Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nhung bien phap giup hoc sinh lop 1 tham gia tich cuc nhan xet ban be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Thông tư 30 ra đời và áp dụng được 2 năm học,tôi nhận thấy thực hiện
theo thơng tư có nhiều ưu điểm. Những học sinh (HS) có học lực yếu hơn khơng
bị áp lực, tự ti, một mặt nào đó các em được khích lệ và động viên, giúp các em
có hướng phấn đấu, vươn lên trong học tập.


Giáo viên (GV) và phụ huynh (PH) quan tâm đến HS nhiều hơn, HS được
phát triển một cách toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường.
Trong đánh giá, khơng có sự phân biệt HS giỏi, khá, trung bình, yếu, HS không
bị mặc cảm, áp lực về điểm số. GV kịp thời phát hiện tiến bộ của HS để động
viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế để hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá
trình học tập. Đánh giá theo thơng tư 30 thực sự mang tính nhân văn, đánh giá
vì sự tiến bộ của HS.


Đánh giá bằng nhận xét sẽ công nhận kết quả và chỉ ra cho học sinh chô
nào học sinh làm đúng, chô nào học sinh còn thiếu, chưa đúng để học sinh còn
có hướng khắc phục và cố gắng, GV có biện pháp hơ trợ để bù lấp chơ trống chư
khơng phủ định hồn toàn kết quả bài làm của học sinh như đánh giá chỉ bằng
điểm số.


Thực hiện thông tư 30, tất cả đều vui bởi lẽ, các em đã cố gắng hết mình
rồi. Nhất là những HS yếu, thầy cơ ra sưc kèm cặp, bản thân các em rất cố gắng.
Dù chỉ được hai chữ "hồn thành" nhưng kết quả đó của các em vẫn được trân
trọng. Cuối năm học, các em vẫn có thể được khen thưởng vì sự cố gắng và tiến
bộ vượt bậc …


Qua 2 năm thực hiên, tôi nhận thấy học sinh từ lớp 2 đã đến lớp 5 đã làm
quen với hoạt động quan sát, trao đổi, nhận xét quá trình học tập và hình thành
năng lực, phẩm chất nhằm góp phần tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả
học tập của bạn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đầu tiên thực hiện thông tư 30, các em tham gia đánh giá và nhận xét bạn gặp
nhiều lúng túng, chưa biết cách nêu ý kiến nhận xét, nhận xét lặp lại ý của bạn,
nhận xét theo gợi ý của GV bằng cách trả lời câu hỏi được gợi ý. Và đến giữa
học kì 2, các em mới dần hình thành được kĩ năng đánh giá và tham gia nhận xét
bạn.


Đối với năm học này 2015- 2016, học sinh lớp 1A ngay từ những tuần
đầu đã được hướng dẫn cách nhận xét chính mình và dần dần nhận xét được thái
độ học tập và sự tiến bộ của từng bạn trong nhóm. Đến cuối học kì 1, các em đã
nhận xét thành thạo và nhận xét một cách tự nhiên theo suy nghĩ ngây thơ của
bản thân học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>a. Thực trạng:</b>


Đầu năm học, HS lớp 1 phải làm quen với mơi trường học tập mới, chơi ít
hơn, học nhiều hơn. Ngoài việc tiếp thu kiến thưc mới, trong hoạt động vui chơi,
HS chỉ biết thưa với GV khi có bạn làm điều khơng vừa ý mình, chưa biết nói
tròn câu, chỉ nhận xét bạn bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý của GV, chưa biết
cách khen hay khuyến khích bạn.


33/ 33 học sinh: Khơng biết cách tham gia đánh giá và nhận xét.
<b>- Về đặc điểm tình hình:</b>


Trường Tiểu học Phan Tiến thuộc khu vực miền núi, số dân không nhiều,
điều kiện kinh tế chưa ổn định, cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó
khăn. Do đó, phụ huynh ít có điều kiện để chăm sóc, dạy dơ con em mình. Việc
cho con đến trường học có khi đó là tìm được một nơi để gởi con trẻ, để họ yên
tâm đi làm, việc chăm sóc sưc khỏe cho con em cũng chưa đựơc tốt. Chính vì


vậy, trong lớp có khá nhiều học sinh có sưc khỏe kém, thể trạng nhỏ bé, hay ốm
đau và nghỉ học thường xun, vài em có biểu hiện kém về trí tuệ, tự kỉ. Do điều
kiện kinh tế của gia đình, của địa phương còn thấp và ý thưc chăm sóc sưc khỏe
cho con em còn kém nên các em bị ảnh hưởng và thiệt thòi rất lớn về nhiều mặt
so với trẻ em ở vùng đồng bằng.


Chính từ thực trạng như vậy, khi các em vào lớp Một, điều kiện, khả năng
học tập và tiếp thu kiến thưc sẽ không đồng đều, phần lớn khơng được sự hơ trợ
tích cực từ phía gia đình, một số phụ huynh cũng khơng nhớ và đọc được chữ
nên không giúp được con trong việc ơn tập bài ở nhà. Phụ huynh số có con em
đã đi học từ lớp 2 trở lên, qua các cuộc họp do trường tổ chưc phần nào đó cũng
hiểu chút ít về cách đánh giá học sinh theo thơng tư 30, nên cũng ít thắc mắc tại
sao không GV không chấm điểm, tại sao chỉ ghi lời nhận xét,….


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việc thay đổi cách đánh giá, khơng còn điểm số thường xun, thay vào
đó là ghi lời nhận xét, phần nào tạo cho GV áp lực về thời gian.


Bỡi lẽ, đối với lớp 1 vùng miền núi, khi vào lớp 1, chưa nhận biết được 24
chữ cái, cầm cây bút chì chưa vững để viết con chữ thì việc dạy cho trẻ biết đọc,
biết cầm bút viết được con chữ và học những môn học khác đã chiếm hết thời
gian trong tiết học, không còn thời gian cho GV viết lời nhận xét vào vở bài tập
của học sinh. Hơn nữa, ở nửa học kì 2, học sinh mới bắt đầu đọc tương đối thành
thạo, lúc đó mới bắt đầu đọc được lời nhận xét của GV, việc học sinh tham gia
nêu lên những nhận xét về chính bản thân của em và nhận xét về bạn còn chưa
được, em chỉ nêu được là em làm được bài, viết được bài, tính đúng kết quả,
chưa nhận ra điểm hạn chế của mình, chưa biết động viên, khuyến khích, khen
ngợi bạn. Học sinh chỉ nói được khi GV nêu câu hỏi gợi ý thật cụ thể. Còn phụ
huynh đa số lại ít có sự quan tâm, kiểm tra bài vở của em nên việc ghi lời nhận
xét của GV cũng chưa được phụ huynh lưu ý.



Tuy nhiên qua một năm thực hiện thông tư 30 và vận dụng kinh nghiệm
của mình vào năm thư hai, ngồi việc giúp HS tiếp thu kiến thưc bản thân tôi
cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm giúp cho học sinh mạnh dạn và tự tin hơn khi
tham gia đánh giá nhận xét mình và bạn.


* Điều kiện để góp phần giúp học sinh mạnh dạn thực hiện tốt việc tham
gia nhận xét đánh giá mình và bạn theo thông tư 30:


<b>- Về cơ sở vật chất và học sinh:</b>


Phòng học rộng rãi, thống mát, trang trí tương đối đẹp mắt, thể hiện sự
thân thiện trong môi trường học tập. Bàn ghế được sắp xếp theo nhóm, giúp học
sinh có nhiều cơ hội thảo luận với nhiều hình thưc. Với cách học theo nhóm, học
sinh đã tự tin chia sẻ ý kiến của mình với bạn, đồng thời lắng nghe bạn nói, nhờ
đó đến cuối năm có thể thực hiện bình bầu bạn nổi trội.


Học sinh lớp có 33 em, số học sinh nhanh nhẹn, có khả năng tham gia
giúp bạn trong các hoạt động giáo dục khoảng 14 em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Được tuyên truyền về thông tư 30 bằng nhiều hình thưc: Qua các cuộc
họp mở rộng do nhà trường tổ chưc; qua buổi họp phụ huynh của lớp; họp ban
đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp; qua trao đổi trực tiếp với phụ
huynh, hướng dẫn phụ huynh biết cách động viên, khuyến khích trẻ ở gia đình;


<b>- Về giáo viên:</b>


Bên cạnh lòng yêu nghề, mến trẻ, thì cần nắm vững về thơng tư 30, hiểu
chính xác về mục đích và ngun tắc đánh giá. Thông tư 30 yêu cầu giáo viên
phải đổi mới phương pháp dạy-học. Áp dụng những phương pháp đổi mới,
những kỹ thuật dạy học hiệu quả.



Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, hiểu về hoàn
cảnh sống của HS, thân thiện, gần gũi với học sinh, có kiến thưc về tâm sinh lí
của trẻ.


<b>b. Cơ sở lí luận:</b>


Trong thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên khi nước
nhà giành độc lập với lời nhắn nhủ, dặn dò hết sưc chân tình và gần gũi: “Non
sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em” ……


Khi nào cũng vậy, đến với trẻ em Bác luôn giản dị, gần gũi thân thương.
Rồi môi khi các em tích cực tham gia việc nhà giúp đỡ gia đình có cơng cách
mạng hay có thành tích xuất sắc trong học tập thì Bác liền kịp thời viết thư và
gửi quà động viên khen ngợi. Tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh tài sản tinh thần
vô giá, là niềm tin vững chắc để chúng ta học tập và phấn đấu.


Để giúp hoàn thiện đề tài này, bên cạnh việc nắm bắt kĩ nội dung thơng tư
30, tơi cũng đã tìm hiểu qua nhiều tài liệu như:


- Tập huấn về Thông tư 30 do nhà trường tổ chưc


- Tài liệu tâm lí trẻ em lưa tuổi tiểu học của giảng viên Nguyễn Bích Thủy
(Giảng viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Diễn đàn giáo viên Tiểu học: Làm thế nào để thực hiện tốt theo thông tư
30.



- Một số gợi ý cách nhận xét, cách ghi lời nhận xét trong vở cho học sinh.
<b>c. Các giải pháp:</b>


Ngay từ đầu năm học, sau 1 tuần nhận lớp, tôi bắt tay vào tìm hiểu hồn
cảnh, điều kiện sống và khả năng học tập của HS thông qua công tác chủ nhiệm.
Trực tiếp trao đổi với phụ huynh học sinh về những vấn đề có liên quan
đến học sinh, mong muốn sự phối hợp giáo dục của giáo viên và phụ huynh đối
với trẻ.


Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi thông tin đến phụ huynh
về thông tư 30, hướng dẫn phụ huynh cách giúp đỡ trẻ học tập ở nhà, cách kiểm
tra vở bài tập, xem những lời nhận xét trong vở để kịp thời giúp đỡ trẻ.


Về phía học sinh, trong những tuần đầu tiên, các em chưa biết cách tham
gia nhận xét đánh giá mình và bạn; các em chỉ trả lời một số câu hỏi gợi ý của
GV như:


- Em thấy bạn đọc bài có to, rõ ràng chưa? Em đã đọc bài được chưa?
- Em đọc bài to và rõ chưa? Nếu đọc chưa nhanh thì về nhà em phải làm
sao?


- Bạn viết chữ đã đều và đẹp chưa? Chữ viết của em thế nào?


- Khi thảo luận trong nhóm, các bạn có cùng thực hiện với nhau chưa?
- Trong giờ học, các bạn trong nhóm em có chú ý tập trung học hay
khơng?


- Các bạn trong nhóm có giúp đỡ nhau không? Bạn đã giúp em như thế
nào?



- Trong nhóm , bạn nào hay đưa tay phát biểu nhất?


- Bạn nào học tốt nhất? Những bạn khác phải làm gì để đọc được bài?
- Trong giờ học các bạn có trật tự chưa? ………


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thái độ học tập và qua các hoạt động giáo dục khác các em sẽ nhớ cách nhận xét
mà không cần câu hỏi gợi ý của giáo viên nữa.


Bên cạnh việc gợi ý câu hỏi để học sinh tham gia nhận xét mình và bạn bè
sau mơi hoạt động giáo dục, thì trong q trình diễn ra hoạt động học tập tơi
cũng đã tăng cường động viên khuyến khích khi từng em học sinh có sự chú ý
tập trung và thể hiện sự tiến bộ trong học tập. Khuyến khích, động viên các em
phối hợp, giúp đỡ nhau trong hoạt động nhóm, để các em nhận thấy các bạn
mình đã đồn kết cùng nhau trong học tập và đạt hiệu quả ra sao. Trong nhóm
mình, những bạn nào cần được giúp đỡ, bạn nào biết giúp bạn, giúp như thế
nào. Qua hoạt động nhóm, học sinh sẽ biết được bạn của mình hơm nay đã cố
gắng hơn hơm qua khơng. Từ đó các em sẽ mạnh dạn tham gia vào q trình
nhận xét một cách tích cực hơn.


Đối với những học sinh khó khăn về học tập, mưc độ hoàn thành nhiệm
vụ của em sẽ được đánh giá tùy vào mưc độ và thời gian, và học sinh trong lớp
cũng hiểu được điều đó nên các em khơng có sự so sánh mà đã có sự khen ngợi
bạn khi bạn có tiến bộ hơn.


Trong học kì 1, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của các em, tôi
tăng cường nhận xét bằng lời và hướng dẫn cho học sinh kiểm tra vở bài tập của
nhau và khi phát hiện những bài tập học sinh làm chưa đúng sẽ cho các em cơ
hội được sửa sai, các em sẽ ghi khắc được phần kiến thưc đó, đồng thời khi đó
bạn học tốt hơn cũng sẽ giúp được bạn của mình. Trong vở học sinh tơi chỉ
chấm đúng và chỉ cho học sinh thấy chô cần sửa chữa, chư tôi chưa viết lời nhận


xét vào. Điều này tôi trao đổi cho phụ huynh biết trong cuộc họp cha mẹ học
sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

thú đọc lời nhận xét của cô trong vở của tất cả các bạn trong nhóm. Việc viết lời
nhận xét vào vở học sinh rất tốt, góp phần tăng cường Tiếng Việt cho các em.
Chữ viết của giáo viên là chữ mẫu để cho các em luyện viết theo nên khi
viết nhận xét tôi rất lưu ý viết hoa đầu câu, viết đều nét….


Với lớp 1, học sinh chỉ sử dụng vở bài tập Tiếng Việt, bài tập Toán, vở
tập viết, vở tập vẽ . Một số lời nhận xét tôi đã ghi vào vở của học sinh tùy vào
khả năng HS như :


<b>* Đối với HS hoàn thành tốt:</b>


- Bài làm của em rất tốt, em rất đáng khen, tiếp tục phát huy nhé.
- Em viết chữ rất đều và đẹp, cô khen em nhiều nhé.


- Em hiểu bài và làm đúng tất cả bài tập, giỏi lắm.
- Em viết đúng chính tả, trình bày đẹp, phát huy nhé.
- Em vẽ và tơ màu đẹp lắm, cơ khen em.


<b>* Đối với HS hồn thành ở mức độ khá:</b>


- Em viết chữ đều, nếu viết các nét thẳng hơn chữ sẽ đẹp, cố lên nhé.
- Bài làm đúng nhưng chữ số em phải viết cao 2 ô li nhé.


- Bài làm của em tốt nhưng cần đặt tính thật thẳng cột nhé.
- Em biết giải bài toán nhưng quên viết đáp số rồi, viết vào nhé.
<b>* Đối với học sinh hoàn thành: </b>



- Em viết có tiến bộ, em hãy sửa lại những chữ cô đã gạch chân nhé.


- Chữ viết của em hôm nay có tiến bộ, viết chữ g, h ,… em viết nét khuyết
đúng 2 li sẽ đẹp hơn.


- Em viết có tiến bộ, chú ý điểm đặt bút là dấu chấm có sẵn đó nhé.
- Em biết cách vẽ rồi, tô thêm màu sẽ đẹp hơn nhé.


- Bài 1, em chú ý viết số cho thẳng các cột như mẫu nhé.
<b>* Đối với học sinh chưa hoàn thành: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Các em cần thời gian dài nên không áp đặt em phải đạt được yêu cầu của
chuẩn kiến thưc kĩ năng ngay được. Các em cần được giúp đỡ nhiều hơn. HS
làm dù chỉ được 1 bài tập hay viết chưa đảm bảo mục tiêu, tôi không yêu cầu HS
làm thêm, chỉ giúp HS làm được một bài để em có sự hòa nhập cùng các bạn,
khơng để HS đưng ngoài hoạt động học tập, đồng thời cũng khen ngợi để HS có
sự cố gắng hơn. Ví dụ:


- Em đã có cố gắng, tốt lắm.


- Hơm nay em đã nô lực hơn, cô vui lắm.
- Em đã viết được 1 hàng, cố lên nhé.


- Em sẽ luyện viết thêm 1 hàng nữa cho chữ đẹp hơn nhé.


- Hôm nay em có tiến bộ hơn hơm trước, cơ rất vui mừng đó. Cố lên nhé.
Khi học sinh đọc được lời nhận xét trong vở , các em sẽ bắt chước cách
nói của giáo viên để nhận xét mình và tham gia nhận xét bạn tốt hơn. Khi có
thời gian, hoặc trong tiết sinh hoạt lớp, môi khi học sinh nhận xét bạn, tôi cho
lớp nhận xét lời nhận xét của bạn để khen ngợi, động viên, khuyến khích các em


thêm, điều này làm cho các em thích xung phong nhận xét bạn.


Từ khi các em biết cách nêu nhận xét về mưc độ hồn thành nhiệm vụ của
bạn, tơi hướng dẫn cho các em biết cách khen bạn trước rồi mới nêu nhận xét
( nếu bạn thực hiện chưa đạt)


Ví dụ:


- Bạn A hơm nay đọc nhanh hơn hơm qua, nhưng bạn đọc còn nhỏ và
chậm lắm, bạn cố gắng lên nhé.


- Bạn B tính đúng kết quả nhưng bạn viết số chưa đẹp, bạn phải viết cao 2
ơ li.


<i><b>* Một số ví dụ cụ thể qua các hoạt động giáo dục:</b></i>
<b>* Khi học tập</b>


Khi tôi tổ chưc cho học sinh đọc bài, khi một HS đọc xong, em ấy mời
các bạn nhận xét, HS đã nói được:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Bạn đã đọc được bài, nhưng bạn đọc còn chậm và đọc nhỏ. Về nhà bạn
cố gắng rèn đọc to hơn.


- Bạn đọc còn đánh vần, để đọc tốt hơn về nhà bạn nhớ đọc bài nhiều hơn
nhé.


HS được bạn nhận xét, ln nói được: “ Cảm ơn bạn”, “ Cảm ơn bạn,
mình sẽ cố gắng”….


Khi tổ chưc hoạt động nhóm, cuối hoạt động tơi dành thời gian khoảng 1,


2 phút cho các em nêu nhận xét về hiệu quả luyện đọc và thái độ của nhóm, các
em đã nêu được:


- Các bạn trong nhóm em đều đọc được hết.


- Bạn…. đọc to rõ và đọc nhanh, bạn…. đọc còn chậm.
- Bạn ... chưa chú ý khi các bạn đọc bài


- Bạn … có tiến bộ hơn hôm qua.
- Bạn … đọc nhanh nhất.


Cùng với sự quan sát, bao quát lớp tôi đã khen các em và nhắc nhở những
em khác cần cố gắng nhiều hơn để môi ngày môi tiến bộ.


Sau môi lần học sinh phát biểu tôi đều hướng dẫn cho HS mời bạn nhận
xét, dần dần tạo thói quen cho HS và cuối hoạt động tổ chưc bình bầu bạn học
tốt sẽ không bị mất thời gian của tiết học.


Cuối môi hoạt động trong bất kì mơn học nào, tơi đều dành khoảng 1 phút
cho một nhóm nêu nhận xét. Cuối giờ học các nhóm sẽ chọn được những bạn
học trội nhất để tuyên dương. Tổng thời gian nhận xét, tuyên dương, bình bầu
trong một tiết học khoảng 3-4 phút.


Ngồi việc bình bầu trong tiết học, bất kì một hoạt động giáo dục nào
khác diễn ra, tôi đều lưu ý các em quan sát, tham gia đầy đủ, phối hợp với nhau.
Từ đó rèn cho các em ý thưc hợp tác, đoàn kết, cùng nhau tiến bộ trong
học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>* Khi sinh hoạt lớp:</b></i>



Tôi tập dần cho các em cách nhận xét, ban đầu là khen ngợi những bạn
học tốt, thực hiện nghiêm túc nội quy, những bạn biết giúp nhau trong học tập,
những bạn tự giác tham gia làm sạch lớp học, biết chăm sóc góc cây xanh,
những bạn có tiến bộ, và tổ chưc cho lớp tuyên dương.


Tập cho học sinh tự nhận xét bản thân mình, các em đã tự giác nói lên
được những khuyết điểm của mình như:


- Trong tuần này em đã đi học trễ 1, 2 buổi; em sẽ cố gắng không đi trễ
nữa.


- Trong giờ học (chơi) em đánh bạn. Em đã xin lôi bạn và không vi phạm
nữa.


- Em chưa quét lớp cùng các bạn.


- Em ngủ quên không viết bài, về nhà em sẽ viết tiếp.
- Em nói chuyện trong giờ học.


- Em không cho bạn mượn bút.


Khi học sinh nhận ra được khuyết điểm, hướng cho cả lớp khen và động
viên vì các bạn đã tự giác nhận ra lôi. Làm như thế các em sẽ không bị mặc cảm
mà ngày càng thích thú và tiến bộ hơn.


Khơng chỉ nêu những ưu, khuyết điểm ở lớp mà còn tạo cơ hội cho các
em nêu những việc làm tốt ở nhà,( mơi tuần một nhóm ) tơi dành khoảng 7-10
phút để cho các em kể những việc tốt em đã làm, các em đã nói được:


- Ở nhà em có quét nhà giúp mẹ.



- Em biết nấu cơm, em phụ mẹ rửa chén.
- Em dẫn em bé đi chơi.


- Em giúp ông bà đi mua đồ.
- Em trồng hoa, em tưới hoa.


Sau khi nhóm đã kể, tơi đề nghị lớp nhận xét, các em biết cách nhận xét
như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Học sinh kể, học sinh nhận xét bạn xong, tơi ln khen ngợi và khuyến
khích các em phát huy và noi gương bạn.


Khen ngợi, động viên, khuyến khích, vơ tay thật to là điều mà các em rất
thích, mơi khi được khen các em rất đáng yêu, thái độ bẽn lẽn, mắc cỡ, nhưng
thật ra là rất thích thú. Tơi biết sau đó các em sẽ có nhiều việc làm tốt, nói lời
hay với bạn, mạnh dạn tự tin hơn khi nói lên ý kiến, nguyện vọng của mình.


Tuyệt đối khơng phê bình thẳng thắn những em còn nghịch, chưa vâng
lời, bởi các em còn rất bé, chưa ý thưc được nhiều hành động của bản thân. Với
những trường hợp này, tôi chỉ nhận xét chung : “Nhiều bạn trong lớp ta rất chăm
ngoan, mạnh dạn, chăm chỉ học tập, biết nêu lên ý kiến của mình, biết làm
nhiều việc giúp đỡ bạn, giúp đỡ cha mẹ và biết giúp cô nữa, các bạn ấy rất đáng
được tuyên dương, còn những bạn chưa mạnh dạn, chưa nói lên được những
việc làm tốt của mình trong hơm nay, về nhà nhớ lại để tuần sau kể cho lớp nghe
nhé” chắc chắn rằng, ngay ngày hôm sau lên lớp các em sẽ nói cho bạn nghe ở
nhà mình đã làm việc tốt gì. Gia đình các em trong lớp hầu như ở gần nhau nên
từ ngày tôi tổ chưc thi đua kể những việc làm tốt, các em đã có sự quan sát lẫn
nhau, nên khơng có hiện tượng kể dối. Đồng thời các em còn biết làm việc nhỏ
giúp gia đình là bổn phận của trẻ em nữa.



Đến thời điểm này, học sinh đã đọc, viết thông thạo, tôi tổ chưc cho các
em viết thư cho cô giáo. (Viết vào mảnh giấy nhỏ được cắt thẳng hoặc viết vào
một bơng hoa gấp bằng giấy). Em có thể viết điều em muốn nói, viết sẵn ở nhà
hoặc viết khi trên lớp đặt vào hộp thư trên bàn cô giáo, tôi xem và viết trả lời
cho các em rồi các em tự nhận lại để xem. Làm điều này các em rất thích, vừa
được trò chuyện với cơ một cách “người lớn” như thế, và quan trọng là các em
rèn chữ viết sao cho đẹp để được cô khen. Qua đó, tơi cũng nắm bắt được một
số hiện tượng chưa tốt kịp thời chấn chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>* Về phụ huynh:</b>


Giữ mối quan hệ mật thiết với phụ huynh là điều hết sưc quan trọng trong
công tác chủ nhiệm. Tơi khơng đợi đến mơi kì họp cha mẹ học sinh mới thông
báo các vấn đề của lớp, mà liên lạc thường xuyên qua điện thoại, trao đổi môi
khi phụ huynh đưa đón con em mình, thăm nhà một số học sinh có hồn cảnh
khó khăn trong học tập. Hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ học tập, xem vở bài tập
cùng lời nhận xét của giáo viên mà nhắc nhỏ trẻ thêm. Làm như thế giáo viên sẽ
nhận được sự tin yêu của phụ huynh và họ sẵn sàng hô trợ trong việc học tập của
con cũng như cung cấp thơng tin về trẻ ở gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG VÀ THỰC TIẾN</b>
<b>a. Kết quả:</b>


* Qua đánh giá định tính của bản thân, lớp 1A( sĩ số : 33 em ) đến thời
điểm hiện tại, tất cả các em đều mạnh dạn tự tin khi tham gia đánh giá nhận xét
bạn bè. Cụ thể:


- 12 em biết cách khen ngợi, động viên và chỉ ra được những điểm cần
sửa chữa cho bạn.



- 16 em tự tin nhận xét bạn và khen ngợi, động viên bạn.


- 5 em luôn xung phong nhận xét bạn, dù nhận xét chưa thật sự đúng.
* Qua việc dự giờ thăm lớp của tổ chuyên môn, của ban giám hiệu: đánh
giá học sinh lớp 1A thực hiện việc tham gia đánh giá nhận xét theo thông tư 30
là tốt.


<b>b. Ứng dụng thực tiến:</b>


Qua 2 năm thực hiện thông tư 30, tôi nhận thấy đánh giá bằng lời là để
giúp các em học sinh biết được kết quả, nô lực của cá nhân mình đã được các
thầy cơ ghi nhận, xem xét như thế nào, qua đó giúp em học sinh, cùng với sự hô
trợ của phụ huynh tự điều chỉnh cách học để đạt kết quả tốt hơn.


Môi lời nhận xét là tình cảm dành cho học sinh, mong muốn các em được
tiến bộ hơn, giúp học sinh tự tin tham gia đánh giá nhận xét chính mình và bạn
là biện pháp phát huynh tính tích cực học tập, hình thành tốt hơn nữa về năng
lực và phẩm chất cho các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Môi giáo viên cần quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học
sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.
Do năng lực của học sinh khơng đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác
nhau về thời gian, mưc độ hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh có thể khơng hồn
thành nhiệm trong lần này, và nhiệm vụ của giáo viên là giúp đỡ học sinh lần
sau sẽ tiến bộ hơn trong lần sau; chư không phải là học sinh bắt buộc phải ln
hồn thành nhiệm vụ trong tất cả mọi lần.


Học sinh thích được nêu gương, được tuyên dương, khen ngợi. Đó là
động lực thúc đẩy sự tích cực chủ động của HS. Do đó tăng cường tạo cho HS


được nêu lên nhận xét về mình, về bạn sẽ giúp HS tự tin mạnh dạn nhiều. Trong
lớp có sự phân công trách nhiệm cho từng thành viên, các em sẽ làm việc tự giác
hơn.


Để động viên HS, thì phần thưởng là yếu tố góp phần tăng sự hưng thú
cho các em. Ngoài phần thưởng mà lớp giành được khi tham gia các hoạt động
do trường tổ chưc, ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cũng có những phần
q thưởng cho học sinh có thành tích trong học kì, học sinh có sự tiến bộ, học
sinh được khen về một mặt. Nhìn chung thưởng cho tất cả HS là món q tinh
thần giúp các em nơ lực học tập hơn.


Toàn bộ nội dung nêu trên là những tâm huyết mà bản thân tôi đã thực
hiện trong 2 năm qua và bước đầu thu được kết quả như mong đợi. Tuy vẫn còn
mang tính chất cá nhân, chủ quan, chưa hồn thiện, rất mong được sự đóng góp,
chia sẻ thêm kinh nghiệm của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp ,.. Để bản
thân có điều kiện học tập và bổ sung kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy ngày
càng hoàn thiện hơn.


<i>Phan Tiến, ngày 15 tháng 04 năm 2016</i>
Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>PHẦN PHỤ LỤC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18></div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Phần thư nhất: Đặt vấn đề: Trang 1


Phần thư 2: Giải quyết vấn đề Trang 3


Phần thư 3: Kết quả và ưng dụng thực tiến Trang 14


Phần phụ lục Trang 15



Phần mục lục Trang 19


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI</b>
<b>CỦA HĐKH TRƯỜNG TH PHAN TIẾN</b>


</div>

<!--links-->

×