Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

LS 8 Tuan 27 Tiet 44

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.27 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 27 Tiết: 44. Ngày soạn: 04/03/2017 Ngày dạy: 06/03/2017. BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được: - Ôn lại kiến thức trọng tâm lịch sử Việt Nam từ bài 24 đến bài 27. 2.Thái độ: - Thái độ tích cực tự giác ôn tập, làm bài tập theo yêu cầu. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, tự luận chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bài tập các dạng trắc nghiệm, tự luận, bảng phụ 2. Học sinh: học bài theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp học: Lớp 8A1..........................................................Lớp 8A2.................................................................. 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép bài mới 3. Giới thiệu bài mới: (1 phút) Chúng ta học xong chương I, II lịch sử 8, tiết học này cô và trò cùng làm một số bài tập khắc sâu kiến thức đồng thời chuẩn bị cho kiểm tra một tiết sắp tới. 4. Bài mới: (35 phút) Bài tập 1. Giáo viên đọc câu hỏi trắc nghiệm HS chọn đáp án đúng. (5 phút) 1. Người anh hùng Nguyễn Trung Trực nổi tiếng với chiến công: A. bảo vệ thành Gia Định. B. làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. C. đốt cháy tàu Ét – pê – răng ( Hi vọng ) trên sông Nhật Tảo (Vàm cỏ). D. không có đáp án nào đúng. 2. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của ai? A. Ngô Quyền. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương. 3. Trận Đà Nẵng mở đầu xâm lược nước ta, Pháp có kết quả: A. thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng. B. thực dân Pháp phải rút quân về nước. . C. triều đình Huế và Pháp giảng hòa. D. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định. 4. Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương là: A. kêu gọi văn thân và sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước. B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. C. kêu gọi văn thân và sĩ phu kháng chiến chống Pháp. D. kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. 5. Hiệp ước chấm dứt sự tồn tại triều đại phong kiến nhà Nguyễn: A. Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. B. Hiệp ước Giáp Tuất năm1874. C. Hiệp ước Hác mang năm1883. D. Hiệp ước Patơnốt năm 1884. 6. Trước sự thất thủ thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ: A. cho quân tiếp viện. B. cầu cứu nhà Thanh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. thương thuyết với Pháp. D. cầu cứu quân Pháp. Bài tập 2. Giáo viên treo bảng phụ HS nối cột A với cột B bằng cách trả lời ở cột C. (5 phút) Thời gian (A) 1. Năm 1858 2. Năm 1873 3. Năm 1882 4. Năm 1884. Sự kiện (B) Nối cột A. Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. 1 + ............... B. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ. 2 + ................ C. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. 3 + ................ D. Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. 4 + ................ E. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Bài tập 3. Giáo viên ghi nội dung bài tập lên bảng, yêu cầu cầu HS điền vào chổ trống. (5 phút) Điền các cụm từ: “người Pháp”, “Đông Nam Kì”, “trả lại”, “bồi thường” sao cho thích hợp về nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/ 6/ 1862): “ Theo đó, triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền ……………………………………….(Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép…………………………………và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bải bỏ lệnh cấm đạo trước đây; ………………………………………………... cho Pháp một khoản chiến phí tương đương vạn lạng bạc; Pháp sẻ ……………………………… thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến. Bài tập 4. Làm bài tập tự luận. (20 phút) Giáo viên chép câu hỏi lên bảng HS thảo luận cùng làm và tìm ra đáp án: 1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào Cần Vương? 2. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)? 3. Với những kiến thức đã học em có nhận xét gì về thái độ của triều Nguyễn khi nước ta rơi vào tay thực dân Pháp? 4. Nhận xét về phong trào kháng chiến của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX 5. Củng cố: (7 phút) - Gọi HS làm lại các bài tập đặc biệt là HS yếu. - Hướng dẫn cụ thể một lần nữa bài tập tự luận. 6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) - Học sinh về nhà làm lại các bài tập 2,3,4 chuẩn bị kiểm tra một tiết tuần kế tiếp . - Chuẩn bị bài mới: đọc bài 28 và trả lời câu hỏi mực xanh SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……….…………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×