Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.1 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS HÒA HỘI. CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN Môn: Sinh Học 9. Người thực hiện: Bùi Bá Vĩnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hòa Hội. NĂM HỌC 2017-2018.
<span class='text_page_counter'>(2)</span>
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Việc dạy tốt, học tốt môn sinh học ở bậc THCS là mong muốn của toàn xã hội. Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay kiến thứ sinh học đã và đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, song cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại...Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Tôi thiết nghĩ cần phải: hình thành kỹ năng giải bài tập di truyền cho học sinh lớp 9. Vì trong nội dung để học tốt, dạy tốt trong môn sinh học không thể thiếu kỹ năng này và đây cũng chính là nền tảng để các em học tốt môn sinh học THPT. Do đó nội dung chủ yếu của bài viết này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy trực tiếp môn sinh học 9 tại trường THCS Hòa Hội. Với kinh nghiệm này tôi mong muốn sẽ giúp đở các em có nhiều kỹ năng giải bài tập di truyền trong chương trình SGK và trong sách nâng cao của bộ môn sinh học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Mục đích của việc dạy học là dạy học sinh cách suy nghĩ. Tìm tài liệu góp phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo cùng với các thao tác tư duy: có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền một cách chính xác. Để làm được diều đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhìn nhận các vấn đề một cách tổng quát từ những nội dung trừu tượng đến những vấn đề cụ thể, tập nhìn nhận một bài tập theo quan điểm động, có kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa giữ kiện của bài tập với những lý thuyết di truyền sinh học. Để đạt được những mục đích trên tôi nghĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản thì học sinh cần nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền. Các em phải được cọ sát nhiều với việc giải một số bài tập, đa dạng. Vì vậy đòi hỏi các em phải biết vận dụng từng nội dung kiến thức, từng phương pháp thích hợp để tìm ra đáp án đúng cho bài tập di truyền sinh học. Ở chương trình sinh học THCS, học sinh học chủ yếu là lí thuyết không có dạng bài tập vận dụng như các môn toán, lý, hóa . . . Các khối 6, 7, 8 môn sinh các em học sinh học chủ yếu là lí thuyết cho đến chương trình sinh học khối 9 các em học lí thuyết và vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập. Trong chương trình sinh học 9 có các bài tập di truyền và trong đó có các bài tập di truyền của Menđen, bài tập di truền của Menđen tuy không khó nhưng để giải được bài tập di truyền thì rất khó nếu không được sự hướng dẫn của giáo viên. Vì trong chương I các thí nghiệm của Menđen học sinh chỉ có một tiết bài tập để vận dụng còn phần đa là các em học lí thuyết (Phần lai một cặp tính trạng chỉ có 2 tiết lý thuyết) Nhưng đề thi học kỳ lại có rất nhiều bài tập mà học sinh phải biết vận dụng để làm bài.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Do vậy để giúp học sinh có thể làm bài tốt thì phải giải được các bài tập thuộc quy luật di truyền của Menđen. Trong những năm giảng dạy môn sinh học 9 tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm giải bài tập thuộc quy luật di truyền của Menđen. Chính vì những lí do trên tôi thiết nghĩ việc “ Hình thành kỹ năng giải bài tập di truyền sinh học 9” là rất cần thiết và nên làm thường xuyên. Trên đây tôi chỉ chọn một phần nhỏ hướng dẫn học sinh giải bài tập về lai một cặc tính trạng của Men Đen III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Học sinh lớp 9 – Trường THCS Hòa Hội IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các dạng bài toán di tuyền trong chương trình sinh học 9 gồm: - Bài toán thuận - Bài toán nghịch V. QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH. Để bảo đảm yêu cầu của cải cách giáo dục, từng bước vận dụng phương pháp dạy học mới “coi học sinh là nhân vật trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh học tập”. Để có một buổi hướng dẩn giải bài tập di truyền nâng cao đạt kết quả; tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài đọc các tài liệu tham khảo về sinh học nâng cao dành cho giáo viên và học sinh ôn thi học sinh giỏi, tham khảo một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, các sách viết về chuyên đề sinh 9… do Bộ GD và một số tỉnh bạn biên soạn. Kết hợp với chương trình dạy ở lớp tôi đã biên soạn thành hệ thống nội dung kiến thức và bài tập theo mạch kiến thức từ dễ đến khó sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh do tôi phụ trách. Trong quá trính giảng dạy tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn nội dung cơ bản của tiết dạy, chọn Phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức của bài học một cách thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự hứng thú học đối với học sinh. Từ đó đã định ra những kiến thức cần chuẩn bị cho học sinh những thao tác tư duy cần được sử dụng thành thạo, những đơn vị kiến thức cần truyền thụ trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, từng bước thử nghiệm qua từng bài dạy, chuẩn bị các kiến thức cơ bản cho nội dung bài này. Giảng kỹ các kiến thức đã dạy, đặc biệt là kiến thức cơ bản, trộng tâm trong những trương trình sinh học THCS. Tôi xin phép được trình bày một số kinh nghiệm nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập lai một cặp tính trạng của Men Đen trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền sinh học 9 mà tôi thấy có hiệu quả. Cụ thể là một số dạng bài toán thuận, bài toán nghịch. Các dạng này có rất nhiều bài tập, sau đây là một số bài tập điển hình phù hợp với quá trình tiếp thu của học sinh.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phần 2 NỘI DUNG I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. BÀI TOÁN THUẬN Là dạng bài đã biết tính trội, lặn, kiểu hình của P. từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai. a, Cách giải: có 3 bước giải - Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, lặn (nếu đề đã cho có thể bỏ qua). - Bước 2: từ kiểu hình của bô, mẹ, biện luận xác định kiểu gen của bố, mẹ. - Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở con lai. b, Ví dụ: VD 1: Ở một loài động vật, long đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó như thế nào. Giải Bước 1: quy ước gen: A lông đen a lông trắng Bước 2: Xác định kiểu gen của bố, mẹ + Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa + Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa Bước 3: Lập sơ đồ lai TH 1: P AA (lông đen) x aa (lông trắng) G A a F1 Aa - 100% lông đen TH 2 P Aa (lông đen) x aa (lông trắng) G 1A: 1a a F1 1Aa (lông đen) 1 aa (lông trắng) VD 2: Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng sừng. Khi cho giao phối 2 bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng được F 1. Tiếp tục cho F1 tự giao được F2. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào? Giải Theo đề bài ta quy ước: gen A quy định không có sừng gen a quy định có sừng - Bò P thuần chủng không có sừng mang kiểu gen AA - Bò P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa a. Sơ đồ lai từ P đến F Pt/c AA (không sừng) x aa (có sừng) G A a F1 Aa - 100% bò không sừng F1 x F1 Aa ( không sừng) x Aa ( không sừng).
<span class='text_page_counter'>(6)</span> GF1 1A 1a 1A 1a F2 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình: 3 bò không sừng, 1 bò có sừng Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa b. Cho F1 lai phân tích F1 có kiểu gen Aa lai với tính trạng lặn là bò có sừng aa F1 Aa (không sừng) x aa (có sừng) G 1A 1a a F2 1Aa 1aa 2. BÀI TOÁN NGHỊCH Là dạng bài tập dựa vào kết quả con lai (F) để suy ra kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. Thường gặp 2 trường hợp sau đây: a. Trường hợp 1: Nếu đề bài cho tỉ lệ phân ính ở con lai; có 2 bước giải: + Bước 1: căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai để suy ra kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ (rút gọn tỉ lệ đã cho ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét) + Bước 2 lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả. (lưu y nếu đề chưa xác định gen trội, lặn thì có thể căn cứ vào tỷ lệ phân tính ở đời con để quy ước gen). - Ví dụ 1: trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau người ta thu được kết quả ở con lai như sau: 3018 hạt cây thân cao, 1004 cây thân thấp. hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên. Giải Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai Thân cao = 3018 = 3 Thân thấp 1004 1 Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo kết quả của định luật phân tính của Men Đen. Vậy tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Quy ước gen: A quy định cây thân cao; a quy đinh thân thấp. - Tỉ lệ 3: 1 chứng tỏ P có kiểu gen di hợp Aa - Sơ đồ lai P Aa( thân cao) x Aa( thân cao) G 1A 1a 1A 1a F1 1AA: 2Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân cao: 1 thân thấp Tỉ lệ kiểu gen : 1AA: 2Aa: 1aa Ví dụ 2: Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng. a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên? b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải: a. - Xét kết quả F1 : chuột lông xù : chuột lông thẳng = 46 : 16 ≈ 3:1.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đây là tỉ lệ của định luật phân tính, tính trội hoàn toàn => Lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng. - Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng. - F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp: Aa(lông xù) x Aa(lông xù) - Sơ đồ lai minh họa: P: (lông xù) Aa x Aa (lông xù) G: A, a A, a F1: AA:Aa:Aa:aa + KG: 1AA : 2Aa : 1aa + KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng. b. - Trường hợp 1: P: (lông xù) AA x AA (lông xù) G: A A F1: AA + KG: 100% AA + KH: 100% lông xù. - Trường hợp 2: P: (lông xù) AA x Aa (lông xù) G: A A, a F1: AA : Aa + KG: 1AA : 1Aa + KH: 100% lông xù. - Trường hợp 3: P: (lông xù) Aa x Aa (lông xù) G: A,a A, a F1: AA : Aa : Aa : aa + KG: 1AA : 2Aa : 1aa + KH: 3 lông xù: 1 lông thẳng. b. Trường hợp 2: Nếu đề không cho tỷ lệ phân tính ở con lai: Để giải dạng này, dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể căn cứ vào kiểu gen F để suy ra giao tử mà F có thể nhận từ bố và mẹ, từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ. sau đó lập sơ đồ lai kiểm nghiệm. - Ví dụ: Ở người gen A quy định mắt nâu, gen a quy định mắt đen. Mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt đen. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt đen. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai, giải thích. Giải - Mắt nâu có kiểu gen AA hoặc Aa - Mắt đen có kiểu gen aa - Đứa con gái mắt đen có kiểu gen aa. Trong đó a nhận từ bố, 1a nhận từ mẹ. Mà bố mẹ có mắt nâu. Suy ra kiểu gen của bố, mẹ Aa Lập sơ đồ lai P Mắt nâu x Mắt nâu Aa Aa.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> G F1. A, a 1AA: 2Aa: 3 mắt nâu. A, a 1aa 1 mắt đen. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau đây: a. P: quả đỏ x quả đỏ b. P: quả đỏ x quả vàng c. P: quả vàng x quả vàng. Giải: Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: quả đỏ; a: quả vàng. (hoặc: gọi A là gen qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả vàng) => Quả đỏ có kiểu gen: AA hoặc Aa (viết gọn: A-) Quả vàng có kiểu gen: aa a. P: quả đỏ x quả đỏ - Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x AA (quả đỏ) G: A A F1: AA + KG: 100% AA + KH: 100% quả đỏ. - Trường hợp 2: P: (quả đỏ) AA x Aa (quả đỏ) G: A A, a F1: AA : Aa + KG: 1AA : 1Aa + KH: 100% quả đỏ. - Trường hợp 3: P: (quả đỏ) Aa x Aa (quả đỏ) G: A,a A, a F1: AA : Aa : Aa : aa + KG: 1AA : 2Aa : 1aa + KH: 3 quả đỏ : 1 quả vàng. b. P: quả đỏ x quả vàng - Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x aa (quả vàng) G: A a F1: Aa + KG: 100% Aa + KH: 100% quả đỏ. - Trường hợp 2: P: (quả đỏ) Aa x aa (quả vàng) G: A,a a F1: Aa : aa + KG: 1Aa : 1aa + KH: 1quả đỏ : 1 quả vàng..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> c. P: quả vàng x quả vàng. - Sơ đồ lai: P: (quả vàng) aa x aa (quả vàng) G: a a F1: aa + KG: 100% aa + KH: 100% quả vàng. Bài 2 Ở một loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa vàng. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2 b. Làm thế nào để biết được cây hoa đỏ là thuần chủng hay không hay không thuần chủng? Giải thích và lập sơ đồ minh họa. Bài 3: ở ruồi giấm, gen quy định độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là trội so với cánh ngắn. Khi cho giao phối giữa 2 ruồi giấm P đều có cánh dài với nhau, thu được các con lai F1. a, Hãy lập sơ đồ lai trên. b, Nếu tiếp tục cho ruồi F1 cánh dài lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Bài 4: Dưới đây là bảng thống kê các phép lai được tiến hành trên cùng một giống cà chua STT Kiểu hình của P Kết quả ở F1 Quả đỏ Quả vàng 1 Quả đỏ x Quả vàng 50% 50% 2 Quả đỏ x Quả vàng 100% 0% 3 Quả đỏ x Quả đỏ 75% 25% 4 Quả đỏ x Quả đỏ 100% 0% (Trường hợp lai một cặp tính trạng là những bài toán di truyền đơn giản nên học sinh tự làm được).
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: I. KẾT LUẬN Tóm lại khi giao bài tập di tuyền cho học sinh giáo viên nên cho học sinh các tự tu duy, tìm tòi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải cho mỗi dạng đã nắm vững được phương pháp qua bài tập cụ thể thì học sinh có thể kết hợp sử dụng được nhiều phương pháp trong một bài tập thích hợp. Từ đó tạo cho học sinh một niềm tin, một sự say mê khi học bộ môn sinh học. Cách làm trên đả được vận dụng vào dạy học sinh học lớp 9 ở trường THCS hòa Hội cho cả đối tượng giỏi, khá, trung bình. Nhờ áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các bạn đồng nghiệp tôi thấy kết quả bộ môn sinh học lớp tôi đã dạy được nâng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn. Với cách làm như trên kết quả bộ môn sinh học ( về nhận thức độ nhanh nhạy tìm hướng giải ) của học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian đầu khi tiếp xúc với dạng bài tập này các em rất lúng túng và hoang mang vì đây hoàn toàn là kiến thức mới. Nhưng chỉ sau một thời gian được sự hướng dẫn và làm quen với dạng bài tập này, các em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tu duy của học sinh, nhất là khả năng sử dụng các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp này các em đã vận dụng và giải được bài tập ở dạng cơ bản trong SGK và có một số em giải thêm được bài tập trong các sách nâng cao, các đề thi HSG cấp huyên. II. KIẾN NGHỊ Trong thực tế giảng dạy sinh học 9 còn nhiều khó khăn. Xong chúng tôi vẫn cố gắng đầu tư hết mức với mong muốn có một kết quả ngày càng cao hơn. Qua nhiều năm đảm nhiệm công tác giảng dạy, bản thân tôi tự nhận thấy rằng để bồi dưỡng học sinh đạt kết quả cao, tôi có một số đề xuất sau : Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu. Song vẫn còn những hạn chế nhất định. Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là tổ tự nhiên trường THCS Hòa Hội. Qua đây tôi mạnh dạn được xin đề xuất một số ý kiến sau : Muốn có nhiều trò giỏi trước hết thì hàng kỳ, hàng năm ngành cần tổ chức thêm một số lớp học bồi dưỡng chuyên môn theo hệ thống chương trình và trang bị cho bộ môn sinh hoc5noi1 chung các đồ dùng trực quan và dụng cụ thí nghiệm Không những thế giáo viên cần được học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn trong huyện, trong tỉnh bằng cách tham quan dự giờ trực tiếp các giờ giảng mẫu, hoặc tài liệu in ấn do phòng giáo dục sưu tầm. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh giải bài tập di truyền Tôi rất mong được sự quan tâm bồi dưỡng thường xuyên của lãnh đạo ngành để tôi sẽ đạt được những thành công hơn nữa trong sự nghiệp dạy học bộ môn sinh học.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Hòa Hội ngày 26/ 8/ 2017 Người thực hiện. Bùi Bá Vĩnh.
<span class='text_page_counter'>(12)</span>