Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt lĩnh vực âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.47 KB, 15 trang )

1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài.
Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu
được đối với con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, những nốt nhạc trầm bổng,
những giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là
dịng sữa ngọt ngào ni dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, những bài hát ru luôn là
người bạn đồng hành của trẻ nhỏ, đưa trẻ vào những giấc ngủ an lành với những
điệu nhạc du dương, êm ái qua tiếng hát của mẹ. Nó như một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của mỗi gia đình.
Trong chương trình giáo dục Mầm non hiện nay, bộ môn giáo dục âm nhạc
là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích , là
nguồn hứng thú mạnh mẽ để giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó cịn là phương tiện
thiết thực cho các hoạt động giáo dục. Nói cách khác có thể coi âm nhạc là bộ
phận khơng thể tách rời với cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động như: Dạy trẻ ca hát, vận động,
múa, trò chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi giáo dục âm nhạc đã đem lại
những ấn tựơng khó quên, những lời ca tiếng hát giúp trẻ hình thành trong tâm
hồn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây chính là tiền đề ban đầu
giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách trình bày ở mức độ
đơn giản.
Giáo dục âm nhạc cịn hình thành cho trẻ lịng u Tổ quốc , u thiên
nhiên, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt
trong sinh hoạt tập thể. Đó chính là tổ chức, kỹ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi
người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức qua học tập, vui chơi trong cuộc sống.
Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất năng động và sáng
tạo, trẻ có thể bắt chước cơ giáo một cách rất tài tình. Vì vậy, tơi ln mong muốn
truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn
có của mình. Với trách nhiệm đó tơi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất
1




lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có
sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác chun mơn, làm
tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm
duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng
với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay.
Chính vì vậy mà tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học
tốt lĩnh vực âm nhạc” .
1.2. Điểm mới của đề tài.
Nội dung của đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi độ tuổi mỗi
vùng miền, mỗi trường sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng với đề tài này tôi đưa
ra 7 giải pháp song điểm mới của đề tài là chú trọng dạy lấy trẻ làm trung tâm, vận
dụng lồng ghép hoạt động âm nhạc vào các hoạt động trong ngày của trẻ, quan
tâm đánh giá trẻ trong hoạt động âm nhạc để có biện pháp bồi dưỡng cho trẻ phù
hợp.
Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trong đó chú trọng việc dạy học ln
hướng tới lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người hướng dẫn, gợi mở. Trẻ hoạt
động để phát huy tính tích cực, sáng tạo, trách dạy áp đặt, rập khn, hướng dẫn
theo thông tin một chiều.
Dạy trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động trải nghiệm để củng cố kiến
thức. Rèn luyện kỹ năng ca hát, kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ...
1. 3. Phạm vi áp dụng đề tài.
Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt lĩnh v ực âm
nhạc” được áp dụng trong quá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo
dục trẻ theo chương trình GDMN. Trong q trình nghiên cứu đề tài này tơi đã vận
dụng đưa vào q trình chăm sóc trẻ trong lớp mình phụ trách và mang lại hiệu quả
cao. Đề tài được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý. Được hội đồng chun
mơn đánh giá cao và khuyến khích nhân rộng đề tài trong các trường MN toàn
huyện, toàn tỉnh và đăng trên Web.

2. Nội dung
2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
2


Âm nhạc nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao, vì nó tác dụng
đến người nghe về cả âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư
tình cảm của con người và nó gần gũi với con người được đơng đảo cơng chúng
u thích. Trong trường Mầm non, âm nhạc là một hoạt động được thực hiện
thường xuyên liên tục và được lồng ghép các hoạt động của trẻ nó là cầu nối giữa
hoạt động này với hoạt động khác và nó ln ln tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ
nhất để lôi cuốn trẻ tập trung tham gia vào các hoạt động.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi được bồi dưỡng về chun mơn do phịng giáo
dục triển khai tập huấn rộng rãi về các trường Mầm non, đến từng giáo viên từ
trung tâm đến tận miền núi, Với nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả. Bên
cạnh đó, việc dạy bộ môn âm nhạc cho trẻ, tôi luôn chuẩn bị rất chu đáo về giáo
án, đồ dùng trực quan như : Đàn, băng đĩa. Khi tổ chức hoạt động tôi luôn sáng tạo
và linh hoạt nhằm lôi cuốn trẻ tập trung vào giờ hoạt động âm nhạc.
2.1.1. Thuận lợi:
Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn
5 - 6 tuổi theo chương trình giáo dục Mầm non, lớp học kiên cố có đủ diện tích
rộng, thống mát, cơ sở vật chất đầy đủ. Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao về chuyên môn của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mua sắm trang
thiết bị về bộ môn âm nhạc như : Máy vi tính, băng đĩa, quạt múa, phách gõ và tôi
làm thêm các loại mũ âm nhạc theo chủ đề và đồ dùng âm nhạc .
Mặt khác, lớp tơi có 34 cháu và 33 cháu đã được học qua mẫu giáo nhỡ. Vì
thế cháu rất tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động, Nhất là bộ môn âm nhạc
Nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đồn kết ln quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau, người dạy lâu năm chia sẽ kinh nghiệm cho người mới vào nghề nên tôi
được học tập thêm rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ.

Trẻ đi học đều, chuyên cần nên trẻ rất có nề nếp. Đa số cháu trong lớp nhanh
nhẹn, mạnh dạn, khả năng tiếp thu nhanh, một số trẻ được tham gia hoạt động văn
nghệ của nhà trường.

3


Một số phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, cũng
như hoạt động âm nhạc ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng
được những tiết học hay.
2.1.2. Khó khăn:
Nhận thức các cháu trong lớp khơng đồng đều, có nhiều trẻ sinh vào cuối
năm nên tư duy trẻ còn hạn chế. Một số cháu còn rụt rè, nhút nhát, đặc biệt có một
số cháu nói lắp, nói ngọng, nói chớt, nên chưa chăm chú vào giờ hoạt động dẫn
đến một số cháu hát chưa thuộc bài hát, hát chưa trọn cả câu, chưa biết vận động
theo nhạc, hát chưa đúng giai điệu, nhịp điệu, cao độ, trường độ của bài hát.
Đa số bố mẹ trẻ đều làm nghề nông nên chưa quan tâm đến ý nghĩa và tầm
quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ, chưa nhiệt tình hổ trợ nguyên vật
liệu sẳn có ở địa phương để cô và trẻ cùng làm dụng cụ âm nhạc bổ sung cho góc
chơi.
2.1.3 Khảo sát thực trạng:
Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học vào
đầu tháng 9 tôi tiến hành khảo sát khả năng âm nhạc của trẻ, xem kỹ năng âm nhạc
của trẻ thể hiện ở trên giờ hoạt động. Tôi đánh giá các mức độ Tốt, khá, trung bình,
yếu, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể:
Khả năng âm nhạc

Xếp loại tốt

Xếp loại khá


Xếp loại TB

Xếp loại yếu

10/34=29,4%

8/34=23,5%

08/34=23,5%

11/34=32,4%

8/34=23,5%

06/34= 17,6%

09/34 =26,5%

11/34=32,4%

8/34=23,5%

10/34 = 29,4%

14/34= 41,2%

10/34=29,4%

Hát hát thuộc bài

hát, nhớ tên bài 07/34 = 20,6% 09/34=26,5%
hát, nhớ tên tác giã
Vỗ tay theo nhịp,
theo phách, theo 07/34= 20,6%
tiết tấu…..
Vận động

minh

họa theo bài hát
Cảm thụ âm nhạc

một cách sáng tạo
Từ kết quả điều tra thực tiễn của lớp . Bản thân tôi luôn luôn suy nghĩ, trăn
trở làm thế nào để tìm ra giải pháp tối ưu nhất để thực hiện đề tài đạt hiệu quả cao.
4


2.2 Các giải pháp:
Trong thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay, tơi
đã suy nghĩ tìm tịi, nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi học
tốt lĩnh vực âm nhạc như sau:
* Giải pháp 1: Lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch.
Với đặc điểm trẻ dể nhớ nhưng cũng chóng qn. Vì vậy, tơi đã phối hợp với
giáo viên trong lớp lựa chọn những tác phẩm âm nhạc (bài hát) có nội dung ngắn
ngọn, dễ hiểu, tính chất giai điệu vui tươi, dễ thuộc, như: Ngày vui của bé , em tập
đánh răng, em làm bác sỹ ….
Tham mưu với Ban Giám hiệu dự kiến chủ đề để xây dựng chương trình phù
hợp với độ tuổi.
Chủ đề thực hiện


Tên bài hát
- Ngày vui của bé

Trường Mầm non

- Đêm trung thu

Bản thân

Gia đình

- Vui đến trường
- Em tập đánh răng
- Cái mũi
- Cả nhà thương nhau
- Tiết tổng hợp “ Gia đình bé yêu”
- Em làm bác sỹ

Nghề nghiệp

- Nghe hát: “ Hạt gạo làng ta”
- DVĐ: Lớn lên cháu lái máy cày.
- Tổng hợp “ Ước mơ của bé”.
- Em yêu cây xanh

Tết và mùa xuân

- Ra vườn hoa em chơi
- Em đi trong tươi xanh

- Hai chú cún

Động vật

- Nghe hát: Mưa rơi
- Gà trống, meo con và cún con

5

Ghi chú


- Ngày vui 8/3
Giao thông

- Đi đường em nhớ

Quê hương đất nước

- Bạn ơi có biết
- Nghe hát “ Quảng Bình q ta ơi
- Cho tơi đi làm mưa với.
- Em mơ gặp Bác Hồ

* Giải pháp 2: Tạo môi trường lớp học.
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình,
trẻ có thể làm quen, ơn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm
nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của
trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phịng học, góc âm nhạc một cách phù hợp
và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc có tính mở, sao cho gần gũi

với trẻ, trẻ dễ cất, dễ lấy sữ dụng...
Ví dụ:
- Phách tre để vào rỗ vng;
- Xắc xơ xếp hình tháp trên giá;
- Quạt, trống treo trên tường ngang tầm với trẻ
- Các loại nhạc cụ tự làm xếp trên giá;
- Dán các bức ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội, ngày lễ...
Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: Các loại như đá, muỗng, bát, các
loại loon, thùng thiếc, thùng giấy chứa các loại hột hạt, các dụng cụ nhà bếp, khối
gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ
lớn, tạo điều kiện cho trẻ cùng cơ sáng tạo ra các kiểu áo váy... phục vụ chơi vũ hội
hóa trang, nhảy múa tự do.
Ngồi ra tơi cịn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu
nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển, các clip về các hội thi như: Giọng hát việt nhí,
Đơ rê mí, gương mặt thân quen nhí cho trẻ xem nhằm kích thích sự hứng thú của
trẻ.
* Giải pháp 3 : Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt.
Với đặc điểm âm nhạc của trẻ 5- 6 tuổi là những cảm xúc âm nhạc diễn ra
6


khá mạnh mẽ nhưng cũng chóng qua đi, ít để lại ấn tượng. Vì vậy, khi giáo dục,
dạy học cho trẻ, tôi đã tiến hành cho trẻ “Học mà chơi - chơi mà học” lấy trẻ làm
trung tâm, theo chương trình giáo dục mầm non mới. Mỗi hoạt động học âm nhạc
tôi xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một nội dung trọng tâm
chủ yếu trong một hoạt động cụ thể:
VD1 : Nếu trọng tâm dạy kỹ năng (dạy hát), tôi tập trung vào nội dung chính
là dạy cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc.
VD 2 : Nếu trọng tâm dạy kỹ năng (dạy vận động theo nhạc), tôi hướng dẫn
trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn như:

- Bài hát "Em tập đánh răng" vận động minh họa theo bài hát;
- Bài hát "Cháu yêu cô chú công nhân " vỗ tay theo phách;
- Bài hát "Bé quét nhà " vỗ tay theo nhịp...
- Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối
hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm
nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là
hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác
phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Có thể cho trẻ mặc trang
phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài
hát. Khi chọn bài hát tôi ln lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể
hiện được nội dung chính của bài dạy hát.
Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ
tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của
tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn.
Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.
VD 3: Nếu trọng tâm là nghe hát (nghe nhạc), tôi chú ý lựa chọn những
hình thưc hợp lý như: nghe cơ hát, nghe qua băng dĩa CD, vừa nghe vừa xem qua
clip (sưu tầm), nghe gia điệu bài hát, vừa nghe vừa xem cơ và bạn biểu diễn...từ đó
trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng
thái cảm xúc có trong tác phẩm.
VD 4 : Nếu trọng tâm là tiết biễu diễn
7


Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại
những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ
được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và
được tham gia biểu diễn.... Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như:
Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều
tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành cơng sẽ có giá trị giáo

dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước
mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được
nghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số
lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học. Hình thành những cơ sở đầu tiên cho
thị hiếu âm nhạc ở trẻ.
Trong lớp tơi có 10 trẻ tham gia đội văn nghệ của trường . Vì vậy, tơi tổ
chức cho trẻ mỗi tháng 1 lần tham gia biểu diễn âm nhạc tại phòng nghệ thuật với
đề tài từng chủ đề trong đó có phần thi đua giữa các tổ, nhóm.
Trong các ngày hội, ngày lễ tổ chức tại trường bố trí cho trẻ trong lớp được
biểu diễn ít nhất 1 bài trước tồn trường để tăng thêm tính tự tin cho trẻ trước tập
thể. Khi được biểu diễn mặc trang phục thật đẹp dường như trẻ tự tin lên rất nhiểu,
trẻ được tự mình trãi nghiệm trên sân khấu, cịn các trẻ khác được xem các bạn
cùng lớp biểu diễn rất hứng thú.
Không chỉ hàng tháng trẻ được biểu diễn mà vào các ngày hội ngày lễ lớn
trẻ đều tham gia một cách tích cực như ngày trung thu, ngày hội đến trường, ngày
20/11, Lễ tổng kết – chia tay trẻ 5 tuổi….
* Giải pháp 4 : Dạy âm nhạc cho trẻ thông qua các thời điểm hoạt động
trong ngày và các giờ hoạt động khác :
Trong thực tế dạy âm nhạc cho trẻ mẫu giáo cho ta thấy năng lực tiếp thu
thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được , mà phải trải qua
một quá trình : học mà chơi - chơi mà học và ở mọi lúc mọi nơi . Chính vì thế ở
mọi lúc mọi nơi chúng ta cần cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc vào giờ đón,
trả trẻ .Tôi cho trẻ nghe các bài hát trong và ngồi chương trình phù hợp với lứa

8


tuổi mẫu giáo . trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát . Từ
đó trẻ thích nghe hát và hát như các bạn . Hoạt động ngồi trời , hoạt động góc
cũng cần cho trẻ làm quen với ca âm nhạc, hát những bài có liên quan đến chủ đề,

đề tài sắp học, sắp dạy .
Ví dụ : Khi cho trẻ hoạt động ngồi trời “ Quan sát vườn hoa ”. sau khi
quan sát vườn hoa xong cô cho trẻ làm quen bài hát ‘ Màu hoa ". Thơng qua đó trẻ
được làm quen bài hát mới , đồng thời cô giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa .
Cơ giáo hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống ...
Trong mỗi tiết học , mọi hoạt động đều tích hợp giáo dục âm nhạc cho trẻ , có
thể cho trẻ làm quen những bài hát mới , hoặc ôn luyện lại những bài hát đã học
tuỳ theo từng đề tài , từng chủ đề của bài dạy .
Ví dụ : + Khi dạy trẻ học tiết thơ : “ Mèo đi câu cá ”- chủ đề “ Thế giới động
vật ”. Cơ có thể cho trẻ hát bài “ Thương con mèo ”. Qua đó giúp trẻ được ơn
luyện lại bài hát đã học và nhằm gây hứng thú cho trẻ vào giờ học .
+ Dạy trẻ chuyện "Bàn tay có nụ hôn" kết hợp cho trẻ nghe bài hát "Bàn tay
mẹ " từ đó bổ trợ cho việc giáo dục trẻ tình thương yêu mẹ và những người thân
trong gia đình .
Hoặc tiết LQMTXQ “ làm quen động vật sống trong rừng ” chủ đề “ Động vật
sống trong rừng ” . Khi vào bài dạy cô bắt bài hát “ Đố bạn ” cho trẻ cả lớp hát
sau đó cơ trị chuyện với trẻ các con vừa hát bài hát gì ?; Trong bài hát nói về
những con vật nào ? trong bài hát nói về các con vật sống ở đâu ? . Thơng qua đó
cơ giới thiệu vào bài một cách nhẹ nhàng giúp trẻ ham thích học hơn .
Khơng những âm nhạc chỉ dừng lại tích hợp , lồng ghép vào tiết thơ ,
LQMTXQ , mà ca hát cịn lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác như : Tạo
hình , thể dục, tốn , hoạt động góc, hoạt động ngịa trời, sinh hoạt chiều.
Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo
bài hát, mà trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng mau quên nên với tơi hoạt động ở
góc là cơ hội để luyện cho trẻ nhưng cũng là cơ hội cho trẻ thỏa sức diễn đạt cảm
xúc âm nhạc. Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát
múa lại những bài đó học và thớch phản ảnh lại những việc làm của người lớn.
9



Ví dụ: Góc phân vai: Trẻ đóng vai "Cơ giáo" dạy bạn học, tôi đã chú ý
hướng cho cho trẻ đóng vai "Cơ giáo" dạy lại những bài hát mà lớp mình đã được
học. Chính vì vậy, trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cơ giáo, học sinh.
Giải pháp 5. Sửa sai cho trẻ qua tiết hoạt động chung:
Thông thường khi tiến hành dạy âm nhạc cho trẻ, cô giáo hay sửa sai cho trẻ
theo dự kiến của mình một cách máy móc, rập khn mà chưa nghĩ đến kỹ năng
cho trẻ. Vì vậy, giáo viên sửa sai cho trẻ đã nắm được khái quát bài nên chú ý sửa
sai khi trẻ hát sai về một số lỗi sai.
+ Sai về tiết tấu , giai điệu, nhịp điệu của bài hát.
+ Trẻ hát sai về âm điệu, luyến láy của bài hát.
+ Trẻ hát sai về một số lời ca.
+ Vận động chưa đúng nhạc
+ Trẻ hát sai về âm thanh, cường độ, cao độ…. có khi hát quá to khi hát nhỏ
quá, phong cách thể hiện chưa mềm mại.
Ví dụ: Khi dạy hát bài: ‘‘Trường chúng cháu đây là trường mầm non’’
Khi dạy trẻ hát trẻ hay hát nhầm các từ ở các câu hát ‘‘Cô là mẹ và các cháu
là con’’ thì trẻ hay hát : ‘‘Cơ và mẹ và các cháu là con’’ . Khi nghe trẻ hát như vậy
tơi dừng lại câu đó tơi đọc lại cho trẻ nghe câu hát đó 3-4 lần sau đó cơ cho trẻ hát
kết hợp đàn để giúp trẻ hát đúng hơn...
Ví dụ: “Em đi chơi thuyền” - Nhạc và lời :Trần Kiết Tường Khi trẻ hát thường sai
về tiết tấu , bởi bài hát này thường hát nhanh hơn so với các bài hát khác.
Nên khi dạy tôi chú ý sửa sai cho trẻ, tôi vừa hát vừa vổ tay theo tiết tấu
nhanh để giúp trẻ hát theo cho đúng.
Ví dụ: Bài Hát : ‘‘Đu quay’’ - Nhạc và lời: Mộng Lân
Khi trẻ hát chưa được ở các chỗ luyến ‘‘rất hay’’ trong bài hát tôi hát mẫu
lại cho trẻ nghe nhiều lần và cô mở băng bài hát đó cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận
và hát theo băng nhằm giúp trẻ hát lại cả câu sao cho đúng.
Ví dụ: Khi vận động theo nhạc « Cái mũi » trẻ múa chưa đúng nhịp và lời bài hát
thì cơ có thể tập cho trẻ múa và nhún đúng nhịp điệu bài hát.
* Giải pháp 6: Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc.

10


Thường xuyên vào các trang web như you tobe.com, blog socnhi.com, nhạc
cuatoi.vn...để tìm các tư liệu phù hợp với nội dung bài dạy, sau đó sử dụng máy
chiếu làm các hiệu ứng với hình ảnh, ảnh động, sdile show, video clip...kết hợp với
các phần mềm pwerpoint, kidpic, photoshop...để xử lý hình ảnh và sử dụng trong
bài dạy.
Ví dụ: Ở chủ đề động vật, dạy bài hát “Đố bạn” tơi có thể kết hợp cho trẻ
xem clip về thế giới động vật, tương ứng với mỗi câu hát, đến câu hát về con vật
nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó. Trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước
các hành động của các con vật trong bài hát như con khỉ, con voi, con gấu...Như
vây tiết học của trẻ sẽ thêm sinh động và vui nhộn hơn.
Với những bài nghe hát thuộc làn điệu dân ca, có thể cho trẻ xem hình ảnh
hoặc clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan họ hội Lim. Khi trẻ được
trực tiếp xem các đoạn video clip, trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với những làn
điệu dân ca đó. Ví dụ: Khi cho trẻ nghe các bài hát dân ca quan họ
Bắc Ninh, tôi cho trẻ xem đoạn clip các liền anh, liền chị quan họ đang hát giao
duyên, hay hình ảnh các chị hai, chị ba quan họ với nón thúng qoai thao và những
bộ quần áo mới ba, mớ bảy cho trẻ xem. Với những giọng hát chuyên nghiệp mượt
mà tình cảm, những bộ áo quần rực rỡ sắc màu và phong cảnh hữu tình, trẻ sẽ cảm
thụ chính xác hơn về các làn điệu dân ca của các vùng miền.
Với những bài hát của đồng bào các dân tộc, tôi đưa hình ảnh lễ hội của các
đồng bào của dân tộc Thái, Tây Nguyên...
Với các bài hát về Bác Hồ, ví dụ: Khi cho trẻ nghe bài hát “Ai yêu nhi đồng
bằng Bác Hồ Chí Minh”, tơi kết hợp cho trẻ xem clip về Bác Hồ với các cháu thiếu
nhi, lúc đó trẻ sẽ thấy Bác Hồ rất hiền từ giống như một người ơng gần gủi với các
cháu.
Với những trị chơi âm nhạc tôi sưu tầm những âm thanh gần gủi trong thực
tế như các hiện tượng thiên nhiên: Tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi rì rào,

tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót véo von...Những âm thanh trong cuộc sống
(tiếng cịi tàu, tiếng ơ tơ, tiếng gà gáy...) để phát triển sự nhạy cảm và tai nghe cho
trẻ.
11


Giải pháp 7: Kết hợp với phụ huynh :
Để chất lượng dạy học đạt kết quả tốt yếu tố không thể thiếu được đó là sự quan
tâm giúp đỡ của hội cha mẹ học sinh.
Phụ huynh phải tạo nhu cầu, điều kiện học tập cho các cháu đảm bảo để các
cháu phát triển về thể chất cũng như trí tuệ trong học tập. Từ đó các em thích thú học
tập.
Tham mưu với phụ huynh mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh đầy đủ, đảm
bảo chất lượng phục vụ cho việc học của các em được tốt.
Tôi luôn kết hợp với phụ huynh qua các thời điểm đón trẻ, trả trẻ thường
xuyên phối hợp với phụ huynh mua các băng đĩa ở nhà có các bài hát giáo dục trẻ
mầm non để từ đó bố mẹ và trẻ cùng thể hiện bài hát. Thơng qua đó làm cho trẻ
ham thích âm nhạc hơn, tăng vốn hiểu biết cho trẻ. Vì âm nhạc giúp trẻ hồn nhiên
hơn khi thể hiện các bài hát mà trẻ u thích.
Ngồi ra tơi cịn kết hợp với phụ huynh mua các băng đĩa nhạc hay, những
băng trắng để cho trẻ hát để ghi âm giọng hát của trẻ để xây dựng ở góc nghệ thuật
của lớp.
Hội cha mẹ học sinh là người kề vai sát cánh cùng với nhà trường gánh vác
trách nhiệm giáo dục con em. Chính vì thế, trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên
luôn thông tin hai chiều với phụ huynh để trao đổi việc học của các cháu một cách
thường xuyên để phụ huynh nắm bắt, cùng với giáo viên kèm cặp giúp đỡ đối với
những học sinh yếu, gíup các cháu đó phát huy được tính tích cực tự giác tham gia
hoạt động để tiến bộ.
Tổ chức họp phụ huynh 3 đợt trong năm ( sau mỗi đợt khảo sát) để đánh giá
chất lượng học tập của các cháu để phụ huynh được biết.

Tham mưu với chi hội trưởng phụ huynh động viên, khen thưởng kịp thời các
sự tiến bộ của học sinh yếu, học sinh đạt kết quả giỏi, tăng kích thích hứng thú trong
học tập của các cháu nhằm khơi dậy tính thi đua trong học tập.
Tóm lại: Giáo dục âm nhạc đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ mầm non, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào
đời cho đến khi giã từ cuộc sống. Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé
12


thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của
con người. Âm nhạc có sức mạnh vơ cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới
nội tâm của con người, làm cho cuộc sống vui tươi, hồn nhiên hơn.
2.3 Hiệu quả của sáng kiến:
Qua một thời gian áp dụng những giải pháp trên, cùng với sự chỉ đạo, giúp
đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ góp ý của các bạn đồng nghiệp trong
nhóm lớp, qua một thời gian rèn kỹ năng âm nhạc cho trẻ tại thời điểm này trẻ đã
nắm được kiến thức, kỹ năng âm nhạc như sau:
Đã thực sự hình thành ở trẻ kỹ năng âm nhạc và trẻ hát thuộc bài hát , nhớ
được tên bài hát, tên tác giả.
Rèn luyện lỹ năng ghi nhớ có chủ định và thể hiện giọng hát.
Phát triển ngơn ngữ, trí tuệ cho trẻ qua q trình dạy trẻ kỹ năng âm nhạc.
Phát huy hết khả năng âm nhạc cho trẻ giúp trẻ ham thích học môn âm
nhạc.
Trẻ hát tự nhiên, rỏ lời, hát đúng cao độ, trường độ của tác phẩm.
Trẻ múa hát nhịp nhàng và biết vỗ tay theo nhịp theo phách, theo tiết tấu một
cách tự tin, hồn nhiên dưới hình thức biểu diễn vui tươi, nhí nhãnh...
Thơng qua các hoạt động như lễ hội, nêu gương cuối tuần, biểu diển liên
hoan văn nghệ của lớp. Trẻ thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng về nội
dung cũng như giai điệu.
Vì vậy, kết quả đạt được khá mỹ mãn, cụ thể như sau :

Khả năng âm nhạc

Xếp loại tốt

Xếp loại khá

Xếp loại TB

Xếp loại yếu

15/34= 44,1%

5/34= 14,7%

0

14/34= 41,2%

6/34= 17,6%

0

13/34= 38,2 % 4/34= 11,8%

0

Trẻ hát thuộc bài
hát,nhớ tên bài hát, 14/34= 41,2%
nhớ tên tác giã
Vỗ tay theo nhịp, theo

phách,

theo

tiết 14/34= 41,2%

tấu…..
Vận động minh họa
theo bài hát

17/34= 50,0%

13


Cảm thụ âm nhạc một
cách sáng tạo

18/34 = 52,9%

16/34 = 47,1%

0

0

3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ địi hỏi cơ giáo phải thật sự u
nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo, có năng lực sư phạm, có năng khiếu về

âm nhạc, nắm vững chuyên mơn, nghiệp vụ, địi hỏi cơ giáo mầm non thật sự cần
mẫn chịu khó về cơng tác làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy và học như: mũ âm
nhạc, phách gõ , trống lắc…. Lập kế hoạch hoạt động âm nhạc cụ thể và chuẩn bị
bài của giáo viên.
Dạy âm nhạc cho trẻ thông qua các thời điểm hoạt động trong ngày và các
giờ hoạt động khác ở trường mầm non . Ln có ý thức xây dựng góc nghệ thuật
phong phú có máy vi tính, đàn ooc gan và một số đồ dùng âm nhạc, nhạc cụ để vừa
tầm với trẻ giúp trẻ dể lấy, dể cất. Dạy trẻ kỹ năng âm nhạc qua các giờ hoạt động
chung mang lại hiệu quả
Biết sử dụng ứng dụng cộng nghệ thông tin một cách thành thạo để tổ chức
các tiết học mang lại hiệu quả cao .
Tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội
dung của bài học, biết linh hoạt sáng tạo khi sử dụng phương pháp để tổ chức tốt
giờ hoạt động âm nhạc dạy trẻ ca hát. Cô giáo chuẩn bị tâm thế, đàn oocgan, băng
đĩa ,máy tính . Giáo viên luôn chú ý sửa sai cho trẻ về kỹ năng âm nhạc và giúp trẻ
thể hiện đúng phong cách nghệ thuật. Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ
ca hát.
Điều quan trọng là giáo viên phải thường xuyên tổ chức hoạt động âm nhạc
với nhiều hình thức khác nhau, biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp,
phải biết lấy trẻ làm trung tâm, phải tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt
động âm nhạc. Phải biết kích thích sự hứng thú của trẻ có như thế âm nhạc mới
thực sự trở nên có ý nghĩa với trẻ.
Cơ giáo phải nắm vững đặc tính tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan
hệ với âm nhạc, khả năng vận động, cơ quan phát âm… để có phương pháp dạy
thích hợp. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những
14


nội dung, thơng tin cần thiết trong mỗi hình thức tổ chức. Phải quan tâm xem trẻ đã
tham gia được những hoạt động nào và tham gia như thế nào hơn là cơ đã dạy

những gì cho trẻ.
Quan tâm đánh giá trẻ trong hoạt động âm nhạc để có biện pháp bồi dường
phù hợp. Động viên khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện
tác phẩm âm nhạc.
Phối hợp với phụ huynh cùng bồi dưỡng thêm kỹ năng âm nhạc cho trẻ,
ln khuyến khích động viên trẻ, phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm các tác
phẩm âm nhạc để trang trí thêm thư viện âm nhạc của lớp ngày càng phong phú
hơn. Có tác dụng dấy lên phong trào phụ huynh cùng cô giáo con em mình tham
gia các tiết mục văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: 20/11; 8/3;
trung thu, khai giảng, 1/6……
Giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn âm nhạc là việc làm rất thiết thực, đòi hỏi
giáo viên phải có sự rèn luyện kiên trì giữa cơ và trẻ thì mới đạt được kết quả cao.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm mà bản thân tơi đúc rút ra từ tình
hình thực tế giảng dạy. Tuy nhiên bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng khơng
tránh khỏi những hạn chế, kính mong sự góp ý, giúp đỡ của hội đồng sư phạm nhà
trường, bạn bè đồng nghiệp, phịng giáo dục đào tạo để tơi có nhiều kinh nghiệm
hơn trong công tác giảng dạy.

15



×