Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

hồ sơ hành chính 07 bản luận cứ + phát biểu của viện kiểm soát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.71 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHÓA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Mơn học: Hành chính cơ bản
Hồ sơ : LS.HC.07

Họ và tên:
Ngày sinh:
Lớp:
Khóa:
Số báo danh:

Thành phố Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2021


BẢN LUẬN CỨ
BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGƯỜI KHỞI KIỆN
BÀ HOÀNG THỊ NHÀN - CHỦ CƠ SỞ MỘC GIA DỤNG THÁI SƠN TỌA
LẠC TẠI LÔ 18 KHĨM TÂN AN, PHƯỜNG TÂN HỘI

Kính thưa hội đồng xét xử!
Thưa vị Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tịa;
Thưa Q Luật sư đồng nghiệp;
Tơi tên là Nguyễn Thị Nhung, thuộc Văn phịng Luật sư ABC – Đồn Luật sư
Thành phố A, Nhận được lời mời của người khởi kiện và được sự chấp thuận của Q
Tồ, tơi có mặt tại phiên tồ hơm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người khởi kiện là bà Hoàng Thị Nhân trong vụ án hành chính sơ thẩm về việc
“Khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hánh chính” do Tồ án nhân dân TP A thụ lý
ngày 06/4/2018.
Kính thưa HĐXX!


Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hôm nay, tôi xin
được đưa ra quan điểm về vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ
tôi như sau:
Chúng tôi cho rằng, việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số
44/QĐ-XPVPHC của Chủ tịch UBND TP. A là khơng có cơ sở. Bởi lẽ, tại Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPVPHC ngày 27/01/2018 đã căn cứ theo Biên bản
xử phạt vi phạm hành chính đề ngày 14/01/2018 để ban hành quyết định này. Tuy nhiên,
trên thực tế, trong hồ sơ khơng có bất cứ biên bản vi phạm hành chính nào đề ngày
14/01/2018 mà chỉ có biên bản ngày 15/01/2018). Do vậy, việc ban hành Quyết định trên
là khơng có căn cứ, khơng phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy vậy, dù có bằng chứng để chứng minh và được chấp nhận sai sót trên thì Quyết
định được căn cứ trên Biên bản vi phạm hành chính ngày 15/01/2018 cũng được ban
hành trái với quy định của pháp luật. Bởi các lý do và căn cứ như sau:


**Trước hết chúng tôi sẽ xem xét về đối tượng công văn 604/CV-UBND trả lời
về khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPVPHC ngày
27/01/2018:
Theo Khoản 3 Điều 6 Luật khiếu nại 2011 có quy định về nghiêm cấm hành vi ra
quyết định giải quyết khiếu nại khơng bằng hình thức quyết định. Nhưng ở đây ta thấy
hình thức của quyết định này khơng phải là hình thức quyết định mà là cơng văn nên đề
nghị H ĐXX xem xét hủy công văn giải quyết khiếu nại này.
**Xét về hình thức, trình tự thủ tục trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính số 44/QĐ-XPVPHC. Đầu tiên ta sẽ xem xét quy trình và hình thức của
biên bản vi phạm hành chánh ngày 15/01/2018:
Thứ nhất, về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính: Theo diễn biến vụ án,
ngày 11 tháng 11 năm 2017, Đoàn kiểm tra Liên ngành đã tiến hành kiểm tra cơ sở mộc
của bà Hoàng Thị Nhân theo Biên bản Kiểm tra ngày 11/11/2017. Tại đây, Đoàn kiểm tra
đã nhận định, cơ sở của bà Hoàng Thị Nhân đã có những hành vi vi phạm như: khơng
thực hiện chương trình giám sát mơi trường và định kỳ cáo cáo gửi về phịng tài ngun

mơi trường, đồng thời đã tiến hành lấy mẫu tiếng ồn và bụi để trưng cầu giám định làm
cơ sở để xem xét xử lý vi phạm hành chính đối với bà Hồng Thị Nhân (nếu có).
Căn cứ theo Nghị định 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, chúng tôi
hiểu rằng, bụi và tiếng ồn là hai yếu tố cần phải sử dụng các phương tiện, thiết bị, kỹ
thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường.
Mặt khác, căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì khi phát
hiện khi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang
thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm
hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc
lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân
vi phạm.
Trên cơ sở đó, chúng tơi khẳng định rằng:

(1) Đối với việc không thực hiện nội dung trong bản cam kết, nếu Đội kiểm tra cho
rằng chúng tơi có hành vi vi phạm trên thì ngay tại ngày kiểm tra vào ngày 11/11/2017,
Đội kiểm tra phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đã khơng có bất
cứ biên bản nào ghi nhận việc vi phạm của hành vi này trong ngày này mà đến tận ngày
15 tháng 01 năm 2018, tức hơn 2 tháng sau, Đội quản lý trật tự đô thị mới liệt kê nội


dung này tại Biên bản vi phạm hành chính. Rõ ràng, hành vi nêu trên của Đội quản lý trật
tự đô thị là vi phạm quy định của pháp luật.

(2) Đối với hành vi liên quan đến bụi và tiếng ồn thì cần được lập biên bản ngay khi
xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, tức khi kết quả phân tích độ bụi và tiếng ồn.
Trên thực tế, đến ngày 15/11/2017, Trung tâm quan trắc kỹ thuật tài ngun mơi trường
đã có kết quả phân tích mẫu bụi và tiếng ồn. Tuy nhiên đến ngày 26/11/2017 Phòng Tài
Nguyên và Mơi trường mới có Báo cáo số 23/BC-TNMT về kết quả kiểm tra cơ sở mộc
Hồng Thị Nhân, khóm Tân AN, Phường Tân Hội, TP. A và đến tận ngày 15/01/2018,
mới lập biên bản vi phạm hành chính là vi phạm nghiên trọng về thời hạn lập biên bản

theo quy định pháp luật. Do vậy, chúng tôi cho rằng, biên bản ngày 15/01/2018 là khơng
có giá trị pháp lý.
Thứ hai, về thể thức biên bản vi phạm hành chính: cụ thể tại khoản 3 Điều 58
quy định: “Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được
người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người
vi phạm khơng ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại
diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều
tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người
vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ
chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.”
Nhưng căn cứ theo biên bản lấy lời khai đối với người khởi kiện ngày 29-04-2018
tại trụ sở tịa án nhân dân TP A, bà Nhân có khẳng định là Nhân khơng có ký tên vào biên
bản vi phạm ngày 15/01/2018 và sau đó bà có đến Phịng Tài ngun Mơi trường của TP
A để xin các văn bản hồ sơ để bổ sung đơn khởi kiện, khi được Phịng Tài ngun Mơi
trường cung cấp (bản photo) tơi mới phát hiện có chữ ký của bà trong biên bản này, do đó
bà Nhân có yêu cầu bổ sung cho bà thấy được (bản chính) và yêu cầu được giám định
chữ ký của bà.
Điều đó cho thấy rằng biên bản xử phạt vi phạm hành chính ở đây không đúng với
quy định của pháp luật nên đề nghị Tòa án cho giám định chữ ký như yêu cầu của người
khởi kiện.
Thứ ba, về giá trị pháp lý của biên bản vi phạm hành chính:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định thì Biên
bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; giờ, ngày,
tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm. Tuy nhiên, biên bản vi phạm hành
chính ngày 15/01/2018, do ông Trần Văn Tuất lập đối với cơ sở mộc của bà Hoàng Thị
Nhân, chỉ thể hiện ngày lập vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm hành chính của


cơ sở mà không nêu rõ địa điểm, thời gian xảy ra vi phạm, căn cứ để xác định hành vi vi
phạm của cơ sở của bà Nhân. Hành vi vi phạm trên của Đoàn kiểm tra khiến cho cơ sở

kinh doanh không thể biết được biên bản vi phạm hành chính này được lập dựa theo kết
quả kiểm tra ngày 11/11/2017 hay ngày 11/01/2018, từ đó gây nên khó khăn trong việc
khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Xét trong trường hợp, biên bản được lập dựa trên kết quả kiểm tra ngày 11/11/2017
thì như đã phân tích nêu trên về thời hạn lập biên bản, trình tự kiểm tra của Đồn kiểm tra
thì biên bản trên khơng có giá trị pháp lý.
Xét trong trường hợp biên bản được lập dựa trên kết quả kiểm tra ngày 11/01/2017
thì biên bản trên khơng có căn cứ pháp luật. Bởi tại buổi kiểm tra này, khơng ghi nhận bất
kì vi phạm nào của cơ sở kinh doanh của bà Hoàng Thị Nhân.
Bởi những căn cứ nêu trên, chúng tôi cho rằng, biên bản vi phạm hành chính ngày
15/01/2017 khơng có giá trị pháp lý và không thể là cơ sở để ban hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Biên bản vi
phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;
Tuy nhiên, sau khi lập biên bản vi phạm hành chính ngày 15/01/2017, bà Hồng Thị
Nhân khơng được nhận lại bất kì biên bản nào, điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền được biết, được khiếu nại của mình.
Bên cạnh đó thì khi xem xét về trình tự kiểm tra của Đội kiểm tra: Về thành
phần của Đoàn kiểm tra:

(1) Tại Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 về việc thành lập Đoàn
kiểm tra liên ngành, kiểm tra cơ sở mộc Thái Sơn của Chủ tịch UBND TP.A có thể thấy,
Đồn kiểm tra gồm 9 người do ơng Đặng Ngọc Tuấn - Trưởng phịng Tài ngun và Mơi
trường TP làm trưởng đoàn. Tuy nhiên, tại biên bản kiểm tra ngày 11/11/2017, Đồn
kiểm tra có đến 11 người, và đặc biệt, khơng có các cá nhân theo quyết định số 16 nêu
trên mà được thay thế bằng tên của các cá nhân khác. Trên cơ sở đó, chúng tơi hiểu rằng,
Đồn kiểm tra khơng có đúng đủ, thành phần theo quyết định 16 của Chủ tịch UBND TP
và những người không có tên tại quyết định này nhưng vẫn tham gia kiểm tra là trái thẩm
quyết theo quy định của pháp luật.


(2) Không những thế, trong biên bản ngày 11 tháng 11 năm 2017 có thể hiện đồn
kiểm tra có 11 người, tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 8 người. Khi được bà Hồng Thị
Nhân hỏi thì người lập biên bản - ông Trần Văn Tuất, đáp “không cần thấy mặt, chỉ cần
thấy tên là được rồi”. Hành vi trên của ơng Trần Văn Tuất và Đồn kiểm tra là vi phạm


nghiêm trọng quy định của pháp luật về việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành
chính.
Bởi những căn cứ nêu trên, việc thực hiện kiểm tra của Đoàn kiểm tra là không
đúng với quy định của pháp luật, do vậy, mọi kết quả và hậu quả phát sinh, liên quan đến
việc thanh tra, kiểm tra là khơng có giá trị pháp lý.

**Xét về đối tượng chính là quyết định xử phạt hành chính số 44/QĐXPVPHC của Chủ tịch UBND TP. A:
Thứ nhất, thời hạn ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ
theo Khoản 1 Điều 66 của Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính là trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính. Biên bản vi phạm hành chính được lập vào ngày 15/01/2018 nhưng
đến ngày 27/01/2018, nghĩa là đã quá 7 ngày UBND Thành phố A mới ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính xử phạt bà Hồng Thị Nhân. Chúng tơi xin lưu ý rằng, trường
hợp của bà Hồng Thị Nhân khơng thuộc vụ việc quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3
Điều 61 và cơ quan có thẩm quyền cũng không ban hành bất cứ văn bản xin gia hạn thời
hạn nào, do vậy, không thể áp dụng quy định về thời hạn 30 ngày trong trường hợp này.
Do vậy, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 65 thì đây là một trong những
trường hợp khơng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó có thể kết luận quyết
định của quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPVPHC của Chủ tịch
UBND TP. A là trái với quy định của pháp luật.
Thứ hai, về thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 38 của Luật xử lý vi phạm hành chính về thẩm quyền xử phạt
của Chủ Tịch UBND cấp huyện và Điểm k Khoản 1 Điều 52 của Nghị định quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường thì Chủ tich UBND cấp

huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Nhưng quyết
định số 44/QĐ-XPHC lại do Phó chủ tịch UBND ký thay nhưng khơng có văn bản giao
quyền, và trong phần căn cứ của quyết định cũng không nêu nội dung số hiệu văn bản ủy
quyền liên quan. Trong xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án, Chủ tịch UBND cũng
không cung cấp bất cứ văn bản giao quyền nào liên quan đến việc ban hành quyết định
này, do vậy, có đủ cơ sở để khẳng định quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên do
người khơng có thẩm quyền ban hành, vậy nên quyết định trên là trái với quy định của
pháp luật.


Thứ ba, về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính: tại Khoản 3 Điều
1 quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã đề cập sai đối tượng chịu chế
tài, trong vụ việc không có ai tên là Định Thị Nhường.
Với những chứng cứ và lập luận đã trình bày, cho rằng đã đủ căn cứ để khẳng định
quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPVPHC ban hành trái với quy định
của pháp luật. Do đó, tại phiên tịa ngày hơm nay, chúng tơi kính đề nghị HĐXX ra quyết
định đình chỉ viHội đồng xét xử giải quyết vụ án theo hướng tuyên hủy quyết định xử
phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018 của Chủ tịch UBND TP A vì
quyết định này không đúng với quy định của pháp luật tuyên hủy quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018 của Chủ tịch UBND TP.A vì trái với
quy định của pháp luật.
Các cơ sở phân tích trên đã đủ để khẳng định Quyết định số 44/QĐ-XPHC ngày
27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường do Phó chủ tịch UBND
thành phố A Đặng Văn Phát kí là trái pháp luật. Do đó tơi kính đề nghị Hội đồng xét xử
xem xét áp dụng Điểm b, Khoản 2, Điều 193 của Luật TTHC chấp nhận tồn bộ u cầu
khởi kiện của thân chủ tơi và tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 44/QĐ-XPHC ngày
27/01/2018 xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường do Phó chủ tịch UBND
thành phố A Đặng Văn Phát kí.
Xin chân thành cảm ơn!


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
B
NAM
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÀNH PHỐ A
Thành phố A, ngày …… tháng …… năm 2018
Số: 999/PB-VKS-HC

PHÁT BIỂU
của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm
Căn cứ Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ các điều 43, 190 và 249 Luật tố tụng hành chính năm 2015,


Hơm nay, Tịa án nhân dân Thành phố A, tỉnh B mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án
hành chính “Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính” giữa:
Người khởi kiện: Bà Hồng thị Nhân, sinh năm 1960
Địa chỉ: Lơ 18 + Lơ 19, khóm Tân An, phường Tân Hội, thành phố A, tỉnh B.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người khởi kiện: Luật sư [...] thuộc Văn
phịng Luật sư […] - Đồn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
Người bị kiện: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố A, tỉnh B.
Đại diện theo ủy quyền: Ơng Đặng Văn Phát - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành
phố A, tỉnh B.
Địa chỉ: […]
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Người bị kiện: Luật sư [...] thuộc Văn
phòng Luật sư […] - Đồn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: [...]
Địa chỉ: […]
Qua kết quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tịa án nhân dân trong q trình giải

quyết vụ án, tham gia phiên tịa sơ thẩm hơm nay. Viện kiểm sát nhân dân thành phố A phát
biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng hành chính trong quá trình giải quyết vụ án
như sau:
I/ Việc tuân theo pháp luật tố tụng:
1. Về tuân theo pháp luật tố tụng của Tòa án:
a. Về tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán:


Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý đến thời điểm này thấy
rằng: Thẩm phán đã thực hiện đúng quy định theo Điều 38 Luật tố tụng hành chính, như
thơng báo cho đương sự biết về việc thụ lý vụ án hành chính, thơng báo nộp tiền tạm ứng án
phí theo Điều 125; Điều 126 Luật tố tụng hành chính; yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu
chứng cứ, thông báo và mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ Điều 133, 136, 138
Luật tố tụng hành chính; tổ chức đối thoại giữa các đương sự được quy định tại Điều 20;
quyết định đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn quy định tại Điều 130 và gửi quyết định cho
các đương sự và VKS đúng quy định tại điều 146; hồ sơ vụ án chuyển đến VKS nghiên cứu
đúng quy định tại Điều 147 Luật tố tụng hành chính. Tuy nhiên trong quá trình nhận đơn
khởi kiện đến khi đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán đã xác định sai cấp tịa án có thẩm
quyền giải quyết. Căn cứ khoản 1 Điều 31 và khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính đối
với “Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tịa án” thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Do đó tịa án nhân dân thành phố A đã thụ
lý và đưa ra xét xử là trái thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 1
b. Về tuân theo pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử tại phiên tịa:
Tại phiên tịa hơm này Hội đồng xét xử đã thực hiện đúng quy định tại Điều 39 Luật tố
tụng hành chính như nghiên cứu hồ sơ, tham gia phiên tòa đúng thành phần quy định, phần
tham gia hỏi tại phiên tòa được thực hiện đúng quy định tại Điều 177 Luật tố tụng hành
chính cũng như chấp hành đúng các quy định từ Điều 148 đến Điều 189 Luật tố tụng hành
chính 2015 về việc xét xử sơ thẩm vụ án.
c. Về tuân theo pháp luật tố tụng của Thư ký phiên tòa:

Tại phiên tịa hơm nay Thư ký phiên tồ đã thực hiện đúng quy định tại Điều 41 Luật
tố tụng hành chính như: Phổ biến nội quy phiên tịa theo Điều 153 Luật tố tụng hành chính,
kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên
tịa cũng như sự có mặt, vắng mặt của các đương sự. Tiến hành đầy đủ, đúng trình tự quy
định của Luật tố tụng hành chính về thủ tục sơ thẩm như: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa theo
Điều 167; khai mạc phiên tòa theo Điều 169 Luật tố tụng hành chính.
2. Về tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng:
a. Đối với người khởi kiện: Từ khi thụ lý vụ án cũng như tại phiên tịa hơm nay, bà
Hồng Thị Nhân đã thực hiện đúng quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 83 Luật tố tụng hành
chính như cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ kiện theo Điều 9, Điều 78 Luật tố
1 Nội dung này được phát biểu nếu phiên sơ thẩm được diễn ra tại TAND thành phố A. Nếu là TAND tỉnh B thì
nhận xét Thẩm phán tuân theo pháp luật tố tụng.


tụng hành chính; tham gia đối thoại, thực hiện quyền khởi kiện vụ án, tham gia phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và chấp hành tốt nội quy phiên tòa theo
Điều 115 đến Điều 119, Điều 153, Điều 157 Luật tố tụng hành chính.
b. Đối với người bị kiện: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố A ủy quyền cho Phó
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố A theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng
hành chính. Từ khi thụ lý vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay người bị kiện đã chấp hành
đúng theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 55, Điều 57, Điều 83, Điều 93, Điều 153, Điều
157 và Điều 128 Luật tố tụng hành chính.
c. Đối với những người tham gia tố tụng khác: Từ khi thụ lý vụ án cũng như tại phiên
tịa hơm nay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người ủy quyền
của người bị kiện đã chấp hành đúng theo quy định từ Điều 59 đến Điều 64, Điều 153, Điều
159 đến Điều 161 Luật tố tụng hành chính.
II/ Về việc giải quyết vụ án:
Ngày 27/1/2018, Chủ tịch UBND thành phố A ban hành Quyết định xử phạt số 44/QĐXPHC về việc phạt vi phạm hành chính đối với bà Nhân với tổng mức phạt là 14.500.000
VND, đồng thời buộc bà Nhân phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong cam kết
bảo vệ môi trường và khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

Khơng đồng ý với Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC nên ngày 9/2/2018, bà Nhân có
Đơn khiếu nại và được UBND thành phố A trả lời bằng Công văn 604/CV-UBND ngày
21/2/2018. Không đồng ý với Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27/1/2018 và Công
văn số 604/CV-UBND ngày 21/3/2018, nên ngày 21/3/2018, bà Nhân đã gửi Đơn khởi kiện
vụ án hành chính gửi đến Tòa án nhân dân thành phố A tỉnh B, yêu cầu hủy quyết định số
44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018.
Xét thấy:
Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày 27/1/2018 của Chủ tịch UBND thành phố A
có những vi phạm sau:
+ Về thẩm quyền ban hành quyết định:


Theo Điểu b khoản 2 Điều 38 Luật XLVPHC 2012; Khoản 2 Điều 5 và điểm b Khoản 2
Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ mơi trường thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền ban hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính ở hình thức phạt tiền tối đa là 50.000.000VND.
Căn cứ Khoản 1 và 2 điều 54 Luật xử lý VPHC 2012 về giao quyền xử phạt thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao quyền cho cấp phó để ban hành quyết định xử
phạt này. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản,
trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Tuy nhiên, trong toàn bộ hồ sơ vụ án, cũng như cho đến phiên kiểm tra việc giao nộp,
công khai, tiếp cận chứng cứ, Bên bị kiện không giao nộp, cũng như khơng xuất trình tại
phiên xét xử sơ thẩm ngày hơm nay. Như vậy, việc Phó Chủ tịch UBND thành phố A thay
mặt Chủ tịch UBND thành phố A ký ban hành Quyết định xử phạt số 44/QĐ-XPHC ngày
27/1/2018 là khơng đúng thẩm quyền.
+ Về trình tự, thủ tục, hình thức quyết định:
Xét về BBVPHC, theo khoản 1 Điều 58 Luật XLVPHC 2012 thì “Trường hợp vi phạm
hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập
biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi
phạm”

Tuy nhiên, sau quá trình thu mẫu và phân tích kết quả chất lượng khơng khí, P.TNMT
có kết quả kiểm tra (Báo cáo số 23/BC-TNMT) vào ngày 26/11/2017, nhưng ngay khi đó
khơng tiến hành việc lập BBVPHC, mà cho đến ngày 15/1/2018 (sau 1 tháng 19 ngày) mới
tiến hành lập BBVPHC là không đúng thời hạn ra quyết định.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 56 và 57 Luật XLVPHC 2012 thì đối với mức phạt tiền
là 14.500.000 VND thuộc trường hợp phải lập BBVPHC. BBVPHC này phải dựa trên kết
quả do đạc và phân tích mẫu môi trường để làm căn cứ xác định vi phạm hành chính. Tuy
nhiên, theo nội dung của BBVPHC cũng như Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khơng
có bất kỳ căn cứ nào dựa trên kết quả đo đạc và phân tích mẫu mơi trường bằng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ để xác định hành vi thải bụi vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về chất thải dưới 1,5 lần, cũng như hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về tiếng ồn được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 155/2016 là từ 2 dBA đến 5 dBA
để ra quyết định xử phạt.
Ngoài ra, nội dung của BBVPHC được Đội quản lý trật tự đô thị lập ngày 15/1/2018
được lập không đúng theo quy định tại Điều 58 Luật XLVPHC 2012. Cụ thể: không được lập


tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính, khơng có lời khai của người vi phạm hoặc đại
diện tổ chức vi phạm, không giao cho cá nhân vi phạm hành chính 01 bản sau khi lập.
Xét về thời hạn ban hành Quyết định số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2018, theo quy
định tại khoản 1 Điều 61 Luật XLVPHC 2012 thì trường hợp bà Nhân bị phạt dưới
15.000.000 đồng nên không có quyền giải trình với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính. Vì vậy, việc xử phạt bà Nhân khơng thuộc trường hợp giải trình. Ngồi ra, tồn
bộ hồ sơ vụ án khơng có tài liệu nào cho thấy UBND thành phố A đánh giá đây là vụ việc có
nhiều tình tiết phức tạp, cũng như khơng có văn bản gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt.
Do đó, theo khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC 2012 thì “người có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể
từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.”, tức ngày 15/1/2018 tiến hành lập BBVPHC thì
chậm nhất là vào ngày 22/1/2018 phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên,
Chủ tịch UBND Tp.A ra QĐXP vào ngày 27/1/2018 là quá thời hạn.

+ Về nội dung quyết định:
Tại thời điểm ra QĐ XLVPHC là ngày 27/1/2018, lúc này Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012 ngày 20/06/2012 đang có hiệu lực nhưng UBND Tp.A lại căn cứ Luật xử lý vi
phạm hành chính ngày 11/11/2011 là khơng có cơ sở. Ngồi ra, BBVPHC do Đội quản lý trật
tự đô thị lập ngày 15/1/2018, nhưng Quyết định số 44/QĐ-XPHC lại căn cứ vào BBVPHC
do Đội quản lý trật tự đô thị lập vào ngày 14/1/2018 là khơng có cơ sở.
Nội dung BBVPHC lập ngày 15/1/2018 và Quyết định số 44/QĐ-XPHC ngày
27/01/2018 được ban hành mà không dựa trên bất kỳ kết quả phân tích mẫu bụi và tiếng ồn
nào.
Từ các phân tích trên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 193 Luật tố tụng hành chính đề nghị
Hội đồng xét xử chấp nhận [một phần/toàn bộ] yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy [một phần/tồn
bộ] quyết định hành chính trái pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. 2
III. Kiến nghị khắc phục vi phạm:
Từ phân tích tại phần “tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán”, căn cứ theo khoản
2 Điều 34 Luật tố tụng hành chính đề nghị Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc xét
xử, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục
sơ thẩm là Tòa án nhân dân tỉnh B.3
2 Nội dung này được phát biểu nếu phiên sơ thẩm được diễn ra tại TAND tỉnh B.
3 Nội dung này được phát biểu nếu phiên sơ thẩm được diễn ra tại TAND thành phố A. Nếu là TAND tỉnh B thì
khơng có kiến nghị khắc phục vi phạm.


Trên đây là ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử,
Thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án và ý kiến
về việc giải quyết vụ án của Viện kiểm sát nhân dân nhân dân thành phố A tại phiên tồ hơm
nay.
Nơi nhận:
- TAND thành phố A;
- Lãnh đạo Khối;
- Lưu: VT, HSKS.


KIỂM SÁT VIÊN
(đã ký, đóng dấu)



×