Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Sang kien kinh nghiem mi thuat pp moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Nội dung. Trang. I. Lời giới thiệu. 2–3. II. Tên sáng kiến. 3. III. Tác giả sáng kiến. 3. IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. 3. VI. Ngày sáng kiến được áp dụng. 4. VII. Mô tả bản chất của sáng kiến. 4 – 21. VIII. Những thông tin cần bảo mật. 22. IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 22 – 23. X. Đánh giá lợi ích thu được. 23. XI. Danh sách người tham gia sáng kiến. 23. XII. Tài liệu tham khảo XIII.Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường. 24 25. I. LỜI GIỚI THIỆU Môn học Mĩ thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt động giáo dục mĩ thuật còn góp phần đem lại những nhận thức mới, những niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập, tạo tiền đề cho sự phát triển của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước với phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh, học sinh được học đủ các môn ở cấp Tiểu học. Từ năm 2002-2003 các địa phương trên toàn quốc nổ lực tổ chức dạy học với chương trình và sách giáo khoa mới, môn Mĩ thuật được giảng dạy chính thức trong cả nước với quy định là môn học bắt buộc. Được sự quan tâm quản lý, chỉ đạo của các cấp, công tác giảng dạy ở trường Tiểu học đang từng bước ổn định và phát triển, chất lượng giáo viên cũng dần được nâng cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục Mĩ thuật cho học sinh. Năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình Mĩ thuật của SAEPS ở tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc, là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là: + Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,…). + Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm). + Giao tiếp - trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Ngoài những năng lực nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. Người giáo viên dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học hiện nay là cần phải đề ra nhiệm vụ: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy học hiệu quả và tích cực tại trường và tạo cảm hứng học tập môn Mĩ thuật , bao gồm cả trong và ngoài lớp học. Biết cách tổ chức và dạy Mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với thực tế văn hóa, cơ sở vật chất của nhà trường. Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học Mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó có biện pháp điều chỉnh và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của học sinh cũng như cải tiến phương.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> pháp dạy- học môn mĩ thuật hiện nay. Chia sẻ và giúp cho phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật và hoạt động giáo dục Mĩ thuật trong cuộc sống. Là người giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật, tôi luôn mong muốn có thể giúp các em học tốt hơn, nhất là đối với những em vừa bỡ ngỡ vào lớp 1 có thể nhìn nhận và thể hiện được hết khả năng của mình, tạo nền tảng vững chắc khi lên các lớp trên. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn sáng kiến: “ Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 .” II. TÊN SÁNG KIẾN “ Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 .” III. TÁC GIẢ - Họ và tên: Phan Thị Hương - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chiến Thắng (Tổ 19, thị trấn Chùa Hang – Đồng Hỷ - Thái Nguyên) - Số điện thoại: 0976177913.Email: IV. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN Chủ đầu tư : Phan Thị Hương. V. LĨNH VỰC SÁNG KIẾN Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 . Có hiệu quả. Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh thực hiện bài thực hành trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn. Qua một năm dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS, bản thân tôi vừa dạy vừa nghiên cứu thực tế tình hình học tập của từng đối tượng, từng khối lớp nên tôi áp dụng một số phương pháp để nâng cao hiệu quả cho học sinh khối 1 có thể dễ dàng làm quen và học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới của dự án SAEPS. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG Qua quá trình giảng dạy cùng với các năm đổi mới theo chương trình thay sách giáo khoa và trọng tâm là từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 là thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng các nội dung trong phạm vi của sáng kiến này. III. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIÊN 1. Mô tả thực trạng. 1.1.Thuận lợi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a, Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật : - Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh. - Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng tạo, vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. b, Trang thiết bị dạy học : - Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... - Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như: bộ đồ dùng dạy học các phân môn lớp 1 như sách dạy Mĩ thuật lớp 1và sách học mĩ thuật lớp 1; sách tham khảo, một số tranh ảnh có liên quan đến từng chủ đề; máy nghe nhạc, thép cuộn nhỏ, giấy màu, keo hai mặt,keo xốp, nam châm…. 1.2. Khó khăn a, Về nhận thức: - Bên cạnh những thuận lợi như trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật Đan Mạch vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: + Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi học bài. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. b, Trang thiết bị dạy, học: - Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế không những em có hoàn cảnh còn khó khăn không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho tiết học mà những em gia đình có điều kiện cũng không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho các em, ví dụ: giấy A4, A3… Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. - Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : chưa đầu tư về phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trực quan, ... vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn tự học hỏi, tìm tòi, cố gắng nỗ lực hết mình để làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất cho các em khi học bộ môn Mĩ thuật. 1.3. Điều tra cơ bản. Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ Thuật tại Trường Tiểu học Chiến Thắng,tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ. Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra khối lớp1 năm học 2016 2017, xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và kết quả như sau: *Kết quả đầu năm học 2016 – 2017 (khi chưa áp dụng phương pháp Đan Mạch) Khối Tổng số Thích học vẽ Không thích học vẽ SL % SL % lớp học sinh 1 143 138 96,5% 5 3,5% 2. Mô tả những phương pháp dạy - học tốt theo từng quy trình. Trong một bài dạy - học Mĩ thuật ở tiểu học giáo viên phải phân tích gợi mở, nêu ra vấn đề mới của kiến thức hoặc thông qua tranh ảnh trực quan, kết hợp với hệ thống câu hỏi vấn đáp để học sinh trao đổi, nhận xét tìm ra câu trả lời, nhận thức được cách làm, sau đó học sinh mới trải nghiệm. Khi HS đã biết phân biệt : Hình vẽ, màu sắc, bố cục,…đẹp hay không đẹp, tức là nhận thức thẩm mĩ của học sinh đã được hình thành, tự các em sẽ hiểu được yêu cầu bài học và chủ động tìm ra bước tiếp theo cho hoạt động học tập của mình. Đánh giá kết quả học tập để tạo cơ hội cho học sinh tiếp tục hoàn thiện bài vẽ của mình. Ví dụ: Ở hoạt động Trình bày và đánh giá, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, vì vậy đánh giá bài vẽ của học sinh cần khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị, tuyệt đối không chê bai sản phẩm của các em. Đánh giá cần động viên khuyến khích là chính, sự khích lệ của giáo viên là nguồn động viên lớn để những học sinh có năng khiếu vẽ sẽ làm tốt hơn, những học sinh còn yếu sẽ cố gắng hoàn thành bài tập. Mặc dù thời lượng cho tiết học không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa “học tập tích cực” đối với quá trình nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy - học theo phương pháp mới sẽ giúp học sinh hiểu biết kiến thức một cách.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chắc chắn, phát huy được trí tưởng tượng, hạn chế học sinh vẽ giống nhau. Mặt khác, hoạt động dạy-học còn được tiếp tục trong thời gian học sinh thực hành. Nếu như trước đây, giáo viên để học sinh “nghiêm túc làm bài” thì đổi mới phương pháp dạy - học lại yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm việc tích cực, thông qua hình thức trao đổi nhận xét, gợi ý nhẹ nhàng với cá nhân học sinh hay từng nhóm học sinh để giải quyết những vướng mắc khi thực hành. Những phân tích trên cho thấy thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học theo phương pháp mới, phần nhiệm vụ của người giáo viên trong dạy - học càng quan trọng hơn, cần chú trọng hơn đến phát triển trí thông minh không gian-thị giác nhằm phát huy khả năng hình dung để hình thành năng lực sáng tạo cho HS. Để dạy tốt chương trình môn Mĩ thuật đối với khối lớp 1. Chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu sau: Chương trình Mĩ thuật của khối lớp 1 được cấu trúc phương thức đồng tâm các quy trình : - Quy trình Tạo hình ba chiều và – Tiếp cận theo chủ đề. - Xây dựng cốt truyện - Vẽ theo âm nhạc - Vẽ cùng nhau và Sáng tác các câu truyện. - Vẽ biểu cảm. - Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian. - Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Được nâng cao dần qua yêu cầu của mỗi bài một cách hợp lí, phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi. Học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói - thích hát, thích chơi nhạc và nhớ các giai điệu - thích làm việc theo nhóm – biết cách quan sát nhận xét, so sánh, ước lượng kích thước, tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, độ đậm nhạt,… để tạo ra sản phẩm vẽ, hoặc tạo hình. Học sinh chủ động, tích cực xây dựng kiến thức, luyện tập và hoạt động thực hành nhiều. Ngay từ các bài học đầu tiên học sinh đã được sống trong môi trường nghệ thuật đúng đắn thì các em sẽ phát huy được hiệu quả học tập cao. 2.1. Phương pháp dạy theo quy trình tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. - Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở: gồm 4 (Tiết) - Chủ đề 3: Sáng tạo cùng hình vuông,hình tròn,hình chữ nhật,hình tam giác: gồm 2 (Tiết) Ví dụ 1: - Chủ đề 13: Khu nhà nơi em ở: gồm 4 (Tiết).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tạo hình khối bằng cách nặn, lắp ráp các vật tìm được. tạo hình biểu đạt không gian ba chiều theo chủ đề của nhóm. Thông qua quy trình này Giáo viên vừa hướng dẫn cho các em hoàn thành các sản phẩm về ngôi nhà Ở quy trình này, các em sẽ tự hình dung, sắp xếp và trang trí cho ngôi nhà của mình, biết cách gợi nhớ và mô tả được hình dáng, chi tiết về ngôi nhà và xung quanh. Do điều kiện nên vẫn còn rất nhiều em chưa được học qua chương trình mẫu giáo nên các em vẫn còn rất bỡ ngỡ về màu sắc, vì vậy với những tiết học đầu tiên này giáo viên nên thường xuyên giới thiệu và nhắc lại tên các màu sắc để các em làm quen và ghi nhớ. Giáo viên chuẩn bị nhiều tranh ảnh về ngôi nhà, hoặc mô hình nhà thật với nhiều màu sắc…Cho các em làm việc theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em, tạo điều kiện để các em biết làm việc tập thể và làm quen với các bạn mới. Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em bằng các câu hỏi gợi mở: + Tường nhà có màu gì? + Mái nhà làm bằng chất liệu gì? + Cửa sổ và cửa ra vào như thế nào? + Xung quanh ngôi nhà có những gì? - Học sinh vẽ và tô màu ngôi nhà của mình, khuyến khích các em vẽ thêm nhiều chi tiết như: cửa ra vào, cửa sổ, mái nhà, chi tiết về ngôi nhà… - Khi các thành viên trong nhóm đã hoàn thành xong ngôi nhà, có thể vẽ tiếp cảnh vật xung quanh hoặc xé, cắt dán những ngôi nhà dán qua tờ giấy mới để các em điều chỉnh lại khoảng cách ngôi nhà cho phù hợp.Tiếp theo các em bắt đầu thảo luận vẽ thêm cảnh vật xung quanh như thế nào cho phù hợp: cây, vườn hoa, hàng rào,mây, mặt trời…. Ví dụ 2 : Tạo ngôi nhà bằng các vật dụng tìm được.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo viên gợi ý học sinh các vật liệu sử dụng phù hợp với lứa tuổi của các em như: Vỏ hộp sữa, bìa cattong, đất nặn, giấy màu… + Giáo viên hướng dẫn các thành viên trong nhóm sắp xếp các hộp sữa để tạo thành hình vuông hoặc hình chữ nhật đứng (ngôi nhà cao tầng), sau đó dùng giấy màu tạo thành mái nhà ( mái nhà được gấp lại như hình tam giác ) + Khi các thành viên đã hoàn thành xong ngôi nhà của mình, các em sẽ bắt đầu thảo luận xem sẽ sử dụng giấy màu nào để trang trí vào ngôi nhà, các em cũng sẽ trang trí thêm cửa sổ, cửa ra vào và những cảnh vật xung quanh theo sự nhất trí của cả nhóm.. Mô hình ngôi nhà bằng vỏ hộp sữa của học sinh lớp 1C 2.2. Phương pháp dạy theo quy trình Xây dựng cốt truyện - Chủ đề 11: Vườn rau của bác nông dân: gồm 3 (Tiết) - Chủ đề 10: Đàn gà của em: gồm 3 (Tiết) - Chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Những con vật ngộ nghĩnh: gồm 2 (Tiết) Phương pháp xây dựng cốt truyện giúp học sinh vận dụng những hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân để phát triển, mở rộng chủ điểm thành một câu truyện có các nhân vật ( người hoặc sự vật ) với các mối quan hệ trong nội dung sự việc cụ thể của câu truyện. giáo viên tạo hứng thú giúp học sinh chủ động khám phá những sự việc, sự kiện và các đối tượng trong cuộc sống liên quan đến cốt truyện, từ đó học sinh biểu đạt được câu truyện bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ tạo hình ( vẽ tranh hay xé dán giấy ). Giáo viên hướng dẫn và gợi ý học sinh xây dựng câu truyện có nội dung sự việc, các nhân vật với hoạt động tương ứng theo bối cảnh của câu truyện hoặc từ những hình tượng nhân vật do học sinh tạo ra theo ý tưởng bằng hình vẽ hay xé dán giấy màu, học sinh trình bày các hình thức biểu đạt câu truyện bằng ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, học sinh chủ động giải quyết vấn đề có liên quan đến Mĩ thuật và đời sống hàng ngày. Thông qua hoạt động này học sinh rèn luyện được kỹ năng làm việc theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ví dụ : Chủ đề 7: Tìm hiểu tranh theo chủ đề: Những con vật ngộ nghĩnh: gồm 2 (Tiết) a/ Xác định chủ điểm từ cốt truyện …đến hình thành câu truyện: - Các nhóm học sinh trao đổi thảo luận nhằm hình thành bối cảnh liên quan đến câu truyện. - Từ cốt truyện các nhóm có thể liên tưởng sáng tạo theo trí nhớ và gợi ý của giáo viên. - Giáo viên hướng dẫn các em trình bày câu truyện của mình trước nhóm, cả nhóm sẽ lần lượt trình bày và trao đổi, sữa chữa hay bổ sung nhằm mở rộng các tình tiết trong câu truyện. - Giải quyết các câu hỏi: + Câu truyện diễn ra như thế nào? + Có những con vật gì trong câu truyện? + Mối quan hệ và vai trò của các con vật trong câu truyện? b/ Xây dựng hình tượng và tạo hình các con vật trong câu truyện: - Tùy theo hứng thú hoặc sự nhất trí của cả nhóm, học sinh tạo hình các con vật bằng các hình thức và chất liệu khác nhau: + Vẽ tranh cá nhân hoặc nhóm thể hiện các con vật có trong câu truyện. Sau đó sẽ sắp xếp vào bức tranh lớn của nhóm. + Các con vật được xé dán từ giấy màu, sau đó sắp xếp dán vào tờ giấy mới, tạo thêm khung cảnh xung quanh sinh động cho các con vật. - Khi học sinh tạo hình các nhân vật, giáo viên gợi ý đặc điểm hình dáng, động tác tư thế như thế nào để phù hợp với sự việc của câu truyện.. Tạo hình con vật của các thành viên trong nhóm – Lớp 1B * Giới thiệu, trao đổi về các nhân vật: - Trình bày các con vật tại nhóm ( bày trên bàn hoặc treo dán trên bảng lớp ) - Học sinh giới thiệu và phân tích về các con vật đã sáng tạo. - Học sinh các nhóm cùng trao đổi. c/ Hình thành bức tranh từ các con vật trong câu truyện:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Lựa chọn các con vật phù hợp với nội dung câu truyện. - Hình thành bức tranh trong bối cảnh địa điểm. - Bố cục, sắp xếp các con vật để biểu đạt câu truyện. - Sửa đổi tư thế động tác, thêm các con vật phụ và cảnh vật làm phong phú thêm cho tác phẩm.. Sản phẩm tranh con vật của các thành viên trong nhóm - Lớp 1B d/ Giới thiệu tác phẩm từ cốt truyện ( treo dán, trưng bày trước lớp ) - Đại diện nhóm phân tích, diễn giải về tác phẩm của nhóm mình. + Nêu rõ nội dung đã thể hiện trong bức tranh. + Học sinh các nhóm khác trao đổi và chia sẻ về nội dung và cảm nhận từ những bức tranh của nhóm mình và nhóm bạn đã thể hiện. 2.3. Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ theo nhạc: - Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nét: gồm 2 (Tiết) - Chủ đề 2: Sắc màu em yêu: gồm 2 (Tiết) - Chủ đề 9: Thiên nhiên tươi đẹp: gồm 2 (Tiết) a/ Nghe nhạc và vẽ theo giai điệu: Giáo viên tạo nhóm khoảng 4 - 6 học sinh * Khởi động: giáo viên nên chọn nhạc không lời, học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu âm nhạc, di chuyển quanh bàn hoặc nhún nhảy theo giai điệu. Học sinh dùng màu sáp bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy, các em có thể vẽ bằng 2 tay, mỗi tay có thể cầm từ 2 đến 3 cây màu tùy theo ý thích ( không nên sử dụng màu đen ). Âm nhạc tang dần sang tiết tấu nhanh, các em sẽ vẽ nhanh hơn, nhún nhảy mạnh mẽ hơn. Hoạt động này chỉ nên kéo dài khoảng trong khoảng 15 - 20 phút. Đối với các em học lớp 1, khi thực hiện quy trình này giáo viên cần có những khẩu lệnh giúp học sinh mạnh dạn hơn. - Ví dụ: Trước khi bật nhạc giáo viên cần đặt câu hỏi như : + Các em đã sẵn sàng chưa nào? + Vậy quy trình vẽ theo âm nhạc bắt đầu nào..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sau khi bật nhạc giáo viên cũng nhún nhảy cùng các em để tạo sự sôi động và mạnh dạn hơn. khuyến khích các em cười vui tươi trong hoạt động này giúp các em cảm thấy yêu thích và thoải mái. Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh – Lớp 1D. b/ Từ vẽ tranh đến thưởng thức và cảm nhận về màu sắc: - Học sinh quan sát bức tranh vừa thực hiện, đưa ra nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh hoặc đề tài từ bức tranh lớn đó. c/ Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng: - Ở hoạt động này giáo viên có thể linh hoạt ở mỗi bài Ví dụ: - Chủ đề 1: Cuộc dạo chơi của đường nét: gồm 2 (Tiết) Cách 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm khung giấy, hoặc giáo viên chuẩn bị sẵn. học sinh dịch chuyển khung trên bức tranh lớn của nhóm mình để tìm phần đường nét màu sắc mình thích, rồi dán khung giấy vào vị trí đó. Mỗi học sinh sẽ tìm cho mình những hình ảnh từ nét cong như: bông hoa, trái cây,…(vẽ tạo thành bức tranh tĩnh vật) ; mây núi, mặt trời, chim, cá,…(vẽ tạo thành bức tranh phong cảnh biển),… - Sau đó các em dùng cây màu tối (màu đen) vẽ chồng lên sản phẩm âm nhạc, sau khi đã vừa ý với nét vẽ, học sinh tiếp tục chọn những màu sắc mình thích tô nhấn vào những hình ảnh của mình, khi nhấn các em cũng sẽ dùng những nét ngoằn ngoèo để không làm mất đi đường nét ban đầu của sản phẩm âm nhạc nhưng vẫn thể hiện được hình ảnh mà các em muốn vẽ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh – Lớp 1D Cách 2: - Mỗi nhóm sẽ nhất trí chọn một chủ đề từ nét cong như: Tĩnh vật, phong cảnh,…Các em sẽ tìm kiếm phần đường nét và màu sắc, sau đó dùng sáp màu tối vẽ những hình ảnh mình thích , tiếp theo các em sẽ xé, cắt dán phần mình vừa vẽ và dán qua tờ giấy mới, các thành viên trong nhóm sẽ thống nhất dán như thế nào để phù hợp với nội dung và tạo được bố cục đẹp, sinh động.. ( Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh – Lớp 1D ).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh – Lớp 1D 2.4. Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác câu truyện: - Mục tiêu của phương pháp dạy thep quy trình vẽ cùng nhau nhằm giúp học sinh biết cách hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp. Biết cách vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc, biết tạo ra các sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh. Học sinh có kiến thức đơn giản về màu sắc và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí. Ví dụ: Chủ đề 4: Những con cá đáng yêu – 3 tiết a/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Đồ dùng dạy vẽ trang trí: tranh, ảnh, mẫu vật thật, …Giáo viên linh động trong việc chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nội dung bài học. b/ Hướng dẫn học sinh cách quan sát: - Giáo viên giới thiệu bài mẫu, đồng thời đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, quan sát và thấy được vẻ đẹp của những chú cá đáng yêu. - Cá nhân mô phỏng,vẽ hình ảnh con cá sau đó tạo kho hình ảnh. - Giáo viên nhắc nhở các em chú ý đến quá trình quan sát với các hình thức như: hình dáng, màu sắc, đặc điểm của những con cá,… từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với học sinh khối lớp 1 và sở thích của các em. - Nên để các em tự nhận xét, đánh giá rút ra cái hay, cái đẹp. Giáo viên tổng kết, động viên khen ngợi. ở lớp 1 các em còn rất nhỏ, vì vậy tuyên dương và khen thưởng luôn là hình thức học mà các em thích thú nhất. Đây sẽ là động lực giúp các em hăng hái hơn, tích cực hơn trong các hoạt động tiếp theo của bài. c/ Biểu đạt: Học sinh làm việc theo nhóm 2-4 em, giáo viên sẽ hướng dẫn các em các vẽ sao cho cân đối. - Trong khi hướng dẫn thực hành, giáo viên gợi ý chung, gợi trí tưởng tượng của các em, để mỗi em có thể phát huy hết khả năng của mình. Giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> phải tôn trọng cách nghĩ, cách thể hiện của mỗi em để khuyến khích, phát huy tốt khả năng sáng tạo trong lớp học. - Trên tờ giấy trắng A3 hoặc A4, hoạt động theo nhóm,mỗi e tự chọn cho mình một chú cá có hình dáng theo ý thích vẽ ra giấy A4 sau đó tô màu, rồi xé hoặc cắt dán – Rồi cùng nhau sắp xếp vào giấy A3 sao cho phù hợp với ý tưởng của các em giáo viên cùng các nhóm sắp xếp hoàn thành bài theo chủ đề sao cho hợp lý. Hình minh họa của học sinh.. Sản phẩm vẽ theo âm nhạc của học sinh – Lớp 1B 2.5. Phương pháp dạy theo quy trình Vẽ biểu cảm : - Vẽ qua quan sát (hoặc trí nhớ),khi vẽ nét không nhìn giấy,đưa bút lien tục theo quan sát và cảm nhận. Đường nét,màu sắc vẽ theo cảm xúc. Ví dụ: Chủ đề 5: Em và bạn em – 3 tiết.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Sản phẩm vẽ theo biểu cảm của học sinh – Lớp 1C - Quy trình vẽ biểu cảm giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thong qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang lại tính độc lập và đặc sắc của mình. - Điều này giúp học sinh có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để có thể biểu đạt kinh nghiệm và thái độ của các em bằng nhiều cách khác nhau. - Trong quy trình Mĩ thuật sáng tạo, giáo viên phải luôn chỉ ra cho học sinh thấy rằng sẽ có vô vàn cách thức biểu đạt khác nhau chứ không phải chỉ có một cách duy nhất. 2.6. Phương pháp dạy theo quy trình Điêu khắc- Nghệ thuật tạo hình không gian. Quy trình này có những hình ảnh chạm khắc và đắp nổi. - Tạo hình ghép nối (Tạo hình ba chiều từ các vật tìm được) - Nặn (đất sét,đất màu). - Giáo viên cho học sinh quan sát vật mãu bao gồm nhiều kieur hình dáng khác nhau, học sinh nhận biết được hình dáng,màu sắc, chất liệu, …. - Giáo viên hướng dẫn các thực hiện,xé dán, sử dụng đất nặn - Học sinh rất hứng thú với chủ đề này. Ví dụ: Hình ảnh - Chủ đề 8: Bình hoa xinh xắn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Sản phẩm vẽ theo quy trình Điêu khắc của học sinh – Lớp 1D 2.7. Phương pháp dạy theo quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. - Xây dựng ý tưởng từ vật liệu, câu chuyện cổ tích, chuyện dân gian hoặc câu chuyện của chính mình để tạo hình con rối (người,con vật,đồ vật). - Lựa chọn hình thức biểu diễn và thực hiện, phát triển các câu chuyện. Ví dụ: Chủ đề 11: Vườn rau của bác nông dân. Chủ đề này thường áp dụng nhiều ở các lớp lớn, ở lớp một các em còn bỡ ngỡ Kết quả được trưng bầy tại lớp. 3.Thiết kế một bài dạy. CHỦ ĐỀ 11: VƯỜN RAU CỦA BÁC NÔNG DÂN (3 TIẾT) I/ MỤC TIÊU: - Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng, màu sắc của một số loại rau, củ quả. - Vẽ hoặc nặn được một số loại rau, củ, quả theo yêu thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: + Sử dụng quy trình Tiếp cận theo chủ đề o Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. III/ ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: + Giáo viên: Chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật 1. - Hình ảnh minh họa. +. - Các hình ảnh,các bài các bài vẽ của nhóm….. - Các bài vẽ của thiếu nhi. - Hình minh họa cách vẽ. - Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, CD hỏng, đĩa giấy…. + Học sinh: - Sách học Mĩ Thuật 1..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -. T/G 2’ 3’. 14’. Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ,kéo ,đất nặn…. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 t Giáo viên Học sinh - Kiểm tra đồ dùng học tập Khởi động: - Giáo viên chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội 10 em, lần lượt lên bảng ghi các loại rau, củ, quả mà em biết. Thời gian thực hiện trò chơi 2 phút. - Giáo viên kết luận: Trong thiên nhiên có rất nhiều loại rau, củ, quả. Mỗi loại có hình dáng, màu sắc và công dung khác nhau. 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. - Giáo viên treo một số tranh, ảnh và cho học sinh tham khảo thêm ở hình 11.1 sách học mĩ thuật. + Em có nhận ra các loại rau, củ, quả nào?. - Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.. - Học sinh tham gia trò chơi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát và trả lời - Học sinh: Củ cải,củ hành tây,củ cà rốt,quả cà tím….. + Chúng có những bộ phận gì? Màu - Học sinh: Thân,cuống,lá, sắc của chúng như thế nào? …,mầu tím,xanh,đỏ,trắng,… + Củ quả nào dạng tròn, củ quả nào - Hình tròn: củ hành tây,… dạng dài? Củ cà rốt dạng dài,… - Học sinh: Để ăn,uống,…. + Công dụng của từng loại rau, củ, - Chú ý nghe. quả?. - Giáo viên nhận xét bổ sung - Giáo viên cho HS quan sát một số loại rau, củ, quả thật và quan sát - HS lắng nghe hình 11.2 sách học mĩ thuật. + Chỉ ra các loại rau, củ, quả, chất + HS quan sát và trả lời: liệu để tạo thành sản phẩm mĩ thuật.  Ghi nhớ: Mỗi loại rau, củ, Củ cà rốt: thân củ dùng quả có đặc điểm và vẽ đẹp riêng. Có đất nặn màu cam, cuống dùng thể tạo hình rau, củ, quả bằng hình đất nặn màu xanh......

<span class='text_page_counter'>(18)</span> thức vẽ, nặn, xé dán/ cắt dán.. 15’. - HS ghi nhớ.. - HS quan sát 2. Hoạt động 2: Cách thực hiện - Giáo viên treo biểu bảng các bước - HS trả lời nặn rau, củ, quả. + Có mấy bước và kể tên các bước? - Giáo viên minh họa các bước vẽ và - HS chú ý quan sát nặn rau, củ, quả và chỉ rõ các bước  Các bước vẽ rau, củ, quả: + B1: Vẽ bộ phận chính của rau, củ, quả. + B2: Vẽ chi tiết (rễ, lá, cuống....). + B3: Vẽ màu (Vẽ giống màu vật thật hoặc vẽ màu theo ý thích).  Các bước nặn rau, củ, quả: +B1: Nặn các bộ phận chínhcác bước vẽ rau, củ, quả: +B2: Nặn chi tiết (Cuống, lá) +B3: Ghép các bộ phận, hoàn chỉnh hình. 3.Dặn dò: - Chuẩn bị tốt giờ sau. TIẾT 2 Giáo viên. 3’. Khởi động. 34’. 3. Hoạt động 3: Thực hành. Học sinh. 3.1.Hoạt động cá nhân - Giáo viên cho học sinh lựa chọn loại rau, củ, quả và cách thực hiện (vẽ, cắt, - Học sinh lắng nghe thực hiện cá xé, dán) để tạo kho hình ảnh  Lưu ý: Thể hiện đặc điểm của nhân. từng loại rau, củ, quả. Vẽ vừa hình với khổ giấy và vẽ màu sắc theo ý thích, chú ý đến độ đậm, nhạt để sản phẩm đẹp và sinh động hơn. 3.2. Hoạt động nhóm: - Giáo viên cho học sinh thực hiện - HS lắng nghe và thực hiện theo nhóm 6 - Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ kho hình ảnh và sắp xếp thành “Vườn rau”. - Tạo thêm các hình ảnh khác cho sản.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2’. phẩm sinh đọng hơn (ví dụ: Hình 11.5 sách học mĩ thuật)  Lưu ý: Có nhiều cách sắp xếp để tạo thành vườn rau. Cần sắp xếp các hình ảnh cho cân đối và đẹp mắt. Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh phụ, tạo cho không gian vườn rau thêm sinh động. Chú ý độ đậm nhạt của màu sắc 3.Dặn dò: - Chuẩn bị tốt giờ sau. TIẾT 3. T/G Giáo viên 3’ Khởi động 25’ 4. Hoạt động 4. Trưng bày giới thiệu sản phẩm - Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm - Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. - Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.. Học sinh Hát - Học sinh thực hiện - Các nhóm lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của giáo viên. - Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về sản phẩ của nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.. 3’. + Em có thấy thú vị khi thực hiện sản phẩm của nhóm không? Em có cảm nhận gì về bài vẽ của nhóm? + Em đã lựa chọn và thể hiện màu sắc như thế nào trong bài vẽ của nhóm? + Em thích bài vẽ nào của các bạn trong lớp (Nhóm) Em học hỏi được gì từ bài vẽ của các bạn? - Giáo viên nhận xét chung 5. Hoạt động 5: Đánh giá: - Yêu cầu học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách học mĩ thuật (Tr 53) - HS thực hiện đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá mức độ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2’. hoàn thành bài của nhóm, sự cố gắng của các thành viên trong nhóm, chốt lại kiến thức chung của chủ đề.. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. Vận dụng sáng tạo: - Giáo viên hướng dấn học sinh tham khảo bức tranh ở hình 11.7 và vẽ một bức tranh về chăm sóc vườn rau - Giáo viên chia học sinh theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 Ý nghĩa giáo dục của bài học: - Qua bài học này cho các em thấy được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và công dụng của mỗi loại rau, củ, quả. Là một người HS cần phải tích cực chăm sóc bảo và sử dụng có hiệu quả các loại rau, củ quả trong thiên nhiên. Dặn dò: - Vệ sinh lớp học - Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm bằng cách lưu vào tủ cá nhân hoặc trang trí trên lớp học - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - Học sinh lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm:..................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT Đậy là Báo cáo kinh nghiệm của cá nhân tôi. Một số hình ảnh sử dụng trong tài liêu của học sinh Lớp 1 . IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN + Về phía giáo viên: vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử chỉ có phần mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ yếu là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao. Trong quá.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> trình soạn giáo án giáo viên cần thực hiện đúng các tiến trình dạy tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ năng . + Về phía học sinh: các em biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được làm quen. Đầu năm học giới thiệu cho học sinh các kỹ năng học tích cực và hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập . X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những phương pháp mới trong năm học qua, với sáng tạo của tôi và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức chơi hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh yêu thích môn học Mĩ thuật đạt những yêu cầu cụ thể là rất khả quan, điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hòan tòan có sức thuyết phục. Những con số biểu hiện trong bảng thống kê dưới đây đã nõi rất rõ điều đó: *Kết quả cuối năm học 2016- 2017 Năm học 2016 - 2017 (sau khi đã áp dụng phương pháp mĩ thuật Đan Mạch) Khối lớp 1. Tổng số học sinh 143. Thích học vẽ SL 143. Không thích học vẽ. %. SL. %. 100 %. 0 em. 0%. Với kết quả như trên, tôi thấy việc dạy học Mĩ thuật muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâm cho bài dạy, tôi chỉ là người hướng dẫn, gợi mở, thì ngồi việc sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác để tiết học sinh động lơi quốn học sinh tham gia hơn. Với kết quả này, mỗi chúng ta cũng không lấy đó làm bằng lòng để rồi dừng ở đó. Theo tôi đã là giáo viên thì việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong cách dạy là một nhiệm vụ mỗi ngày của người thầy, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với tri thức, và đặc biệt có thể tạo điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình Mĩ thuật ở bậc Trung học cơ sở. Qua một năm thực hiện phương pháp tôi mới nhận thấy một số biện pháp tôi đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa, mà tỷ lệ ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt rất cao. Đạt 100% vượt chỉ tiêu nhà trường giao. Trên đây, tôi đã trình bày “ Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 .”.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Với giải pháp này, tôi đã triển khai và áp dụng dạy với tất cả đối tượng học sinh mang lại kết quả rất cao. Bởi từ phương phàp này tôi sẽ giúp các em nắm được cái hay, mới lạ trong việc tiếp thu bài, giúp cho các em ngày càng yêu quý môn học hơn. Tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. XI. DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA SÁNG KIẾN Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Phan Thị Hương Trường Tiểu học Chiến Thắng - Huyện Đồng Áp dụng phương pháp mới Hỷ - tỉnh Thái Nguyên Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 1 . Có hiệu quả.. Chùa Hang, ngày 17 tháng 5 năm 2017 Tác giả sáng kiến. Phan Thị Hương. TÀI LIỆU THAM KHẢO -------O0O------- Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật (Nhà xuất bản Giáo dục ) - Sách Dạy Mĩ thuật Theo định hướng phát triển năng lực lớp 1 ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Sách Học Mĩ thuật Theo định hướng phát triển năng lực lớp 1 ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Một số hình ảnh trong nhóm Mĩ thuật tập huấn - Một số hình ảnh của học sinh Trường tiểu học Chiến Thắng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………..………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….... ................................................................................................................................. . ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×