ích gì ? - Giáo viên mời 1 số học sinh đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. * Giáo viên kết luận : *HS chú ý nghe. - Tranh 1 : Bạn đang tỉa cành bắt - Tranh 4 : Bạn đang tắm cho lợn sâu cho lá. -Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại niềm - Tranh 2 : Bạn đang cho gà ăn. vui cho các bạn vì các bạn được tham gia - Tranh 3 :Các bạn đang cùng với làm những công việc có ích phù hợp với khả ông trồng cây. năng. c. Hoạt động 3 : Đóng vai. - Mỗi nhóm có 1 nhiệm vụ chọn 1 con vật - Chia học sinh thành các nhóm nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập nhỏ để thảo luận đóng vai. trang trại sản xuất nó VD : - Giáo viên đi kiểm tra theo dõi, + 1 nhóm là chủ trại gà. giúp đỡ các nhóm làm việc + 1 nhóm là chủ vườn hoa cây cảnh. + 1 nhóm là của vườn cây + 1 nhóm tự chọn khác. - GV cùng lớp bình chọn nhóm cb - Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc dự án khả thi và có thể có hiệu và bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. quả kt cao. - Từng nhóm trình bày dự án sản xuất, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. 4. củng cố, nhận xét, dặn dò: -HS chú ý nghe..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - HD thực hành: + Tìm hiểu các HĐ chăm sóc cây trông, vật nuôi ở trường và nơi em đang sống. + Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi. + Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gđ, nhà trường.. TUẦN 31. Tiết 31 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 2) I. Mục đích, yêu cầu: 1. HS biết được: - Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi tạo điều kiện ch sự phát triển của bản thân (Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.). 2. Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người. Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 3. HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trộng, vật nuôi. - Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. II. Chuẩn bị: - Vở bài tập đạo đức 3. Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi. - Các tranh dùng cho hoạt động 3, tiết 1. - Bài hát trồng cây, nhạc của Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc. III. Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, thực hành, … IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: - Hát 2. Kiểm tra - Vì sao phải chăm sóc cây trồng vật nuôi? - Cây trồng vật nuôi phục - Hãy kể tên những công việc chăm sóc cây trồng vụ cho cuộc sống và vật nuôi? mang lại niềm vui cho.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Nhận xét, đánh giá. con người. 3. Bài mới. a. HĐ1: Báo cáo kết quả điều tra - Đại diện từng nhóm - Y/c HS trình bày kq điều tra theo các vấn đề sau: trình bày kquả điều tra, - Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết? các nhóm khác trao đổi, - Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ? bổ sung. - Kể tên các vật nuôi mà em biết - GV nhận xét, khen ngợi HS đã quan tâm đến cây trồng vật nuôi. b. HĐ2: Đóng vai: - GV chia nhóm và y/c các nhóm đóng vai theo 1 - HS thảo luận và chuẩn trong các tình huống sau: bị đóng vai. + Tình huống1: Tuấn anh định tưới cây nhưng - Từng nhóm lên đóng Hùng cản: có cây của lớp đâu mà tưới. vai. Nếu là Tuấn anh, em sẽ làm gì? - Cả lớp trao đổi + Tình huống 2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ nước chảy ào ào. Nếu là Dương, em sẽ làm gì? +Tình huống 3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn. Nếu là Nga, em sẽ làm gì? + Tình huống 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải, em sẽ làm gì? - GVKL: + Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích ch bạn hiểu. + Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc bảo cho người lớn biết. + Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn. + Tình huống 4: Hải nên khuyên chính không đi trên thảm cỏ. Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt vi ệc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền được bày t ỏ ý ki ến c ủa tr ẻ em đến các vấn đề có liên quan. c. Hoạt động 3: - YC HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về - HS thể hiện, lớp theo dõi việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. nhận xét. d. Hoạt động 4: Trò chơi ai nhanh, ai đúng. - Chia HS thành các nhóm và phổ biến luật chơi. - HS lắng nghe Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy mỗi việc đang được tính 1 điểm, nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Việc làm cần thiết Việc không nên Việc làm cần thiết Việc không nên để chăm sóc bảo làm đối với cây để chăm sóc bảo làm đối với vật vệ cây trồng. trồng. vệ vật nuôi. nuôi. - Các nhóm thực hiện trò chơi => Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả. - GV tổng kết, khen các nhóm nhanh đúng. 4. Củng cố, nhận xét, dặn dò: - GV kết luận chung. - Về nhà thực hành chăm sóc cây trồng vật nuôi..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×