Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

skkn day phan mon tap doc theo huong lay hoc sinh lam trung tam Quynh Em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.13 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phần A : Mở đầu</b>


<b>I. Lý do viết sáng kiến:</b>


Môn Tiếng Việt là mơn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học ở
Tiểu học. Đối với lớp 2 thì phân mơn Tập đọc đóng vai trị chủ đạo trong mơn
Tiếng Việt có đọc thơng thì các em mới viết thạo, hiểu được nội dung văn bản ,
mới nắm được thông tin và giải quyết những vấn đề mà văn bản nêu ra. Nghĩa là
học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các mơn học khác, biết sử dụng Tiếng
Việt vào hoạt động giao tiếp, góp phần phát triển tư duy hình thành và phát triển
nhân cách cho các em. Thông qua môn Tiếng việt, học sinh sẽ được rèn kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết. Nếu học sinh khơng biết đọc, thì khơng thể nghe viết, đọc
đúng thì mới viết đúng và ngược lại. Có nhiều em học vần ở lớp 1 không tốt khi
học ở các lớp các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đọc tiếng, từ mà đặc biệt
là những tiếng, từ có nhiều âm tiết hoặc vần khó … mà khơng đọc được thì các
em thụ động, khơng tập trung. Đây cũng là vấn đề khá bức xúc rất cần thiết phải
có nội dung nghiên cứu để dạy học phân mơn Tập đọc như thế nào có hiệu quả,
để mọi đối tượng học sinh trong lớp đều tham gia đọc, nhằm thực hiện để rút
kinh nghiệm đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.


Qua thực tế giảng dạy ở trường tiểu học, tôi thấy vấn đề rèn luyện kỹ
năng đọc cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Cách rèn đọc có thể làm
tăng tính ham thích đọc, tính chủ động của học sinh trong quá trình học song
cũng có thể ngược lại. Qua thực tế hầu hết các giáo viên trong trường tiến hành
rèn đọc cho học sinh qua Phân môn Tập đọc ở các lớp. Tuy nhiên thực tế vẫn
cịn một số em khơng nhớ vần, tiếng để đọc hoăc đọc rất chậm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ràng mà cịn phải dạy cho học sinh đọc đúng, lưu lốt, ngắt, nghỉ, hạ giọng, cao
giọng, đọc nhớ, đọc nhanh, ngoài ra còn giúp các em hiểu và cảm thụ tốt bài học
đó thì học sinh mới đọc hay, đọc diễn cảm được bài đọc đó, phải hiểu được bài
đọc đó nói lên gì và các em học được gì qua mỗi bài học đó.



Với các lý do trên tơi thiết nghĩ đây là một vấn đề rất thiết thực đối với
việc giảng dạy ở trường tiểu học nên tôi mạnh dạn trình bày một vài quan điểm
của mình về rèn Tập đọc cho học sinh lớp 2.


<b>II. Mục tiêu của sáng kiến :</b>
1. Mục tiêu chung:


Trong quá trình dạy học tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng,
đội ngũ các giáo viên của trường đã có nhiều cố gắng vận dụng các phương
pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đặc biệt là các giáo viên giỏi đã
thường xuyên vận dụng linh hoạt các phương pháp, trau dồi kiến thức bản thân
để góp phần phát triển năng lực học tập của học sinh. Tuy nhiên do nhiều khó
khăn khách quan và chủ quan nên việc giảng dạy chưa đạt kết quả cao.


Đa số việc đọc văn bản của học sinh lớp 2 mới chỉ dừng ở đọc mức độ
thấp, một số học sinh còn đọc vẹt, một số em chưa thật sự tập trung luyện đọc,
chất lượng chưa cao. Tôi muốn nêu ra một số quan điểm trong dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy tập đọc nói chung và kiến thức, kỹ năng đọc cho
học sinh nói riêng.


2. Mục tiêu cụ thể:


- Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hơn nữa về một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 2A
Trường Tiểu Lê Hồng Phong.


<b>III. Phương pháp nghiên cứu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Xem băng đĩa có liên quan đến phân mơn Tiếng Việt.


2. Thực nghiệm quan sát: dự giờ


3. Đối tượng nghiên cứu:


- Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc.
4. Phạm vi nghiên cứu :


- Học sinh lớp 2 trường tiểu học Lê Hồng Phong.


<b>Phần B: Nội dung</b>
<b>I. Cơ sở viết sáng kiến:</b>


I.1- Cơ sở lý luận:


Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng
nhanh các ký hiệu văn tự thành âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành
tiếng trước hết được đo bằng hai phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu lốt, trơi
chảy). Đó cũng là hai kĩ năng đầu tiên của đọc. Khi đọc hiểu, mục đích của
người đọc là làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thơng báo của
văn bản. Lúc này q trình đọc khơng chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và
cơ quan phát âm mà cịn là sự vận động của trí tuệ. Vì vậy, đọc có ý thức là một
u cầu quan trọng của đọc, trở thành một kỹ năng của đọc. ở đây ta gọi là kỹ
năng của đọc hiểu.


Đọc hiểu là một hoạt động có tính q trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành
động được trải qua theo tuyến tính thời gian.


Hành động đầu tiên của q trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn
ngữ của văn bản tức là nhận đủ tín hiệu ngơn ngữ mà người viết dùng để tạo ra
văn bản.



Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu
ngơn ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Q trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau:
1. Hiểu nghĩa các từ, các ngữ.


2. Hiểu các câu.


3. Hiểu các khối đoạn, tức là những tập hợp câu dùng để phát biểu một ý
trọn vẹn.


4. Hiểu được cả bài.
I. 2 Cơ sở thực tiễn:


<b>1- Thuận lợi:</b>


Chất lượng sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học được đánh giá cao nhờ
tuyển chọn nhiều bài tập đọc hay, có giá trị giáo dục cao, có phần định hướng sư
phạm rõ ràng. Những bài đoạn văn trong sách giáo khoa có một bước tiến lớn so
với trước, chất văn sách giáo khoa được nâng lên. Các văn bản đã đề cập đến
cuộc sống nhiều mặt của con người và được xếp theo chủ điểm hợp với tâm lý
lứa tuổi. Nhiều bài thơ, bài văn hay được trích hoặc soạn lại từ các tác phẩm văn
học có giá trị ở các thời đại thuộc kho tàng văn học trong nước, nước ngoài hợp
với thị hiếu và nhận thức của trẻ em, đã gây được cảm xúc mạnh, để lại ấn tượng
sâu sắc trong tâm hồn các em.


Những chú giải và hệ thống câu hỏi, bài tập của bài tập đọc đã trở thành
những chỉ dẫn, gợi ý rất quan trọng để giáo viên và học sinh tìm hiểu nội dung
bài.



Học sinh được phụ huynh quan tâm mua sách vở đầy đủ.


Đó là một số thuận lợi đáng kể giúp cho người giáo viên cũng như người
học sinh đạt được chất lượng học tập.


<b>2- Khó khăn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

em, nhất là phần đọc cho lưu loát, đọc hiểu, qua kiểm tra theo dõi đầu năm cho t
thấy hầu như các em đọc nhưng chưa hiều hết được nội dung bài, 6, 7 em chưa
nhớ hết vần tiếng để đọc, một số em đọc rất chậm, rất nhỏ.


<b>II. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết:</b>


Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, học sinh tiểu học cịn nhỏ, sự tự giác
trong học tập chưa cao, độ tập trung chú ý cịn ở giai đoạn thấp, trình độ đọc cịn
yếu: Chưa rành mạch, còn ấp úng, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản,
phần nhiều mới chỉ là sự phát âm đúng, đọc giải được bộ mã kí tự-âm thanh
đúng, các em có thói quen đọc thiếu ý thức: Đọc ê a kéo dài, hoặc vội vã, hấp
tấp, đọc chưa đúng theo ngữ, câu, chưa biết đọc nhấn mạnh vào những từ cần
nhấn, thể hiện giọng đọc phù hợp với văn bản chưa tốt. Do ảnh hưởng phát âm
phương ngữ nên đa phần các em phát âm sai chưa phân biệt được vần, tiếng có
âm n/ ng; t/c đứng cuối, chưa phân biệt được tr/ch; s/x; dấu hỏi/ dấu ngã.


Thực tế cho thấy: Đọc những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt
giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, đọc cũng thiếu dấu. Học
sinh cũng có thể mắc lỗi ngay ở những câu ngắt nhưng các em chưa nắm được
quan hệ ngữ pháp giữa các từ này. Lúc này các em thường ngắt giọng để lấy hơi
một cách tuỳ tiện mà khơng tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng.



Trong nhiều tiết dạy giáo viên quá sa đà vào giảng văn. Phần luyện đọc
chưa thực sự được giáo viên chú trọng, nhiều giáo viên cho là dễ vì thấy học
sinh đọc được trơi chảy, nhưng thực ra đây là phần khó nhất, phần trọng tâm cửa
bài. Ở phần này giáo viên ít mắc lỗi về thao tác nhưng lại không biết dạy thế nào
để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của
học sinh theo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản phù hợp với khối lớp.
Thường ở tiết dạy các giáo viên ít chú ý đến đối tượng đọc yếu, phát âm sai,
chưa thông hiểu được từ nghĩa. Đó là một lỗi khá phổ biến ở trường học hiện
nay. Khơng khơi gợi, phát huy được tính tích cực ở học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đọc từ khó là giúp các em củng cố lại các âm vần mà các em chưa đọc
được hoặc đọc chưa chắc chắc ở lớp 1. Cũng là phương pháp giúp các em sửa
sai do ảnh hưởng phát âm phương ngữ. Vì vậy, tôi rất coi trọng phần này: Tôi
không máy móc luyện đọc các từ mà sách hướng dẫn yêu cầu mà thực tế học
sinh đọc cá nhân sai từ nào, tôi cho các em dừng lại và đọc lại từ đó và tơi viết
các từ đó lên bảng vào phần luyện đọc. Đồng thời khi học sinh nối tiếp đọc câu
xong, tơi hỏi học sinh cịn những từ nào trong bài mà các em thấy khó phát âm,
học sinh nêu tôi ghi vào phần luyện đọc từ và rèn đọc cho các em.


Đọc thầm – một hình thức đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản, đọc thầm
là hình thức đọc khơng phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang
nghĩa để hiểu văn bản. Sự thực thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở
chỗ nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp
nhận, thơng hiểu nội dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến phát âm mà
chỉ tập trung để hiểu nội dung mình đọc. Vì vậy ngay từ cuối lớp 1 đã có hình
thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì kỹ năng này càng được củng cố.


Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thơng hiểu nội dung văn
bản đọc. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc
thầm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là tồn bộ


những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt
đầu từ vịêc hiểu nghĩa từ, việc chọn lọc từ nào để giải thích phụ thuộc vào đối
tượng học sinh. Giáo viên phải có sự hiểu biết về từ địa phương cũng như có
vốn từ của tiếng mẹ đẻ vùng địa phương mình dạy để chọn từ giải thích cho phù
hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tiếp đó cần hướng học sinh đến việc phát hiện ra những câu quan trọng
của bài, những câu nêu ý chung của bài. Với các bài khoá văn chương, học sinh
cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Cần tìm được mối
liên hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó chứ khơng phải chỉ
có ý nghĩa hiển hiện, tức là cần dạy cho học sinh biết giữa các hàng chữ.


Xác định đề tài của văn bản, nhiều khi cần dựa vào chủ điểm của bài tập
đọc. Có lúc dựa vào tranh minh họa để đoán đề tài. Thường là đề tài được thể
hiện ở tên bài, tên người, tên vật, tên việc nêu trong văn bản. Đối với những văn
bản viết theo nối ẩn dụ, cần giúp học sinh chỉ ra xem thực chất văn bản nối về
điều gì, nói về ai, về chuyện gì?


Tìm hiểu tên bài của bài tập đọc. Bài tập đọc bao giờ cũng có một cái tên,
tên bài khơng phải là ngẫu nhiên được gán cho văn bản mà đều phải có lí do. Vì
vậy tên bài thường ngắn nhưng nói với chúng ta được nhiều điều. Nó giúp ta xác
định được đề tài văn bản và phần nào đoán định được nội dung văn bản.


Tầm quan trọng đặc biệt để hiểu văn bản là xác định, làm rõ nghĩa của từ
ngữ, từ đó học sinh mới có cơ sở để nắm nghĩa của câu trong văn bản. Những
câu mang nội dung của bài là những câu quan trọng. Những câu quan trọng
thường nêu được ý của cả đoạn đoạn, cả bài. Việc hiểu những câu này sẽ giúp ta
nhanh chóng chiếm lĩnh được văn bản.


Việc đọc hiểu văn bản chỉ hồn tất khi học sinh đã nắm được nội dung


chính của toàn văn bản. Lúc này học sinh phải hiểu được nội dung của toàn văn
bản như một chỉnh thể.


Khi giao tiếp với học sinh đòi hỏi giáo viên Tiểu học phải có một phẩm
chất đặc biệt một cách cư sử đặc biệt đối với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ,
khích lệ, thơng cảm, ln ln nhấn mạnh vào thành cơng của trẻ. Có khả năng
biết kiềm chế khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ,
có khả năng biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

sót của các em khi đọc, khơng ca thán trước lỗi phát âm, những cách hiểu sai
trong khi đọc, những lỗi tưởng như lạ lùng với người lớn nhưng lại là bình
thường ở trẻ em.


Giáo viên cần chú ý luyện tập để có ngơn ngữ chuẩn, trong sáng, dễ hiểu,
truyền cảm. Giáo viên cần có kĩ năng “Đọc” thành thục kĩ năng đọc là mục đích
cuối cùng của chúng ta muốn có được ở học sinh sau mỗi giờ học. Những kĩ
năng này trước hết phải có ở giáo viên. Người thầy phải đọc được bài tập đọc
đúng với giọng cần thiết, đúng với ý của văn bản nghĩa là phải tạo được hình
mẫu đọc lí tưởng cho học sinh theo.


Đối với những câu hỏi trong bài học khi hướng dẫn học sinh trả lời, giáo
viên phải nắm được mục đích, ý nghĩa cơ sở xây dựng câu hỏi mà biết cách giải
chính xác bài tập, biết trình tự quá trình giải bài tập để hướng dẫn cho học sinh.


Trong giờ dạy giáo viên cần nêu câu hỏi một cách chậm rãi, rõ ràng, có
một số trường hợp phải điều chỉnh câu hỏi của sách giáo khoa, có thể cắt nhỏ
câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh. Khi nêu câu hỏi, bài tập phải chú ý
đến sự phân hoá câu hỏi cho phù hợp đối tượng. Những câu hỏi mà học sinh còn
lúng túng giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ. Với những học sinh yếu cần có câu hỏi
gợi mở.



Khi dạy hiểu văn chương, giáo viên cần tôn trọng những cảm xúc, cảm
nhận, suy nghĩ tuy còn thơ ngây, non nớt, nhưng rất riêng của học sinh, khơng
gị ép các em hiểu theo cách duy nhất hoặc nói theo lời lẽ của giáo viên. tơn
trọng cái riêng của học sinh trong giờ học, nên có những bài tập yêu cầu học
sinh nêu những từ ngữ, hình ảnh, tình tiết mà mình thích nhất và cho các em tập
lý giải vì sao mình lại thích những từ ngữ, hình ảnh, tình tiết đó. Nên đưa ra các
câu hỏi hay bài tập có tính phản hồi, các câu hỏi " Vì sao? tại sao?" để đánh giá
cũng như kích thích sự suy nghĩ của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hướng dẫn đọc cần lưu ý hướng học sinh tìm những câu văn quan trọng
nêu ý của toàn đoạn hoặc bài.


Để nâng cao chất lượng giờ dạy tập đọc cần tận dụng không gian lớp học,
sử dụng, các phương tiện dạy học như đồ dùng trực quan, các phiếu học tập, các
băng hình, băng tiếng ... Vận dụng đồng bộ các hình thức tổ chức dạy học như
dạy học cá nhân, theo nhóm, tổ chức trò chơi,...


<b>IV. Hiệu quả của sáng kiến :</b>


<b>1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến :</b>


<b> Sau khi nghiên cứu tài liệu, tham khảo, trao đổi, dự giờ đồng nghiệp, tôi</b>
thấy thực tế giáo viên cũng chú ý rèn đọc cho học sinh nhưng chất lượng chưa
cao.


Bằng thực tiễn đổi mới dạy học, với phương pháp dạy tập đọc lấy học
sinh làm trung tâm tôi đã thu được kết quả tốt qua các tiết dạy.


<b>2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến :</b>



- Nghiên cứu đề tài góp phần nâng cao hơn nữa về biện pháp dạy – học cho
học sinh tại lớp 2A nói riêng và học sinh của khối 2 cả trường nói chung.


- Học sinh lớp 2A đọc tiến bộ hơn, hiểu nội dung hiểu văn bản sâu hơn so
với đầu năm học.


- Hạn chế được tình trạng học sinh khó khăn trong phân mơn nói riêng và
Tiếng Việt nói chung.


<b>Phần C : Kết luận, kiến nghị.</b>


Phương pháp hướng dẫn giảng dạy của người giáo viên có ý nghĩa quan
trọng quyết định tới chất lượng giờ dạy, việc đọc hiểu đạt được kết quả cao hay
thấp phụ thuộc vào cách khai thác bài dạy, vào vốn hiểu biết sâu sắc nội dung
bài tập đọc của người giáo viên.


Muốn rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 2 được tốt, tơi xin có một số đề xuất
như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2/ Làm tốt cơng tác bồi dưỡng giáo viên dưới nhiều hình thức, cung cấp
tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo.


3/ Hệ thống câu hỏi trong SGK cần bổ sung những câu hỏi mang tính chất
phản hồi nhằm khắc sâu kiến thức, kích thích sự tìm tịi sáng tạo cho học sinh.


4/ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động
day - học.


Trên đây là toàn bộ phần nghiên cứu và đưa ra phương án dạy Tập đọc lấy


học sinh làm trung tâm cho học sinh lớp 2. Phương án này còn nhiều khiếm
khuyết, rất mong được sự tham gia bổ sung của Hội đồng giám khảo cũng như
anh chị em đồng nghiệp để có một phương án dạy có chất lượng hơn.


Xin chân thành cảm ơn !


<b>Lê Hồng Phong, ngày 22/1 /2017</b>
<b>Xác nhận của BGH Giáo viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>

<!--links-->

×