Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.51 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----&-----

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG
Đề bài:
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG

Họ và tên sinh viên:
Ngày sinh:
MSSV:
Lớp: K10 Luật học
Giảng viên: TS. Nguyễn Vinh Hưng

Hà Nội, 2021

Với mục tiêu tập trung lành mạnh hóa tình hình tài chính, tăng cường năng lực, cải
thiện mức độ an tồn và hiệu quả của các tở chức tín dụng. Việc xây dựng và hoàn


thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng; có các chế tài đủ mạnh để xư
lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng được xác
định là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm tái cơ lại hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả mong
muốn.
Việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng được thực hiện đồng bộ bằng các giải
pháp, phù hợp với tình trạng tài chính của từng tở chức tín dụng. Ðể công tác giám sát,
thanh tra hệ thớng tở chức tín dụng được tồn diện, đúng quy định pháp luật, hiệu quả
cần phải hồn thiện khn khở pháp lý đủ mạnh, hoàn thiện tiêu chí quản lý hoạt động
của các tổ chức tín dụng, tăng cường giám sát và kiểm tra, xư lý nghiêm các vi phạm,


bảo đảm an tồn hệ thớng cần được quan tâm của tất cả các cấp, các ngành đặc biệt là
Ngân hàng Nhà nước.
Bài viết này, tác giả xin phân tích về "Chế tài đối với hành vi vi pháp luật trong
lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”, từ đó chỉ ra một số những bất cập và hạn chế, đồng
thời đưa ra một sớ kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng.
1.

Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình hình vi phạm trong hoạt động

tiền tệ, ngân hàng
Trong thời gian qua, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
ngày càng gia tăng do rất nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan và khách quan, cụ thể:
- Về nguyên nhân khách quan:
Tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động dơi dư, tình
trạng thất nghiệp tăng. Cùng với đó, số vụ vỡ nợ tín dụng đen gia tăng là ngun nhân
hình thành các băng nhóm địi nợ th, xiết nợ, bắt giữ người trái pháp luật. Sự xuống
cấp về đạo đức xã hội của một bộ phận người dân đáng báo động.
- Về nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác quản lý nhà nước về vấn đề này còn nhiều hạn chế, hệ thớng pháp luật
chưa hồn thiện, cịn chồng chéo, chưa có chế tài đủ mạnh để xư lý nghiêm minh đối


với các hành vi vi phạm pháp luật. Còn nhiều mâu thuẫn giữa các văn bản luật hiện
hành, tạo nhiều kẽ hở để những hành vi vi phạm xảy ra.
+ Trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, địa phương cịn bng lỏng quản lý, thiếu
tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được giao, thiếu kiểm tra giám sát chặt
chẽ, chưa quan tâm đến cơng tác phịng ngừa rủi ro, coi trọng kiểm tra để xư lý hơn
kiểm tra để ngăn ngừa nên hậu quả xảy ra hầu hết là nghiêm trọng; có sự đùn đẩy trách
nhiệm lẫn nhau và chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để

hỗ trợ thực hiện, nhất là trong các tình thế cấp thiết, thiếu hụt nhân lực cán bộ Ngân
hàng, điều kiện thực hiện còn nhiều hạn chế.
+ Trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức chưa cao, buông lỏng quản lý, thiếu
trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ như: Cơng tác
phịng chớng tham nhũng; Cơng tác dự báo tình hình, phân tích, đánh giá nguyên nhân
và điều kiện làm phát sinh hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm cũng như các biện
pháp phòng ngừa chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế thị trường, cơng nghệ thông
tin và hội nhập quốc tế.
+ Chưa thực sự quan tâm, công tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ,
công chức phù hợp từng vị trí khả năng đáp ứng nhiệm vụ được giao;
+ Chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục phổ biến pháp luật nhất là các
QPPL về hoạt động Tài chính - Ngân hàng về đạo đức nghề nghiệp, về nhân cách, lối
sống của cán bộ công chức nhất là các thế hệ công chức, viên chức mới tuyển dụng.
2.

Các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến xử lý hành vi vi

phạm pháp luật hành chính thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng
2.1.

Đối tượng áp dụng

Tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định đối tượng điều chỉnh như sau: “áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và
ngân hàng”, nhưng đã có sự quy định cụ thể các đối tượng, dựa trên mạng lưới hoạt
động của tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng:


“a) Tổ chức tín dụng; đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng (chi nhánh, phịng
giao dịch, văn phịng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng

đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngồi); chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Văn
phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt
động ngân hàng;
b) Doanh nghiệp; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại
diện);
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã (chi nhánh, văn phòng đại diện);
d) Các tổ chức khác được thành lập, hoạt động tại Việt Nam”.
Đây cũng chính là sự khác biệt, cùng nhằm hạn chế trong quy định về đối tượng
điều chỉnh giữa Nghị định 88/2019/NĐ-CP với Nghị định 96/2014/NĐ-CP.
Việc quy định một cách cụ thể nhằm đảm bảo cho việc thanh tra, kiểm tra các hoạt
động của TCTD được kết hợp chặt chẽ với việc quản lý theo pháp nhân và theo địa bàn
hoạt động của pháp nhân. Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng xư phạt là các tổ chức
được thực hiện theo 3 bước: (1) Đối với trường hợp thanh tra/kiểm tra pháp nhân đối
với TCTD, việc thực hiện xư phạt được áp dụng cho đối tượng là TCTD, tổng hợp kết
quả thanh tra/kiểm tra phát hiện nhiều chi nhánh của ngân hàng cùng có hành vi vi
phạm đó thì được xem xét áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng; (2) Đối với thanh
tra, kiểm tra tại từng chi nhánh của TCTD theo thẩm quyền, khi phát hiện chi nhánh có
hành vi vi phạm thì xư phạt đới với chi nhánh. Do đó, chưa xư phạt đới với Phịng
Giao dịch của TCTD và đơn vị sự nghiệp khác.
Do đó, với sự điều chỉnh này, có thể xác định được đúng, chính xác đối tượng xư
phạt, đảm bảo nguyên tắc “Tổ chức bị xử phạt VPHC về mọi VPHC do mình gây ra”,
từ đó, bảo đảm tính bình đẳng trong việc xư phạt VPHC.
2.2.

Các hành vi vi phạm

Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xư phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng quy định những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng tại Khoản 2 Điều 1, cụ thể: (i) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy



phép; (ii) Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành; (iii) Vi phạm quy định về
cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp; (iv) Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung
ứng dịch vụ; (v) Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động
liên ngân hàng; (vi) Vi phạm quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thơng tin tín
dụng; (vii) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; (viii) Vi
phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; (ix) Vi phạm quy định về
mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngồi; (x) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (xi) Vi phạm quy định về bảo hiểm
tiền gửi; (xii) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng
bố; (xiii) Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo; (xiv) Vi phạm quy định về cản
trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền; (xv) Vi phạm
quy định về mua, bán và xử lý nợ; (xvi) Vi phạm quy định về an tồn cơng nghệ thơng
tin trong hoạt động ngân hàng.
So với những quy định ở Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, Nghị định 88/2019/NĐCP đã bổ sung thêm trường hợp hành vi vi phạm pháp luật ngoại hối, cụ thể: (i) Vi
phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ; (ii) Vi phạm quy định về an tồn cơng nghệ
thơng tin trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó tại các khoản, nhà làm luật cũng bở
sung thêm nhiều những quy định nhằm hồn thiện, như bở sung “phần vốn góp” tại
điểm c, “phịng, chống tài trợ khủng bố” tại điểm m.
2.3.

Chế tài áp dụng

Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xư phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng quy định những hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng, trách nhiệm hành chính được áp dụng bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bở
sung và các biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó:
a.


Về hình phạt chính

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xư phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định cụ thể 2 hình phạt bao gờm: hình


phạt cảnh cáo và phạt tiền. Việc áp dụng hình phạt tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
của hành vi mà cá nhân, pháp nhân thương mại gây nên.
Đối với hình phạt tiền, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 thì mức phạt tiền áp dụng
đới với tở chức có cùng hành vi bằng 02 lần so với mức phạt tiền đối với cá nhân. Tuy
nhiên, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là
1.000.000.000 đờng.
So với quy định về hình phạt tiền ở Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì Nghị định
88/2019/NĐ-CP đã có sự điều chỉnh, cụ thể, loại bỏ quy định “trừ các trường hợp quy
định đối tượng vi phạm là tổ chức” tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 của Nghị định
96/2014/NĐ- CP, bởi:
Trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, ngồi các hành vi Nghị định sớ 96/2014/NĐCP đã quy định trực tiếp hành vi vi phạm là của tổ chức (như: hành vi hoạt động ngoại
hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tở chức làm dịch vụ nhận và chi trả
ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm
quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hới đã hết thời hạn hoặc bị đình
chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định
tại Điểm d Khoản 2 Điều này (Khoản 7 Điều 24); hành vi vi phạm của cổ đông là tổ
chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD chuyển nhượng cổ phần trong thời gian người
đại diện đảm nhiệm chức vụ (Điểm b Khoản 1 Điều 11); hành vi của chi nhánh của
TCTD thực hiện giao dịch cho vay, đi vay, gưi tiền, nhận tiền gưi ngoài phạm vi được
trụ sở chính của TCTD ủy quyền bằng văn bản (Điểm a Khoản 3 Điều 18);…). Tuy
nhiên, còn có nhiều hành vi vi phạm mà đối tượng thực hiện chỉ có thể là tổ chức mà

chưa được quy định cụ thể chủ thể thực hiện là tổ chức như: các hành vi vi phạm quy
định về tỷ lệ bảo đảm an toàn (Điều 35); các hành vi vi phạm quy định về phân loại tài
sản có và dự phòng rủi ro (Điều 36);… Điều này tạo tính thớng nhất trong quá trình áp
dụng trong quá trình thực hiện xư phạt, khi xư phạt đối với các hành vi vi phạm bởi đã
có sự quy định cụ thể các đối tượng điều chỉnh.


b.

Về hình phạt bổ sung

Nghị định sớ 96/2014/NĐ-CP quy định về xư phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ và ngân hàng chỉ quy định 2 hình thức xư phạt bổ sung, cụ thể:
(i) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp
về một hoặc một số hoạt động, dịch vụ ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh
khác thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hoặc đình chỉ có thời hạn đối với một hoặc một
số hoạt động ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp phép có vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;
(ii) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xư phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, nhà làm luật đã bở sung chế định “ Đình chỉ
có thời hạn đối với: hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, nghiệp
vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt động mua, bán nợ trong thời
hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín
dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông
tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, các hình thức của hình phạt bở sung đã được nhà làm luật thể hiện rõ
ràng, cụ thể như hình phạt tước quyền sư dụng giấy phép có thời hạn: giấy chứng nhận
đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; giấy phép thu, chi
ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có

thưởng dành cho người nước ngồi, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03
tháng đến 06 tháng; giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn từ 01
tháng đến 06 tháng; giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06
tháng đến 09 tháng, hay đình chỉ có thời hạn “hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03
tháng đến 06 tháng, nghiệp vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt
động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động
cung ứng dịch vụ thơng tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử
dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03
tháng”


c.

Về các biện pháp khắc phục hậu quả

Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xư phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định cụ thể các biện pháp khắc phục hậu
quả. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp
khắc phục hậu quả sau: (i) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi nợ; buộc thu hồi số vốn sử dụng
không đúng quy định; buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới
hạn; (ii) Buộc thối vốn tại cơng ty con, cơng ty liên kết; buộc bán số cổ phần vượt tỷ
lệ theo quy định; buộc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; buộc khơi phục lại số
cổ phần đã chuyển nhượng; (iii) Buộc trích lập các quỹ đúng quy định của pháp luật;
buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn trong thời hạn tối đa 06 tháng; buộc phân
loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro; buộc hồn nhập số tiền dự phịng rủi ro đã
sử dụng không đúng quy định, chuyển khoản nợ đã xử lý bằng dự phịng rủi ro hạch
tốn nội bảng theo quy định của pháp luật; buộc hủy bỏ ngay quy định nội bộ không
đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về an tồn

cơng nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; buộc duy trì đủ các điều kiện để cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; (iv)
Buộc hồn trả/thu hồi tài sản ủy thác cho bên ủy thác; buộc hồn trả ngay số phí bảo
hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả; buộc khôi phục nguyên trạng khoản
nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ; (v) Buộc thực hiện ngay việc
đính chính thơng tin sai lệch; buộc gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác; buộc nộp ngay
số phí bảo hiểm bị thiếu; (vi) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả; (vii) Buộc tiêu hủy toàn
bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; (viii) Buộc duy
trì tỷ lệ giá trị tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động so với vốn điều lệ, vốn
được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp theo đúng quy định; (ix)
Buộc niêm yết công khai ngay bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; buộc
thực hiện thủ tục chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn nước
ngồi hoặc dừng hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngồi
đối với hành vi vi phạm; (x) Khơng cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt
động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm; (xi) Chưa cho chia cổ tức đối với


hành vi vi phạm; (xii) Không được ký hợp đồng thanh toán thẻ với các tổ chức thanh
toán thẻ khác; (xiii) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện
pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ; thu hồi
giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép thành lập
bàn đổi ngoại tệ cá nhân; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; đình
chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm sốt; khơng cho đảm nhiệm
chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi
vi phạm, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cách chức và thực
hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm
thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (xiv) Thay
thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định
miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định.

Nếu như ở Nghị định 96/2014 các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định ở
từng quy định của mỗi điều khoản, tuy nhiên, đến Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì các
biện pháp khắc phục hậu quả đã được nhà làm luật hệ thống tại khoản 5 của Điều 3,
điều này tạo điều kiện cho áp dụng luật định trên thực tế, tạo tính linh hoạt của thẩm
phán trong quá trình xét xư.
2.4.

Thẩm quyền xử phạt VPHC, thẩm quyền lập biên bản VPHC

Tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền xư phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tiền tê và ngân hàng tại Điều 53 và 54. Đồng thời, các chủ
thể này đều được quy định thẩm quyền trong việc lập biên bản vi phạm hành chính.
Đây cũng chính là điểm sưa đổi của Nghị định 88/2019/NĐ-CP so với Nghị định
96/2014/NĐ-CP, cụ thể: tại Điều 51 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định về thẩm
quyền xư phạt VPHC trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trong đó quy định thẩm
quyền xư phạt của một sớ chức danh ngồi ngành Ngân hàng để bảo đảm tính kịp thời,
nghiêm minh trong xư phạt VPHC đối với một số hành vi vi phạm về ngoại hối, kinh
doanh vàng và thanh toán. Trong thực tế, hành vi VPHC trong lĩnh vực tiền tệ, ngân
hàng còn liên quan đến chức năng quản lý của các Bộ, ngành khác và trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Ngân hàng phát hiện ra hành vi


vi phạm. Tuy nhiên, do Nghị định số 96/2014/NĐ-CP không quy định thẩm quyền lập
biên bản, xư phạt VPHC trong những trường hợp này nên các đơn vị ngoài ngành
Ngân hàng không có cơ sở để thực hiện và lập hồ sơ gưi về NHNN để xư lý theo thẩm
quyền, ví dụ: một số VPHC liên quan đến công nghệ cao trong hoạt động thanh toán,
thẻ ngân hàng, phịng chớng rưa tiền,... Do đó, cần nghiên cứu, bổ sung thẩm quyền xư
phạt VPHC của các cơ quan, đơn vị ngoài ngành đối với một số hành vi phù hợp với
chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị để bảo đảm nguyên tắc VPHC
phải được xư lý kịp thời, nghiêm minh.

Tại Khoản 3 Điều 56 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập
biên bản của công chức ngân hàng khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Tuy nhiên, quy định này cịn tương đới chung
chung nên việc thực hiện còn có vướng mắc, cụ thể: chưa quy định căn cứ xác định
trong trường hợp nào được coi là công chức ngân hàng khi đang thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, do Nghị định 96/2014/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định
88/2019/NĐ-CP nên cần cập nhật hướng dẫn mới về việc lập biên bản VPHC trong
lĩnh vực ngân hàng cho phù hợp với tình hình mới.
3.

Một số hạn chế và kiến nghị

3.1.

Một số hạn chế

Với việc thay thế Nghị định 96/2014/NĐ-CP bằng Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cụ
thể:
1.

Tỉnh đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật khác

Luật sưa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xư lý vi phạm hành chính số
67/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày
13/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 với nhiều nội dung mới như: Bổ
sung giải thích thuật ngữ “tái phạm”, quy định cụ thể về nguyên tắc xư phạt đối với
từng hành vi trong trường hợp “vi phạm hành chính nhiều lần”, bổ sung quy định giao
Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành
chính đang thực hiện, sưa đổi, bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xư phạt vi
phạm hành chính… Vì vậy, các nội dung liên quan đến xư phạt vi phạm hành chính



trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (được quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP)
phải được cập nhật, sưa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật sưa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xư lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14.
2.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính chưa mang tính răn đe.

Nghị định sớ 88/2019/NĐ-CP áp dụng chủ ́u cho loại hình tở chức có tính chất
đặc thù là TCTD với quy mơ lớn, trong phạm vi tồn quốc; cùng một hành vi vi phạm
nhưng tính chất, mức độ của các vi phạm có sự khác biệt rất lớn, có thể không để lại
hậu quả nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an tồn xã hội,...
Vì vậy, căn cứ tính chất, u cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng,
tại Nghị định sớ 88/2019/NĐ-CP chỉ xác định hình thức xư phạt và mức phạt chung
đối với hành vi. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng các quy định của Nghị định số
88/2019/NĐ-CP đã phát hiện một số quy định về mức phạt khơng cịn phù hợp với tính
chất và hậu quả của hành vi vi phạm, đặc biệt là trong trường hợp đối tượng vi phạm là
cá nhân, ví dụ: vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, vi
phạm về quy định nội bộ về phịng, chớng rưa tiền, vi phạm quy định về nhận biết,
phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, Vi phạm quy định trì hỗn giao dịch, phong
tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài khoản, ....
Nâng mức xư phạt nhằm đảm bảo tính răn đe, phù hợp với thực tiễn xư phạt, thông
lệ quốc tế và mức xư phạt trong lĩnh vực phịng chớng rưa tiền tại một số nước.
3.

Về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành

chính đang thực hiện
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành

chính đang thực hiện nhằm mục đích xác định thời hiệu xư phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan, người có thẩm quyền căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan, hồ sơ, tài liệu và các tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xư phạt. Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm
mang tính đặc thù trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; các hành vi xảy ra trong thời gian
dài khó xác định thời điểm chấm dứt, do đó, cần quy định cụ thể về thời điểm chấm
dứt hành vi vi phạm theo 03 nhóm như sau:


(i)

Nhóm hành vi có thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu

xư phạt là ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ;
(ii)

Nhóm hành vi có thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu

xư phạt là ngày niêm yết công khai, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu;
(iii)

Nhóm hành vi có thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu

xư phạt là ngày đăng ký, thông báo, thực hiện thủ tục hành chính, gưi, ban hành quy
định nội bộ.
3.2.

Một số kiến nghị

Thứ nhất, hồn thiện hệ thớng pháp luật Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tiền tệ,

ngân hàng.
Thứ hai, cần tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các
cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, cần xem xét lại Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xư phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, mức xư phạt còn nhẹ chưa đủ
sức răn đe, phòng ngừa.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo cả chiều ngang và chiều dọc,
đồng thời, khuyến khích đấu tranh, tố giác của cán bộ và nhân dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Ngọc Cảnh, (2015), Quản lý ngoại hối, những vấn đề lớn,

Hà Nội
2.

Minh Đức, Sửa quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiền tệ, ngân

hàng, truy cập ngày 2/8/2021.
3.

Quốc hội, (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

4.

Quốc hội, (2013), Luật các tổ chức tài chính, Hà Nội.

5.


Chính phủ, (2014), Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.
6.

Chính phủ, (2019), Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.
7.

Chính phủ, (2021), Dự thảo Nghị định sưa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xư phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.



×