Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Thu hoach BDTXVanTHCS20162017Ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.63 KB, 52 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG THCS DƯƠNG THỦY. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BÀI THU HOẠCH BDTX NĂM HỌC 2016- 2017 - Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Hải - Trình độ chuyên môn: ĐHSP Văn , Chứng chỉ GDCD - Chức vụ : Giáo viên - Công việc chuyên môn và kiêm nhiệm được giao: Giảng dạy môn văn 9B, Văn 6A,B. Căn cứ Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX; Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên trung học cơ sở; Căn cứ Công văn số 8390/BGDĐT-GDTX ngày 06/12/2012 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn các trung tâm GDTX tổ chức bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Công văn số 2012/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25/4/2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai công tác BDTX giáo viên năm 2015; Căn cứ Công văn số 1744/SGDĐT-TCCB của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2015-2016; Căn cứ công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 1744/SGDĐT-GDCN-TX ngày 24/8/2015 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2015 - 2016; Căn cứ Công văn số 687/GDĐT-THCS ngày 18/9/2015của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2015 - 2016; Qua quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi đã tiếp thu được những văn bản, Nghị quyết cho nhiệm vụ BDTX nội dung 1 như sau:. THÁNG 9/2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung 1(Bắt buộc) Thời lượng: 15 tiết. A. Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp: Đại hội XII của Đảng đã đưa ra những quyết sách mới, đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp để phát huy thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Sau đây là một số điểm mới nổi bật trong văn kiện Đại hội XII của Đảng. 1. Chủ đề Đại hội XII được xác định là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong các thành tố chủ đề Đại hội XII đều có những điểm mới: Nhất là thành tố “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” Thứ hai “Phát huy sức mạnh dân tộc dân chủ xã hội chủ nghĩa”; Thứ ba “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới” thứ tư “bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định” được đưa vào chủ đề củaĐại hội. 2. Đại hội nhìn lại 30 năm đổi mới Đại hội XII đánh giá tổng quát: Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. So với Đại hội X nhìn lại 20 năm đổi mới, Đại hội XII không chỉ đánh giá tổng quát thành tựu, mà còn đánh giá tổng quát hạn chế, khuyết điểm. Đại hội XII rút ra ba kết luận quan trọng: (1) Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; (2) Những thành tựu đó khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; (3) Những thành tựu đó khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. 3. Đại hội xác định “bốn trụ cột” phát triển đất nước trong thời kỳ mới Trong các văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Điểm mới nổi bật là: Văn kiện Đại hội XII không chỉ xác định phát triển kinh tế là trung tâm mà cả phát triển xã hội là trung tâm; không chỉ xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần mà cả xây dựng con người làm nền tảng tinh thần. 4. Chủ trương tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là một chủ trương lớn, quan trọng, được nêu ra từ Đại hội XI của Đảng. Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình này theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế phát triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc). 5. Chủ trương phát triển các vấn đề văn hóa, xã hội, môi trường.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, Đại hội XII xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Về xây dựng, phát triển văn hoá, con người, Đại hội XII nhấn mạnh: Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của văn hoá, con người; phải thực hiện có kết quả mục tiêu xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; xây dựng văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. 6. Chủ trương bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Đại hội XII xác định: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là nòng cốt. 7. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo 8. Chủ trương xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Trước hết, phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào. 9. Các chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII Mục tiêu tổng quát : Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Các chỉ tiêu quan trọng : - Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm. - Về xã hội : Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm. => Sau khi nghiên cứu các chuyên đề đã được giới thiệu bản thân tôi đã hiểu rõ các nội dung cơ bản cốt lõi của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. - Là một giáo viên trong nhà trường tôi nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Luôn nhận thức được: cấp trung học cơ sở là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu rất cơ bản để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các cấp học tiếp theo. - Lập trường tư tưởng vững vàng, nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi).. - Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa giáo viên chủ nhiệm với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với BGH cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. - Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Lồng ghép trong cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt dưới cờ, kể một mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đối với giáo viên phải đăng ký một phần việc để học tập. - Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” bằng cách từng CBGVNV thể hiện được công trình, phần việc cụ thể trong năm học. - Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. B. Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Bộ GD&ĐT; Công văn của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2016 – 2017: * NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: 1. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Kế hoạch 107-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy; Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong các đơn vị. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh. 3. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lí trong các đơn vị theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên. 4. Thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn;.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Thực hiện mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở đối với lớp 6,7 ở trường THCS Kiến Giang và lớp 6 ở THCS Phú Thủy. Bước đầu tiếp cận hình thức, phương pháp dạy học của mô hình Trường học mới đối với các đơn vị còn lại. 5. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. 6. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. 7. Tăng cường chỉ đạo công tác duy trì số lượng, kiểm soát chặt chất lượng đại trà; giữ vững vị thế tại các cuộc thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp tỉnh. 8. Tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục. 9. Triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập bơi an toàn tại các đơn vị. * CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: I. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua: Các đơn vị trường học tiếp tục triển khai tích cực và hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của cấp học và điều kiện từng địa phương, từng cơ sở trường học với phương châm lồng ghép và tích hợp nội dung, giải pháp các cuộc vận động và các phong trào thi đua nhằm huy động nhiều nguồn lực, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng và hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường. II. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học: 1. Tổ chức thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giáo dục: 1.1. Về thực hiện Kế hoạch giáo dục: Căn cứ Quyết định số 2156/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 20/7/2016 về Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 để thực hiện biên chế năm học đảm bảo 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), thống nhất thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học trên toàn tỉnh, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, giao quyền chủ động cho các đơn vị xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh. Khuyến khích các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện các hoạt động chuyên đề của tổ chuyên môn qua mạng trực tuyến theo các tài khoản đã được cấp. Các đơn vị tăng cường tập huấn về khai thác tài liệu, tạo các bài học - trao đổi thảo luận nhóm qua đó giáo viên và học sinh có thể tham gia diễn đàn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày: Căn cứ vào Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường THCS, THPT, các trường có đủ điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất, huy động được kinh phí có thể bố trí dạy học 2 buổi/ngày hoặc học trên 6 buổi/tuần. Trong đó, cần tập trung vào các nội dung như: phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; giãn thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp đối tượng học sinh. Khuyến khích các trường THCS có điều kiện về CSVC (như THCS Dương Thủy, THCS Lộc Thủy, THCS Xuân Thủy) tổ chức dạy 2 buổi/ngày, báo cáo về Phòng GD&ĐT việc xây dựng phân phối chương trình, kinh phí (thu, chi), nội dung dạy học và hoạt động giáo dục trước khi triển khai thực hiện. 1.2. Tập trung chỉ đạo giữ vững chất lượng đại trà Các đơn vị chú trọng kiểm soát chất lượng đại trà, nâng cao tính nghiêm túc, chính xác trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Các trường phân tích chất lượng học sinh từ đầu năm học, phân loại đối tượng học sinh, lập kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém. Xây dựng hồ sơ quản lý, chỉ đạo, giảng dạy theo tháng, tuần, theo dõi và tác động tích cực, có hiệu quả, tạo chuyển biến chất lượng của học sinh diện yếu kém. Lập đầy đủ hồ sơ chuyển giao chất lượng từng học sinh, từng lớp. Tổ chức ôn tập, thi lại, xét lên lớp chặt chẽ, đúng Quy chế hiện hành. Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TTBGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT. Phấn đấu đạt tối thiểu: + Hạnh kiểm: Tốt 55%; Khá 40%; Yếu không quá 1% + Học lực: Giỏi 5%; Khá 40%; TB trở lên 93%. Riêng vùng 4 giỏi đạt 3% + Học sinh lên lớp thẳng và lên lớp sau thi lại trên 97%. + Tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên. 1.3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, các hội thi trong năm 1.4. Về thi học sinh giỏi các môn văn hóa: 1.4.1.1. Đối với kì kiểm tra cấp huyện: * Đối với lớp 6,7 và một số môn lớp 8: - Phòng tổ chức kiểm tra chất lượng HSG khối 6,7,8. Khối 6,7 kiểm tra 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Khối 8 kiểm tra các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học. 1.4.2 Đối với các kì thi cấp tỉnh, cấp quốc gia: - Định hướng chung: Thực hiện công tác bồi dưỡng HSG theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3477/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND huyện Lệ Thủy. Tiếp tục đổi mới công tác bồi dưỡng theo hướng gắn chặt hơn nữa trách nhiệm, thành tích của từng đơn vị trong các kì thi cấp tỉnh, cấp quốc gia; tăng giá trị của giải cấp tỉnh, cấp quốc gia trong tổng sắp hội thi. - Đối với đội tuyển HSG lớp 9: Phòng GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường tiếp tục phối hợp với phụ huynh để động viên, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho học sinh tham gia bồi dưỡng tại THCS Kiến Giang và các cụm; bố trí giáo viên bộ môn kèm cặp thêm. Tạo sự liên thông, liên kết về nội dung bồi dưỡng giữa tuyến 1 và tuyến 2; lập hồ sơ theo dõi công tác bồi dưỡng; lập kế hoạch, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu ở 02 giai đoạn của đơn vị mình: * Giai đoạn 1: Đến tháng 01/2017 chỉ tiêu tham gia đội tuyển của huyện qua kỳ thi tuyển chọn (20 em/môn). * Giai đoạn 2: Đến 15/3/2017 dự kiến kết quả thi HSG cấp Tỉnh của các học sinh. 1.5.2. Hội thi Thể dục thể thao, năng khiếu - Tổ chức và nâng cao chất lượng các câu lạc bộ ở các trường học, các cụm trường..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tổ chức tốt và nâng cao chất lượng giải TDTT học sinh cấp huyện. - Tuyển chọn, tập huấn và chuẩn bị tốt các điều kiện cho đội tuyển tham gia thi giải TDTT cấp tỉnh. - Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan để thực hiện và nâng cao các hội thi năng khiếu (nếu có). Thực hiện tốt sự phối hợp với các đơn vị Tiểu học trên địa bàn trong tuyển chọn và huấn luyện học sinh năng khiếu. - Phòng GD&ĐT sẽ có công văn hướng dẫn riêng về thời gian tổ chức Hội thi và nội dung các môn thi. 1.5. Giáo dục kĩ năng sống: Các đơn vị xây dựng kế hoạch huấn luyện kỹ năng bơi an toàn cho toàn thể học sinh đơn vị mình (Khảo sát tình hình học sinh biết bơi từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện). Khuyến khích các đơn vị vùng giữa phối hợp tích cực với đơn vị quản lý 02 bể bơi hiện có ở trên địa bàn để dạy phổ cập bơi cho học sinh. Chú trọng hình thành kĩ năng phòng ngừa đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích; nghiên cứu, vận dụng mô hình "phổ cập bơi" cho học sinh của Trường THCS Phú Thủy. Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. 1.6. Giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật, giáo dục dân tộc Các đơn vị rà soát lại số lượng học sinh khuyết tật, phân loại khuyết tật, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho học sinh khuyết tật, phân công giáo viên giảng dạy, báo cáo định kì về cơ quan chỉ đạo. Đẩy mạnh triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Các trường bố trí thời gian và cử giáo viên Tin học (đã được Sở GD&ĐT tập huấn) để tổ chức tập huấn cho giáo viên và học sinh trong trường về cách sử dụng website . 1.7. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Thông tư số 53/2012/BGDĐT ngày 20/12/2012 quy định về về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. 1.8. Tập trung chỉ đạo chống tình trạng học sinh bỏ học Đẩy mạnh công tác vận động, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt ở các đơn vị vùng khó, những đơn vị thường có tỉ lệ bỏ học cao. Phối kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể thực hiện có hiệu quả công tác vận động học sinh bỏ học trở lại trường. 1.9. Hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giáo dục truyền thống; xây dựng nếp sống văn hóa; củng cố kỷ cương nền nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả; hướng dẫn tổ chức tham quan học tập tại các di sản văn hóa, các cơ sở sản xuất nếu có điều kiện. . 2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá 2.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐTGDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bước đầu đánh giá giờ dạy theo các tiêu chí dựa trên Công văn số 5555/BGDĐTGDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện tốt Công văn 692/GD&ĐT-THCS ngày 14/9/2016 về thực hiện đổi mới PPDH từ năm học 2016-2017. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, nơi sản xuất… phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường (theo hướng thảo luận chuyên đề, nghiên cứu bài học, sinh hoạt liên cụm…). 2.2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy và học Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Chủ động triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong giáo viên, học sinh ngay từ đầu năm học. Tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học thí nghiệm - thực hành cho học sinh. 2.3 Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Thực hiện đánh giá theo hướng toàn diện về kết quả học tập, phẩm chất và năng lực của học sinh. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. Các đơn vị có lớp học theo mô hình trường học mới cần bám sát Công văn số 4669/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015 của Bộ GD&ĐT trong việc kiểm tra, đánh giá đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra từ 01 tiết trở lên theo ma trận và các câu hỏi phục vụ ma trận đề. Các tiết kiểm tra từ 01 tiết trở lên không sử dụng hình thức trắc nghiệm (trừ môn Tiếng Anh). Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao. Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ ) của sở/phòng giáo dục và đào tạo và các trường học. Chỉ đạo cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Đổi mới các hoạt động chuyên môn 3.1 Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức để phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn liên trường theo hướng giao cho các cụm chủ động tổ chức (theo lịch trình chuyên môn của cấp học), tập trung vào việc đổi mới phương pháp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> dạy học theo hướng chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, tập trung nâng cao chất l ượng môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và chất lượng lớp cuối cấp. Các chuyên đề được tổ chức thực hiện ở các cụm, phải lưu giữ trong hồ sơ chuyên môn tại các trường. 3.2. Kiện toàn Hội đồng chuyên môn cấp huyện, các trường xây dựng mạng lưới đội ngũ giáo viên cốt cán của đơn vị mình, liên hệ mật thiết với hội đồng chuyên môn cấp huyện để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. 3.3 Các đơn vị cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng nhằm triển khai thực hiện nội dung Công văn số 220/SGDĐT-GDTrH, Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, Công văn 692/GD&ĐT-THCS. Trong học kì I, các trường phải hoàn thành việc tổ chức thao giảng liên trường cho giáo viên các môn học chỉ có 01 đến 02 giáo viên. Tổ chuyên môn phải duy trì họp 2 lần/tháng theo qui định của Điều lệ nhà trường. Ngoài thảo luận các vấn đề phục vụ dạy học, quản lý học sinh cần tập trung nhiều thời gian cho việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá. 3.4. Tăng cường đổi mới công tác quản lý chuyên môn Tăng cường giao quyền chủ động trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn, giảm bớt các hoạt động sự vụ. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp; tăng cường trao đổi, học hỏi giữa giáo viên các trường trong cụm và trong huyện. Quản lý tốt công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; sưu tầm bộ đề thi các năm và xây dựng ngân hàng đề thi từng môn của đơn vị mình. 4. Tăng cường xây dựng điều kiện dạy học 4.1. Kế hoạch sử dụng TBDH, xây dựng và khai thác hiệu quả phòng học bộ môn. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường, nhất là đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4.2. Công tác thư viện - Thực hiện theo Công văn số 1820/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2016 của Sở GD&ĐT về Hướng dẫn công tác thư viện năm học 2016-2017. - Tích cực ứng dụng phần mềm quản lí thư viện của Nhà xuất bản Giáo dục (100% thư viện tiên tiến, xuất sắc đều sử dụng phần mềm quản lí thư viện). - Tăng cường xây dựng công tác xây dựng thư viện xuất sắc, thư viện tiên tiến. Khắc phục tình trạng sụt chuẩn của các đơn vị. - Nâng cao hiệu quả công tác thư viện, tăng số lượt đọc sách của giáo viên và học sinh. 4.3. Công tác an ninh, trật tự trường học Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 23/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”. Tổ chức triển khai thực hiện xây dựng mô hình “Trường học an toàn về ANTT” giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác an ninh, trật tự trường học giai đoạn mới. THÁNG 10/2015 Nội dung 1(Bắt buộc) Thời lượng: 15 tiết.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> C. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT: *Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. I. Mục đích: 1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh; 2. Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; làm quen với hình thức tập huấn, bồi dưỡng, học tập và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. 3. Thống nhất phương thức tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm GDTX qua mạng, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. II. Yêu cầu: 1. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học, các chuyên đề tích hợp, liên môn và kế hoạch dạy học bộ môn phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra; 2. Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên mạng phải được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên có 01 tài khoản để tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Mỗi tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học và trung tâm GDTX phải xây dựng được tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộp kết quả qua diễn đàn trên mạng. 3. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành. III. Nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG 1. Xây dựng chuyên đề dạy học Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. 3. Thiết kế tiến trình dạy học Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 4. Tổ chức dạy học và dự giờ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội Tiêu chí dung 1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương Kế pháp dạy học được sử dụng. hoạc Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt h và được của mỗi nhiệm vụ học tập. tài Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các liệu hoạt động học của học sinh. dạy Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt học động học của học sinh. 2. TổMức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao chức nhiệm vụ học tập. hoạt Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. động Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh học hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. cho Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả học hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. sinh 3. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh Hoạt trong lớp. động Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm của vụ học tập. học Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực sinh hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> sinh. IV. Tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn qua mạng Để tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các trường; tạo môi trường chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trung tâm GDTX trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên mạng, Bộ GDĐT tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website: . Mỗi Sở GDĐT được cấp 01 tài khoản cấp sở để tham gia tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sở GDĐT cấp tài khoản cho các trường trung học/trung tâm GDTX để qua đó cấp tài khoản cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn qua mạng. Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan. Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. *Số: 692 / GD&ĐT-THCS V/v thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS từ năm học 2016-2017: Để tiếp tục tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương theo đúng đặc trưng của cấp học, từ năm học 2016-2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả các đơn vị đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả, trong đó chú trọng các nội dung sau: 1. Tổ chức thực hiện quyết liệt việc đổi mới PPDH trong các tiết dạy trên lớp, thao giảng dự giờ, sinh hoạt chuyên môn liên trường theo tinh thần Công văn 5555/BGDĐTGDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phòng GD&ĐT gửi lại CV này). Thực hiện đánh giá giờ dạy trong các tiết thao giảng, dự giờ, SHCM, dự thi GVDG cấp trường, cấp huyện theo 12 tiêu chí trong Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xem nội dung đính kèm Công văn này). 2. Thực hiện đổi mới PPDH trên cơ sở vận dụng những nét tích cực của mô hình Trường học mới (hoặc mô hình tiên tiến khác), cụ thể: 2.1 Trong mỗi tiết dạy, tùy theo yêu cầu từng kiểu bài, yêu cầu giáo viên linh hoạt sử dụng 4 hình thức học tập: học cá nhân, học cặp đôi, học nhóm, học toàn lớp (các tiết dạy thao giảng, dự thi GVDG sử dụng đủ cả 4 hình thức). - Với các hình thức học cá nhân, học cặp đôi, học nhóm, giáo viên cần dành đủ thời gian cho học sinh tự học và giải quyết nhiệm vụ học tập. - Dù sử dụng hình thức học tập nào thì học cá nhân vẫn là cốt lõi (VD như khi học nhóm hoặc cặp đôi thì phải tổ chức cho học sinh học cá nhân trước, điều này đảm bảo tất cả học sinh trong lớp cùng được học). - Không lạm dụng hình thức học toàn lớp. Không sử dụng hình thức dùng một vài học sinh làm việc thay cho cả lớp. 2.2 Thực hiện tốt sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò theo phương châm “thầy nói ít, trò học nhiều” - Giáo viên nói gọn, rõ khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh (bắt đầu một hoạt động học) và khi đánh giá, chốt kiến thức (cuối mỗi hoạt động học). - Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên quan sát toàn lớp để đánh giá tình hình học tập từng cặp/nhóm/cá nhân; kịp thời tiếp cận từng cặp/nhóm/cá nhân gặp khó khăn để hỗ trợ. - Qua mỗi phần bài học và cuối bài học, giáo viên sử dụng các thủ pháp sư phạm để chốt lại những kiến thức, kỹ năng cơ bản và trọng tâm cho học sinh nắm chắc..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.3 Đối với học sinh Trong mỗi tiết học, ngoài vở ghi, học sinh luôn có vở nháp, dụng cụ học tập. Khi được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ học tập, học sinh làm vào vở nháp, thực hành luyện tập. Chỉ ghi vào vở học tập những kiến thức đã được giáo viên hệ thống và chính xác hóa (chốt kiến thức, kỹ năng). Học sinh được hoạt động theo nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về nhiệm vụ học tập và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tham gia các hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin trong cặp/nhóm của mình. Các cặp/nhóm/học sinh khác sẽ trao đổi, đánh giá về kết quả của cặp/nhóm/học sinh được chỉ định trình bày. 2.4 Đối với hình thức nhóm học tập - Xây dựng nhóm học tập cố định trong trường hợp có đủ điều kiện (bàn ghế 2-3 chỗ ngồi và số học sinh trong lớp không quá 36 em/lớp). Không gian lớp học được tổ chức thành từng cụm bàn cố định. Tổ chức thành từng nhóm cố định, cử ra nhóm trưởng, thư ký để hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập. Các hình thức học vẫn được sử dụng với nhóm bàn cố định này, do đó số lượng học sinh trong nhóm phải là số chẵn (4,6,8). Lưu ý thay đổi vị trí của từng học sinh trong nhóm sau mỗi tiết học, thay đổi vị trí các nhóm sau một tuần học để đảm bảo tư thế và góc nhìn khi học toàn lớp. - Đối với các lớp chưa đủ điều kiện (lớp đông, bàn 4-5 chỗ ngồi), thì giáo viên tạo nhóm học tập một cách linh hoạt theo tình hình thực tế (sử dụng nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5). Không gian lớp học cơ bản không thay đổi so với mô hình truyền thống. Theo đặc trưng một số tiết học, khuyến khích các đơn vị tổ chức cho học sinh học theo nhóm bàn như mô hình Trường học mới. - Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tạo nhóm ngẫu nhiên trong một số tiết (học sinh tự chọn bạn để thành lập nhóm theo nhu cầu và nhiệm vụ). =>Để nâng cao chất lượng bộ môn, mỗi một GV chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng nghiên cứu bài học, cụ thể: - Thực hiện đổi mới trong soạn bài, thiết kế hoạt động học tập của học sinh: + Bài soạn đủ các bước, sắp xếp khoa học, lô gíc. Thiết bị dạy học được sử dụng thời điểm nào, cho nội dung gì trong bài dạy. + Bài soạn phải trọng tâm, không dàn trải, hoạt động của thầy và trò phải ăn khớp nhau, không khập khiểng. + Thiết kế phải cân đối, phù hợp định lượng thời gian cho từng tiết, từng phần của bài dạy. + Thiết kế phải đầu tư cho hoạt động của học sinh ở trên lớp và hướng dẫn về nhà. Không ôm đồm, không sa vào thuyết giảng. Các nội dung hoạt động nhóm, cá nhân phải rõ ràng. - Đổi mới trong tổ chức dạy học trên lớp: + GV dạy phải tạo ra tình huống có vấn đề: Trong tiết dạy, GV phải liên tục tạo ra tình huống. Từ tình huống có vấn đề đó làm nảy sinh phương thức tổ chức hoạt động chủ động của thầy và trò. + Các hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động độc lập, cá thể; hoạt động nhóm; Hoạt động trải nghiệm tìm kiếm kiến thức qua tư duy thí nghiệm thực hành, quan sát mô hình, mẫu vật, bản đồ…. D. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. I. MỤC TIÊU: - Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. - Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP: 1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo 2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan - Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. - Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo. 4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập - Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. - Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. 5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. 6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. 7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo 8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý 9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại . E. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; 1. Về mục tiêu đổi mới: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. 2. Về yêu cầu đổi mới: Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống. 3. Về nội dung đổi mới: a) Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; b) Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm). Giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị cho học sinh trí thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở. c) Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. d) Chương trình giáo dục phổ thông phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh. Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt. đ) Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập. e) Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; Thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với lộ trình. g) Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. 4. Về lộ trình thực hiện: Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. * Sau khi được học tập Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bản thân nhận thức rằng: - Vấn đề cấp thiết hiện nay để theo kịp các nước trên thế giới nhất thiết phải đổi mới SGK, đổi mới SGK đồng nghĩa với đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học, người dạy và người học đều phải đổi mới..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - SGK mới chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống thường nhật, đặt học sinh vào những tình huống giao tiếp thật. Giáo viên sẽ đánh giá được nhu cầu về từ ngữ và cấu trúc để cung cấp cho người học thay vì áp đặt như trong cấu trúc truyền thống. - Người dạy không chỉ là người truyền thụ kiến thức, nhiệm vụ chính của người giáo viên sẽ là tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức để hình thành năng lực, phẩm chất, kĩ năng và khả năng thích ứng với môi trường. - Xác định là phải đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá để khắc phục tình trạng quá tải, căng thẳng, dạy thêm, học thêm tràn lan và bệnh thành tích trong giáo dục. - Đổi mới phải trên cơ sở tham khảo học hỏi một cách có chọn lọc và có hệ thống những kinh nghiệm, những thành tựu giáo dục của các nước tiên tiến, nhất là các nền giáo dục phát triển, nhưng có điều kiện tương đồng với Việt Nam, rất cần lưu ý không thể áp dụng nguyên si chương trình SGK của nước ngoài. - Chỉ có đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề thì mới có thể đào tạo ra những thế hệ học trò giỏi, có đạo đức. Vì vậy, việc đổi mới phải hết sức đồng bộ, trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định. F. Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. I. NỘI DUNG: 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo a) Tổ chức quán triệt, học tập nội dung Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Chính phủ và Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình số 27-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, sinh viên, nhân dân hiểu được yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. b) Ngành Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động số 27-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến đông đảo các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận thực hiện thành công Kế hoạch hành động này. c) Biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. Hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh a) Cấp xã - Mỗi xã, phường, thị trấn hoặc ở nơi thưa dân thì cụm xã có ít nhất 1 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở (hoặc trường tiểu học và trung học cơ sở ở các vùng khó khăn, miền núi) và 1 trung tâm học tập cộng đồng. - Thành lập các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ngoài công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế phát triển. b) Cấp huyện - Sắp xếp, điều chỉnh hệ thống các trường trung học phổ thông một cách hợp lý, trong đó, tách cấp trung học cơ sở ở một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> vùng đồng bằng, để thành trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông khi đủ điều kiện. Khuyến khích thành lập trường trung học phổ thông tư thục. - Mỗi huyện, thành phố, thị xã xây dựng 1-2 trường ở mỗi cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) theo mô hình tiêu chuẩn chất lượng cao. - Mỗi huyện, thành phố, thị xã thành lập ít nhất từ 1- 2 trung tâm ngoại ngữ - tin học (loại hình tư thục). 3. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hình thức, phương pháp dạy học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học a) Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. b) Tổ chức thực hiện hiệu quả đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với đặc thù địa phương. c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. d) Tăng cường kiểm tra thường xuyên, đột xuất để kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục những sai phạm trong công tác đào tạo nghề. 4. Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tiếp cận chương trình giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề và giáo dục đại học tiên tiến a) Ngành giáo dục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa theo đúng lộ trình của quốc gia. b) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học ở tất cả các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục toàn tỉnh từ tiểu học trở lên. c) Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập. 5. Thực hiện đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục a) Thực hiện đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá theo lộ trình của quốc gia. Yêu cầu đảm bảo tính trung thực, khách quan trong đánh giá xếp loại học sinh. b) Cải tiến tuyển sinh vào THPT theo hướng cơ bản dựa vào kết quả học tập ở cấp THCS. c) Cải tiến quy trình đánh giá công nhận đạt chuẩn, kiểm định chất lượng theo hướng tập trung đánh giá chất lượng và sử dụng chung kết quả đánh giá. 6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục a) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, chú trọng bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học. b) Đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn - Giáo dục Trung học cơ sở: Đến năm 2015, 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và có ít nhất 60% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; năm 2020, có 70-75% đào tạo trên chuẩn, trong đó ít nhất 7% giáo viên có trình độ đào tạo sau đại học. c) Đào tạo khác: - Đến năm 2015, có ít nhất 15% và năm 2020 có ít nhất trên 30% cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục có trình độ Tiếng Anh đạt Bậc 3 (B1) trở lên; - Đến năm 2020, 100% cán bộ quản lý giáo dục các cấp có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; ít nhất 50% có trình độ chuyên môn đào tạo trên chuẩn; 100% cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học có trình độ Tin học đạt chuẩn. d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm hữu ích phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có giảng viên nghiên cứu khoa học quốc gia và quốc tế. e) Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; xây dựng chính sách, cơ chế để thu hút nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành nghề nghiệp. 7. Tăng cường xã hội hóa giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> a) Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách xã hội hoá giáo dục. b) Ngành giáo dục tham mưu để xây dựng cơ chế, chính sách, cách thức và mô hình phát huy trí tuệ, công sức, đóng góp vật chất của xã hội, của các tổ chức và cá nhân cho phát triển giáo dục. c) Tăng cường xã hội hóa giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và giáo dục đại học. d) Xây dựng và triển khai chính sách khuyến khích về đất đai, nghĩa vụ thuế, giúp đỡ về vật chất và các chính sách thu hút nhân tài để phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập. e) Hằng năm, tổ chức giao lưu khoa học, hội chợ việc làm, hội thi sáng tạo kỹ thuật, hội thi TDTT trong học sinh, sinh viên. 8. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo a) Xây dựng cơ chế quản lý giáo dục theo hướng thống nhất và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục - đào tạo. b) Rà soát các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách và ban hành mới một số chính sách về giáo dục – đào tạo đảm bảo theo đúng qui định của pháp luật và vận dụng linh hoạt phù hợp điều kiện của tỉnh. c) Khắc phục những hạn chế trong công tác thi, kiểm tra, đánh giá, bố trí sắp xếp đội ngũ; khắc phục tiêu cực trong thu nộp và sử dụng kinh phí, trong dạy thêm học thêm. d) Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo đổi mới hình thức thi đua, khen thưởng bảo đảm kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch theo hướng bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, hướng về cơ sở. 9. Đầu tư cơ sở vật chất hợp lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo a) Ưu tiên đầu tư để hoàn thiện quy hoạch hệ thống giáo dục-đào tạo của tỉnh, quy hoạch phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng một số cơ sở trọng điểm giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên biệt, giáo dục đại học và đào tạo nghề. b) Đảm bảo tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục theo chỉ đạo của Chính phủ, tăng dần tỷ trọng chi cho các lĩnh vực ưu tiên về phát triển chất lượng, giáo dục dân tộc. Đầu tư ngân sách tập trung xây dựng phòng học, phòng thực hành, tin học hóa, dạy và học ngoại ngữ. c) Đảm bảo đầy đủ các chính sách đối với nhà giáo, chính sách thu hút nhân tài. Đầu tư cơ sở vật chất để có điều kiện rèn luyện thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. d) Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục. * Sau khi tiếp thu Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bản thân quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, là người giáo viên luôn chấp hành tốt nhiệm vụ được giao, gương mẫu trong công tác, đem hết khả năng của mình cống hiến cho xã hội. Luôn tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách xã hội hoá giáo dục cho mọi người, tích cực bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên, chú trọng bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực sáng tạo của HS. PHẦN ĐÁNH GIÁ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN: Nội dung Mã Tiêu Điểm Điểm do GV tự Điểm do tổ Điểm do nhà đánh giá mô chí tối đa đánh giá CM đánh giá trường đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> đun (1) Nội dung bồi dưỡng 1. (3). Điểm tiêu chí (4). 5đ. 4,5. đánh giá (2) Tiêu chí 1 Tiêu chí 2. Điểm tổng (5). Điểm tiêu chí (6). Điểm tổng (7). Điểm tiêu chí (8). Điểm tổng (9). 9,5 5đ. 4,5. Xếp loại: .............. Ban đánh giá BDTX. Tổ chuyên môn. Ngày 25 tháng 11 năm 2016 Giáo viên tự đánh giá. Võ Thị Thu Hà. Đỗ Thị Hải. THÁNG 11/2016 Nội dung 2(Bắt buộc) Thời lượng: 15 tiết Qua quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi đã tiếp thu các nội dung để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương và yêu cầu bộ môn ngữ văn theo chuyên đề “Để góp phần dạy tốt Ngữ văn 9” như sau:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> I. THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 9 1. Tình hình đổi mới chương trình sách giáo khoa Theo hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cương xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn học dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ.” Điều 2, luật giáo dục cũng quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Với mục tiêu như trên, trong hàng chục năm qua, giáo dục Việt nam đã đào tạo và cung cấp cho xã hội đội ngữ nhân lực về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các ngành nghề, cơ quan, đơn vị. Nhưng vì chỉ chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. trong khi dự báo nhu cầu sử dụng nhân lực còn yếu nên nhân lực đào tạo ra không tránh khỏi tình trạng vừa thừa vừa thiếu,. Nội dung các môn học, kể từ bậc THCS đến đại học còn chưa thoát khỏi tình trạng hàn lâm, kinh viện; phương pháp giáo dục ít quan tâm đến cá thể hóa, năng lực thực tiễn, năng lực sáng tạo của người học còn yếu; đó cũng là những hệ quả của đường lối dạy học mang tính chất phân phối, cào bằng. Trong những vấn đền trên yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục mang ý nghĩa quan trọng và là định hướng, kim chỉ nam cho sự đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các điều kiện khác. Mục tiêu giáo dục mới tất yếu dẫn đến quan niệm mới về chương trình và xây dựng chương trình. Nhìn chung xu hướng của các nước hiện nay là chuyển đổi từ mô hình chương trình theo định hướng nội dung (content – based approach) sang mô hình chương trình theo định hướng năng lực (competency – Based approach) bời vì chương trình theo định hướng phát triển năng lực không chỉ đảm bảo kết quả đào tạo bền vững mà còn tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguồn nhân lực trong đào tạo, đồng thời giảm áp lực làm việc, áp lực học hành đối với cả người dạy và người học. Xây dựng chương trình theo định hướng nội dung là định hướng ra trong chương trình một hệ thống đơn vị kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho người học. Đây là kiểu chương trình đầy vào. Cách tiếp cận này thiên về lý thuyết, kết quả là người học ít được trạng bị kiến thức có tính hệ thống nhưng yếu về kỹ năng thực hành, đặc biệt là kĩ năng sống. Cần phải xây dựng chương trình theo định hướng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> năng lực để định ra một khưng năng lực và hoạt động, làm nảy sinh ở người học nhu cầu khám phá thế giới, khám phá năng lực của bản thân để phát triển. Đây là kiểu chương trình xác định đầu ra. Chương trình hiện hành và truyền thống nói chung được tiếp cận theo hướng nội dung, CT mới hướng tới cách tiếp cận theo năng lực. CT tiếp cận nội dung là CT chú trọng dạy và học cái gì? Còn CT theo năng lực là CT nhằm vào trọng tâm câu hỏi: dạy và học thế nào? Học xong HS làm được gì? Vận dụng được những gì đã học? Chính vì thế CT truyền thống chạy theo số lượng các tác giả, tác phẩm, các đơn vị ngôn ngữ tiếng Việt, các kiểu văn bản cần tạo lập cho thật đầy đủ; theo cách ấy dù có cố gắng bao nhiêu cũng vẫn không đủ được. CT phát triển năng lực không chạy theo số lượng mà chỉ lựa chọn những kiến thức cần thiết (tác giả, tác phẩm, đơn vị tiếng Việt các kiểu văn bản) tiêu biểu giúp cho việc hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như một số năng lực chuyên biệt, đặc biệt là năng lực giao tiếp và năng lực tiếp nhận, cảm thụ cái đẹp. CT truyền thống yêu cầu nhớ nhiều, biết nhiều; CT phát triển năng lực yêu cầu vận dụng được nhiều vào cuộc sống, làm được nhiều. Với CT truyền thống, khi học một tác phẩm cụ thể, HS chỉ biết nội dung và ý nghĩa của cụ thể của tác phẩm ấy mà phần nhiều do thầy cô và sách vở cung cấp. CT phát triển năng lực yêu cầu không chỉ biết nội dung và ý nghĩa của tác phẩm được học mà còn phải biết cách khám phá ra vẻ đẹp nội dung và ý nghĩa đó nữa. Không những thế, từ việc biết cách khám phá phải biết vận dụng để tự khám phá, tự tìm ra vẻ đẹp nội dung và ý nghĩa của những văn bản - tác phẩm tương tự . vChương trình Ngữ văn hiện hành nêu lên 03 mục tiêu, trong đó mục tiêu đầu tiên là “cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ ( trọng tâm là tiếng Việt) và văn học ( trong tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lưa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mục tiêu thứ hai là hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ…. Mục tiêu thứ ba là bồi dưỡng tinh thần, tinh cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc… Có thể thấy rõ cấu trúc nội dung của mục tiêu môn học này gồm 3 yếu tố: kiến thức, năng lực ( kỹ năng) và thái độ. Đây chính là cấu trúc “kinh điển” của mục tiêu GD trong nhà trường PT từ trước đến nay. Tuy nhiên, so với yêu cầu và xu thế mới có thể thấy một số bất cập trong cách xác định mục tiêu trên. -Thứ nhất: việc cung cấp kiến thức được coi là mục tiêu số một cho thấy chương trình tập trung nhấn mạnh kiến thức chứ không phải kĩ năng, năng lực. -Thứ hai: các khái niệm “cơ bản, hiện đại” và nhất là “tính hệ thống về ngôn ngữvà văn học”đã tạo điều kiện cho các tác giả chương trình và sách giáo khoa nghiêng về trang bị các tri thức mang tính hàn lâm và xây xựng môn Ngữ văn trong nhà trường tương ứng với toàn bộ khoa học Ngữ văn. Kết quả là HS được học tất cả từ ngôn ngữ học, Việt ngữ học, lý luận văn học, lịch sử văn học…trong đó có một số kiến thức quá cao sâu chưa cần đối với HS phổ thông..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> v Mục tiêu môn Ngữ văn mới, cần điều chỉnh sự bất cập nêu trên, theo hướng: - Đề cao mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, mà trước hết là năng giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kỹ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói. Sau đó mới là các kỹ năng/ năng lực khác… - Việc lựa chọn kiến thức ( văn học, tiếng Việt…) tất nhiên cần cơ bản, hiện đạinhưng phải hướng tới phục vụ cho yêu cầu phát triển năng lực, tránh kinh viện, không thiết thực và không quá chú trọng tính hệ thống ( hệ thống lịch sử văn học, hệ thống ngôn ngữ…) - Vừa chú ý mục tiêu GD theo yêu cầu của xã hội; vừa quan tâm đến nhu cầu, sở thích của cá nhân người học và người dạy để xác định nội dung chương trình học tập ( GV và HS mong đợi dạy và học những gì?) v Chương trình hiện hành được thiết kế cắt khúc theo 03 cấp: CT Tiếng Việt Tiểu học thực chất được khởi thảo từ 1995 dần dần hoàn chỉnh vào 2000, chính thức ban hành vào 2002 cùng với SGK lớp Một. CT Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) khởi động vào 1998 hoàn thành vào 2000 công bố 2002 cùng với SGK lớp 6 và CT THPT bắt đầu xây dựng lại vào năm 2000, năm 2003-2004 thí điểm và 2005 chính thức dạy học trong toàn quốc. Các CT gối nhau, có tiếp thu xem xét lẫn nhau, nhưng hoàn toàn không được thiết kế ngay từ đầu như một chỉnh thể, xuyên suốt toàn bộ giai đoạn phổ thông. Kết quả là nhiều nội dung dạy học chồng chéo, giẫm đạp lên nhau; vừa thừa, vừa thiếu; hệ thống thuật ngữ khái niệm giữa các cấp/ các lớp không thống nhất. CT mới sẽ khắc phục nhược điểm này. Sẽ thiết kế một CT thống nhất, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 nối kết, liên thông với CT mầm non và CT sau THPT, tạo thành một chỉnh thể chương trình chặt chẽ, có hệ thống, khoa học và phát triển có trình tự… vCT truyền thống/ hiện hành chủ yếu là một văn bản liệt kê các danh mục nội dung cần dạy ( dạy cái gì?). Phần phụ cũng có nêu những gì cần đạt rất khái quát ( vài trang) cho cả giai đoạn/cấp học, không có chuẩn trước khi viết SGK Ngữ văn. Chuẩn kiến thức và kỹ năng của CT Ngữ văn chỉ được xây dựng trên cơ sở khi SGK Ngữ văn đã triển khai thí điểm xong (2006). Có nghĩa là lấy nội dung SGK đã có để làm ra chuẩn cho phù hợp với CT. Ngay cả CT cũng được hoàn chỉnh thêm rất nhiều sau khi biên soạn SGK. CT mới phải được thay đổi cách làm và quy trình, khắc phục hạn chế của cách làm truyền thống và hội nhập với thông lệ quốc tế. Nghĩa là trước hết phải xây dựng CT (dạy cái gì) và ngay sau hoặc cùng với nó là xây dựng chuẩn CT (dạy đến đâu, mức độ? phạm vi nào?). Chuẩn mới cũng phải là chuẩn năng lực nhằm đo được kết quả phát triển năng lực của HS. Chuẩn phải trình bày được các trình độ phát triển tăng dần theo cấp /lớp/ lứa tuổi ở những tiêu chí kiểm soát được. v CT hiện hành do cách làm cắt khúc nên về cấu trúc chương trình thiếu một trục tích hợp thống nhất. Với Tiếng Việt tiểu học, nội dung học tập được tích hợp theo chủ đề/ đề tài Ví dụ: Lớp Hai ( tập 1) có các chủ đề : em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà. Các kiến thức và kĩ năng cần hình thành về tiếng Việt, văn học, làm văn đều xoay quanh chủ đề/đề tài đó. Lên THCS các nội dung dạy học được tổ chức theo kiểu văn bản. Sáu kiểu văn bản được tập trung là: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> luận, thuyết minh và hành chính -công vụ. Mỗi lớp học một vài kiểu văn bản và các lớp sau lặp lại có nâng cao ở một số kiểu văn bản của lớp trước. Các kiến thức và kĩ năng về tiếng Việt , làm văn và văn học được lồng ghép/ tích hợp vào các kiểu văn bản. Nhưng do vẫn ám ảnh và chịu sức ép của lịch sử văn học nên nhiều khi tích hợp không triệt để, nhiều bài còn gượng ép. Ðến THPT chương trình lại được cấu trúc tích hợp theo một tiêu chí khác, đó là cụm thể loại bám sát vào các giai đoạn lịch sử. Đến đây thì các nội dung làm văn và tiếng Việt bị “vỡ trận” khó tích hợp và do đó đành cài đặt các kiến thức và kĩ năng hai phân môn trên một cách hình thức vào phần đọc văn. Nhìn một cách tổng thể, hạn chế ở đây chính là việc thiết kế theo kiểu cắt khúc; không xây dựng CT tổng thể ngay từ đầu và xuyên suốt các cấp/lớp vì thế thiếu một trục tích hợp và phân hoá thống nhất; làm cho CT rối, không có lớp lang, thiếu tính khoa học và sư phạm. CT mới sẽ phải khắc phục hạn chế này. Việc xác định trục chính tích hợp và phân hoá sẽ theo thông lệ quốc tế . Xuất phát từ mục tiêu, vị trí và vai trò của môn học mà lựa chọn trục chính là gì. Khi CT theo định hướng phát triển năng lực thì trục chính của môn học này phần lớn các nước xác định là lấy các kỹ năng: đọc, nói, nghe, viết ( cũng có nước thêm kĩ năng quan sát và trình bày). Các kĩ năng này nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp- một năng lực chung thiết yếu (key competence) mà bất kỳ HS nào cũng phải có. Ngoài ra qua các kĩ năng cơ bản này mà hình thành và phát triển năng lực tiếp nhận, cảm thụ cái đẹp, năng lực sáng tạo ( đọc văn, viết bài văn )... Như thế từ lớp 1 đến lớp 12 chương trình sẽ bám sát vào một trục duy nhất là trục kỹ năng để hình thành và phát triển năng lực vừa nêu theo các mức độ khác nhau, phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS ở các cấp/lớp khác nhau. 2. Thực trạng xây dựng chương trình SGK ngữ văn 9 và biện pháp khắc phục Qua một số bài viết trên, bản thân tôi suy nghĩ cần phải đổi mới giáo dục là một điều tất yếu và quan trọng để phù hợp với sự phát triển của đất nước, nâng cao được kết quả giáo dục trong học sinh. Qua giảng dạy thì tôi có rút ra vài nhận xét về chương trình môn Ngữ Văn 9: 2.1. Ưu điểm: - Nhìn chung chương trình bộ môn Ngữ văn có nội dung sát với thực tiễn Việt Nam, thể hiện được tính hiện đại và cập nhật.Với nội dung kiến thức phong phú và đa dạng phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Với yêu cầu về kiến thức, kỉ năng, thái độ phù hợp với trình độ phát triển của học sinh . - Chương trình bộ môn bộ môn Ngữ văn dã chú trọng tới sự cân đối giữa lý thuyết và bài tập thực hành đảm bảo chú trọng tới 4 kỉ năng: Nghe, nói, đọc, viết của học sinh, từ đó phát huy được kỹ năng chủ động, sáng tạo của bản thân . - Nội dung chương trình da dạng các thể loại và được sắp xếp hợp lí theo kiểu đồng tâm , vòng tròn xoáy trôn ốc theo mức độ tăng dần, đi từ nhận thức lí tính đến việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh. - Mức độ quán triệt và sự thể hiện cụ thẻ trong chương trình đã thể hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. 2.2. Hạn chế: - Giáo viên đang dần tiếp cận với phương pháp dạy học mới nên việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu tích cực..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Hs thiếu chủ động trong phương pháp tự học ở nhà hay ở trên lớp. - Thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường nên nhiều em còn buông lỏng trong việc học tập 2.3. Biện pháp khắc phục a) Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà) * Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học, dễ học. Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy giáo viên phải kiểm tra nhắc nhở để học sinh phải để lề đủ lớn (2,5-3,0 cm) đề dễ theo dõi bài học. Nếu cần bổ sung thì ghi vào lề cho tiện. Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng cần phải ghi làm sao cho nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết bài để dễ học, dễ kiểm tra. b) Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập - Với phân môn Văn (Phần văn bản) + Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt dược nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng. + Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh năm mất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm + Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ). + Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (Đối với học sinh khá giỏi) - Đối với phân môn Tiếng Việt + Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó (Từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao) + Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đó trong hoàn cảnh sử dụng. + Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và yêu cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…) - Đối với phân môn Tập làm văn + Nắm được dặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. + Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết các đoạn để hoàn chỉnh bài viết. * Hướng dẫn học sinh cách làm bài : - Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu đạt, … vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó. Cần cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi, - Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh thường chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để ý đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì làm rất sơ sài …. dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu. + Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách làm bài. Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng trong đoạn văn cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc. VD: Nêu ý nghĩa tình huống truyện “Làng” của Kim Lân “Làng” là một thành công của Kim Lân. Truyện thể hiện tình yêu làng của nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy của ông Hai được đặt trong một tình huống thử thách, tình huống ông đột ngột nghe tin dữ: làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo giặc lập tề. Làng Chợ Dầu mà ông hằng tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo giặc. Tình huống ấy giúp nhà văn có.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> thể đi sâu khai thác nội tâm nhân vật để thể hiện rõ tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của những người nông dân phải rời làng đi tản cư như ông Hai. + Đối với dạng tự luận dài, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết học sinh có thể vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục. Giáo viên cũng cần viết mẫu cho học sinh một số bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng. Ở từng lớp (7, 8, 9) nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh biết tự làm phần mở bài (dù là học sinh yếu). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều cách mở bài., hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết gợi ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết viết phần thân bài (từ khâu viết đoạn). * Sau mỗi tiếti dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nôi dung cụ thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau. 3. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự giác học tập. - Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không (nhắc nhở về cách ghi chép) - Kiểm tra sách, tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham khảo cho học sinh sưu tầm để học tập. - Kiểm tra đầu giờ, + Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước + Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài thơ,… + Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách của học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể ra bài tập tương tự SGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi) * Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo, nắhc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn. 4. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo) Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất lương dạy học các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức các lớp học chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và gây sự hứng thú học tập bộ môn. Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá. Ở mỗi khối lớp, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống VD: Ở lớp 9, có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại, truyện hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh, Các phương châm hội thoại,... Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu (bước đầu có thể kiểu tra học sinh từ điểm 4 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra theo sự bố trí của giáo viên. 5. Phối hợp chặt chẽ với, nhà trường, với GVCN Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời. 6. Kết hợp gia đình học sinh.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: Giáo viên dạy Văn thường là các giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh qua buổi họp phụ huynh, nếu không có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, thư, … để gia đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng học sinh (Trung bình, Yếu) để thông báo với gia đinh, bàn với gia đình những biện pháp nâng cao chất lượng học tập.. THÁNG 12/2016 Nội dung 2(Bắt buộc) Thời lượng: 15 tiết. II. Vận dụng vào tiết dạy cụ thể Tiết 102,103 – Ngữ văn 9: ChuÈn bÞ hµnh trang vµo thÕ kØ míi (Vũ Khoan ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KiÕn thøc: - Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong VB (những điểm mạnh, yếu trong tính c¸ch vµ thãi quen cña con ngưêi ViÖt nam vµ yªu cÇu gÊp rót ph¶i kh¾c phôc ®iÓm yÕu, hình thành những đức tính, thói quen tốt khi đất nước đi vào CNH - HĐH trong thế kỉ míi). - HÖ thèng luËn cø vµ phư¬ng ph¸p lËp luËn trong VB. 2. KÜ n¨ng: - Đọc - hiểu một VB nghị luận về một vấn đề xã hội. - Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Rèn thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. 3. Thái độ : - Ý thức việc học tập và rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường - Có thái độ trân trọng, kính phục đối với các thế hệ cha anh đi trước 4. Định hướng phát triển năng lực HS: + Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: - Năng lực tự học - năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực cảm thụ văn học + Năng lực xã hội - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác B. CHUẨN BỊ: - HS: §äc kÜ VB - So¹n bµi theo c©u hái híng dÉn cña sgk. - GV: B¶ng phô ghi hÖ thèng lËp luËn. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: II. KIỂM TRA BÀI CŨ: (k/h ktra bµi so¹n cña HS) - Trong bµi viÕt “TiÕng nãi cña v¨n nghÖ”, t/g N§T cã viÕt: “Chóng ta nhËn thøc râ c¸i k× diÖu cña v¨n nghÖ...”- h·y nªu c¶m nhËn cña b¶n th©n em vÒ sù k× diÖu cña v¨n nghÖ? - Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của NĐT ở bài viết? III. BÀI MỚI: Hoạt động của thầy và trò Néi dung thèng nhÊt - Ghi b¶ng 1.Giíi thiÖu bµi. 2.HdÉn HS t×m hiÓu t¸c gi¶, t¸c phÈm. I T¸c gi¶, t¸c phÈm: - Cùng HS đọc 1 lợt VB (y/c: rõ ràng, m¹ch l¹c) ? Dựa vào những thông tin sgk cung 1. Tác giả: Vũ Khoan - nhà hoạt động cÊp, em h·y giíi thiÖu víi c¸c b¹n vÒ chÝnh trÞ. t/g? 2. T¸c phÈm: ViÕt n¨m 2001 - n¨m ®Çu ? Hãy cho biết thời điểm ra đời của tiên của thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới bµi viÕt? - Vđề nghị luận: điểm mạnh, điểm yếu Em hiÓu nh thÕ nµo vÒ ý nghÜa cña tõ cña con ngêi VN vµ y/c kh¾c phôc, rÌn “hành trang” trong nhan đề bài viết? thói quen tốt để bớc vào nền KT mới à Vđề mà bài viết đa ra có ý nghĩa gì với Vđề nghị luận có ý nghĩa thời sự và ý thời điểm đó? nghĩa lâu dài trong quá trình đi lên của đất - HdÉn HS t×m hiÓu tõ khã. níc. 2.Hdẫn HS đọc và tìm hiểu chung. II.§äc - T×m hiÓu chung: ? Luận điểm chính đợc t/g nêu trong 1. §äc: bµi viÕt lµ g×? 2. T×m hiÓu chó thÝch ? H·y nªu dµn ý tr×nh tù lËp luËn cña 3.HÖ thèng lËp luËn: t/g? - Nêu vấn đề. - HS tr¶ lêi - Thèng nhÊt ý kiÕn. + Líp trÎ VN cÇn nhËn ra c¸i m¹nh, yÕu - GV treo b¶ng phô ghi hÖ thèng lËp cña con ngêi VN vµ chuÈn bÞ hµnh trang luËn. để bớc vào thế kỉ mới - Giải quyết vấn đề: + ChuÈn bÞ c¸i g×? : Quan träng nhÊt lµ ? NhËn xÐt c¸ch s¾p xÕp tr×nh tù lËp chuÈn bÞ b¶n th©n con ngêi . luËn cña t/g trong bµi viÕt? + V× sao cÇn chuÈn bÞ? : Bèi c¶nh thÕ - Giúp HS thấy đợc sự hợp lý chặt chẽ, giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm logic trong lËp luËn cña t/g. vụ nặng nề của đất nớc... + Nh÷ng ®iÓm m¹nh, yÕu cña con ngêi VN cần đợc nhận rõ. - Kết thúc vấn đề: Khẳng định quan điểm: ThÕ hÖ trÎ cÇn ph¸t huy ®iÓm m¹nh, kh¾c 3.Hdẫn đọc hiểu VB. phôc ®iÓm yÕu. III. §äc – HiÓu v¨n b¶n:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> ? Theo t/g Vò Khoan, hµnh trang quan trọng nhất để bớc vào thế kỉ mới, thiên niªn kØ míi lµ g×? ? Những luận cứ nào đợc t/g sử dụng để khẳng định lập luận trên?(gthích côm tõ: kinh tÕ tri thøc - sgk --> tÝch hîp T.ViÖt) ? Tiếp theo t/g đã dùng những luận cứ nào để giải thích vì sao phải chuẩn bị hµnh trang con ngêi?. 1/ Con ngêi - hµnh trang quan träng nhất để bớc vào thế kỉ mới: - Con ngời là động lực phát triển của lịch sö. - Khi nÒn KTTT ph¸t triÓn th× vai trß con ngêi cµng næi tréi. - Bản thân con ngời phải chuẩn bị để thích øng víi bèi c¶nh thÕ giíi hiÖn nay vµ những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất níc. + ThÕ giíi ®ang chøng kiÕn sù ph¸t triÓn nh huyÒn tho¹i cña khoa häc c«ng nghÖ vµ sù giao thoa héi nhËp gi÷a c¸c nÒn kinh tÕ. + Níc ta ph¶i gi¶i quyÕt c¸c nhiÖm vô: tho¸t khái t×nh tr¹ng nghÌo nµn l¹c hËu; ®Èy m¹nh CNH-H§H; tiÕp cËn víi nÒn KTTT.. ? NhËn xÐt vÒ lËp luËn cña t/g trong ®o¹n v¨n võa t×m hiÓu? (Gióp HS nhËn ra lËp luËn c/m, gthÝch...) ? LËp luËn tiÕp theo cña t/g lµ g×? C©u v¨n nµo cã t/d liªn kÕt gi÷a 2 luËn điểm đó? ? §äc thÇm vµ tãm t¾t nh÷ng ®iÓm m¹nh vµ ®iÓm yÕu cña con ngêi VN? 2. §iÓm m¹nh, ®iÓm yÕu trong thãi quen, tÝnh c¸ch cña con ngêi VN: ? §Ó lµm râ nh÷ng ®iÓm m¹nh, ®iÓm - Th«ng minh, nh¹y bÐn víi c¸i míi nhng yếu của con ngời VN - t/g đã sử dụng thiếu kthức cơ bản, kém khả năng thực hµnh. lËp luËn g×? (Giúp HS chỉ ra lập luận phân tích --> - Cần cù, sáng tạo nhng thiếu đức tính tỉ mØ, kh«ng coi träng nghiªm ngÆt qui tr×nh tÝch hîp víi TLV) ? Những điểm mạnh, yếu mà t/g chỉ ra công nghệ, cha quen với cờng độ khẩn trcó mối quan hệ nh thế nào với lập luận ơng. - Có tinh thần đoàn kết đùm bọc trong ë phÇn trªn? (Giúp HS phân tích để thấy đợc sự công cuộc c/đ chống ngoại xâm nhng lại thờng đố kị nhau trong làm ăn và cuộc chÆt chÏ trong lËp luËn) ? Em đã học và đọc nhiều t/p vhọc, lsử sống hàng ngày. nói về những p/chất và tr.thống tốt đẹp - Bản tính thích ứng nhanh nhng lại có cña d/t VN, con ngêi VN - nh÷ng nhiÒu h¹n chÕ trong thãi quen, nÕp nghÜ... nhận xét của t/g có những gì giống và + Để đa đất nớc đi lên cần phát huy điểm điểm nào khác với những điều em đã mạnh, khắc phục điểm yếu.... đọc trong các sách vở nói trên? Thái độ của t/g nh thế nào khi nêu những + Lập luận chặt chẽ, thái độ khách quan, trung thùc t¹o søc thuyÕt phôc. nhËn xÐt nµy? ? Trong VB t/g đã sử dụng nhiều thành ng÷, tôc ng÷ - H·y t×m nh÷ng thµnh + Sö dông nhiÒu thµnh ng÷, tôc ng÷ --> ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, sinh động, cụ thể, giản dị, gần gũi, dễ hiÓu. t/d cña chóng? 4.HdÉn HS tæng kÕt. ? Qua bµi viÕt cña t/g em cã suy nghÜ IV.Tæng kÕt: - ND: Nhận thức đợc vai trò vô cùng to g×? ? Nªu nhËn xÐt cña em vÒ nghÖ thuËt lín trong hµnh trang vµo thÕ kØ míi.Nh÷ng môc tiªu vµ nhiÖm vô quan nghÞ luËn cña t/g? trọng của đất nớc ta khi bớc vào thế kỉ mới. Qua đó nhận thức đợc những mặt mạnh và mặt yếu của con ngời VN để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dỡng trở thành mét ngêi c«ng d©n tèt. - NT: lập luận chặt chẽ, thái độ trung thực, IV. KẾT THÚC TIẾT HỌC: - Häc tËp phong c¸ch nghÞ luËn cña kh¸ch quan, th¼ng th¾n, ng«n ng÷ g¾n víi đời sống giản dị, gần gũi, dễ hiểu. t/g. - §Ó trë thµnh con ngêi míi, con ngêi của thế kỉ XXI đầy năng động, sáng t¹o - em sÏ lµm g×? (ViÕt ®o¹n v¨n nghÞ luËn). - Híng dÉn chuÈn bÞ bµi míi: Nghiªn cøu bµi “C¸c thµnh phÇn biÖt lËp" tiÕp theo. Trên đây là bài thu hoạch BDTX về nội dung tự học trong nội dung 2 của cá nhân tôi..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> PHẦN ĐÁNH GIÁ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN: Điểm do GV tự Điểm do tổ Mã Tiêu đánh giá CM đánh giá mô chí Điểm Điểm Điểm Nội dung đun đánh tối đa Điểm Điểm tiêu tiêu đánh giá giá tổng tổng chí chí (4) (5) (6) (7) (1) (2) (3) Tiêu 5đ 4,5 Nội dung chí 1 bồi 9,0 Tiêu dưỡng 2 5đ 4,5 chí 2. Điểm do nhà trường đánh giá Điểm Điểm tiêu tổng chí (8) (9). Xếp loại: ...... ... Ban đánh giá BDTX. Tổ chuyên môn. Võ Thị Thu Hà. Ngày 26 tháng 12 năm 2016 Giáo viên tự đánh giá. Đỗ Thị Hải.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span> THÁNG 01/2017 Nội dung 3(Tự chọn) Thời lượng: 15 tiết Mô đun 17: TÌM KIẾM, KHAI THÁC, XỬ LÍ THÔNG TIN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG A - NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Thông tin Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu. 1.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin. 1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển xã hội 1.2.1. Vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.2.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế, xã hội 1.2.3. Vai trò đối với việc quản lý xã hội 1.3. Tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục 1.3.1. Thay đổi mô hình giáo dục Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động PC Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1.3.2. Thay đổi chất lượng giáo dục CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục do - CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phù hợp. - CNTT ứng dụng trong dạy học giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm. - CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm nên động lực để các trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến các chuẩn đề ra. 1.3.3. Thay đổi hình thức đào tạo Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện * Đào tạo từ xa: Hiện nay, có nhiều thuật ngữ để mô tả giáo dục – đào tạo từ xa như: Giáo dục mở, giáo dục từ xa, dạy từ xa, học từ xa đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa… theo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục – đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục – đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc (và) thời gian”. * Đào tạo trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và internet. 1.3.4. Thay đổi phương thức quản lý Khi máy tính chưa ra đời, công nghệ thông tin chưa phát triển, công tác quản lý và điều hành ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học được thực hiện bằng thủ công. Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã được thay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản lý bằng máy tính và các thiết bị công nghệ. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà trường nói riêng. B - CÁCH KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET 1. Một số yêu cầu và điều kiện thiết yếu để khai thác internet Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định. Những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập vào Internet thế nào? Làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu, tìm kiếm như Google, Yahoo, Altavista, hay kỹ năng chọn lọc từ khoá tìm kiếm phù hợp với mục đích tra... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tư liệu. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư điện tử (email) với các cá nhân, cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. 2. Xây dựng thư viện điện tử ở trường THCS Đối với giáo viên THCS, tạo một thư viện điện tử để lưu trữ thông tin phục vụ công tác giảng dạy có một ý nghĩa thiết thực. Theo tôi mỗi trường nên ứng dụng những thành tựu của CNTT để lập thư viện lưu trữ thông tin, tư liệu ảnh, video, một số bài soạn mẫu phục vụ cho việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử, các đề kiểm tra dùng kiểm tra đáng.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> giá kết quả học tập của học sinh, các nội dung phục vụ ngoại khoá các môn học... sẽ nâng cao quá trình dạy học. Với thư viện điện tử này, giáo viên đã có sẵn một số tư liệu để có thể xây dựng giáo án điện tử riêng của mình, tham khảo một số bài giảng điện tử của đồng nghiệp, hiểu biết thêm về những cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá và có thể biên soạn nội dung bài kiểm tra cho hs trên cơ sở những bài mẫu.Dưới đây là cấu trúc cây thư mục Thư viện điện tử:Tuy nhiên đây chỉ là một cây thư viện mà để tham khảo, các đồng chí có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu của riêng trường mình hoặc bộ môn của mình. 3. Khai thác thông tin trên Internet 3.1 Tìm kiếm thông tin bằng website Google: - Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ: (trang Google Mỹ) hoặc (trang Google Việt Nam) Tất nhiên, chúng ta sẽ sử dụng trang Google Việt Nam. Đầu tiên là chúng ta truy cập vào trang này:(Chú ý là khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ các đồng chí nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode). Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta chỉ cần quan tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh. VD: Trong môn Ngữ văn hoặc Lịch sử, khi cần tìm hình ảnh về Văn Miếu, ta gõ: Văn miếu ... 3.2 Một số trang Web phục vụ cho dạy và học. Trang Web thư viện bài giảng: Trang Web dạy học trực tuyến: Mạng giáo dục edunet: Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký. 3.3 Lưu các địa chỉ thường dùng trong Favorites. Có những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần dùng ta không phải tìm kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm được điều này chúng ta Add tên các trang Web vào menu Favorites:B1: Mở trang Web cần Add.B2: Vào menu Favorites chọn Add to Favorites OK. Cách sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu Fovorites  chọn tên trang Web cần mở. III. KẾT QUẢ Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như phương pháp giảng dạy mới mỗi giáo viên đã tự tạo được cho mình được các giáo án điện tử và cũng nhờ có Internet mà các giáo án điện tử phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức.Hầu như tất cả các giờ học có sử dụng giáo án điện tử không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều tỏ ra rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. Trong thời gian qua đã tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp của mình. Hầu như mọi giáo viên, từ già đến trẻ đều đang cố gắng chiếm lĩnh cho được phương pháp dạy học mới bằng việc tích cực tìm hiểu, vận dụng CNTT và sử dụng các thiết bị hiện đại để dạy học. ***.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG/4 TIẾT Bài 1 : Kỹ năng tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng 1. Kỹ năng vượt qua rào cản ngôn ngữ - Dịch một trang web: Đó chính là chức năng Google Translate "Người phiên dịch". Để dịch một trang web bằng một ngôn ngữ bất kì nào đó sang tiếng Việt: 1) Truy cập vào trang chủ phiên dịch do google cung cấp: 2) Copy địa chỉ trang web bằng tiếng nước ngoài muốn phiên dịch rồi past vào mục Enter text or a webpage URL 3) Chọn ngôn ngữ cần dịch ra. Ở đây chọn Vietnamese rồi nhấn vào nút Translate. Khi đó trang web tiếng nước ngoài vô tri vô giác kia bây giờ lại toàn là tiếng Việt thoải mái khám phá. - Sử dụng trang Vdict.com để dịch thuật - Sử dụng công cụ dịch trên Google Thanh dịch Nhấp vào Dịch để dịch trang hoặc nhấp vào nút Dịch trên Thanh công cụ . Nhấp vào Hiển thị văn bản gốc hoặc biểu tượng x để đóng thanh dịch và xem trang web gốc. Nếu thay đổi ngôn ngữ dịch ưa thích, Thanh công cụ sẽ nhớ tùy chọn ngôn ngữ và sử dụng các tùy chọn ngôn ngữ đó khi dịch các trang trong tương lai. Nếu sử dụng Dịch thường xuyên, có thể chọn dịch tự động các trang. Ví dụ: nhấp vào Luôn dịch tiếng Pháp khi đang ở trên trang tiếng Pháp và Thanh công cụ sẽ tự động dịch tất cả các trang tiếng Pháp bạn truy cập trong tương lai bằng cách gửi nội dung trang đến Google. Có thể cập nhật tùy chọn dịch tự động trong cửa sổ Tùy chọn trên Thanh công cụ bằng cách nhấp vào biểu tượng cờ lê . Bật hoặc tắt dịch trang tự động 1. Nhấp vào biểu tượng cờ lê trên Thanh công cụ. 2. Trên tab Công cụ, nhấp vào liên kết Chỉnh sửa trong phần 'Dịch'. 3. Chọn (hoặc bỏ chọn) hộp kiểm 'Đề xuất bản dịch của trang' 4. Nhấp vào Lưu. 2. Cách tìm văn bản và lấy văn bản từ Internet - Copy văn bản từ các trang web Nếu muốn copy nội dung của một trang web được bảo vệ, có thể sử dụng một trong số các cách sau: 1/ Select/Copy/Paste: Dùng chuột hoặc dùng phím tắc chọn nội dung, copy và paste vào một trình soạn thảo nào đó (MS Word chẳng hạn). 2/ View Source (Alt + V + C hoặc Menu View/Source), copy code HTML và paste vào Web Editor nào đó (Frontpage chẳng hạn). 3/ View Source bằng lệnh: view-source. Cú pháp: viewsource:_trang_web.com/ten_file.com. 4/ Dùng Web Editor để open file tương ứng trong "C:Documents and Settings[User]Local SettingsTemporary Internet Files" (trong trường hợp dùng IE). Vì cơ chế hoạt động của Web browser là lưu tạm thời các file sử dụng cho một trang web vào thư mục tạm thời và gọi file đó khi cần thiết..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 5/ Chụp hình màn hình (dùng phím Print Screen trên bàn phím), paste vào Photo Editor nào đó (MS Paint, Adobe Photoshop, ...) và lưu nội dung lại dưới dạng file hình ảnh. 6/ Dùng chương trình download web (Teleport Pro chẳng hạn), rồi dùng Web Editor để mở ra. 7/ Tự lập trình viên viết chương trình để đọc nội dung trang web, save lại dạng file text và edit. Việc viết chương trình như vậy cũng không khó cho một Lập trình viên lập trình mạng. 3. Cách tìm và lấy ảnh và từ Internet Cách tìm kiếm thông tin trên Internet với Google; Wikipedia; Yahoo,… trong đó các trang; ; ;...là những công cụ tìm kiếm khá phổ biến, thuận lợi và hữu ích. * Tìm kiếm tư liệu trên Internet với a/ Tìm kiếm tư liệu văn bản - Kích đúp biểu tượng Internet Explorer trên desktop để mở trang Internet, gõ địa chỉ vào ô Addresss à Enter. - Giao diện của Google xuất hiện. Gõ cụm từ chìa khoá (trong dấu kép) cần tìm kiếm vào, ví dụ: “Văn minh Sông Hồng”, “Gandhi”,…à Enter. Để lưu lại nội dung bài viết trên trang web này thì dùng chuột bôi đen nội dung cần lưu à kích chuột phải à copy rồi mở trang word để dán vào (paste) vào hoặc chọn File à Save as…à chọn đường dẫn (Save in) để lưu vào máy tính hay USB à gõ tên tài liệu vào ô file name (gõ không dấu)à Save. b/ Tìm kiếm tư liệu tranh, ảnh, bản đồ… - Sau khi vào trang tìm kiếm Google, thay vì chọn Web để tìm các bài viết thì chọn Hình ảnh để tìm hình ảnh rồi nhập từ chìa khoá cần tìm à Enter. - Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá với các kích cỡ khác nhau, nên chọn cỡ Trung bình hoặc Lớn trong khung Hiển thị (với các cỡ ảnh từ 50Kb trở lên mới có thể sử dụng tốt trong dạy học). - Kích chuột phải vào hình lớn à kích vào Save Picture As (hay kích vào biểu tượng Save ở góc trên, trái của hình) à chọn đường dẫn đến nơi lưu trên máy tính hay USB (Save in), đặt lại tên trong ô File name (nếu cần) à Save. - Tìm kiếm phim: 1/Cách tìm một bộ phim Để tìm một bộ phim, ta có thể làm cách sau: Vào www.google.com, search tối ưu, truy tìm tận gốc link. Ví dụ, tôi muốn tìm bộ phim Tân Thủy Hử, tôi gõ dòng sau: "tan thuy hu (.mediafire)", khi đó nó sẽ xuất ra cả đống trang web có link cho mình tải về. Muốn tải phim đó dạng .torrent thì ta search "tan thuy hu (.torrent)". 2/ Cách tải một bộ phim về máy tính + Với phim có dung lượng bậc trung, chừng 1GB đổ lại thì ta có thể dùng IDM (một phần mềm hỗ trợ dowload thông minh) để tải nhanh về máy. Link dowload IDM: IDM (bản full 5.18) hoặc Internet Download Manager(IDM) 6.05 (bản full 6.05) 3/ Cách xem một bộ phim + Phần mềm xem tất cả các file phim: GOM Media Player (Nó tương thích với Hệ điều hành Microsoft Windows 98SE, Me, 2000, XP, 2003, Vista or Windows 7).

<span class='text_page_counter'>(36)</span> + Phần mềm chia & ghép phim nhỏ gọn HJ-Split 4. Tìm kiếm nhạc - Cách lấy nhạc: 1. Download thủ công 2. Sử dụng các công cụ lấy đường dẫn 3. Tìm tập tin thay thế ở các bộ máy tìm kiếm 4. Dùng các công cụ ghi âm và ghi hình.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> THÁNG 02/2017 Nội dung 3(Tự chọn) Thời lượng: 15 tiết MÔ ĐUN 18: "PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC" I. Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực 1. Khái niệm Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. 2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học Khi sử dụng PPDHTC, người học là khách thể của hoạt động dạy nhưng là chủ thể của hoạt động học.Họ được tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dưới vai trò tổ chức của người dạy. Ở đây, người học được đặt vào trong các tình huống có vấn đề, tự mình khám phá tri thức, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của bản thân, động não tư duy các phương án giải quyết khác nhau trong một thời gian nhất định...Từ đó, không những nắm được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn nắm được cách thức và con đường đi tới tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đó. b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Rèn luyện phương pháp tự học là mục tiêu, nhiệm vụ và là cách thức, con đường của PPDHTC. Không đi theo con đường của cách dạy học truyền thống, mang tính nhồi nhét tri thức cho người học, mà tiếp cận với cách dạy học hiện đại- tự bản thân người học tìm kiếm, khám phá tri thức thông qua các kênh thông tin đa dạng hóa khác nhau. Trong sự bùng nổ thông tin của khoa học công nghệ và khoa học xã hội, xu thế dạy học truyền thống mang tính áp đặt tri thức từ phía người dạy không còn phát huy hiệu quả tích cực, thì phương pháp tự học được coi là phương pháp học tập cơ bản.Người học là một kênh tự thông báo các thông tin khác nhau,thu nạp từ nhiều nguồn và bước đầu tự xử lý, chọn lọc các đơn vị tri thức, nhằm phục vụ cho mục đích của bản thân. Chúng ta thử tưởng tượng xem, từ 2 đến 3 năm, lượng thông tin khoa học công nghệ tăng lên 2 lần; còn 3-4 năm, thông tin khoa học xã hội tăng 2 lần.Như vậy, khoảng 3 năm, thông tin về khoa học nói chung tăng gấp 2 lần. Không phải ngẫu nhiên, xu hướng một số nước tiên tiến trên thế giới giảm thời gian đào tạo bậc đại học xuống còn 3 năm hoặc hơn một chút(thời gian đào tạo tại một số trường đại học ở Vương quốc Anh là 3 năm). Những người được đào tạo- sản phẩm của giáo dục sẽ đáp ứng phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học là tạo cho người học động cơ hứng thú học tập, rèn kĩ năng, thói quen ý chí tự học để từ đó khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, chất lượng và hiệu quả học tập sẽ được nâng cao. c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Dưới góc độ lý thuyết của lý luận dạy học, nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng luôn được thực hiện trong quá trình dạy học. Theo nguyên tắc dạy học này, tri thức truyền tải phải nằm trong vùng ngưỡng phát triển trí tuệ của người học, tức là không quá thấp và không quá cao(Vưgotxki). Trong khi đó, trình độ nhận thức.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> của người học trong một lớp là không đồng đều cũng như tư duy luôn có sự khác biệt, do vậy khi áp dụng PPDHTC phải tính đến sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập với các bài học được thiết kế thành một chuỗi các thao tác độc lập. Các bài tập, các tình huống được thiết kế trong bài học phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng. Tính vừa sức chung đối với số đông người học(đại trà), còn tính vừa sức riêng đối với từng cá nhân học sinh. II. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 1. Phương pháp gợi mở - vấn đáp a. Bản chất - Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định. - Giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tìm ra kiến thức mới 2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Khái niệm - Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. - Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần: • Trạng thái xuất phát: không mong muốn • Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn • Sự cản trở - Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết. - Dạy học giải quyết vấn đề: + Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. „Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề“ (Rubinstein). + DHGQVĐ là một QĐ DH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. 3. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ a. Khái niệm Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành : 4. Phương pháp trực quan * Quy trình thực hiện - GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS. - GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh….

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh. - Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải. 5. Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành a. Bản chất - Luyện tập, thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập và thực hành, hướng đến việc vận dụng tri thức linh hoạt và hiệu quả. b. Quy trình thực hiện - Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành - Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành - Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ - Thực hành đa dạng. 6. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy a. Khái niệm Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển. b. Phương thức tạo lập - Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) + Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. + Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề. - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm + Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. + Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm. + Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ + Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. + Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. + Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. + Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2…bằng đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn. + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. + Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. - Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. 7. Phương pháp dạy học trò chơi a. Bản chất.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động , những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. - Đặc điểm: + Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học cụ thể + Thường diễn ra trong không gian, thời gian nhất định của một giờ học + Mọi HS đều thu nhận được nội dung học tập trong trò chơi b. Quy trình thực hiện - GV lựa chọn trò chơi - Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi - Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi - Học sinh tiến hành chơi - Đánh giá trò chơi - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> THÁNG 03/2017 Nội dung 3(Tự chọn) Thời lượng: 15 tiết. MÔ ĐUN 20 SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC A. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌCTRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. Một số vai trò của thiết bị dạy và học - Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS. - Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập. - Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học. - Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được. II. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học - Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả. - Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền. - Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống. - Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự. - Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau. - Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ động vào quá trình học tập. III. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là: - Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới; - Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp; - Kích thước, màu sắc phù hợp; - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng; - Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt. IV. Sử dụng thiết bị dạy và học Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy và học, những sai sót thường gặp trong sử dụng thiết bị dạy và học, người ta cũng rút ra những kết luận sư phạm sau: 1. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với người học Phải sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy và học một cách có hệ thống để vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học. Cách học (phong cách học) là cách tác động của chủ thể đến đối tượng học hay cách thực hiện hoạt động học; là cách thức thông thường một người nhận và xử lý thông tin, đưa ra quyết định và tạo ra các giá trị. Phong cách của người đọc thể hiện qua hành vi của người đó. Cách học (hay phong cách học) là tập hợp các yếu tố về mặt sinh lí, tính cách, tình cảm và nhận thức; là những chỉ số tương đối ổn định chỉ rõ một người học cảm nhận, tác động và ứng đáp lại môi trường học tập. Đương nhiên, không có cách học duy nhất cho mọi người, mọi nội dung (đối tương/ môn.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> học). Do đó, cần: + Hướng dẫn một cách có chủ ý về các cách đáp ứng nhu cầu học đa dạng (lời nói/ ngôn ngữ; logic/ toán học; nhìn/ không gian; thân thể/ vận động; nhạc/ nghe; giữa các cá nhân với nhau/ trong mỗi người); nghĩa là phải sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Trong đó đặc biệt chú ý kết hợp các dạng hoạt động nghe, nhìn và làm. Có những phương pháp (hình thức) dạy học có thể kết hợp được. Chẳng hạn, dạy theo dự án. Những dự án học tập thường đòi hỏi người học phải tiếp cận đề tài bằng đa dạng kĩ năng: khẩu ngữ, trực quan và xúc cảm. Nó cũng tạo điều kiện cho sinh viên tham gia đóng góp, sử dụng phong cách học tập theo thiên hướng của mình và trải nghiệm các phong cách học tạp khác. Người học có phong cách năng hoạt có thể tham gia một cách có hiệu quả thông qua sự chủ động và nhiệt tình nêu ra các ý tưởng của mình; người học có thiên hướng thực tế sẽ giúp kết hợp các bằng chứng về những kinh nghiệm/ kiến thức trước đó để hợp nhất chúng vào trong dự án. 2. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với nội dung học tập Khi lựa chọn các thiết bị dạy và học, phải nghiên cứu kĩ năng đặc điểm nội dung học tập, ưu (nhược) điểm của từng loại phương tiện để thực hiện cho đồng bộ. Muốn vậy, khi thiết kế bài dạy (soạn giáo án), cần phải: - Đề ra kết quả mong đợi (mục tiêu bài học) cho người học để dễ kiểm soát trực tiếp. - Thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có, với động lực và mức độ quan tâm của HS bằng cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học để liên hệ giữa trình độ của HS với mức độ nội dung mà các em kì vọng phải đạt được. - Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch này trên cơ sở thông tin phản hồi từ phía người học. - Cần chú trọng tới những nội dung mang tính khái niệm, nguyện lí chung hơn là những nội dung mang tính cụ thể, vụn vặt. 3. Dùng thiết bị dạy và học để tổ chức hoạt động học tập cho HS Dùng thiết bị dạy và học chủ yếu là để tổ chức các hoạt động học tập của HS chứ không đơn thuần chỉ để trình chiếu thông tin hoặc minh hoạ bài dạy. Các nghiên cứu về cấu trúc tâm lí của hoạt động đã khẳng định rằng, mỗi hoạt động cụ thể bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy hoạt động ấy. Hoạt động gồm các hành động, mỗi hành động đều nhằm tới một mục đích nào đó. Hành động lại bao gồm các động tác, tác (tổ hợp của các cử động riềng rẽ) và nó phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện để đạt tới mục đích định trước. Các thành phần của hoạt động trí óc được gọi là thao tác (chẳng hạn phân tích, tổng hợp, so sánh,...); còn các thành phần của hoạt động vật chất, biểu hiện bên ngoài thường được gọi là động tác (ví dụ: cầm, nắm, . . . ). Như vậy, cách học ở mức độ cụ thể chính là cách tác động của chủ thể đến đối tượng học (tức nội dung học), nó sẽ phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện học cụ thể. Khi tổ chức các hoạt động học tập cần chú ý: - Các hoạt động học tập cần khơi dậy tính tò mò đối với người học (GV cần khuyến khích người học đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào và điều gì sẽ xảy ra nếu?). - Các hoạt động học tập phải thiết thực và phù hợp với mức độ phát triển về xã hội và trình độ của HS. - Các hoạt động học tập phải được liên hệ với những kinh nghiệm sống hàng ngày của HS (theo đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của việc học). - HS cần đạt được sự thành công và được tôn trọng nếu ta muốn các em có được thái độ tích cực đối với việc học tập. - Cần xem xét kiến thức, kĩ năng và thái độ mà HS có được trong chính môi trường lớp học. - Cần tính đến bối cảnh ngôn ngữ và văn hoá đa dạng của HS. 4. Một số khó khăn chung trong việc sử dụng thiết bị dạy và học. Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng thiết bị dạy và học ở trường THPT thiết bị dạy và học thiếu, không đồng bộ; bố trí lớp học và thời khoá biểu không thuận tiện cho việc sử dụng, khai thác, bảo quản thiết bị dạy và học; chưa có quy định bắt buộc về việc sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> thiết bị dạy và học.... Khắc phục khó khăn trên, về nguyên tắc là phải xây dựng được các phòng học bộ môn (phòng học riêng cho từng bộ môn hoặc liên môn, tại đó hệ thống phương tiện nghe nhìn đã được lấp đặt cố định, hệ thống thiết bị dạy học được chuẩn bị sẵn sàng cùng với hệ thống bàn ghế phù hợp với đặc trưng bộ môn) B. SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC; KẾT HỢP SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VỚI THIẾT BỊ DẠY HỌC HIỆN ĐẠI ĐỂ LÀM TĂNG HIỆU QUẢ DẠY HỌC 1. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó - Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác. -Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo hình,đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy. - Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề. - Ví dụ trong bài dạy: “Các hệ thức lượng trong tam giác.Giải tam giác”.Đây là bài dạy mà lý thuyết được vận dụng vào thực tế cuộc sống nên khi giới thiệu vào bài giáo viên cho thấy được vai trò của toán trong thực tế cuộc sống nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.Sau phần lý thuyết, học sinh vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác vào giải tam giác và giải các bài toán thực tế, đòi hỏi học sinh phải thực hành tính toán.Máy tính bỏ túi là công cụ rất hữu hiệu giúp học sinh tính được nhanh chóng đặc biệt là các số lẽ và thập phân. - Hay trong bài dạy “Mặt tròn xoay” giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh mặt tròn xoay trong thực tế bằng đồ dùng trực quan như:cốc uống nước, bình hoa,cái nón...Cách tạo ra mặt tròn xoay bằng bộ dụng cụ mặt tròn xoay. -Trong bài: “Mặt Cầu” giáo viên sử dụng phần mềm cabri hoặc phần mềm GSP để hổ trợ vẽ hình vị trí tương đối của mặt phẳng và mặt cầu,của đường thẳng và mặt cầu thì hình vừa đẹp, trực quan, tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc giáo viên vẽ hình trên bảng đen. - Trong các bài dạy về hình học nói chung và hình không gian nói riêng mà giáo viên biết vận dụng được CNTT để hổ trợ cho giảng dạy thì hiệu quả đạt được sẽ cao. -Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế. - Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không làm loãng trọng tâm bài dạy. -Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học. -Trong học kỳ I vừa qua tổ tự nhiên phát động giáo viên làm thêm thiết bị để phục vụ cho công tác giảng day: + Bộ môn toán đã làm thước vẽ parabol, compa vẽ đường tròn, nâng cấp bộ đồ dùng tạo mặt tròn xoay.(minh họa đồ dùng đã làm được) +Môn vật lý làm bộ đồ dùng: Bộ thí nghiệm chuyển động thẳng đều, khung dây chuyển động trong từ trường. Bộ thí nghiệm biểu diễn mô men lực +Môn hóa học làm dụng cụ xác định chất điện ly 2. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời gian tổ chức dạy học. - Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học(bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy. - Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu(video,hình ảnh,bảng đồ..),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản,nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài. - Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực hành,đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được. 3. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm a. Đối với giáo viên: - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy – học vào đổi mới phương pháp giảng dạy. - Nâng cao hiệu quả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. b. Đối với học sinh: - Tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. - Trong các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy hoc, ứng dụng CNTT học sinh học sôi nổi, hứng thú hơn. - Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu được kiến thức. c. Bài học kinh nghiệm: - Qua thực hiện, bản thân tôi có 1 số bài học kinh nghiệm như sau: + Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. + Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả. + Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành. Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> THÁNG 04/2017 Nội dung 3(Tự chọn) Thời lượng: 15 tiết Mô đun THCS 24: KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC I. CÁC KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH - Các bước xây dựng đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra. Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chú đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra. Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: Đề kiểm tra tự luận; Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính sác hơn. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra . Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % só điểm, số lượng câu hỏi và tổng sổ điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận. Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm. Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đắp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính sác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không, có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không, sổ điểm có thích hợp không, thời gian dự kiến có phù hợp không ..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh. Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. - Xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá và thiết lập bảng ma trận. +Xác định yêu cầu cần đạt được của nội dung kiểm tra Xác định theo các cẩp độ: biết, hiểu, áp dụng, giáo viên phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy. Nhận biết. Là múc độ thấp nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được những gì đã được học trước đây. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ này thường bao gồm các động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được,... Hiểu biết : Bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biết được cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết. Hiểu được thể hiện ở ba dạng: Thứ nhất là có thể truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng các thuật ngữ khác hay bằng một hình thức khác của thông tin; Thứ hai là khi đưa ra một thông tin, có thể nắm vững được ý tưởng chính có trong thông tin đó, đồng thời hiểu được mối liên hệ bên trong giữa chúng, Thứ ba là có khả năng đưa ra những kết luận bằng sự suy luận, khả năng tiên đoán, Vận dụng: Được dựa trên sự thông hiểu, là mức độ cao hơn so với sự thông hiểu. Khi áp dụng, cần phải cần có vào những hoàn cảnh hoặc những điều kiện cụ thể để lựa chọn, sử dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề nào đỏ. Các mục tiêu học tập cần được xác định thống nhất với nguyên tắc về dạy học, bời vì chúng là cơ sở cho hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập. Chẳng hạn, mục tiêu có khuyến khích cho cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập không, hoặc giúp cho việc áp dụng những điều đã học vào thực tiến như thế nào. + Xây dựng ma trận cho đề kiểm tra Khi viết câu hỏi phải căn cứ vào bảng đặc trưng (còn gọi là bảng đặc tính, hay bảng ma trận hai chiều). Để thành lập bảng đặc trưng cần phải tiến hành phân tích nội dung của môn học, cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cần được đo, Sau đó phải quyết định là cần bao nhiêu câu hỏi cho mỗi mục tiêu. Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu và các khía cạnh khác nhau cần đo lường, Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phổi tỉ lệ % tổng điểm cho mãi chủ đề B4. Quyết định tổng sổ điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng sổ điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. - Thực hiện viết đề kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan. + Viết câu hỏi Đối với câu hỏi kiểm tra cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chú ý đến cấu trúc ngữ pháp. Từ ngữ lựa chọn phải chính xác, nên thử nhiều cách đặt câu hỏi và lựa chọn cách đặt câu hỏi đơn giản nhất, tránh tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu phức tạp, tránh có những từ thừa hay những câu thừa. Cần xác định được thời gian cần cho việc trả lời câu hỏi. Một trong những cách có thể cải tiến câu tự luận để nâng cao độ tin cậy là tăng số câu hỏi trong bài kiểm tra, giảm độ dài ở phần trả lời của mỗi câu..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Viết hướng dẫn chấm Cần phải có một bảng hướng dẫn nêu rõ những khái niệm, những ý tưởng, những lập luận, khối lượng dài ngắn và một số vấn đề khác tạo nên một bài trả lời chấp nhận đuợc. Mặt khác, cần dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuất hiện trong bài làm để có cách xử lí và cho điểm. Có hai cách chấm điểm là chấm theo kiểu phân tích và chấm theo kiểu phân loại nhóm, tùy theo mục đích kiểm tra, đánh giá. Thứ nhất là chấm theo kiểu phân tích, được tiến hành bằng cách cho điểm các câu trả lời cần có theo từng tiêu chí đã xác định. Như vậy trong bài sẽ có các điểm thành phần và sau đó cộng lại. Thứ hai là chấm theo kiểu phân loại. Kiểu này đòi hỏi người chấm phải đọc sơ bộ tất cả các bài làm, sau đồ phân loại bài theo các nhóm. Việc chia nhóm được tiến hành trước khi cho điểm để người chấm có thể suy nghĩ, so sánh giữa các bài với nhau. Cách chấm theo kiểu phân loại có thể đánh giá tổng thể câu trả lời bằng một điểm số hoặc bằng xếp loại, điểm số có thể căn cứ vào ấn tượng chung hay tiêu chí nhất định và được đặt vào mốc ấn định các mức độ khác nhau về chất lượng bài làm. - Thực hành viết hệ thống câu trắc nghiệm khách quan. + Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn Đổi với phần câu dẫn phẳi diễn đạt một cách rõ ràng, Tránh sử dụng các câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên, nếu đưa câu phủ định vào câu dẫn thì cần gạch dưới chữ “không" để nhấn mạnh. Các phương án trả lời cần được viết sao cho có cùng văn phong và tương đương nhau về độ dài Không nên có sự khác biệt về cách diến đạt giữa câu trả lời đúng và các câu nhiễu vì người trả lời có thể sẽ dựa vào một số yếu tố nào đó để phát hiện câu đúng chứ không dựa vào kiến thức. Lỗi thường hay gặp phải đó là các câu đúng thường dài hơn, phức tạp và chi tiết hơn. Câu dẫn và các phương án trả lời đều hợp nhau về ngữ pháp khi ghép chúng với nhau, tránh sử dụng trong các phương án trả lời bằng các cụm từ như “Tất cả những từ trên' hay “Tất cả những câu trên" hoặc “Không có câu nào ở trên". Các phương án nhiễu cần diễn đạt sao cho có vế hợp lí và có sức hấp dẫn như nhau. Cần sắp xếp các phương án trả lời trong các câu hỏi theo vị trí ngẫu nhiên, không nên theo một trình tự máy móc. Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình. Câu hỏi phẳi phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng. Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể. Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh. Mỗi phương án nhiêu phải hợp lí đối với những học sinh không nắm vững kiến thức. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất. + Yêu cầu khi viết loại câu hỏi đúng- sai Loại câu này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án, có thể là đúng hoặc không đúng. Cũng có thể là có hoặc không có, đồng ý hay không đồng ý..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Câu đúng - sai cần phải viết thật ngắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp một cách chính xác là đúng, hay sai. Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, đặc biệt là phủ định kép.Nên tránh sử dụng các sự kiện hay các từ không quan trọng hoặc là quá vụt vặt, tiểu tiết. Tránh những câu mà trả lời sai chỉ phụ thuộc vào một từ hay một câu không quan trọng. Không nên dùng toàn những câu đòi hỏi trả lời đúng, cũng không nên dùng toàn những câu đòi hỏi trả lời sai, Không nên viết câu theo kiểu “bẫy" học sinh, chẳng hạn như thêm vào hay bớt đi một vài từ vụn vặt nào đó để thay đổi ý nghĩa. + Gợi ý cách viết cầu điền vào chỗ trống Câu điền vào chỗ trống thể hiện một dạng của câu trả lời ngắn. Khi viết loại câu hỏi này, không nên để quá nhiều khoảng trống trong một câu, Đổi với loại câu điển vào chỗ trổng cũng nên hạn chế dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, + Gợí ý để viết loại câu hỏi ghép đôi Loại câu ghép đôi bao gồm hai cột, một cột xếp theo chữ cái, một cột xếp theo chữ số, yêu cầu học sinh chọn chữ cái và số để ghép lại. Cần nêu rõ trong hướng dẫn cách thức trả lời để người trả lời biết đó là mỗi câu trả lời có thể đựợc sử dụng một lần hay hơn. Khi viết loại câu ghép đôi cần sấp xếp các danh mục một cách rõ ràng, đảm bảo sao cho hai danh mục phải đồng nhất. Khi viết câu hối nên giải thích rõ cơ sở để ghép đôi hai cột trong câu. Cần tránh việc sắp xếp các danh mục trong câu để có thể tạo nên sự ghép đôi đúng theo kiểu 1 - 1. Nên tạo sự ghép đôi đứng một cách ngẫu nhiên. Các danh mục ở hai cột nên có số lượng không bằng nhau. Các câu nên diễn đạt ngắn gọn và sắp xếp lôgic. - Thực hành phân tích câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. + Cách tính độ khó của câu trắc nghiệm Cách tính độ khó thông dụng nhất của câu trắc nghiệm là tính tỉ lệ phần trăm số người trả lời đúng câu trắc nghiệm. Số người trả lời đứng câu i Độ khó của câu trắc nghiệm thứ i = Số người làm bài trắc nghiệm Việc sử dụng trị số độ khó theo cách tính trên cho thấy rõ mức độ khó, dễ phụ thuộc vào cả câu trắc nghiệm và cả người trả lời. Ngoài ra, đại lượng phản ánh độ khó, dễ của bài trắc nghiệm cũng phụ thuộc vào các lĩnh vực khoa học khác nhau đối với từng đối tượng cụ thể. Giá trị chỉ số độ khó thay đổi từ 0 đến 1, các câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm thường có các độ khó khác nhau, giá trị độ khó càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại, + Cách tính độ phân biệt Có nhiều cách tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Một trong những cách tính đơn giản và thông dụng là: Lấy tỉ lệ phần trăm làm đúng câu trắc nghiệm trong nhóm điểm cao trừ đi tỉ lệ phần trăm làm đúng trong nhóm điểm thấp. Khi xét yêu cầu về chỉ số độ phân biệt cần căn cứ vào mục đích trắc nghiệm. Nếu bài trắc nghiệm theo chuẩn (nhằm mục đích phân biệt, lụa chọn học sinh) thì cần những câu trắc nghiệm có chỉ số về độ phân biệt cao. Còn bài trắc nghiệm theo tiêu chí (xác định mức độ đạt được mục tiêu môn học) thì chỉ sổ này không quan trọng. Một số quy tắc để đánh giá sơ bộ độ phân biệt là: Sổ học sinh của nhóm cao và nhóm thấp cùng đạt được sổ câu hỏi đúng như nhau thì độ phân biệt của câu hỏi bằng 0. Số học sinh của nhóm cao đạt được số câu hỏi đúng nhiều hơn số học sinh ở nhóm thấp thì độ phân biệt là dương..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Số học sinh của nhóm cao đạt được số câu hỏi đúng ít hơn số học sinh ờ nhóm thấp thì độ phân biệt là âm. Như vậy, muốn có độ phân biệt tốt thì bài trắc nghiệm cần phải có độ khó ở mức trung bình, khi đó điểm số thu đuợc sẽ được trải rộng. + Mức độ lôi cuốn vào các phương án trả lời Riêng đối với câu trắc nghiệm khách quan loại câu nhiều lựa chọn, ngoài hai chỉ số về độ khó và độ phân biệt, còn có một chỉ số nữa cần quan tâm phân tích, đó là mức độ lôi cuốn vào các phương án trả lời. Trong trường hợp một phương án nhiễu có quá nhiều học sinh lựa chọn, thậm chí hơn rất nhiều so với phương án đúng, điều này chứng tỏ có sự hiểu lầm nào đó giữa phương án đúng và phương án nhiễu. Do đó đối với câu nhiều lựa chọn, cần phải phân tích tỉ mỉ từng phương án trả lời. Nguyên tắc làm căn cứ cho việc phân tích các phương án trả lời ở câu trắc nghiệm là: Phương án trả lời đúng phải tương quan thuận với tiêu chí Phương án trả lời sai phải tương quan nghịch với tiêu chí, Cần đặc biệt chú ý là ở phương án đúng, tỉ lệ lựa chọn của nhỏm điểm cao phải nhiều hơn nhóm điểm thấp; ở phương án sai, tỉ lệ lựa chọn của nhóm thấp nhiều hơn nhóm cao. II. CÁC KĨ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ - Xác định mối quanhệ giữa dạy học và kiểm tra, đánh giá. + Đánh giá kết quả học tập nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học: Đánh giá giúp cho giáo viên thu đuợc những thông tin từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học tập của họ cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Là cơ sở thực tế để giáo viên điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động của học sinh và hướng dẫn họ tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của bản thân mình. Giáo viên cần biết rõ là nội dung đã được dạy và học đủ chưa, cần bổ sung gì, phương pháp dạy học đã phù hợp chưa, cần hỗ trợ thêm cho ngưòi học như thế nào. Muốn biết rõ những điều đó và để có những quyết định phù hợp, giáo viên phải căn cứ vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên biết được trình độ người học, những điểm yếu của HS trước khi vào học.Giúp GV nắm được nhu cầu của người học để có thể đề ra mục tiêu học tập. Kết quả đánh giá quá trình cho phép theo dõi, đánh giá sự tiến bộ hoặc hạn chế của người học. K Kết quả đánh giá cuối khoá cho phép đo sự gia tăng kiến thức, kĩ năng, năng lực của người học sau khoá đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành tốt giúp cho họ có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Thông qua đánh giá tạo điều kiện cho học sinh tái hiện, chính xác hoá tri thức, hoàn thiện, đào sâu, hệ thống hoá tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo vận dụng tri thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Đánh giá thúc đẩy học sinh học tập. Thông báo kịp thời cho học sinh biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học lại... Đánh giá giúp hình thành cho HS nhu cầu thói quen tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Đánh giá làm cơ sở để có những quyết định hợp lí. Đánh giá nâng cao chất lượng dạy học. Giúp cho Gv thu được những thông tin ngược từ học sinh, phát hiện thực trạng kết quả học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Đây là co sờ thục tế để giáo viên điều chỉnh hoạt động của học sinh và hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân mình. Giúp cho học sinh có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện một số phẩm chất tích cực cho HS (tính kỉ luật, tính tự giác và ý chí vươn lên trong hoc tập). Kiểm tra, đánh giá được tiến hành đúng đắn sẽ củng cố cho học sinh tính kiên định, cẩn thận, tự tin vào khả năng của mình, tạo dư luận lành mạnh trong tập thể, tăng cường mối quan hệ thầy trò. + Quan sát hàng ngày giúp GV thu các thông tin Sự tham gia của học sinh vào thảo luận; Các câu hỏi của học sinh đưa ra; Kĩ năng làm việc nhóm; Độ chuẩn xác trong câu trả lời của học sinh; Cách phản ứng của học sinh đối với bài tập, điểm kiểm tra; Sự chú ý của học sinh; Hứng thú của học sinh... + Đặt câu hỏi để thu thập thông tin: Sự hiểu bài của học sinh; Học sinh có thể hiện được kĩ năng không; Sụ tiến bộ của học sinh. + Vai trò của đặt câu hỏi: Lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học; Khuyến khích tư duy của học sinh; Giúp học sinh ôn lại những nội dung quan trọng; Điểu khiển hoạt động nhận thức của học sinh. - Thực hiện kĩ thuật quan sát để điều chỉnh, hỗ trợ quá trình dạy học. Các công cụ quan sát Biểu đồ tham dự là một công cụ quan sát để đánh giá sự tham gia của học sinh trong hoạt động của nhóm nhỏ. Cũng có thể thiết kế biểu đồ tham dự quan sát về sự tham gia của học sinh vào nhóm nhỏ một cách nhiệt tình hay thờ ơ, hoặc làm giảm hiệu quả. Bảng kiểm tra giúp người quan sát có thể ghi lại một cách nhanh chóng và có hiệu quả xem một đặc trưng có xuất hiện không, nhưng không cho biết múc độ thường xuyên của đặc trưng đó. Thang đánh giá đuợc coi như một công cụ sử dụng thông dụng để đánh giá thái độ, giúp cho việc đánh giá học sinh ở một loạt các đặc điểm như: tính kỉ luật, lòng nhiệt tình, sự quan tâm, tính đúng giờ... Thang đánh giá rất có ích trong việc đánh giá quy trình, sản phẩm và sự phát triển cá nhân.Có 2 cách lập thang đánh giá là Thang đánh giá số và Thang đánh giá mô tả Điểm quan trọng đối với cả thang số và thang mô tả là số điểm trên các dòng cần được mô tả cụ thể, rõ ràng để người đánh giá hiểu được ý nghĩa cụ thể của nó. Trong thang đánh giá, các hành vi được liệt kê chỉ ra sự xuất hiện hay không xuất hiện của đặc điểm được quan sát, cũng có thể chỉ ra tần số hành vi xuất hiện, hoặc một thang bậc bao gồm các mức độ cho mỗi hành vi Thang xếp loại đòi hỏi người đánh giá ấn định số cho mỗi học sinh xếp tù cao đến thấp dựa trên các đặc điểm được đánh giá. Phuơng pháp này rất cồng kềnh khi có số lượng lớn học sinh hoặc có nhiều đặc điểm được xếp loại. Một số gợi ý khi sử dụng thang đánh giá.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Đối với thang đánh giá, cần nhận biết lĩnh vực của các đặc điểm cụ thể cần đánh giá, chỉ rõ các đặc điểm được đánh giá và các đặc điểm được sử dụng trên thang đánh giá, đánh giá dựa trên mấy yếu tố cụ thể và nó cũng cần được chia nhỏ hơn. Đối với người đánh giá, cần phải tiến hành đánh giá một cách chính xác. Cần lựa chọn những người đánh giá một cách khách quan, không thiên vị. Đối với cách sử dụng thang đánh giá, nên kết hợp các loại thang đánh giá. Nhìn chung, số lượng thang đánh giá và số lượng người đánh giá độc lập lớn thì độ tin cậy lớn. Đưa ra đánh giá càng sớm càng tốt ngay sau khi quan sát. - Thực hiện kĩ thuật đặt câu hỏi để điều chỉnh, hỗ trợ quá trình dạy học. + Vai trò của đặt câu hỏi trong dạy học. Đặt câu hỏi là phuơng pháp rất quan trọng, để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, Gv có khả năng chỉ đạo nhận thức của cả lớp và của từng học sinh. Giúp cho học sinh thực sự hiểu bài và trang bị cho các em các kĩ năng tư duy cấp cao. Kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy, khuyến khích học sinh tích cực suy nghĩ và tự lực. Học sinh phải tư duy tích cực độc lập để tìm ra câu trả lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất, tìm ra câu trả lời tối ưu một cách nhanh chóng nhất. Bồi dưỡng cho học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học. Cung cấp kịp thời cho giáo viên những thông tin phản hồi nhanh chóng để biết được học sinh có hiểu bài hay không; khám phá thái độ của học sinh, kiểm tra hiệu quả của việc dạy, kịp thòi điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học. Tạo sự sinh động trong giờ học, tăng sự quan tâm của học sinh. + Một số yêu cầu vê đặt câu hỏi: Câu hỏi đặt ra cho học sinh để học sinh có thể trả lời được. Câu hỏi cần ngắn gọn và rõ ràng, dễ hiểu. Nên hạn chế việc sử dụng những câu hỏi chỉ cần trả lời “có" hoặc “không". Đảm bảo cho học sinh có đủ thời gian để trả lời. Nên sử dụng thêm cử chỉ, ánh mắt động tác để khuyến khích học sinh trả lời. Cần chăm chú theo dõi câu trả lời, khi cần đặt thêm câu hỏi phụ để gợi ý, dẫn dắt học sinh trả lời, nhằm tránh lãng phí thời gian chờ đợi học sinh trả lời. Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác; tránh nôn nóng cắt ngang câu trả lời khi không cần thiết. Cần khích lệ học sinh mạnh dạn nêu những câu hỏi để thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, giải quyết vấn đề. Có thể sử dụng một số kĩ thuật thăm dò để “thâm nhập" vào tư duy của học sinh. Nên có sự ghi nhận hoặc khen ngợi câu trả lời đứng của học sinh, không nên làm cho học sinh cảm thấy xấu hổ với câu trả lời của mình. * Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học: Cả năm KQ đánh giá Kết quả tự đánh giá của cá nhân Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn Kết quả xếp loại của nhà trường. ND1 ND2 ND3 TỔNG ĐTB 9. 9. 9. 27. 9. XL Giỏi.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Ban đánh giá BDTX. Tổ chuyên môn. Võ Thị Thu Hà. Dương Thủy, 27/4/2017 Giáo viên. Đỗ Thị Hải.

<span class='text_page_counter'>(53)</span>

×