Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.22 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tình hình là tớ vẫn chưa sửa xong giáo án. Nếu không kịp để cậu tổng hợp thì mai tớ in ra vậy. Tớ có 1 số ý kiến: - Phần dẫn vào bài mới: Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, vội vàng cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình… Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Để hiểu được nhận định trên, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Vội vàng: => đây là phương pháp nêu vần đề khiến học sinh phải tìm hiểu để đi đến câu trả lời. 1. Phần tiểu dẫn: yêu cầu học sinh đọc thầm trả lời cho câu hỏi tiểu sử- con người và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu=> phương pháp đọc thầm + Câu hỏi: Theo em xứ Nghệ quê cha, xứ dừa quê mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến con người và sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu? => phương pháp nêu vấn đề=> HS suy nghĩ trả lời=> phương pháp giải quyết vấn đề: GV chốt ý + Câu hỏi: Từ những yếu tố về gia đình, quê hương, học vấn, đường đời, cho em nhận xét gì về nhà thơ Xuân Diệu và sự nghiệp sáng tác của ông? Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác của ông? =>phương pháp gợi mở 2. Phần đọc- hiểu a. Đoạn 1: 13 dòng thơ đầu: Tình yêu cuộc sống tha thiết đắm say.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV gọi HS đọc => phương pháp đọc thành tiếng - 4 dòng thơ đầu: + GV đọc diễn cảm: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. => phương pháp đọc diễn cảm. + GV: Chế Lan Viên đã viết: Tôi có chờ đâu có đợi đâu Mang chi xuân đến gợi thêm sầu Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nỗi khổ đau Chúng ta đã được tìm hiểu về phong trào thơ Mới, Xuân Diệu và Chế Lan Viên là hai cái tên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cùng một chủ đề mùa xuân hai thi sĩ có những cái nhìn khác nhau. Các em cùng đọc và chỉ ra sự khác biệt đó => kết hợp phương pháp đọc và phương pháp tái tạo (Trả lời: CLV: không thích mùa xuân, thấy cuộc đời như vô nghĩa>< XD: cuống quýt, vội vàng, sống toàn tâm toàn trí thể hiện một khát vọng đến cuồng nhiệt) Tớ nghĩ là những câu hỏi sau là gợi mở: + GV: Ở đọan thơ này, tác giả đã thể hiện khát vọng đến ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện khát vọng ấy? (Trả lời: điệp từ “tôi.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> muốn” + “ cho”=> giọng điệu sôi nổi mãnh liệt => khát vọng táo bạo lạ lùng muốn đoạt quyền của tạo hóa: “tắt nắng” + “buộc gió”) - 7 câu thơ tiếp + GV dẫn: Trong khi những hồn thơ khác trốn đời vào cõi hư vô, hão huyền chỉ thấy vẻ đẹp ở chốn bồng lai tiên cảnh thì “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới”(Hoài Thanh): “Của ong bướm này đây tuần tháng mật …. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” => phương pháp đọc diễn cảm + GV: Thiên nhiên trong đoạn thơ này được Xuân Diệu miêu tả như thế nào? Em hãy đọc một đọn thơ có hình ảnh ước lệ tượng trưng mà em đã học? So sánh với ddocnj thơ này => phương pháp tái tạo (Trả lời: Truyện Kiều =>cảnh vật trong đoạn thơ thoát khỏi hệ thống thi pháp ước lệ trung đại) GV mở rộng: Các cụ ta ưa cái màu đỏ choét, ta lại ưa cái màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao lúc gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh ngây thơ các cụ cho là tội lỗi, ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh…” + GV: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều như sau:. “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Hay thơ Đường có câu: Phù dung như diện liễu như mi”. Em có nhận xét gì về cách miêu tả của Xuân Diệu? GV: Nếu các thi nhân xưa quan niệm thiên nhiên là đẹp nhất, là tiêu chí chuẩn mực làm thước đo cái đẹp đời sống thì Xuân Diệu đã đưa con người lên ngai vàng của cái đẹp: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi … Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” => phương pháp gợi mở + tái tạo + đọc diễn cảm - 2 câu cuối: câu hỏi dưới dạng phương pháp gợi mở + Cái tôi trữ tình của Xuân Diệu được thể hiện như thế nào? + Dấu chấm đặt giữa dòng thơ có tác dụng gì? 3. Đoạn 2 GV: Tổ chức HS hoạt động nhóm - Lớp chia làm 4 nhóm - Trả lời câu hỏi: Liệt kê các câu thơ viết về thờ gian trong các tác phẩm trung đại mà em được học. Đọc 16 câu thơ tiếp theo trong.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vội vàng, So sánh quan niệm về thời gian của người xưa với quan niệm thời gian của Xuân Diệu => Phương pháp tái tạo + đọc (Trả lời: Thời trung đại: xuân đi xuân lại lại><XD: tuyến tính, 1 đi không trở lại) + GV: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua …. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất Em có nhận xét gì về đoạn thơ trên? Điệp từ “xuân” các cặp từ đối lập cho em nhận xét gì? (tớ nghĩ những câu hỏi kiểu thế là pp gợi mở) 4. Khổ cuối: Khát vọng tận hưởng cuộc sống trần gian + Kết hợp phương pháp: “Ta muốn ôm” ( GV đọc diễn cảm) câu thơ đột ngột rút ngắn ba chữ, phải chăng đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ? => câu hỏi nêu vấn đề (Trả lời: thể hiện khao khát sống, khao khát yêu) + Phương pháp gợi mở: Em có nhận xét gì về cách xưng hô đến đoạn này? (Trả lời: tôi => ta => đầy nhân văn, là tiếng lòng của những con người trẻ tuổi, trẻ lòng) + Phương pháp tái tạo: Từ sự tìm hiểu ở các đoạn trên, em có nhận xét gì về nghệ thuật mà Xuân Diệu sử dụng ở khổ cuối này? (Trả lời: điệp từ “tôi muốn” + “cho” + cách điệp cú). Hiệu quả sử dụng nghệ thuật này như thế nào? (Trả lời: diễn tả nhịp đập sôi nổi của con tim vội vã, vồ vập).
<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Kết hợp phương pháp: • Yêu cầu HS đọc: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn … - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi • GV hỏi: Em hãy liệt kê các động từ ở đoạn thơ trên? Nhận xét giá trị nghệ thuật của các động từ ấy (cấp độ) => phương pháp đọc thành tiếng + gợi mở + Phương pháp tái tạo: Từ sự phân tích tìm hiểu ở trên, em hãy giải thích nhan đề của tác phẩm Vội vàng? Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?.
<span class='text_page_counter'>(7)</span>