Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi tại lớp lớn 4, trường mẫu giáo Họa Mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.49 KB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện .
Tên đề tài sáng kiến (SK): “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự
phục vụ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp lớn 4, trường mẫu giáo
Họa Mi”.
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9
năm học 2020 - 2021.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc
bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và
của mỗi gia đình.
Trong những năm gần đây, giáo dục ln khơng ngừng đổi mới về hình
thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống
là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non. Kỹ
năng tự phục vụ là biểu hiện khả năng trẻ tự mình làm những việc đơn giản
trong cuộc sống như: tự xúc ăn, mặc quần áo, chải tóc, đi giày dép, tự vệ sinh cá
nhân… hoặc giúp đỡ người lớn một số công việc đơn giản hằng ngày. Giáo dục
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những giai đoạn đầu đời từ 0 - 6 tuổi mang
vai trò rất quan trọng đến việc phát triển và hình thành nhân cách trẻ sau này.
Việc rèn kỹ năng này giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng
tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Đây cũng là điều kiện để
giúp trẻ chóng khơn lớn và trưởng thành trong cuộc sống.
Hiện nay vẫn có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được
ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Vì thế, họ thường làm giúp trẻ mọi
việc vì họ nghĩ con mình cịn nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Chính
những suy nghĩ và việc làm đó đã tước đi quyền tự do của trẻ, khơng cho trẻ


1


được nói, được làm theo những gì trẻ nhận thức được. Là giáo viên mầm non
nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ
năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài “Một số
biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lớn 4,
trường mẫu giáo Họa Mi”.
Thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi có những
ưu điểm, hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Về phía nhà trường:
+ Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên.
+ Phát tài liệu để giáo viên tham khảo.
- Về giáo viên:
+ Bản thân được sự góp ý, giúp đỡ, động viên của chị em đồng nghiệp
trong công tác giáo dục trẻ.
+ Là một giáo viên trẻ, có tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình trong mọi phong trào, yêu nghề, mến trẻ.
- Về trẻ:
+ Trẻ đi học đều, tích cực tham gia các hoạt động.
- Phụ huynh: Luôn quan tâm đến trẻ, trao đổi với giáo viên cách để dạy trẻ
tốt hơn.
- Cơ sở vật chất:
+ Nhà trường trang bị cho các lớp máy tính, tivi, loa đài…
+ Sân trường rộng, thống mát, sạch sẽ có khu vui chơi cho trẻ.
* Nhược điểm:
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân
của trẻ còn hạn chế, tuy nhiên ta có thể nhận thấy các ngun nhân chính đó là:

- Đối với trẻ:
+ Khá nhiều cháu chưa qua lớp nhỡ nên còn rụt rè, nhút nhát trong hoạt
động vui chơi cũng như trong học tập, nhiều cháu còn ngại tiếp xúc với cô giáo
và các bạn.
+ Một số trẻ được bố mẹ nuông chiều, thường làm hộ trẻ mọi việc.
+ Một số trẻ hiếu động, còn chưa chú ý và chưa nghe theo lời hướng dẫn
của cô giáo.
- Đối với phụ huynh: Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng
2


của việc giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Về cơ sở vật chất: Lớp học cịn chật, học sinh đơng nên cịn khó khăn
trong việc tổ chức dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Theo kết quả khảo sát đầu năm ở tháng 9 năm 2020.
TT
1
2
3
4
5

Đạt
Số trẻ Tỉ lệ %

Kỹ năng tự phục vụ
Biết tự vệ sinh cá nhân (rửa tay, đánh
răng, rửa mặt…)
Biết gấp, cất, trải nệm, gối.
Biết mặc quần áo, ăn mặc gọn gàng.

Biết giữ phòng lớp sạch sẽ, sắp xếp đồ
dùng gọn gàng.
Biết kê bàn ăn, tự giác xúc ăn.

Chưa đạt
Số trẻ Tỉ lệ %

14/23

60,8%

9/23

39,1%

13/23
16/23

56,5%
69,5%

10/23
7/23

43,4%
30,4%

15/23

65,2%


8/23

34,7%

17/23

73,9%

6/23

26,1%

3.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục
những nhược điểm của giải pháp đã biết:
Việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ngay từ nhỏ là vô
cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu trẻ khơng có kỹ năng tự phục vụ bản
thân, thì sẽ khơng thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vậy nên bản
thân tôi không chỉ cho trẻ học theo sách vở mà còn cho trẻ được tiếp cận kiến
thức thực tế ngồi đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi đã
thực hiện các biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Xác định rõ kỹ năng cơ bản cần rèn cho trẻ
- Biện pháp 2: Rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động học.
- Biện pháp 3: Rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động vui chơi.
- Biện pháp 4: Rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động khác trong ngày.
- Biện pháp 5: Rèn kỹ năng tự phục vụ thông qua sưu tầm bài thơ, câu
chuyện, bài hát.
- Biện pháp 6: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự phục
vụ trong gia đình.

- Biện pháp 7: Tạo điều kiện và môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ
năng sống.
3.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để
thực hiện và áp dụng giải pháp:
3


* Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Có đủ cơ sở vật chất, phịng học sạch sẽ và thoáng mát, đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho công tác giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
- Phương tiện nghe, nhìn: video về hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ, tranh ảnh, bảng tuyên truyền, máy vi tính, loa.
- Tăng cường giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ.
- Cô giáo phải luôn nghiên cứu sách, tài liệu, chuyên đề có liên quan.
Tham gia đầy đủ các buổi chuyên môn, học hỏi chị em đồng nghiệp để nâng cao
trình độ chun mơn.
- Đổi mới phương pháp tổ chức cho trẻ.
- Luôn tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
3.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1: Xác định rõ kỹ năng cơ bản cần rèn cho trẻ.
Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo
viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ ở lớp mình phụ trách.
Đối với tâm sinh lý trẻ em 5-6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ
cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần được giáo dục
chính là những kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ. Kỹ năng tự phục vụ bằng
cách tập cho trẻ những việc vừa sức như:

+ Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện; biết chải đầu,
đánh răng.
+ Có ý thức giữ vệ sinh nơi cơng cộng, tơn trọng người khác như: không
khạc nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch…
+ Trẻ tự mặc quần áo, biết yêu cầu người lớn phải cho mình ăn mặc gọn
gàng sạch sẽ.
+ Biết gấp, cất, trải nệm, gối.
+ Biết giữ phòng lớp, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ. Biết giúp cô lau
bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
+ Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa.
+ Biết giúp cô giặt khăn, phơi khăn.
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai
đoạn này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện
4


pháp khác nhau để hình thành nơi trẻ kỹ năng tự phục vụ. Trước tiên giáo viên
là tấm gương để trẻ học tập vì ở lứa tuổi này trẻ hay bắt chước người lớn. Nói
cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như
hình thành nhân cách ở trẻ.
Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động học.
Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không thể thực
hiện trên một giờ học cụ thể nào, mà chỉ lồng ghép vào các hoạt động trong
ngày để dạy kỹ năng cho trẻ.
* Hoạt động học khám phá:
Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ
những kỹ năng tự phục vụ cơ bản như:
Chủ đề “Trường mầm non”: Khám phá đề tài “Lớp học của bé”, trẻ biết
tên gọi của lớp mình đang học, giáo dục trẻ biết làm gì để lớp học ln sạch
đẹp, biết sắp xếp các đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.

Chủ đề “Bản thân”: Thông qua hoạt động khám phá đề tài “Bé biết ăn
uống hợp vệ sinh để bảo vệ sức khỏe” cô cho trẻ kể tên các đồ dùng ăn uống,
cơ hỏi trẻ trước khi ăn cần phải làm gì, sau khi ăn chúng ta làm gì? Qua đó tơi
giáo dục trẻ phải biết vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn, trong giờ ăn khơng được nói
chuyện, khơng làm rơi vãi cơm, sau khi ăn xong tự giác xếp ghế gọn gàng, chải
răng, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ.
Chủ đề “Gia đình”: Khám phá với đề tài “Ngơi nhà của bé”, trẻ biết
được ngơi nhà là nơi gia đình cùng chung sống, giáo dục trẻ biết làm gì để chỗ
ở của mình sạch sẽ, gọn gàng. Cịn đề tài khám phá “Đồ dùng trong gia đình”
giáo dục trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp, biết giữ gìn đồ dùng
sạch sẽ, gọn gàng, biết sử dụng đồ dùng đúng cách...
Chủ đề “Phương tiện giao thông”: Đề tài “Bé đi đường an toàn” giáo
dục trẻ giáo dục trẻ khi đi bộ trên đường làng đi sát lề đường bên tay phải, khi
đi bộ trên đường phố đi trên vỉa hè. Khi ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm,
ngồi ngay ngắn không đùa nghịch. Thông qua đề tài này rèn cho trẻ kỹ năng đội
và cài mũ bảo hiểm an toàn, để mỗi khi ra đường trẻ biết tự mình cài mũ bảo hiểm.
Chủ đề “Tết và mùa xuân”: Đề tài khám phá “Bé vui đón tết” giáo dục
trẻ biết giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón tết, biết vứt rác đúng
nơi quy định không vứt vỏ kẹo, vỏ bánh... ra đường, không đi vệ sinh bừa bãi.
5


Đề tài “Tìm hiểu về mùa xuân”, giúp trẻ biết mùa xuân có tết cổ truyền, dạy trẻ
biết lựa chọn quần áo phù hợp khi đi chơi Tết.
Chủ đề “Thực vật”: Khám phá “Bé thích quả nào”, cho trẻ biết ích lợi của
các loại quả, giáo dục trẻ cách chăm sóc các loại cây, biết ăn các loại trái cây cung
cấp nhiều vitamin. Giáo dục trẻ khi ăn quả xong phải bỏ vỏ, bỏ hạt vào thùng rác.
Đề tài “Ngày 8/3”, dạy trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, biết tự giác giúp đỡ
mẹ những việc đơn giản.
Chủ đề “Động vật”: Khám phá “Một số con côn trùng”, trẻ nhận biết

được những con cơn trùng có ích và cơn trùng có hại đối với con người. Dạy trẻ
biết cách xử lý khi bị muỗi, côn trùng đốt.
Chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”: Khám phá đề tài “Mùa hè của bé”, trẻ
nhận biết được thời tiết mùa hè nắng nóng. Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe vào
mùa hè, dạy trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với mùa hè.
* Hoạt động học làm quen văn học:
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể
chuyện, nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ.
Tùy từng nội dung câu chuyện mà tôi đưa nội dung kỹ năng tự phục vụ vào để
dạy trẻ sao cho, phù hợp với trẻ lớp mình.
Ví dụ: Truyện “Gấu con bị sâu răng”, giáo viên có thể gợi mở hỏi trẻ
như: vì sao gấu con bị sâu răng? Gấu đã làm gì? Thơng qua câu chuyện này tôi
giáo dục trẻ không nên ăn nhiều bánh kẹo, phải thường xuyên đánh răng, giữ
gìn răng miệng sạch sẽ.
Qua bài thơ “Giờ ăn” tôi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như: giúp cô xếp
bàn ăn; xếp thìa, bát, đĩa gọn gàng; tự giác xúc ăn, ăn hết suất không để cơm rơi
vãi. Khi ăn xong trẻ tự giác cất bát, thìa, xếp ghế gọn gàng và vệ sinh cá nhân.
Bài thơ “Giờ ngủ” giáo dục trẻ giờ ngủ khơng nghịch, khơng nói chuyện,
phải nằm ngay ngắn. Hình thành cho trẻ nề nếp sống sau này.
Bài thơ “Giờ chơi”, thông qua bài thơ này giáo dục trẻ được chơi xong
cất dọn đồ dùng gọn gàng vào nơi quy định, khi chơi trẻ cũng sẽ cất dọn đồ chơi
gọn gàng tạo thói quen tốt cho trẻ sau này.
* Hoạt động học Giáo dục âm nhạc:
Ở trường mầm non, âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới
xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm… Đối với
trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tổ chức hoạt động giáo dục âm
nhạc ở trường mầm non không chỉ mang lại cho trẻ những cảm xúc âm nhạc mà
6



thơng qua đó cịn giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng sống tốt đẹp.
Ví dụ: Khi tơi dạy bài hát “Bé tập đánh răng” tôi sẽ dạy trẻ kỹ năng đánh
răng theo các bước, giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Từ đó trẻ biết cách đánh răng,
rửa mặt mỗi khi ở trường hay ở nhà để khỏi bị sâu răng.
* Hoạt động tạo hình:
Đề tài “Xé dán trang phục mùa hè” tôi hỏi trẻ thời tiết mùa hè thường
như thế nào? Mùa hè các con nên lựa chọn trang phục gì để mặc? Tơi cho trẻ xé
dán chiếc quần đùi, áo ba lỗ (cho bạn nam), váy ngắn (cho bạn nữ). Thông qua
đề tài này trẻ sẽ biết lựa chọn trang phục để mặc phù hợp với mùa. Qua các hoạt
động tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không làm quăn mép
vở không vẽ tẩy xóa vở, khơng vẽ bậy ra ghế ra bàn.
* Hoạt động thể dục: Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các
vận động như : Bò qua chướng ngại vật, đi trên ghế thể dục, chuyền bóng, bật
qua vật cản, nhảy từ độ cao 45cm, ném trúng đích thẳng đứng, bị zíc zắc qua 7
điểm, đi nối bàn chân,… qua tiết học tôi nhắc nhở trẻ tập cẩn thận, giữ quần áo
gọn gàng, sạch sẽ, tự cất dụng cụ tập.
Biện pháp 3: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thơng qua
hoạt động vui chơi.
Có thể nói, trị chơi giúp cho trẻ em thu thập những kinh nghiệm đáng giá,
những hiểu biết về thế giới chung quanh nói chung, về các hoạt động của người
lớn nói riêng. Trị chơi kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một bài tập bước đầu, qua
đó đứa trẻ làm quen với hoạt động tương lai của người lớn. Trò chơi giúp trẻ
bộc lộ năng khiếu, sở trường của mình và là một phương tiện lý tưởng để tạo
lòng tự tin cho trẻ em. Nếu chúng ta tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn, được
thoải mái tưởng tượng để cải tiến hay sáng chế trong trị chơi thì trẻ sẽ thấy rằng
chúng đang được người lớn thừa nhận và tin tưởng vào khả năng của chúng. Trẻ
sẽ nhận ra giá trị của bản thân và tự tin khi nhận lãnh các trách nhiệm trong
cuộc sống sau này. Trò chơi là một phương tiện giúp trẻ bộc lộ, thể hiện tâm
trạng, cảm xúc thật sự của mình. Nhìn trẻ chơi người lớn có thể cảm nhận được
suy nghĩ bên trong hoặc phát hiện được những đặc điểm riêng của trẻ.

Điều quan trọng là thơng qua trị chơi kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ có thể tự rèn luyện những đức tính và kỹ năng sống một cách tự nhiên
và đầy hứng thú. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn so với những phương
thức giáo dục khác.
7


* Hoạt động ngoài trời:
Là một hoạt động trẻ được hịa mình với thiên nhiên, với mơi trường xung
quanh. Thơng qua hoạt động ngồi trời tơi sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự
phục vụ. Tổ chức giờ hoạt động ngồi trời, tơi tập cho trẻ lần lượt từng tổ ra
mang giày dép, tự giác xếp hàng không chen xô đẩy bạn, không chạy nhảy lung
tung mà làm theo sự hướng dẫn của cơ. Khi hoạt động ngồi trời xong, trẻ tự
giác xếp hàng vào lớp, cất dép gọn gàng vào kệ, vào lớp vệ sinh sạch sẽ. Hằng
ngày trẻ được thực hiện thường xuyên lặp đi, lặp lại sẽ trở thành kỹ năng thuần
thục. (Hình ảnh minh họa trẻ xếp dép ngay ngắn vào kệ)
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”
Hoạt động có chủ đích tơi lựa chọn những nội dung: Trị chuyện về bác
lao cơng; luyện tập thao tác rửa tay bằng xà phòng, luyện tập thao tác đánh
răng; nhặt lá vàng rơi, chăm sóc cây cảnh… Thơng qua những nội dung này cho
trẻ trải nghiệm cầm chổi quét rác trên sân, qua đó giáo dục trẻ biết tự vệ sinh cá
nhân; biết tưới cây, nhặt rác để bảo vệ môi trường đồng thời rèn cho trẻ ý thức
tự phục vụ và chăm sóc những gì gần gũi xung quanh trẻ.
Chơi các trị chơi ngồi trời như: Câu cá - trẻ tự đến lấy cần câu, giỏ,
vợt… và mang đến khu vực đàn cho trò chơi câu cá. Chơi xong trẻ tự cất dụng
cụ, đồ dùng đúng nơi quy định.
Chơi đá bóng, chơi với cát nước, chơi với các đồ chơi ngoài trời phải cho
trẻ chơi với cát nước, chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Trẻ chơi ngoài trời cần
tham gia các hoạt động chơi đùa chạy nhảy vì vậy giáo dục trẻ biết cách bảo vệ sức
khỏe cho bản thân bằng cách giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, chơi cẩn thận. Khi

chơi xong trẻ vào lớp thực hiện thao tác rửa tay bằng xà phịng, rửa chân, rửa mặt,
lau mặt sạch sẽ. (Hình ảnh minh họa bé chơi tự do với đồ chơi ngồi trời).
* Hoạt động góc:
Trẻ mầm non học bằng chơi - chơi mà học, đối với trẻ mầm non, hoạt
động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông
qua giờ chơi, giúp trẻ mạnh dạn chọn góc chơi mà mình u thích, trẻ biết lấy
đồ chơi ở góc chơi. Biết phân các vai chơi, hợp tác chơi với nhau. Khi chơi
xong tập cho trẻ cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định hình thành kỹ năng
sống nề nếp cho trẻ. Hoạt động góc là hoạt động mà trẻ rất thích thú, ở các góc
chơi trẻ thể hiện các vai chơi, đóng làm người lớn, bắt chước những việc làm của
người lớn. Thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng tự phục vụ bản thân.
Ví dụ: Ở góc xây dựng trẻ chơi xây dựng trường mầm non. Trẻ tự lấy đồ
8


dùng từ góc chơi như ngơi trường, hàng rào, cổng, bồn hoa, xích đu… Trẻ biết
phối hợp phân cơng cơng việc khi chơi, biết hợp tác cùng nhau để xây dựng
được những cơng trình xây dựng. Sau khi hết giờ chơi, trẻ tự giác dọn đồ chơi
gọn gàng, đặt vào đúng vị trí cơ quy định như: hàng rào đặt chung một ngăn;
cây xanh, bồn hoa để chung với nhau; đồ chơi xích đu, bập bênh để cùng nhau.
Hằng ngày cứ tập trẻ như vậy sẽ hình thành cho trẻ có kỹ năng sống nề nếp, gọn
gàng, trẻ tự mình làm những việc đó giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. (Hình
ảnh minh họa trẻ cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định)
Ví dụ: Ở góc phân vai chủ đề “Nghề nghiệp”, cho trẻ đóng vai cơ lao
cơng dọn vệ sinh công cộng. Trẻ biết được công việc vất vả của các cô lao công
phải thức khuya, dậy sớm để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Qua đó trẻ có ý thức giữ
gìn vệ sinh trường, lớp; khơng vứt rác bừa bãi.
Chơi đóng vai bác nơng dân, biết được công việc của bác nông dân là làm
ra hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày.Thông qua vai chơi giáo dục trẻ phải ăn hết
xuất, tự giác ăn uống, khơng được bỏ cơm thừa.

Chơi đóng vai bố mẹ, bế em, thay quần áo cho em, chải tóc, cho em ăn,
tắm cho em… Từ những hoạt động hằng ngày của người lớn mà trẻ có nhiều
kinh nghiệm cho bản thân.
Biện pháp 4: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động khác
trong ngày.
* Hoạt động đón trẻ:
Tơi đón trẻ vào lớp nhắc trẻ phải chào ba, mẹ, chào cơ; khuyến khích trẻ
tự vào lớp, khơng để ba mẹ dắt vào; hướng dẫn trẻ xếp mũ, nón bảo hiểm, cặp
vào kệ; hướng dẫn trẻ xếp dép ngay ngắn lên kệ dép. (Hình ảnh minh họa bé tự
vào lớp và xếp dép ngay ngắn lên kệ)
* Hoạt động vệ sinh:
Để hình thành thói quen và nền nếp thực hiện vệ sinh cho trẻ, tôi luôn
thực hiện đúng theo lịch hoạt động vệ sinh ở trường. Thực hiện chế độ sinh hoạt
vệ sinh đều đặn, hợp lý: luôn luôn tổ chức cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh
đúng giờ, chú ý quan sát, theo dõi khi trẻ để kịp thời nhắc nhở trẻ làm vệ sinh
theo quy định.
Ví dụ: Trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, sau khi ăn phải chải
răng, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ; sau khi đi tiêu, tiểu biết rửa tay và dội nước
sạch… Rửa tay - rửa mặt: đúng cách, đúng kỹ năng vệ sinh tay - mặt dưới sự
chỉ dẫn của cơ. (Hình ảnh minh họa trẻ rửa tay, lau mặt sạch sẽ)
9


* Tổ chức giờ ăn:
Tập cho trẻ cùng cô sắp bàn ăn, sắp chén muỗng, sắp khăn lau tay, khăn
lau miệng, trang trí bình hoa và cả những lời “Chúc bé ăn ngon miệng” cho
từng bàn ăn. Dạy trẻ rửa tay, lau mặt, mời cô, các bạn, cầm muỗng đúng tay.
Tập cho cháu tự lấy đồ ăn theo khả năng và sở thích của mình, với sự chỉ dẫn
của cơ. Đồng thời tập cho trẻ cách sử dụng tạp dề khi ăn như thế nào cho đẹp,
đúng. Ăn nhai từ tốn, khơng nhai nhồm nhồm và nuốt vội. Khơng ngậm thức

ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại lung tung.
Khơng xúc qua đầu, khơng bỏ dở suất ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa riêng. Ăn
xong biết lau miệng, cất chén muỗng ở vị trí nào, để như thế nào cho đúng, gọn
gàng và tiện lợi nhất, giúp cô lau bàn, dọn bàn ngay ngắn… Song song với việc
tập cho trẻ khả năng tự phục vụ trong bữa ăn là tập cho trẻ tự vệ sinh cá nhân
như rửa tay đúng quy trình của bộ y tế, lau mặt đúng kỹ năng, biết thay quần áo,
gấp quần áo. (Hình ảnh minh họa trẻ giúp cơ kê bàn ăn; tự giác xúc ăn)
Ví dụ: Vào dịp Trung thu hay kết thúc năm học, trường tôi thường tổ chức
tiệc buffet cho trẻ ăn. Tiệc buffet là hình thức tiệc trẻ được tự do di chuyển và
lựa chọn những món ăn mình thích, chính vì thế trẻ nào cũng rất thích thú với
tiệc này. Qua bữa tiệc buffet trẻ sẽ học được kỹ năng cơ bản về các tự phục vụ
bản thân mình và phần nào trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. (Hình ảnh minh họa
trẻ ăn buffet)
* Giờ ngủ:
Tập cho trẻ cùng cô kê giường ngủ, để trẻ tự lấy gối, chăn mền của mình
để ngủ. Giờ ngủ phải im lặng, nằm ngay ngắn. Ngoài ra tơi cịn rèn cho trẻ thói
quen cởi bớt quần áo dài để đúng nơi quy định khi thời tiết nắng nóng. Sau khi
ngủ dậy, cho trẻ tự xếp chăn mền, cất giường cùng cơ đúng nơi quy định. (Hình
ảnh minh họa trẻ kê sạp ngủ)
Ví dụ: Tổ chức giờ học kỹ năng xếp chăn mền, tự xếp quần áo. Qua
những giờ học này hình thành những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
(Hình ảnh minh họa cô hướng dẫn trẻ gấp quần áo gọn gàng)
* Hoạt động lao động - vệ sinh:
Trẻ biết nhặt lá cây rụng trong sân trường, trong bồn cây, biết giữ gìn lớp
học, sân trường luôn sạch sẽ. Không vứt rác bừa bãi, tự giác nhặt rác bỏ đúng
nơi quy định.
Ví dụ: Cho trẻ dọn vệ sinh lớp học, sân trường hằng tuần để trẻ có ý thức
10



giữ gìn vệ sinh. (Hình ảnh minh họa trẻ hoạt động lao động)
* Hoạt động chiều:
Cho trẻ đọc thơ, bài hát hay kể chuyện cho trẻ nghe có nội dung về rèn kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ.
Ví dụ: Các bài hát, bài thơ, câu chuyện như: Rửa mặt như mèo, bé tập
đánh răng, giờ ăn cơm, Tí sún, rửa tay sạch, Gấu con bị sâu răng, bé giữ vệ sinh…
Cô kết hợp với phụ huynh cùng với cô giáo dục các cháu kỹ năng tự phục
vụ qua hoạt động hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: Trao đổi với phụ huynh các thao tác rửa tay, đánh răng hoặc giờ
giấc hoạt động vệ sinh của trẻ trong một ngày. Nhờ phụ huynh cho trẻ thực hiện
thường xuyên ở nhà. (Hình ảnh minh họa)
Cho trẻ trực nhật lớp hình thành trẻ thói quen tự phục vụ, thực hiện công
việc được giao một cách chu đáo, thích lao động, trẻ biết giúp đỡ bạn bè và cô
giáo đồng thời giữ vệ sinh môi trường ln sạch sẽ.
Ví dụ: Cho trẻ sắp xếp lại mũ, nón ở các giá cho gọn gàng, đẹp mắt; lau bàn,
ghế sạch sẽ; lau đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ và sắp xếp ngay ngắn vào nơi quy định.
Biện pháp 5: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua sưu tầm các bài
thơ, câu chuyện, bài hát dễ nhớ.
Với trẻ mầm non những bài thơ, câu chuyện, bài hát mang tính giáo dục
có sức hút lạ đối với trẻ, bởi khi trẻ được nghe, được đọc những vần điệu dễ
nhớ, dễ thuộc của bài thơ, bài hát hay các tình tiết trong câu chuyện nhiều lần sẽ
đi vào tâm hồn của trẻ một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Từ đó hình thành cho trẻ
ý thức tự phục vụ. Nhận thức được điều đó, tơi ln tìm tịi những bài thơ, bài
hát, câu chuyện về rèn kỹ năng tự phục vụ để dạy cho trẻ. như: Giờ ăn cơm; bé
giữ vệ sinh; Cô dặn bé; bé tập rửa mặt. Bài hát: cháu yêu cô; bàn tay sạch; rửa
mặt như mèo; tay xinh của bé; tập rửa mặt… Những câu chuyện như: Mèo con
học chải răng; Thỏ trắng biết lỗi; Gấu con bị sâu răng…
Ví dụ: Bài thơ “Cơ dặn bé”
Trước giờ ăn
Khi tay bẩn

Phải rửa ngay
Với xà phòng
Bé ghi lịng
Lời cơ dặn.
Bài thơ ngắn gọn, dễ nhớ, tơi cho trẻ đọc hằng ngày khi chuẩn bị vào giờ
11


ăn để trẻ hình thành thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
Bài thơ “Giờ ăn cơm”
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xếp cho ngay ngắn
Khi đã có cơm
Bạn nhớ mời cơ
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi
Bạn để vào đĩa
Nhớ ăn hết xuất
Thế là được khen.
Thông qua bài thơ này, tôi giáo dục trẻ phải ngồi ngay ngắn vào bàn, biết
mời cô, mời bạn trước khi ăn; phải tự giác xúc ăn, ăn cho hết xuất và không
được làm rơi vãi cơm. Như vậy mỗi giờ ăn trẻ sẽ tự biết mình sẽ làm gì để phục
vụ mình và giúp đỡ cơ.
Bài thơ “Bé giữ vệ sinh môi trường”
Sân trường bé chơi
Thấy lá vàng rơi
Vung vãi khắp nơi

Cùng đi nhặt lá
Bỏ rác vào thùng
Các nơi đều sạch
Khơng khí trong lành
Giúp bé học hành
Chăm ngoan, khỏe mạnh
Thông qua bài thơ này giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường
như: không vứt rác bừa bãi, nhặt lá vàng rơi trên sân trường… Qua đó trẻ hình
thành được thói quen tự phục vụ mình.
Ngồi ra tơi cịn sáng tác các bài thơ có nội dung ngắn gọn phù hợp với
khả năng nhận thức của dân tộc để giúp trẻ dễ nhớ các thói quen và các thao tác
vệ sinh hàng ngày như:
Bé đến trường
12


Mỗi sáng thức dậy
Rửa mặt đánh răng
Tay chân sạch sẽ
Đầu đội mũ nón
Chân đi dép giày
Bé gọi rủ nhau
Cùng đi tới lớp.
Hoặc bài thơ để giúp trẻ ghi nhớ các thao tác rửa tay tôi sáng tác bài thơ:
Khi tay bị bẩn
Khi tay bị bẩn
Bé phải làm gì
Đến bên vịi nước
Làm ướt đơi tay
Xoa xà phịng nhé

Kì cọ sạch sẽ
Rửa hết xà phịng
Rồi lại lau khơ
Đơi tay của bé
Sạch sẽ chưa nào.
Với hình thức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các bài thơ
bài hát như vậy đã giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện các thói quen vệ sinh một cách
hứng thú và vơ cùng hiệu quả.
Ví dụ: Bài hát “Tay xinh của bé”
Tay của bé xinh xinh, bé luôn giữ hai tay sạch đều. Bé đến trường được
vui chơi, hai tay bé múa xinh. Bé biết vâng lời cô dặn, giữ hai tay trắng tinh. Bé
biết vâng lời mẹ dặn, phải giữ cho tay thật sạch.
Bài hát “Bé tập đánh răng”
Từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên đừng quên răng nào! Mình tập đánh
răng. Mình cùng xoay xoay xoay, mình làm thật đều tay, mình làm thật khéo
tay. Hàm răng trắng tinh, nụ cười thật xinh.
Bài hát “Tập rửa mặt”
Nhúng khăn mặt vào nước thì ướt ướt ướt. Vắt làm sao cho khơ khéo như
tay cơ. Lau từng ngón tay, lau mặt kỹ vào. Thi đua xem! Ai lau sạch nhất nào?
Thông qua những bài hát có ca từ dễ nghe, dễ nhớ, lời bài hát ngắn gọn, giai
điệu vui tươi tôi cho trẻ hát mỗi ngày trong các giờ vệ sinh nhằm giáo dục vệ
13


sinh cá nhân cho trẻ.
Biện pháp 6: Tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự
phục vụ trong gia đình.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ,
trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại
gia đình, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. Cha mẹ nên tham

gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để
nắm bắt được tình hình và cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn.
Trong gia đình, việc dạy trẻ có kỹ năng tự phục vụ, nhất là các hành vi ăn
uống có văn hóa, kỹ năng vệ sinh cá nhân. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói
quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác, thuần thục và khéo léo, khơng chỉ
đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu
cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi
đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Cụ thể:
Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ
ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn
nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, khơng vội
vã, khơng khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ
chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỹ
năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.
Biện pháp 7: Tạo điều kiện và môi trường thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ
kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên có đủ điều kiện tập luyện cho trẻ.
Nhà trường luôn ưu tiên trong việc vệ sinh cá nhân cũng trang bị đầy đủ đồ
dùng phục vụ bữa ăn để cho trẻ được thực hành những hành vi thói quen sống
có văn hố. Cụ thể:
+ Về vệ sinh cá nhân: Tham mưu nhà trường, phụ huynh học sinh tạo điều
kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những
quy định về vệ sinh.
Ví dụ: Cơ dạy các cháu bỏ rác vào sọt (giỏ rác) thì lớp phải có giỏ rác cho
các cháu bỏ, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở
nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cơ cùng gia
đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ
năng thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
- Trang bị, bổ sung đủ các trang thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ ở lớp.
14



Ví dụ: Mỗi cháu 1 khăn mặt, 1 bàn chải răng, 1 cốc uống nước riêng có kí
hiệu tên trẻ; Khăn thêu tên, bìa hồ sơ để lưu bài học theo chủ đề, đồ dùng học
tập của cá nhân trẻ đều ghi tên kí hiệu riêng từng cháu. Ngồi ra ở khu vực rửa
tay, cần có hình ảnh quy trình rửa tay dễ hiểu, dán trên tường gần vòi rửa tay để
khi nào trẻ qn có thể nhìn lên và làm theo.
- Nhà trường luôn cung cấp nước sạch, xà bông rửa tay đầy đủ để đảm
bảo vệ sinh cũng như trẻ được làm quen với nếp sống văn minh ngay từ những
ngày đầu đời của lứa tuổi mầm non.
+ Về việc chuẩn bị tổ chức bữa ăn: Nhà trường trang bị đầy đủ bàn ghế cho
các lớp. Trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ bữa ăn như: Đĩa để khăn lau tay, đĩa
để cơm rơi, hộp đựng giấy để lau miệng cho từng bàn, và cung cấp đủ giấy hàng
ngày. Muỗng và chén để ăn, thố đựng cơm, canh và đồ ăn mặn hoàn toàn bằng
Inox cao cấp.
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trẻ đã hình thành được những đức tính tốt như gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ
mà ngay từ đầu một số trẻ cịn chưa làm được.
Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tự làm
những việc đơn giản để phục vụ bản thân mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên hiểu và thực hiện tốt giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ.
Biết lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ vào chương
trình giáo dục mầm non, trong quá trình ni dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Giáo viên áp dụng kiến thức về kỹ năng tự phục vụ bản thân cần thiết cho trẻ
trong công tác giảng dạy và chăm sóc ni dưỡng đạt hiệu quả.
Phụ huynh đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên, ủng hộ và hoàn tồn n
tâm tin tưởng về chất lượng ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường và
đảm bảo an toàn cho trẻ.
Với việc áp dụng những biện pháp nêu trên cùng với sự nhiệt tình, tận tụy
với cơng việc của bản thân, vừa qua lớp tôi được nhà trường đánh giá cao trong

năm học 2020 - 2021 này, đối với lớp 4 chỉ sau 7 tháng áp dụng hầu hết các cháu
ham thích và hứng thú tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản
thân cho trẻ.
4. Những thơng tin cần được bảo mật: Khơng có
5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau thời gian áp dụng sáng kiến bản thân tôi nhận thấy một số kết quả:
15


Qua thực tế, việc phát triển kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ là hết sức
quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn. Qua áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy.
Trẻ được khám phá trải nghiệm, dễ dàng gây hứng thú cho trẻ, sức khỏe của trẻ
được tăng cường, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, trẻ ngày càng mạnh dạn tự
tin hơn, tạo điều kiện phát triển ở trẻ trong các hoạt động.
- Qua thực hiện giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ trẻ hưởng
ứng tích cực và hứng thú...
- Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ được nhà trường đánh giá cao.
- Thao tác các kỹ năng vệ sinh cá nhân cũng như việc tự lao động phục vụ
bản thân những việc đơn giản của trẻ thành thạo, có tính tự giác.
- Phụ huynh đồng tình ủng hộ về việc giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ.
Phối hợp chặt chẽ với nhà trường cùng nhau làm tốt công tác ni dưỡng chăm
sóc, giáo dục.
- Chất lượng ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao và đi vào
thực chất đảm bảo thường xuyên.
- Là giáo viên phải luôn yêu nghề mến trẻ ngay từ đầu năm học người
giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Giáo viên kiên trì nhẫn
nại, gần gũi thân thiện và nhiệt tình trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Vận dụng biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi, chú ý đến trẻ cá biệt,
luôn tạo ra niềm tin, sự hứng thú của trẻ.

6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử:
Trẻ ở lứa tuổi 5-6 tuổi thế giới quan rất rộng mở. Trẻ rất tò mò về thế giới
xung quanh hay thích khám phá, giai đoạn này trẻ cũng tiếp thu và học hỏi mọi
thứ xung quanh rất nhanh. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự
phục vụ bản thân cho trẻ ở giai đoạn này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tích cực.
Trẻ có thể hịa nhập cuộc sống nhanh chóng, xây dựng mối quan hệ với mọi
người xung quanh. Có kỹ năng chăm sóc và tự bảo vệ bản thân khỏi nhũng
nguy hiểm bất ngờ trong cuộc sống. Ham học hỏi, lĩnh hội và tự làm giàu vốn
kiến thức của chính mình. Giúp trẻ phát triển tồn diện về nhân cách và đi đúng
hướng. Việc rèn luyện kỹ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng
cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con khơng có kỹ năng tự phục vụ bản
thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những cơng việc vừa sức của
16


mình để phục vụ cho bản thân. Hiểu được điều này, các cơ ln khuyến khích
trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Các con rất hào hứng khi được
giúp cô giáo những việc đơn giản như: chuẩn bị bàn, ghế cho giờ học, giờ ăn
hay tự mình sắp xếp đồ dùng ngay ngắn để vào cặp. Trong giờ ăn, các bé được
tập cách bê bát ăn cơm một cách cẩn thận về chỗ ngồi của mình và sau khi ăn
xong các bé biết tự mang bát đến khu vực quy định.
Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan
sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Vì vậy, ngồi việc nâng cao tính tự giác, tự lập,
trẻ cịn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm giúp đỡ những người
xung quanh. Đó có thể là những hành động nhỏ trẻ có thể hỗ trợ bạn bè trong
giờ học hay giờ hoạt động vui chơi. Đối với trẻ mới vào lớp chưa quen kỹ năng
tự phục vụ bản thân thì những trẻ đã được học trước sẽ trở thành người hướng

dẫn cho bạn mới. Những lúc như vậy các cơ giáo ln chú ý khen ngợi, động
viên, khuyến khích trẻ và trẻ ln vui thích và cố gắng phát huy những kỹ năng
tốt này. Các cô luôn tạo điều kiện để trẻ học những kỹ năng sống - kỹ năng tự
phục vụ bản thân vì những trải nghiệm sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với mơi
trường xung quanh, phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy, ý thức tự giác
và tinh thần tập thể.
* Kết quả trên trẻ:
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy những biện pháp
trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tơi có chuyển biến rất rõ rệt. Kết quả đạt được
như sau:
- Hầu hết trẻ biết tự phục vụ trong vệ sinh cá nhân: rửa tay, lau mặt theo
trình tự, đúng kỹ năng, biết gấp quần áo, thu đồ dùng đồ chơi để vào nơi quy
định, biết tự phục vụ trong ăn uống. Cụ thể giờ ăn trẻ biết rửa tay trước khi ăn,
cùng cô sắp bàn ăn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi cơm, thu dọn bàn ăn, xếp
ghế ngay ngắn.
- Trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tự làm
những việc đơn giản để phục vụ bản thân mọi lúc mọi nơi.
* Kết quả từ phía các bậc phụ huynh:
- Cha mẹ ln coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục trẻ ở nhà trường.
- Các bậc cha mẹ đã từng bước có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với
cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều
hình thức thơng qua sổ bé ngoan.
17


- Quan sát khi trẻ đến trường, khơng cịn hình ảnh mẹ đi sau xách cặp cho
con, mà trẻ tự đeo cặp, tự để cặp, dép đồ dùng ngay ngắn lên ơ để cặp của mình,
biết tự chào cơ…
* Về phía giáo viên:

- Giáo viên hiểu và thực hiện tốt giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự phục
vụ bản thân.
- Biết lồng ghép giáo dục kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ bản thân vào
chương trình giáo dục mầm non, trong q trình ni dưỡng chăm sóc và giáo
dục trẻ.
- Giáo viên áp dụng kiến thức về kỹ năng sống - kỹ năng tự phục vụ bản
thân cần thiết cho trẻ trong công tác giảng dạy và chăm sóc ni dưỡng đạt hiệu quả.
* Kết quả so sánh đối chứng:

TT

Nội dung

1

Biết tự vệ sinh cá nhân (rửa
tay, đánh răng, rửa mặt…)
Biết gấp, cất, trải nệm, gối.
Biết mặc quần áo, ăn mặc
gọn gàng.
Biết giữ phòng lớp sạch sẽ,
sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
Biết kê bàn ăn, tự giác xúc
ăn

2
3
4
5


Đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Số Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
trẻ
%
trẻ
%

Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ
Số trẻ
%
trẻ
%

14/23 60,8% 9/23 39,1% 23/23 100% 0/23

0%

13/23 56,5% 10/23 43,4% 22/23 95,6% 1/23 4,3%
16/23 69,5% 7/23 30,4% 23/23 100% 0/23

0%


15/23 65,2% 8/23 34,7% 23/23 100% 0/23

0%

17/23 73,9% 6/23 26,1% 23/23 100 % 0/23

0%

18



×