Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

kh xay dung truong hoc than thien HS tich cuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.22 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐTCẦN ĐƯỚC TRƯỜNG TH LONG HÒA Số:…/KH.THLH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Hòa, ngày 09 tháng 10 năm 2017. KẾ HOẠCH Thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” Năm học : 2017-2018 Căn cứ công văn số số 1019/HD-PGDĐT ngày 07/9/2017 của Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Cần Đước V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20172018 cấp tiểu học; Căn cứ vào Kế hoạch số 35/KH-THLH, ngày 25/9/2017 của đơn vị, trường Tiểu học Long Hòa xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2017–2018 với những nội dung trọng tâm sau: I. Mục đích yêu cầu - Tiếp tục phát huy nâng cao chất lượng, hiệu quả từ triển khai phong trào thi đua“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học năm học 2017-2018. - Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trở thành hoạt động thường xuyên, qua đó các đơn vị huy động sức mạnh tổng hợp của thầy và trò, của chính quyền địa phương, các lực lượng tổ chức, đoàn thể,.. để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa, gắn với việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường trọng điểm cấp huyện và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Tiếp tục tập trung các nguồn lực để làm tốt công tác nước sạch, vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh kết hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Giáo dục học sinh truyền thống dân tộc, cách mạng; truyền thống văn hoá lịch sử ở địa phương thông qua các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa,... III. Nội dung: Thực hiện theo 5 nội dung của phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 1. Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp và an toàn 2. Thực hiện công tác chuyên môn phù hợp với lứa tuổi 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 4.Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương IV. Các giải pháp thực hiện Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; sân trường có cây xanh, bóng mát, thường xuyên cắt cỏ phần sân cỏ để sân trường trở nên mát mẻ, thân thiện với môi trường. - Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày - Đẹp: Cảnh quan hài hòa, trang hoàng cổng, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh , bản đồ VN, cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; thay thế khi cũ, hỏng. - An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; tập trung giáo dục, tuyên truyền cho học sinh vào các buổi chào cờ, sinh hoạt về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, phòng chống đuối nước, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, không chơi trò chơi điện tử bạo lực; phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt... Nội dung 2 : Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp học sinh tự tin học tập - Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện nội dung chương trình dạy học mới ở bậc học. Trong tổ chức các hoạt động dạy và học đảm bảo linh hoạt phù hợp với học sinh, với điều kiện thực tế giúp các em tự tin trong học tập. Kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, tham gia các chương trình, diễn đàn “Trường học kết nối” để trao đổi, thảo luận thông qua các hoạt động nhóm, nhằm chia sẽ, nâng cao kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học. Ứng dụng hiệu quả các chương trình quản lý học sinh, quản lý điểm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển. Tổ chức các hoạt động giao lưu nhằm bồi dưỡng kiến thức, phát huy khả năng sáng tạo của CBGV và học sinh. - Khuyến khích học sinh tích cực chủ động trong học tập, làm chủ các quy trình học tập, tích cực thảo luận trao đổi trong nhóm và tự chiếm lĩnh kiến thức theo mô hình trường học mới. Xây dựng phong trào thi đua giữa các lớp, các chi đội và thành lập các câu lạc bộ học tập, theo sở thích, năng khiếu, ... tham gia thảo luận trao đổi trên diễn đàn trường học kết nối. - Lồng ghép vào giảng dạy các nội dung về địa phương, lịch sử địa phương. Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, trò chơi dân gian, đẩy mạnh việc đưa Dân ca vào trong trường học. - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương huy động tối đa học sinh trong độ tuổi, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban. Chấm dứt hiện tượng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. Quan tâm và có giải pháp phụ đạo, bồi dưỡng đối với học sinh cá biệt, học sinh còn chận tiến bộ trong nhà trường để giúp các em đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng. Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nhà trường phối hợp Công đoàn chỉ đạo có hiệu quả tổ chức Đoàn, Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tham gia các phong trào do địa phương, ngành và cấp trên tổ chức. - Nhân các ngày lễ lớn trong năm tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động khám phá, trải nghiệm,... tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh, như giao lưu Dân ca, cắm trại... Qua các diễn đàn tạo điều kiện cho các em phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo và phát huy vai trò của cá nhân trong tập thể, góp phần hình thành các kĩ năng sống cho học sinh. - Thành lập các câu lạc bộ như: CLB cờ vua, bóng đá, Dân ca… tập trung vào các môn tham gia Hội khỏe Phù Đổng trong năm học 2016-2017 như Bóng đá, cờ vua, Chạy cự ly ngắn, cự ly dài 200m, Bật xa tại chỗ, Ném bóng. - Các kỹ năng trên được thực hiện thông qua các hoạt động sau: + Tổ chức cho học sinh tim hiểu và trao đổi, thảo luận trong các giờ Hoạt động ngòai giờ lên lớp; + Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh nhận thức các kỹ năng và tổ chức các hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện giao tiếp rèn luyện kỷ năng sống; + Tổ chức những hoạt động tham quan dã ngoại, họat động từ thiện... Rèn luyện nề nếp tác phong sinh hoạt học đường. + Phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi giáo viên về việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thường xuyên và thông qua hoạt động theo chủ điểm của tháng. BGH nhà trường chỉ đạo BCH Liên đội đẩy mạnh công tác thi đua hàng tuần để vào buổi chào cờ đầu tuần có cơ sở đánh giá, nhận xét nhằm biểu dương, khen ngợi, động viên tinh thần cho các em. Thành lập Đội cờ đỏ, sổ theo dõi thi đua giữa các lớp; cuối học kỳ, cuối năm căn cứ để xét thi đua tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm. Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động vui tươi, lành mạnh. - Thông qua các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp hình thành cho học sinh các kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống; hình thành các thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, sinh hoạt tập thể. Có ý thức cộng đồng, sự hợp tác và tương trợ, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong các hoạt động học tập và rèn luyện. - Rèn luyện cho học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác,.. - Tích cực đưa các nội dung về giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho HS để không có các hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội trong trường học. - Không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, phân biệt giàu nghèo; giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khơi gợi sự tham gia chủ động, tự giác của HS. - Xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn, không có tệ nạn xã hội, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau thông qua các hoạt động cụ thể: + Thể dục thể thao: Tập thể dục buổi sáng, giữa giờ; Tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, kéo co, nhảy bao, nhẩy dây, chơi ô ăn quan, …….. + Văn hóa, văn nghệ: Văn nghệ chào mừng Ngày khai trường 05/9, Ngày nhà giao Việt nam 20/11, ngày 8/3, ngày 26/3,……..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Tổ chức ít nhất được một hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho học sinh như hội diễn văn nghệ, hội thi tìm hiểu kiến thức về “Biển đảo quê em”, “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp” “An toàn giao thông”.... - Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trò chơi dân gian, đưa các làn điệu dân ca địa phương vào trường học. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng địa phương - Liên Đội nhận chăm sóc 1 di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hấp dẫn hơn, có ý thức tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tich của địa phương với bạn bè. - Liên Đội có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS. Kết phối hợp với chính quyền đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng của địa phương cho bạn bè và khách du lịch. - Chỉ đạo giáo viên giảng dạy lồng ghép vào các tiết học, môn học có liên quan; đồng thời tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp các đoàn thể địa phương giới thiệu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. - Tổ chức cho học sinh chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ; thực hiện tốt phong trào “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Chiếc áo mùa xuân” ; tham gia tìm hiểu ngành nghề truyền thống ở địa phương. Tổ chức trồng cây bóng mát, làm vệ sinh, dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm liệt sỹ tại xã. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích, các danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương; V. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - Tự đánh giá theo công văn hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT- GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ GD&ĐT và tự chấm điểm theo phiếu đánh giá của cấp học, báo cáo kết quả cho Phòng GD&ĐT vào cuối năm học. - Đưa kết quả thực hiện của giáo viên vào tiêu chí xét thi đua ở cuối năm học. - Phát hiện các mô hình sáng tạo, cá nhân tích cực để giới thiệu nhân điển hình và đề nghị khen thưởng vào cuối năm học./. Trên đây là nội dung kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2017–2018 của nhà trường. Đề nghị các tổ chức đoàn thể, các bộ phận, tổ khối nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT ( báo cáo) - Thành viên BCĐ ( thực hiện) - TPT, Đoàn TN ( thực hiện) - Lưu VT. HIỆU TRƯỞNG. Ngô Thị Hồng Anh. PHÒNG GD&ĐT CẦN ĐƯỚC. TRƯỜNG TH LONG HOÀ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Số: …../QĐ-THLH. Long Hoà, ngày 09 tháng 10 năm 2017. QUYẾT ĐỊNH Thành lập Ban chỉ đạo “ xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HOÀ. Căn cứ QĐ số 831/QĐ-CT.UBND ngày 29 tháng 05 năm 2013 của Chủ tịch UBND huyện Cần Đước về việc bổ nhiệm Hiệu trưởng; Căn cứ chương II điều 20 điều lệ Trường Tiểu học qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; Căn cứ kế hoạch số 45/KH.THLH, ngày 09/10/2016 của trường về việc triển khai và thực hiện cuộc vận động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” năm học 2017-2018; Xét khả năng, đạo đức của cán bộ-giáo viên; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2017 - 2018 gồm các ông (bà): 1 2 2. Bà Ngô Thị Hồng Anh Bà Lê Thị Phương Mai. Hiệu trưởng. Trưởng ban. Điều 2: Các ông bà có tên trên có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”; tăng cường kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thực hiện theo kế hoạch và tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Điều 3: Các ông bà có tên ở điều 1, bộ phận văn phòng chấp hành quyết định này./. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: -Như điều 3; -Lưu VT. Ngô Thị Hồng Anh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×