Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Mot so phuong phap day hoc tich cuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.88 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC</b>


<b>MƠN LỊCH SỬ 6</b>



<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: </b>


Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, đặc thù của môn học lịch sử là phải
tiếp cận nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân văn hóa,…
khơng chỉ của dân tộc mà cịn cả thế giới, từ cổ đại cho đến hiện đại. Khi học lịch sử
yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy
đủ. Vì vậy, địi hỏi các em phải cần cù, say mê, và chịu khó lĩnh hội kiến thức thì
mới đạt được kết quả cao. Do đó, mà bộ môn lịch sử chưa thật sự gây hứng thú học
tập cho học sinh.


Mặt khác, mơn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ
trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc, tự
hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ hiện
tại có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển trong tương lai.


Đối với các em lớp 6 bước vào mơi trường học tập mới cịn rất nhiều bở ngỡ,
việc học tập, kiểm tra đánh giá có nhiều điểm khác biệt so với chương trình tiểu học,
vì vậy người dạy cần hướng các em đi đúng hướng, nếu không các lớp học tiếp theo
việc học tập bộ môn sẽ không đạt kết quả theo mong muốn.


Để giúp các em học tốt, tiếp thu nhanh và nhớ lâu thì giáo viên phải đổi mới
phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tạo
hứng thú học tập của các em, để các em tiếp thu kiến thức mà khơng bị gị ép. Vì
vậy việc khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng,
rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.


<b>II. THỰC TRẠNG:</b>



<b>1. Thuận lợi:</b>


Được sự quan tâm, chỉ đạo xát xao của chi bộ, BGH, các đoàn thể của trường
về cơng tác quản lí, giáo dục học sinh. Tập thể sư phạm một lịng đồn kết quyết
tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số đều trên chuẩn,
năng động, có chí cầu tiến, được bồi dưỡng thường xuyên về công tác giáo dục.


Qua nhiều năm chất lượng mũi nhọn của trường luôn tăng lên, trở thành
thương hiệu, cũng từ đó làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm công tác hơn,
tạo niềm tin cho phụ huynh đối với giáo viên, nhà trường lớn hơn.


Đối tượng học sinh phần lớn đủ điều kiện hoàn thành nội dung của chương
trình, theo yêu cầu đổi mới. Đa số học sinh hứng thú học tập có sự tị mị khám phá
kiến thức, tích cực hợp tác giúp Gv hồn thành tốt nhiệm vụ.


<b>2. Khó khăn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khơng có khả năng học tập, thiếu tự tin, trí nhớ kém. Còn một số bộ phận học sinh ý
thức tự giác, tích cực chưa cao.


Một số phụ huynh cịn lơ là trong việc quản lí, giáo dục học sinh, thiếu sự
cộng tác với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường. Chưa tạo điều kiện tốt nhất để các em
học tập.


Trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy cịn thiếu, các tài liệu tham khảo thì
rất ít,…..


<b>III. NỘI DUNG:</b>


<b> 1. Một số phương pháp dạy học tích cực: </b>



1.1. Nguyên cứu SGK và chuẩn bị bài mới:


Việc nghiên cứu bài ở nhà là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với bài mới.
Hướng dẫn học sinh cách xem bài mới ở nhà bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần,
hướng dẫn Hs khai thác kênh hình, hệ thống các câu hỏi màu xanh dương trong
SGK để tự trả lời trước khi lên lớp,…..Phương pháp này áp dụng cho tất cả các bài
học trong SGK lớp 6.


<b>Ví dụ: Sẽ minh họa trong bài dạy thông qua sự chuẩn bị của Hs</b>


1.2. Phương pháp tạo tình huống:


Phương pháp này nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo sự hấp dẫn cho
cả một tiết học, quá trình học tập lịch sử. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các
bài học mới trong SGK lớp 6, việc này thực hiện ở phần giới thiệu bài mới hoặc
chuyển các mục, kết thúc bài học định hướng các nội dung kế tiếp liên quan.


<b>Ví dụ: Sẽ minh họa trong bài dạy</b>


1.3. Sự dụng phương pháp tích hợp mơn học:


Mơn lịch sử 6 có liên quan kiến thức với các mơn học như: Ngữ Văn, Địa lý,
GDCD,…Phương pháp này áp dụng cho hầu hết các bài học trong SGK lớp 6.
<b>VD: Bài 1: Giới thiệu về di tích Văn Miếu thơng qua kênh H.2 SGK,…</b>


- H.2 SGK thuộc loại tư liệu nào? Tư liệu đó giúp em hiểu thêm đều gì?


- Gv: Giới thiệu và giải thích thêm: đây là tư liệu hiện vật và chữ viết có ý
nghĩa hết sức quan trọng, ghi nhận của một chặn đường dài lịch sử Việt Nam. Thơng


qua đó giáo dục việc bảo vệ các giá trị và di tích lịch sử.


<b>VD Bài: 4, 5, 8, 17, 18, 21, 24, 26, 27,…</b>


- Giới thiệu các lược đồ H.10, H.24, H.43, H.44, H.47, H. 48, H.49, H.51….
- Gv: Yêu cầu Hs xác định vị trí các địa danh trên bản đồ,…


- Qua đó định hướng vị trí địa lí, các kiến thức về địa lí, giúp cho các em tự
tin thể hiện trên bản đồ, trước tập thể,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đây là phương pháp dùng lời nhưng dưới hình thức trao đổi qua lại giữa thầy
và trò. Thường giáo viên là người chủ động đề ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh
trả lời. Với những câu hỏi theo cấp độ nhỏ, trong đó thầy hỏi với mục đích vừa
kích thích học sinh suy nghĩ, vừa dẫn dắt, gợi ý để trò trả lời. Phương pháp này áp
dụng cho tất cả các bài học mới và sự dụng xuyên suốt trong quá trình dạy học lịch
sử lớp 6.


<b>Ví dụ: Sẽ minh họa trong bài dạy</b>


1.5. Phương pháp thảo luận nhóm


Thảo luận nhóm giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức trong học tập, trên
cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa,
phát triển được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp,
tranh luận, bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức.


<b>VD Bài 3: Xã hội nguyên thủy</b>


- Gv: Giới thiệu H. 5 SGK, yêu cầu Hs quan sát, kết hợp với kênh chữ, cho
biết sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn ở điểm nào?



- Gv: Giúp Hs phân biệt sự khác biệt, đó là những yếu tố cơ bản giúp Người
tinh khôn chuyển biến.


<b>VD Bài 9: Đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta?</b>


- Giới thiệu sản phẩm đồ gốm, công cụ bằng đá,


- Yêu cầu Hs quan sát và nhận xét việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm
công cụ bằng đá?


- Yêu cầu Hs liệt kê các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi? Nêu ý nghĩa của việc
trồng trọt, chăn nuôi?


- Gv: Nhận xét, giáo dục tinh thần lao động tự giác, sự sáng tạo trong công
việc, ….


1.6. Phương pháp sự dụng đồ dùng trực quan:


Hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ,…. có ý nghĩa to lớn trong dạy học lịch sử:
mắt thấy, tai nghe, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, có tác dụng giáo dục
tư tưởng, tính cách, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngơn
ngữ cho học sinh.


<b> VD: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử</b>


- Nhìn lớp học ở H 1. SGK, em có thấy khác với lớp học ngày nay khơng?
Em có hiểu vì sau có sự khác biệt đó?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1.7. Kĩ thuật sơ đồ tư duy:



Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng Mind Maps


hoặc bằng biện pháp thủ công,…tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình
trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó,
các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn, là cách ghi nhớ
tốt nhất. Phương pháp này áp dụng cho một số bài học trong SGK lớp 6.


<b>Ví dụ: Sẽ minh họa trong bài dạy</b>


1.8. Ngồi ra việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong giảng dạy, hoặc trở
giảng là rất cần thiết, đặc biệt là cho tiết dạy khơng có đồ dùng, bên cạnh đó cần có
sự kết hợp giới thiệu các câu truyện lịch sử liên quan đến chương trình, thơng qua đi
tham quan các di tích lịch sử ở địa phương, đi du lịch, tham quan các khu di tích lịch
sử quốc gia, xem tư liệu lịch sử, xem phim lịch sử,…. Qua đó giúp các em dễ hình
dung và cảm nhận tốt về lịch sử, tránh sự khơ khan, gị bó,….


- Phương pháp này áp dụng cho các bài học trong SGK lớp 6.
<b>2. Hoạt động dạy học với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:</b>


Trong quá trình dạy học việc sử dụng phương pháp và các kỹ thuật tích cực để
dạy học gồm có nhiều hoạt động nhưng đối với bài Cuộc khởi nghĩa Hai Bà


Trưng(năm 40) chỉ áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:


<b>VD: Phần 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi?</b>


Trong nội dung này áp dụng kĩ thuật động não, kết hợp phương pháp trả lời
vấn đáp, thảo luận nhóm, giáo dục bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên,….với
các hoạt động cá nhân, cặp, nhóm,…



- Hãy cho biết tình hình nước ta vào năm 179 TCN?


-> Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao
Chỉ và Cửu Chân.


- Đến năm 111 TCN nuớc ta có gì thay đổi?


-> nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Việc nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao
nhằm âm mưu gì?


-> nhằm xóa tên nước ta biến thành quận, huyện của Trung Quốc.
- Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị thời Hán?


-> Thể hiện người Hán là chủ, quyết định về các mặt,….
- Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bốt lột như thế nào?


- Bắt dân ta phải nộp thuế nhất là thuế muối và thuế sắt. Hằng năm phải lên
rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi
mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Họ còn đưa người Hán sang ở các quận Giao
Chỉ, Cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.


- Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao nhằm mục đích gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>VD: Phần 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?</b>


Trong nội dung này áp dụng kĩ thuật động não, kết hợp phương pháp trả lời
vấn đáp, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy, trình bày trên lược đồ,,…. với các hoạt động
cá nhân, cặp, nhóm,…



- Hãy cho biết ngun nhân cuộc khởi nghĩa?


-> Do chính sách đơ hộ và cai trị hà khắc của nhà Hán, nhân dân ta không
chịu nổi, họ đã vùng lên đấu tranh.


- Hãy nêu đôi nét về gia thế của Hai Bà Trưng và Thi Sách?


-> Hai Bà Trưng là con gái của Lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương ở
huyện Mê Linh. Thi sách là con trai Lạc tướng huyện Chu Diên.


- Qua 4 câu thơ của trên SGK, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
-> Giành lại độc lập cho Tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp của vua Hùng


- Theo em, việc khắp nơi đều kéo qn về Mê Linh nói lên đều gì?
-> Thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù,…..


- Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trên lược đồ?
-> Hs kết hợp thông tin trên chữ thể hiện trên lược đồ.
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?


-> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. Khôi phục độc lập dân tộc sau hơn
hai thế kỷ bị đô hộ.


- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?


-> Sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, sự ủng hộ của nhân dân,....
- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?


-> Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất quật cường của dân tộc ta.


- Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy


- Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói
lên điều gì?


-> Thể hiện lòng biết ơn, học tập ở nơi họ trong quá trình xây dựng và bảo vệ
đất nước.


<b> 3. Bài học kinh nghiệm:</b>


-Trước khi lên lớp, giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy có như
thế thì hệ thống kiến thức, kĩ năng của giáo viên được củng cố và nâng cao.


- Kết hợp tốt các phương pháp dạy học và nội dung lồng ghép phải phù hợp.
Tạo ra một giờ học thật thoải mái, nhẹ nhàng, không gượng ép học sinh.


- Để giúp học sinh nâng cao ý thức học tập thì người giáo viên phải có tâm
huyết, yêu nghề. Biết gợi mở động viên kịp thời để học sinh ham học hơn. Nắm bắt
được đối tượng học sinh và tình hình thực tế ở địa phương từ đó đưa ra biện pháp
khắc phục.


- Việc kiểm tra đánh giá phải thường xuyên, hệ thống câu hỏi phải phù hợp
từng đối tượng, vừa phát huy tính tích cực của Hs khá giỏi, vừa tạo điều kiện cho Hs
đại trà đạt kết quả theo yêu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Phương pháp dạy học rất đa dạng, có tầm quan trọng trong quá trình dạy học,
người giáo viên phải biết lựa chọn nghiên cứu, phối hợp các phương pháp dạy học
sao cho phù hợp với mục tiêu chung của bài học, gây hứng thú, từ đó đi đến chủ
động học tập, tìm tịi sáng tạo và thêm u thích mơn học.



-

Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc


nâng cao chất lượng bộ mơn. Chính vì vậy, địi hỏi người giáo viên phải khơi gợi
tính tích cực của học sinh, phải thực sự tâm huyết, phải tìm tịi, nghiên cứu, đầu tư
vào bài giảng và vận dụng các phương pháp sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng
học sinh.


- Tạo sự hứng thú học tâp cho các em, có hứng thú thì mới phát huy được tính
tích cực, chủ động học tập, phát triển tư duy sáng tạo, khắc sâu kiến thức và từ đó sẽ
nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử.


- Chuyên đề này về mặt nội dung cũng như hình thức chắc chắn cịn nhiều hạn
chế, rất mong được lãnh đạo, hội đồng bộ môn, cũng như đồng nghiệp đóng góp để
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho huyện nhà.


<b>IV. KIẾN NGHỊ:</b>


- Trang bị thêm những tư liệu bằng kênh hình, những tư liệu làm phim gắn
liền với sự kiện lịch sử, các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa,....


- Trang bị thêm các tài liệu lịch sử cho Gv và Hs đọc tham khảo, các sách
nâng cao,....


</div>

<!--links-->

×