Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 63 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẮC TRÀ MY PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . TÀI LIỆU THAM KHẢO. (Kèm theo Hướng dấn số 20/PGDĐT ngày 10/02/2017 về việc hướng dẫn sử dụng tài liệu tham khảo dạy học lịch sử địa phương cấp THCS huyện Bắc Trà My từ năm học 2016-2017). (Lưu hành nội bộ).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6 VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI TRÀ MY 1. Địa giới hành chính của Trà My Vào thời kỳ các vua Hùng, Trà My thuộc vùng đất Việt Thường thị. Đến thời kỳ nhà Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc Tượng quận (năm 214-205 TCN), đời nhà Hán thuộc Tượng Lâm (từ năm 206-192 sau công nguyên). Vào thời nhà Hồ (1400-1407), Hồ Quý Ly đã thành lập 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Vùng đất Trà My thuộc châu Thăng. Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Trong đó, phủ Thăng Hoa gồm phần đất Quảng Nam ngày nay. Vào năm 1510, vua Lê Tương Dực đổi Đạo Thừa tuyên Quảng Nam thành trấn Quảng Nam và đến năm 1062, chúa Nguyễn lại đổi trấn Quảng Nam thành Quảng Nam dinh, Quảng Nam dinh lúc bấy giờ có 4 phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn. Vùng đất Trà My thuộc phủ Thăng Hoa. Vào thời vua Gia Long, năm 1803 Quảng Nam dinh chỉ gồm 2 phủ Điện Bàn và Thăng Hoa. Đến năm 1806, Quảng Nam dinh được đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh. Năm 1827 trực lệ Quảng Nam dinh đổi thành trấn Quảng Nam và đến năm 1832 lại đổi thành tỉnh Quảng Nam. Vùng đất Trà My ngày nay, cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thuộc phủ Tam Kỳ và huyện Tiên Phước (huyện Tiên Phước được thành lập năm 1920, trên cơ sở một vùng đất của phủ Tam Kỳ). Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 19/3/1947, ta thành lập châu Trà My (gồm vùng đất Phước Sơn và Trà My ngày nay). Tháng 10 năm 1948, châu Trà My được tách thành hai huyện là Trà My và Phước Sơn. Tháng 03 năm 1961, hai huyện Trà My và Phước Sơn hợp nhất thành huyện Trà Sơn (theo chủ trương của đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng). Tháng 3 năm 1963, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương giải thể huyện Trà Sơn để thành lập các khu. Huyện Trà My bao gồm khu II và khu III. Về sau, bỏ tên gọi là khu và gọi là huyện. Khu II là huyện Bắc Trà My (phần đất phía bắc sông Tranh), khu III là huyện Nam Trà My (phần đất phía nam sông Tranh). Về phía địch sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chính quyền Sài Gòn điều chỉnh địa giới ở Trà My. Chúng đổi huyện Trà My thành quận Trà My. Đến tháng 3 năm 1959, chúng đổi tên quận Trà My thành quận Hậu Đức. Tháng 11 năm 1964, trước sự tấn công mạnh mẽ buộc địch phải rút khỏi Trà My, bọn ngụy quyền Hậu Đức phải đóng chi khu quân sự ở Phước Lâm (nay thuộc xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước). Đất nước thống nhất tháng 6/1975, huyện Nam Trà My và Bắc Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My. Ngày 20/6/2003, theo Nghị số 72/2003 của Chính phủ huyện Trà My lại chia tách thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My như ngày nay. 2. Vùng đất và con người Trà My.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3 Nguồn gốc tên gọi Trà My có nhiều cách giải thích về tên gọi Trà My. Riêng cách giải thích: Trà My là tên gọi của một con suối có tên DakTamin được chọn đặt tên cho vùng đất nay thuộc thị trấn Trà My và dần dần được đọc trại thành Trà My. Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên là: 84.699 ha (theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015) cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đông giáp huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), phía Tây giáp huyện Phước Sơn. Núi cao nhất của huyện là Hòn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang. Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2-8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 của năm sau; là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quảng Ngãi; có nhiều sông suối, trong đó các con sông lớn như; sông Tranh, sông Trường, sông Oa, … các sông suối đều đổ vào sông Tranh; có tiềm năng lớn về Thủy điện. Đến nay trên địa bàn huyện có các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành gồm: thủy điện nước Oa, thủy điện sông Tranh II, thủy điện Tà Vi. Đất đai của Bắc Trà My có nhiều nhóm, gồm: nhóm đất mùn phân bố trên những vùng núi cao, đất vàng đỏ phân bố hầu hết các xã và đất phù sa phân bổ tập trung chính ở các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Giáp, Trà Đốc… Được thiên nhiên ưu đãi, nên đất Bắc Trà My có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phụng… Nói đến Trà My, người ta sẽ nhớ đến "Cao Sơn ngọc quế" được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng. Sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch, ốc đá, rau rừng… trong đó đặc biệt là cá niên, cá chình, cá chiên, cá men…, rau ranh với những hương vị riêng. Huyện Bắc Trà My có 12 xã và một thị trấn, gồm: xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Đông, Trà Dương, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và Thị Trấn. Trà My có vị trí chiến lược quan trọng … được Trung ương và Quân khu V chọn làm căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay, trên địa bàn huyện có các di tích lịch sử (DTLS) đã được xếp hạng DTLS cấp quốc gia: di tích lịch sử Trung Trung bộ Nước Oa (thuộc xã Trà Tân), DTLS Chiến thắng Đồn xã Đốc; DTLS cấp tỉnh: Di tích Sơn Phòng Dương Yên (thuộc xã Trà Dương); Nhà bia di tích lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (thuộc khu Đồng Trầu – Thôn 2, Trà Giang); Tượng đài Đèo Bà Đốc (thuộc thôn Dương Bình, Trà Dương). Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Trà My có tình yêu núi rừng, tinh thần yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất qua các thời kỳ lịch sử nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; có những phong tục tập quán đẹp như: cần cù lao động, tương thân tương ái, bình đẳng và thượng võ, nhưng bên cạnh đó cũng có những tập tục lạc hậu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, sinh hoạt. Ngày nay, dưới ánh sáng đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, nhân dân huyện Trà My ra sức.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4 phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Xã hội và con người Trà My đang có nhiều cải biến; bản lĩnh, bản sắc của các dân tộc anh em trong huyện ngày càng được phát huy.. Hình ảnh về vùng đất và con người Trà My. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1: Tên gọi và địa giới Trà My trong lịch sử? Câu 3: Nêu vị trí, địa lý và khí hậu của huyện Bắc Trà My? Câu 4: Kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn huyện? CHUẨN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KĨ NĂNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Cần cho HS biết: - Tên gọi và địa giới hành chính Trà My trong lịch sử; tinh thần yêu nước, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Trà My. - Vị trí, địa lý, khí hậu; nguồn tài nguyên huyện Bắc Trà My; truyền thống đấu tranh giữ nước của các đồng bào dân tộc tại huyện. - Các di tích lịch sử của huyện. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và biết so sánh. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về: - Lịch sử lâu đời của vùng đất Trà My - Biết trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Trà My. II. Hướng dẫn thực hiện 1. Địa giới hành chính của Trà My - Hs biết những tên gọi và địa giới hành chính của Trà My. - Thời kỳ các vua Hùng, Trà My thuộc vùng đất Việt Thường thị. - Thời kỳ nhà Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc Tượng quận (năm 214-205 TCN). - Nhà Hán thuộc Tượng Lâm (từ năm 206-192 sau công nguyên). - Vào thời nhà Hồ (1400-1407), Hồ Quý Ly đã thành lập 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Vùng đất Trà My thuộc châu Thăng..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 5 - Năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Vùng đất Trà My thuộc phủ Thăng Hoa. - Vào thời vua Gia Long, năm 1803 Quảng Nam dinh chỉ gồm 2 phủ Điện Bàn và Thăng Hoa. Đến năm 1806, Quảng Nam dinh được đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh. Năm 1827 trực lệ Quảng Nam dinh đổi thành trấn Quảng Nam và đến năm 1832 lại đổi thành tỉnh Quảng Nam. - Vùng đất Trà My ngày nay, cho đến cách mạng tháng Tám năm 1945, thuộc phủ Tam Kỳ và huyện Tiên Phước (huyện Tiên Phước được thành lập năm 1920, trên cơ sở một vùng đất của phủ Tam Kỳ). - Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 19/3/1947, ta thành lập châu Trà My (gồm vùng đất Phước Sơn và Trà My ngày nay). Tháng 10 năm 1948, châu Trà My được tách thành hai huyện là Trà My và Phước Sơn. - Tháng 03 năm 1961, hai huyện Trà My và Phước Sơn hợp nhất thành huyện Trà Sơn (theo chủ trương của đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng). - Tháng 2 năm 1963, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương giải thể huyện Trà Sơn để thành lập các khu. Huyện Trà My bao gồm khu II và khu III. Về sau, bỏ tên gọi là khu và gọi là huyện. Khu II là huyện Bắc Trà My (phần đất phía bắc sông Tranh), khu III là huyện Nam Trà My (phần đất phía nam sông Tranh). - Về phía địch sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chính quyền Sài Gòn điều chỉnh địa giới ở Trà My. Chúng đổi huyện Trà My thành quận Trà My. Đến tháng 3 năm 1959, chúng đổi tên quận Trà My thành quận Hậu Đức - Đất nước thống nhất tháng 6/1975, huyện Nam Trà My và Bắc Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My. - Ngày 20/6/2003, theo Nghị số 72/2003 của Chính phủ huyện Trà My lại chia tách thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My như ngày nay. 2. Vùng đất và con người Trà My - Hs biết nguồn gốc tên gọi Trà My, vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử của huyện Bắc Trà My. - Nguồn gốc tên gọi Trà My là tên gọi của một con suối có tên DakTamin. - Bắc Trà My có diện tích tự nhiên là: 84.699 ha (theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015) cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Trà My, phía Đông giáp huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), phía Tây giáp huyện Phước Sơn. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa - Có nhiều sông suối, trong đó các con sông lớn như; sông Tranh, sông Trường, sông Oa, …; Đến nay trên địa bàn huyện có các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành gồm: thủy điện nước Oa, thủy điện sông Tranh II, thủy điện Tà Vi. - Đất đai của Bắc Trà My có nhiều nhóm, gồm: nhóm đất mùn, đất vàng đỏ và đất phù sa. Đất Bắc Trà My có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phụng… đặc biệt là cây quế..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6 - Sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch, ốc đá, rau rừng… trong đó đặc biệt là cá niên, cá chình, cá chiên, cá men…, rau ranh. - Hiện nay, huyện có các di tích lịch sử (DTLS) đã được xếp hạng DTLS cấp quốc gia: DTLS Trung Trung bộ Nước Oa (thuộc xã Trà Tân), DTLS Chiến thắng Đồn xã Đốc; DTLS cấp tỉnh: Di tích Sơn Phòng Dương Yên (thuộc xã Trà Dương); Nhà bia DTLS Đảng bộ huyện Trà My (thuộc khu Đồng Trầu – Thôn 2, Trà Giang); Tượng đài Đèo Bà Đốc (thuộc thôn Dương Bình, Trà Dương). - Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Trà My có tình yêu núi rừng, tinh thần yêu nước; truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất qua các thời kỳ lịch sử nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; có những phong tục tập quán đẹp như: cần cù lao động, tương thân tương ái, bình đẳng và thượng võ. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Ban tuyên giáo huyện ủy Bắc Trà My; - Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 -2003). - Website bactramy.quangnam.gov.vn.. BÀI ĐỌC THÊM Một số di tích khảo cổ học ở Quảng Nam Quảng Nam là nơi diễn ra quá trình giao lưu văn hóa giữa cư dân Đại Việt và Chăm Pa một cách sâu sắc nhất. Không chỉ thế, khi lần tìm về giai đoạn trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều điều lý thú về một nền văn hóa đã từng phát triển hết sức rực rỡ và đa dạng trên chính địa bàn phân bố của nền văn hóa Chăm Pa và Đại Việt sau đó. Kể từ năm 1976 đến nay, ở Quảng Nam có khoảng 40 di tích khảo cổ học được phát hiện và nghiên cứu đã thể hiện rất rõ điều này. 1. Di tích Bàu Dũ Trên đất Quảng Nam, Bàu Dũ là di chỉ sớm nhất thuộc thời đại đá mới được phát hiện ở Quảng Nam nói riêng và vùng ven biển Nam Trung Bộ nói chung. Di chỉ Bàu Dũ ở thôn Phú Đông, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành được các nhà khảo cổ học phát hiện năm 1981 và liên tiếp được đào thám sát vào các năm 1982, 1983. Đến năm 1985 thì được khai quật trên diện rộng với tổng diện tích 100m 2 , có niên đại cách ngày nay trên dưới 5.000 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm được 150 viên cuội nguyên và nhiều công cụ đá có nhiều nét tương đồng với văn hóa Hòa Bình. Đó là 4 công cụ nạo hình đĩa, 4 rìu hình hạnh nhân, 14 rìu ngắn, 31 công cụ chặt thỏ, 1 chiếc rìu tay bằng đá cuội ghè đẻo 2 mặt và nhiều công cụ bằng đá khác. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 5 ngôi mộ. Tất cả đều chôn trong các hố vỏ sò điệp. Tử thi được chôn trong tư thế ngồi bó gối. Tại Bàu Dũ còn thu được một khối lượng lớn.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7 xương, răng của các loài: tê giác, trâu, bò, hươu, nai, sơn dương, vỏ ngao, sò điệp và cua biển. Kết quả khai quật cho thấy, đây là một di tích vừa là nơi cư trú, vừa là mộ tang, Đời sống của cư dân cổ Bàu Dũ chủ yếu bằng hái lượm và săn bắt. Họ cư trú ngoài trời, vùng đồng bằng cửa sông và ven biển.. 2.Các Di loại tích nhuyễn Bàu Trám thể (trái) và công cụ đá phát hiện ở di chỉ Bàu Dũ. Khu di tích Bàu Trám trên hữu ngạn sông Vĩnh An (xã Tam Anh Bắc, Núi Thành). Di tích Bàu Trám được khai quật hai lần (vào năm 1979,1992) trên hai khu vực: Kết quả khai quật ở Gò Bà Tham đã thu được các công cụ sản xuất: rìu đá (10 tiêu bản), cuốc đá (3 tiêu bản) hòn kẽ và bàn mài; 2 lưỡi rìu đồng và hàng trăm mảnh gốm của các nồi, vò, bình vỡ được trang trí hoa văn với kĩ thuật in, khắc vạch, tô màu. Cuộc khai quật ở trảng Đồng Dù đã phát hiện mộ chum hình trụ có nắp và 3 cụm chôn tập trung ở độ sâu 0,4 – 0,7m. Hiện vật phát hiện được là một mảnh khuyên tai hình vành khăn, một rìu đồng có họng tra cán hình thang và một số hiện vật bằng gốm. Bàu Trám là khu di tích rất quan trọng trong hệ thống phát triển của các di tích khảo cổ học tiền sử ở Quảng Nam với di tích cư trú có niên đại sớm và di tích mộ táng có niên đại muộn hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Bàu Trám là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn hóa “ tiền Sa Huỳnh” (tiền sử) sang văn hóa Sa Huỳnh (sơ sử). 2. Văn hóa Sa Huỳnh Văn hóa Sa Huỳnh được chia làm hai giai đoạn: - Sa Huỳnh sớm: Cách đây khoảng 3000 - 4000 năm, tức là giai đoạn chưa có sắt. - Sa Huỳnh muộn: Từ thế kỉ VII-VI (TCN) đến thế kỉ I-II công nguyên, là giai đoạn đã có đồ sắt. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện các di tích của văn hóa Sa Huỳnh trên đất Quảng Nam (cả di tích cư trú và di tích mộ táng) như: Khu mộ chum (Tam Xuân- Núi Thành); di tích Phú Hòa (Tam Xuân- Núi Thành); khu mộ chum (Quế Lộc- Quế Sơn); khu mộ chum gò Đình và Đồi Vàng (Đại Lãnh, Đại ĐồngĐại Lộc); khu di tích Tiên Hà (Tiên Phước); khu mộ chum Tabhing (Giằng); khu di tích Cẩm Hà (Hội An); di tích Tam Giang (Núi Thành); di tích Trà Kiệu.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 8 (Duy Xuyên); di tích gò Mã Vôi (Duy Tân- Duy Xuyên). Từ đó có thể khẳng định rằng Quảng Nam là một địa bàn quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh. Đặc trưng của nền văn hóa này là hình thức mai táng bằng chum (mộ chum). Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tùy táng, với các chất liệu đá, đá quý, thủy tinh, đồng, sắt và gốm ngoài ra còn có cát trắng và một ít tro than. Theo các nhà nghiên cứu có thể do hỏa táng, có thể do hình thức mộ tượng trưng.. Mộ chum (văn hóa Sa Huỳnh). CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu 1: Kết quả khai quật khảo cổ học tại Bàu Dũ đã chứng minh điều gì? Câu 2: Kết quả khai quật ở Bàu Trám đã phát hiện được những gì? TÀI LIỆU THAM KHẢO Tác giả: Thạch Phương - Nguyễn Đình An , “Địa chí Quảng Nam- Đà Nẵng”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội – 2000..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 9 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7 Bài 1 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY Những năm qua, cộng đồng các dân tộc ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, mang đậm đà bản sắc riêng. Cùng với việc phát huy bản sắc văn hóa, gìn giữ nét đẹp lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, những năm qua, huyện Bắc Trà My luôn chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua đó, từng bước hướng đến phát triển toàn diện, gắn kết cộng đồng để bảo tồn bản sắc truyền thống. Huyện Bắc Trà My được tái lập từ huyện Trà My theo Nghị định số 72/NĐCP ngày 20/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015, Bắc Trà My có diện tích tự nhiên: 84.699 ha, dân số toàn huyện khoảng 39.475 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 36,35%, dân tộc Cadong của dân tộc Xêđăng chiếm 39,50%, các dân tộc còn lại của người Xêđăng chiếm 13,04%, dân tộc Cor 6,68%, dân tộc Bnoong (của dân tộc Giẻ-Triêng) chiếm 3,54%, các dân tộc khác: 1,77%. Bắc Trà My là một huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, dân cư phân tán không đồng đều, mật độ dân số bình quân: 47 người/km2. Trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc đang dần bị mai một thì cộng đồng các dân tộc ở huyện Bắc Trà My đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, mang đậm đà bản sắc riêng. Để gìn giữ và phát huy những bản sắc của đồng bào các dân tộc anh em, Đảng bộ và chính quyền huyện Bắc Trà My có nhiều chủ trương và biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống. Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, huyện còn đầu tư kinh phí để phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào, tổ chức các ngày hội văn hóa, thể thao tại các xã, cụm xã, cho đến cấp huyện hằng năm. I.. NGƯỜI XƠ ĐĂNG Tên tự gọi: Xơ Teng (Hđang, Xđang, Xđeng), Tơ Ðrá (Xđrá, Hđrá), Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng (Xlang), Tà Trĩ (Tà Trê), Châu. Tên gọi khác: Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila. Nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Ðrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu. Dân số: 169.501 người (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009)..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> 10 Ngôn ngữ: Tiếng Xơ Ðăng thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Hrê, Ba Na, Gié Triêng. Giữa các nhóm có một số từ vựng khác nhau. Chữ viết dùng hệ chữ cái La-tinh, mới hình thành cách đây mấy chục năm. Lịch sử: Người Xơ Ðăng thuộc số cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường SơnTây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hoạt động kinh tế: Một bộ phận trồng lúa nước, điển hình là nhóm Mnâm làm ruộng theo lối sơ khai: làm đất bằng cách lùa đàn trâu dẫm quần và dùng cuốc đẽo từ gỗ (nay đã có cuốc lưỡi sắt), ... Còn lại, kinh tế rẫy đóng vai trò chủ đạo, với công cụ và cách thức canh tác tương tự như những tộc người khác trong khu vực. Chặt cây bằng rìu và dao quắm hay xà gạc, đốt bằng lửa; chọc lỗ để tra hạt giống thì dùng gậy đẽo nhọn hay gậy có lưỡi sắt; làm cỏ bằng loại cuốc con có cán lấy từ chạc cây và cái nạo có lưỡi bẻ cong về một bên; thu hoạch thì dùng tay tuốt lúa. Ngoài lúa, người Xơ Ðăng còn trồng kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối, mía, ... Vùng người Ca Dong có trồng quế. Vật nuôi truyền thống là trâu, dê, lợn, chó, gà. Việc hái lượm, săn bắn, kiếm cá có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. Nghề dệt vải có ở nhiều vùng. Nghề rèn phát triển ở nhóm Tơ Ðrá, họ biết chế sắt từ quặng để rèn. Một số nơi người Xơ Ðăng đã biết đãi vàng sa khoáng. Ðan lát phát triển, cung cấp nhiều vật dụng. Họ ưa thích trao đổi vật trực tiếp, nay đã dùng tiền. Ăn: Người Xơ Ðăng ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thức ăn kiếm được từ rừng; khi cúng bái mới có thịt gia súc, gia cầm. Phổ biến là món canh nấu rau hoặc măng lẫn thịt hay cá, ốc và các món nướng. Họ uống nước lã (nay nhiều người đã đun chín), rượu cần. Ðặc biệt rượu được chế từ loại kê chân vịt ngon hơn rượu làm từ gạo, sắn. Một số nơi người Xơ Ðăng có tập quán ăn trầu cau. Nam nữ đều hút thuốc lá; có nơi, đồng bào đưa thuốc lá nghiền thành bột vào miệng thay vì hút trong tẩu. Mặc: Nam đóng khố, ở trần. Nữ mặc váy, áo. Trời lạnh dùng tấm vải choàng người. Trước kia, nhiều nơi người Xơ Ðăng phải dùng y phục bằng vỏ cây. Nay đàn ông thường mặc quần áo như người Việt, áo nữ cũng là áo cánh, sơ mi, váy bằng vải dệt công nghiệp. Vải cổ truyền thống của người Xơ Ðăng có nền màu trắng mộc của sợi hoặc màu đen, hoa văn ít và chủ yếu thường dùng các màu đen, trắng, đỏ. Ở: Người Xơ Ðăng cư trú ở tỉnh Kon Tum và hai huyện Trà My, Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi; sống tập trung nhất ở vùng quần sơn Ngọc Linh. Họ ở nhà sàn, trước kia nhà dài, thường cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến hình thức tách hộ riêng). Nhà ở trong làng được bố trí theo tập quán từng vùng: có nơi quây quần xung quanh nhà rông ở giữa, có nơi dựng lớp lớp ngang triền đất và không có nhà rông. Kỹ thuật làm nhà chủ yếu là sử dụng ngoàm và buộc dây, mỗi hàng cột chạy dọc nhà được liên kết thành một vì cột, mỗi ngôi nhà có một vì cột hoặc hai vì cột. Phương tiện vận chuyển: Gùi được dùng hàng ngày chuyên chở hầu như mọi thứ trên lưng, mỗi quai khoác vào một vai. Có các loại gùi khác nhau: đan thưa, đan dày, có nắp, không nắp, có hoa văn, không có hoa văn, ... Nam giới còn có riêng gùi 3 ngăn (gùi "cánh dơi") hoặc gùi gần giống hình con ốc sên. Gùi ở các nhóm Xơ Ðăng có sự khác biệt nhau nhất định về kiểu dáng, kỹ thuật đan..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 11 Quan hệ xã hội: Từng làng có đời sống tự quản, đứng đầu là ông "già làng". Lãnh thổ của làng là sở hữu chung, trên đó mỗi người có quyền sở hữu ruộng đất để làm ăn. Tuy đã hình thành giàu - nghèo nhưng chưa có bóc lột một cách rõ rệt. Quan hệ cộng đồng trong làng được đề cao. Cưới xin: Phong tục ở các vùng không hoàn toàn giống nhau. Song, phổ biến là cư trú luân chuyển mỗi bên mấy năm, thường khi cha mẹ qua đời mới ở hẳn một chỗ. Ðám cưới có lễ thức cô dâu chú rể đưa đùi gà cho nhau ăn, đưa rượu cho nhau uống, cùng ăn một mâm cơm, ... để tượng trưng sự kết gắn hai người. Không có tính chất mua bán trong hôn nhân. Ma chay: Cả làng chia buồn với tang chủ và giúp việc đám ma. Quan tài gỗ đẽo độc mộc. Những người chết bình thường được chôn trong bãi mộ chung của làng. Lệ tục cụ thể không hoàn toàn thống nhất giữa các nhóm. Không có lễ bỏ mả như người Ba Na, Gia Rai, ... Tục "chia của" cho người chết (đồ mặc, tư trang, công cụ, đồ gia dụng, ...) phổ biến. Thờ cúng: Người Xơ Ðăng tin vào sức mạnh siêu nhiên, các "thần" hay "ma" được gọi là Kiak (Kia) hoặc "Ông", "Bà", chỉ một số nơi gọi là "Yàng". Các thần quan trọng như thần sấm sét, thần mặt trời, thần núi, thần lúa, thần nước, ... Thần nước hiện thân là thuồng luồng, hoặc con "lươn" khổng lồ, hoặc con lợn mũi trắng. Thần lúa có dạng bà già xấu xí, tốt bụng, thường biến thành cóc. Trong đời sống và canh tác rẫy có rất nhiều lễ thức cúng bái đối với các lực lượng siêu nhiên, tập trung vào mục đích cầu mùa, cầu an, tránh sự rủi ro cho cộng đồng và cá nhân. Lễ tết: Quan trọng nhất là lễ cúng thần nước vào dịp sửa máng nước hàng năm, các lễ cúng vào dịp mở đầu năm làm ăn mới, mở đầu vụ trỉa lúa, khi lúa đến kỳ con gái, khi thu hoạch, các lễ cúng khi ốm đau, dựng nhà rông, làm nhà mới, khi con cái trưởng thành, ... Nhiều dịp sinh hoạt có tính chất hội hè của cộng đồng làng, tiêu biểu là lễ trước ngày trỉa, lễ cúng thần nước, lễ có đâm trâu của làng cũng như gia đình. Lễ Tết được tổ chức trước sau tuỳ làng, nhưng thường trong tháng Giêng (dương lịch), kéo dài 3-4 ngày. Lịch: Cách tính lịch một năm có 10 tháng, gắn với một chu kỳ làm rẫy, sau đó là thời gian nghỉ sản xuất kéo dài cho đến khi bước vào vụ rẫy mới. Mỗi tháng 30 ngày. Trong ngày được chia ra các thời điểm với tên gọi cụ thể. Phân biệt ngày tốt, ngày xấu, ví dụ: ngày cuối tháng nếu trồng ngô sẽ nhiều hạt, chặt tre nứa dùng sẽ không bị mọt, ... Văn nghệ: Người Xơ Ðăng có nhiều loại nhạc cụ (đàn, nhị, sáo dọc, ống vỗ kloongbút, trống, chiêng, cồng, tù và, ống gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước, ...). Có loại dùng giải trí thông thường, có loại dùng trong lễ hội. Điệu tấu của các loại nhạc cụ có sự khác nhau ít nhiều giữa các nhóm. Những điệu hát phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát của người lớn tuổi, hát ru. Trong một số dịp lễ hội, đồng bào trình diễn múa: có điệu múa riêng cho nam, nữ; cũng có điệu múa cả nam, nữ cùng tham gia. Truyện cổ Xơ Ðăng phong phú và đặc sắc. Ngôi nhà cộng đồng (nhà rông) nổi bật trong làng ở nhiều vùng người Xơ Ðăng sinh sống. Công trình kiến trúc cao, to và đẹp nhất này dùng để tiếp đón khách, hội họp, liên hoan ăn uống, tổ chức một số lễ cúng và cũng là chỗ vui chơi, nghỉ ngơi lúc rỗi rãi của nam giới. Những thanh thiếu niên khi chưa có vợ ra đây ngủ đêm..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> 12 - Ăn, mặc, ở của người Xơ đăng có đặc điểm gì nổi bật? - Người Xơ đăng có những phong tục tập quán và tín ngưỡng gì? II. NGƯỜI COR Tên tự gọi: Cor, Col. Tên gọi khác: Cua, Trầu. Dân số: 33.817 người (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Ðăng, Ba Na, ... Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh. Hiện nay chữ viết này không phổ biến nữa. Lịch sử: Người Cor cư trú rất lâu đời ở Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi và Tây Nam tỉnh Quảng Nam. Hoạt động sản xuất: Kinh tế rẫy là nguồn sống chủ yếu, lúa rẫy là nguồn lương thực chính. Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống, tuốt lúa bằng tay. Kỹ thuật xen canh - đa canh trên từng đám rẫy và luân canh giữa các đám rẫy. Trầu không và quế của người Cor nổi tiếng lâu đời. Ðặc biệt quế quý và nhiều là một nguồn lợi lớn: quế rừng và quế trồng. Rẫy quế của mỗi gia đình là loại tài sản quan trọng, thường 10 năm trở lên mới được thu hoạch. Nhờ bán quế, các gia đình có tiền mua sắm các gia sản được ưa chuộng (cồng, chiêng, ché, trâu, v.v, ... và nay thì xe, đài, đồng hồ, xây nhà, đóng đồ gỗ), đồng thời cũng chi dùng vào việc ăn uống, mặc, v.v, ... Hình thức dùng vật đổi vật được ưa thích. Chăn nuôi: Trâu, lợn, gà, … trước hết để cúng tế. Nghề dệt và rèn không phát triển. Ðồ đan đẹp và phong phú. Sản phẩm hái lượm và săn bắt có ý nghĩa không nhỏ trong đời sống người Cor. Ăn: Bữa ăn thông thường là cơm gạo tẻ, muối ớt, các loại rau rừng và thịt cá kiếm được. Trước kia, đồng bào quen ăn bốc. Ðồ uống là nước lã, rượu cần, nay nhiều người đã dùng nước chín, nước chè xanh, rượu cất. Tục ăn trầu cau chỉ được duy trì ở lớp người lớn tuổi, nhưng tục hút thuốc lá vẫn còn phổ biến. Ở: Người Cor sống tập trung ở Trà Bồng và Trà My thuộc Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi và Tây Nam tỉnh Quảng Nam. Nhà sàn dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi. Trong nhà chia dọc thành 3 phần: lối đi ở giữa, một bên được ngăn thành từng buồng nhỏ cho các gia đình sinh hoạt riêng, còn một bên dùng làm nơi sinh hoạt chung (tiếp khách, họp bàn, tổ chức lễ hội, ăn uống đông người, đan lát, vui chơi, ...). Xưa kia mỗi làng thường ở tập trung trong một vài ngôi nhà kiểu này, dài có khi hàng trăm mét, bên ngoài có rào chắn và bố trí vũ khí để phòng vệ. Gần đây, khắp vùng người Cor phát triển trào lưu từng gia đình tách ra làm nhà ở riêng, nhà trệt, dựng theo kiểu nhà người Việt ở địa phương, đã có nhiều nhà lợp tôn, lợp ngói, cả nhà xây nữa. Mặc: Ðồ mặc của người Cor chủ yếu mua của người Xơ Ðăng và người Việt. Theo nếp truyền thống, nam đóng khố, ở trần, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay; mùa lạnh thì khoác tấm vải choàng. Bộ quần áo dài với khăn xếp du nhập từ đồng bằng.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 13 lên từng được dùng trưng diện trong ngày lễ hội, nhất là những bô lão khá giả. Ngày nay, quần áo người Việt được dùng lan tràn, váy còn thấy một số phụ nữ mặc nhưng đều dùng vải công nghiệp. Các loại vòng trang sức cũng chỉ bắt gặp thưa thớt, đơn giản, không dễ tìm được những phụ nữ quấn nhiều chuỗi hạt cườm quanh đầu, quanh cổ tay, cổ chân, trước ngực và quanh thắt lưng như trước kia nữa. Phương tiện vận chuyển: Người Cor có các loại gùi tự đan dùng để vận chuyển rất tiện lợi, thích hợp với điều kiện đất dốc, rừng núi và suối. Mọi thứ đều bỏ trong gùi và gùi được cõng trên lưng, có 2 quai quàng qua đôi vai. Quan hệ xã hội: Mỗi làng có ông "già làng" được mọi người kính trọng và nghe theo. Dân làng sinh sống trên một địa vực ổn định có ranh giới, việc chuyển dịch cư trú của làng cũng chỉ trong vùng lãnh thổ ấy. Trong làng thường có quan hệ thân thuộc qua lại với nhau: hoặc về huyết thống, hoặc do hôn nhân. Tuy mỗi gia đình làm ăn riêng, chiếm hữu riêng đất rẫy, nhưng tính cộng đồng làng khá cao. Xã hội truyền thống Cor đã nảy sinh giàu - nghèo khác nhau, nhưng chưa phát triển các hình thức bóc lột: nô lệ gia đình, cho vay nặng lãi, ... Cưới xin: Hình thức hôn nhân cư trú nhà chồng là phổ biến. Phong tục cho phép nếu vợ chết có thể lấy tiếp em hoặc chị của vợ, nhưng vợ goá không thể lấy em chồng; nếu 2 anh em trai lấy 2 chị em gái thì phải anh lấy chị, em lấy em; nếu con gái nhà này đã làm dâu nhà kia thì 2 - 3 đời sau nhà kia mới gả con gái cho nhà này. Con cô - con cậu, con gì - con chú, con có chung cha mẹ đều không được lấy nhau. Cùng một gốc sinh thành, nếu là anh em trai thì đời chắt của họ hoặc sau đó nữa mới có thể lấy nhau, song nếu là chị em gái hay một gái một bên trai thì cháu hoặc chắt của họ có thể lấy nhau. Ðám cưới đơn giản, gọn nhẹ, không tốn kém nhiều, chỉ là dịp mọi người uống rượu vui chứng kiến đôi trai gái thành vợ, thành chồng. Ma chay: Quan tài gỗ, đẽo theo kiểu độc mộc. Người chết được chôn trong bãi mộ của làng, đặt không xa chỗ ở. Tang gia "chia của" cho người mới chết, đưa ra mộ không chỉ vật dụng và tư trang của người ấy, mà cả ché, chiêng, ... Thờ cúng: Những đỉnh núi cao được người Cor gọi là núi Ông núi Bà. Họ cho rằng có "thần linh" trú ngụ ở đó. Hệ thống "ma" (ka muych) và "thần" (kơi, ma) rất đông: ma người chết bình thường, ma người chết bất bình thường, ma quế, ma cây đa, ma nước, thần bếp lửa, ... Bởi vậy, người Cor có nhiều kiêng cữ và cúng quải gắn với sản xuất và đời sống. Lễ tết: Người Cor có nhiều lễ, lớn nhất là lễ có đâm trâu tế thần - đây cũng là ngày hội lớn trong làng. Ngoài ra, tết gắn với sự kết thúc một mùa lúa rẫy là dịp sinh hoạt nhộn nhịp. Trong hai dịp đó, các món ăn dân tộc, nghệ thuật dân tộc và trang phục dân tộc được thể hiện tập trung, khơi dậy văn hoá truyền thống. Lịch: Cách tính ngày tháng tương đương với âm lịch của người Việt, nhưng chỉ có 10 tháng, tiếp đến là thời gian nghỉ ngơi sau vụ canh tác. Bên cạnh đó, người Co coi trọng việc xác định ngày tốt, xấu để thực hiện các công việc khác nhau. Văn nghệ: Ưa thích âm nhạc, dùng bộ chiêng 3 chiếc là phổ biến: nhạc cụ còn có trống, các loại đàn nhị. Múa chỉ xuất hiện trong lễ đâm trâu. Các điệu dân ca Xru (Klu), Agiới được lưu truyền rộng rãi. Vốn truyện cổ khá phong phú, có huyền thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, ... Nghệ thuật trang trí tập trung nhất ở cây cột lễ và cái "gu" trong lễ hội đâm trâu..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 14. Trước đây người Cor cũng dựng nhà mồ cho người chết. Ngày nay phần mộ chỉ được rào kín, phía trên che một chiếc chiếu. Cạnh dựng một cây cột nhỏ, cao chừng 1,5m, trên treo tấm vải đen và chiếc cột khác treo gùi - tượng trưng cho kho lúa, phần được chia của người đã khuất.. Người Cor có nhiều loại cột đâm trâu, "cột phướn" là loại quan trọng nhất, với nhiều bộ phận, nhiều hoạ tiết hoa văn. Trong ảnh là vải mô típ trang trí trên laval - một thành tố của cây "cột phướn"; được treo cao, chính giữa gian khách trong ngôi nhà gia chủ.. Những ngày lễ hội, người Cor thường dùng một chiếc trống nhỏ hoà nhịp cùng chiêng. Trống được bọc bằng da sơn dương, được khoét từ khúc gỗ..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 15 Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Người Cor và người Xơ đăng có những hoạt động kinh tế như thế nào? Câu 2: Người Cor và người Xơ đăng có những phong tục tập quán và tín ngưỡng gì? Bài 2 LỄ HỘI KÁ-PÊÊ-NAU (ĂN MỪNG LÚA MỚI) CỦA NGƯỜI CA DONG Các hoạt động biểu diễn cồng chiêng, tái hiện lễ hội truyền thống, nhạc cụ dân tộc, trình diễn trang phục dân tộc và thi các làn điệu dân ca, dân vũ đã được tái hiện một cách phong phú và đa dạng. Nhờ vậy, đến nay, nhiều bản sắc dân tộc, có nét văn hoá riêng, lâu đời của đồng bào dân tộc Xơ-đăng, Ca Dong, Cor, ... vẫn được lưu giữ. Việc thường xuyên duy trì tổ chức ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc đã góp phần khôi phục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trên địa bàn huyện. Thông qua đó, loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể cũng như các môn thể thao dân tộc truyền thống được gìn giữ và phát huy, luôn có mặt trong cuộc sống đời thường của đồng bào dân tộc Xơ-đăng, Ca Dong, Cor, ... ở trong huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện có trên 12 lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc được gìn giữ và bảo tồn. Điển hình là: Lễ Cọ via kơ pơ (nghi lễ làm chuồng trâu), Lễ Peng chu pi (lễ hội giết dê, heo ăn mừng), Lễ hội mừng năm mới (Đinh no va sơ năm nẻo) của người Xơđăng; Lễ ăn mừng lúa mới (Ká pêê nau); Tết Ô ka rê, tục cúng máng nước đầu năm của người Ca Dong. Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn huyện lưu giữ được 80 bộ cồng chiêng, trong đó có 2 bộ chiêng quý.. Vào những năm mưa thuận gió hòa, cây lúa trên nương cho nhiều hạt, người Ca Dong ở Trà My - Quảng Nam vui mừng và sung sướng vì một năm đã cho họ vụ mùa no đủ. Đó là lúc gia đình bàn chuyện với các bô lão (Hội đồng già làng) xin ngày để mở hội Ká-pêê-nau (ăn mừng lúa mới). Lễ hội thường diễn ra vào tháng 9, tháng 10 âm lịch trước mùa thu hoạch khi đám lúa trên nương, trên rẫy chín vàng. Với người Ca Dong, từ bao đời nay, Thần lúa (Mó-pế), luôn được tôn kính và giữ một vị trí quan trọng, thân thiết trong đời sống mỗi gia đình. Ước muốn no đủ, an lành, hạnh phúc, thịnh vượng, ... lễ cầu mùa và lễ hội Ká-pêênau (Lễ ăn mừng lúa mới) của người Ca Dong là một tín ngưỡng mang đậm nét của cư dân vùng núi tôn vinh vị Thần lúa của mình. Thông thường, đến khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những đám lúa trên nương, trên rẫy chín vàng, gia đình tuốt tượng trưng một số lúa vừa đủ một gùi mang về rồi trình báo với Hội đồng già làng xin phép ngày tổ chức lễ hội Ká-pêê-nau. Cứ thế hết nhà này đến nhà khác, lễ hội Ká-pêê-nau diễn ra tưng bừng. Để cho hội Ká-pêê-nau tưng bừng, họ chọn loại nếp đặc chủng, nấu thành xôi, làm men ủ rượu, để làm rượu cần. Nếu không có gạo nếp, dùng sắn để làm rượu cần và chuẩn bị gà, heo và một số thực phẩm khác, ... Đặc biệt, lúa mới vừa được suốt về dùng để nấu xôi, làm bánh. Trong ngày hội, các con cháu trong họ dù đi làm ăn xa hay có chồng ở rể đều được quy tụ về. Khách mời khi đến tham dự hội Ká-pêê-nau thường mang thêm ít rượu, cơm nếp, thịt, cá khô, ... để vui cùng gia chủ. Sáng sớm, khi mặt.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 16 trời vừa hé lộ, gia chủ dọn một mâm cúng gồm: một ché rượu, một gói bánh bằng lá dong, một ống xôi nướng trong ống tre, bốn bát cơm mới, một con chuột, một con sóc nướng, một con cá nướng, một đĩa trầu cau, một con gà luộc chín, đặt mâm cúng trong nhà không theo hướng nào cả. Người cúng mặc đồ trong trang phục truyền thống của người Ca Dong. Họ khấn vái và mời Yàng, ông bà, tổ tiên về dự. Họ tin rằng Yàng đã giúp đỡ, chở che, đùm bọc họ vượt qua mọi hiểm nguy, hoạn nạn, nghèo đói, bệnh tật. Cúng xong, dân làng cùng nhau ăn uống, mời rượu no say, hỏi thăm sức khỏe, công việc, nương rẫy, ... trong sự đùm bọc, thương yêu của mọi người. Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của người Ca Dong luôn gắn chặt với núi rừng, vì vậy điều kiện canh tác rất khó khăn nên đồng bào luôn mơ ước về sự no đủ, đó chính là lý do ra đời của Lễ mừng lúa mới. Lễ thức này không chỉ thể hiện trên khía cạnh vật chất “kết thúc một vụ mùa bội thu, mở ra một năm mới đầy hứa hẹn” mà còn cả về tín ngưỡng tâm linh “là tiền đề cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của cộng đồng”. Trong đời sống văn hoá tinh thần của người Ca Dong, việc tổ chức và điều hành Lễ do chủ làng (Kră plơi) chủ trì. Ông là người rất có uy tín được các trưởng nóc hay trưởng gia đình cử ra có nhiệm vụ giữ gìn phong tục tập quán, đại diện dân làng trong các lễ thức tôn giáo. Vì vậy, đối với việc tổ chức lễ hội dù to hay nhỏ, bất kể mọi lĩnh vực khi dân làng đã thảo luận và đi đến nhất trí thì chủ làng là người đôn đốc thực hiện. Vào tháng 4, chủ làng và thầy cúng bàn bạc với dân làng về tổ chức lễ, chọn ngày tiến hành lễ xin phép thần linh và nếu thần linh đồng ý, họ thông báo cho cả làng được biết về Lễ mừng lúa mới . Công việc chuẩn bị bắt đầu bằng việc mỗi nhà trong làng ủ nhiều ché rượu. Thanh niên trai tráng vào rừng lấy lồ ô, nứa, lá thiên niên kiện để trang trí và làm Cây Nêu, cây huê (cột đâm trâu). Con gái giã gạo từ lúa padâm và hái lá đót gói bánh thiêng. Pađâm là thứ lúa do thành viên đã có vợ trong mỗi gia đình trồng một bụi trên khoảng đất riêng trước khi bắt đầu mùa rẫy do người vợ chăm sóc và tự tay tuốt đem về giữ riêng trong chòi để đem ra giã gạo dâng cúng mẹ lúa (Yang s’ti), thần lúa (Yang vút) và bàn thờ tổ tiên (Plo’xơi). Người Ca Dong rất coi trọng Lễ mừng lúa mới nên đồng bào thường tổ chức rất chu đáo. Thời gian Lễ hội mừng lúa mới nằm trong tháng Khê ning nong là khoảng giữa từ khi lúa rẫy mùa trước đem về chòi đến khi có lễ Len a chem (làm phép phát rẫy) chuẩn bị mùa sau. Mỗi Kră Plơi người Ca Dong làm lễ theo mỗi ngày riêng, làng nào tổ chức thì cử người đi mời các làng trong vùng có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ liên minh thị tộc đến dự. Vì vậy, dù Lễ hội của mỗi làng chỉ tiến hành trong hai ngày nhưng không khí tươi vui, rộn ràng khắp các làng bản Ca Dong kéo dài suốt tháng. Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong ở Quảng Nam ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là dịp để các Kră Plơi biểu thị sức mạnh cộng đồng, biểu dương lực lượng, là cơ hội để các thành viên trong làng đặc biệt là trai tráng thể hiện tài năng. Đây là nét đẹp văn hoá cổ truyền để mỗi năm đến mùa thu hoạch nương rẫy dân làng Ca Dong lại rộn ràng tươi vui bên chén rượu. Các điệu hát và tiếng cồng chiêng vang khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm.. Câu hỏi và bài tập: Lễ hội Ká-pêê-nau (ăn mừng lúa mới) của người Ca Dong được tổ chức vào thời gian nào và có nét gì đặc sắc?.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 17 Bài 3 CÂY NÊU - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRONG CÁC LỄ HỘI CỦA NGƯỜI COR Với người Cor huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) có nhiều loại cột để buộc con trâu hiến tế trong các ngày lễ lớn nhưng cột phướn (Cây Nêu) là loại cột quan trọng nhất, là biểu tượng của sợi dây tâm linh để nối con người với thần linh, ông bà, tổ tiên, ... Hàng năm, khi đã thu hoạch lúa mùa xong (vào độ tháng 10 và 11), là lúc rảnh rỗi để người Cor tổ chức nhiều lễ hội truyền thống tưng bừng như: Lễ ăn mừng lúa mới (Ká-pêê-nau ), Lễ ăn mừng nhà mới (Xa-như-ra-vát), Lễ ăn trâu huê (xá kapiêu ), Tết mùa (Xa-aní), ... để cúng và cầu cho Thần linh, ông bà, tổ tiên, ... luôn phù hộ dân làng. Khi người Cor tổ chức các lễ hội trên, nhất là trong dịp ăn trâu huê, họ đều dựng Cây Nêu. Cây gỗ được chọn làm Cây Nêu ở đây phải là cây gỗ chò, cây không bị kiến, chim đục lỗ, không bị dây leo bò quanh và cây chò được chọn vào loại không to lắm đường kính khoảng 3 gang tay dài khoảng 5 đến 8m. Theo sự giải thích của một số người lớn tuổi dân tộc Cor: “Sở dĩ chọn gỗ cây chò là vì cây rất chắc, biểu tượng cho sự cứng cáp, sức mạnh, dẻo dai của người Cor”. Cây Nêu bao giờ cũng chia làm ba phần, mỗi phần có cách trang trí, điêu khắc, chạm trổ khác nhau. Phần quan trọng nhất ở giữa của thân Cây Nêu được người Cor tập trung để tạo thành hệ thống các dãy hoa văn liên tục. Trên mô típ các dãy hoa văn được hình học hoá. Các chấm tròn màu xanh, đỏ, đen tượng trưng cho các ngôi sao. Chúng xuất hiện đều khắp ở giữa. Vòng tròn màu đỏ, có hình dáng lớn hơn được dùng để làm biểu tượng của mặt trời còn các vòng đen nhỏ hơn là biểu tượng của mặt trăng được trang trí qua trục thân gỗ. Chính vì vậy, khi người Cor thực hiện việc dựng Cây Nêu, bao giờ cũng dựng vào buổi sáng. Với yếu tố này hình vẽ mặt trời bao giờ cũng quay về hướng đông. Ngoài ra, người Cor còn lấy hình tượng của núi rừng (Đoót), ché rượu (Taluốt-Alóôc), hạt cườm (Dhú-ốch), hàng rào (Taan-Paga), các ngôi sao (XoLóc), con sóc (Kà-Róc), ... để trang trí lên Cây Nêu. Người Cor quan niệm rằng: Hình ảnh của núi rừng là ngôi nhà chung, là người bạn, là sự sống của người Cor trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Họ lấy hình ảnh của núi rừng trang trí trên Cây Nêu như để thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của cộng đồng người Cor đối với môi trường núi rừng. Hình ảnh núi rừng nơi mà họ sinh sống luôn phải đi kèm với hạt cườm. Rừng núi là nơi để họ làm ra nhiều của cải, vật chất, ... Hình ảnh hàng rào trên Cây Nêu như là để ngăn cản; con sóc biểu tượng như một dũng sĩ để giữ không cho ma xấu (Ka-mút-xâu) vào chỗ Cây Nêu trâu ăn trâu huê phá rẫy..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 18. Trang trí Cây Nêu chuẩn bị lễ hội. Một trong những trang trí đặc sắc của người Cor là các Gu làm bằng gỗ Bút. Người Cor thường dùng các Gu để trang trí mâm thần - đoạn giữa Cây Nêu. Mâm gỗ này cũng được trang trí nhiều hoạ tiết, hoa văn, hình vẽ tương đối đa dạng và phong phú. Xung quanh của mâm gỗ này, họ đục lỗ để buộc các dãy bông được làm bằng vỏ cây nhuộm màu trông rất đẹp. Trên các mặt Gu là một thảm hoa văn mô tả cuộc sống thực vùng người Cor sinh sống và phản ánh quan niệm về các thần linh. Ngoài ra còn có nhiều Gu trang trí bởi những hoa văn hình học, tứ giác, đường vuông góc. Nhiều hình vẽ trên Gu còn khắc hoạ đặc điểm xứ sở của người Cor như cây chò, cây quế, mặt trăng, cầu vồng, ... Hầu hết các môtíp trên là những biến thể khiến ta liên tưởng đến hoa văn trên hình trống đồng Đông Sơn. Hình ảnh ché rượu, các ngôi sao trên trời là biểu hiện những thần linh, ông bà, tổ tiên ở trên cao về dự ăn trâu huê cùng dân làng và thấu hiểu nổi khổ của dân làng mà luôn đem lại hạnh phúc, của cải, mùa màng tốt tươi, rẫy nương không bị chim, thú rừng phá hoại, ....
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 19. Hình ảnh Cây Nêu luôn ăn sâu vào tiềm thức của người Cor Đặc biệt, trên đỉnh của Cây Nêu có cấu tạo phức tạp hơn, có biểu tượng một búp chuối rừng (Róc-Prết). Bốn góc xung quanh nơi tiếp giáp giữa búp chuối được gắn bằng bốn thanh gỗ dáng hình lưỡi dao có mũi cong, đi kèm các dao này cũng treo nhiều tua bông bằng vỏ cây có nhuộm màu rất đẹp. Trên đỉnh còn có biểu tượng một con chim Chèo bẻo. Trong tâm thức của người Cor, chim Chèo bẻo là loài chim luôn gần gũi như người bạn với họ và là vua của các loài chim, nên họ không ngần ngại đặt nó lên chỗ cao nhất như giữ để không cho các.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 20 loại ma xấu vào cột ăn trâu huê phá hoại. Biểu tượng của búp chuối mỗi ngày luôn trổ hoa, đấy là tâm điểm biểu hiện tấm lòng của cộng đồng người Cor với các thần linh, ông bà, tổ tiên họ, ... Tất cả công việc chạm khắc công phu và giàu tính mỹ thuật như trên, người Cor chỉ sử dụng một công cụ cơ bản duy nhất là chiếc rựa. Màu sắc để tô lên các hình vẽ, hoa văn được trích xuất từ các loại thảo mộc hoặc mài từ đá núi. Người Cor cũng có những bài hát kể mô tả hình dạng Cây Nêu, ý nghĩa của các hình tượng, hoa văn được chạm khắc công phu; tên tuổi và nơi ngồi dự lễ của các vị thần linh trên thân nêu…Điều này, cho thấy vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của Cây Nêu trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Cor. Câu hỏi và bài tập Cây Nêu có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Cor? BÀI ĐỌC THÊM BÀI 1: NGƯỜI GIÉ-TRIÊNG Tên tự gọi: Mỗi nhóm có tên tự gọi riêng như: Gié, Triêng, Ve, Bnoong (Mnoong). Tên gọi khác: Cà Tang, Giang Rẫy. Dân số: 50.962 người(theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê). Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi với tiếng Xơ Ðăng, Ba Na. Giữa các nhóm tiếng nói có những sự khác nhau nhất định. Chữ viết hình thành trong thời kỳ trước năm 1975, cấu tạo bộ vần bằng chữ cái La-tinh. Lịch sử: Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh dãy núi Ngọc Linh. Hoạt động sản xuất: Họ làm rẫy là chính. Xưa trồng nhiều lúa nếp, nay lúa tẻ giữ vị trí chủ đạo, gồm nhiều giống khác nhau. Cách thức canh tác như ở các dân tộc miền núi khác trong vùng. Công cụ chủ yếu gồm rìu và dao quắm để phát, gậy đẽo nhọn đầu hoặc có mũi sắt để chọc lỗ khi gieo trỉa, cái cuốc con có cán là đoạn chạc cây để làm cỏ. Tất cả cây trồng đều ở rẫy, ngoài lúa còn có ngô, sắn, bo bo, kê, khoai lang, khoai môn, bầu bí, dưa, thuốc lá, bông, mía, chuối... Vật nuôi phổ biến là gà, lợn, chó, trâu, chỉ khi dùng vào việc cúng tế mới mổ thịt. Nguồn thức ăn kiếm được nhờ hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đóng vai trò quan trọng. Người Gié-Triêng có sở trường về đan lát, nghề dệt vải phát triển ở nhiều nơi, vùng Ðắc Pét có truyền thống đãi vàng sa khoáng và làm đồ gốm ở trình độ chưa biết dùng bàn xoay và chưa biết xây lò nung. Quan hệ hàng hoá trước kia dùng vật đổi vật, nay đã dùng tiền..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 21 Ăn: Họ ưa thích các món nướng đối với cá, thịt. Canh cũng là món thường có trong các bữa cơm. Tập quán ăn bốc tồn tại lâu đời (nay việc dùng đũa, bát khá rộng rãi). Ðồ uống truyền thống là nước lã, rượu cần chế từ gạo, ngô, sắn, kê và rượu chế từ nước một loại cây họ dừa mọc hoang trên rừng. Nam nữ đều hút thuốc lá bằng tẩu. Ở: Tại huyện Ðắc Glây tỉnh Kon Tum có nhóm Gié và Triêng, tỉnh Quảng Nam có nhóm Bnoong ở huyện Phước Sơn và Trà My, nhóm T’riêng và Ve ở huyện Giằng. Hình thức nhà sàn dài gồm nhiều "bếp" là lối kiến trúc truyền thống phổ biến, đặc biệt ở vùng người Gié và Bnoong có khi cả làng ở trong một vài ngôi nhà. Về sau, nhà trệt đã xuất hiện. ở nhiều nơi, trừ nhóm Bnoong, trong làng thường dựng nhà công cộng cao to và đẹp. Tập quán bố trí nhà tạo thành một vòng ôm quanh khoảng trống ở giữa là một nét văn hoá lâu đời của họ ở Giằng và một số nơi ở Ðắc Glây. Mặc: Theo nếp cổ truyền, nam quấn khố, ở trần, trời lạnh thì choàng tấm vải cho ấm người; nữ mặc áo, quấn váy, có nơi dùng loại váy ống dài để che luôn cả thân trên, từ ngực trở xuống. Phụ nữ ưa đeo nhiều trang sức: các loại vòng bạc, đồng, chuỗi cườm, đeo cổ, tay, chân, tai, phụ nữ các gia đình khá giả có cả hoa tai bằng nhà voi. Y phục theo kiểu người Việt hiện tại đã thâm nhập tận các làng xa xôi hẻo lánh. Phương tiện vận chuyển: Người Gié-Triêng dùng gùi. Có những loại và cỡ gùi khác nhau: gùi đan thưa, đan dày, gùi đeo theo người hàng ngày, gùi để đồ tại nhà, gùi có hoa văn nan nhuộm đen, gùi không dùng nan nhuộm, gùi cho riêng nam giới... Quan hệ xã hội: Dân làng thuộc các họ khác nhau, từng họ có truyền thuyết về cội nguồn của mình, có tên gọi và có kiêng cữ riêng. Xưa kia, có những họ của nữ, có những họ của nam. Quan hệ cộng đồng trong làng thường xuyên và khá chặt chẽ. "Già làng" có uy tín cao nhờ hiểu biết, nhiều kinh nghiệm, cũng thường là người có cộng lập làng. Xã hội cổ truyền có nhiều biểu hiện về tàn dư thời mẫu hệ và bước chuyển tiếp từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Cưới xin: Trai gái tự tìm bạn đời, cha mẹ thường chấp thuận nếu không vi phạm tập tục. Việc cưới xin trải qua nhiều bước, bao giờ cũng có lễ kết gắn cô dâu chú rể với nhau và cô gái phải tự chuẩn bị 100 bó củi đẹp từ trước để đem đến nhà trai. Nhà trai thường tặng nhà gái đồ đan và nhận được của nhà gái những sản phẩm dệt. Ma chay: Phong tục ở các nhóm không hoàn toàn giống nhau. Song nét chung là quan tài đẽo độc mộc, có nơi tạc hình đầu trâu trên đầu. Người chết được mai táng (có tài liệu viết xưa kia hoả táng); nhà mồ dựng không cầu kỳ, có rào xung quanh. Nghi thức đoạn tuyệt với mộ người chết thường được tổ chức vào dịp đầu năm tại cạnh ngôi mộ. Lễ tết: Mỗi khi cúng bái đều có hiến tế. Lễ trọng phải ăn trâu. Trong chu kỳ sản xuất hàng năm thường có lễ thức khi chọn đất rẫy, phát rẫy, gieo trỉa, khi hạn hay úng, khi mở đầu tuốt lúa, khi đưa lúa lên kho, khi được 100 gùi lúa trở lên và khi lấy thóc lần đầu về ăn. Gắn với chu kỳ đời người, có các lễ thức trong thời kỳ mang thai, trong và sau khi đẻ, khi đặt tên, khi bị đau ốm, khi cưa răng, trong việc cưới xin, khi chết đi..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 22 Lịch: Người Gié-Triêng căn cứ vào chu kỳ mặt trăng để tính ngày. Theo đó, tên gọi mỗi ngày cụ thể trong tháng phần lớn đều được lặp lại, tuy một ngày ở nửa đầu và một ngày ở nửa cuối tháng. Mỗi năm 12 tháng. Từng tháng có những công việc trọng tâm nhất định. Văn nghệ: Bộ nhạc cụ phong phú, quý giá và quan trọng nhất là cồng chiêng. Tuỳ nơi, người ta dùng 3 cồng với 7 hay 9 chiêng, hoặc 6 chiêng, hoặc 4 chiêng... Có khi cồng chiêng tấu cùng với trống, với ống nứa. Nguyên ống nứa cũng là loại nhạc cụ để thổi, vỗ, gõ. Các loại đàn sáo, khèn đều đơn giản, thông dụng trong đời sống âm nhạc. Người Gié-Triêng, cũng như các tộc khác, có những làn điệu dân ca cổ truyền và nhiều truyện cổ. - Hoạt động sản xuất của người Gié - Triêng là gì? BÀI 2: NGƯỜI KINH Tên tự gọi: Việt Tên gọi khác: Kinh Dân số: Khoảng 65.795.718 người (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Ngôn ngữ: Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (ngữ hệ Nam Á). Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính của người Việt là trồng lúa nước, được hình thành và phát triển từ rất sớm với hệ thống đê điều, thủy lợi là những minh chứng cho tinh thần ngoan cường trong công cuộc chế ngự thiên nhiên để tồn tại và sản xuất nông nghiệp của ông cha ta. Người Việt có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chăn nuôi không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm, mà còn là nguồn sức kéo, vận chuyển. Nguồn gốc lịch sử: Tổ tiên người Việt từ xa xưa đã định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ăn: Ăn cơm tẻ thường ngày, dùng đồ nếp trong ngày lễ. Người Việt có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Ở: Ở nhà trệt, giữa nhà đặt bàn thờ gia tiên. Các vùng có kiểu nhà khác nhau. Ở miền Bắc, nhà ba gian hai trái; miền Trung là nhà rường và nhà mái lá. Mặc: Theo truyền thống, nam thường mặc quần chân què, áo cánh nâu (Bắc Bộ), màu đen (Nam Bộ), đi chân đất; ngày lễ tết mặc quần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Nữ đội nón, mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ). Phụ nữ ngày lễ hội hè mặc áo dài. Mùa đông, cả nam và nữ thường mặc thêm áo kép bông. Phương tiện vận chuyển: Đa dạng, phong phú trên đường bộ (gánh, vác, thồ bằng các phương tiện.. ); đường thủy (thuyền, bè). Quan hệ xã hội: Người Việt sinh sống thành từng tổ, thôn, ấp. Dăm ba tổ, thôn, ấp hợp thành xã. Mỗi thôn, tổ đều có tổ chức tự quản riêng của cộng đồng dân cư khá chặt chẽ..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 23 Cưới xin: Người Việt rất coi trọng tình yêu trong trắng chung thủy. Để đi đến hôn nhân, nghi lễ cưới xin truyền thống ở người Việt phải qua các bước: Dạm, Hỏi, Cưới, Lại mặt. Ma chay: Việc tổ chức tang ma qua các bước cơ bản sau: liệm, nhập quan, đưa đám, hạ huyệt, cúng cơm, cúng tuần "tứ cửu", cúng "bách mật", để tang, giỗ đầu, cải táng... Mỗi độ Thanh Minh, mỗi kỳ giỗ tết, các gia đình đi đắp lại mộ và tổ chức cúng lễ. Cải táng là một phong tục rất thiêng liêng của người Kinh. Lễ tết: Có nhiều lễ tết trong 1 năm (Tết Nguyên Đán, các hội mùa xuân, Rằm tháng giêng, tết Thanh minh, lễ Hạ điền, lễ Thượng điền, tết Ðoan Ngọ, rằm tháng bẩy, tết Trung thu). Mỗi tết đều có ý nghĩa riêng và lễ thức tiến hành cũng khác nhau. Ngoài ra còn có các lễ hội của làng, của nghề... Lịch: Người Việt dùng lịch âm để tính tuổi, tính ngày giỗ, tính thời vụ sản xuất, … Dương lịch là lịch pháp chính thức hiện nay. Văn hóa, văn nghệ: Vốn văn học cổ đồ sồ, gồm văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt (ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng). Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông dân. - Kể tên một số loại hình văn hóa, văn nghệ của người Việt? BÀI 3: LỄ HỘI ĂN TRÂU - HỘI TỤ VÀ LAN TỎA TINH HOA VĂN HÓA COR Lễ hội ăn trâu của người Cor có tên gọi là xá kapiêu (xá = ăn; kapiêu = trâu), thường diễn ra vào tháng 3 - 4 Âm lịch. Thời gian chính thức diễn ra lễ ăn trâu, ngoài sự chuẩn bị của gia đình, của cộng đồng còn tùy thuộc vào quẻ bói của người chủ lễ.. Để tiến hành lễ hội ăn trâu người Cor phải mất hàng tháng trời để làm Cây Nêu và các gu vla, gu tum với hơn vài trăm công làm. Cây Nêu dùng trong lễ ăn trâu của người Cor không chỉ bằng tre mà còn bằng gỗ, cao đến 14 - 15m, thể hiện rõ nét nhiều hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh tế và nghệ thuật đan lát..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 24 Thời gian chính diễn ra lễ hội ăn trâu của người Cor thường là 5 ngày. Vào buổi chiều ngày thứ nhất, người ta làm lễ cúng thần Mo Huýt - thần cai quản nương rẫy và giữ hạt giống bằng một con heo lớn và một ché rượu to, bên hố Cây Nêu mới đào. Sau khi chủ tế hoặc già làng khấn mời thần linh về dự lễ, thì diễn ra nghi thức đuổi ma xấu, đây là lễ thức không thể thiếu, vì người Cor quan niệm trước ngày hiến tế trâu cho thần linh thì phải đuổi hết ma xấu ở trong làng. Chủ tế sẽ chọn một người trong làng trao cho họ 1 lưỡi rìu và một thanh sắt, người có trách nhiệm được giao vừa chạy vừa gõ thanh sắt vào lưỡi rìu, chạy quanh làng xóm đến chuồng đang nhốt trâu, toàn bộ những người tham gia dự lễ chạy đuổi theo với những tiếng hò la vang dậy. Khi "tà ma" đã bị "đuổi" người đuổi ma và toàn thể dân làng chạy về trước ngõ nhà chủ tế báo lại: Ma xấu đã đuổi hết không quấy nhiễu dân làng, không phá hoại mùa màng và súc vật nữa, thì buổi lễ đuổi tà ma kết thúc. Buổi tối, mọi người trong làng quây quần đánh chiêng, múa cà đáo, hát xà ru, a giới, a lát, ... và uống rượu. Bước vào ngày thứ hai, ngay từ sáng sớm mọi người bắt đầu làm lễ dựng nêu. Tham gia lễ dựng nêu có thầy cúng, những già làng, cùng đông đảo phụ nữ, thanh niên, đội chiêng và đội múa cà đáo. Sau khi chủ tế làm lễ xin dựng nêu xong, mọi người bắt đầu dựng Cây Nêu. Lúc Cây Nêu được dựng xong thì chủ tế và những thành viên trong gia đình lại tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng thần Cây Nêu và nghi lễ vào trâu. Trong lúc thực hiện nghi lễ vào trâu, từng hồi chiêng mừng trâu và cũng là để báo cho dân làng biết trâu đã buộc vào gốc nêu để họ đến tham dự hội. Các thiếu nữ Cor ăn mặc lễ phục truyền thống, áo trắng, váy xanh, chít khăn đỏ, đầu cài tua đỏ, cổ, tay, chân đeo vòng cườm, thắt lưng đeo lục lạc, múa dịu dàng quanh con trâu và Cây Nêu. Các chàng trai mang khố lễ, khoác khăn choàng hòa tấu chiêng, trống. Các cô gái vừa múa, vừa lấy ống tre đựng nước thiêng ở suối hắt lên mình trâu và cây cột lễ làm phép. Sau khi nghi thức làm phép này thực hiện xong, các thành viên trong gia đình và đội múa cà đáo bắt đầu mời rượu các già làng, chủ tế và toàn bộ những người tham dự hội. Mọi người bắt đầu múa chiêng, múa cà đáo, hát, ... vòng quanh con trâu và Cây Nêu. Cứ thế họ vừa hát xà ru, a giới, cà lu, ..., vừa múa, vừa uống rượu cùng con trâu và cây cột lễ đến tận nửa đêm. Từ sau nửa đêm, con trai con gái trong làng tản đi khắp nơi trò chuyện, tìm hiểu nhau, nhiều mối tình nảy nở sau đêm dự hội này. Vào ngày thứ ba, lúc trời còn mờ sáng, chủ tế và các thành viên trong gia đình mặc các bộ y phục truyền thống của người Cor tiến hành nghi lễ cúng trong nhà để mời gọi các thần linh và tổ tiên về chứng kiến lễ ăn trâu của gia đình. Đoàn người đi từ trong nhà ra sân rồi vòng quanh con trâu và Cây Nêu, xong lại vòng vào trong nhà, nơi có treo gu vla, gu tum, cứ thế đến 9 lần. Cùng đi vòng với tốp người là đội chiêng, trống. Khi đã xong lần thứ 9, họ bắt đầu làm lễ bên con trâu. Người chủ gia đình cho trâu ăn những ngọn lá đót (đoak) cuối cùng, nói với trâu những lời từ biệt và những điều ước vọng của mình về sức khỏe, hạnh phúc, để khi về với thế giới bên kia, linh hồn con trâu có thể "truyền đạt" lại với các đấng thần linh. Vì thế, trong lễ hiến sinh, con trâu vừa là vật hiến sinh, vừa là "sứ giả" của con người. Nó là chiếc cầu nối giữa con người với thánh thần. Khi chủ tế lắc những vòng lục lạc mời gọi thần linh chứng kiến thì người đàn ông chủ gia đình bắt đầu đâm phép con trâu. Nhát đâm phép vừa xong lập tức các mũi giáo,.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> 25 mác của các chàng trai được đâm vào bụng trâu, vai trâu, cổ trâu, ... cho đến khi trâu ngã xuống. Nếu trâu ngã xuống mà đầu quay về phía ngôi nhà thì đấy là điềm tốt lành cho gia đình. Sau khi đâm trâu xong chủ tế sẽ tung một nắm lá đót lên trời, người nào trong đám đông dân làng chụp được nhiều lá thì sẽ được mổ thịt và chia phần, việc đầu tiên là cắt lấy những bộ phận của trâu, mỗi thứ một ít, để vào rổ cúng và chủ tế cùng các thành viên trong gia đình bắt đầu thực hiện các nghi lễ cúng máng nước, cúng trong nhà, cúng ngã ba đường, ... bằng các con vật hiến sinh khác là heo, gà. Trong lúc chủ tế và các thành viên trong gia đình thực hiện các nghi lễ cúng thần, những người khác bắt đầu xẻ thịt trâu. Đầu trâu và 4 chân trâu để dành trên đàn cúng ở Cây Nêu, các phần còn lại được đem chia phần, trước khi chia phần và đem thịt đi chế biến, người chủ tế phải làm thủ tục đổi để lấy phần thịt của mình (gọi là mua phép, bằng hiện vật hoặc bằng tiền). Các món ăn được chế biến từ thịt heo, thịt trâu, để chiêu đãi họ hàng, làng xóm, món ăn được nấu từ bộ lòng con trâu như gan, tim, thận, ... và cả huyết luôn là món cúng thần, và chỉ có người trong gia đình mới được ăn các món ăn này. Hàng vài chục mâm thịt trâu, thịt heo cùng cơm lúa rẫy, rượu cần, rượu đế, bánh lá đót sẽ được dùng chiêu đãi họ hàng, khách khứa. Khi đã ăn uống no say, mọi người lại bắt đầu chơi chiêng, trống, các loại nhạc cụ truyền thống, múa hát, kể chuyện, ... Buổi ăn trâu thường bắt đầu khoảng giữa trưa, và kết thúc vào tận nửa đêm, và cùng với nó là những sinh hoạt văn nghệ dân gian. Sang ngày thứ tư là lễ ăn đầu trâu, các nghi lễ và sinh hoạt văn nghệ cũng tương tự như ngày các ngày trước, nhưng số người tham gia ít hơn những ngày chính lễ, vì chỉ có bà con trong dòng họ và các thành viên trong gia đình tham dự. Ngày thứ năm, gia đình và đại diện các gia đình dự ăn trâu tham gia đi phát rẫy phép, 4 chân trâu phơi ở Cây Nêu được đem vào nấu một nồi cháo to, khi mọi người phát rẫy phép trở về sẽ cùng ăn, chủ nhà lấy móng trâu chôn làm phép kết thúc lễ hội, 3 năm sau gia đình đó mới được cúng trâu khác. (Các già làng kể rằng: Trước năm 1945, khi dân tộc Cor còn du canh, du cư lễ hội ăn trâu kéo dài đến 7 ngày mới chôn móng trâu). - Lễ hội ăn trâu của người Cor được tổ chức vào thời gian nào và có nét gì đặc sắc? BÀI 4 ĐỘC ĐÁO LỄ LẤP LỖ CHÂN TRÂU CỦA NGƯỜI COR Theo phong tục xưa của người Cor, sau 3 năm làng tổ chức lễ hội “ăn trâu Huê” (xá kapiêu ), nếu cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc, dân làng đoàn kết, quê hương ngày càng phát triển, không xảy ra tệ nạn xã hội, không có cái chết xấu, thì đó là dịp để dân làng tổ chức lễ hội lấp lỗ chân trâu. Lễ hội tạ ơn trời đất, cầu cho mùa màng bội thu: Lễ lấp lỗ chân trâu (tiếng Cor gọi là lấp ố piêu) để ăn mừng nhằm xóa hết dấu vết chân trâu mà dân làng đã tổ chức lễ hội “ăn trâu Huê” trước đó. Vì vậy, khi giết trâu xẻ thịt, bao giờ người Cor cũng giữ lại một lớp da trâu, da đuôi và.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 26 một ít da phía dưới 4 bàn chân của con trâu đem để trên giàn bếp cho khô. Đây là vật phẩm không thể thiếu để mỗi gia đình người Cor tổ chức nghi lễ lấp lỗ chân trâu sau đó. Theo quan niệm của người Cor huyện Bắc Trà My, chỉ khi nào thực hiện xong nghi lễ lấp lỗ chân trâu, thì lễ hội “ăn trâu Huê” của họ mới chấm dứt, thần linh, tổ tiên ông bà khi đó mới nhận đầy đủ lễ vật. Nghi lễ lấp lỗ chân trâu bao giờ cũng có heo, gà, rượu, dùng để cúng sống và cúng chín đi kèm măng, thịt chuột, thịt sóc khô và quan trọng nhất là phải có một con gà trống tơ lông đen thật đẹp để cúng gọi thần linh, hồn tổ tiên, ông bà. Nghi thức của lễ lấp lỗ chân trâu: Lễ lấp lỗ chân trâu thường diễn ra theo hai phần: cúng sống và cúng chín. Đặc biệt, ở nghi lễ này, người Cor không múa cà đáo quanh Cây Nêu mà chỉ múa trong nhà, đó là sự thể hiện lòng kính trọng với thần linh đang ngự trị trên Cây Nêu. Tiếp theo, nghi lễ này được thực hiện với cách cúng rượu trước với ý nghĩa khấn mời gọi thần linh, hồn tổ tiên, ông bà về chứng giám việc gia đình tiến hành nghi lễ lấp lỗ chân trâu, xóa hết dấu chân trâu. Kế đến, chủ nhà tiếp tục cúng heo sống ở ngoài sân dưới đất có trải những lá chuối. Khi heo cúng xong, được đem đi chọc tiết, làm thịt. Đầu heo được luộc chín, thịt, xương heo chế biến các món ăn truyền thống như: luộc, nướng, xào, nấu xương măng dùng để cúng chín. Sau khi cúng heo chín xong, chủ nhà tiến hành cúng gà sống trong nhà ngay tại cơi thờ. Gà được cắt tiết ngay tại nơi cúng, sau đó mang gà đi luộc chín để tiến hành cúng chín. Riêng tiết và phần gà luộc chín dùng để thực hiện nghi lễ cúng gọi hồn. Theo người Cor, đây là hình thức cúng vái, gọi hồn vía cho những thân nhân trong gia đình đã chết trở về. Nghi lễ gọi hồn này, thường mời già làng, người già lớn tuổi thực hiện.. Theo ông Trần Văn Hành, năm nay đã ngoài 80 tuổi, hiện ở tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Trong quá trình thực hiện lễ hội “ăn trâu Huê” sẽ còn lưu giữ những dấu chân trâu dẫm đạp, nếu không thực hiện nghi lễ lấp lỗ chân trâu sau đó thì họ sợ rằng, hồn vía của người trong.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> 27 gia đình đã rất ham vui còn trú ngụ ở lỗ chân trâu, ở Cây Nêu hàng ngày sẽ quấy rầy cuộc sống của họ. Với người Cor, họ tin rằng việc thực hiện nghi lễ này thì đồng bào mới thực sự cảm thấy yên tâm, thoải mái, lạc quan yêu cuộc sống, từ đó góp phần tái tạo sức lao động, tiếp thêm cho đồng bào niềm hăng say sản xuất để tạo nên những của cải, vật chất mới nuôi sống gia đình. Với tộc người Cor ở huyện Bắc Trà My, không riêng những nghi lễ truyền thống mà nghi lễ lấp lỗ chân trâu là những hoạt động tinh thần thể hiện tình cảm của cộng đồng với thần linh, tổ tiên, ông bà. Nghi lễ lấp lỗ chân trâu, còn chứa đựng trách nhiệm nhắc nhở, chuyển tải tới những thành viên trong gia đình, cộng đồng bài học về cách ứng xử của cha ông với thần linh, tổ tiên ông bà. Đó là đạo lý tôn kính, biết ơn tới những vị thần, với vong linh tổ tiên, ông bà đã luôn sát cánh che chở, đùm bọc, bảo vệ cộng đồng. Đó là lối sống thơm thảo, thể hiện tinh thần đoàn kết trong cung cách ứng xử của bà con trong tình làng mà không biết từ bao đời nay họ đã gắn bó. Mà nó còn thể hiện về cội nguồn xa xưa, về những giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa giáo dục rất lớn về đạo lý làm người với mọi người trong gia đình và cả cộng đồng tộc người Cor trong việc lưu giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống của người Cor hôm nay. - Nghi thức của Lễ lấp lỗ chân trâu của người Cor diễn ra như thế nào? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn hóa Quảng Nam – Những giá trị đặc trưng – Nhà xuất bản Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam năm 2001. 2. Hỏi và đáp về 54 dân tộc Việt Nam – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. CHUẨN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KĨ NĂNG Bài 1 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS trình bày được: Những nét chính về hoạt động kinh tế, ăn, mặc ở và tín ngưỡng của dân tộc Xơ đăng và dân tộc Cor ở huyện Bắc Trà My. 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc của các dân tộc anh em, tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá. II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Học sinh trình bày được những nét chính về hoạt động kinh tế, ăn, mặc ở và tín ngưỡng của dân tộc Xơ đăng và dân tộc Cor ở huyện Bắc Trà My: 1. Dân tộc Xơ đăng.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 28 - Hoạt động kinh tế: Một bộ phận trồng lúa nước, còn lại kinh tế rẫy đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra còn trồng kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối, mía, ... Vật nuôi truyền thống là trâu, dê, lợn, chó, gà. Ðan lát phát triển, cung cấp nhiều vật dụng. Họ ưa thích trao đổi vật trực tiếp, nay đã dùng tiền. - Ăn: Ăn cơm tẻ, cơm nếp với muối ớt và các thức kiếm được từ rừng; họ uống nước lã (nay nhiều người đã đun chín), rượu cần. Ðặc biệt rượu được chế từ loại kê chân vịt ngon hơn rượu làm từ gạo, sắn. Một số nơi người Xơ Ðăng có tập quán ăn trầu cau. Nam nữ đều hút thuốc lá; có nơi, đồng bào đưa thuốc lá nghiền thành bột vào miệng thay vì hút trong tẩu. - Mặc: Nam đóng khố, ở trần. Nữ mặc váy, áo. Vải cổ truyền Xơ Ðăng có nền màu trắng mộc của sợi hoặc màu đen, hoa văn ít và chủ yếu thường dùng các màu đen, trắng, đỏ. - Ở: Họ ở nhà sàn, trước kia nhà dài, thường cả đại gia đình ở chung. Kỹ thuật làm nhà chủ yếu là sử dụng ngoàm và buộc dây, mỗi hàng cột chạy dọc nhà được liên kết thành một vì cột, mỗi ngôi nhà có một vì cột, mỗi ngôi nhà có hai vì cột. - Tín ngưỡng: Họ tin vào sức mạnh siêu nhiên, các "thần" hay "ma" được gọi là Kiak (Kia) hoặc "Ông", "Bà", chỉ một số nơi gọi là "Yàng". Các thần quan trọng như thần sấm sét, thần mặt trời, thần núi, thần lúa, thần nước, ... 2. Dân tộc Cor: - Hoạt động sản xuất: Kinh tế rẫy là nguồn sống chủ yếu, lúa rẫy là nguồn lương thực chính. Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống, tuốt lúa bằng tay. Trầu không và quế của người Cor nổi tiếng lâu đời. Hình thức dùng vật đổi vật được ưa thích. Chăn nuôi: Trâu, lợn, gà trước hết để cúng tế; Ðồ đan đẹp và phong phú. - Ăn: Bữa ăn thông thường là cơm gạo tẻ, muối ớt, các loại rau rừng và thịt cá kiếm được. Tục ăn trầu cau chỉ được duy trì ở lớp người lớn tuổi, nhưng tục hút thuốc lá vẫn còn phổ biến. - Ở: Nhà sàn dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi. - Mặc: Nam đóng khố, ở trần, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay. - Tín ngưỡng: Thờ cúng những đỉnh núi cao được người Cor gọi là núi Ông núi Bà. Hệ thống "ma" (ka muych) và "thần" (kơi, ma) rất đông: ma người chết bình thường, ma người chết bất bình thường, ma quế, ma cây đa, ma nước, thần bếp lửa, ... Bởi vậy, người ra có nhiều kiêng cữ và cúng quải gắn với sản xuất và đời sống..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 29 Bài 2 LỄ HỘI KÁ-PÊÊ-NAU (ĂN MỪNG LÚA MỚI) CỦA NGƯỜI CA DONG I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS trình bày được: Những nét chính về lễ hội Ká-pêê-nau (ăn mừng lúa mới) của dân tộc Ca Dong ở huyện Bắc Trà My. 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc của các dân tộc anh em, tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá. II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Học sinh trình bày được những nét chính về lễ hội Ká-pêê-nau (ăn mừng lúa mới) của dân tộc Ca Dong ở huyện Bắc Trà My: - Thời gian: Lễ hội thường diễn ra vào tháng 9, tháng 10 âm lịch trước mùa thu hoạch khi đám lúa trên nương, trên rãy chín vàng. - Lễ hội Ká-pêê-nau (Lễ ăn mừng lúa mới) của người Ca Dong là một tín ngưỡng mang đậm nét của cư dân vùng núi tôn vinh vị Thần lúa của mình. - Họ chọn loại nếp đặc chủng, nấu thành xôi, làm men ủ rượu, để làm rượu cần. Nếu không có gạo nếp, dùng sắn để làm rượu cần và chuẩn bị gà, heo và một số thực phẩm khác, ... Đặc biệt, lúa mới vừa được suốt về dùng để nấu xôi, làm bánh. - Trong ngày hội, các con cháu trong họ dù đi làm ăn xa hay có chồng ở rể đều được quy tụ về. - Sáng sớm, khi mặt trời vừa hé lộ, gia chủ dọn một mâm cúng gồm: một ché rượu, một gói bánh bằng lá dong, một ống xôi nướng trong ống tre, bốn bát cơm mới, một con chuột, một con sóc nướng, một con cá nướng, một đĩa trầu cau, một con gà luộc chín, đặt mâm cúng trong nhà không theo hướng nào cả. - Người cúng mặc đồ trong trang phục truyền thống của người Ca Dong. Họ khấn vái và mới các Yàng, ông bà, tổ tiên về dự. Cúng xong, dân làng cùng nhau ăn uống, mời rượu no say, hỏi thăm sức khỏe, công việc, nương rẫy, ... trong sự đùm bọc, thương yêu của mọi người. Bài 3 CÂY NÊU - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRONG CÁC LỄ HỘI CỦA NGƯỜI COR I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS trình bày được: Những nét chính về Cây Nêu – biểu tượng văn hóa trong các lễ hội của người Cor. Ý nghĩa của Cây Nêu trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Cor..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 30 2. Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá. II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Học sinh trình bày được những nét chính của Cây Nêu - Khi người Cor tổ chức các lễ hội, nhất là trong dịp ăn trâu huê, họ đều dựng Cây Nêu. Cây gỗ được chọn làm Cây Nêu ở đây phải là cây gỗ chò, cây không bị kiến, chim đục lỗ, không bị dây leo bò quanh và cây chò được chọn vào loại không to lắm đường kính khoảng 3 gang tay dài khoảng 5 đến 8m. - Cây Nêu bao giờ cũng chia làm ba phần, mỗi phần có cách trang trí, điêu khắc, chạm trổ khác nhau. Phần quan trọng nhất ở giữa của thân Cây Nêu được người Cor tập trung để tạo thành hệ thống các dãy hoa văn liên tục. Các chấm tròn màu xanh, đỏ, đen tượng trưng cho các ngôi sao; vòng tròn màu đỏ, có hình dáng lớn hơn được dùng để làm biểu tượng của mặt trời còn các vòng đen nhỏ hơn là biểu tượng của mặt trăng được trang trí qua trục thân gỗ. - Người Cor thực hiện việc dựng Cây Nêu vào buổi sáng. Hình vẽ mặt trời trên Cây Nêu bao giờ cũng quay về hướng đông. - Ngoài ra, người Cor còn lấy hình tượng của núi rừng, ché rượu, hạt cườm, hàng rào, các ngôi sao, con sóc, ... để trang trí lên Cây Nêu. - Một trong những trang trí đặc sắc của người Cor là các Gu làm bằng gỗ Bút để trang trí mâm thần - đoạn giữa Cây Nêu. Mâm gỗ này cũng được trang trí nhiều hoạ tiết, hoa văn, hình vẽ tương đối đa dạng và phong phú. - Đặc biệt, trên đỉnh của cây có biểu tượng một búp chuối rừng (RócPrết). Bốn góc xung quanh nơi tiếp giáp giữa búp chuối được gắn bằng bốn thanh gỗ dáng hình lưỡi dao có mũi cong. Trên đỉnh còn có biểu tượng một con chim Chèo bẻo. Học sinh trình bày được ý nghĩa của Cây Nêu trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Cor. Chọn gỗ cây chò làm Cây Nêu biểu tượng cho sự cứng cáp, sức mạnh, dẻo dai của người Cor. Trang trí hình ảnh của núi rừng trên Cây Nêu biểu hiện núi rừng là ngôi nhà chung, là người bạn, là sự sống của người Cor trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên; hiện sự gắn bó thuỷ chung của cộng đồng người Cor đối với môi trường núi rừng. Hình ảnh núi rừng đi kèm với hạt cườm biểu hiện rừng núi là nơi để họ làm ra nhiều của cải, vật chất, ... Hình ảnh ché rượu, các ngôi sao trên trời là biểu hiện những thần linh, ông bà, tổ tiên ở trên cao về dự ăn trâu huê cùng dân làng và thấu hiểu nổi khổ của dân làng mà luôn đem lại hạnh phúc, của cải, mùa màng tốt tươi, rẫy nương không bị chim, thú rừng phá hoại, ... Biểu tượng của búp chuối mỗi ngày luôn trổ hoa, đấy là tâm điểm biểu hiện tấm lòng của cộng đồng người Cor với các thần linh, ông bà, tổ tiên họ, ... Người Cor cũng có những bài hát kể mô tả hình dạng Cây Nêu, ý nghĩa của các hình tượng, hoa văn được chạm khắc công phu trên thân nêu. Điều này, cho thấy vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của Cây Nêu trong đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào Cor..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 31 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 DANH NHÂN QUẢNG NAM THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Quảng Nam là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, từ bao đời đã có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa và là nơi sản sinh ra nhiều trí thức lớn, chí sỹ yêu nước, lãnh tụ cách mạng, làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Với bề dày văn hóa và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, người dân xứ Quảng từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn cháy bỏng khát vọng tự do, độc lập, không cam chịu làm nô lệ. Trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc, mảnh đất Quảng Nam giàu truyền thống yêu nước và cách mạng đã có những người con ưu tú cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trong đó, Hoàng Diệu, Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật tiêu biểu, gắn liền với lịch sử hào hùng thời chống Pháp và đời đời được truyền tụng, mãi mãi là tấm gương yêu nước của thế hệ con cháu. 1. Hoàng Diệu (1828-1882) “Danh tướng, tính tình cương trực, làm quan thanh liêm, quyết đoán, phông độ bậc đại thần”, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội (15/4/1882).. Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tí (1828) tại làng Xuân Đài (nay thuộc xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) trong một gia đình Nho học. Ông chăm học và nổi tiếng học giỏi rất sớm. Năm 19 tuổi đã đỗ cử nhân (1848), 24 tuổi đỗ phó bảng. Từ năm 1880 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình), quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. Trước dã tâm của Pháp, việc trấn giữ thành Hà Nội trở thành nhiệm vụ cấp bách, khó khăn và nguy hiểm. Nhiệm vụ ấy được vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu. Được phong làm Tổng đốc Hà Ninh, vừa ra đến Hà Nội, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào việc xây dựng, sửa chữa và củng cố thành luỹ, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng nghênh địch. Sáng 25/4/1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, đòi ông phải cho quân lính hạ hết khí giới, giao thành Hà Nội cho chúng. Riêng Hoàng Diệu cùng.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> 32 các quan phải nộp mình cho chúng. Không chờ thư trả lời, 10 giờ sáng quân Pháp bắt đầu nổ súng. Trận chiến đấu diễn ra từ sáng đến trưa. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu, giết chết hàng trăm tên giặc. Cuộc chiến đang ác liệt thì bất ngờ kho thuốc súng nổ, lửa bốc cháy ngùn ngụt. Đám cháy càng lan rộng, tinh thần quân ta càng hoang mang, hàng ngũ càng rối loạn. Quân giặc thừa cơ bắt thang trèo vào, phá cổng thành phía tây rồi ồ ạt kéo vào như nước chảy. Trong vòng khói lửa ngợp trời ấy, Hoàng Diệu, tay vẫn cầm thanh kiếm tuốt trần, hăng hái xông trong mưa đạn. Đến khi tình thế quá nguy ngập, ông truyền lệnh: "Ai muốn về kinh thì về, còn ai muốn chiến đấu nữa thì lên Sơn Tây tập hợp với đại binh của Hoàng Kế Viêm chờ ngày báo phục". Thấy ba quân đã tìm được đường thoát thân, ông vào dinh viết bài di biểu tạ tội gửi vua Tự Đức: “Thần là một kẻ thư sinh biết đâu việc binh bị mà bệ hạ giao cho chức vụ quá trọng. Làm sao tin được lòng giặc nên thần lo sửa soạn đề phòng. Việc chưa xong thì binh Pháp kéo đến… Một mình thề với Long thành, nguyện theo Nguyễn Tri Phương nơi suối vàng vậy”, rồi đi thẳng đến cửa Võ Miếu, cởi chiếc khăn đang bịt trên đầu, treo mình lên cành cây trước miếu mà tuẫn tiết. Lúc ấy, ông mới 54 tuổi. Khâm phục trước tấm gương quan Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu thà chết chứ không chịu luồn mình dưới chân giặc, nhân dân và sĩ phu Hà Nội lập bàn thờ ông bên cạnh vị quan Tổng đốc tiền nhiệm Nguyễn Tri Phương tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa. Trong suốt thời gian làm quan, bao giờ Hoàng Diệu cũng rất thanh liêm, có tinh thần trách nhiệm, cẩn trọng trong công việc. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có những câu thơ viết về Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương được nhiều người biết: “Nước ta nhiều kẻ tôi trung, Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tiết sương. Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương Cùng thành còn mất làm gương để đời.” 2. Trần Văn Dư (1839- 1885) Trần Văn Dư còn có tên là Trần Dư, tự Hoán Nhược, sinh tại làng An Mỹ Tây, huyện Hà Đông, nay là xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học. Thời tuổi trẻ, rất hiếu học và thông minh. Năm 19 tuổi đỗ tú tài, 27 tuổi đỗ cử nhân (1868), 35 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Ất Hợi (1875). Ban đầu được bổ làm Hành tẩu Viện Cơ mật, Thừa biện bộ Lại, rồi Tri phủ Ninh Giang (Hải Dương), Tri phủ Quảng Oai (Sơn Tây). Năm 1879, được thăng Hàn lâm viện thị độc sung chức giảng tập Dục đức đường, dạy hoàng tử Ung Chân (sau này là vua Dục Đức) và Ưng Kỵ (sau này là vua Đồng Khánh); rồi làm Án sát An Tịnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), Biện lý bộ Lại, sung Thương bạc sự vụ, tước Hồng lô tự khanh..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 33 Ông thuộc phái chủ chiến, chống lại đường lối đầu hàng của triều đình Nguyễn lúc bấy giờ. Năm 1884, được bổ Chánh Sơn Phòng sứ Quảng Nam. Việc đầu tiên của ông là tâu xin triều đình cho tu sửa Sơn Phòng Dương Yên (nay thuộc thôn Dương Bình, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My) để tích trữ muối, gạo để củng cố thế lực phía Tả kỳ ngày càng lớn mạnh. Tháng 8 năm 1885 Nghĩa hội Quảng Nam do Tiến sĩ Trần Văn Dư làm chủ hội đã tổ chức Sơn Phòng Dương Yên thành căn cứ đầu não của phong trào Cần Vương cứu nước ở Quảng Nam. (Hiện nay, Sơn Phòng Dương Yên đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh). Triều đình nhà Nguyễn nhận thấy việc cử Trần Văn Dư làm Sơn phòng sứ Quảng Nam là điều bất lợi cho xu thế “hợp tác” giữa Nam triều và Pháp, nên đã ra dụ hoán đổi ông vào làm Bố chánh Bình Thuận nhưng ông đã khước từ không nhận triều chỉ. Tuy vậy, ông vẫn bàn giao chức vụ theo chỉ dụ, rồi bỏ về không hợp tác với chính quyền mới. Cùng với một số sĩ phu yêu nước thành lập Nghĩa hội, hưởng ứng phong trào Cần Vương, ra cáo thị, kéo quân về đánh chiếm tỉnh thành Quảng Nam (4/9/1885). Quân Pháp và quân của triều đình bao vây tấn công Sơn Phòng Dương Yên, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề và đến tháng 10/1885 thì lực lượng nghĩa quân suy yếu. Trong hoàn cảnh khó khăn, Trần Văn Dư bàn giao quyền lãnh đạo Nghĩa hội lại cho Nguyễn Duy Hiệu, tự mình lên đường trở ra kinh để gặp vua Đồng Khánh, với tư cách của một Tiến sĩ, một thầy cũ của vua để thương lượng, nhằm tìm một giải pháp cứu vãn tình thế. Không ngờ trên đường ra Huế, khi vừa đến tỉnh thành La Qua (nay thuộc thị xã Điện Bàn), ông đã bị giặc sát hại vào ngày 13/12/1885. Câu hỏi 1. Hoàng Diệu là người như thế nào? 2. Trần Văn Dư đã có những đóng góp như thế nào trong phong trào Cần Vương cứu nước ở Quảng Nam? HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết sơ lược về cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân Quảng Nam thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. 2. Kỹ năng - Kỹ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử. 3. Thái độ - Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân từ đó hình thành ý thức noi gương của học sinh. II. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng 1. Hoàng Diệu (1828-1882) - Học sinh biết được tiểu sử Hoàng Diệu..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> 34 Hoàng Diệu sinh năm 1828 tại làng Xuân Đài (nay thuộc xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) trong một gia đình Nho học. Ông chăm học, học giỏi nên sớm thành đạt. Năm 19 tuổi đã đỗ cử nhân (1848), 24 tuổi đỗ phó bảng, ra làm quan được bổ làm Tri phủ Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định). Từ năm 1880 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà NộiNinh Bình), quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. - Học sinh trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội do Hoàng Diệu chỉ huy: Sáng 25-4-1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, đòi ông phải cho quân lính hạ hết khí giới, giao thành Hà Nội cho chúng. Riêng Hoàng Diệu cùng các quan phải nộp mình cho chúng. Không chờ thư trả lời, 10 giờ sáng quân Pháp bắt đầu nổ súng. Quân và dân Hà Nội, dưới sự sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu, đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hà Nội trước sự tấn công xâm lược (lần thứ hai) của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, thành Hà Nội thất thủ. Tổng đốc Hoàng Diệu treo mình tự vẫn. - Em có suy nghĩ gì về tấm gương hy sinh của Hoàng Diệu? Hoàng Diệu là người anh hùng dân tộc một lòng tận trung với nước, khi thành Hà Nội mất, ông đã quyết mất theo thành để giữ tròn khí tiết với đất nước. Ông là người sống vì dân, chết cũng vì dân. Hoàng Diệu là tấm gương yêu nước đầu tiên của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, là người con ưu tú của Quảng Nam ... 2. Trần Văn Dư (1839- 1885) - Học sinh biết được tiểu sử Trần Văn Dư. Trần Văn Dư sinh tại làng An Mỹ Tây, huyện Hà Đông, nay là xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học. Ông rất hiếu học và thông minh. Năm 19 tuổi đỗ tú tài, 27 tuổi đỗ cử nhân (1868), 35 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Ất Hợi (1875). Ban đầu được bổ làm Hành tẩu Viện Cơ mật, Thừa biện bộ Lại, rồi Tri phủ Ninh Giang (Hải Dương), Tri phủ Quảng Oai (Sơn Tây). Năm 1879, được thăng Hàn lâm viện thị độc sung chức giảng tập Dục đức đường, dạy hoàng tử Ung Chân (sau này là vua Dục Đức) và Ưng Kỵ (sau này là vua Đồng Khánh); rồi làm Án sát An Tịnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), Biện lý bộ Lại, sung Thương bạc sự vụ, tước Hồng lô tự khanh. - Học sinh biết được Trần Văn Dư đã tổ chức Sơn Phòng Dương Yên (thuộc xã Trà Dương) thành trung tâm chỉ huy phong trào Cần Vương cứu nước ở Quảng Nam. Năm 1884, được bổ Chánh Sơn Phòng sứ Quảng Nam. Việc đầu tiên của ông là tâu xin triều đình cho tu sửa Sơn Phòng Dương Yên (nay thuộc thôn Dương Bình, xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My) để tích trữ muối, gạo để củng cố thế lực phía Tả kỳ ngày càng lớn mạnh. Tháng 8 năm 1885 Nghĩa hội Quảng Nam do Tiến sĩ Trần Văn Dư làm chủ hội đã tổ chức Sơn Phòng Dương Yên thành trung tâm chỉ huy phong trào Cần Vương cứu nước ở Quảng Nam. Triều đình nhà Nguyễn ra dụ hoán đổi ông.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 35 vào làm Bố chánh Bình Thuận nhưng ông đã khước từ không nhận triều chỉ. Tuy vậy, ông vẫn bàn giao chức vụ theo chỉ dụ, rồi bỏ về không hợp tác với chính quyền mới. Quân Pháp và quân của triều đình bao vây tấn công Sơn Phòng Dương Yên, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề và đến tháng 10/1885 thì lực lượng nghĩa quân suy yếu. Trong hoàn cảnh khó khăn, Trần Văn Dư bàn giao quyền lãnh đạo Nghĩa hội lại cho Nguyễn Duy Hiệu, ông ra kinh để gặp vua Đồng Khánh để thương lượng, nhằm tìm một giải pháp cứu vãn tình thế. Trên đường ra Huế, ông đã bị giặc sát hại khi vừa đến tỉnh thành La Qua (nay thuộc thị xã Điện Bàn) vào ngày 13/12/1885. - Em có suy nghĩ gì phẩm chất, đạo đức của Trần Văn Dư Ông là người có tài năng, mưu hoạch, biết trị sự, thích đương với chính trị, lại trong sạch, cẩn thận và là một vị quan mẫu mực. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng phong trào Cần Vương cứu nước ở tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là huyện Trà My. Bài đọc thêm Bài 1 Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) Huỳnh Thúc Kháng chí sĩ yêu nước, một trong “Tứ liệt” đất Quảng, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao quyền chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Huỳnh Thúc Kháng người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình nông dân nghèo gốc Nho học. Huỳnh Thúc Kháng đi học lúc 8 tuổi, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm 1900, ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm 1904, ông đỗ Tiến sĩ. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm 1908, rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do. Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943). Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> 36 Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất. Ông được an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn (Quảng Ngãi). Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc". Cuộc đời hoạt động và nhân cách cao đẹp cùng tài năng, đức độ của Nhà văn hóa, Chí sỹ yêu nước, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập và noi theo. Hiện nay nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị.. Bài 2 Báo Tiếng Dân do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Năm 1927, Huỳnh Thúc Kháng xuất bản báo Tiếng Dân - một tờ báo được xuất bản ở Huế, thông qua đó thể hiện tư tưởng đổi mới của mình. Số báo đầu tiên ra đời ngày 10/8/1927, cho đến khi tờ báo này bị đình bản, số báo cuối cùng vào ngày 21/4/1943. Báo Tiếng Dân là tờ báo quốc ngữ đầu tiên ở miền Trung. Mặc dù ra đời muộn hơn báo chí miền Nam và Bắc, song báo Tiếng Dân đã có vai trò trong việc công khai nói lên tiếng nói của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do và tự chủ. Báo chí bấy giờ, chỉ có Tiếng Dân là mạnh dạn đứng ra tố cáo những hành vi ám muội của thực dân, bảo vệ cho báo Dân. Trong 3 năm hoạt động với tư cách là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ (1926 – 1928) và thông qua báo Tiếng Dân, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã cùng nhóm dân biểu tiến bộ ra sức đấu tranh đòi ban hành hiến pháp, ban bố những quyền tự do dân chủ, phản đối một số chính sách kinh tế, xã hội của thực dân và triều Nguyễn như: đòi giảm thuế đinh, thuế điền, mở thêm trường học, công trình thủy lợi, bỏ độc quyền muối rượu… tuy những cải cách đó vẫn nằm trong khuôn khổ yêu sách cải lương nhưng nó đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của chính quyền thực dân, phong kiến, tiêu biểu là Khâm sứ Trung kỳ. Những tư tưởng tiến bộ của Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân đã vấp phải sự kiểm duyệt gay gắt của Khâm sứ Trung Kỳ. Với thái độ kiên định, không chấp nhận khuất phục của cụ Huỳnh trước những mưu đồ của nhà.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 37 cầm quyền, báo Tiếng Dân đã bị đình bản bởi Nghị định của toàn quyền Đông Dương Đờ-cu ngày 21/4/1943 sau 16 năm hoạt động. Hoạt động liên tục từ 1927 đến 1943, báo Tiếng Dân đã ra được 1766 số, trở thành tờ báo lâu năm nhất phản ánh những sự kiện lịch sử diễn ra ở Trung kỳ, đồng thời là nơi tập hợp tiếng nói của các lực lượng có tinh thần dân tộc dân chủ trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản miền Trung trong cuộc đấu tranh đòi độc lập, dân chủ ở Việt Nam trong nửa đầu thể kỷ XX. Bài 3 Di biểu của Hoàng Diệu “Tôi, học vấn thô sơ, ủy dụng rất lớn. Được giao giữ một phương đất nước, gặp khi bờ cõi chưa yên. Một kiếp thư sinh, chưa từng quen lo biên sự; mười năm thương ước, thế nào tin được địch tâm. Tôi từ khi chịu mệnh đến nay, đã được ba năm. Huấn luyện giáp binh, sửa sang thành trại. Ấy chẳng những lo toan củng cố bờ cõi, mà cũng là phòng bị lòng chúng sài lang. Nào ngờ tổ chim vừa rào, lòng thú gây biến. Tháng hai năm nay, bốn hỏa thuyền Phú (Pháp) về tụ tập, các đồn binh chúng thêm nhiều quân. Quân kia xa lại, lòng dân nôn nao. Tôi trộm nghĩ rằng, Hà thành là đất cuống họng của Bắc kỳ, lại là khu yếu hại của bản quốc. Nếu một ngày tan tành như đất lở, thì các tỉnh lần lượt mất như ngói bong. Tôi lấy làm lo. Khẩn tư các hạt, tâu lên triều đình. Xin cho thêm binh, may sớm kịp việc. Thế mà chiếu thư mấy lần ban xuống: Quở tôi việc đem quân dọa dẫm, bắt tôi tội chế ngự thất thời. Kính đọc lời dạy, thấy rất nghiêm khắc. Quan dân thất vọng, tiến thoái lưỡng nan. Rất hay rằng tự quyết không tài, há giữ nghĩa đại phu ra cõi; đành tự lấy dạy răn làm sợ, từng kính lòng cổ nhân thờ vua. Hằng ngày, với một hai đồng liêu bàn nghị. Kẻ thì bảo nên mở cửa, mặc cho nó ra vào; kẻ thì bàn hãy triệt binh, để nó thôi nghi kỵ. Những việc như thế, thì dẫu phải tan xương nát thịt, tôi không nỡ lòng làm. Thu xếp chưa quyết, nó đã bội hòa. Ngày mồng bảy tháng này, trước hạ chiến thư, ngày sau đánh gấp. Quân giặc leo như đàn kiến, súng giặc nổ như sấm ran. Ngoài phố cháy lan, trong thành khí mất. Mà tôi, gượng bệnh ra sức đánh, đi đầu trước quân binh, bắn chết hơn trăm, liều giữ nửa buổi. Nó đủ, ta kiệt; viện tuyệt, thế cùng. Vũ biền thì sợ giặc mà chạy hằng đàn, văn thần thì ngóng chừng mà tan cả lũ. Lòng tôi như cắt, một tay khôn cầm. Tướng lược không tài, tự nghĩ sống là vô ích; thành mất chẳng cứu, ví bằng chết cũng chưa đền. Đem thân định quyên sinh, không thể học Tào Mạt hay dọa địch; treo cổ đền trách nhiệm, chỉ mong theo Trương Tuần chết giữ thành. Dám đâu trung nghĩa gọi là, chỉ vì sự thế bắt buộc. Đất trung thổ trở nên địch địa, sống thẹn cùng nhân sĩ Bắc hà, lòng cô trung thề với Long thành, chết mong theo Nguyễn Tri Phương dưới đất..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 38 Mấy hàng huyết lệ, muôn dặm quân môn. Nguyện ánh sáng nhật nguyệt soi tỏ tấm lòng son của tôi mà thôi. Tự Đức năm thứ 35, ngày mồng tám tháng ba.”. (Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn).. Tài liệu tham khảo - Tác giả: Nguyễn Văn Giai - Danh nhân đất Quảng - Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1987. - Tác giả: Nguyễn Quang Thắng – Quảng Nam đất nước và nhân vật – Nhà xuất bản Văn Hóa năm 1996. - Văn hóa Quảng Nam – Những giá trị đặc trưng – Nhà xuất bản Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam năm 2001..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> 39 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 9 Bài 1 CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Ở QUẢNG NAM VÀ SỰ RA ĐỜI ĐẢNG BỘ HUYỆN TRÀ MY I. Cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam 1. Tích cực xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa Sau đợt khủng bố của địch vào năm 1943, Tỉnh ủy Quảng Nam bị tan vỡ. Đến tháng 4/1944, Tỉnh ủy mới được lập lại. Sau khi lập lại, đến tháng 2/1945 Tỉnh ủy Quảng Nam mở Hội nghị tại Vân Trai, phủ Tam Kì (nay thuộc Tam Hiệp, Núi Thành) chủ trương phát triển hơn nữa phong trào cách mạng để theo kịp sự chuyển biến của tình hình. Hội nghị đề ra nhiệm vụ trong thời gian ngắn phải bắt liên lạc lại với cơ sở cũ, phát triển thêm cơ sở mới và các đoàn thể cứu quốc, chú trọng xây dựng cơ sở ở miền núi, vùng giáp ranh với Quảng Ngãi và Thừa Thiên tạo thế liên hoàn tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Ngày 4/5/1945, Đội du kích Vũ Hùng của Tam Kỳ được xây dựng thành lực lượng vũ trang nòng cốt của tỉnh, nhằm kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị để thúc đẩy cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đến giữa tháng 5/1945, Tỉnh ủy quyết định thành lập hệ thống Uỷ ban Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc từ phủ huyện xuống làng xã, rèn sắm vũ khí, xây dựng các khu du kích của tỉnh và căn cứ địa cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tích cực chuẩn bị lực lượng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. 2. Giành chính quyền ở Quảng Nam Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật tiến hành đảo chính thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Căn cứ vào thời cơ khởi nghĩa trong bản Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra ngày 12/3/1945, Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định không chờ đợi các nơi và lệnh của Trung ương, lập tức thành lập ngay Ủy ban bạo động (Ủy ban khởi nghĩa), gấp rút huy động toàn dân kịp thời bạo động giành chính quyền. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Ở trong nước, quân Nhật hoang mạng, dao động cực độ. Không khí khởi nghĩa bao trùm lên toàn tỉnh. Đêm ngày 17/8, do nhận thấy tình hình biến chuyển thuận lợi, Thường trực Ủy ban bạo động báo cáo và được Thường trực Tỉnh ủy quyết định khởi nghĩa ngay. Lệnh khởi nghĩa được phát đi trong đêm, nhấn mạnh: “Vận mạng lịch sử của cả dân tộc ta ngàn năm có một, toàn thể đồng bào ái quốc, tất cả chiến sĩ cứu quốc, các cấp bộ Việt Minh trong toàn tỉnh, hãy võ trang bạo động giành chính quyền về tay nhân dân, hãy hy sinh vì Tổ quốc, xông vào chiếm lĩnh tòa công sứ, tỉnh đường, các phủ huyện đường, các đồn binh, công thự..., bắt bọn bù nhìn tay sai và bảo an binh đầu hàng nạp khí giới cho cách mạng, diệt trừ bọn Việt gian phản quốc, giành toàn thắng về tay nhân dân”. Khởi nghĩa nổ ra đầu tiên ở Hội An, từ 3 giờ sáng ngày 18/8/1945 các cánh quân khởi nghĩa từ các hướng kéo về nội thành bao vây đồn lính Bảo An. Trước khí thế cách mạng của quần chúng lại có cơ sở của ta làm nội ứng từ bên.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 40 trong, bọn lính trong đồn đã nhanh chóng đầu hàng và giao nộp toàn bộ vũ khí cho ta. Sau đó lại tổ chức lại đội ngũ, hình thành các mũi tỏa đi giải phóng nhà lao chiếm các công sở: kho bạc, mật thám trinh sát và tòa Tỉnh trưởng. Tại tòa Tỉnh trưởng ta bắt ngay tên tỉnh trưởng Tôn Thất Giáng, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng phổ biến chương trình 10 điểm của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân đoàn kết tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng. Đến 7 giờ sáng ngày 18/8, ta chiếm lĩnh xong các công sở của ngụy quyền tỉnh Quảng Nam, làm chủ hoàn toàn thị xã Hội An. Cuộc khởi nghĩa ở Hội An thắng lợi đã làm cho tình hình quân địch trên địa bàn khủng hoảng cao độ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phủ, huyện nổi dậy khởi nghĩa.. Đồng chí Võ Chí Công (trái) người lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa ở Hội An (trong ảnh chụp cùng thư ký riêng - Ảnh: tư liệu) Cùng thời gian này khởi nghĩa cũng nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều nơi khác như Điện Bàn (sáng 18/8), Tam Kỳ (tối 18/8), Duy Xuyên (trưa 18/8), Quế Sơn (chiều 18/8), Thăng Bình, Tiên Phước (tối 18/8)… Chỉ trong ngày và đêm 18/8 cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi ở 6 phủ, huyện trong tỉnh. Tại Trà My, sáng ngày 23/8/1945, ta tổ chức một cuộc mít tinh tại sân đồn Trà My. Đồn Trà My về tay lực lượng cách mạng, nhân dân các dân tộc Trà My được hoàn toàn giải phóng. Ngày 2/9/1945, tại Hội An diễn ra buổi mít tinh mừng thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và tổ chức ra mắt Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Nam được đón ngày Quốc khánh đầu tiên của nước nhà trong niềm vui vô bờ bến. Thắng lợi trên cho thấy, chính nhờ có sự bền bỉ xây dựng thực lực và nhạy bén chớp thời cơ nên Quảng Nam trở thành một trong 4 tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất trong toàn quốc, khi chưa có lệnh của Trung ương..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> 41. Các đồng chí trong Ủy ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng Nam (8/1945) 3. Nguyên nhân thắng lợi Ngoài những nguyên nhân chung cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng ở Quảng Nam, còn có những nguyên nhân cụ thể sau đây: Một là, đã tích cực xây dựng lực lượng, nhạy bén, chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa, khi được tin Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Tỉnh ủy đã sáng suốt vận dụng Chỉ Thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng. Đây là một quyết định kịp thời làm cho cuộc khởi nghĩa ở Quảng Nam diễn ra trùng hợp với thời gian cao điểm của Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành thắng lợi nhanh gọn. Hai là, biết phát huy sức mạnh của các đoàn thể cứu quốc, lực lượng tự vệ trong lực lượng chính trị đóng vai trò tích cực. Trong khởi nghĩa, Đảng bộ biết kết hợp giữa việc huy động quần chúng vũ trang biểu tình thị uy với việc sử dụng lực lượng tự vệ, tạo thế áp đảo địch để nhanh chóng dập tắt những hành động chống đối của các lực lượng phản cách mạng. Ba là, sự đồng tâm nhất trí, trên dưới một lòng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam. Khi thời cơ đến đã đồng loạt nổi dậy, khởi nghĩa giành chính quyền, lập chính quyền cách mạng trong toàn tỉnh một cách nhanh gọn và ít đổ máu, tạo thế và lực cho phong trào cách mạng cả tỉnh trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Quảng Nam đã làm gì để chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? 2. Tiến trình Cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam đã diễn ra như thế nào? 3. Hãy nêu những nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam? Theo em nguyên nhân nhân nào là quan trọng nhất, vì sao? II. Sự ra đời của Đảng bộ huyện Trà My và ý nghĩa lịch sử Sau hai tháng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngày 28/3/1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập. Đây là sự kiện lịch sử rất trọng đại và nổi bật trong đời sống chính trị của nhân dân tỉnh ta nửa đầu thế kỷ XX, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam. Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Quảng Nam là một trong bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước (18/8/1945). Tại Trà My, ngày 23/8/1945, đồn Trà My về tay lực lượng cách mạng. Nhân dân các dân tộc Trà My được hoàn toàn giải phóng. Bắt đầu từ đó, đồng bào các dân tộc thiểu số.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 42 Cadong, Xêđăng, Cor, Bh’noong ở Trà My từng bước biết Đảng, hiểu Đảng, chiến đấu bảo vệ làng bản và xây dựng quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tháng 6/1946, nhằm thực hiện cuộc vận động cách mạng ở vùng các dân tộc thiểu số và xây dựng miền tây thành hậu phương của cuộc kháng chiến, theo quyết định của Tỉnh uỷ Quảng Nam, Phòng Liên lạc quốc dân thiểu số tỉnh được thành lập và cử các đoàn cán bộ miền tây xây dựng các phòng liên lạc quốc dân ở các vùng. Tháng 12/1946, Phòng Liên lạc quốc dân thiểu số Trà My hình thành, gồm 12 người, chọn nhà thương (trạm xá) ở đồn Trà My làm nơi đóng cơ quan. Từ đây, Phòng Liên lạc quốc dân thiểu số Trà My liên tục tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương. Đồng bào các dân tộc Trà My đoàn kết, đồng lòng theo Bác Hồ và Mặt trận Việt Minh kháng chiến. Tháng 1/1947, đồng bào các dân tộc Cor ở vùng thấp Trà My tổ chức trọng thể đại hội đoàn kết các dân tộc thiểu số dưới dự chủ trì của Phòng Liên lạc quốc dân thiểu số Trà My. Đại hội thành công rực rỡ, tinh thần cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương được nâng lên, công tác vận động xây dựng chính quyền thôn, xã, tổng được triển khai nhanh chóng và được sự ủng hộ của đồng bào. Sau đại hội đoàn kết của đồng bào Cor ở vùng thấp, từ ngày 17 đến ngày 19/3/1947, theo chủ trương của Tỉnh uỷ Quảng Nam. Đại hội thành lập châu và Uỷ ban hành chính châu Trà My được tổ chức tại đồn Trà My. Từ đó, châu Trà My được thành lập (19/3/1947) gồm cả vùng Trà My và Phước Sơn. Tỉnh uỷ Quảng nam chủ trương bỏ cấp châu, thành lập cấp huyện nhằm xây dựng vùng tự do và căn cứ miền núi của tỉnh. Theo tinh thần đó, ngày 12/10/1948, huyện Trà My được thành lập gồm 14 xã. Uỷ ban kháng chiếnHành chính huyện do đồng chí Phạm Diệu là Chủ tịch. Sự ra đời của huyện Trà My đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển địa phương. Về công tác xây dựng Đảng, chỉ trong một thời gian ngắn, chi bộ Ban cán sự Đảng châu Trà My phát triển 6 đảng viên mới. Sang năm 1949, hoà theo phong trào thi đua “phát triển xây dựng Đảng” của cả nước số đảng viên không ngừng tăng lên. Tính đến quý III năm 1949, Trà My có 67 đảng viên, với số lượng đảng viên tăng lên như vậy, yêu cầu thành lập Đảng bộ được đặt ra. Qua theo dõi, Tỉnh ủy Quảng Nam thấy rõ sự trưởng thành của công tác xây dựng phát triển Đảng ở Trà My và Tỉnh uỷ Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ huyện Trà My. Ngày 28/10/1949, tại Đồng Trầu (nay thuộc thôn 2, xã Trà Giang), lễ tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện Trà My được tiến hành trọng thể. Trong không khí trang nghiêm, trước cờ búa liềm của Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Tốn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thừa ủy nhiệm của Tỉnh ủy Quảng Nam đã công bố Nghị quyết thành lập Đảng bộ huyện Trà My và quyết định chỉ định Ban Chấp hành Lâm thời gồm các đồng chí: Trần Mịch, Phạm Diệu, Đoàn Ngọc Bích, Nguyễn Hữu Hoằng, Lê Đàn; đồng chí Trần Mịch được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy. Đến cuối năm 1949, số Đảng viên của đảng bộ lên đến 174 người. Qua 60 năm thành lập và phát triển tính đến năm 2009, Đảng bộ huyện Bắc Trà My có 45 tổ chức cơ sở đảng, hơn 1.400 đảng viên..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> 43 Đồng chí Trần Mịch Bí thư Huyện uỷ Trà My từ 10/1949 đến 01/1950. Đảng bộ huyện Trà My ra đời, đánh dấu bước trưởng thành, chuyển biến cả về lượng và chất trong công tác xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng trong toàn huyện. Đưa phong trào cách mạng tại địa phương từ tự phát đến tự giác, có đường lối lãnh đạo đúng đắn và giành được những thắng lợi to lớn trong kháng chiến giải phóng dân tộc và trong hòa bình xây dựng bảo vệ Tổ quốc.. Sau hơn 3 tháng khởi công xây dựng, ngày 26/10/2009, tại khu Đồng Trầu – Thôn 2 xã Trà Giang, hai huyện Nam - Bắc Trà My long trọng tổ chức Lễ khánh thành Công trình Nhà bia di tích lịch sử Đảng bộ huyện Trà My.. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Đảng bộ Trà My được thành lập trong hoàn cảnh nào? 2. Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng bộ Trà My? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My (1945 - 2003), xuất bản tháng 10/2004. 2. Võ Chí Công với cách mạng tháng Tám. 3. Bài viết “Chủ động khởi nghĩa” của Ngô Vương Anh. 4. Bài viết “Cách mạng tháng Tám (1945) ở Quảng Nam: Nhạy bén chớp thời cơ” của PGS-TS. Ngô Văn Minh..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> 44 CHUẨN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KĨ NĂNG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được diễn biến, kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Nam. Biết được hoàn cảnh và sự ra đời Đảng bộ Trà My. Hiểu được ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng bộ Trà My. 2. Thái độ Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tự hào lịch sử Đảng bộ Quảng Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (sự bền bỉ xây dựng lực lượng và nhạy bén trong khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền ở Quảng Nam). Giáo dục học sinh lòng yêu nước yêu quê hương, sự tự hào về làng bản, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù của thế hệ đi trước. 3. Kỹ năng Phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN I. Cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam năm 1945 1. Tích cực xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa Về chính trị: Những năm 1939-1944, do bị thực dân Pháp liên tiếp khủng bố nên Đảng bộ Quảng Nam trải qua 3 lần tổn thất nặng. Tuy nhiên, đến 4/1944, Tỉnh ủy Quảng Nam được lập lại. Về lực lượng vũ trang: Tháng 5/1945, Tỉnh uỷ Quảng Nam trực tiếp chỉ đạo thành lập Đội du kích Vũ Hùng gồm có 30 người, đây là lực lượng vũ trang nòng cốt của tỉnh. 2. Giành chính quyền ở Quảng Nam a. Lệnh khởi nghĩa được ban bố Nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8/1945), Tỉnh ủy quyết định không chờ đợi các nơi và lệnh của Trung ương, gấp rút huy động toàn dân kịp thời bạo động giành chính quyền. Đêm 17/8/1945 lệnh khởi nghĩa được ban bố. b. Diễn biến Sáng sớm ngày 18/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Hội An (tỉnh lị của Quảng Nam) nổ ra đầu tiên và giành được thắng lợi. Khởi nghĩa ở Hội An thắng lợi đã làm cho tình hình quân địch trên địa bàn khủng hoảng cao độ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phủ, huyện nổi dậy khởi nghĩa. Trong ngày 18/8, các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước …giành được chính quyền. Tại Trà My, sáng ngày 23/8/1945, ta tổ chức một cuộc mít tinh tại sân đồn Trà My. Đồn Trà My về tay lực lượng cách mạng, nhân dân các dân tộc Trà My được hoàn toàn giải phóng..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> 45 Ngày 02/9/1945, tại Hội An diễn ra buổi mít tinh mừng thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và tổ chức ra mắt Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Nam được đón ngày Quốc khánh đầu tiên của nước nhà trong niềm vui vô bờ bến. 3. Nguyên nhân thắng lợi Một là, nhờ sự tích cực chuẩn bị lực lượng, nhạy bén, chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa. Hai là, trong khởi nghĩa, Đảng bộ biết kết hợp giữa việc huy động quần chúng vũ trang biểu tình thị uy với việc sử dụng lực lượng tự vệ, tạo thế áp đảo địch để nhanh chóng dập tắt những hành động chống đối của các lực lượng phản cách mạng. Ba là, sự đồng tâm nhất trí, trên dưới một lòng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Nam. Khi thời cơ đến đã đồng loạt nổi dậy, khởi nghĩa giành chính quyền, lập chính quyền cách mạng trong toàn tỉnh một cách nhanh gọn và ít đổ máu. II. Sự ra đời của Đảng bộ huyện Trà My và ý nghĩa lịch sử 1. Hoàn cảnh lịch sử Sau khi châu Trà My được thành lập ngày 19/3/1947 (đến tháng 10/1948 đổi thành huyện Trà My). Số lượng đảng viên ở Trà My tăng lên nhanh chóng. Đến quý III năm 1949, Trà My có 67 đảng viên, với số lượng đảng viên tăng lên như vậy, Trà My đủ điều kiện để thành lập Đảng bộ để lãnh đạo nhân dân các dân tộc trên địa bàn thực hiện những mục tiêu của cách mạng. Đảng bộ Trà My được thành lập ngày 28/10/1949, tại khu Đồng Trầu nay thuộc thôn 2 xã Trà Giang với 67 đảng viên do đồng chí Trần Mịch được chỉ định làm Bí thư. Đến cuối năm 1949, số đảng viên của Đảng bộ lên đến 174 người. 2. Ý nghĩa lịch sử Đảng bộ huyện Trà My ra đời, đánh dấu bước trưởng thành, chuyển biến cả về lượng và chất trong công tác xây dựng Đảng đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng trong toàn huyện. Đảng bộ Trà My ra đời đã đưa phong trào cách mạng tại địa phương từ tự phát đến tự giác, có đường lối lãnh đạo đúng đắn và giành được những thắng lợi to lớn trong kháng chiến giải phóng dân tộc và trong hòa bình xây dựng bảo vệ Tổ quốc.. Bài 2 TRÀ MY VỚI CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC I. Chiến thắng Đồn xã Đốc (27/03/1971) 1. Cứ điểm xã Đốc của Mỹ Xã Đốc là vùng đồi núi nằm sát sông Tranh, thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi càn quét bình định xong các huyện phía nam, địch dùng trực thăng đổ quân xuống chiếm 2 mỏm núi cao ở xã Đốc, khống chế một vùng rộng lớn phía tây tỉnh Quảng Nam, tạo thế đứng bịt kín các cửa ngõ lên xuống từ vùng giải phóng tỏa về các huyện đồng bằng, nhằm triệt phá nguồn.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> 46 tiếp tế của ta. Xã Đốc còn là cứ điểm tiền tiêu nhằm phát hiện, ngăn chặn quân ta từ xa, bảo vệ sườn tây nam căn cứ quân sự Chu Lai. Nằm trên một mỏm đồi hình yên ngựa, hai đầu là 2 mỏm hơi nhô cao, cứ điểm này do tiểu đoàn 1/46 lữ đoàn 196 của sư đoàn America đóng giữ, thường có 2 Đại đội bộ binh, 1 trận địa pháo, 1 sân bay lên thẳng, 1 Sở Chỉ huy tiểu đoàn, 1 trung đội thám báo và 1 đại đội công binh, quân số khoảng 500 tên. Sau khi đổ quân xuống xã Đốc, địch bố phòng chặt chẽ cả về binh lực và hỏa lực, cùng hệ thống công sự vật cản phòng ngự tương đối vững chắc. Ngoài trận địa hỏa lực tại chỗ, chúng còn có 2 trận địa pháo 105mm, 155mm ở Phước Lâm và Tiên Phước; trên không có máy bay chiến đấu, máy bay lên thẳng vũ trang từ căn cứ Chu Lai sẵn sàng chi viện bất kể ngày đêm. - Cứ điểm xã Đốc có vị trí chiến lược như thế nào đối với Mỹ - ngụy? 2. Diễn biến Tiểu đoàn Đặc công 409 (Bộ Tham mưu Quân khu) đơn vị Anh hùng LLVTND được thành lập ngày 20/5/1964. Trong kháng chiến chống Mỹ, đơn vị có nhiều trận đánh gây cho địch nhiều tổn thất, làm nức lòng đồng bào, chiến sĩ. Trận xã Đốc diễn ra đêm 2/3/1971 là một trận đánh tiêu biểu, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Nhận nhiệm vụ phải “nhổ” bằng được cứ điểm xã Đốc, Tiểu đoàn Đặc công 409 tổ chức 7 lần đi trinh sát, chuẩn bị chiến trường. Bộ đội ta đã tiến sát mục tiêu, xác định cụ thể cách bố trí mìn, hầm hào, lô cốt, khu chỉ huy, khu hỏa lực, mục tiêu then chốt, khu vực tuần tra canh gác, xác định điểm mạnh, yếu và những sơ hở của địch. Từ đó, một thao trường cấu trúc với đầy đủ công sự, hầm ngầm giống xã Đốc đã được xây dựng tại căn cứ để đơn vị ngày đêm luyện tập. Đêm 27/3/1971, mặc dù địch bố phòng chặt chẽ, pháo sáng liên tục bắn cầm canh soi rọi cả một góc trời nhưng với nghệ thuật ngụy trang và kỹ thuật tiếp cận mục tiêu của bộ đội Đặc công, chỉ sau vài giờ, 8 mũi tiến công của Tiểu đoàn 409 đã tiềm nhập ém sẵn bao quanh cứ điểm. Thế trận “nở hoa trong lòng địch” đã hình thành. Lúc này 7 mũi đã lọt vào trong cứ điểm, riêng mũi chủ yếu còn ở ngoài bờ rào cuối cùng. Giữa lúc đó, hai tên lính Mỹ đi tuần phát hiện mũi 3 đang tiến sâu vào mục tiêu. Mũi trưởng Lê Nhật Thành ra lệnh nổ súng. Nghe tiếng súng nổ vang trong cứ điểm, mũi chủ yếu nhanh chóng dùng bộc phá mở rào. Từ 8 mũi, bộc phá, B40, B41, thủ pháo, lựu đạn dồn dập đánh vào các mục tiêu đã định... Sau 35 phút chiến đấu, ta đã làm chủ hoàn toàn chiến trường, quân địch bị tê liệt trước đòn tiến công bất ngờ, táo bạo, đầy mưu trí, dũng cảm của bộ đội ta. Sau khi ta nổ súng, pháo địch ở Phước Lâm, Tiên Phước mới vội vàng nã đạn theo tọa độ quanh cứ điểm xã Đốc, trực thăng vũ trang bắn rốc két xuống các suối ở xung quanh... Trong khi đó quân ta đã nhanh chóng rút về hậu cứ, để lại trên 2 mỏm đồi 350 xác chết và lính Mỹ bị thương. Ta đã làm chủ chiến trường, diệt gọn tiểu đoàn 1/46 của sư đoàn American. Đây là tiểu đoàn quân Mỹ bị tiêu diệt cuối cùng ở chiến trường Quảng Nam-Đà Nẵng và cũng là đơn vị lính Mỹ cuối cùng bị diệt gọn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Riêng du kích.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> 47 xã Đốc đã tham gia đánh quân địch đến chi viện, bắn rơi 01 máy bay HU1A, 1HU1B, 01 máy bay C130… - Chiến thắng Đồn xã Đốc diễn ra như thế nào? 3. Ý nghĩa Chiến thắng Đồn xã Đốc có tiếng vang lớn và có ý nghĩa trong việc mở rộng khu hậu cứ của ta. Chiến thắng Núi Thành ngày 25/5/1965 diệt gọn một đại đội Mỹ đầu tiên trên chiến trường miền Nam, thì chiến thắng cứ điểm xã Đốc diệt gọn tiểu đoàn Mỹ cũng là trận diệt Mỹ cuối cùng lớn nhất trên chiến trường Khu V. Cứ điểm xã Đốc - đồn bốt cuối cùng của Mỹ - ngụy trên đất Trà My bị tiêu diệt, đồng bào các dân tộc Trà My vô cùng phấn khởi. Đảng bộ và chính quyền Trà My chọn ngày 27/3/1971 làm ngày giải phóng quê hương. Chiến thắng Đồn xã Đốc là một chiến công oanh liệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân cả nước nói chung và của Khu 5 nói riêng. - Chiến thắng Đồn xã Đốc có ý nghĩa như thế nào? II. Khu di tích lịch sử Nước Oa. Di tích Nước Oa nằm ở xã Trà Tân, Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đây là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ (1960-1973), mà nhân dân thường quen gọi căn cứ Nước Oa hay Vườn Cam. Nước Oa nguyên là tên của một con sông nằm trong rừng già thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong bối cảnh chính quyền Ngô Đình Diệm đang thi hành những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” khốc liệt, nhằm đánh phá và tiêu diệt phong trào cách mạng ở miền Nam, Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Nam đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng miền núi thành căn cứ địa cách mạng để bảo vệ và duy trì phong trào. Khu căn cứ Nước Oa được thành lập làm nơi đứng chân của Khu ủy V và Bộ Tư lệnh Quân khu V vào khoảng giữa năm 1960. Có thể coi đây là khu căn cứ đầu tiên của Khu V, nơi sống và làm việc, chỉ huy, lãnh đạo phong trào của các đồng chí trong Khu ủy và các tướng lĩnh như Tư lệnh Chu Huy Mân (sau này là đại tướng) trong kháng chiến chống Mĩ từ 1960-1973. Trong suốt thời gian hơn một thập kỷ, nhiều cuộc hội nghị quan trọng bàn về đường lối, phương hướng hoạt động cách mạng, nhiều lớp huấn luyện cán bộ, chiến sĩ đã được tổ chức tại nơi đây. Khu căn cứ Nước Oa nằm cách thị trấn Trà My khoảng 8km đường chim bay, có địa hình sông suối, núi cao, rừng sâu hiểm trở, thuận lợi cho việc đóng.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> 48 quân, di chuyển vào Nam ra Bắc, tiếp cận với đồng bằng, nhưng điều quan trọng hơn cả là căn cứ được bà con các dân tộc anh em Trà My đùm bọc, chở che một cách thủy chung, dũng cảm đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến ác liệt nhất. - Vì sao Nước oa được chọn làm căn cứ địa? Khu căn cứ Nước Oa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia (Quyết định số 938 ngày 4/8/1992). Khu di tích gồm có: Cơ quan Khu uỷ và BTL Quân khu, doanh trại, nhà ở làm việc của các đồng chí lãnh đạo như: đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân, Võ Thứ...Chính tại Khu di tích này, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu V đã cùng nhau vạch ra đường lối chiến lược cụ thể để chỉ đạo Quân dân khu V đánh Mỹ, nơi đây đã từng diễn ra các Hội nghị, Đại hội quan trọng, là địa điểm tập huấn cho các cán bộ trung đoàn, sư đoàn, cán bộ các tỉnh trong toàn Khu về học tập nghị quyết của Đảng… góp phần cùng cách mạng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong việc ký Hiệp định Paris năm 1973. Người lãnh đạo và chỉ huy sau cùng rời bản doanh Nước Oa trong bước ngoặt hiếm có của lịch sử là đồng chí: Võ Chí Công (Năm Công) và Chu Huy Mân (Hai Mạnh). Đó là vận hội cứu nước ngàn năm có một: Thần tốc – táo bạo đập tan căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng - Chu Lai, giải phóng miền Trung, tiến lên giải phóng đất nước vào mùa xuân 1975. Hiện nay khu di tích Nước Oa đã được tôn tạo lại một số hạng mục như: nhà làm việc, nhà trưng bày… và đã khánh thành đưa vào phục vụ khách tham quan từ trong dịp kỷ niệm Quốc khánh 02/9/1998. - Đóng góp của căn cứ địa Nước Oa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?. Căn cứ Nước Oa, Trà My, cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Câu hỏi và bài tập: Câu 1: Mỹ - ngụy xây dựng cứ điểm xã Đốc như thế nào? Câu 2: Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng xã Đốc, giải phóng Trà My (27/3/1971)?.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> 49 Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về khu căn cứ Nước Oa? Câu 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng xã Đốc, giải phóng Trà My và khu căn cứ Nước Oa.. BÀI ĐỌC THÊM Bài 1 TRÀ MY TRỞ THÀNH CĂN CỨ ĐỊA VỮNG CHẮC CỦA KHU V Cơ quan Khu uỷ V ở Nước Là đến năm 1963-1964 chuyển đến Giác, Poa. Cuối năm 1964, cơ quan Khu uỷ chuyển xuống các xã ranh Tam Kỳ, giữa năm 1965 chuyển lên Tiên Phước và cuối năm 1965 thì chuyển về lại Trà My, đóng ở Poa, Tong, Lếp, Giác. Cuối năm 1967, nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân, từ Trà My Khu uỷ chuyển ra Phước Sơn, sau đó lên Nam Giang. Cuối năm 1971, cơ quan Khu uỷ chuyển sang đóng ở Poa, đầu năm 1972 chuyển xuống Nước Y và cuối năm 1972 đóng ở Nước Oa (nay thuộc xã Trà Tân - huyện Bắc Trà My). Quân và dân Trà My đã bảo vệ, giữ vững căn cứ địa của Khu V. Chiến thắng xã Đốc: Cho đến năm 1971, trên địa bàn Trà My quân Mỹ chỉ còn chốt giữ xã Đốc. Đêm 27/3/1971, dưới sự chỉ đạo của Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân Khu V, tiểu đoàn đặc công 409 Quân Khu V đã tấn công cụm cứ điểm này. Sau 35 phút chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ chiến trường, diệt gọn tiểu đoàn Mỹ. Cứ điểm xã Đốc-đồn bót cuối cùng của Mỹ-ngụy trên đất Trà My đã bị tiêu diệt. Đảng bộ và chính quyền Trà My đã chọn ngày 27/3/1971 làm ngày giải phóng quê hương. Cuối năm 1971 - đầu năm 1972 các xã của huyện đã tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và bầu Uỷ ban nhân dân cách mạng. Năm 1974 Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu V quyết định mở Chiến dịch Thu Đông 1974. Kết quả, ta đã giải phóng Nông Sơn-Trung Phước, đặc biệt là giải phóng Thượng Đức. Riêng Nam Trà My và Bắc Trà My, lực lượng vũ trang hai huyện đã tham gia bao vây căn cứ Phước Lâm, trong đó, lực lượng vũ trang Nam Trà My đánh hai trận, tiêu diệt 12 tên địch. Cuối năm 1974 ngụy quyền Sài Gòn khủng hoảng toàn diện, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976 và dự kiến nếu thời cơ đến sớm thì ta giành thắng lợi trước mùa mưa năm 1975. Cùng với quân dân cả nước và cả miền Nam, nhân dân Nam, Bắc Trà My gấp rút chuẩn bị. Mỗi huyện thành lập 03 đội thanh niên xung phong để chuyển vũ khí ra chiến trường. Tháng 2/1975, hàng trăm du kích và thanh niên hai huyện tham gia vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí từ Phước Sơn xuống Tiên Phước chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Ngày 10/3/1975, cùng với chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Tiên Phước-Phước Lâm được mở màn, mở đầu cho cuộc tổng tiến công giải phóng Quảng Nam. Lực lượng vũ trang Nam, Bắc Trà My bao vây bức hàng đồn Phước Lâm. Đây là quận lỵ của quận Hậu Đức, nơi tập trung ngụy.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> 50 của Trà My. Kết quả, lực lượng biệt kích địch bỏ đồn theo đường rừng tháo chạy, đại bộ phận ngụy quân và ngụy quyền còn lại tan rã tại chỗ. Ngày 24/3/1975 ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, ngày 29/3/1975 giải phóng Đà Nẵng; ngày 30/4/1975 giải phóng Sài Gòn - giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 6/5/1975, tại Trà My (thị trấn) và xã Trà Tập hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My đã tổ chức mít tinh trọng thể mừng miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước. * Sức người, sức của các dân tộc Trà My đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: - Về lương thực, thực phẩm đã đóng góp khoảng: 327.000 ang lúa, 132.000 ang bắp, 165.000 ang sắn khô, 3.296.000 gốc sắn củ, 15 tấn gạo và nếp. - Về nhân lực: Huy động khoảng 21.000 công mở hành lang vận chuyển vũ khí, 267.000 công tham gia vận chuyển vũ khí, 87.000 công mở hành lang vận chuyển bằng ô tô, 23.000 phục vụ cho hậu cần tác chiến.... Tham gia mở 50 km đường giao liên Nam Bắc, 15 con đường lớn nhỏ nối căn cứ của Khu V đến một số huyện đồng bằng, mỗi con đường dài ít nhất 30 km. - Trên lĩnh vực quân sự: Nhân dân và lực lượng vũ trang Trà My đã đánh 120 trận, diệt 1.379 tên địch, làm bị thương 563 tên, bắn rơi 16 máy bay, đánh chi viện vào căn cứ Phước Lâm và quận lỵ Tiên Phước, tiêu diệt 150 tên địch.. Bài 2 KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TRUNG TRUNG BỘ - NƯỚC OA Khu di tích lịch sử cách mạng Trung Trung Bộ - Nước Oa (DTLSCMTTBNO) nằm trên địa bàn xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đây là căn cứ địa cách mạng của cơ quan Khu ủy khu V, Bộ Tư lệnh Quân khu V và các cơ quan ban ngành khu V trong kháng chiến chống Mỹ (giai đoạn 1960-1973). Hiện nay, quần thể Khu DTLSCMTTB-NO đã được quy hoạch trên diện tích tổng thể hơn 700 ha, trong đó đã có 10 điểm di tích, khu lưu niệm, bia tưởng niệm được phục dựng, xây mới với mục đích lưu giữ, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa đồng thời phục vụ hoạt động tham quan, du lịch. Trong số đó có nhiều điểm di tích rất thú vị, hấp dẫn mà mỗi khi có dịp đặt chân đến nơi đây chúng ta không thể bỏ qua:.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> 51.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> 52 1. Các điểm di tích gốc: Khu di tích Khu ủy khu V và Khu di tích căn cứ Bộ Tư lệnh Quân khu V Vào cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, cơ quan Liên khu ủy V chọn Trà My (một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam) làm căn cứ địa để xây dựng lực lượng chính trị và quân sự nhằm góp phần giải phóng miền Nam. Lúc bấy giờ, do mới xây dựng địa bàn chiến lược nên Bộ Tư lệnh Quân khu V chưa thành lập, chỉ có Ban quân sự liên khu, trực thuộc sự chỉ đạo của Liên khu ủy khu V. Đồng chí Võ Chí Công được cử làm Bí thư Khu ủy kiêm Trưởng ban quân sự Khu. Đầu năm 1961, do tình hình cách mạng miền Nam có bước phát triển mới, đồng chí Võ Chí Công được cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (cơ quan đóng ở Nam Bộ).. Đồng chí Võ Chí Công. Tháng 5/1961, Bộ Tư lệnh Quân khu có quyết định thành lập. Tháng 7/1961, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Đôn (lúc bấy giờ là Thiếu tướng) thay đồng chí Võ Chí Công lãnh đạo chiến trường khu V. Đồng chí Nguyễn Đôn được cử làm Bí thư Khu ủy kiêm Tư lệnh Quân khu. Từ đấy hình thành 2 cơ quan Khu ủy và Quân khu đóng tại Nước Là Tăk Pỏ - Trà My (nay thuộc huyện Nam Trà My, Quảng Nam).. Các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ khu V trong kháng chiến chống Mỹ Năm 1965, Đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam cùng quân Ngụy Sài Gòn đem quân đi càn quét đánh phá khắp miền Nam. Trước hoàn cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt, cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 53 Quân khu phải thường xuyên di chuyển, lúc ở vùng trung, lúc ở vùng thấp của huyện Trà My để lãnh đạo Khu V kháng chiến. Từ năm 1970 trở về sau, tình hình cách mạng miền Nam đã có nhiều thay đổi, quân dân ta thắng lớn trên nhiều chiến trường, dành thắng lợi từ quân sự đến chính trị, lúc này cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V được chuyển xuống Nước Oa, xã Trà Tân (dọc theo sông Nước Oa và sông Trường). Đây là một vùng rừng núi rậm rạp, ở phía trước, hai con sông Trường và sông Nước Oa tạo nên triền đất bãi bồi quanh co kéo dài và liên kết các thung lũng lớn nhỏ, cao thấp bên trong. Nơi đây thuận lợi cho việc tiến thoái, ẩn trú, cất giấu vũ khí, xuất quân; ém quân và di chuyển, khai thác nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc men tại chỗ để tồn tại lúc ngặt nghèo. Chính vì vậy, Khu ủy khu V quyết định chọn nơi này làm căn cứ địa để trực tiếp lãnh đạo nhân dân khu V chống địch giành dân, lấn đất, phá hoại Hiệp định Paris, giải phóng khu V và vùng đất Nam Trung Bộ.. Đồng chí Chu Huy Mân. Đồng chí Võ Thứ. Khu ủy khu V lúc này do đồng chí Võ Chí Công làm Bí thư, Bộ Tư lệnh Quân khu do đồng chí Chu Huy Mân làm Tư lệnh trưởng, đồng chí Võ Thứ làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu. Các đồng chí đã cho xây dựng ở Nước Oa (nay thuộc xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My) một phần căn cứ gồm một số ngôi nhà bằng gỗ, nhiều hầm hào kiên cố, đồng thời cho trồng cam, đào ao thả cá và trồng các thứ cây ăn quả khác để bồi dưỡng cho cán bộ chiến sĩ. Khu vực này chủ yếu để cán bộ các Sư đoàn, Trung đoàn, cán bộ các tỉnh trong toàn khu về dự các lớp tập huấn, học tập, quán triệt các Nghị quyết; ngoài ra đây còn là nơi để các đồng chí lãnh đạo Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu họp bàn những vấn đề quan trọng trong toàn khu như: chỉ đạo các hoạt động quân sự 19711972, chống lại sự lấn chiếm của địch, nhất là đầu năm 1973 ngăn chặn địch giành dân chiếm đất, chỉ đạo các trận đánh lịch sử trên khắp chiến trường khu V. (Bên cạnh khu căn cứ này, các đồng chí lãnh đạo khu V cũng cho xây dựng nhiều căn cứ khác ở các xã giáp Trà Tân để đề phòng địch từ huyện Tiên Phước và các nơi khác đánh vào, Ban lãnh đạo có thể rút vào các căn cứ đó an toàn). Xây dựng và bảo vệ cơ quan Khu ủy và các cơ quan đầu não khác của Khu lúc.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> 54 bấy giờ do Tiểu đoàn 10, lực lượng công an vũ trang đảm nhiệm với các đại đội như C30, C32, C33, C34… Khu căn cứ cách mạng dời về Nước Oa cũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Đảng bộ và nhân dân Trà My. Với việc nhận được sự phục vụ một cách tốt nhất về cung cấp lương thực, thực phẩm, giúp đỡ cho cơ quan Khu các dụng cụ sản xuất cũng như việc xây dựng lán trại, bảo đảm an toàn cho Khu, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu về trú đóng tại Nước Oa, Trà My đã góp phần rất lớn trong việc phát triển phong trào cách mạng ở Trà My, vùng miền núi Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam nói riêng và khu V nói chung trong việc giữ vững và phát triển các vùng giải phóng. Riêng tại Trà My, sau khi về trú đóng, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo Tiểu đoàn đặc công 409 cùng với Đảng bộ và nhân dân Trà My đánh chiếm đồn xã Đốc, trận đánh Mỹ cuối cùng giải phóng hoàn toàn Trà My vào ngày 27/3/1971. DTLSCMTTB-NO được xem là một trong những chứng tích ghi dấu một thời oanh liệt và hào hùng của quân và dân đất Quảng nói riêng và khu V nói chung. Với những ý nghĩa lịch sử đó, vào ngày 4/8/1992 Khu căn cứ Nước Oa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia, theo Quyết định số 983/VH-QG của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL).. Hiện nay, nhiều hạng mục tại Khu di tích Khu ủy khu V đã được phục dựng, tu bổ, xây mới trên diện tích 5,6 ha với các khu: Hội trường, nhà làm việc của đồng chí Võ Chí Công, nhà làm việc Ban Thường vụ Khu ủy, khu nhà Hành chính – Quản trị, khu nhà văn phòng, khu nhà của Ban cơ yếu…, với nhiều tranh ảnh, kỷ vật được trưng bày tại đây. Đây là điểm di tích nằm xa nhất và là một trong hai điểm di tích gốc của quần thể..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> 55. Hệ thống hầm tại Khu di tích Khu ủy khu V Khu di tích Bộ Tư lệnh Quân khu V (9.8 ha) nằm trên đường vào Khu di tích Khu ủy khu V (hai khu cách nhau khoảng hơn 1 km), cạnh sông Nước Oa và suối Tân, bao gồm các hạng mục: nhà trưng bày bổ sung di tích với gần 50 tranh ảnh và di vật, tài liệu về các hoạt động của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V thời kỳ 1960–1973; nhà làm việc của đồng chí Chu Huy Mân và đồng chí Võ Thứ còn lưu giữ nhiều di vật gắn liền với sinh hoạt và công việc của các đồng chí như: chiếc bàn gỗ mà đồng chí Chu Huy Mân và đồng chí Võ Chí Công thường ngồi trao đổi và bàn bạc về những vấn đề cách mạng ở khu V, chiếc giường gỗ, điện thoại bàn dùng để liên lạc, ống nhòm và một số vật dụng cá nhân khác; hệ thống hầm trú ẩn bên trong và bên ngoài các khu nhà; hai ao cá được cán bộ chiến sĩ Khu ủy và Quân khu đào đắp nuôi cá để cải thiện bữa ăn; một vườn cam khoảng trên 200 cây được trồng vào những năm 1970, và nhiều giống cây ăn quả khác như vú sữa, chôm chôm, vải, nhãn, mít, mận, lòong boong, dừa…của các địa phương như: Hưng Yên, Quảng Ngãi, Đại Lộc,… nay vẫn còn sum suê trái, tỏa bóng mát cho khu di tích. Không gian yên tĩnh, thoáng mát lại mang nhiều dấu ấn lịch sử thú vị đã khiến Khu di tích này trở thành điểm đến yêu thích của du khách mỗi khi đặt chân đến Bắc Trà My. 2. Các điểm di tích, khu lưu niệm khác trong quần thể Khu di tích An ninh khu V Ban An ninh khu V được thành lập vào năm 1962 với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng, vùng giải phóng và khu căn cứ của cơ quan đầu não; điều tra nghiên cứu tình hình, trừng trị bọn tay sai; từng bước xây dựng lực lượng CAND; chuẩn bị mọi mặt cho công tác công an khi phong trào cách mạng mở rộng và khi giành được chính quyền. Lực lượng An ninh khu V trong đó có Tiểu đoàn 10 (D10) được thành lập tại vùng căn cứ cách mạng Nước Oa vào tháng 2/1965, có nhiệm vụ trực tiếp.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> 56 chiến đấu, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng, bảo vệ và phục vụ lãnh đạo Khu ủy và cơ quan đầu não khu V trong những năm tháng khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngay sau khi thành lập, thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, cán bộ chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 10 phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam tổ chức tiến công giải phóng nhiều địa bàn quan trọng tại cánh nam Tam Kỳ và nam Tiên Phước, tạo bàn đạp cho quân giải phóng tiến công các căn cứ của địch ở Quảng Tín và Chu Lai. Cuối năm 1965, các cơ quan đầu não của khu V chuyển căn cứ về miền tây Quảng Nam. Từ cuối năm 1965 đến cuối 1967, lực lượng của tiểu đoàn vừa tổ chức khảo sát địa bàn, huy động hàng ngàn ngày công lao động để xây dựng hầm hào, lán trại làm nơi hội họp, làm việc của Khu ủy, vừa lập hàng trăm phương án bảo vệ, bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Khu ủy và căn cứ cách mạng. Từ năm 1965-1975, các đại đội thuộc Tiểu đoàn 10 đã trực tiếp chiến đấu 130 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 140 tên Mỹ, 309 tên ngụy, bắn rơi 3 trực thăng, bắn bị thương 5 chiếc khác; 35 lần truy lùng biệt kích đổ bộ vào vùng căn cứ khu V, bao vây tiêu diệt 1 đại đội thám báo ngụy tại Trà My, đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn dù 196 của Mỹ tại Nước Oa-Trà My, đập tan âm mưu bạo loạn cướp trại của tù binh ngụy, 2 lần đánh Mỹ đổ bộ bằng trực thăng để giải thoát tù binh; bảo vệ an toàn gần 7.500 chuyến công tác của lãnh đạo Khu ủy và 153 hội nghị cấp khu. Từ chiến dịch Mậu Thân 1968 đến chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, công tác bảo vệ lãnh đạo Khu ủy được tiểu đoàn tăng cường, bảo đảm tuyệt đối an toàn, không có bất cứ một sơ suất nào xảy ra. Đặc biệt, đơn vị đã kịp thời phát hiện và truy bắt đối tượng Trương Hồng Thanh, một cán bộ cơ yếu có âm mưu ám sát đồng chí Bí thư Khu ủy Võ Chí Công. Bên cạnh thành tích trong chiến đấu và bảo vệ lãnh đạo, tiểu đoàn còn làm tốt công tác phục vụ, đã làm 119 hội trường, 3.455 ngôi nhà, phát tuyến và làm 500km đường bí mật cho lãnh đạo di chuyển, đào 2 hầm địa đạo, 600 hầm kèo, 5.200 hầm trú ẩn các loại với khối lượng đất, đá gần 2,7 triệu m3. Sản xuất tự túc 190 tấn lúa, 275 tấn sắn, 175 tấn bắp, 68 tấn rau đậu, 62 tấn thịt và 26 tấn cá... Vì sự an toàn của các vị lãnh đạo, vì hòa bình độc lập của Tổ quốc, CBCS D10 không quản gian khổ, hy sinh và có 67 CBCS đã anh dũng ngã xuống, 215 đồng chí để lại trên chiến trường một phần cơ thể, 118 anh em mất sức lao động hơn 61%... Nhằm ghi nhận những đóng góp và hy sinh to lớn của lực lượng An ninh khu V nói chung và Tiểu đoàn 10 nói riêng, vào năm 2005 Bộ Công an đã tiến hành quy hoạch và xây dựng Khu di tích An ninh khu V trên diện tích 5 ha tại quần thể Khu DTLS TTB-NO. Khu di tích bao gồm các hạng mục: khu dâng hương (tưởng nhớ hơn 3870 liệt sỹ Ban An ninh khu V hy sinh trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ), nhà trưng bày truyền thống (với hơn 500 tranh ảnh, hiện vật về quá trình hoạt động của lực lượng An ninh khu V, 01 sa bàn, 01 phù điêu về trận đánh Núi Thành…) nhà làm việc và sinh hoạt của cán bộ BQL Khu di tích, các công trình do Công an các tỉnh đóng góp kinh phí xây dựng như: nhà rường Huế (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế), nhà rông Tây Nguyên (công an tỉnh Gia Lai), nhà Gươl (công an tỉnh Quảng Nam), và các công trình, hạng mục khác..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> 57 Khu di tích đã hoàn thành xây dựng và mở cửa phục vụ khách tham quan từ năm 2005. Đây được xem là nơi lưu giữ những chứng tích hào hùng một thời của lực lượng An ninh khu V, là nơi về nguồn thăm lại chiến trường xưa của cán bộ chiến sỹ an ninh Trung Trung Bộ năm xưa. Đây cũng là một địa chỉ đỏ về nguồn đầy ý nghĩa và thiết thực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng của lực lượng An ninh khu V đến các chiến sỹ an ninh miền Trung – Tây Nguyên và thế hệ trẻ cả nước.. Nhà truyền thống Khu di tích Khu ủy Khu V. Khu lưu niệm Ban Tổ chức Khu ủy khu V Ban Tổ chức Khu ủy khu V được thành lập vào năm 1949 với nhiệm vụ tham mưu tích cực cho Thường vụ Khu ủy khu V về công tác tổ chức xây dựng Đảng. Cùng với Ban Tổ chức các cấp, Ban Tổ chức Khu ủy khu V đã thực hiện tốt một khối lượng lớn công việc, góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, củng cố lòng tin của nhân dân, cán bộ và chiến sĩ trong quân đội. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, cũng như trong quá trình đấu tranh chống thực dân và đế quốc, suốt 30 năm đấu tranh sống mái với kẻ thù, nhất là trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Khu ủy khu V đã chỉ đạo kịp thời cho Ban Tổ chức Khu ủy thực hiện tốt vai trò tham mưu của mình về công tác tổ chức xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nhất là công tác cán bộ..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> 58 Từ lúc hình thành khu ủy khu V đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có 298.000 đảng viên, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ còn 46.000 đảng viên; xây dựng các loại hình chi bộ và đảng viên: hợp pháp, bất hợp pháp và đơn tuyến. Song song với công tác xây dựng và phát triển tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ban Tổ chức Khu ủy khu V đã có kế hoạch đào tạo cán bộ, thường xuyên tiến hành mở các trường tại các căn cứ địa trên toàn khu, ở Trà My chúng ta có một trường Bổ túc văn hóa cấp II tại Trà Giang, huyện Trà My (ngoài ra còn mở trường bổ túc văn hóa Lê Khiết tại Quảng Ngãi cho cán bộ khu, tỉnh gồm 200 cán bộ; trường Tổ chức - Kiểm tra các tỉnh (3 khóa) gồm 600 người tại xã Trà Mai và xã Trà Giang, huyện Trà My; trường đào tạo cán bộ chủ chốt xã, phường trên toàn khu vào năm 1974 với 1.000 học viên, cán bộ của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; cùng với trường Đảng Nguyễn Ái Quốc khu vực III (nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia khu vực III (Đà Nẵng)–đã tách thành Học viện Hành chính và Học viện Chính trị) mở lớp nâng cao trình độ cho cán bộ trung, cao cấp với số học viên là 567 người; cùng với trường Đảng khu, trường 11 tại Dak Lak đào tạo hàng nghìn cán bộ từ huyện, tỉnh và trưởng, phó ban, ngành của khu để nâng cao trình độ lý luận chính trị, tại đây đã từng diễn ra nhiều Hội nghị, Đại hội quan trọng, quyết định chiến trường miền Trung và Tây nguyên. Đây còn là trung tâm tập huấn cho cán bộ Trung đoàn, Sư đoàn, cán bộ cấp cao của các tỉnh trong toàn Khu về học tập Nghị quyết của Đảng. Nhìn chung, sau 30 năm ra đời và lớn mạnh, kể từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đến mùa Xuân năm 1975 đại thắng, cùng với toàn Khu ủy, quân và dân khu V, Ban Tổ chức Khu ủy khu V đã làm tốt chức năng tham mưu của mình về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên cùng với các ban tiến hành mở các lớp giáo dục, chỉnh huấn để trang bị cho cán bộ về chính trị, tư tưởng, vững vàng trước mọi khó khăn ác liệt, một lòng một dạ theo Đảng, vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đồng chí Võ Chí Công, người đã từng gắn bó máu thịt với phong trào cách mạng, với quân và dân khu V đã đánh giá về sự cống hiến Ban Tổ chức Khu ủy khu V: "... Ban Tổ chức Liên Khu ủy V gồm những cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với Đảng, có phẩm chất cách mạng trong sáng, mẫu mực, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, là cơ quan tham mưu tích cực cho Thường vụ Liên Khu ủy V về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cán bộ qua các thời kỳ cách mạng đầy khó khăn thử thách, kể cả lúc Đảng bị quân thù gây tổn thất hết sức nặng nề”.. Khu lưu niệm Ban Tổ chức Khu ủy khu V.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> 59 Để ghi nhận những công lao đóng góp và để ôn lại truyền thống vẻ vang của lớp người đi trước đối với thế hệ trẻ hôm nay, Ban Tổ chức Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư cho chủ trương xây dựng Khu lưu niệm Ban Tổ chức Khu ủy Khu V bằng nguồn kinh phí của Trung ương, nguồn tài trợ của các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, của các doanh nghiệp với tổng số vốn lên đến hơn 14 tỷ đồng. Khu lưu niệm được xây dựng trên mặt đồi thoáng, rộng hơn 3 ha và là điểm trung tâm của các tiểu khu di tích liên hoàn. Khu lưu niệm “Ban Tổ chức Khu ủy Khu V” có kiến trúc khá đẹp, nằm trên độ cao lý tưởng, có thể quan sát toàn cảnh căn cứ Nước Oa và hai dòng sông là sông Trường và sông Oa, cộng thêm việc trưng bày nhiều tranh ảnh, tư liệu có giá trị nên nơi đây cũng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử. Khu sinh hoạt truyền thống Thanh thiếu nhi Nước Oa (Khu tưởng niệm di tích Khu đoàn V và Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) Nguyễn Văn Trỗi) Tổng đội TNXP Nguyễn Văn Trỗi là đơn vị TNXP ra đời đầu tiên của Quân khu V tại Khu DTLSCMTTB-NO với nhiệm vụ kêu gọi tầng lớp thanh niên nâng cao tinh thần sẵn sàng xung phong đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, chấp nhận mọi thử thách ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần cùng với quân dân khu V thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 03/2012 công trình Khu sinh hoạt truyền thống Thanh thiếu nhi Nước Oa được khởi công xây dựng trên diện tích 9.15 ha, bao gồm các hạng mục: nhà trưng bày và sinh hoạt truyền thống, nhà bia tưởng niệm, sân hành lễ, hệ thống đường giao thông nội bộ; cấp thoát nước…Công trình được xây dựng nhằm ghi dấu nơi thành lập và phát triển của Tổng đội Thanh niên xung phong Nguyễn Văn Trỗi – Tổng đội TNXP đầu tiên của khu vực miền Trung – Tây Nguyên (1961) cũng như sự phát triển, trưởng thành của Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Khu V (Khu đoàn V)..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> 60. Nhà bia tưởng niệm và nhà trưng bày. Hiện nay, công trình đã hoàn thành giai đoạn 1 và đã phục vụ đón tiếp khách tham quan từ tháng 3/2014. Tại đây trưng bày nhiều kỷ vật quý gắn liền với đời sống sinh hoạt và chiến đấu của những chiến sĩ TNXP trong chiến tranh như: radio, võng, mũ cối, bi đông, ba lô, ca uống nước bằng inox, sổ ghi chép, những bức ảnh được chụp trong thời kỳ chiến tranh, những vật dụng tự chế từ mảnh bom, đạn… Đặc biệt, tại đây còn trưng bày một kỷ vật vô giá của lực lượng TNXP với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đó là bức trướng thêu trang trọng chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng chữ ký và câu nói: “Tôi luôn coi thanh niên xung phong như bộ đội vì trong phẩm chất của thanh niên xung phong có phẩm chất của “Bộ đội cụ Hồ”.. Bức trướng có thêu chữ ký của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khu sinh hoạt truyền thống Thanh thiếu nhi Nước Oa cũng được xem là một "địa chỉ đỏ" đầy ý nghĩa để giáo dục truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ Quảng Nam nói riêng và tuổi trẻ miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Bên cạnh những điểm tham quan kể trên còn có một số nhà lưu niệm, bia tưởng niệm khác đã được xây dựng nhằm ghi nhớ những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông khu V đi trước trong phong trào kháng chiến chống Pháp, Mỹ, bảo vệ nước nhà như: Nhà bia lưu niệm Hội Nông dân miền Trung – Tây Nguyên, Khu lưu niệm Ban Tài mậu khu V (đang xây dựng, dự kiến hoàn.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> 61 thành vào tháng 4/2015), Bia di tích Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam–Trung Trung Bộ, Bia di tích Ban Kiểm tra Khu ủy khu V, Đài tưởng niệm liệt sỹ dân y khu V (tưởng niệm hơn 4000 liệt sỹ dân y khu V đã hy sinh trong chiến tranh).. Bia di tích Ban kiểm tra Khu ủy khu V. - Em biết gì về Khu sinh hoạt truyền thống Thanh thiếu nhi Nước Oa (Khu tưởng niệm di tích Khu đoàn V và Tổng đội Thanh niên xung phong Nguyễn Văn Trỗi)? - Sưu tầm những tư liệu và tranh ảnh về quần thể Khu Di tích lịch sử Trung Trung bộ-Nước Oa. CHUẨN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KĨ NĂNG I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS trình bày được: - Diễn biến chính của chiến thắng Đồn xã Đốc, giải phóng Trà My. - Khu căn cứ Nước Oa: Di tích lịch sử quốc gia. 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết của quân dân Trà My với nhân dân cả nước. Bảo vệ khu di tích - căn cứ địa Cách mạng của Khu V. 3. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử. II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Chiến thắng xã Đốc - Đến năm 1971, trên địa bàn Trà My quân Mỹ chỉ còn chốt giữ xã Đốc. - Đêm 27/3/1971, dưới sự chỉ đạo của Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân Khu V, tiểu đoàn đặc công 409 Quân Khu V đã tấn công cụm cứ điểm xã Đốc. - Sau 35 phút chiến đấu, ta đã hoàn toàn làm chủ chiến trường, diệt gọn tiểu đoàn Mỹ. - Cứ điểm xã Đốc - đồn bót cuối cùng của Mỹ - ngụy trên đất Trà My đã bị tiêu diệt..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> 62 - Đảng bộ và chính quyền Trà My đã chọn ngày 27/3/1971 làm ngày giải phóng quê hương. 2. Khu Di tích lịch sử Nước Oa - Di tích Nước Oa nằm ở xã Trà Tân, Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ (1960-1973). - Là nơi diễn ra các Hội nghị, Đại hội quan trọng, là địa điểm tập huấn cho cho các cán bộ trung đoàn, sư đoàn, cán bộ các tỉnh trong toàn Khu về học tập nghị quyết của Đảng… góp phần cùng cách mạng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong việc ký Hiệp định Paris năm 1973. - Được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (theo Quyết định số 938 ngày 4/8/1992)..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> 63.
<span class='text_page_counter'>(64)</span>