Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ke hoach kiem tra noi bo nam hoc 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.17 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐẠ HUOAI TRƯỜNG THCS XÃ MAĐAGUÔI. Số: 28 /KH-THCSMĐG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xã Mađaguôi, ngày 26 tháng 9 năm 2017. KẾ HOẠCH Kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017 – 2018 Căn cứ Công văn số 75/KH-PGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2017 Kế hoạch triển khai nhiệm vụ kiểm tra giáo dục năm học 2017 – 2018 của Phòng GD&ĐT Đạ Huoai; Công văn số 370/PGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2017 V/v hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017 – 2018 của Phòng GD&ĐT Đạ Huoai; Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường THCS xã Mađaguôi, nay trường xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2017 – 2018 với các nội dung cụ thể như sau: I. Mục đích, yêu cầu. 1. Nhằm nhận định tình hình, phát hiện những lệch lạc thiếu sót trong quá trình công tác của CB – GV – NV để kịp thời bổ sung sửa chữa. 2. Thông qua kiểm tra, tự kiểm tra nhằm giúp CB – GV – NV và học sinh hoạt động tích cực, hiệu quả hơn. Qua kiểm tra làm cơ sở chặt chẽ để đánh giá đúng thực chất trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực đội ngũ từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. 3. Đánh giá đúng đắn, kịp thời tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm học của CB- GV- NV. Đánh giá khách quan, công bằng, đúng thực chất hiệu quả giáo dục học sinh. 4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp tục quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC); kỷ luật công chức, viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Thanh tra; Luật Tiếp công dân; Luật Xử lý vi phạt hành chính; Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 159/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân... Thực hiện tốt các nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của CB- GV- NV. II. Nhiệm vụ cụ thể và lịch kiểm tra trong năm học. 1. Củng cố kiện toàn Ban KTNB..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ gồm các thành viên trong ban giám hiệu, trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên – nhân viên có uy tín, có tay nghề vững vàng. Stt 01 02 03 04 05 06 07 08 09. Họ và tên Lê Thị Thúy Đinh Thị Kim Oanh Trần Thị Kim Huế Hà Thanh Nga Nguyễn Thị Hoàng Phương Ngô Thị Thanh Liên Nguyễn Thị Thanh Hiên Vũ Ngọc Thịnh Dương Thị Thanh. Chức vụ Hiệu trưởng Phó HT GV – CTCĐ TBTTND GV – PBTCĐ -TPTĐ GV – TT Tổ Toán… GV – TTT Tổ Văn… GV – TTTAV… TT tổ VP. Nhiệm vụ Trưởng ban Phó ban Ủy viên Ủy viên Thư kí Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên. Ghi chú. (Tùy theo nội dung kiểm tra, Hiệu trưởng điều động thêm CB-GV-NV tham gia đoàn kiểm tra) 2 Nội dung hoạt động: 2.1. Nội dung: 2.1.1. Tự kiểm tra toàn diện nhà trường: - Kiểm tra công tác tổ chức; bố trí, sử dụng đội ngũ; việc phân công, phân nhiệm của Hiệu trưởng; - Các điều kiện về CSVC: sử dụng, bảo quản phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách, thiết bị, khu vệ sinh, khu để xe, vệ sinh học đường, môi trường sư phạm... - Kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục: Công tác tuyển sinh; chuyển trường; huy động học sinh ra lớp, duy trì sỉ số; phổ cập giáo dục, kiểm định chất lượng; xây dựng trường chuẩn Quốc gia. - Kiểm tra việc đổi mới giảng dạy, học tập các môn văn hóa trong thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; đặc biệt chú ý công tác kiểm tra, công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá và thi đúng với nội dung đổi mới hiện nay như: Phương pháp dạy, phương pháp học, việc ra đề, xây dựng đáp án, ma trận, chấm điểm, đánh giá xếp loại học sinh. - Kiểm tra nội dung chương trình giáo dục toàn diện: + Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất. + Công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đoàn – Hội – Đội; + Kết quả xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ trong năm học; + Công tác phối hợp của nhà trường với các đoàn thể trong và ngoài trường. - Kiểm tra khái quát về trình độ đào tạo CM – NV của đội ngũ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Kiểm tra việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị. - Kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (kế hoạch năm học, học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch chuyên đề của nhà trường và các bộ phận); việc phân công, sử dụng, quản lý đội ngũ; công tác kiểm tra nội bộ trường học; chỉ đạo công tác hành chính, tài sản của nhà trường;. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; công tác tham mưu; xã hội hóa giáo dục; công tác thi đua; thực hiện các cuộc vận động trong ngành; - Kiểm tra việc thực hiên kế hoạch giáo dục, qui định về qui chế chuyên môn, thi cử, kiểm tra, đánh giá; quản lí hồ sơ hành chính, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; - Kiểm tra kết quả thực hiện công tác pháp chế, phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân; - Kiểm tra việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điểm, chỉ đạo dạy và học; xây dựng kế hoạch; triển khai quy chế chuyên môn; bố trí, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại đội ngũ; - Kiểm tra công tác quản lý chỉ đạo xây dựng hồ sơ sổ sách; đổi mới kiểm tra, công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với CB-GV; công tác phụ đạo, bồi dưỡng đối với học sinh; - Kiểm tra quản lý hành chính, quản lý sử dụng các loại quỹ trong và ngoài ngân sách; công tác tham mưu phối hợp và xã hội hóa giáo dục. 2.1.2. Kiểm tra chuyên đề: - Kiểm tra thực hiện 3 công khai trong nhà trường; - Kiểm tra việc thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ; - Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán; - Kiểm tra việc thực hiện các qui định về dạy thêm học thêm của đội ngũ; - Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Kiểm tra về hồ sơ học sinh, hồ sơ của các đòan thể, tổ khối, của giáo viên; - Kiểm tra việc cập nhật điểm trên sổ điểm và trên hệ thống điện tử VNPT School. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong công tác soạn, giảng, chấm chữa bài, đánh giá, xếp loại người học; - Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành. 2.1.3. Kiểm tra tổ khối, đoàn thể, bộ phận: a. Kiểm tra các tổ lao động, nhóm chuyên môn:. - Kiểm tra việc xây dựng, triển khai kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đánh giá công tác quản lý, năng lực, uy tín của tổ trưởng, nhóm trưởng, cán bộ phục trách các bộ phận. - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, nghị quyết, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích… ; - Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra, đánh giá học sinh …) ; - Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, thao giảng, sinh hoạt tổ, khối, nhóm … ; - Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; - Kiểm tra chỉ đạo phong trào học tập của học sinh: phụ đạo, ngoại khóa, thực hành, bồi dưỡng học sinh giỏi … ;. - Kiểm tra công tác chủ nhiệm: kiểm tra năng lực điều hành, công tác phối hợp giáo dục học sinh; kiểm tra các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác Hướng nghiệp, dạy nghề; tư vấn học đường theo quy định. 4.2. Kiểm tra bộ phận Thư viện, Văn thư, Thiết bị, Tài chính, Y tế học đường. a) Công tác Thư viện, Thiết bị, Y tế học đường: - Kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động, hồ sơ, sổ sách liên quan; công tác bảo quản, theo dõi việc sử dụng tài liệu, sách giáo khoa, tham khảo, thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học; trường học an toàn, an toàn vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, công tác lao động, vệ sinh cảnh quan trường, lớp. b) Kiểm tra công tác Văn thư, quản lý hành chính: - Kiểm tra việc soạn thảo, luân chuyển, lưu trữ công văn đi, công văn đến; - Kiểm tra việc quản lý con dấu; quản lý và sử dụng hộp thư điện tử; - Kiểm tra việc quản lý các hồ sơ, sổ sách hành chính, giáo vụ (sổ đăng bộ; sổ gọi tên và ghi điểm; học bạ học sinh; sổ ghi đầu bài; sổ theo dõi phổ cập giáo dục; sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ; sổ nghị quyết của nhà trường; sổ quản lý tài sản; sổ quản lý tài chính; sổ theo dõi công văn đi, công văn đến; hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ xét tốt nghiệp; sổ khen thưởng, kỷ luật học sinh; sổ lưu trữ các văn bản, công văn và các loại hồ sơ sổ sách khác). c) Kiểm tra Tài chính và công tác Kế toán: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính, trong đó thực hiện công khai tài chính, tài sản theo quy định. - Kiểm tra công tác quản lý tài chính: + Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính ;. + Kiểm tra việc thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách; việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do nhân dân, phụ huynh, các tổ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ; kiểm tra việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách. - Kiểm tra công tác quản lý tài sản: + Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị trong trường học; + Thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, đảm bảo an toàn; thẩm định giá trị sử dụng của cơ sở vật chất trường, lớp; nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại tài sản. - Kiểm tra thư viện, thiết bị thí nghiệm: Cơ sở vật chất; việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; số lượng và chất lượng; việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung sách báo, thiết bị dạy học; thực hiện giờ giấc, thái độ làm việc… 2.1.4. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: * Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Tư tưởng, chính trị: việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước; quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng, ngày giờ công lao động. - Đạo đức, nhân cách, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. * Kiểm tra kết quả công tác được giao. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. - Kiểm tra việc triển khai và làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị, dụng cụ dạy học, các tổ chuyên môn và GV bộ môn, kiểm tra việc dạy tự chọn. - Kiểm tra công tác chủ nhiệm, tham gia giáo dục đạo đức HS của GVCN – GVBM. - Kiểm tra việc thực hiện nội quy của HS qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội, hoạt động NGLL, học tự chọn. - Kiểm tra việc tổ chức xây dựng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học của các tổ chuyên môn… Kiểm tra HĐSP ít nhất 1/3 giáo viên toàn trường, dàn trải trong cả năm học. 2.1.5. Kiểm tra học sinh: - Việc chấp hành nội quy, nề nếp của trường, Liên đội.. - Kiểm tra về tổ chức lớp học, việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo Điều lệ trường học; - Kiểm tra trang phục, nền nếp học tập, sách vở đồ dùng học tập;.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.1.6. Kiểm tra đột xuất - Kiểm tra vệ sinh trường lớp; - Kiểm tra giờ dạy; - Kiểm tra giáo án; - Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. 2.1.7. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. - Tổ chức quán triệt CB-GV- NV về Luật khiếu nại, Luật tố cáo; Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm. - Tổ chức tiếp dân theo quy định, xây dựng lịch tiếp dân cụ thể. - Tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định, không để đơn thư khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp gây ảnh hưởng uy tín nhà trường. 8. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. - Căn cứ Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban thanh tra nhân dân chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban chấp hành Công đoàn và có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của nhà trường. - Căn cứ vào các quy định của Nghị định số 159/2016/NĐ-CP (chương III, tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước), Ban chấp hành Công đoàn có trách nhiệm hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân căn cứ Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình giám sát các hoạt động của nhà trường. 3. Biện pháp: - Thành lập ban kiểm tra nội bộ trong nhà trường đủ năng lực, phẩm chất, gương mẫu, xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp, chi tiết, thống nhất trong BGH, tổ khối. - Nhà trường cung cấp đầy đủ các loại biểu mẫu, các mẫu biên bản để ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra và cập nhật lưu trữ cẩn thận. - Trong quá trình kiểm tra chuyên đề, hiệu trưởng ra quyết định phân công các thành viên và tiến hành kiểm tra đúng qui trình, đúng trách nhiệm được giao, sau đợt kiểm tra phải thông báo kết quả và có chữ ký xác nhận của người được kiểm tra. - Thẩm định lại kết quả để đánh giá sự tiến bộ của từng giáo viên, từng tập thể. Chú trọng kiểm tra GV mới ra trường, GV có tay nghề chưa cao. - Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất. - Thực hiện đúng quy trình thanh kiểm tra, lưu trữ hồ sơ KT và đặc biệt là xử lý sau thanh kiểm tra. - Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> V. Tổ chức thực hiện. - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ và phân công quán triệt nhiệm vụ cho từng thành viên. - CB- GV- NV được phân công trong tổ kiểm tra, phải kiểm tra một cách khách quan, chính xác nhằm giúp cá nhân, đoàn thể thấy được sai sót cần phải khắc phục. - Các cá nhân, các đoàn thể phải cung cấp đầy đủ về các thông tin, về hồ sơ, kế hoạch… cho Ban kiểm tra đúng thời gian quy định và phục tùng sự kiểm tra của tổ kiểm tra. Nếu không thống nhất vẫn ký biên bản và ghi rõ quan điểm của mình hoặc trực tiếp gặp Ban Giám hiệu để đề đạt ý kiến. - Hiệu trưởng công bố công khai kết quả kiểm tra và yêu cầu cá nhân, đoàn thể kịp thời khắc phục các tồn tại, đồng thời có kế hoạch thẩm định lại sau khi đã kiểm tra. Nếu cá nhân có dấu hiệu vi phạm, Ban Kiểm tra nội bộ sẽ tiến hành kiểm tra lại và kịp thời xử lý những vi phạm. Gắn kết quả kiểm tra đối với các cá nhân vào việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp và bình xét thi đua cuối năm. VI. Chế độ báo cáo. - Báo cáo định kỳ vào ngày 27 hàng tháng. - Báo cáo sơ kết trước ngày 29/12/2017 - Báo cáo tổng kết trước ngày 15/5/2018 - Ngoài ra còn có các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của ngành. Trên đây là Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2017- 2018 của trường THCS xã Mađaguôi Đề nghị các CB- GV- NV trong nhà trường nghiêm túc thực hiện và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; các tổ khối, bộ phận xây dựng kế hoạch, triển khai công tác kiểm tra phù hợp, hiệu quả với nhiệm vụ được phân công. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (b/c); - Các tổ khối (t/h); - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG. Lê Thị Thúy.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×