Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.08 KB, 22 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Người báo cáo: Nguyễn Quang Quý Ngày báo cáo: 30/10/2017 1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. a) Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: - Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục. - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và định hướng nghề nghiệp. - Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành và phát triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình công nghệ để lảm ra sản phẩm đơn giản. b) Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình mới được thể hiện trong bảng sau: Đặc trưng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Mục đích Hình thành và phát triển Hình thành và phát triển những phẩm chính hệ thống tri thức khoa chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, học, năng lực nhận thức kỹ năng sống và những năng lực chung và hành động của học cần có ở con người trong xã hội hiện sinh. đại..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung. - Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn - Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ. - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. - Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng... - Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...). Hình thức tổ - Đa dạng, có quy trình chức chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia... - Học sinh ít cơ hội trải nghiệm - Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là giáo viên Tương tác, - Chủ yếu là thầy - trò, - Đa chiều phương pháp - Thầy chỉ đạo, hướng - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là dẫn, trò hoạt động là chính chính Kiểm tra, đánh - Nhấn mạnh đến năng - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng giá lực tư duy lực thực hiện, tính trải nghiệm. - Theo chuẩn chung - Theo những yêu cầu riêng, mang tính - Thường đánh giá kết cá biệt hóa, phân hóa quả đạt được bằng điểm - Thường đánh giá kết quả đạt được số bằng nhận xét 2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông của một số nước trên thế giới Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống…. a) Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật… b) Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình. c) Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm… d) Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình. e) Nhật: Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo. g) Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính: - Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...); - Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); - Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi trường); - Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân... Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương. 3. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTNST trong nhà trường phổ thông: 3.1. Hoạt động câu lạc bộ (CLB) Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thộng qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB học thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian… 3.2. Tổ chức trò chơi Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,… 3.3. Tổ chức diễn đàn Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình,… tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,… đồng thời giúp các nhà quản lí giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em. 3.4. Sân khấu tương tác Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,… 3.5. Tham quan, dã ngoại Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo… 3.6. Hội thi / cuộc thi Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn. 3.7. Tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng,…; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài… 3.8. Hoạt động giao lưu Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau: - Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh. - Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng. - Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST theo chủ đề. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường. 3.9. Hoạt động chiến dịch Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; Chiến dịch ứng phó vơi biến đổi khí hậu; Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Chiến dịch tình nguyện hè, Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện… Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cần xây.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và học sinh phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch. 3.10. Hoạt động nhân đạo Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,… Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao; Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa… 4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho hoạc sinh phổ thông HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Ở đây có 4 phương pháp chính, đó là: .1. Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ) GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, KN và phương pháp. Trong tổ chức HĐ TNST, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp GQVĐ có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, giúp các em có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ GV phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục HS. Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trong bước này GV cần phân tích tình huống đặt ra giúp HS nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối với HS. Bước 2: Tìm phương án giải quyết Để tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐ tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề. Bước 3: Quyết định phương án giải quyết GV cần quyết định phương án GQVĐ, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ. 2.2. Phương pháp sắm vai Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em.Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà HS tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó. Mục đích của phương pháp trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận. Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó. Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép HS thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Trong trò chơi cũng như trong cuộc sống, các em mong muốn có được một vai yêu thích, khi sắm một vai HS bước ra từ chính bản thân mình. Điều này trở thành phương tiện để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm, băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, sự do dự, ngập ngừng,... của chính các em. Thông qua các vai được sắm trong trò chơi, HS thể hiện các khía cạnh khác nhau trong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật mà các em đang sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động của chúng là điều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với HS. Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tình huống mở; phù hợp với trình độ HS). - Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành họat động): yêu cầu nhóm sắm vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho sinh động, hấp dẫn, mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyết tình huống. Kết thúc sắm vai là một kết cục mở để mọi người thảo luận. - Thảo luận sau khi sắm vai: khi sắm vai kết thúc, người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi có liên quan để HS thảo luận. Ví dụ, trong tình huống trên câu hỏi thảo luận có thể là: 1) Bạn hiểu thế nào là tình yêu?. Tình yêu khác gì so với tình bạn khác giới?. 2) Tình cảm của bạn trong tình huống trên đã thực sự là tình yêu chưa?. 3) Có nên yêu ở tuổi học trò không?. Vì sao?,... - Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận. 2.3. Phương pháp trò chơi Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Đặc thù của trò chơi: Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù hợp…). Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng. Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi. Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật. Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,… Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các KN giao tiếp, KN xã hội,... Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị trò chơi - Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi. - Cử người hướng dẫn chơi (GV). - Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến HS. - Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi. Bước 2: Tiến hành trò chơi - Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà GV bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,.... - GV xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác HS quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân GV phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi. - GV giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi; Nói rõ cách chơi và luật chơi. Cho HS chơi nháp/chơi thử 1 -2 lần. Sau đó HS bắt đầu chơi thật. - Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi. - GV hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm.... Bước 3: Kết thúc trò chơi - Đánh giá kết quả trò chơi: GV công bố kết quả cuộc chơi khách quan, công bằng, chính xác giúp HS nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo. - Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể HS về cuộc chơi. - Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,…) 2.4. Phương pháp làm việc nhóm Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc: - Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: KN tổ chức, quản lí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. - Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,.... Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề sau: a) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với nhau như: - Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu; - Tạo ra mục tiêu nhóm; - Cho điểm chung cả nhóm; - Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để HS phụ thuộc vào thông tin của nhau; - Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực. b) Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với KN và khả năng làm việc nhóm của HS Khi thiết kế nhiệm vụ cho nhóm GV cần lưu ý các vấn đề sau: - Đưa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho HS tham gia đầy đủ nhưng không bắt chúng chờ đợi quá lâu để được khuyến khích hay nhiệm vụ quá nặng nhọc; - Điều tiết sự đi lại của HS xung quanh lớp học. c) Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên GV cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp. Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm. d) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân Để cá nhân có trách nhiệm với công việc của mình GV cần: - Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm; - Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo; - Sử dụng quy mô nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất tìm hiểu, thu thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm; - Phân công HS trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau như phân tích ở trên; - Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả công việc của nhóm hoặc yêu cầu mỗi HS hoàn thành công việc trước khi làm việc nhóm. e) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau Có nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc như: - Hình thành nhóm theo nhiệm vụ;.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự tương đương với số nhóm muốn hình thành. Có thể thay đổi bằng cách đếm theo tên các loài hoa, con vật,... cho thêm vui nhộn; - Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị tổ của HS để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm việc, khả năng của HS; - Một vài người lại thích để HS tự chọn, tuy nhiên, điều này thích hợp nhất đối với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau. g) Hướng dẫn HS phương pháp, KN làm việc nhóm (KNLVN) KNLVN là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm. Với lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, HĐGD sẽ rất tốt cho việc rèn luyện KNLVN và thực hành các KN xã hội khác. Vì vậy, để rèn luyện KNLVN cho HS có hiệu quả, khi tiến hành làm việc theo nhóm trong HĐ TNST, GV cần tiến hành theo các bước sau: 1. Chuẩn bị cho hoạt động: - GV hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân công nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên; - Hướng dẫn từng nhóm phân công công việc hợp lí, có liên quan, phụ thuộc nhau; - Chú trọng HS vào một số KNLVN cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3 KN để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thể hiện; tạo ra tình huống để luyện tập; tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu HS thể hiện các KN đó trong hoạt động. 2. Thực hiện: - GV quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ HS xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ không?, có thể hiện KNLVN đúng không?, các vai trò thể hiện như thế nào?; - Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; - Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt; - Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,... 3. Đánh giá hoạt động: Ở bước này GV cần: - Lôi cuốn HS nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên; - Gợi mở cho HS phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các KNLVN; - Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú trọng phân tích những KNLVN mà HS đã thể hiện; - Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các KNLVN (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào). Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có. – Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau: – Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; – Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; – Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; – Năng lực định hướng nghề nghiệp; – Năng lực khám phá và sáng tạo; Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa.. Một số hoạt động trải nghiệm Toán học cho học sinh lớp 5 Posted on 28/04/2017 adminPosted in Tin tức, Tin tức WHS. Giờ học trải nghiệm bộ môn Toán, rèn tư duy lô-gic, tư duy khoa học cho học sinh lớp 5-6 tại trường Tây Hà Nội do cô giáo Nguyễn Thu Hà phụ trách. Cô Hà tốt nghiệp loại Giỏi, ngành toán tin trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 2016. Cô có điểm thi TOEIC 685/990. Không chỉ xuất sắc trong học tập, cô còn tích cực tham gia công tác tình nguyện, hoạt động cộng đồng tại Lào Cai. Trong thời gian sắp tới, học sinh tại.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> trường Tây Hà Nội sẽ không chỉ được học những giờ toán thú vị mà còn được học Toán bằng tiếng Anh, học Toán qua những trò chơi thú vị, rèn luyện trí tuệ và tạo ra cảm xúc. Sau đây là một vài hoạt động cô Hà tổ chức cho học sinh trong ngày 22/4/2017. Hoạt động 1: Trò chơi đếm số Luật chơi:Các em đứng thành vòng tròn. Người đầu tiên mang số 1, bên cạnh là số 2-3-4.. tăng dần theo vòng cùng chiều kim đồng hồ. Nếu như đếm đến các số chia hết cho 4 (4, 8, 12, 16) hoặc các số có chứa chữ số 4 (14, 24, 34,..) thì người chơi phải im lặng và chỉ vào bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp phải lập tức nói ngay số tiếp theo (VD: 1 – 2 – 3 – im lặng – 5 – 6 – 7 – im lặng – 9 …). Bất cứ ai nhắc đến chữ số 4 hoặc các số chia hết cho 4 thì sẽ bị loại khỏi vòng tròn. Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn 5 người chơi thì 5 bạn đó thắng cuộc. (HS hoàn toàn có thể thay đổi luật chơi thành: bỏ qua các số chia hết cho 3, 5, 7, 8,….) Lợi ích: Trò chơi này giúp học sinh ôn lại kiến thức về dấu hiệu chia hết cho một số của các số tự nhiên mà các em đã được học ở tiểu học. Bên cạnh đó, HS còn được rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, tính tập trung và được hoạt động tập thể.. Hoạt động 2: Trò chơi ghép hình Tangram Luật chơi: Lớp được chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm được phát một bộ mô hình Tangram..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trò chơi yêu cầu phải sử dụng đúng 7 mảnh ghép đó để tạo thành những hình ảnh mô phỏng động vật, đồ vật,.. sao cho các cạnh của mỗi mảnh ghép không được chồng lên nhau. Sau đó GV chiếu lên màn hình một số hình vẽ con vật để 2 nhóm xếp thi với nhau. Nhóm nào xếp được nhanh và đúng hơn sẽ giành chiến thắng. Lợi ích: + Vừa giúp học sinh phát triển tư duy hình học phẳng (liên hệ đến bài toán về diện tích: những đa giác có hình dạng phức tạp có thể cắt nhỏ ra để tính diện tích từng phần rồi cộng lại, các hình đa giác có hình dạng khác nhau có thể có diện tích bằng nhau,…) + Bên cạnh đó, học sinh được thoải mái sáng tạo với việc sắp xếp, lắp ghép các hình để tạo ra các mô hình đồ vật, con người, con vật theo ý thích, mô hình này cũng có những ứng dụng thực tế trong kiến trúc. Các HS cũng hoàn toàn có thể tự làm một bộ Tangram để chơi ở nhà hoặc chơi cùng với bạn bè.. Hoạt động 3: Một số trò ảo thuật với những con số Trò ảo thuật số 1: Đoán ngày Đưa 1 tờ lịch tháng cho HS, để các em dùng bút chì vạch liền ba con số bất kỳ theo chiều dọc tờ lịch. Tiếp đó người diễn trò hỏi khác giả : “Hãy cho tôi biết tổng số của ba con số đó là bao nhiêu?” Người diễn trò thì chẳng cần nhìn vào tờ lịch cũng đoán biết đó là con số (ngày) nào. Giải mã: GV chỉ cần đem chia tổng số đó cho 3, đáp án chính là con số ở giữa. Lấy con số giữa trừ đi 7 thì dc một con số ở trên. Cuối cùng lấy con số giữa cộng với 7 thì được con số cuối cùng..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> VD: ba số HS gạch là 4, 11, 18. Tổng là 33. 33 : 3 = 11 chính là số ở giữa, 11 – 7 = 4: số ở dòng trên, 11 + 7 = 18: số ở dòng dưới cùng Trò ảo thuật đơn giản này áp dụng kiến thức về số trung bình cộng của ba số cách đều. HS chỉ cần để ý về sự cách đều của 3 ngày được khoanh là có thể dần dần đoán ra. Ảo thuật số 2: Cốc giấy bí ẩn Trên bàn cô có 6 chiếc cốc giấy, bên trong mỗi cốc có những hạt nhựa màu. Bây giờ mỗi bạn chọn cho cô một số bất kì từ 1 đến 63. Cô có thể ngay lập tức lấy ra chính xác số hạt màu bạn vừa nói mà không cần phải đếm các hạt. Giải mã: Trong 6 chiếc cốc giấy lần lượt chứa: 1, 2, 4, 8, 16, 32 hạt màu. Điều thú vị là mọi số nguyên dương đều có thể viết được dưới dạng tổng của các lũy thừa với cơ số 2 (và bằng cách đó, có thể chuyển nó sang hệ nhị phân). VD: 25 = 16 + 8 + 1; 37 = 32 + 4 + 1 ; 59 = 32 + 16 + 8 + 2 + 1,…. Kiến thức sử dụng ở đây có liên quan đến hệ đếm cơ số hai sẽ được giới thiệu ở lớp 6. Tuy nhiên việc biểu diễn cho các em thông qua trò ảo thuật sẽ gây hứng thú với học sinh.. Nhờ được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo hữu ích và thiết thực với môn học, học sinh không những có thêm nhiều cơ hội vận dụng kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mà còn được tiếp cận, học hỏi thêm nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Toán học vốn được xem là một môn học khô khan, cứng nhắc với những bất đẳng thức phức tạp hay những phép chiếu cạnh chiếu góc khó nhằn. Những con số, phương trình, những bài toán hóc búa dường như chẳng có ý nghĩa ứng dụng gì gần gũi với cuộc sống. Sự mơ hồ đó làm cho giờ học môn Toán trở nên căng thẳng và áp lực hơn bao giờ hết.. Toán học có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống và khao học kỹ thuật. Chính vì vậy, để học sinh có thêm nhiều hứng thú trong giờ học môn Toán, hiểu được nhiều ý nghĩa ứng dụng của môn Toán vào đời sống thực tế, nhóm chuyên môn Toán trường THPT Trường Thi đã luôn chú ý tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh tham gia vận dụng kiến thức vào thực tiễn, biến những phương trình, những con số trở nên sinh động, gần gũi với cuộc sống. Năm học 2016 – 2017 vừa qua hoạt động TNST môn Toán tiếp tục được tổ chức ở cả ba khối lớp với hình thức, nội dung phong phú hơn và đạt được kết quả đáng khích lệ..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tiết học TNST môn toán được tổ chức sinh động tại sân trường Nhiều sản phẩm trải nghiệm sáng tạo: “Vẽ các khối hình không gian” mô phỏng các hình thực tế từ các góc quan sát khác nhau dành cho học sinh khối 11, 12 đạt chất lượng tốt, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các thầy cô. Nét vẽ, cách đánh bóng hay phong cách phối màu của các sản phẩm dự thi thể hiện tư duy tưởng tượng phong phú, tính sáng tạo cao.. Sản phẩm vẽ các khối hình không gian:. Tòa nhà cao tầng nhìn từ trên cao xuống. Sản phẩm vẽ các khối hình không gian: Tĩnh vật.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Qua hoạt động vẽ các khối hình không gian các em được ôn tập, củng cố các phép chiếu trong hình học không gian, rèn luyện kỹ năng vẽ hình và giải các bài tập hình học không gian. Tất cả học sinh khối 11 và 12 đều rất hào hứng tham gia và chia sẻ rằng qua cuộc thi cảm thấy bài tập hình học không gian trở nên dễ hiểu và sinh động hơn.. Các nhóm học sinh đang tiến hành đo chiều cao và khoảng cách bằng dụng cụ học tập đơn giản Với nền tảng về kiến thức định lí Sin, định lí Cosin, học sinh khối 10 được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo:“ Đo khoảng cách và chiều cao” để biết cách đo chiều cao cái cây, tòa nhà, hay khoảng cách từ một vị trí bất kì đến một ngọn núi ở rất xa… với dụng cụ chỉ là đồ dùng học tập cá nhân như: thước kẻ, đo độ, máy tính,…. Hình ảnh học sinh và giáo viên trong một tiết học TNST. Nhờ được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo hữu ích và thiết thực với môn học, học sinh không những có thêm nhiều cơ hội vận dụng kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mà còn được tiếp cận, học hỏi thêm nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Và không thể phủ nhận tác động tích cực của những hoạt động này đến cảm hứng học tập của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy học sinh trường THPT Trường Thi luôn háo hức tham gia các hoạt động TNST và đội ngũ giáo viên trường THPT Trường Thi ở tất cả các môn học không ngừng học hỏi sáng tạo để tiếp tục tổ chức thêm nhiều hoạt động hữu ích hơn nữa..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tiết 10:. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo TOÁN 8 CHỦ ĐỀ: TRỤC ĐỐI XỨNG. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu về trục đối xứng và nhận biết được những hình có trục đối xứng. 2. Kỹ năng: - Biết tìm và xác định trục đối xứng của các hình đặc biệt: tam giác cân, tam giác đều, hình thang cân, hình chữ nhật... - Biết được sự phổ biến và ứng dụng của tính chất đối xứng trong thực tế. - Ứng dụng được tính chất đối xứng để tạo các hoạ tiết trang trí. 3. Thái độ: Rèn tư duy suy luận, sáng tạo, tính cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: - GV: Com pa, thước dây, kéo, tranh vẽ bảng phụ, thước đo góc, máy ảnh. Một số mẫu trang trí vải, vài viên gạch men có hoạ tiết đối xứng. - HS: Thước, com pa, bảng nhóm, giấy A4; Bút chì, bút màu, băng dính, hồ dán III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Hoạt động 1: Khởi động. Bước 1: Từng cá nhân cắt các hình cơ bản: tam giác thường, các tam giác đặc biệt, tứ giác thường, các tứ giác đặc biệt, hình ngũ giác, hình lục giác, hình tròn Bước 2: Dùng phương pháp gập đôi các hình đã cắt được sao cho hai nửa chồng khít lên nhau. Một bạn lập bảng ghi chép xem mỗi hình có bao nhiêu cách gấp đôi như trên. Bước 3: Trình bày kết quả thu được, tổng kết có bao nhiêu hình không có cách gấp đôi, có 1 cách, có 2 cách, có 3 cách, có 4 cách, nhiều hơn 4 cách. Tên hình. 0 cách 1cách gấp gấp. 2 cách 3 cách 4 cách Nhiều gấp gấp gấp cách gấp. Tam giác thường Tam giác cân Tam giác đều Hình thang cân Hình CN Hình vuông Bước 4: Cả nhóm đọc bài" Đối xứng trục" trong sách giáo khoa Toán 8 tập 1. Sau đó thảo luận và nhận xét về cách tìm trục đối xứng của một hình cơ bản. 2.Đối xứng trục trong tự nhiên và trong cuộc sống hằng ngày. Hoạt động 2: Tìm các ví dụ về đối xứng trục trong môi trường xung quanh Bước 1: Từng cá nhân thu thập hình ảnh của các đồ vật trong không gian lớp học, không gian gia đình, sân trường,... Kết quả thu được là các hình ảnh lưu trên máy ảnh (điện thoại).
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bước 2: Dựa trên các hình ảnh thu thập được, các thành viên trong nhóm thực hiện việc tìm ra các đồ vật mà hình ảnh của nó có tính chất đối xứng và tìm số trục đối xứng Kiểm chứng lại bằng cách đo các kích thước trong thực tế bằng thước dây hoặc các dụng cụ khác Bước 3: Trình bày kết quả thu được, tổng kết và phân loại theo số trục đối xứng Tên đồ vật. 1 trục đối 2trục xứng xứng. đối 3trục xứng. đối 4trục đối Nhiều hơn 4 xứng trục đối xứng. Tổng cộng: Hoạt động 3: Tìm các hình ảnh về đối xứng trục trên mạng Internet Bước 1: Từng cá nhân thu thập hình ảnh của các đồ vật trên internet .... Kết quả thu được là các hình ảnh lưu trên máy ảnh (điện thoại) Bước 2: Dựa trên các hình ảnh thu thập được, các thành viên trong nhóm thực hiện việc tìm ra các đồ vật mà hình ảnh của nó có tính chất đối xứng và tìm số trục đối xứng. Kiểm chứng lại bằng cách đo các kích thước trong thực tế bằng thước dây hoặc các dụng cụ khác Bước 3: Trình bày kết quả thu được, tổng kết và phân loại theo số trục đối xứng Tên ảnh. hình 1 trục đối 2trục xứng xứng. đối 3trục xứng. đối 4 trục Nhiều hơn 4 đối xứng trục đối xứng. Hoạt động 4: Trò chơi cắt chữ Thể lệ: trong thời gian 3 phút các đội phải cắt được nhiều nhất các chữ cái mà hình cắt được có trục đối xứng. Yêu cầu: các nét chữ đều, các đường thẳng không bị gãy khúc, đường cong không nham nhở để công bằng cho các đội thi. Gv: Cho các đội cắt chữ trong thời gian 3 phút và công bố đội thắng cuộc. Sản phẩm đội thắng cuộc cho dán vào góc lớp trên giấy A4. + Tìm hiểu ý nghĩa của đối xứng trục trong cuộc sống: Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của thiết kế đối xứng trong các sân chơi thể thao Gv: Cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời hai câu hỏi sau: Câu 1: Nếu một sân bóng đá mà hai nửa của nó không đối xứng thì chuyện gì sẽ xảy ra?.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 2. Nếu là một trong hai đội chơi và được phép thay đổi một kích thước bất kỳ trênsân bóng đá, bạn sẽ chọn thay đổi nào? Vì sao? Các nhóm thảo luận và điền vào phiếu học tập nội dung sau: - Liệt kê một số môn thể thao mà sân chơi có trục đối xứng: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Đặc điểm chung của những môn thể thao đòi hỏi sân chơi phải đối xứng là gì? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... . Có môn thể thao nào mà sân chơi không yêu cầu tính đối xứng? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... . G: thu bài các nhóm và cho các nhóm nhận xét Hoạt động 6: Thử làm nhà thiết kế: Sử dụng tính chất đối xứng tạo các hoạ tiết trang trí Bước 1: Tham khảo các mẫu trang trí, hoạ tiết. Tìm các trục đối xứng của các hoạ tiết đó G: cho học sinh quan sát một số mẫu gạch men có hoạ tiết đối xứng. Cho học sinh tìm các trục đối xứng của các hoạ tiết đó. Bước 2: Sáng tạo ra các mẫu hoạ tiết mới bằng cách cắt ghép các hoạ tiết đã có tạo và ghép các hình đối xứng và hình nguyên gốc đẻ có các hoạ tiết mới Bước 3: Tạo các sản phẩm từ các mẫu hoạ tiết Gv: cho học sinh vẽ trang trí đầu báo tường chào mừng 20-11 *. Ý nghĩa: Việc áp dụng phép đối xứng trong trang trí thiết kế là một kỹ thuật phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. 4. Củng cố bài giảng. Gv: thu các sản phẩm của các nhóm học sinh và nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(23)</span>