Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.02 KB, 24 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN KPKH ĐỐI TƯỢNG 4-5 TUỔI Hoạt động: Khám phá khoa học Đề tài: Tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể (Đầu – tay – chân) Chủ đề: Cơ thể bé Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi. I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết cơ thể gồm các bộ phận: Đầu – mình – tay – chân - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể - vệ sinh cá nhân - Trẻ biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ vệ sinh và bảo vệ các bộ phận của cơ thể 2. Kỹ năng: - Trẻ nêu được tên gọi của các bộ phận: Đầu – tay – chân - Trẻ nói được chức năng của các bộ phận trên - Trẻ trả lời câu hỏi của cô to – rõ ràng. 4. Thái độ: - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động học. - Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.. II. Chuẩn bị: - Hình ảnh em bé trên ti vi, ti vi đầu đĩa, nhạc bài hát năm ngón tay ngoan, cùng vỗ tay cho đều. - Các đồ dùng cá nhân của trẻ: Khăn tất, mũ, giày, dép bằng xốp. - Bút sáp, giấy vẽ cho trẻ. III. Hướng dẫn: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TR. 1. Ổn định – gây hứng thú: - Cho trẻ ngồi xúm xít quanh cô chơi: Ai nhanh nhất Cách chơi: Cô cho trẻ xem hình ảnh em bé trên ti vi Cô chỉ vào bộ phận nào trẻ nói nhanh tên bộ phận đó - Giới thiệu bài học: Khám phá các bộ phận trên cơ thể. - Trẻ chơi trò chơi.. 2. Nội dung: * HĐ1: Tìm hiểu về cái đầu thông minh: - Cô cho trẻ nghiêng đầu sang phải – sang trái. - Trẻ làm ĐT nghiêng đầu 1.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hỏi trẻ nhờ đâu ta có thể nghiêng đầu sang trái, sang phải được? -> Cô chốt lại: Muốn quay đầu được dễ dàng là nhờ có cái cổ - Muốn bảo vệ đầu cần phải làm gì? -> Đầu là bộ phận quan trọng nhất Để bảo vệ cho cái đầu khỏi đau: + Khi đi nắng phải làm gì? + Khi ngồi trên xe máy phải làm gì? + Trời rét để giữ ấm đầu phải làm gì? + Làm thế nào để đầu luôn được sạch sẽ -> Cô nhấn mạnh: Muốn bảo vệ được đầu không bị đau thì khi đi nắng phải có mũ nón đội khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, trời rét phải đội mũ len Và thường xuyên gội đầu để đầu luôn sạch sẽ. * HĐ2: Tìm hiểu về đôi tay: - Cho trẻ chơi trò chơi 5 ngón tay - Cho trẻ chơi giấu tay - Hỏi trẻ mỗi bạn có mấy cái tay - Tay để làm những việc gì? (Gợi ý để trẻ trả lời: xúc cơm bằng gì?...) - Đâu là tay trái, đâu là tay phải - Một bàn tay có mấy ngón? - Các ngón tay có ích lợi gì? -> Cô chốt lại: Bàn tay có 5 ngón, các ngón tay là những công cụ quan trọng để cho các con thực hiện các hoạt động được dễ dàng. - Muốn giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ phải làm gì? Trời rét phải làm gì để giữ ấm cho đôi tay * HĐ3: Tìm hiểu về đôi chân: - Cho trẻ hát và vận động cùng vỗ tay cho đều - Cho trẻ làm lại ĐT cùng giẫm chân cho đều - Hỏi trẻ mỗi người có mấy chân? - Chân để làm gì? - Một bàn chân có mấy ngón - Để bảo vệ chân phải làm gì - > Cô chốt lại: Giống như đôi tay mỗi người có 2 chân, 1 bàn chân có 5 ngón, nhờ có đôi chân giúp chúng ta đi lại dễ dàng, vì vậy để đôi chân luôn sạch sẽ thì phải rửa chân và đi dép để khỏi các vật sắc nhọn đâm vào chân Mở rộng: Có những người không may bị liệt đôi tay thì đôi chân còn làm được rất nhiều việc thay đôi tay: viết chữ, cầm vật…. * HĐ4: Trò chơi: TC1: Chọ đúng đồ dùng để bảo vệ cơ thể - Chia trẻ làm 2 đội và cho trẻ đi siệu thị mua đồ. - Trẻ phải mua những đồ để bảo vệ cho đầu, tay, chân và về gắn vào bảng - Khi trẻ chơi cô bật nhạc nền nhẹ bài 5 ngón tay ngoan. 2. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời theo sự hiểu b - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - trẻ trả lời. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ giấu tay - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời theo ý hiểu - Trẻ giơ tay trái, tay phải - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ hát và vận vận động - Trẻ làm động tác giẫm c - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi đi siêu thị.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cô kiểm tra kết quả của trẻ TC1:Cho trẻ vẽ các bộ phận cho cơ thể - Cho trẻ về nhóm vẽ thêm tay chân vào để được một bạn nhỏ hoàn chỉnh. 3. Kết thúc: - Hỏi lại trẻ tên bài học - Động viên khen trẻ, cho trẻ hát 5 ngón tay ngoan ra chơi. Chủ đề: bản thân Đề tài: trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé Đối tượng: 4-5t. 1.Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật và chức năng của các bộ phận trên cơ thể. - Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, khả năng diễn đạt mạch lạc. - Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ có ý thức tham gia vào gjờ học, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. 2. Chuẩn bị: - Máy tính, các slide hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể - Xắc xô, que chỉ - Lọ hoa, một số bông hoa 3. Tiến hành: *Ổn định: - Cho trẻ vận động bài hát: “Bé khỏe, bé ngoan” - Cô hỏi trẻ: + Các con vừa vận động bài hát gì? + Trong bài hát nói về gì? + Như thế nào gọi là bé khỏe, bé ngoan? + Theo con, làm thế nào để cơ thể chúng ta khỏe mạnh? + Vì sao chúng ta phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ cho cơ thể được khỏe mạnh? - Các bộ phận trên cơ thể chúng ta rất có ích, hôm nay cô và các con cùng khám phá và trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể *Hoạt động 1: Trò chuyện về các bộ phận trêncơ thể. - Cho trẻ xem slide và đàm thoại: - Đây là bộ phận nào của cơ thể? - Đầu có gì? * Đôi mắt. + Đây là gì? + Có bao nhiêu con mắt, mắt để làm gì? ( Mắt để nhìn mọi vật xung quanh…) 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Khi nhắm mắt chúng mình có nhìn thấy gì không ? + Mở mắt ra chúng mình nhìn thấy gì? - Giáo dục : Muốn giữ cho đôi mắt luôn sáng chúng mình phải làm gì? * Cái tai: - Cô gõ xắc xô và hỏi trẻ nghe thấy tiếng gì? + Nhờ bộ phận nào mà con nghe thấy ? + Tai của của con đâu? + Chúng ta có mấy cái tai? + Tai có tác dụng gì? - Cho trẻ bịt tai và hỏi: Các con có nghe thấy gì không? - Cho trẻ nhắc lại ích lợi của đôi tai. * Cái mũi. - Cho trẻ chơi “ Trời tối, trời sáng”. Cô đưa ra bình hoa thơm. + Đây là cái gì? + Nhờ đâu mà chúng mình biết bông hoa có mùi thơm? + Mũi có tác dụng gì? - Mũi dùng để thở, để ngửi và phân biệt được các mùi khác nhau. Vì vậy hàng ngày chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như: Không được cho tay, hột hạt vào mũi.. * Cái miệng. Cô cho trẻ chơi trò chơi : “Uống nước chanh” - Chúng mình vừa uống bằng gì ? - Miệng để làm gì? - Miệng có đặc điểm gì? - Răng dùng để làm gì? - Cô củng cố lại: Nhờ có miệng, có lưỡi, có răng mà chúng ta mới nói được, đọc thơ, kể chuyện…và giúp chúng ta phân biệt được các vị chua, cay, mặn, ngọt… + Chúng mình phải làm gì để bảo vệ răng miệng? - Cô khái quát: Mắt, mũi, miệng, tai cũng gọi là các giác quan * Tay: - Cho trẻ chơi “Giấu tay” - Tay để làm gì? - Chúng mình có mấy tay? - Cô nói đặc điểm của tay cho trẻ biết, nói đến đâu cô chỉ cho trẻ biết: Bắp tay, khuỷu tay, cánh tay, cổ tay, bàn tay.. * Chân: - Đây là cái gì? - Chân có tác dụng gì? - Chân có đặc điểm gì? 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> => Trên cơ thể chúng ta bộ phận nào cũng quan trọng như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để thở, miệng để nói và ăn, tay để cầm nắm các đồ dùn, đồ chơi, chân để đứng, đi, chạy, nhảy… - Vì vậy muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các cháu phải làm gì? * Giáo dục trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh hàng ngày các cháu ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, cua, trứng… và ăn đầy đủ các loại rau, quả, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh. Hoạt động3: *Trò chơi: “ Bé thông minh” - Cô cho trẻ xem các bộ phận cơ rheer trên slide và đặt câu hỏi về chức năng của bộ phận đó, trẻ sẽ chọn bức tranh nói về chức năng của bộ phận cơ thể đó. Đội nào rung xắc xô trước sẽ được quyền trả lời, đội nào trả lời đúng thì được tặng 1 bông hoa. - Luật chơi: Chỉ được rung xắc xô sau khi cô nêu câu hỏi. - Cô nhận xét sau khi trẻ chơi, tuyên dương đội có nhiều câu trả lời đúng * Kết thúc : Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.. Chủ đề : Bé và gia đình thân yêu Tên bài : Một số đồ dùng trong gia đình ( Đồ dùng để ăn, để uống, để mặc) Độ tuổi : 4-5 tuổi I.Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết, gọi tên một số đồ dùng để ăn, để uống, để mặc trong gia đình. - Trẻ biết đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng đó. 2. Kỹ năng - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc. - Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng, chất liệu. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú và tham gia tích cực hoạt động. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, cẩn thận khi sử dụng. II. Chuẩn bị - Máy tính, silde các đồ dùng gia đình cho trẻ xem mở rộng. - Đồ dùng để ăn, để uống, để mặc thật : Bát, cốc, áo. - Phách tre có dán đồ dùng gia đình để chơi trò chơi - Hình ảnh đồ dùng trong gia đình cho trẻ chơi trò chơi - Hồ dán, khăn lau... Hoạt động cô Hoạt động trẻ 1.Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ xúm xít bên cô. Trẻ xúm xít bên cô - Cô giới thiệu khách -Trẻ chào khách - Cho trẻ đọc đồng dao kết hợp chơi trò chơi ‘‘Vuốt ve’’. Trẻ đọc đồng dao và - Các con vừa đọc bài đồng dao nhắc đến một số đồ dùng gì ? chơi. 2. Nội dung Trẻ trả lời 5.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> a. Quan sát trò chuyện - Cho trẻ kể những đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết. - Cô giới thiệu bài. * Đồ dùng để ăn - Cô đọc câu đố trẻ đoán xem đó là cái gì ? ‘‘ Miệng tròn lòng trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày’’ ( Cái bát, cái đĩa) -Cả lớp giải câu đố -Cô đưa vật thật : Cái bát - Ai có nhận xét gì về cái bát ? - Cái bát này có đặc điểm gì? + Miệng bát như thế nào ?( Cho trẻ sờ vào miệng bát) + Bát được trang trí như tế nào ? + Bát dùng để làm gì ? + Tại sao bát lại đứng được ? + Chiếc bát này được làm từ chất liệu gì ? - Cô khẳng định lại và giáo dục trẻ. * Mở rộng - Ngoài bát làm bằng sứ con biết bát làm bằng gì ? - Cho trẻ kể một số đồ dùng để ăn mà trẻ biết. - Cô mở rộng một số đồ dùng để ăn trên máy chiếu. * Đồ dùng để uống -Cô đưa cái cốc và hỏi : Đây là cái gì ? - Ai có nhận xét gì về cái cốc ? + Miệng cốc có dạng hình gì ? +Cô chỉ vào quai cốc và hỏi trẻ : Đây là cái gì ?Quai cốc để làm gì ? + Cốc có màu gì ? + Cốc dùng để làm gì ? + Chiếc cốc này được làm từ chất liệu gì ?Khi sử dụng các con phải làm gì ? -Cô khẳng định lại và giáo dục trẻ. *Mở rộng - Ngoài cốc được làm từ nhựa cốc còn được làm từ chất liệu gì ? -Mở rộng một số đồ dùng để uống : Ấm trà, chén, phích nước, bình nước. * Đồ dùng để mặc - Cô đưa cái áo và hỏi trẻ : Đây là cái gì ? - Cái áo dùng để làm gì ? - Cái áo được làm từ chất liệu gì ? - Cô khẳng định lại và giáo dục trẻ. * Mở rộng - Một số đồ dùng để mặc : Quần, váy, quần áo yếm, áo khoác * Mở rộng : -Ngoài đồ dùng để ăn, để uống, để mặc còn một số đồ dùng gì trong gia đình mà các con biết nữa ? 6. -Trẻ kể. -Trẻ giải câu đố. -Trẻ quan sát và nhận xét. -. Trẻ trả lời. -. Trẻ trả lời. -. Trẻ trả lời. -Trẻ quan sát và nhận xét. -Trẻ kể một số đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cô khẳng định lại - Cô cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình :Đài, tủ lạnh, giường, quạt, tivi. b. So sánh - Các đồ dùng này có điểm gì giống và khác nhau ? - Cô khẳng định lại : * Giống nhau : - Đều là đồ dùng trong gia đình - Đều rất cần thiết trong đời sống con người. * Khác nhau - Khác nhau về tên gọi : Cái bát, cái cốc, cái áo. - Khác nhau về công dụng : Bát để ăn, cốc để uống nước, áo để mặc - Khác nhau về chất liệu : Cái bát làm bắng sứ, cái cốc làm bằng nhựa, cái áo làm bằng vải. c. Trò chơi củng cố * TC1 : Bé khéo tay Cách chơi : Cô chuẩn bị các con rất nhiều đồ dùng trong gia đình ở trò chơi này cô yêu cầu các con chọn và dán đúng đồ dùng để ăn dán vào hình vuông,đồ dùng để uống dán vào hình chữ nhật, đồ dùng để mặc dán vào hình tròn.Thời gian cho trò chơi này là một bản nhạc.Bạn nào dán đúng bạn đó giành chiến thắng. -Trẻ chơi *TC2 : Bé đi siêu thị Cách chơi :Cô đã chuẩn bị cho các con mỗi bạn 2 cái phách tre. Mỗi phách cô dán một hình ản đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc. Các con vừa đi vừa đọc đồng dao khi nghe cô nói mua gì thì các con giơ phách và nói tên đồ dùng đó. -Cho trẻ chơi 2-3 lần. 3.Kết thúc Củng cố- NXTD - Trẻ hát vận động : Cả nhà tương nhau. -Trẻ so sánh và trả lời -Trẻ về nhóm chơi. -Cả lớp chơi. - Trẻ hát vận động. Đề tài : Phương tiện giao thông đường thuỷ Lớp : 4-5 tuổi I.. Mục đích – yêu cầu : 1. Nhiệm vụ giáo dưỡng ; - Trẻ nhận biết một số đặc điểm của loại đường PTGT đường thuỷ như: chạy ở dưới nước, trẻ biết nguyên tắc hoạt động của PTGT đường thuỷ (do đâu mà PTGT đường thuỷ chạy được) - Trẻ biết công dụng chung cuả PTGT đường thuỷ : dùng chở người và chở hàng hoá.. 7.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> -. Trẻ có khả năng so sánh sự khác nhau, giống nhau giữa thuyền, tàu thuỷ, buồm. - Trẻ phân biệt được một số PTGT đường thuỷ như : tàu thuỷ, ca nô, ghe, phà, bè … 2. Nhiệm vụ phát triển : - Phát triển óc quan sát, trí nhớ của trẻ - Phát triển ngôn ngữ : trẻ trả lời to rõ, trọn câu. 3. Nhiệm vụ giáo dục : - Giáo dục cháu biết cách bảo vệ môi trường: không vứt rác hay đồ chơi xuống nước. II. Chuẩn bị : - Mô hình cảnh biển - Bài thơ “Đèn và thuyền” - Bài hát “tàu thuỷ” - Những trò chơi về PTGT đường thuỷ - Đàn, máy casset - Những nguyên vật liệu khác nhau để làm thuyền III. Tiến hành : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định vào bài : Cô đố trẻ và đặt câu hỏi ngắn: - Trẻ ngồi xung quanh cô Làm bằng gỗ Nổi trên sông Tay chèo nhanh Mau tới bến Đố là cái gì? - Chiếc thuyền Đúng rồi: - Thuyền thường chạy ở những đâu? - Ở dưới nước : ao, biển, sông, suối. - Thuyền dùng để làm gì? Ngoài ra, thuyền còn chở khách đi du lịch. Bây giờ chúng mình cùng nhau làm thật nhiều thuyền để đi chơi. Cho trẻ tạo thuyền theo nhóm. Trẻ làm xong cô cho trẻ đặt vào mô hình : - Lớp mình đã tạo được rất nhiều thuyền. Mai mốt lớn lên mình sẽ làm những chiếc thuyền to lớn như thế nào? Chơi trò chơi “Tàu thủy” về đội hình chữ U 2. Tiến hành – đàm thoại về PTGT đường thuỷ - Các bạn giỏi thật đã làm rất nhiều thuyền : Thuyền được làm bằng những gì? (cô gọi trẻ lên chỉ vào mô hình) 8. - Tàu thuỷ thật lớn. - Trẻ trả lời..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> . Thuyền dùng để làm gì?. A đúng rồi! Trong bài thơ “Đèn và thuyền” cũng miêu tả như vậy (cho cả lớp đọc bài thơ) Theo con, mình có thể ngồi lên những chiếc thuyền này đi qua biển được không? Trò chơi “Thuyền và sóng” kết hợp với tiếng sóng trong đàn. - Ngoài thuyền còn có những phương tiện gì chạy được trên biển. Cô hỏi thêm trẻ: Nhận xét gì về thuyền và tàu thuỷ? Nhận xét gì về thuyền và canô? Luyện tập : Trò chơi củng cố “đoán với ngôi sao” Tàu thuỷ (chạy nhờ động cơ) Thuyền buồm (chạy nhờ sức gió) Thuyền (chạy nhờ sức người) - Luật chơi : trẻ và cô tìm hiểu đặc điểm của chúng sau đó đoán tên gọi Trò chơi luyện tập: Nhóm 1 :đưa PTGT về đúng nơi hoạt động Nhóm 2 : tô màu PTGT đường thuỷ Nhóm 3 : phân loại chúng theo nguyên tắc hoạt động IV. Kết thúc giờ học : vận động theo nhạc bài hát “Tàu thuỷ”. - Trẻ đọc bài thơ “Đèn và thuyền” - Thuyền sẽ bị chìm - Trẻ chơi tự do. - Tàu thuỷ, canô, bè, ghe - Trẻ trả lời. -. Trẻ nghe về đặc điểm và trả lời đúng – sai. . - Trẻ lấy và gắn PTGT đường thuỷ về đúng nơi hoạt động. Chủ điểm: Thế giới động vật Đề tài: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH Lứa tuổi: 4 -5 tuổi Ngày dạy: Thứ 3.23/02/2010 Người dạy: I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên nhận biết được những đặc điểm rõ nét về cấu tạo, môi trường sống của một số vật nuôi trong gia đình: Gà, vịt, chó mèo....So sánh nhận xét đặc điểm giống và khác nhau giữa gà và vịt 9.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nói câu có đầy đủ chủ ngữ - Trẻ biết hát thể hiện tình cảm bài : Gà trống mèo con và cún con, Ai cũng yêu chú mèo - Trẻ hứng thú chơi trò chơi * Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc con vật. II. Chuẩn bị: 1.Đồ dùng của cô: Hình ảnh các con gà, vịt ,chó, mèo...Máy chiếu 2.Đồ dùng của cô: Hình các con vật gà, vịt, chó ,mèo, 3.Đội hình: Ngồi theo hình chữ U 4.Địa điểm: Trong lớp III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Hát ''Gà trống , mèo con và cún con'' - Cô gọi trẻ lại gần và hát bài''Gà trống , mèo con và cún con'' ? Các con vừa hát bài hát gì - ''Gà trống , mèo con và cún con'' ? Bài hát nói về những con vật nào ? Các con có nhận xét gì về nơi ở của các con vậtnày. - Trẻ kể. - Là con vật sống trong gia đình - Nhà cô H cũng nuôi nhiều các con vật. Một hôm các con vật tranh luận với nhau con nào cũng nhận là mình đáng yêu nhất. Bây giờ chúng mình cùng giúp cô phân sử con vật nào đáng yêu nhất. * Hoạt động 2: Trò chuyện đầm thoại về các con vật Con gà: Trong cuộc tranh luận sôi nổi ấy, cô H nghe thấy tiếng nói dõng dạc của một con vật....... . ? Đố các con biết đó là tiếng nói của con gì - Con gà ? Các con có nhận xét gì về con gà trống. - Trẻ nhận xét. ? Phần đầu gà có gì. - Đầu, mình,đuôi. ? Phần mình của con gà trống có đặc điểm gì. - Trẻ nhận xét. ? Gà có mấy chân. - Trẻ trả lời 10.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> ? Các con thấy đuôi của gà trống như thế nào. - Bằng tiếng gáy. ? Để đánh thức mọi người dậy gà trống phải làm gì. - Đẻ trứng. ? Ngoài gà trống ra các con còn biết những gà gì nữa. Để lấy thịt, trứng. - Gà mái, gà con - Thóc, gạo,ngô. ? Đố các con biết gà mái đẻ ra gì nào ? Thức ăn của gà là gì ? Nuôi gà để làm gì => Củng cố: Con gà trống có phần đầu, phần mình, phần đuôi........... Con vịt: Và cô tiếp tục lắng nghe lần này lần này là giọng nói khàn khàn của một con vật: Còn tôi ngày thì xuống ao bơi để mò tôm mò tép.... ? Các con có nhận xét gì về con vịt này - Con vịt ? Đầu vịt có gì. - Đầu mình đuôi. ? Các con có nhận xét gì về mỏ vịt. - Trẻ trả lời. ? Mình của con vịt thì có đặc điểm gì ? Vì sao vịt bơi được. - Vì chân vịt có màng. ? Vịt đẻ con hay đẻ trứng ? Con vịt kêu như thế nào. - Cặp cặp. ? Nuôi vịt để làm gì - Lấy thịt và trứng => Củng cố: Con vịt có đầu..........mỏ dài bẹt, chân có màng như mái chèo vững chắc để giúp cho vịt bơi được ở dưới nước + Mở rộng, giáo dục: ? Ngoài con gà con vịt các con biết con vật nào có hai chân hai cánh và đẻ trứng. - Trẻ kể tên. ? Những con vật này thuộc nhóm gì. - Nhóm gia cầm. ? Những con vật này có ích lợi gì. - Cho thịt, trứng. ? Các con biết những món ăn gì từ thịt và - Trẻ kể tên trứng - Những con vật này có rất nhiều ích lợi cho con người vì vậy mà các con phải biết chăm sóc, bảo về, các con có thể giúp bố mẹ cho gà vịt ăn. Các 11.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> con nhớ không được chơi gần các con vật đó để đảm bảo vệ sinh an toàn *Con mèo: Có một con vật cứ đi đi lại lại nó lên tiếng: Tôi là con vật đi lại nói năng nhẹ nhàng..... ? Các con đoán xem đó là con gì - Con mèo ? Các con có nhận xét già về con mèo. - Trẻ nhận xét. ? Đầu mèo có những gì ? Mình mèo như thế nào. -Trẻ trả lời. ? Mèo có mấy chân ? Các con có nhận xét gì về chân mèo ? Đuôi mèo có đặc điểm gì. - Đuôi mèo dài. ? Con mèo nó kêu như thế nào ? Con mèo đẻ con hay đẻ trứng. - Đẻ con. ? Mèo thích ăn gì. - Ăn cá, Chuột. ? Nuôi mèo để làm gì. - Để bắt chuột. ? Khi bắt chuột con mèo phải như thế nào => Củng cố: Mèo có đầu, mình, đuôi.......dưới chân mèo có đệm thịt và móng vuốt rất nhọn.............. - Cho trẻ hát bài: Ai cũng yêu chú mèo * Con chó: Trong suốt cuộc tranh luận ấy, cô H thấy một con vật rất điềm đạm ......... ? Các con có biết đấy là con vật gì không ? Các con có nhận xét gì về bề ngoài của con chó - Câu hỏi tương tự như hỏi con mèo => Củng cố: Con chó có đầu, mình, đuôi....... + Mở rộng: ? Ngoài chó, mèo ra các con còn biết con gì có bốn chân đẻ con ? Những con vật này thuộc nhóm gì * Giáo dục: Những con vật này có rất nhiều lợi ích cho con người, ngoài cung cấp thực phẩm ra .........Vì vậy các con cần biết yêu quý và chăm sóc các con vật đó Vậy qua câu chuyện này các con thấy con vật nào đáng yêu nhất, cô thấy 12.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> các con vật này đều rất là đáng yêu. * So sánh con gà con vịt - Cô đưa hình ảnh bốn con vật, cất dần số hình ảnh để lại con gà và con vịt ? Con gà và con vịt có đặc điểm gì giống nhau ? Gà và vịt có điểm gì khác nhau => Củng cố lại lời nhận xét của trẻ * HĐ 3: Trò chơi luyện tập TC: Thi xem đội nào nhanh Cô nói cách chơi, luật chơi, sau đó tổ chức cho trẻ chơi - Trẻ chơi xong cô cungf trẻ kiểm tra kết quả, tuyên bố đội chiến thắng * HĐ 4: Kết thúc: hát "Gà trống, mèo con và cún con", ra chơi.. CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng” ĐỘ TUỔI: THỜI GIAN:. 4 -5 Tuổi 25 – 30 phút. 1. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 2. Kiến thức: -Trẻ hiểu những công trình xây dựng là do những chú công nhân xây dựng làm nên. -Biết được những công việc chính của một người công nhân xây dựng: Trộn vữa, xây, trát… – Trẻ biết một số đặc điểm, những dụng cụ và vật liệu mà các chú công nhân sử dụng trong khi làm việc. 2.. Kỹ năng:. – Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc. – Rèn khả năng quan sát, chú ý có chủ định. 3. Thái độ :. 13.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Yêu quý, biết ơn các cô chú công nhân xây dựng. Từ đó giáo dục trẻ biết yêu mến quý trọng người lao động. – Biết giữ gìn trường lớp, nhà cữa, các công trình công cộng do các cô chú công nhân xây dựng xây nên (Không vẽ bậy lên tường…) – Biết phối hợp cùng nhau trong một số thao tác thực hành. 1. CHUẨN BỊ 2. Chuẩn bị cho cô: – Hình ảnh về các công trình xây dựng trên máy tính (Nhà ở, Trường học, Bệnh viện, tòa nhà cao tầng) – Hình ảnh các cô chú công nhân đang làm việc (Chở gạch, trộn xi măng-cát, xây, trát tường). – Hình ảnh nguyên vật liệu xây dựng.(Gạch, cát, xi măng, sỏi đá, Sắt thép) – Một số nguyên vật liệu xây dựng thật: Gạch, Xi măng, Cát… – Hình ảnh 1 số dụng cụ xây dựng (Bay, xô, bàn xoa, thước xây) – 3 ngôi nhà biểu tượng cho 3 sản phẩm của nghề xây dựng để chơi trò chơi “về đúng nhà”. – Trang phục: Áo dài 1. Chuẩn bị cho trẻ: – 1 trẻ 1 rổ đựng lô tô về nghề xây dựng ( Bay, xô, bàn xoa, thước xây nhà ở) * Tích hợp: Âm nhạc, TD, toán, đồng giao, tạo hình… III. CÁCH TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: Gây hứng thú. – Cô và cả lớp cùng hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” – Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. – Chiếu trên máy tính cho trẻ xem hình ảnh về những sản phẩm mà các cô chú công nhân đã làm nên (Nhà ở, Trường học, Bệnh viện, tòa nhà cao tầng) * Hoạt động 2: 2.1/ “Tìm hiểu về công việc của chú công nhân xây dựng”. 14.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> – Trình chiếu cho trẻ xem hình ảnh về công việc của các cô chú công nhân xây dựng (Chở gạch, trộn xi măng-cát, xây, trát tường), hỏi trẻ: – Làm thế nào để các cô chú có thể xây dựng nên được những ngôi nhà như vậy? Và để xây được những ngôi nhà như vậy thì cần những nguyên vật liệu gì? – Bây giờ chúng mình cùng tìm hiểu xem các cô chú công nhân đã dùng những nguyên vật liệu gì để xây nhé! 2.2/ “Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của một số vật liệu xây dựng” – Cô trình chiếu lần lượt các nguyên vật liệu cho trẻ quan sát: + Gạch: – Đây là gì cả lớp? (Viên Gạch) – Viên gạch có hình gì?(Hình khối chữ nhật) – Cô đưa viên gạch thật ra cho trẻ quan sát. – Cô mời 2-3 trẻ lên sờ viên gạch. – Con thấy viên gạch như thế nào?(Cứng) – Gạch là 1 loại nguyên vật liệu dùng để xây nhà đấy các con ạ! nhưng để các viên gạch gắn chặt lại với nhau và giúp tường không bị đổ, chúng ta phải có gì? + Cát, xi măng – Cô chiếu hình ảnh cát, xi măng cho trẻ xem, đưa cát và xi măng thật ra cho trẻ quan sát. – Chúng ta cần có cát và xi măng trộn lại thành vữa. Khi xi măng và cát trộn vào nhau, đổ thêm nước chúng sẽ trở nên dẻo – Vừa nói cô vừa trộn xi măng với cát và đổ nước vào. – Cô mời 2 trẻ lên dùng bai xúc vữa dơ lên và đổ xuống cho vữa chảy xuống. => Đây là vữa, rất dẻo và dính. Nhờ có vữa mà các viên gạch mới gắn chặt lại được với nhau, như thế tường mới không bị đổ, Các con đã hiểu chưa?. 15.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> * Mở rộng: Ngoài gạch, cát, xi măng ra các con còn biết những vật liệu gì nữa? – Cô trình chiếu hình ảnh sắt, thép, đá sỏi, gạch lát nền(Gạch hoa) – Ngoài ra còn có các dụng cụ để các cô chú công nhân xây dựng như: Bay, xô, bàn xoa, thước xây (Chiếu hình ảnh các dụng cụ xây dựng cho trẻ xem) + Cô vừa cho các con được làm quen với nghề xây dựng, các con có yêu quý các cô chú công nhân xây dựng không? – Ngoài nghề này ra con còn biết nghề nào nữa? – Ước muốn của con sau này làm nghề gì? – GD: Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều nghề và nghề nào cũng đều rất cao quý, có ích cho xã hội và đáng trân trọng. Vì vậy các con phải biết trấn trọng các nghề, trân trọng những người lao động và công việc của họ đang làm vì những nghề này đều mang lại những nhu cầu, những lợi ích riêng cho cuộc sống của chúng ta đấy! Các con đã nhớ chưa nào! * Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập – Cũng cố + Trò chơi 1: “Thi xem ai nhanh” – Hôm nay các con học rất ngoan, rất giỏi nên cô Trang có 1 món quà tặng cho các con đấy! Cô mời các con cùng nhận quà nào! – Trẻ vui đọc đồng giao “Đi cầu đi quán” – Cô phát rổ cho trẻ. – Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn một rổ lô tô.Các con hãy nhìn xem trong rổ có những gì? (lô tô dụng cụ và sản phẩm của nghề xây dựng) Cách chơi: Khi cô yêu cầu các con tìm dụng cụ hoặc sản phẩm nào của nghề xây dựng thì các con phải tìm nhanh dụng cụ/ sản phẩm đó rồi dơ lên thật nhanh, các con đã biết cách chơi chưa nào? – Tổ chức cho trẻ chơi. – Lần 1: Cô nói tên nguyên vật liệu. – Lần 2: Cô nói tên sản phẩm – Nhận xét trẻ chơi. + Trò chơi 2: “Về đúng nhà”. 16.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> – Thu rổ và cho trẻ giữ lại 1 lô tô mà trẻ thích nhất! – Cô giới thiệu cách chơi: – Các con hãy nhìn xem, xung quanh lớp cô Trang đã chuẩn bị cái gì?(3 ngôi nhà có hình các dụng cụ và sản phẩm của nghề xây dựng: Xô-bay, Thước xây-bàn xoa, ngôi nhà.) – Trẻ vui hát bài trời nắng trời mưa đi vòng tròn, hết bài trẻ nào cầm lô tô hình sản phẩm nào thì về nhà hình sản phẩm đó. – Đổi lô tô cho nhau. – Cho trẻ chơi 2-3 lần. + Bé tô màu tặng cô => Các con ơi! Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam rồi đấy, chúng mình đã chuẩn bị món quà gì tặng cô giáo chưa nào! Bây giờ chúng mình hãy cùng tô màu những bức tranh này thật đẹp để tặng cô giáo nhân ngày 20/11 nhé! – Cô chuẩn bị cho trẻ 3 bức tranh về 3 sản phẩm của nghề xây dựng. Chia trẻ thành 3 tổ và cùng tô màu bức tranh tặng cô nhân ngày 20/11. – Cô nhận xét và khen ngợi trẻ. * Hoạt động 4: Nhận xét, kết thúc PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: Khám phá khoa học Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ NGHỀ SẢN XUẤT. Đối tượng 4-5 tuooit. Thời gian: 25=30 phút. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. -Trẻ biết được công việc của nghề sản xuất như: công nhân làm việc trong các nhà máy, nông dân làm việc trên đồng ruộng và một số đồ dùng, dụng cụ của mỗi nghề. -Trẻ phân biệt mỗi nghề đều có công việc, đồ dùng, dụng cụ khác nhau và lợi ích của mỗi nghề đối với xã hội.. -Giáo dục trẻ biết yêu quý các ngành nghề, tôn trọng nghề nghiệp của mỗi người. Trẻ ngoan, lễ phép, vâng lời cô, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè. II. CHUẨN BỊ. * Tổ chức hoạt động:Trong lớp * Đồ dùng: - Cô: Tranh ảnh 17.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Cháu: III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1/ Hoạt động mở đâu: - Hát vận động bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Bài hát nói về ai vậy con? - Các con nhìn xem trong tranh có những nghề gì? - Quần áo, đồ dùng, đồ chơi của các con do ai sản xuất? - À đúng rồi đó! Thế thì hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về nghề sản xuất xem nha. 2/ Hoạt động trọng tâm: a. Trò chuyện đàm thoại: - Hát vận động bài “ Ơn bác nông dân” - Bài hát nói về ai vậy con? - Cho trẻ xem tranh vẽ bác nông dân - Các con có biết bác nông dân làm những công việc gì không? - Khi đi làm thì bác nông dân cần có những đồ dùng, dụng cụ gì? - Cho trẻ quan sát tranh đồ dùng, dụng cụ của nghề nông dân. - Bác nông dân làm ra những sản phẩm gì? - Để có được hạt gạo trắng thơm, rau xanh, quả ngọt cho các con ăn hàng ngày đó là nhờ công của ai đã sản xuất ra? - Vậy các con phải làm gì để biết ơn các cô bác nông dân? - Hát vận động bài “ Cháu yêu cô thợ dệt” - Bài hát nói đên ai vậy con? - Cho trẻ xem tranh về các cô chú công nhân - Cô thợ dệt làm ra những sản phẩm gì? - Cô thợ dệt còn gọi là nghề gì? - Các cô chú công nhân làm việc ở đâu? - Nghề công nhân sản xuất ra những sản phẩm gì? -Trò chuyện với trẻ về nghề chăn nuôi b Trò chơi: Thi chọn nhanh - Cô nói tên nghề trẻ chọn nhanh đồ dùng ,sản phẩm 18. - Trẻ hát vận động cùng cô. - Cô chú công nhân - Trẻ trả lời - Trẻ kể tên các nghề - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và vận động - Trẻ trả lời. - Trẻ xem tranh - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và nhận xét - Trẻ kể: Bắp, gạo, tiêu, cà phê… - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ - Trẻ hát và vận động -. Cô thợ dệt - Trẻ xem tranh và nhận xét - Tơ, vải.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> của nghề nào đó - Cho trẻ chơi thử - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. *Giáo dục: - Các cô chú công nhân, nông dân sản xuất ra nhiều sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho đời sống con người, nhờ đó mà chúng ta có đồ dùng, vật dụng để sử dụng hàng ngày vì vậy các con phải yêu quý, giữ gìn những sản phẩm của nghề sản xuất và biết ơn các cô chú đã vất vả làm ra nha. 3/ Kết thúc: Hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân ”-.. - Công nhân - Trong nhà máy - Quần áo, đồ dùng, đồ chơi… - Trẻ nói tên đồ dùng hoặc tên nghề Trẻ chơi thử - Trẻ chơi 3 - 4 lần - Trẻ hát vận động cùng cô.. CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON Đề tài : Trò chuyện về trường, lớp mẫu giáo của bé. Lứa tuổi: MGN (4-5 tuổi). Thời gian: 20 – 25 phút I/ Mục đích – Yêu cầu: 1, Kiến thức: - Trẻ biết tên trường, tên lớp, trường ở đâu. - Trẻ biết trong trường có những ai. - Trẻ biết tên bạn trai, bạn gái, thấy các bạn đều đáng yêu, đáng quý như nhau. 2, Kỹ năng: - Trẻ chú ý và ghi nhớ được các hình ảnh về trường, lớp, bạn bè… - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. 3, Thái độ: - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp học. - Trẻ yêu thương bạn bè, thầy cô, biết giúp đỡ các bạn. II/ Chuẩn bị: - Hình ảnh toàn cảnh về trường mẫu giáo.( ảnh trẻ đang vui chơi, bác lao công đang quét dọn, bác bảo vệ, ảnh cổng trường mầm non, sân trường, các phòng học…) - Băng đĩa có bài hát về trường mẫu giáo.(Vườn trường mùa thu, Trường chúng cháu là trường mầm non, Vui đến trường, Em đi mẫu giáo, bài ca đi học, Cháu vẫn nhớ trường mầm non…) - Tích hợp: Âm nhạc. III/ Tiến hành: Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. 1, Ổn định, gây hứng thú - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài :. - Cả lớp hát và vận. 19.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> -. “Vui đến trường”. Các con vừa hát bài hát nói về gì? Đến trường các con có thấy vui không? Đến trường các con được gặp ai? Cô tóm ý trẻ: khi đến trường thì các con được gặp lại bạn, gặp lại cô…rất vui đúng không nào. Bây giờ, cô sẽ mời cả lớp mình đi tham quan ngôi trường thân yêu của chúng mình, các con đã sẵn sàng chưa nào?. 2, Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về trường mầm non: - Cô tổ chức cho trẻ đi tham quan các khu vực trong trường, định hướng cho trẻ quan sát về quang cảnh trường mầm non, các khu vực trong trường, những người làm việc trong trường mầm non…sau đó cô gợi ý trò chuyện cùng trẻ. - Lúc nãy cô cùng các con đi tham quan 1 vòng quanh trường các con còn nhớ trường mình gồm có những gì không? - Để xem ai các con nhớ được những gì, cô mời các con cùng tham gia trò chơi “Ai nhớ hay thế” - Trường mình có tên là gì? Ở phường nào? (Trường mầm non Hoa Hướng Dương, phường Quan Hoa) - Đầu tiên khi bước vào trường các con thấy gì?(Rất nhiều phòng học, đu quay…..) - Ở sân trường có gì? Dùng để làm gì? Khi ra sân chơi con sẽ được chơi những gì ? - Trường mình có những phòng nào? Đó là lớp nào? (phòng cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, phòng bếp, phòng của bác bảo vệ và rất nhiều phòng học của chúng mình đấy) - Trong trường có những ai? ( cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, các cô dạy chúng mình học,các cô lao công, bác bảo vệ, các cô bác nấu ăn, ….) Các con ơi! Hàng ngày bác lao công phải dậy thật sớm để quét dọn sân trường, lau đồ chơi…hết sức vất vả. - Vậy các con phải làm gì cho bác lao công vui lòng? ( Không vứt rác bừa bãi, hái hoa…) - Các con học lớp gì? Ai dạy con học? hàng ngày cô thường làm những công việc gì? - Đến lớp con được làm những gì? - Lớp ta có bao nhiêu bạn? Ai là bạn gái đứng lên nè? Các con thấy bạn gái có đặc điểm gì giống nhau?(điệu đà, thường mặc váy,tóc dài và rất dễ thương…) - Ai là bạn trai đứng lên! Các bạn trai thì có đặc điểm gì giống nhau?(tóc ngắn, và rất ga năng, hay giúp đỡ các bạn nữ…) Lớp mình rất đông đúng không nao? Có bạn đã được học lớp mầm, lớp chồi, lại có bạn mới vào học nên rất bỡ ngỡ, 20. động cùng cô. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ - Trẻ trả lời.. - Cô cùng trẻ ra sân trường.. - Trẻ trả lời. - Trẻ tham gia trò chơi cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời.. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> các con hãy giúp đỡ các bạn để các bạn thật chăm ngoan học giỏi chúng mình có đồng ý không nào? 3, Trò chơi “Hát múa về trường mẫu giáo” - Hôm nay, các con học rất giỏi, cô sẽ thưởng cho chúng -Trẻ chơi theo hướng mình 1 trò chơi, cả lớp có thích chơi trò chơi không nào? Trò dẫn của cô. chơi mang tên “Cháu hát múa về trường mẫu giáo” - Cô tổ chức cho trẻ hát múa về trường mẫu giáo. - Cô động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia vận động nhịp nhàng theo nhạc.. Nước và hiện tượng tự nhiên. Chủ điểm: Đề tài: Ngày và đêm Đối tượng: Số lượng trẻ:. 4 - 5 tuổi 20 - 25 trẻ. Thời gian thực hiện: 25 -30 phút I - Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ban ngày và ban đêm ( ban ngày có mặt trời, ban đêm có mặt trăng và các ngôi sao) - Trẻ biết được thời gian xuất hiện của mặt trời các buổi trong ngày. Trẻ hiểu được Mặt trăng và các vì sao xuất hiện vào ban đêm 2. Kỹ năng: -Trẻ phân biệt được các hiện tượng tự nhiên ban ngày và ban đêm -Trẻ phân biệt được mặt trời mặt trăng và các vì sao -Trẻ thực hiện và trả lời theo yêu cầu của cô rõ ràng mạch lạc 3 .Thái độ Trẻ thích tham gia hoạt động cùng cô II / Chuẩn bị: -12 thẻ mặt trăng ,12 thẻ mặt trời -Hình ảnh trên màn hình về ban ngày và ban đêm -Lô tô về các hiện tượng tự nhiên về ban ngày và ban đêm -Tranh tô ,tranh dán về các hiện tượng tự nhiên về ngay và đêm -Bút màu ,hồ dán,các nguyên vật liệu cắt dán từ giấy màu (Như trăng, sao, mây…) -Băng đĩa bài:-''Bé và trăng'' -''Rước đèn dưới ánh trăng" -Đàn III/ TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 21.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1. Ổn định tổ chức: -Xúm xít xúm xít -Hôm nay lớp chúng mình có rất nhiều các bác các cô đến thăm các bé khoanh tay chào các bác các cô nào -Để đón chào các cô các bác chúng mình cùng múa hát một bài cho vui nhé -Cô thấy các bé hát múa rất hay thưởng cho các bé một tràng pháo tay -Các bé ơi !các bé có biết mặt trăng xuất hiện vào lúc nào không?(1-2 trẻ lên trả lời) -Thế còn mặt trời xuất hiện vào lúc nào? Để xem ban ngày và ban đêm có những hiện tượng tự nhiên gì cô mời các bé về chỗ khám phá nhé!(trẻ cầm đồ dùng về chỗ để ra sau) 2.Bài mới: a.Hoạt động 1:Khám phá ''Ban ngày'' -Nào các con cùng nhìn lên đây xem cô có hình ảnh về gì đây nhé ?(hình ảnh trên máy chiếu) -Cô mời con ? -Tại sao con biết đây là bầu trời ban ngày? À đúng rồi đây là bầu trời ban ngày đấy vì có ông mặt trời chiếu sáng -Ngoài hình ảnh mặt trời ra còn có hình ảnh gì cô mời con -Dưới mặt đất còn có em bé đang vui đùa bắt bướm nữa -Những hôm trời có nhiều mây các con có nhìn thấy ông mặt trời không? Vì sao con biết? =>Liên hệ với ngày hôm đó bầu trời như thế nào (Hỏi trẻ) -Cho dù những ngày nhiều mây chúng ta không nhìn thấy ông mặt trời nhưng những tia nắng của mặt trời vẫn chiếu xuống làm cho trái đất chúng ta vẫn sáng đấy -Thế các bé có biết ông mặt trời mọc vào buổi nào không? (Hình ảnh mặt trời hiện dần sau dãy núi trên máy chiếu).Lúc mặt trời mọc lên còn được gọi là ''Bình minh '' các con ạ -Bé nào cho cô biết buổi sáng khi bình minh lên các bé ngủ dậy phải làm gì?(trẻ kể) -Các con nhìn tiếp xem đây là hình ảnh gì ?(cảnh ông mặt trời buổi trưa ở trên máy chiếu) -Ông mặt trời toả nắng gay gắt vào buổi nào? Đây là buổi trưa đấy, lúc này là ông mặt trời chiếu ánh nắng gay gắt nhất.Vào các buổi trưa hè nắng nóng các con đi ra đường phải đội mũ nón và đặc biệt không được nhìn lên trời nhìn lên rất có hại cho mắt -các con có biết mặt trời lặn vào buổi nào không?(Hình ảnh mặt trời lặn trên màn chiếu ) 22. Quanh cô Trẻ chào khách Trẻ hát múa. Trẻ trả lời Trẻ trả lời. Cảnh bầu trời ạ Vì bầu trời sáng ,có ông mặt trời,có em bé đang bắt bướm. Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ tự kể Buổi sáng ạ. Trẻ tự kể Buổi trưa ạ. Buổi chiều ạ.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> -Để xem bạn trả lời đúng không cô con mình cùng hướng lên màn hình nhé =>khen trẻ Đúng rồi đấy mặt trời lặn vào buổi chiều hay còn gọi là ''Hoàng hôn ''báo hiệu một ngày sắp kết thúc:Mọi người về nhà nghỉ ngơi các bé được bố mẹ đến đón sau một ngày ở trường -Các bé ơi vừa rồi cô cho các bé khám phá về gì b/ Hoạt động 2:Khám phá ''Ban đêm'' -Cô thấy các bé học ngoan giỏi cô thưởng cho các bé một trò chơi:trò chơi mang tên ''Chiếc hộp kì diệu'' *Cách chơi như sau :cô có một chiếc hộp to mời 3 bạn lên ngồi vào chiếc hộp xem điều gì kì diệu đến với 3 bạn này nhé (trẻ ngồi cô hỏi trẻ )=>Cho trẻ chơi 2 lần - Cô hỏi trẻ các bé có nhìn thấy gì không? - Bây giờ cô soi đèn pin vào các bé có nhìn thấy gì không? -Như vậy ban đêm nhờ có ánh đèn pin , đèn dầu… chúng mình mới nhìn thấy mọi vật xung quanh -Để xem ban đêm có những hiện tượng gì nữa cô mời các con khám phá tiếp nhé -Cô cho trẻ xem hình ảnh về ban đêm và hỏi trẻ(Xem trên máy chiếu) -Các bé nhìn xem trên bầu trời có gì vậy? -Các con có biết trăng tròn và sáng nhất vào khi nào không? -Đúng rồi đấy vào những đêm trăng rằm các con nhìn thấy mặt trăng tròn và ánh trăng chiếu khắp mọi nơi -Các con nhìn xem những đêm không có trăng các bé nhìn xem trên bầu trời có gì(Cảnh bầu trời có sao trên máy chiếu ) -Các vì sao như thế nào? -Các con nhìn xem các vì sao có chiếu sáng như mặt trăng, mặt trời không ? -Để nhìn thấy mọi vật xung quanh vào ban tối ,ban đêm chúng ta phải thắp nến, ánh đèn điện,đèn dầu các bé ạ *Vừa rồi cô con mình khám phá về gì nhỉ -Cô mời con ? -Ban ngày thì có gì ? -Ban đêm có gì ? =>Khen trẻ c.Hoạt động 3: Trẻ thực hành -Qua trò chơi ''Ai nhanh nhất'' +Chơi theo ý thích :Cách chơi và luật chơi như sau Mỗi trẻ một rổ đồ chơi trong rổ có các hình ảnh về ban đêm và ban ngày các bé hãy chọn cho mình một hình ảnh mà mình cảm thấy thích -Cô hỏi mỗi hình ảnh 1 trẻ về các hiện tượng ban ngày, 23. Về ban ngày ạ. 5 trẻ chơi 2 lần Không thấy gì ạ Có ạ Bầu trời ban đêm ạ Có trăng và các vì sao ạ Vào những ngày rằm ạ Có rất nhiều vì sao ạ Sáng lấp lánh. Về ban đêm và ban ngày ạ Có mặt trời, ánh sáng, mây Có trăng, sao Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô Trẻ chơi thi đua giữa 2 đội Trẻ kiểm tra cùng cô Chia làm 4 nhóm, đội trưởng đi lấy đồ dùng, trẻ thực hiện Trẻ vỗ tay Trẻ chào Vừa hát vừa đi ra ngoài.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> ban đêm +Chơi theo yêu cầu của cô :Bên trái các con tìm cho cô những hìn ảnh về ban đêm còn bên phải các con tìm cho cô những hình ảnh về ban ngày =>Cô kiểm tra kết quả chơi d.Hoạt động 4: Trò chơi -tìm nhanh và đúng :Chia ra làm hai đội +Đội mặt trăng thì tìm những hình ảnh của ban đêm gắn lên bảng (Theo kí hiệu của mặt trăng) +Đội mặt trời thì tìm những hình ảnh ban ngày gắn lên( kí hiệu của mặt trời) =>khi nghe bản nhạc kết thúc các bé dừng tay để cô kiểm tra kết quả chơi.Nếu trong trò chơi này đội nào tìm đúng nhanh sẽ chiến thắng(các con nhớ khi gắn xong nhớ đi về cuối hàng đứng 1-2-3 bắt đầu (cô mở nhạc) Kết thúc cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của 2 đội Cô tuyên dương đội thắng cuộc và động viên đội thua cuộc -Nhanh và khéo: *Cách chơi và luật chơi như sau:cô có 4 bức tranh về ban ngày và ban đêm chưa hoàn thiện các bé giúp cô hoàn thiện các bức tranh này bằng cách tô và dán sao cho đẹp từ các nguyên vật liệu cô làm sẵn. Khi bản nhạc kết thúc thời gian của trò chơi dừng để các cô nhận xét về các bức tranh đó 3- Kết thúc: - Khen trẻ và động viên trẻ - Chào khách - Trẻ hát bài "Rước đèn dưới ánh trăng ". 24.
<span class='text_page_counter'>(25)</span>