Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Ki nang va phuong thiet ke bai giang dien tu PPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ GIA MẬP TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT. Đề tài:. MỤC LỤC - Lời giới thiệu PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử đề tài. Họ và Tên: Trình Hữu Dương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2014-2015. Phú Văn, ngày 06/02/2015.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.Giới 4. 5.. hạn Nhiệm Phương. đề vụ pháp. tài đề nghiên. tài cứu. PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1 THỰC TRẠNG KĨ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ POWERPOINT MÔN LỊCH SỬ 1.1 Thực trạng việc thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint ở trường THCS hiện nay 1.2 Nguyên nhân, giải pháp kĩ năng và phương pháp thiết bài giảng điện tử Powerpoint môn Lịch sử ở trường THCS.. 1.3 Một số điểm mới trong kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint môn lịch sử ở THCS. Chương 2: MỘT SỐ KĨ NĂNG VẬN DỤNG KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PPT MÔN LỊCH SỬ THCS. 2.1 Kĩ năng sử dụng và giải quyết “kênh chữ” trong thiết kết bài giảng điện tử Powerpoint. 2.2 Kĩ năng sử dụng và giải quyết số liệu, sự kiện lịch sử bằng bảng biểu, lược đồ để khai thác kiến thức. 2.3 Kĩ năng sử dụng âm thanh, hình ảnh, phim tư liệu trong thiết kế bài giảng điện tử. 2.4 Kĩ năng sử dụng bài tập trong thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint 2.5 Kĩ năng sử dụng trò chơi trong thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ 3.1 Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint. 3.2 Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng bài giảng điện tử Powerpoint trong dạy học Lịch sử. 3.3 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint 3.4 Thực hành thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint môn Lịch sử ở trung học cơ sở. 3.4 Kết quả thực nghiệm 3.5 Bài học kinh nghiệm 1.. PHẦN III: KẾT LUẬN Kết. 2. Những kiến nghị, đề xuất PHỤ LỤC - CD thiết kế một số bài giảng điện tử (đính kèm). luận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tài liệu tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Lời giới thiệu Kính thưa quý thầy cô giáo! Cùng với sự đổi mới đất nước, ngành giáo dục ra sức đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước. Xuất phát từ lòng yêu nghề tâm huyết với nghề bản thân mong muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh do đó luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học tích cực nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin xây dựng bài học phát huy tính tích cực chủ động tự giác sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn lịch sử, giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học , vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động vào tâm lí tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập. Trên tinh thần đó cá nhân tôi viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử trong môn Lịch sử” với mục tiêu như sau: Trình bày một số kĩ năng trong thiết kế bài giảng nhằm khắc phục một só hạn chế thường gặp trong bài giảng điện tử hiện nay. Xây dựng được quy trình thiết kế bài giảng điện tử và một số yêu cầu cần tuân thủ khi thiết kế bài giảng. Thực hành vận dụng thiết kế một bài giảng mẫu. Hy vọng rằng đề tài này có thể giúp ích cho quý thầy cô trong công tác soạn giảng, nâng cao tay nghề, học sinh ngày càng yêu thích học tập môn Lịch sử. Cuối cùng cá nhân tôi xin cảm ơn sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp và học sinh để đề tài này ngày càng thiết thực hơn có ích hơn. Xin chân thành cảm ơn! Phú văn, ngày 02 tháng 02 năm 2015 Trình Hữu Dương.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Là một giáo viên tâm huyết với nghề tôi luôn mong muốn những giờ học Lịch sử của mình học sinh học tập hứng thú tích cực xây dựng bài, chất lượng giờ học đạt hiệu quả cao. Từ thực tế dạy học nhiều năm tôi đã ấp ủ những kinh nghiệm của bản thân về những kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint để nhằm trao đổi cùng với đồng nghiệp với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng bộ môn và vai trò môn học của mình trong tâm thức của học sinh. Thứ đến là xuất phát từ thực tế giảng dạy và quá trình công tác bản thân đã chứng kiến một số giáo viên khi trình chiếu bài giảng điện tử còn nhiều hạn chế, giờ học thụ động, chưa đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mĩ, tính nhất quán và logic của tiết dạy. Xuất phát từ thực tế giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo con người phát triển tồn diện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng Cơng nghệ thơng tin (CNTT) vào giảng dạy đã được đề cập rất lâu và rất cụ thể trong các Chỉ thị về giáo dục như: Chỉ thị 29 về việc"Ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục" . Hay “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn ”. Đặc biệt trong năm học 2008 – 2009 triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 với chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, năm 2014-2015 tiếp tục hưởng ứng các cuộc vận động trong nghành giáo dục trong đó phải kể đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo bước đột phá đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo dục và đào tạo. Đặc biệt trong xu thế hội nhập nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đi đôi với phát triển kinh tế còn phát triển con người Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam là rất cần thiết , điều đó đòi hỏi giáo viên trong đó có giáo viên lịch sử không ngừng đổi mới phương pháp dạy học làm cho học sinh hứng thú say mê học tập lịch sử hiểu sâu sắc hơn về cuội nguồn. Muốn vậy phải hình thành các năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự khẳng định mình, năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở kiến thức – kĩ năng tiếp thu được học sinh tự học và lao động suốt đời do vậy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “ Kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint môn Lịch sử THCS”, nhằm tổ chức các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, với các hình thức tổ chức phong phú, gây hứng thú và niềm đam mê học Lịch sử tới học sinh.. 2. Lịch sử đề tài: Thực tế Kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử được viết rất nhiều dưới đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhưng chủ yếu thiên về hướng dẫn kĩ thuật sử dụng vi tính chưa chú trọng chiều sâu về những kĩ năng thiết kế và phương pháp thiết kế do vậy chất lượng bài giảng điện tử còn có những hạn chế. Một số tài liệu đã được đề cập đến như: - Giáo trình thiết kế bài giảng điện tử - NXB GD, 2008.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -. Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ giáo viên THCS , NXB GD, 2011 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử.. 3. Giới hạn đề tài: Nghiên cứu, trình bày một số kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử PowerPoint Trình bày phương pháp thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint. 4. Nhiệm vụ đề tài: Thứ nhất là đưa ra được một số kĩ năng vận dụng trong thiết kế bài giảng điện tử nhằm tối ưu hóa kiến thức giúp học sinh học tập chủ động có sự tương tác cao giữa thầy và trò, khắc phục những hạn chế thường gặp trong bài giảng điện tử. Thứ hai: Xây dựng chi tiết phương pháp vận dụng từng kĩ năng tương ứng với từng đơn vị kiến thức, xây dựng một số kĩ năng xử lí phù hợp với từng loại bài dạy, hướng dẫn chi tiết đối với từng trường hợp cụ thể, điều này góp phần nâng cao tính chủ động trong thiết kế bài giảng điện tử của giáo viên, tạo ra cơ sở lí luận và thực tiễn để giáo viên thiết kế được những bài giảng có chất lượng tốt. Thứ ba: Xây dựng phương pháp thiết kế một bài giảng điện tử trong Powerpoint đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính logic, tính thẩm mĩ, mang lại giờ học đạt kết quả tốt nhất.. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp luận khoa học mác –xít, đứng vững trên quan điểm lập trường chủ nghĩa Mác –Lê nin, đường lối chủ trương của Đảng nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan. Từ đó sưu tầm thu thập tư liệu có liên quan, đọc và ghi chép tài liệu sau đó tổng hợp phân loại tư liệu, tiến hành xử lí tư liệu, phân tích biện chứng để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. Từ cơ sở lí luận đến thực tiễn tiến hành thiết kế một bài giảng điện tử Ms.PowerPoint đối với môn Lịch sử, từ bài giảng điện tử được thiết kế trên cá nhân dạy trên lớp với sự góp ý của đồng nghiệp và căn cứ kết quả học tập của học sinh từ đó hoàn thiện bài giảng thuyết phục, hiệu quả cao. Rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tiến hành khảo sát kết quả thực hành bằng phương pháp điều tra (Test), để phân tích kết quả đạt được..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1 THỰC TRẠNG KĨ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ POWERPOINT MÔN LỊCH Ở THCS. 1.1 Thực trạng việc thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint ở trường THCS hiện nay. Thực tế việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử Powerpoint có những bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên còn mang tính chiều rộng, chưa có chiều sâu, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin đa số giáo viên đã tiếp cận với bài giảng điện tử, tuy nhiên sự đầu tư chưa cao, chủ yếu là trình diễn, nhiều bài giảng mang tính thụ động giáo viên còn lúng túng khi điều khiển trình chiếu, phần nhiều giáo viên thường tải trên mạng về một số thì chỉnh sửa, một số thì sử dụng luôn nên chất lượng giảng dạy chưa cao. Nhiều bài giảng điện tử giáo viên tự thiết kế còn nhiều hạn chế, như không đảm bảo tính sư phạm: học sinh không quan sát được do chữ quá mờ-nhỏ, tranh ảnh nhiều hoặc cỡ nhỏ, hoặc giáo viên tự ý kéo hình không giữ nguyên kích cỡ làm biến dạng hình ảnh ban đầu. Nhiều bài giảng điện tử học sinh không theo kịp nội dung do giáo viên thiết kế bài giảng không đảm bảo tính logic các đề mục bài học. Bài giảng điện tử mang tính thụ động, sự tương tác giữa học sinh với bài giảng chưa cao. 1.2 Nguyên nhân, giải pháp kĩ năng và phương pháp thiết bài giảng điện tử Powerpoint môn Lịch sử ở trường THCS. a. Những nguyên nhân cơ bản Thứ nhất : Giáo viên chưa qua một lớp hoặc được học về phương pháp thiết ké bài giảng điện tử mà chủ yếu là tự tìm hiểu, sử dụng bài giảng điện tử mang tính phong trào, việc thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử chưa thường xuyên, mang tính tự phát, hay chỉ biểu diễn một số tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi nên chưa phát huy hết ưu điểm của bài giảng điện tử Powerpoint Thứ hai: Việc thiết kế và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong bài giảng điện tử còn mang tính phong trào, giáo viên chỉ thiết kế khi thao giảng hoặc trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, nên chưa mang tính thường xuyên và chưa trở thành kĩ năng kĩ xảo trong việc thiết kế bài tập trong bài giảng. Thứ ba: Nhiều giáo viên còn chậm trễ trong việc thay đổi quan điểm dạy học lối cũ, ngại đổi mới, chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của Công nghệ thông tin trong giáo dục nói chung và dạy học nói riêng do đó một số giáo viên quan điểm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn lệch lạc, dẫn đến hiểu biết về tin học còn hạn chế, thường nếu có thì bắt trước hoặc sửa chữa bài giảng có sẵn trên mạng hoặc của đồng nghiệp. Thứ tư: Động lực cho việc đổi mới trong tư duy, cũng như đổi mới phương pháp dạy học, động lực dạy học có phần suy giảm trong một bộ phận giáo viên do đời sống còn khó khăn, vị trí của giáo viên trong xã hội có nhiều biến động, thái độ học tập của học sinh chưa đúng đối với bộ môn lịch sử. b. Giải pháp - Từ thực tế trên và những kinh nghiệm của bản than đa đưa ra một số giải pháp như: Viết các đề tài sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn kĩ thuật vi tính cho đồng nghiệp + Thiết kế xây dựng một số kĩ năng phát huy hiệu quả trong bài giảng điện tử Powerpoint, khắc phục những hạn chế mà giáo viên thường mắc phải. + Đề ra những yêu cầu cần tuân thủ khi thiết kế bài giảng điện tử, trình bày những ưu điểm và hạn chế của bài giảng điện tử từ đó phát huy cái tốt hạn chế những khuyết điểm,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Đưa ra được phương pháp thiết kế bài giảng điện tử và thực hành thiết kế một bài giảng điện tử mẫu nhằm cùng đồng nghiệp tham khảo. 1.3 Một số điểm mới trong kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint môn lịch sử ở THCS. - Đưa ra một số kĩ năng khắc phục những hạn chế thường gặp trong bài giảng điện tử. -Thiết kế bài giảng có sự tương tác cao, tăng tính chủ động giữa dạy và học - Đưa ra được mô hình mẫu cho bài giảng điện tử - Đưa ra được phương pháp thiết kế bài giảng điện tử phù hợp với đặc trưng bộ môn.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chương 2: MỘT SỐ KĨ NĂNG VẬN DỤNG KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PPT MÔN LỊCH SỬ THCS. 2.1 Kĩ năng sử dụng và giải quyết “kênh chữ” trong thiết kết bài giảng điện tử Powerpoint. Một số bài có dung lượng kiến thức nhiều giáo viên thường hay lạm dụng trình chiếu nhiều chữ, điều này gây nhàm chán trong tiết học, học sinh ghi nhớ một cách máy móc, hoặc cặm cụi ghi bài mà không theo được lời giảng của giáo viên. Để khắc phục tình trạng đó ta cần sử dụng kĩ thuật sau: Đối với nội dung đề mục có dung lượng kiến thức nhiều nội dung để giảm bớt trình chiếu chữ tăng khả năng tư duy cho học sinh giáo viên nên chuyển từ dạng trình chiếu chữ sang sơ đồ, bản đồ tư duy với ngôn ngữ cô đọng nhất, làm được điều này sẽ tránh tình trạng chuyển từ “ đọc chép” sang “ nhìn chép”, nếu chuyển các đơn vị kiến thức qua dạng sơ đồ buộc học sinh phải tư duy vì nếu học sinh giải thích được sơ đồ kiến thức học sinh sẽ hiểu bài đồng thời học sinh có biểu tượng nhớ lâu. - Để giải quyết vấn đề trên chúng ta có các cách sau: + Sử dụng sơ đồ tổ chức trong Powerpoint để thể hiện nội dung kiến thức + Sử dụng hình ( graphic) trong Ms PowerPoint để biểu diễn nội dung + Sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện kiến thức. Ví dụ dạy bài 2 “ Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794” mục III. Sự phát triển của Cách mạng. gồm những nội dung: - Chế độ quân chủ lập hiến ( 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792) - Bước đầu nền cộng hòa ( từ ngày 21-9-1792 đến ngày 2-6-1793) - Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh ( từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794) Nếu bình thường giáo viên giảng giải và kết luận theo kiểu vấn đáp và trình chiếu “kênh chữ” sẽ không đảm bảo thời gian và học sinh ghi nhớ kiến thức sẽ rất khó khăn. Vậy để giải quyết và xử lí vấn đề trên ta sẽ yêu cầu học sinh vẽ Sơ đồ phát triển cách mạng tư sản Pháp (H1).. H.1.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm với thời gian nhất định sau đó yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ, từ đó học sinh hình thành kĩ năng vẽ sơ đồ vừa nắm được kiến thức. Hoặc giáo viên yêu cầu từng học sinh vẽ ra giầy và trình chiếu đáp án, học sinh đổi chéo sơ đồ cho nhau để học sinh tự chấm điểm điều đó giúp học sinh tự đánh giá lẫn nhau.. 2.2 Kĩ năng sử dụng và giải quyết số liệu, sự kiện lịch sử bằng bảng biểu, lược đồ để khai thác kiến thức. Đối với những đơn vị kiến thức nhiều số liệu, hoặc có số liệu thì giáo viên nên trình chiếu bảng biểu thể hiện số liệu từ đó căn cứ vào số liệu yêu cầu học sinh nhận xét, từ nhận xét đó giáo viên kết luận kiến thức. vd bài 28 “ Xây dựng xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và ngụy quyền ở miền Nam 1954-1965” tiết thứ hai – lịch sử 9. Để khai thác quá trình lập ấp của Mĩ-Ngụy và đấu tranh phá ấp chiến lược của quân dân ta. Giáo viên sử dụng biểu đồ sau ( H.2). Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, quan sát và nhận xét cuộc đấu tranh giữa lập ấp và phá ấp? Đối với đơn vị kiến thức có nhiều sự kiện giáo viên sử dụng bảng thống kê yêu cầu học sinh điền sự kiện vào thời gian sao cho phù hợp: vd Cách mạng tháng 8 ls 9. Đối với đơn vị kiến thức cần sử dụng sơ đồ để kiến thức để kết luận nội dung mới thì giáo viên nên sử dụng vì qua sơ đồ học sinh nắm vững kiến thức hiểu và đưa ra nhận xét đúng từ đó học sinh nhớ lâu hơn H.2 Ví dụ: Bài 17 lịch sử 8 mục II. Sơ đồ sản xuất thép của Anh và Liên xô 1929-1933 (H.3) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và đặt câu hỏi: Qua sơ đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929-1931? Qua câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến kết luận hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.. 2.3 Kĩ năng sử dụng âm thanh, kênh hình , phim tư liệu trong thiết kế bài giảng điện tử. Âm thanh, hình ảnh, phim tư liệu có giá H.3 trị rất lớn trong việc hình thành cảm xúc, biểu tượng lịch sử trong quá trình giảng dạy lịch sử. Tuy nhiên việc sử dụng âm thanh, hình ảnh, phim tư liệu phải hợp lí, cần tuân thủ yêu cầu sau: + Sát với nội dung bài học, mục tiêu bài học, gắn liền với thực tiễn. + Sử dụng phải hợp lí: về thời gian sử dụng, kích thước, dung lượng đảm bảo tính sư phạm, tính trực quan, tính vừa sức đối với học sinh và nội dung bài học - Đối với âm thanh là kênh nghe dễ đi vào lòng người đặc biệt là trong giảng dạy môn lịch sử ví dụ như: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, các bài.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> hát cách mạng: Câu hò bên bờ Huyền Lương, bài 19 tháng 8, Giải phóng Điện Biên, Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh…Ví dụ dạy bài 27 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) tại phần Chiến dịch Điện Biên Phủ để thấy được khí thế và sự vất vả khó khăn chuẩn bị cho chiến dịch giáo viên cho học sinh nghe và xem phim tư liệu có đoạn “Hò kéo pháo”, từ đó cho học sinh thấy được sự quyết tâm của quân và dân ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. - Kênh hình là đồ dùng trực quan có vai trò và tầm quan trọng trong việc hình thành biểu tượng lịch sử, việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ đúng lúc và vừa phải, sẽ phát huy tác dụng, ngược lại việc lạm dụng sử dụng không đúng lúc, đúng thời điểm, sử dụng quá nhiều sẽ có tác dụng ngược lại. - Phim tài liệu có giá trị lớn học sinh tiếp thu nguồn thông tin với giác quan, nhìn nghe lượng thông tin nhiều hơn, tuy nhiên việc sử dụng phim tư liệu cần chú ý đến những điểm sau: + Phải là nguồn phim tư liệu đáng tin cậy + Phim tư liệu phải phục vụ cho mục tiêu bài học + Trong một bài dạy, thời lượng của một đoạn phim tư liệu chỉ nên từ 1 phút đến 1 phút 30s. + Phim tư liệu phải đảm bảo tính sư phạm- rõ rang, học sinh quan sát được.. 2.4 Kĩ năng sử dụng bài tập trong thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint Việc sử dụng bài tập có ý nghĩa to lớn trong quá trình dạy giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành kĩ năng trả lời nhanh thực tế, rèn luyện kĩ năng làm bài, bài tập có sự tương tác cao sẽ làm cho lớp học sinh động. Để thiết kế và sử dụng bài tập lịch sử cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: Thứ nhất: Thiết kế bài tập lịch sử trong bài giảng điện tử phải đáp ứng được mục tiêu bài học, phù hợp với nội dung , đảm bảo tính vừa sức, phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh Thứ hai: Bài tập lịch sử phải đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh, tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự làm việc với bài tập, tự khám phá tri thức. Thứ ba: Bài tập lịch sử phải có sự tương tác cao giữa giáo viên H.4 và học sinh, giữa học sinh với học sinh, linh động tùy vào tình huống sư phạm mà giải quyết, tránh dạng bài tập khô cứng một chiều. Thứ tư: Thiết kế bài tập lịch sử phải đảm bảo tính trực quan, tính khoa học, tính sư phạm, tức là sự chính xác, màu sắc hài hòa, âm thanh vừa phải, đảm bảo tập trung về nội dung tránh phân tán tư tưởng học sinh khi làm bài, bài tập đảm bảo sự quan sát tối đa. Thứ năm: Sử dụng bài tập thực hành phải phù hợp đúng lúc, vừa phải, đảm bảo thời gian tiết học, tránh đưa quá nhiều bài tập thực hành lịch sử vào bài giảng, tùy theo từng đối tượng học sinh mà sử dụng các dạng bài tập phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ví dụ: Khi dạy bài 4-Các nước châu Á –lịch sử 9 để củng cố ý nghĩa sự ra đời nước CHND Trung Hoa giáo viên cho học sinh làm bài tập điền khuyết nhằm rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.(H.4). 2.5 Kĩ năng sử dụng trò chơi trong thiết kế và tổ chức dạy học Lịch sử Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho Học sinh tìm hiểu một vấn đề , thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc điểm sau: + Nội dung trò chơi gắn liền với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể. +Thường được diễn ra trong thời gian không gian nhất định của một giờ học. + Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi. Khác với trò chơi rèn luyện sức khỏe và giải trí, trò chơi học tập hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn liền với các nội dung học tập cụ thể H.5 của môn học, bài học lớp học. Ví dụ để dạy bài 12 “ Đời sống kinh tế văn hóa” phần II : “Sinh hoạt xã hội và văn hóa” giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ghép hình. Sau khi kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài mới giáo viên đặt yêu cầu “ Em hãy ghép những tấm hình sau thành một bức tranh hoàn chỉnh? Gợi ý “ Đây là một công trình kiến trúc độc đáo thời Lý”? Học sinh ghép xong được bức tranh “ Chùa một cột” giáo viên liên hệ và giới thiệu bài mới.(H.5). Chương 3 PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG MÔN LỊCH SỬ 3.1 Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thứ nhất : Giáo viên lên lớp sử dụng bài giảng điện tử chỉ xem nó là phương tiện kĩ thuật hỗ trợ chứ không thể thay thế giáo án. Thứ hai: Bài giảng điện tử giúp cho giáo viên giảm bớt thời gian ghi bảng cũng như thời gian chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực quan, các phương tiện, tuy nhiên nó không hoàn toàn thay thế việc sử dụng ghi bảng. Thứ ba: Khi soạn bài giảng điện tử phải căn cứ vào mục tiêu bài học xác định rõ nội dung trọng tâm của bài để đưa các đối tượng multimedia (tư liệu hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu…) vào bài học một cách hợp lí làm nổi bật nội dung bài giảng Thứ tư việc lựa chọn và thiết kế các nội dung các nội dung trên các trang phải đảm bảo tính khoa học; tính sư phạm, tính hệ thống, tính thẩm mĩ, tính logic. -Tính khoa học ở đây chính là sự chính xác về nội dung, thông tin trên Slide, thực tế cho thấy nhiều bài giảng đã tự ý thay đổi tỉ lệ kích cỡ ảnh làm biến dạng ảnh gốc, nội dung, số liệu sưu tầm trên internet phải xử lí so sánh, và có sự chọn lọc,.. - Tính sư phạm là các đối tượng trên slide nội dung bài giảng học sinh trong lớp đọc và quan sát được tốt nhất: + Chữ và hình phải đủ lớn để học sinh ngồi cuối lớp cũng có thể xem rõ, nếu không đảm bảo thì trình chiếu sẽ kém hiệu quả. Ở đây tôi xin đưa ra cỡ chữ tối thiểu là (font Size) 20, nên dùng font chữ cố định (Time New Romen), có thể sử dụng các chức năng đâm, nghiêng, không nên sử dụng chữ quá nhiều màu sắc tối đa chỉ 3 màu trở lại . Không nên dùng cỡ chữ quá lớn vì tốn diện tích slide. Không nên đưa quá nhiều đối tượng vào một Slide (khó chỉnh sửa) + Không nên dùng nhiều màu trong một Slide, biến Slide thành một bức tranh màu làm cho nội dung bị mờ nhạt đi. +Màu chữ và màu nền có độ tương phản càng cao càng tốt. Thường dùng những cặp màu như: nền trắngchữ đen; nền vàng chữ -chữ đen; nền xanh -chữ trắng; nền trắng – chữ xanh… ( thực tế nền trắng chữ đen hoặc xanh là tốt nhất). - Tính hệ thống là toàn bài giảng thường chia làm 3 phần rõ rệt (H6) : ( Riêng Slide mở đầu có lời chào mừng, giáo viên giảng dạy, lớp, đơn vị công tác và Slide kết thúc có lời cảm ơn) H.6 + Phần nội dung chính của Slide nội dung được thiết kế như sau: + Phần tiêu đề bài học (P1) ghi tên bài học bằng chữ in hoa + Phần đề mục và nội dung trọng tâm bài học, phần này các đề mục thường cố định không thay đổi đảm bảo tính logic bài học, giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài học (P2) + Phần thể hiện nội dung các đề mục bài học (P3), ở phần này thể hiện các hoạt động bài học thường xuyên thay đổi và không cố định ( trong trường hợp ở P3 không đủ hoặc phải trình diễn hai hoặc 3 đối tượng để quan sát so sánh thì lúc này giáo viên sử dụng một Slide riêng). Riêng phần P2 và P3 nên tận dụng hình, biểu tượng, phim tư liệu.. hạn chế dùng chữ vì chữ phải đọc mới hiểu, hình tượng tốt có thể nhìn là hiểu ngay. Nội dung trong các Slide chỉ là dàn ý trong quá trình dạy học, giáo viên càn sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học một cách tích cực để tăng tính chủ động của Hs trong quá trình dạy học. Lưu ý để chủ động thời gian giáo viên thiết kế thêm Slide dự bị đặt phía sau Slide kết thúc. 3.2 Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng bài giảng điện tử Powerpoint trong dạy học Lịch sử. a. Ưu điểm - Dễ dàng tìm kiếm nguồn tài liệu tranh ảnh tư liệu phong phú thông qua mạng internet..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp ( các thao tác khi sử dụng đồ dùng trực quan, vẽ hình, bảng biểu) - Hình ảnh sống động hấp dẫn, mổ tả những hình ảnh khó quan sát hoặc khó có thể nhờ các phương tiện khác. - Truyền tải được nhiều thông tin đến đến với học sinh, phát huy được tất cả các kĩ năng nghe, nhìn, nói, đọc, viết. b. Hạn chế - Để thiết kế được bài giảng điện tử có chất lượng yêu cầu giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều. - Khi thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint dễ bị lạm dụng kĩ thuật, không chú trọng đến nội dung truyền tải kiến thức 3.3 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint Việc đề ra quy trình thiết kế bài giảng điện tử có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của bài giảng điện tử. Quy trình thiết kế bài giảng điện từ có khá nhiều tài liệu đưa ra các cách khác nhau nhưng chung quy lại được chia làm 5 bước: - Bước 1. Nắm vững tiêu bài học + Yêu cầu giáo viên nghiên cứu sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định mục tiêu bài học: kiến thức, kĩ năng, tư tưởng +Xác định nội dung nào ứng với hoạt động nào + Trọng tâm bài học + Tài liệu tham khảo: thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng ao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. + Soạn giáo án ( kế hoạch dạy học) + Thiết bị dạy học hỗ trợ - Bước 2: Xây dựng kịch bản sử phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính + Giáo viên sử dụng các ứng dụng CNTT đưa các đối tượng lên Slide: kiến thức trọng tâm, sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, âm thanh, hình ảnh hay các đề mục…theo một quy trình chặt chẽ có logic, phù hợp với nội dung khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Dự kiến các hoạt động trong tiết học được thể hiện qua bảng sau:. Hoạt động-thời gian. Nội dung. Các đối tượng thể hiện trên máy tính. ( hình ảnh, phim, bảng biểu…) … … …. Đặt vấn đề … Hoạt động 1 … … … -Bước 3: Thiết kế kịch bản trên máy vi tính + Xử lí, chuyển các tư liệu nội dung, các đối tượng lên phần mềm thiết kế bài giảng điện tử Ms. Powerpoint ( có thể sử dụng thêm các thiết bị như : máy chụp hình, thiết bị kĩ thuật số, máy Scan, các phần mềm công cụ…) + Tiến hành thiết kế + Về trình độ tin học nếu giáo viên còn hạn chế thì cần sự hỗ trợ của người có trình độ tin học để bàn bạc thống nhất kịch bản…việc thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu phương tiện dạy học: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mĩ. Bước 4: Xem xét điều chỉnh, thể hiện thử ( hoặc dạy thử ) + Chạy thử trên máy vi vính nhằm chỉnh sửa những sai sót về nội dung, kĩ thuật, bổ sung, đối chiếu với giáo án để bổ sung vào kế hoạch sư phạm (nếu cần).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Dạy thử: Sau khi hoàn thiện giáo viên đưa ra dạy thử trước học sinh và giáo viên nhằm lấy sự góp ý của đồng nghiệp và xem phù hợp với trình độ của học sinh chưa về kiến thức, thời gian, hiệu quả bài dạy. + Sau khi hoàn thiện lưu bài giảng hoặc ghi bài giảng ra đĩa CD hoặc ổ cứng của máy vi tính. Bước 5: Viết bản hướng dẫn: + Kỹ thuật sử dụng ( cách mở đĩa, mở bài giảng, hoặc cách điều khiển đối tượng) + Ý đồ sư phạm của từng phần từng slide + Phương pháp dạy học, việc kết hợp hoặc sử dụng các phương tiện dạy học khác. + Phần việc của giáo viên và học sinh, sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh… 3.4 Thực hành thiết kế bài giảng điện tử Powerpoint môn Lịch sử ở trung học cơ sở. Nhằm thực hành thiết kế một bài giảng điện tử Powerpoint cá nhân chọn bài 28- ( tiết 45) “ TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX”- Chương trình lịch sử lớp 8. Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: - Kiến thức: Học sinh nắm được hoàn cảnh , nội dung cải cách, tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu cải cách duy tân, những nguyên nhân chủ yếu khiến các đề nghị cải cách không thực hiện được. - Tư tưởng: Giáo dục khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, tinh thần yêu nước nồng nàn của các nhà duy tân Việt Nam. Giáo dục cho học sinh ý thức đổi mới phương pháp học tập. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, liên hệ với thực tiễn, nắm được khái niệm “trào lưu cải cách duy tân”. -Bước 2: Xây dựng kịch bản sử phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính. Hoạt độngthời gian Phần mở đầu và đặt vấn đề ( Khởi động). Nội dung. Các đối tượng thể hiện trên máy tính.( hình ảnh, phim, bảng biểu…) Tổ chức trò chơi - Thiết kế phần mở đầu gồm : lời chào, tên bài học, giáo ôn lại kiến thức viên giảng dạy, lớp học - Thiết kế trò chơi với bài tập trắc nghiệm, bài tập thực hành trên lược đồ, bài tập với hình ảnh. Hoạt động 1 I.Tình hình Việt - Sử dụng Tư liệu, số liệu sách “ Tư tưởng canh tân đất Nam nửa cuối nước dưới triều Nguyễn” thế kỉ XIX. - Sử dụng lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (1832) để thể hiện địa danh các cuộc khởi nghĩa Hoạt động 2 II. Những đề - Sử dụng bảng thống kê nội dung và các nhân vật tiêu nghị cải cách ở biểu của trào lưu cải cách duy tân. việt Nam nửa - Sử dụng ảnh chân dung Nguyễn Trường Tộ để giới thiệu cuối thế kỉ XIX. về sự nghiệp Hoạt động 3 III. Kết cục của Sử dụng ảnh chân dung vua Tự Đức, và Thiên hoàng các đề nghị cải Minh trị để so sánh kết cục công cuộc canh tân ở hai nước. cách. - Sử dụng một số hình ảnh thành tựu công cuộc đổi mới của Đảng ta để liên hệ giáo dục. Kết thúc vấn Củng cố nội - Sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát bài học. đề ( Củng cố dung và Hướng - Giao bài tập lập bảng thống kê cơ quan người đề xướng -dặn dò) dẫn học ở nhà phong trào cải cách duy tân -Bước 3: Thiết kế kịch bản trên máy vi tính ( CD đính kèm).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Để tiến hành thể hiện kịch bản trên máy tính bản thân đã sử dụng thêm các phần mềm công cụ như: Lập trình Visual Basic trong PowerPoint; phần mềm Iminmap 5.0; Phần mềm Photoshop, một số hình ảnh số hóa sưu tầm trên mạng internet. - Phần mở đầu: + Trước phần đặt vấn đề ta thiết kế Slide đầu là lời chào, tên bài , ghi tên giáo viên giảng dạy, lớp, đơn vị công tác, chức vụ. + Tiếp đến là phần đặt vấn đề: Trong phần này giáo viên thiết kế trò chơi “ Giải mã ô chữ” Trò chơi: Được thiết kế với từ khóa “ DUY TÂN” để nhằm mục đích kiểm tra kiến thức bài cũ, rèn luyện kĩ năng làm bài tập đồng thời giới thiệu vào bài, muốn mở từ khóa học sinh phải làm bài tập.(H.7) Bài tập được thiết kế bằng lập trình Visual Basic trong Power Point. Bài tập yêu cầu học sinh quan sát ảnh chân dung nhân vật lịch sử và xác định tên sao cho đúng ( H.8); Bài tập trên lược đồ câm cuộc khởi nghĩa Yên Thế yêu cầu học sinh xác định tên địa danh theo vị trí đánh số đã cho (H.9); Bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh chọng đáp án đúng (H.10). Yêu cầu các bài tập có sự phản hồi và tính tương tác cao để giữa học sinh và giáo viên có thể trao đổi, bổ sung làm cho tiết học chủ động học sinh có cơ hội tham gia đánh giá lẫn nhau. Các phương pháp và kĩ năng thiết kế bài tập trắc nghiệm; bài tập thực hành; thiết kế trò chơi ( tham khảo) được cá nhân viết trong sáng kiến từ năm học 2011 đến 2014, được đính kèm theo CD.. H.7. H.8.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> H.9. H.10.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Hoạt động 1: Giáo viên vẽ sơ đồ thể hiện tình hình chính trị, kinh tế, chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn và sử dụng bản đồ đơn vị hành chính thời Nguyễn (sgk lịch sử 7, trang 135) và dùng Auto Shapes để vẽ các địa danh nổ ra các cuộc khởi nghĩa. (H.), mục đích cho học sinh rút ra được kết luận hoàn cảnh trào lưu duy tân. Như vậy qua hoạt động trên rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét và rút ra kết luận qua tư liệu và lược đồ. - Hoạt động 2: sử dụng chức năng chèn bảng (H.) yêu cầu học sinh thảo luận thông tin trong sgk và hoàn thành bảng thống kê. Chèn ảnh chân dung Nguyễn Trường Tộ giới thiệu sự nghiệp canh tân. Qua hoạt động này giáo viên hình thành cho học sinh kĩ năng hợp tác, biểu tượng về nhân vật lịch sử , đồng thời học sinh tự rút ra được những nội dung chính của bài học – tránh được tình trạng “ nhìn chép” H.11. - Tại hoạt động 3: Với bảng so sánh (H.14) và hình ảnh chân dung học sinh hoàn thành bài tập với sự tư duy cao hơn, thông qua đó học sinh vừa ôn lại kiến thức cũ vừa có biểu tượng về nhân vật lịch sử, qua đó học sinh liên hệ với những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Đảng ta giáo dục niềm tin học sinh vào Đảng, và tinh thần đổi mới phương pháp học tập. - Phần kết thúc vấn đề: Giáo viên tổng kết bài học bằng bản đồ tư duy (H.15) để học sinh nắm và nhớ lại kiến thức đã học một cách hệ thống, tăng khả năng ghi nhớ của học sinh, giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh để phát triển kĩ năng lập bảng thống kê. Bước 4: Xem xét điều chỉnh, thể hiện thử ( hoặc dạy thử ) + Giáo viên chạy thử từng phần một sau đó chạy thử cả toàn bộ bài giảng để chỉnh sửa thiếu xót.. H.12. H.13.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> H.14. H.15.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bước 5: Hướng dẫn sử dụng và thuyết trình ý tưởng. - Hướng dẫn sử dụng: - Trong bài các bài tập, trò chơi có ứng dụng lập trình Visual Basic trong PowerPoint do vậy để sử dụng giáo viên làm hướng dẫn sau: Đối với Ms. PowerPoint 2003 để thiết lập ta làm như sau: Bật Ms. PowerPoint lên vào thư mục : Tool/Macro/Security/ Low/ ok khởi động lại máy. - Đối với Ms. PowerPoint2007 Để thiết lập chế độ bảo mật ta khởi động Ms. PowerPoint lên và Click chuột vào Microsoft Office (góc phía trái trên màn hình), chọn Powerpoint Options, chọn ngăn Trust Center, click vào nút Trust Center Settings, chọn bảng Macro Settings, và chọn Enable all Macros.) - Ý tưởng sử dụng các đối tượng trong bài giảng là: + Thứ nhất phần mở đầu: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi nhằm ôn lại kiến thức rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tập thực hành. + thứ hai Giáo viên sử dụng sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh , sơ đồ , bài tập nhằm phát triển các kĩ năng quan sát, thực hành, so sánh, tổng quát, từ thấp đến cao khai thác kiến thức một cách tối đa. Phát triển sự sáng tạo, tích cực, sự hứng thú của học sinh trong quá trình học bài.. 3.5 Kết quả thực nghiệm Trong quá trình dạy học bản thân đã ứng dụng và thiết kế 50 bài giảng điện tử góp phần đáng kể vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, phục vụ nghiên cứu đề tài, đa số học sinh đều hứng thú, hăng say, yêu thích giờ học lịch sử trên lớp. Học sinh hiểu bài, hình thành tốt về biểu tượng cũng như khái niệm lịch sử, các kĩ năng thực hành như vẽ sơ đồ, biểu đồ được thành thạo. Qua kết quả khảo sát bằng phương pháp trắc nghiệm ( Test) điều tra ý kiến học sinh về bài giảng điện tử PowerPoint môn Lịch sử đã thu được kết quả tích cực: Nội dung test Khối 8 (%) Khối 9 (%) Sát với nội dung bài 95 90 Dễ ghi nhớ 92 92 Thích, hứng thú 92 92 Hiểu bài sâu sắc 90 91 3.6 Bài học kinh nghiệm - Bài giảng phải có sự tương tác cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng ghi nhiều - Bài giảng phải thiết kế đa dạng với nhiều phương pháp khác nhau - Bài giảng chú ý đến tính vừa sức của học sinh và đảm bảo thời gian - Bài giảng điện tử không thể thay thế hoàn toàn giáo án - Màn hình chiếu không thể thay thế bảng đen - Phương tiện kĩ thuật hiện đại không thể thay thế vai trò của giáo viên - Bài giảng điện tử góp phần đổi mới phương pháp dạy học, có khả năng cung cấp nhiều thông tin phong phú phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.. PHẦN III: KẾT LUẬN.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1. Kết luận Thứ nhất: Việc hoàn thiện kĩ năng và phương pháp thiết kế bài giảng là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả. Thứ hai : Thiết kế bài giảng phải thường xuyên trau dồi kiến thức kĩ năng nghiệp vụ sư phạm về đổi mới phương pháp, bồi dưỡng thường xuyên kĩ năng vi tính. Thứ ba: Để thành công trong việc thiết kế bài giảng giáo viên phải xây dựng cho mình được “ Thư viện tư liệu” và “ Thư viện phần mềm công cụ” có như vậy mới hoàn thành tốt việc thiết kế bài giảng điện tử của mình. Thứ tư: Để có bài giảng chất lượng tốt giáo viên phải tuân thủ những yêu cầu cần thiết về quy trình thiết kế, ứng dụng những kĩ năng tiện ích của phần mềm PowerPoint vào thiết kế bài giảng điện tử.. 2. Những kiến nghị, đề xuất Để triển khai và ứng dụng đề tài bản thân mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: Thứ nhất: Nhà trường quan tâm động viên khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bằng việc tạo cơ sở vật chất đầy đủ như máy chiếu, máy tính xách tay, để giáo viên được tiến hành thường xuyên các hoạt động dạy học cũng như hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Thứ hai: Hàng năm nhà Trường và Phòng Giáo dục nên tổ chức các Hội thi thiết kế và trình bày bài giảng điện tử, Tổ chức các hội thi kiến thức, “ngày hội ôn tập”; nhằm thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn. Thứ ba: Phòng giáo dục huyện, nhà trường thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kĩ thuật máy tính cho giáo viên, đặc biệt cho những giáo viên dạy học các môn xã hội, để nâng cao hơn nữa việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. Tóm lại ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là xu thế tất yếu trong tương lai, công nghệ thông tin là phương tiện để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, từ đó có thể phát triển cao hơn nữa là xây dựng kho bài giảng mở tiến tới xây dựng các lớp học ảo để phục vụ người học “học mọi lúc mọi nơi”. Phú Văn, ngày 02 tháng 02 năm 2015 NGƯỜI VIẾT Trình Hữu Dương. PHỤ LỤC - CD thiết kế một số bài giảng điện tử (đính kèm).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Bài giảng điện tử Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. + Một số sơ đồ, biểu đồ; bài tập trắc nghiệm; bài tập thực hành; trò chơi. - Tài liệu tham khảo 1- Giáo trình PowerPoint tương tác bằng VBA của Võ Tấn Dũng trên trang Web: 2- Tạo ô chữ trong PowerPoint bằng ứng dụng VBA trên trang Web: www.giaovien.net 3- Nghiên cứu khai thác Visual Basic trong Ms.PowerPoint để thiết kế trò chơi ô chữ phục vụ đố vui để học và dạy học của Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần. 4- Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, 2 ; Phan Ngọc Liên ( chủ biên), NXB Đại học sư phạm, 2002 5- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá lịch sử 10- Nguyễn Hải Châu; Nguyễn Xuân Trường, NXB Hà Nội,2006. 6- Phương tiện dạy học địa lí ở trường THPT, Nguyễn Đức Vũ, NXB Giáo dục, 2006, 7- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III-môn lịch sử quyển 1 , NXB GD , 2006 8- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III-môn lịch sử quyển 2 , NXB GD , 2007 9- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử trung học cơ sở; Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Văn Đằng, NXB GD, 2008..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ  Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xếp loại:………………………………………..  Nhận xét, đánh giá của HĐKH trường ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xếp loại:………………………………………..  Nhận xét, đánh giá của HĐKH phòng GD-ĐT huyện Bù Gia Mập ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xếp loại:………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(24)</span> PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ  Nhận xét, đánh giá của HĐKH sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xếp loại:………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×