Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.74 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NGỮ VĂN 11 I. TÊN CHUYÊN ĐỀ: Hình ảnh người phụ nữ qua hai bài thơ: Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ ( Tú Xương) trong chương trình Ngữ văn 11 Ý tưởng chọn chủ đề: Theo dự án phát triển giáo dục trung học về “Xây dựng các chủ đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” và dựa vào nội dung của sách giáo khoa hiện hành, từ các bài học sau trong SGK Ngữ văn 11 tập 1, chúng tôi xây dựng chủ đề : Hình ảnh người phụ nữ qua hai bài thơ: Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ ( Tú Xương) trong chương trình Ngữ văn11 II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ: 1. Mô tả chủ đề: Chuyên đề này gồm các bài: 1. Tuần 2: Tự tình (II) – 1 tiết 2. Tuần 4: Thương vợ - 1,5 tiết 2. Mạch kiến thức của chủ đề: a. Cơ sở khoa học: - Tác phẩm: Tự tình (II)- Hồ Xuân Hương + Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của HXH + Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. - Tác phẩm: Thương vợ- Trần Tế Xương + Hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, giàu đức hy sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương + Cảm nhận được phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn từ của VHDG. b. Vận dụng thực tiễn: Chuyển thể văn bản :Ngâm thơ 3. Dự kiến thời lượng hoàn thành chủ đề: 2 tiết trong học kì 1 (Tuần 2, 4) III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI CỦA CHỦ ĐỀ: 1. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.1 Kiến thức - Cảm nhận được hình ảnh người phụ nữ thời phong kiến qua hai bài thơ thời Trung đại.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Tự tình II: Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương qua tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả. + Thương vợ: Vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống qua hình ảnh bà Tú: tảo tần, đảm đang, giàu đức hy sinh và ân tình sâu nặng; tình cảm yêu thương, tiếng cười tự trào được thể hiện qua phong cách TX: lời thơ giản dị mà sâu săc, kết hợp chất trào phúng và trữ tình. 1.2Kĩ năng: Hình thành kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại; Kĩ năng cảm thụ, phân tích, bình giảng thơ . 1.3Thái độ Giúp HS có thái độ nhận thức đối với cuộc sống: trân trọng người phụ nữ, yêu thương con người, trân trọng những tình cảm tốt đẹp giữa người với người... 2. CÁC NĂNG LỰC CHUNG: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. + Năng lực giải quyết những huống đặt ra trong văn bản. + Năng lực đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Năng lực cảm thụ văn học + Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ + Năng lực tư duy sáng tạo + Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) (HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo; Trình chiếu báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hiện website…) + Năng lực lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề Thời gian. Nội dung công việc. Người thực hiện. Phương pháp thực hiện. Sản phẩm. B. CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT: Tập trung vào năng lực giải quyết vấn đề, trong đó tập trung các kĩ năng sau: 1. Quan sát 2. Phân loại 3. Tìm kiếm mối quan hệ: 4. Xử lý và trình bày số liệu 5. Đưa ra các tiên đoán 6. Hình thành giả thuyết khoa học:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ...... IV. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP/THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ QUA HAI BÀI THƠ: TỰ TÌNH II ( HXH) VÀ THƯƠNG VỢ ( TTX) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11. Nhận biết - Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương: tên gọi, thể loại, hoàn cảnh sáng tác.. Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Lí giải mối quan - Kể thêm tên một số tác - So sánh hình ảnh hệ giữa hoàn cảnh giả, tác phẩm cùng giai người phụ nữ qua sáng tác và nội đoạn văn học. hai bài thơ. dung tư tưởng của tác phẩm. - Phong cách sáng - Hiểu được quan tác của mỗi nhà thơ điểm sáng tác của các nhà thơ thông qua nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ.. - Vận dụng hiểu biết đó để phân tích, lí giải các hình ảnh thơ độc đáo, mang nét riêng của từng tác giả; giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Xác định được thể - Làm sáng tỏ hình - Khái quát đặc điểm - Tìm hiểu nghệ thơ thất ngôn bát cú ảnh thơ chung của thể loại thơ thuật Việt hóa thơ đường luật TNBC qua các bài thơ. Đường luật - Nhận diện các - Phân tích một vài hình ảnh thơ hình ảnh thơ để cảm nhận thận phận và vẻ đẹp người phụ nữ truyền thống.. - Trình bày cảm nhận về một hình ảnh thơ mình yêu thích để làm rõ đặc trưng. - Liên hệ thực tế để có nhận thức đúng đắn về vẻ đẹp người phụ nữ xưa và nay.. - Chỉ ra một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của mỗi tác phẩm. - Phân tích hình ảnh: “Trơ cái hồng nhan…”, Vầng trăng bóng xế..”, mảnh tình… trong Tự tình II. - Phân tích hình ảnh: “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”.. trong Thương vợ. - Đánh giá đóng góp của HXH, TX và các nhà thơ khác trong phong trào thơ Trung đại. - Giải thích ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÂU HỎI / BÀI TẬP MINH HỌA Tác phẩm: Tự tình II_ Hồ Xuân Hương Nhận biết Thông hiểu - Hãy cho biết vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và thể loại bài thơ?. Vận dụng thấp. Vận dụng cao. Cảm nhận chung Hai câu đề cho ta về bài thơ? thấy tg đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng ntn? Tác giả đã sử dụng Hiệu quả những hình ảnh thuật? thơ và biện pháp tu từ nào trong 2 câu thực?. - Phân tích hình ảnh: “Trơ” “cái hồng nhan…”?Hai câu đề giúp ta cảm nhận được điều gì trong lời tự tình của HXH? nghệ -“ Vầng trăng bóng xế” gợi liên tưởng gì? Qua đó, 2 câu thơ bộc lộ tâm trạng gì của tg?. - Xác định BPTT Phân tích sự sắp Ý nghĩa của việc của 2 câu luận? xếp ngôn từ và cấu miêu tả hình ảnh trúc câu độc đáo thiên nhiên? của 2 câu luận? Tâm trạng HXH Phân tích tính đa Chốt lại nỗi niềm thi được bộc lộ trực nghĩa của từ nhân qua hai câu kết? tiếp qua từ ngữ “Xuân” và từ “ lại” nào? THƯƠNG VỢ- TRẦN TẾ XƯƠNG Nhận biết - Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Tú Xương và đề tài người vợ trong sự nghiệp sáng tác của ông?. Thông hiểu. Vận dụng thấp - Liên hệ một số tác giả, tác phẩm cùng đề tài. Vận dụng cao. Tìm chi tiết miêu tả Cảm nhận về hình So sánh hình ảnh “ thân Khái quát lại vẻ chân dung bà Tú ở 4 ảnh bà Tú? cò” trong câu thực và đẹp bà Tú qua nỗi.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> câu đầu?. con cò trong ca dao? niềm tác giả? Hai câu luận nêu lên Lời chửi trong 2 câu Xác định những câu những phẩm chất luận mang ý nghĩa gì? thơ nói lên đức tính đẹp nào của bà? cao đẹp của bà Tú Giá trị nghệ thuật .Nỗi lòng thương vợ của Qua bài thơ, nhận của thi phẩm? vợ của nhà thơ đc thể xét về tâm sự và hiện ntn? vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT DẠY MINH HỌA TIẾT 5 Đọc văn:. TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương). A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 1.Kiến thức: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương - Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cãch dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế 2. Kĩ năng: cảm thụ và phân tích thơ trữ tình 3. Thái độ: thông cảm, trân trọng người PN B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, giảng bình, tích hợp C. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài dạy D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Giá trị hiện thực trong đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh? 3. Bài mới. Tiến trình các hoạt động Khởi động và chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần tiểu dẫn. - Tác giả? - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Thể loại? - Trong khi học sinh thực. HĐ của HS HS phần dẫn ở và những chính. đọc tiểu sgk nêu ý. NỘI DUNG CẦN ĐẠT I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Quê làng Quỳnh Đôi ,tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng long -Bà là người có cuộc đời tình duyên ngang trái, éo le. -Tác phẩm thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ 2. Tác phẩm: Tự tình II nằm trong chùm Tự tình, tập trung thể hiện cảm thức về thời gian và tâm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> hiện nhiệm vụ, GV quan sát , hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn ( nếu có), hỏi để mỗi nhóm sẽ xác định người trình bày, hỏi để biết mức độ tham gia vào nội dung học tập của từng HS -GV nhận xét phần trả lời của HS. trạng buồn tủi, phẫn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. hs đọc VB và tìm bố cục bài thơ HS nêu cảm nhận chung về bài thơ. HS tích, xét. phân nhận II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc, xác định bố cục:. Tạo tình huống học tập và chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 - Nội dung HĐ2: Tìm hiểu HS trả lời nội dung, nghệ thuật bài thơ. -GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: N1. Cảm nhận chung về bài thơ?. Hai câu đề cho ta thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh HS trả lời và tâm trạng ntn? Tâm trạng đó được bộc lộ rõ nét qua những từ ngữ nào? Phân tích, nhận xét về những từ ngữ đó? Hai câu đầu giúp ta cảm nhận được điều gì trong lời HS trả lời tự tình của HXH? N2:Tiếp tục lời tự tình, tác giả đã sử dụng những hình. 2. Nội dung: a. Hai câu đề -Thời gian: đêm khuya -Không gian: rộng lớn (nước non) -Tâm trạng :buồn tủi, xót xa -Văng vẳng trống canh dồn: tiếng trống canh gấp gáp liên hồi ,chỉ bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. - Câu 2: Tâm trạng bộc lộ qua các BPTT, Cách dùng từ ... ( Đảo ngữ, ngắt nhịp: 1/3/3, cái ( rẻ rúng), đối) . Thân phận rẻ rúng, bạc bẽo, bẽ bàng đầy cay đắng, xót xa của kẻ hồng nhan; là một sự thách thức đầy bản lĩnh của HXH . b. Hai câu thực -Say lại tỉnh: càng say lại càng cảm nhận được hiện tại,càng chua chát, đau xót về thân phận bạc bẽo, hẩm hiu -Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn: cảnh song cũng là tâm trạng.Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn cũng như tác giả tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn, chịu cảnh phận hẩm duyên ôi. c. Hai câu luận.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ảnh thơ và biện pháp nghệ thuật nào? Những hình ảnh, từ ngữ đó bộc lộ tâm trạng gì của HXH? N3. Phân tích sự sắp xếp ngôn từ độc đáo trong 2 câu luận? Ý nghĩa? N4. Tâm trạng HXH bộc lộ trực tiếp qua từ nào? Từ xuân trong hai câu kết có ý nghĩa ntn? Tâm trạng, nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ ntn trong hai câu kết? - Trong khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát , hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn ( nếu có), hỏi để mỗi nhóm sẽ xác định người trình bày, hỏi để biết mức độ tham gia vào nội dung học tập của từng HS. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1. - GV nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm. - Khẳng định những kiến thức và kĩ năng cơ bản ( chuẩn ). -Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang đâm toạc - Nghệ thuật đảo ngữ Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn song khong chịu mềm yếu mà “xiên ngang mặt đất, đá phải nhọn lên để đâm toạc chân mâysự phẩn uất phản kháng của thiên nhiên cũng như tâm trạngsức sống mãnh liệt HS đọc ghi ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất. nhớ SGK d. Hai câu kết Ngán:chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẻo. Xuân: mùa xuân, tuổi xuân.->mùa xuân có sự tuần hoàn còn tuổi trẻ một đi không trở lại. -Mảnh tình:nhỏ bé lại còn phải “san sẻ” thành ra ít ỏi chỉ còn tí con con nên càng xót xa tội nghiêp. =>Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ, bạc bẻo, trớ trêu . Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp.. GV tham gia bình.... Tạo tình huống học tập và chuyển giao nhiệm vụ học tập 3 GV có thể gợi ý bằng câu. 3. Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm. thể thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt. 4. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là bản lĩnh HXH thể hiện qua tâm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> hỏi: khái quát những nét chính về nghệ thuật bài thơ? GV kết luận trên cơ sở HS trình bày. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 5 HD củng cố và tự học 1. Nắm vững nội dung, nghệ thuật bài thơ. 2. Học thuộc bài thơLàm phần luyện tập trong SGK. TIẾT 9+10 (1,5 tiết). trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khát khao hạnh phúc.. Đọc văn. THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) A. MỤC TIÊU:Giúp học sinh 1.Kiến thức: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. - Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp, nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Nắm được những thnàh công về NT của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích thơ trữ tình 3. Thái độ: Trân trọng, biết ơn sự cần cù, lam lũ nhưng tháo vát và giàu đức hi sinh của những người vợ, người chị, người Mẹ VN B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, gợi mở, giảng bình C. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, thiết kế bài dạy D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu ? 3. Bài mới. H Đ CỦA GV Khởi động và chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 HĐ1: Hướng dẫn HS tìm. HĐ CỦA HS. NỘI DUNG KIẾN THỨC I. TIỂU DẪN 1. Trần Tế Xương (1870- 1907): Tú Xương - Cá tính sắc sảo, phóng túng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> hiểu nội dung phần tiểu dẫn. - Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của TX? - Giới thiệu đề tài bà Tú trong sáng tác bài thơ Thương vợ? - Thể loại? - Trong khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát , hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn ( nếu có), hỏi để mỗi nhóm sẽ xác định người trình bày, hỏi để biết mức độ tham gia vào nội dung học tập của từng HS -GV nhận xét phần trả lời của HS. hs đọc tiểu dẫn, gạch chân những ý chính. Về tác giả, tác phẩm và bài thơ Thương vợ. - Có tài, thi cử lận đận: 8 lần thi, chỉ đỗ tú tài. - Sống nghèo túng, nhờ vợ. - Sống trong buổi giao thời đổ vỡ: XHPK già nua đang chuyển thành XH lai căng TD nửa PK; c/s thành thị (quê ông) với bao trái tai gai mắt, đầy nhố nhăng, giả dối…ảnh hưởng sâu sắc đến con người, sáng tác của ông. - Sáng tác trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, câu đối…gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời. 2. Đề tài bà Tú trong thơ Trần Tế Xương - Thi đề gia đình và hình tượng người vợ ít xuất hiện trong thơ ca TĐ. Tú Xương viết nhiều, viết hay và thấm thía về vợ mình ngay khi bà còn sống. - Trong sáng tác của TX, có cả một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.. Tạo tình huống học tập và chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 - Nội dung HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài thơ. - GV chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: N1: Hình ảnh bà Tú qua 4 câu đầu.? N2: Tìm những chi tiết thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú? Phát hiện và phân tích ý nghĩa các biện pháp nghệ thuật trong 2 câu luận? N3: Qua nv bà Tú, nx tấm lòng TX dành cho vợ? Nhận xét về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ? N4: Khái quát chung về. HS đọc bài II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN thơ, và nêu 1. Đọc và xác định cấu trúc cảm nhận chung, chia bố cục 2.Nội dung: a. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú HS phát * Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú hiện, bình... - Quanh năm buôn bán ở mom sông + Công việc: buôn bán vất vả, nhẫn nại, gian nan, + Thời gian: quanh năm nguy hiểm + Địa điểm: mom sông - Hai câu thực: + Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo: - Thân cò: lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian. - Đò đông: không chỉ gợi những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn, xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc. + Từ gợi cảm: lặn lội, eo sèo.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Thương vợ? *Trong khi học sinh thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát , hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn ( nếu có), hỏi để mỗi nhóm sẽ xác định người trình bày, hỏi để biết mức độ tham gia vào nội dung học tập của từng HS. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1. - GV nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm. - Khẳng định những kiến thức và kĩ năng cơ bản ( chuẩn ). + NT đối: câu 3,4; đối chọi giữa các vế trong câu. + Đảo ngữ Tái hiện những nhọc nhằn, vất vả, gian truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận. Đồng thời cho ta thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương, ái ngại, cảm thông. HS trả lời * Đức tính cao đẹp của bà Tú: - Nuôi đủ năm con với một chồng + Cách đếm đặc biệt + Nuôi đủ: vất vả, vẫn gánh xong ->Gợi hình ảnh cái gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Câu thơ diễn tả cái nghịch lý “sự nuôi” của bà Tú….đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con. Hs làm việc *Hai câu luận:Một duyên hai nợ âu đành phận, cá nhân trả Năm nắng mười mưa dám quản lời công + Số đếm: một- hai- năm- mười như chất chồng nhấn thêm vào nỗi khổ + Thành ngữ chéo” năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú + Âu đành phận, dám quản công…cam chịu, hi sinh nhẫn nhục âm thầm HS suy nghĩ b. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ trả lời - Yêu thương, quý trong, tri ân vợ: + Cách đếm: Nuôi đủ năm con với một chồng cho ta thấy nhà thơ tự xem mình là một kẻ ăn theo, ăn ké lũ con…tri công, tri ân vợ +Nhà thơ nhập thân vào bà Tú, than thở giùm vợ, nói lên tấm lòng của vợ thể hiện tấm lòng thương cảm xót xa đối với vợ. - Con người có nhân cách qua lời tự trách: + Tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp duyên đôi, duyên ít nợ nhiều. + Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không Chửi: thói đời- trách mình(ăn ở bạc) Nhận lỗi về mình một cách rạch ròi và chân thành Rủa mình: có cũng như không.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tự phán xét mình rất nghiêm (vô tích sự, vô tình). Phẩn uất do tức đời, tức mình và quá thương xót vợ. HS đọc ghi Nỗi đau đời và tấm chân tình của người chồngTạo tình huống học tập và nhớ SGK thi nhân…Nhân cách cao đẹp. chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Củng cố 3. Nghệ thuật: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, GV có thể gợi ý bằng câu sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và phúng. hỏi: khái quát những nét chính về nghệ thuật bài 4 .Ý nghĩa văn bản: thơ? Chân dung người vợ trong cảm xúc yêu thương GV kết luận trên cơ sở HS cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân trình bày. phận người phụ nữ của TX.. 5. Dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tập về nhà: 1, So sánh hình ảnh người phụ nữ qua hai bài thơ: Tự tình II và Thương vợ? 2, Đặc điểm nghệ thuật thơ Nôm BCĐL và phong cách thi sĩ qua mỗi bài thơ? 3. Nhận thức về vẻ đẹp người phụ nữ xưa và nay sau khi học hai tác phẩm Tự tình II và Thương vợ? - Chuẩn bị bài mới: Vịnh khoa thi Hương.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×