Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THAM LUAN KHOI 4 1718

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.43 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM LUẬN KHỐI 4</b>




<i><b>PHẦN I : BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CÁC CẤP</b></i>
<i><b> </b>Kính thưa: - Quý vị đại biểu.</i>


<i> - Thưa đoàn chủ tịch.</i>
<i> - Toàn thể hội nghị.</i>


Phong trào thi giáo viên giỏi nhằm thúc đẩy phát triển chất lượng dạy học trong nhà trường. Những
giáo viên giỏi các cấp là những nhân tố nòng cốt trong tất cả các hoạt động dạy học và các phong trào
khác trong nhà trường. Họ là những nhân tố tích cực, có tầm ảnh hưởng lớn trong trường, là những
yếu tố nhằm góp phần đưa chất lượng giáo dục của học sinh ngày một đi lên.


Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường là hoạt động trọng điểm của công tác chuyên môn và được tổ chức
mỗi năm một lần. Việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp đã được cụ thể hóa ở Thơng tư số 21 /
2010/TT-BGDĐT ngày 20 /7 /2010. Nhằm nâng cao chất lượng hội thi GVG các cấp, tổ khối 4 chúng
tôi nhã ý đưa ra 1 số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hội thi như sau:


1. Phát huy hiệu quả việc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường


Hội thi được tổ chức 2 phần, phần thi thực hành 2 tiết (tiết tự chọn và 1 tiết bốc thăm). Để đạt được
yêu cầu của vòng thi này giáo viên cần chuẩn bị một tiết dạy hay nhất có thể. Sự chuẩn bị chu đáo có
quyết định lớn sự thành công trong tiết dạy và tạo cho giáo viên một thói quen tốt đó là phải ln có sự
chuẩn bị chu đáo cho tất cả các cơng việc của mình. Phần thi lý thuyết là một nội dung không thể thiếu
trong mỗi đợt thi giáo viên dạy giỏi. Nội dung thi lý thuyết thúc đẩy giáo viên tự tìm tịi học hỏi,
nghiên cứu các thông tư, văn bản liên quan đến giáo dục. Đây là nội dung kiểm tra hiểu biết của mỗi
giáo viên.Thi lý thuyết thường bao gồm 2 phần đó là các kiến thức hiểu biết về các vấn đề xã hội, giáo
dục và các kiến thức, kỹ năng sư phạm...


Khi giáo viên đã đạt được các kỹ năng nhất định ở vịng thi cấp trường thì chun mơn sẽ khuyến


khích họ nên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Đây là một lần va chạm, thử sức và cũng
là một lần học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho GV.


Trong thời gian qua, trường ta có số lượng tham gia hội thi GVG cấp tp khơng nhiều, chỉ có một số ít
những giáo viên dạn dày kinh nghiệm và đã có thành tích tham gia thi cấp tp. Hoạt động trên khơng có
sức lan tỏa mạnh nên nhiều GV ngại tham gia . Phần lớn giáo viên trong trường bằng lòng với hiện tại,
ngại va chạm, ngại khó khi phải đi thi,1 số GV do tuổi cao, do tính rụt rè nên hay mặc cảm, không tự
tin, không muốn tham gia dự thi mặc dù kỹ năng sư phạm tốt, có năng lực chun mơn, dạy học có
chất lượng… thực trạng đó làm hạn chế số lượng tham gia hội thi GVG cấp tp. Vì thế để nâng cao chất
lượng hội thi, cần:


2. Bồi dưỡng các kỹ năng dự thi GVG cấp thành phố


Thứ nhất là viết sáng kiến kinh nghiệm, GPHI. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm & GPHI đã được
chuyên môn hướng dẫn rất cụ thể. GV cần chủ động thời gian đầu tư nghiên cứu và trình bày những
kinh nghiệm giảng dạy sát với thực tế và đề tài có nội dung hồn chỉnh, có hiệu quả áp dụng.


Thứ hai, đó là chuẩn bị cho các kiến thức thi lý thuyết. Tất cả giáo viên dự thi đều cần được đảm bảo
có tài liệu để học tập. Đó là các văn bản pháp luật, các văn bản liên quan đến giáo dục. Những tài liệu
hay, thiết thực luôn cập nhật những văn bản giáo dục mới và các nội dung, phương pháp mới như Báo
Giáo dục và thời đại, Thế giới trong ta và một số báo điện tử hay các diễn đàn về giáo dục


khác… Giáo viên phải chăm đọc, chăm tìm hiều và cần tự trang bị cho mình các kiến thức cơ bản hiện
nay như thế nào là dạy học tích cực, thế nào là dạy học phân hóa, dạy học thế nào để phát huy tính chủ
động, sáng tạo của học sinh, dạy học thế nào để có tiết học nhẹ nhàng nhất, tự nhiên nhất và hiệu quả
nhất,...


Thứ ba là chuẩn bị các tiết thực hành


Các tiết thực hành thể hiện được trình độ tay nghề của giáo viên. Đây là thước đo hiệu quả nhất trình


độ chun mơn của giáo viên bởi điều quan trọng cuối cùng của người giáo viên là chất lượng của học
sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

lúc nào của học sinh trong tiến trình tiết dạy. Và muốn có tiết dạy thành cơng thì điều quan trọng nhất
là giáo viên phải dạy một tiết “dạy thật”. Đó khơng phải là một tiết biểu diễn, tuyệt đối không phải là
một tiết phô diễn mà phải thực sự dạy theo đối tượng học sinh. Một tiết dạy được chuẩn bị kỹ càng,
giáo viên bình tĩnh, tự tin lên lớp với một tâm thế thoải mái thì chắc chắn sẽ thành công.


Phong trào tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp là một việc làm thường xuyên, là hoạt động chuyên
môn quan trọng nhất, thiết thực nhất. Nó giúp mỗi giáo viên có ý chí phấn đấu hơn, tự tin hơn trong
nghề. Từ đó họ càng yêu nghề, tận tâm và gắn bó hơn với cơng việc.


Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường phải khẳng định là phụ thuộc vô cùng lớn vào đội
ngũ giáo viên, đội ngũ giáo viên tốt sẽ cho ra một thế hệ học trị tốt. Vì vậy, u cầu cấp bách hiện nay
đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải trau dồi nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn.


Muốn xây dựng một môi trường học tập tốt, nâng cao chất lượng dạy- học của thầy và trị, khơng gì
quan trọng hơn là phải nâng cao trình độ người thầy về mọi mặt, rèn luyện phẩm chất chính trị vững
vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đồn kết tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, trong đó yêu cầu quan trọng
nhất là phải rèn luyện tay nghề, phải rèn luyện kỹ năng sư phạm để dạy giỏi, dạy tốt


<b> PHẦN II: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG NGLL</b>


Cùng với các môn học trên lớp, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có vai trị giúp cho học sinh được
củng cố, mở rộng, khắc sâu một số kiến thức cơ bản đã được học qua các mơn văn hố, rèn luyện sức
khỏe, nâng cao thể lực, phát triển nhận thức về một số lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Thông qua các hoạt động này, hình thành cho học sinh những kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao
tiếp ở mức độ phù hợp với lứa tuổi Có thể nói Hoạt động GDNGLL là sự nối tiếp bổ sung hoạt động
trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn. Đó cũng là mục tiêu của mỗi nhà trường, giáo viên


chủ nhiệm đang hàng ngày miệt mài phấn đấu để đạt được. Do đặc điểm về tâm lý, bản chất việc học
của học sinh Tiểu học “học mà chơi, chơi mà học” là đặc trưng cơ bản cho mọi hoạt động học tập, lao
động, vui chơi giải trí và cũng là yêu cầu quan trọng khi mà chúng ta đang hướng vai trò trung tâm
của học tập, tự rèn luyện lại là chính các em. Bên cạnh đó, việc đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng
dẫn mới hiện nay lại càng quan trọng với mục đích “ giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia
đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến
bộ”. Vì thế, ngồi việc học tập trên lớp, việc tổ chức hoạt động GDNGLL cho học sinh Tiểu học là
một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được, địi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có các giải pháp
để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và rèn luyện học sinh. Với kinh nghiệm công tác, tổ khối 4 chúng
tôi xin được đề ra một số giải pháp cơ bản đối với giáo viên chủ nhiệm với hoạt động GDNGLL cho
học sinh như sau:


<b>Thứ nhất</b>: Mỗi giáo viên tự trang bị cho mình về nội dung hoạt động GDNGLL, về vị trí, vai trò, chức
năng nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh lớp chủ nhiệm. Thực hiện đúng các nội dung hoạt động GDNGLL do nhà trường tổ chức.


<b>Thứ hai:</b> Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động của Hội đồng tự quản lớp chủ nhiệm. Theo đó, giáo viên
chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn bồi dưỡng và giáo dục Hội đồng tự quản cũng
như học sinh trong lớp có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, tự học tập trên
lớp. Học sinh phải hiểu được tham gia hoạt động ngồi giờ lên lớp chính là quyền lợi và cũng là trách
nhiệm của mỗi học sinh. Bồi dưỡng cho Hội đồng tự quản về năng lực tổ chức, điều hành, hướng dẫn,
quản lí tập thể lớp; rèn tính chủ động, tự giác, tính tập thể, tính sáng tạo trong tham gia hoạt động
ngoài giờ lên lớp.


<b>Thứ ba</b>: Ngay trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức, phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính chủ động học tập của mọi đối tượng học sinh. Đây là nên tảng cơ bản, là
động lực quan trọng để thúc đẩy tất cả học sinh trong lớp mạnh dạn tham gia các hoạt động khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Việc tổ chức các hoạt động GDNGLL phải mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt (về thời điểm, thời
lượng hoạt động, quy mô hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, hình thức tổ chức hoạt động, lực


lượng giáo dục tham gia hoạt động ,…)


- Các nội dung hoạt động GDNGLL mang tính tích hợp nhiều mơn học, nhiều lĩnh vực đời sống XH.
- Hoạt động GD NGLL tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, thực hành những kiến thức, kỹ năng
đã học vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ như: Thi tìm hiểu (dưới nhiều hình thức cụ thể như hình thức
Rung chng vàng); thi văn nghệ, thể dục, thể thao; thi khéo tay hay làm; tổng vệ sinh trường, lớp;
trang trí lớp học, trường học; trồng cây, chăm sóc cơng trình măng non, trồng hoa ở nơi ở; trang
hoàng, bày biện nhà cửa; làm đồ chơi, đồ dùng đơn giản từ các phế liệu ( que kem, vỏ hộp, vỏ lon,
giấy báo cũ,...)


- Quá trình tổ chức tập thể cần phải tạo cơ hội cho học sinh được tự khẳng định bản thân; được phát
triển tiềm năng của bản thân.


- Các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng của hoạt động GD NGLL giúp chuyển tải các nội dung
giáo dục tới HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn.


<b>Thứ năm:</b> Cần phải đánh giá nghiêm túc về hoạt động GDNGLL. Khi đánh giá kết quả hoạt động
GDNGLL của học sinh cần tập trung vào các yêu cầu: nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng hoạt
động tập thể và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng thái độ tích cực hoạt động. Đây là nội dung cực kỳ
quan trọng mà giáo viên cần dựa vào để đánh giá năng lực học sinh Tiểu học theo Thông tư
22 /2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá học sinhTiểu học hiện nay.
Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý về hình thức đánh giá đó là: Phải kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh,
đánh giá của tập thể học sinh và đánh giá của giáo viên hoặc tổng phụ trách Đội (qua quan sát hoạt
động của HS và đánh giá trên sản phẩm hoạt động của các em). Muốn làm tốt điều này, đòi hỏi giáo
viên phải thường xuyên theo dõi, quan sát, bao quát toàn bộ mọi hoạt động của các em.


<b>Thứ sáu: </b>Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường về
việc nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để phục vụ cho hoạt động GDNGLL; đẩy mạnh
công tác thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể thực hiện tốt hoạt động này.



Trên đây là một số giải pháp cơ bản về việc tổ chức các hoạt động GDNGLL có hiệu quả nhằm phối
hợp với học trên lớp để đánh giá chính xác về năng lực, phẩm chất học sinh. Tuy nhiên trong điều kiện
cơ sở vât chất, trang thiết bị dạy học ở nhà trường cịn khó khăn nhất định, cơng việc của giáo viên
hiện nay cũng khá vất vả. Vì thế rất mong muốn mỗi giáo viên chủ nhiệm và Tổng Phụ trách Đội phải
nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động GDNGLLđể giúp học sinh
phát triển tồn diện theo đúng nghĩacủa nó.


<i><b>Trên đây là tham luận của tổ khối 4 về công tác tham gia hội thi GVG các cấp và biện pháp</b></i>
<i><b>nâng cao chất lượng HOẠT ĐỘNG GDNGLL nhằm góp phần nhỏ bé trong việc thực hiện </b></i>
<i><b>nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của trường ta thành công. Rất kính mong sự góp ý xây </b></i>
<i><b>dựng của BGH và các đờng nghiệp để tổ khối chúng tôi làm tốt hơn và chỉnh chu hơn. </b></i>
<i><b>Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, chúc hội đồng sư phạm Lộc Châu 2 </b></i>
<i><b>gặt hái được những thành tích cao trong năm học này, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.</b></i>
<i><b> </b>Lộc Châu, ngày tháng năm 2017</i>


<i> Người trình bày</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×