Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vai trò của ngân hàng nhà nước việt nam trong hoạt động ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.57 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
————————

Tiểu luận cuối kỳ
Học phần: Luật ngân hàng
Mã học phần: BSL1005 (2 tín chỉ)
Giảng viên: TS. Nguyễn Vinh Hưng

Đề tài

VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Sinh viên thực hiện:
Họ và tên:
Ngày sinh:
MSSV:
Lớp: VBK – LH

Hà Nội – 11/2021


MỤC LỤC

2
2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một chủ thể đóng vai trị hết sức quan trọng
trong nền kinh tế tài chính, đây là ngân hàng trung ương, ngân hàng của các ngân hàng, là


cơ quan thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động của ngân hàng và
ngoại hối. Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý tiền tệ và ngân hàng này hướng
tới mục đích bình ổn tiền tệ , đảm bảo an toàn hoạt động trong ngân hàng, kiềm chế lạm
phát thúc đẩy kinh tế.
Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có
những quy định về vai trị của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hoạt động ngân hàng.
Vậy, ngân hàng nhà nước là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vai trò của
ngân hàng nhà nước?
Thông qua bài tiểu luận này, bằng các biện pháp nghiên cứu khoa học truyền
thống, người viết cung cấp đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về ngân hàng nhà nước
Việt Nam, đồng thời phân tích vai trị của ngân hàng nhà nước đối với nền kinh tế, để từ
đó bình luận ưu điểm hạn chế cũng như kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
Về kết cấu của tiểu luận, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 03 chương chính:
Chương I: Khái quát chung về ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chương II: Vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hoạt động ngân hàng
Chương III: Đánh giá hoạt động và kiến nghị giải pháp nâng cao vai trò của ngân
hàng nhà nước Việt Nam

3
3


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Khái niệm
Theo luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Ngân hàng nhà nước
Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định
thuộc sở hữu nhà nước.1 Như vậy, xét về vị trí pháp lý của ngân hàng nhà nước có những

điểm đặc biệt khi nó là một tổ chức đồng thời mang hai tư cách: là cơ quan quản lý nhà
nước và là ngân hàng trung ương.
2. Chức năng ngân hàng nhà nước Việt Nam
Với tư cách là cơ quan của Chính phủ, ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý
nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, khác với các Bộ khác thì: (1)
Quản lý nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các biện
pháp kinh tế thơng qua hoạt động của mình; (2) Ngân hàng nhà nước đem về cho ngân
sách nhà nước nguồn thu.
Với tư cách là ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương cịn có các chức năng
sau: (1) Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền của Việt Nam; (2) Là ngân hàng của tổ
chức tín dụng thể hiện mở tài khoản nhận tiền gửi cho vay, thực hiện các giao dịch thanh
tốn cho các tổ chức tín dụng hoặc cho hệ thống kho bạc; (3) Làm đại lý cho kho bạc
trong việc bán, trả gốc và lãi cho trái phiếu Chính Phủ.

1 Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam số 46/2010/QH12 (khoản 1, 2 điều 2);

4
4


CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân
hàng
Sở dĩ cần quản lý và duy trì các hoạt động ngân hàng bởi vì lĩnh vực ngân hàng
chính là nơi tích tụ và điều hịa nguồn vốn, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như có
mối quan hệ hữu cơ với các chủ thể khác trong thị trường. Vì vậy, nếu hoạt động ngân
hàng khơng giữ được trật tự, không được quản lý hợp lý, sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động
hỗn loạn, khơng theo quy củ, hoạt động cho vay tín dụng, hỗ trợ tín dụng, hoạt động cấp
vốn… khơng được kiểm sốt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thị trường, gây

hỗn loạn nền kinh tế và trật tự xã hội. Chính vì vậy, cần có chủ thể thực hiện cơng tác
quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng. Mà ở đây, ngân hàng nhà nước
Việt Nam – với vị thế là ngân hàng trung ương, quản lý vĩ mô hoạt động ngân hàng, là
thiết chế được nhà nước trao quyền để duy trì ổn định trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng,
là chủ thể có thẩm quyền quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng.
Để thực hiện vai trò quản lý và duy trì, ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện một
số hoạt động như:
- Thơng qua chính sách tiền tệ và công cụ tái cấp vốn, ngân hàng nhà nước Việt Nam
điều hành vĩ mô hoạt động của các ngân hàng thương mại, điều tiết lượng vốn để đảm
bảo cân bằng trong hoạt động ngân hàng.
- Ban hành quy tắc, quy chuẩn, tiêu chuẩn hoạt động dành cho các ngân hàng thương
mại và mang tính bắt buộc tuân thủ, để đảm bảo trật tự của ngành ngân hàng, tránh tình
trạng các ngân hàng hoạt động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, ảnh hưởng tiêu cực đến thị
trường.

5
5


- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng, phòng
tránh các sai phạm, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về ngân hàng.
2. Vai trò chỉ huy hệ thống ngân hàng
Vai trò chỉ huy của ngân hàng nhà nước Việt Nam địi hỏi nó phải có quyền lực, tức
là việc thực hiện vai trò chỉ huy của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam kiểm soát được mọi hoạt động của các
ngân hàng thương mại và phải nắm được khối lượng tín dụng đã, đang và sẽ cung cấp
cho mỗi ngành kinh tế để có thể có được biện pháp điều tiết thích hợp, thiết lập cơ cấu
kinh tế theo mục tiêu đã định từ trước. Để thực hiện kế hoạch cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế theo mục tiêu đã định trước, ngân hàng nhà nước Việt Nam cịn phải có biện pháp
thực tế để cho phép các ngân hàng kinh doanh tìm kiếm nguồn vốn cho tín dụng trong đó

đặc biệt là tạo ra một thị trường vốn thông suốt, không bị chia cắt giữa các địa phương,
giữa các hệ thống ngân hàng của các ngân hàng thương mại, đầu tư phát triển tạo nên mối
quan hệ hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hệ thống các ngân hàng kinh doanh.
Thông qua quyền sử dụng các cơng cụ điều hịa lưu thơng tiền tệ, ngân hàng nhà
nước Việt Nam sẽ đảm bảo cho các ngân hàng kinh doanh các điều kiện cần thiết để cung
cấp tín dụng cho nền kinh tế đảm bảo uy tín với khách hàng, cạnh tranh có hiệu quả với
các tổ chức phi ngân hàng khác, đồng thời loại bỏ các hoạt động vi phạm pháp luật, vi
phạm nguyên tắc chung của tồn bộ hệ thống ngân hàng.
3. Vai trị thanh tra hệ thống ngân hàng
“Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các
đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng” 2.
Hoạt động thanh tra của NHNN là hoạt động thanh tra chuyên ngành cho nên hoạt
động này vừa mang những đặc điểm của thanh tra chuyên ngành vừa mang những đặc
điểm riêng biệt:
2 Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam số 46/2010/QH12(khoản 11, điều 6)

6
6


Thứ nhất , về chủ thể của hoạt động thanh tra: Cơ quan thực hiện chức năng thanh
tra của NHNN là đơn vị trực thuộc NHNN có nhiệm vụ thực hiện thanh tra hành chính ,
thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc
quản lý của ngân hàng nhà nước. Đối tượng của hoạt động thanh tra thì là những đối
tượng đặc thù, đó là hoạt động của các ngân hàng, các TCTD và các tổ chức khác có hoạt
động tiền tệ và ngân hàng.
Thứ hai,mục đích của hoạt động thanh tra ngân hàng: thanh tra ngân hàng nhắm tới
mục đích là đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng trong các hoạt động từ đó giúp đảm
bảo an tồn cho nền kinh tế
Thứ ba, phương thức thanh tra giám sát của ngân hàng: chủ yếu sử dụng các nghiệp

vụ đặc thù của NHNN như quản lý rủi ro, nghiệp vụ kiểm sốt đặc biệt, nghiệp vụ cấp tín
dụng hay nghiệp vụ quản lý giấy phép… thông qua những nghiệp vụ này ngân hàng sẽ
nắm bắt được đầy đủ và chính xác được các tình hình của các ngân hàng và tổ chức tín
dụng.
4. Vai trị ngân hàng của các ngân hàng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam với hoạt động tái cấp vốn đã thực hiện chính sách
cho vay tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, đóng vai trị quan trọng trong việc
duy trì hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng trung ương luôn là chủ nợ
và là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng thơng qua hoạt động tái cấp
vốn. Nghiệp vụ này tạo cho ngân hàng trung ương thực hiện vai trò điều tiết khối lượng
tiền cung ứng một cách có hiệu quả. Khi cần cung ứng thêm tiền vào lưu thông, ngân
hàng trung ương tăng thêm hạn mức tái cấp vốn, giảm lãi suất tái cấp vốn đối với các
ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Ngược lại, khi cần rút bớt tiền khỏi lưu
thông, ngân hàng trung ương giảm hạn mức tái cấp vốn, tăng lãi suất tái cấp vốn đối với
các ngân hàng thương mại.

7
7


Để đáp ứng nhu cầu chi trả, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được
cấp phép hoạt động đều phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương và gửi tiền
vào đó theo quy định. Số dư “tài khoản tiền gửi thanh toán” của các tổ chức này được
ngân hàng trung ương trả lãi. Ngoài ra ngân hàng trung ương còn quản lý tiền gửi dự trữ
bắt buộc của các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi để kinh doanh. Mức dự trữ bắt
buộc được tính theo tỷ lệ % trên từng loại tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn. Tỷ lệ này
do ngân hàng trung ương quy định trong từng thời kỳ. Mục đích của dự trữ bắt buộc là
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán hạn chế rủi ro thanh toán cho cả hệ thống. Tuy nhiên
theo thời gian, ý nghĩa này giảm dần. Cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, các
hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã giảm bớt khả năng xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt khi

có thơng tin khơng bình thường về một ngân hàng. Vì vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày
càng giảm ở hầu hết các quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường được đề cập đến
với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ.3

3 Tại sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, truy cập lúc 16:00 ngày 7/8/2021.

8
8


CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Đánh giá
1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về chức năng, vai trò
của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong hoạt động ngân hàng, tạo nên hành lang pháp lý
cụ thể, rõ ràng để áp dụng pháp luật, nâng cao hiệu quả điều hành của ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
Thứ hai, công tác thanh tra ngân hàng đã đạt được một số thành tựu nhất định, đảm
bảo được trật tự ngành cũng như xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp sai
phạm.
Thứ ba, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã phát huy tốt vai trị của mình, đảm bảo
được sự ổn định của hoạt động ngân hàng, duy trì trật tự tiền tệ, thúc đẩy hoạt động tín
dụng, đưa ngành ngân hàng trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn của
nền kinh tế nước ta.
Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất
cập.
1.2. Hạn chế, bất cập
Thứ nhất, những năm vừa qua thì hoạt động thanh tra ngân hàng vẫn bị đánh giá là
cịn có nhiều sai phạm chất lượng công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa

cao, chưa phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn với tổ chức tín dụng, chưa phát huy được vai trò
cảnh báo hệ thống, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung
được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với
các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành
chính đối với các đối tượng có vi phạm; Ngân hàng Nhà nước cũng bị đánh giá chưa kịp
9
9


thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ
mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong cơng tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn. Bên cạnh đó, Ngân
hàng Nhà nước cịn chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng
kiểm sốt đặc biệt4
Thứ hai, hoạt động điều hành hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước Việt
Nam còn chưa đi được vào cụ thể, thực chất, chưa đi đến từng đơn vị, mới chỉ dừng lại ở
vai trị điều hành vĩ mơ. Điều này dẫn đến tình trạng những sia phạm của ngân hàng
thương mại chưa được phát hiện kịp thời, những sai phạm nhỏ chưa bị phát heiẹn, dẫn
đến tổn hại nhất định đến hoạt động của ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thứ ba, vai trị ngân hàng của các ngân hàng cịn mang tính lý thuyết, hình thức,
chưa được triển khai mạnh mẽ cũng như chưa phát huy được hết hiệu quả trên thực tế.
2. Kiến nghị giải pháp
Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy chế an toàn trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là
những quy định cần thiết và là một cơ sở pháp lý dẫn đến hoạt động thanh tra của NHNN
trở nên có hiệu quả hơn. Vì trong nội dung của hoạt động thanh tra cần làm là đánh giá,
xem xét các mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro vì vậy cần có một quy định để làm
quy chuẩn đo lường mức độ an toàn trong các hoạt động ngân hàng như: tỷ lệ an tồn
vốn, khả năng thanh tốn, trích lập dự phịng, hay xử lý cac rủi ro phát sinh, kiểm soát, cơ
cấu lại tổ chức tín dụng, bảo hiểm tiền gửi…; hay các quy định chính sách quản lý các
loại hình tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, nhanh chóng hồn thiện các quy định về nội dung và phương pháp thanh
tra, ngân hàng. Tuy nội dung thanh tra cũng đã được quy định trong Luật NHNNVN năm
2010 nhưng các nội dung này cần phải được quy định chi tiết hơn trong một văn bản
pháp luật quan trọng ,vì đây là một trong các nội dung chủ yếu để dẫn tới thành công của
4 Nguồn : Hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước có nhiều vi phạm : Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà
nước có nhiều vi phạm - VnExpress Kinh doanh

10
10


hoạt động thanh tra ngân hàng. Còn đối với phương pháp thanh tra cũng cần được quy
định cụ thể hơn, để khắc phục những nhược điểm về việc giám sát từ xa cần hành một số
chỉ tiêu về việc đánh giá các khả năng rủi ro và đảm bảo được tính trung thực của các báo
cáo gửi đến.
Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần sớm hoàn thiện những quy định liên quan đến
phương thức thanh tra rủi ro. Hiện nay phương pháp thanh tra tuân thủ với nội dung giám
sát theo quyết định vẫn đang có hiệu lực tỏ ra yếu kém và không theo kịp với sự phát
triển của hệ thống ngân hàng cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy
NHNN đã triển khai các quy định liên quan đến thanh tra trên cơ sở rủi ro tuy nhiên tiến
độ triển khai vẫn chậm và các quy định liên quan đến phương pháp thanh tra này vẫn
chưa được làm rõ, vì vậy việc hồn thiện các quy định liên quan đến vấn đề thanh tra rủi
ro là vấn đề cần thiết hiện nay để cho các hoạt động thanh tra có hiệu quả hơn.
Thứ tư, cần đẩy mạnh hoạt động quản lý của ngân hàng, tăng cường công tác giám
sát, điều tiết hoạt động ngân hàng của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để nó đi vào từng
ngóc ngách đời sống ngân hàng, giám sát chặt chẽ, ngăn ngừa những hành vi vi phạm kịp
thời và toàn diện.
Thứ năm, tăng cường hoạt động cấp vốn ngân hàng, thực hiện hiệu quả vai trò ngân
hàng của các ngân hàng, thúc đẩy ngân hàng thương mại ý thức về quyền lợi của mình và
tăng cường sự liên kết giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.


11
11


PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, thơng qua q trình tìm hiểu và hoàn thiện tiểu luận, người viết rút ra một
số kết luận như sau:
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là
Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với những chức
năng quan trọng đối với nền kinh tế.
Thứ hai, vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với hoạt động ngân hàng bao
gồm: (1) Quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng; (2) Chỉ huy hệ thống
ngân hàng; (3) Thanh tra hệ thống ngân hàng; (4) Ngân hàng của các ngân hàng.
Thứ ba, hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện vai trò trong
hệ thống ngân hàng hiện nay đã có một số ưu điểm nhất định, tuy nhiên cũng tồn tại
những hạn chế nhất định. Do đó, thơng qua bài tiểu luận này, người viết kiến nghị một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, hoàn thiện pháp luật, để ngân hàng nhà
nước Việt Nam thực sự là một thiết chế đóng vai trị quan trọng trong hệ thống ngân hàng
nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.

12
12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam số 46/2010/QH12
2. Chính phủ( 2014 ), nghị định 26/2014/NĐ- CP, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Ngọc Lan( 2014) , Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động thanh
tra, giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật

học, khoa Luật – Đại học quốc gia Hà nội
4. Vũ Khánh Linh ( 2009) , Pháp luật về Thanh tra , giám sát ngân hàng và phương
hướng hoàn thiện,luận văn thạc sĩ luật học , Hà Nội
5. Phạm Thị Oanh(2012 ),Pháp luật Về hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước
Việt Nam,Luận văn thạc sĩ luật học , Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội
6. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là gì? (chiakhoaphapluat.vn) (truy cập 9h
ngày 08/08/2021)
7. Thanh tra ngân hàng là gì? Mục đích, đối tượng, nội dung hoạt động?
(diendanphapluat.vn) (truy cập 10h ngày 07/08/2021)
8. Thanh tra Chính phủ cơng bố loạt sai phạm của Vietcombank (vietnambiz.vn) (truy
cập lúc 23h ngày 07/08/2021)
9. Hiệu quả từ thanh tra, kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro - Thời báo Tài chính
(baomoi.com) ( truy cập lúc 8h ngày 07/08/2021)
10. Bất ổn thị trường liên ngân hàng: Thanh tra là đủ? (tintuconline.com.vn) (truy cập lúc
8h30 ngày 07/08)
11. : Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước có nhiều vi phạm - VnExpress Kinh
doanh (truy cập lúc 9h ngày 07/08/2021)

13
13



×