Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học Sự ra đời, bản chất, chức năng và các hình thức của XHCN theo quan điểm Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.59 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………
NỘI DUNG…………………………………………………….

3

A, QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. SỰ RA ĐỜI, CƠ SỞ TỒN TẠI VÀ BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ
NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Sự ra đời của nhà nước XHCN theo quan điểm Mác – Lênin................................

4

2. Bản chất của nhà nước XHCN theo quan điểm Mác – Lênin................................
3. Chức năng của nhà nước XHCN theo quan điểm Mác – Lênin.............................

5

II. NHỮNG PHÁC THẢO CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI…………………………………………………………….

6

B. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền………………………………...

8



2 .Quan điểm và đặc điểm của, nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân…………………………………………………………...

8

II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI
GIAN QUA VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG
XÂY DỰNG PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG
THỜI KỲ MỚI.
1, Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của sự yếu kém
trong xây dựng nhà nước pháp quyền........................................................................
2. Các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

10

của dân, do dân, vì dân trong giai đoạn mới..............................................................
3. Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền

11

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân...................................................................

12

III. Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam...........................................

14


KẾT LUẬN...............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................

1

15


MỞ ĐẦU
I, Đặt vấn đề
Nhà nước là một hiện tượng có tính chất lịch sử - xã hội. Lịch sử đã có bốn
kiểu nhà nước là: nhà nước Chủ nơ, nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư bản, nhà
nước Xã hội Chủ nghĩa.
Đặc điểm chung cơ bản của các kiểu nhà nước là đều xây dựng dựa trên chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quyền lực nhà nước đều thuộc giai cấp thống trị và
là công cụ bạo lực để thực hiện chuyên chính của một thiểu số với đa số.
Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới. Là công cụ sắc bén để
nhân dân lao động trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột và tổ chức xây
dựng Chủ nghĩa Xã Hội.
Chủ nghĩa Mác–Lênin quan niệm nhà nước XHCN là thống nhất về căn bản
nhà nước với nhà nước chun chính vơ sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò,
chức năng và hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó.
Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp cơng nhân. Lợi ích và sự nghiệp
của giai cấp cơng nhân cũng là lợi ích và sự nghiệp của nhân dân mà nền tảng là
liên minh công – nông – tri thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Hiện nay, nhà nước XHCN nói chung và nước CHNXCN Việt Nam nói riêng
đã trở thành trụ cột, đó chính là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là nhà
nước khơng nằm trong tay giai cấp bóc lột mà nằm trong tay của nhân dân.
Vì lý do trên, em quyết định chọn đề tài này để làm rõ quan điểm của Mác –

Lênin về XHCN từ đó thấy thấy được tính cấp thiết của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
II, Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ những quan điểm của Mác-Lênin về
nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, từ đó liên hệ vấn đề này với việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề bài là sự ra đời, bản chất, chức năng, và các hình
thức của Xã Hội Chủ nghĩa theo quan điểm của Mác-Lênin.
Phương pháp nghiên cứu: tiểu luận sử dụng phương pháp logic lịch sử gắn
liền với thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.

2


NỘI DUNG
A, QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
I, SỰ RA ĐỜI, CƠ SỞ TỒN TẠI VÀ BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Sự ra đời của nhà nước Xã hội Chủ nghĩa theo quan điểm Mác – Lênin.
1.1, Quan điểm của Mác – Lênin về nhà nước XHCN.
Theo quan điểm của Mác – Lênin, nhà nước XHCN là kiểu nhà nước cuối
cùng của xã hội loài người. Sự ra đời của nó là tất yếu khách quan, phù hợp với
các quy luật vận động và phát triển của xã hội.(1)
1.2, Sự ra đời của nhà nước XHCN.
Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp
bức bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một nhà nước xã hội dân chủ,
công bằng và những giá trị của con người được tôn trọng, bảo vệ và phát triển.(2)
1.3, Kết luận về sự ra đời của nhà nước XHCN.

Nhà nước XHCN là nhà nước mà ở đó sự thống trị chính trị thuộc về giai
cấp cơng nhân, do cách mạng XHCN sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành
công XHCN, đưa nhân dan lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt.(3)
2. Bản chất của nhà nước XHCN theo quan điểm Mác – Lênin.
Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước mới, có bản chất khác với bản chất của
các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử. Tính ưu việt về mặt bản chất của nhà
nước XHCN được thể hiện trên các phương diện sau:
2.1, Phương diện về mặt chính trị.
Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân. Giai cấp vơ sản
là lực lượng giữ vị trí thống trị về chính trị. Đó là sự thống trị của đa số đối với
thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng tất cả tầng lớp nhân dân trong xã hội.(4)
2.2, Phương diện về mặt kinh tế.
Là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu, Không tồn tại quan hệ
sản xuất bóc lột. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động trở
thành mục tiêu hàng đầu của nhà nước XHCN.(5)
1:
2,3,4,5:

Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Marx Lenin – Wikipedia tiếng Việt
Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, tr 76-77-78.

2.3, Phương diện về mặt văn hóa xã hội.
3


Nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng tinh thần của chủ nghĩa MácLênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang
bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa các tầng lớp, giai cấp được thu hẹp.(1)
3. Chức năng của nhà nước CNXH theo quan điểm Mác – Lênin.
Tùy vào góc độ tiếp cận, chức năng của nhà nước XHCN được chia thành
các chức năng như sau:

3.1, Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của
nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.(2)
- Chức năng đối nội được thể hiện ở việc tập trung quản lý xã hội trên tất cả
các lĩnh vực của toàn xã hội , chủ yếu bằng pháp luạt, chính sách, pháp chế
XHCN và hệ thống cơ quan nhà nước từ TW đến cơ sở.(3)
- Chức năng đối ngoại được thể hiện thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp
tác, hữu nghị, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi ích, vì sự phát triển và
tiến bộ xã hội… đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.(4)
3.2, Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của
nhà nước XHCN được chia thành chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.(5)
-

Nhà nước định hướng về mặt tư tưởng chính trị, đường lối xây dựng chiến
lực, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, đảm bảo bình đẳng và duy trì trật tự
an tồn xã hội.
3.3, Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước
được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức và
xây dựng).(6)
-

Nhà nước XHCN thực hiện trấn áp nhằm chống lại sự phản kháng của kẻ
thù giai cấp đang chống phá công cuộc tổ chức, xây dựng xã hội mới.(7)
-

Chức năng xã hội của nhà nước là thực hiện việc quản lý những hoạt động
chung vì sự tồn tại của xã hội, đồng thời phải chăm lo một số cơng việc chung
của tồn xã hội.(8)
1,2,5,6:
3,4
7, 8


Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, tr 78

:

/>:

Sự thống nhất giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Tạp chí Quản lý nhà nước (quanlynhanuoc.vn)

4


II. NHỮNG PHÁC THẢO CỦA V.I.LÊNIN VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1. Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách
bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát
triển tồn diện
Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN mà xóa bỏ sự đối kháng giai
cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nơ dịch và áp bức dân tộc,
thực hiện được sự cơng bằng, bình đẳng xã hội.
2. Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên
tiến, hiện đại.
Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên
cao, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội, đáp mọi ứng nhu của nhân dân.”CN
Cộng Sản = chính quyền xơ viết + điện khí hóa”.
3. CNXH là từng bước xóa bỏ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất.
Lênin cho rằng: “từ CNTB, nhân loại chỉ có thể tiến thẳng lên CNXH,
nghĩa là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất và chế độ phân phối theo lao

động của mỗi người”.
4. Chủ nghĩa Xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới
với năng suất cao.
Lênin khẳng định kỷ luật của chế độ nộ lệ và phong kiến là roi vọt, kỷ luật
của CNTB là kỷ luật đói, cịn kỷ luật của CNXH là kỷ luật tự giác và tự nguyện
của chính ngay những người lao động.
5. Chủ nghĩa Xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.
Lênin chỉ rõ cách phân phối sản phẩm theo lao động được dựa trên hai
nguyên tắc: “Người nào khơng làm thì khơng ăn”,”số lượng lao động ngang
nhau thì hưởng số sản phẩm ngang nhau”.

Trích: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 4-2015 (Những phác thảo của V.I.Lênin về
đặc trưng của chủ nghĩa xã hội (lyluanchinhtri.vn))

5


6. Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản
chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích quyền lực và ý chí của nhân
dân lao động.
Lênin nhấn mạnh: “…nền dân chủ đang đưa đội tiên phong của quần chúng
lên hàng đầu, là cho quần chúng trở thành người lập pháp và hành pháp, thành
những đội vũ trang bảo vệ và thiết lập bộ máy có khả năng cải tạo quần chúng.
7. Trong CNXH, các quan hệ giai cấp – dân tộc – quốc tế được giải
quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp – dân tộc với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.
“Các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên
hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc laị đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ
nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và nước Nga dạy cho cơng nhân”.
Qua những nội dung trên, có thể nhận thấy, trên cơ sở nhận thức về

thời đại nhận thức về dân tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước
dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhận thức về CNXH ở Việt Nam ngày càng rõ hơn. Trong quá trình đổi mới
nhận thức, Đảng ta đã nhận thấy việc xác định đúng mơ hình CNXH là yếu
tố có tính quyết định đến sự thành cơng của cơng cuộc xây dựng CNXH ở
nước tam bởi đó là cơ sở, là định hướng để Đảng và Nhà nước hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm thực hiện hóa mục
tiêu CNXH ở Việt Nam.

Trích: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 4-2015 (Những phác thảo của V.I.Lênin về
đặc trưng của chủ nghĩa xã hội (lyluanchinhtri.vn))

6


B. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.
1.1, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất
là dân vì dân là chủ”(1) ; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ” (2) .
Với Người, nhân dân là chủ thể tối cao, là duy nhất của quyền lực nhà nước.
1.2, Tư tưởng Hồ Chí Minh về mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước.
Theo Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được thiết kế dựa trên cơ sở phân
chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong quyền lập pháp, quyền hành
pháp và quyền tư pháp. Khơng có một cơ quan nào độc quyền quyền lực.
1.3, Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước được tổ chức và hoạt động
trong khn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Hồ Chí Minh có nêu: “Tăng cường khơng ngừng chính quyền nhân dân.
Nghiêm chỉnh thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch. Triệt
để chấp hành mọi chế độ và pháp luật của nhà nước”(3)
2. Quan điểm và đặc điểm của, nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2.1, Quan điểm.
Theo quan điểm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp
luật, hướng tới những vấn đề phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân
được tự do, bình đẳng, phát huy được hết năng lực của chính mình.(4)
Trong văn kiện đại hội XII của Đảng có viết: “Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.(5)
1

: Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, NxbCTQG, H.2000, tr.515.
2
: Sđd, tập 7, tr.499.
3
: Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 11, NxbCTQG, H, 2000, tr.235.
4
: Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, tr.84.
5
: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng,H.2016, tr.171.
7


2.2, Đặc điểm.
Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN ở Việt Nam
thời kỳ đổi mới, có thể thấy Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta có một số
đặc điểm cơ bản như sau:

-

Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là nhà
nước của dân, do dân, vì dân
-

Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến
pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động xã hội, pháp luật được đặt lên vị
trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
-

Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rõ ràng, có cơ
chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
-

Thứ tư, Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam phải do Đảng Cộng Sản
lãnh đạo. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương
châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
-

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam tôn trọng quyền con
người, coi con người là chủ thể trung tâm của sự phát triển.
-

Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo quyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo
quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung Ương.
Như vậy, những đặc điểm của Nhà nước Pháp quyền XHCN mà Việt Nam
đang xây dựng đã thực hiện được các tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp

quyền
nói
chung.

Trích: Giáo trình Chủ nghĩa Xã Hội Khoa học, tr.84,85.

8


II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA
VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG XÂY DỰNG PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ MỚI.
1, Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của sự yếu kém trong xây
dựng nhà nước pháp quyền.
Đại hội XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ mang tính
chiến lược trong q trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội 2011-2020.(1)
1.1, Những thành tựu và tiến bộ quan trọng.
-

Từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc về xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Ban hành nhiều Bộ luật, Luật,
Pháp lệnh quan trọng nhằm cải cách trong xây dựng nhà nước và pháp luật.
-

Dân chủ XHCN tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ về
kinh tế ngày càng được mở rộng. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng,
thể hiện ở việc bầu cử, thảo luận, xây dựng ý kiến, trong hoạt động báo chí.
-


Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đã có một bước điều
chỉnh theo yêu cầu quá trình từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp
sang quản lý nền kinh thế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
-

Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã có bước
đổi mới, vừa đảm bảo tăng cường vai trị của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm,
tính chủ động của các cơ quan nhà nước.
1.2, Thực tiễn tổ chức và hoạt động của nhà nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn
chế, yếu kém.
-

Bộ máy nhà nước chưa thật trong sạch, vững mạnh, tình trạng tham
nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, hiệu lực
quản lý, điều hành chưa cao. Kỷ cương xã hội còn bị buông lỏng.
-

Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa phát
huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực kinh tế thị
trường. Đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa quản lý chặt chẽ, còn lãng phí.
-

Tổ chức bộ máy nhà nước cịn nặng nề, sự phân công phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
còn nhiều điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ.
-

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước cịn tình trạng buông lỏng và bao
biện, chồng chéo nên chưa phát huy tối đa vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực
điều hành của bộ máy nhà nước.

9


1.3, Nguyên nhân chủ yếu gây nên những yếu kém của hệ thống chính trị
trong bộ máy nhà nước.
-

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện chuyển đổi
nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta cịn ít, có nhiều việc phải
vừa làm, vừa tìm tịi, vừa rút kinh nghiệm.
-

Đảng chưa làm tốt việc lãnh đạo cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về xây
dựng nhà nước để có chủ trương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trọng
thực tiễn đổi mới.
-

Chưa giải quyết tốt và triệt để tình trạng quan liêu, lãng phí, tham nhũng,
thiếu trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, thiếu biện pháp tổ chức thực hiện
đường lối, chủ trương kiên quyết, hợp lý và đủ mạnh để răn đe,
-

Chưa kịp thời tổng kế thực tiễn và còn thiếu cơ sở khoa học khi quyết
định một số chủ trương về sắp xếp điểu chỉnh bộ máy ở TW và địa phương nên
khi có vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế.
-

Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ, trách nhiệm trong việc quán
triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, trong việc tự đổi mới, chỉnh
đốn, bảo đảm sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động ở từng cơ quan.

-

Các đoàn thể chưa chú trọng xây dựng nội dung cụ thể, thiết thực và đổi
mới phương thức hoạt động để tổ chức vận động nhân dân phát huy quyền làm
chủ, giám sát hoạt động của cán bọ, công chức nhà nước.
2. Các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân trong giai đoạn mới.
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đối với việc xây dựng Nhà nước trong
thời kỳ mới, trong các văn kiện của Đảng của các đai hội VII, IX, X, XI đã nhấn
mạnh một số chủ trương, nhiệm vụ với các yêu cầu sau:
-

Một là, tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ
Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước.
-

Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước CHXHCN Việt Nam
trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, cán bộ, cơng thức nhà nước thực
sự là công bộc, tận tụy phục vụ nhân dân.
-

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, xây dựng và hoàn
thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất
của các cơ quan nhà nước, chú trọng kiểm kê, kiểm sốt quản lý tài chính.
10


3. Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

3.1, Mở rộng dân chủ CNXH, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong
xây dụng và quản lý nhà nước.
Phương hướng vừa cơ bản, vừa cấp bách là giữ vững và phát huy bản chất
tốt đẹp của nhà nước ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thối đạo đức, tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước.
Để thực hiện phương hướng trên, cần triển khai các nhiệm vụ sau:
-

Thứ nhất, tiếp tục cải tiến chế độ bầu cử các cơ quan dân cử, đảm bảo cho
cử tri tiếp xúc, đối thoại với ứng cử viên, có đủ thơng tin để trao đổi, nhận xét,
lựa chọn và bầu cử đại biểu của mình thực sự dân chủ trên cơ sở có sự lãnh đạo.
-

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử để các cơ
quan này là đại diện của nhân dân. Các cơ quan hành chính nhà nước phải
nghiêm túc chấp hành quyết định của cơ quan dân cử.
-

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính trong các lĩnh
vực trực tiếp liên quan đến đời sống nhân dân. Nhà nước giảm tối đa cơ chế xin
phép, cho phép trong từng vụ việc
-

Thứ tư, xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong
giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Xử lý nghiêm các hành vi trì hoãn,
chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm.
-

Thứ năm, các cơ quan có thẩm quyền lập pháp, lập quy cần rà soát, sửa
đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật để phù hợp với thực tiễn xã

hội.
-

Thứ sáu, nghiên cứu từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp trước
hết ở cấp cơ sở.
3.2, Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức quốc hội
a, Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động lập pháp.
Căn cứ vào định hướng phát triển đất nước, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và
điều kiện, khả năng thực hiện mà xác định rõ thứ tự ưu tiên trong chương trình
xây dựng pháp luật dài hạn và hằng năm.
b, Nâng cao năng lực quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước.
Phấn đấu tiến tới Quốc hội thực hiện quyền quyết định ngân sách, đảm bảo
để Quốc hổi xem xét quyết định một cách thực chất các kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội, các vấn đề quan trọng của đất nước.
11


c, Nâng cao chất lượng giám sát.
Đề cao vai trò của cơ quan kiểm toán nhà nước trong việc kiểm tốn mọi cơ
quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Cơ quan kiểm toán báo cáo kết
quả kiểm tốn cho Quốc hội, Chính phủ và cơng bố cơng khai cho dân biết.
d, Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải có đủ tiêu
chuẩn theo quy định của Pháp luật để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của người đại
biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tầng lớp nhân dân.
3.3, Tiếp tục cái chính nền hành chính của nhà nước
a, Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ
Chính phủ và bộ máy nhà nước thống nhất quản lý thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại theo đúng chức năng
phù hợp với cơ chế mới.

b, Đẩy mạnh phân cấp quản lý
Phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng
phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh
thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
c, Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra
Tăng cường tổ chức và đổi mới các hoạt động thanh tra kiểm tra, coi đó là
cơng cụ quan trọng và hữu hiệu để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập
kỷ cương xã hội
3.4, Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
a, Kiện tồn chính quyền cơ sở
b, Đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND, UBND các cấp.
3.5, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố
quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước.
3.6, Đẩy mạnh cải cách tư pháp.
a, Hoạt động tư pháp phải nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc,
chống chế độ, tội tham nhũng và cá tội hình sự khác, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.

12


b, Nâng cao chất lượng hoạt động của viện kiểm sát theo chức năng, quy
định trong Hiến Pháp, tập trung làm tốt chức năng cơng bố và kiểm sốt hoạt
động tư pháp.
c, Đổi mới hệ thống tòa án nhân dân.
d, Kiện toàn các cơ quan điều tram bổ trợ tư pháp.
3.7, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước
a, Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Việc này nhằm tăng cường vai trì của Đảng với Nhà nước nhằm giữ vững

bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về
nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng hướng XHCN.
b, Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng trong
các cơ quan nhà nước.
III. Trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam.
Một là, tích cực học tập các mơn khoa học xã hội và nhân văn, cốt lõi là các
mơn chính trị nói riêng và các mơn chun ngành nói chung để có kiến thức, tư
tưởng vững vàng để xây dựng đất nước.
Hai là, tham gia tuyên truyền tích cực về tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách
của Đảng, Nhà nước. Rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Ba là, tham gia hoạt động phong trào Đoàn, Hội, ngoại khốm các phịng
trào hành động cách mạng như:”Thanh niên tình nguyện”,”Tuổi trẻ sáng
tạo”,”Tiếp sức mùa thi”,”Sinh viên 5 tốt”.
Bốn là, tham gia thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ bầu cử quốc hội và hội
đồng nhân dân các cấp.
Năm là, tích cực rèn luyện mọi mặt trong cơng việc và cuộc sống để hoàn
thiện bản thân. Phấn đấu được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

13


KẾT LUẬN
Qua nội dung trên, có thể thấy: Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng
CNXH là kiện tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn tồn khơng hề đơn giản, dễ
dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự
nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, khơng thể nóng vội. Vì vậy cần xác
định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đàng, phát huy
mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân
dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì

thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh
nhân dân là cội nguồn sâu xa cả thắng lợi, của phát triển.
Và điều hết sức quan trọng là phải luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng
tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin – học thuyết xã hội chủ nghĩa. Tính
khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được nười cách mạng theo đuổi và
thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học.
2, Tạo chí quản lý nhà nước (Sự thống nhất giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Tạp chí Quản lý nhà nước
(quanlynhanuoc.vn))
3, Wedsite: />
4, Báo Nhân Dân
5, Website: tapchicongsan.org.vn
6, Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, đoàn thể
năm 2011 (3-chuyendenhanuocphapquyen.pdf (xaydungdang.org.vn))
7, : Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 4-2015 (Những phác thảo của V.I.Lênin
về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội (lyluanchinhtri.vn))
8, Wedsite: Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Marx Lenin – Wikipedia tiếng Việt

Danh mục từ viết tắt
CNXH: Chủ nghĩa xã hội.
XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
CHXHCN Việt Nam: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
HĐND: Hội Đồng Nhân Dân

14




×