Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.06 KB, 10 trang )

1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện
Tên đề tài sáng kiến:
“Một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5 đạt
hiệu quả”.
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục phẩm chất cho học sinh ở Tiểu
học.
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 5/10/2020
3- Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết :
3.1.1. Ưu điểm:
Tất cả học sinh đều có nếp sống giản dị, thân thiện, hiền lành, đó là một
tập thể Thiếu niên Nhi đồng sơi nổi hiếu động, có nhiều mặt tốt cần phát huy.
Đội ngũ giáo viên ln đồn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường
xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ln quan tâm đến việc hình
thành và phát triển phẩm chất cho học sinh.
3.1.2. Nhược điểm:
Học sinh chưa phát huy được từng phẩm chất cụ thể của mình như chăm
học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Ý
thức tự giác, tự học của học sinh chưa cao, học sinh còn rụt rè chưa tự tin trong
giao tiếp, chưa có kĩ năng tốt trong tham gia các hoạt động trò chơi, hoạt động
giải trí.
Đa số phụ huynh làm nơng nên cuộc sống cịn khó khăn , chưa quan tâm
đúng mức đến học sinh; gia đình chưa quản lí tốt việc cho con em sử dụng mạng
Internet, điện thoại, máy tính.
Giáo viên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để thực hiện công
tác giáo dục học sinh.
3.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược


điểm của giải pháp đã biết:
Sáng kiến nghiên cứu về thực trạng trong công tác giáo dục phẩm chất
cho học sinh ở nhà trường và của giáo viên ở Tiểu học. Thực trạng về kết quả,
mức độ đạt được về các phẩm chất: chăm làm, chăm học; tự tin, trách nhiệm;
trung thực, kỉ luật; đồn kết, u thương theo Thơng tư số 22/2016/TT-BGDĐT.
Đưa ra các biện pháp đã được áp hiệu quả tại lớp đang chủ nhiệm về công tác
giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5. Đồng thời có những định hướng để tiếp
tục nghiên cứu và phát huy hiệu quả của đề tài và áp dụng hiệu quả ở những
năm học tiếp theo ở Tiểu học.


2
Năm học 2020 – 2021, ngành giáo dục xác định mục tiêu“tiếp tục chú
trọng dạy người”; dạy đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là một
trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu, cùng với việc thực hiện phong
trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “ Xây dựng trường
học hạnh phúc” để giáo dục học sinh. Từ những lý do đó cùng với thực trạng
phẩm chất đạo đức của học sinh hiện nay, tôi đề ra “Một số giải pháp giáo dục
phẩm chất cho học sinh lớp 5 đạt hiệu quả” để các em hình thành các phẩm
chất tốt cho bản thân, học tập tiến bộ hơn, giúp các em trở thành những công
dân tốt trong tương lai.
- Giải pháp 1: Giáo viên luôn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức,
lối sống; luôn yêu thương và tôn trọng học sinh
- Giải pháp 2: Hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm, thường xuyên tổ chức
các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện từng phẩm chất cụ thể từ đầu năm
học.
- Giải pháp 3: Giáo dục phẩm chất cho học sinh bằng những tấm gương
điển hình người thật việc thật; những câu chuyện kể về Bác Hồ và các chương
trình bổ ích trên Internet.
- Giải pháp 4: Giáo dục phẩm chất, hành vi ứng xử của học sinh thơng

qua q trình dạy học môn Đạo đức và các môn học khác
- Giải pháp 5: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thơng qua hoạt động
ngồi giờ lên lớp.
- Giải pháp 6: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với nhà trường, gia
đình và xã hội để giáo dục phẩm chất cho học sinh.
3.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:
Bản thân tôi nghĩ rằng để các em phát triển tốt phẩm chất đạo đức trong
nhà trường thì địi hỏi tất cả giáo trong nhà trường phải là một tấm gương sáng
và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.
Tạo dựng một khơng khí vui tươi trong nhà trường để các em nhận thấy
rằng: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Xây dựng tốt một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hạnh phúc
trong tập thể nhà trường.
Cần được sự giúp đỡ nhiệt tình có hiệu quả của các cấp các ngành; cần có
sự phối hợp của các bậc phụ huynh để tạo điều kiện tốt nhất cùng với giáo viên
thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề, trách nhiệm cao, tận tụy với
công việc và chuyên mơn vững vàng, ln đổi mới phương pháp và hình thức dạy
học theo hướng tích cực.


3
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường cần cung
cấp đầy đủ trong dạy học các môn học và hoạt động giáo dục, các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
3.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
3.4.1. Giải pháp 1: Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất
đạo đức, lối sống; luôn yêu thương và tôn trọng học sinh.
Chúng ta đều biết rằng, tuổi học trị ln có tâm hồn trong sáng, ngây thơ,

các em là những mầm non, tương lai của đất nước. Giáo dục và đào tạo thế hệ
trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia “Vì lợi ích trăm năm trồng người”
mà Đảng và Nhà nước đặt trọng trách lớn ấy trên vai những nhà giáo. Thầy cơ
giáo chính là tấm gương để học sinh soi vào.
Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học, thầy cô giáo luôn là thần tượng để
học tập, bắt chước, làm theo. Bởi vậy giáo viên cần phải ln trau dồi, rèn luyện
và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, gương mẫu về mọi mặt, đặc biệt là
tinh thần đồn kết, lịng nhân ái, yêu thương con người. Thầy cô phải luôn đối
xử công bằng, thân thiện, ân cần, gần gũi yêu thương học sinh như con em của
mình. Trong quá trình dạy học, thầy cô phải luôn quan tâm từng đối tượng học
sinh, giúp đỡ, chia sẻ, động viên học sinh khi các em gặp khó khăn. Giáo viên
cần xác định được giáo dục học sinh là một quá trình nên phải kiên trì nhằm
thay đổi nhận thức, ý thức của các em qua những việc làm, thái độ, cách cư xử,
giao tiếp của thầy cô giáo hằng ngày với học sinh, với mọi người là tấm gương
gần gũi mà các em được học tập, làm theo. Các em có tin tưởng, kính trọng và
nể phục thầy cơ giáo thì các biện pháp giáo dục mới có hiệu quả.
Rèn luyện kỹ năng xử lí học sinh khi mắc lỗi: giáo viên cần rèn luyện cho
mình kĩ năng kiềm chế, kiên nhẫn, tìm hiểu đúng sự việc, nguyên nhân, phải tôn
trọng và lắng nghe chính học sinh phạm lỗi nói ý kiến, suy nghĩ của mình, giáo
viên cần phân tích để học sinh thấy rõ được đúng sai tránh quát mắng, sử dụng
hình phạt với các em.
Ví dụ: Với các học sinh vi phạm đá bóng trong sân trường: Giáo viên cần
tìm hiểu đúng sự việc bằng việc hỏi các học sinh chứng kiến, tìm nguyên nhân,
gặp riêng và hỏi các học sinh vi phạm: Vì sao các em lại chơi bóng trong sân
trường? Khi chơi nếu các em đá bóng trúng các bạn học sinh khác hoặc đá bóng
trúng vào cửa, tủ kính thì sẽ gây ra hậu quả gì? Em thấy mình chơi như vậy
đúng hay sai? Sai thì em phải làm gì? Các em có thực hiện được khơng? Cơ tin
là các em sẽ chơi những trị chơi an tồn và không vi phạm nội qui trường lớp,...
Với biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh gần gũi , tin và nể phục thầy cô giáo,
biết nhận lỗi và sửa lỗi.

3.4.2. Giải pháp 2: Hồn thành tốt cơng tác chủ nhiệm, thường xuyên
tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm rèn luyện từng phẩm chất cụ thể
từ đầu năm học.


4
Đối với học sinh lớp 5, là lớp cuối cấp của bậc tiểu học, cần giúp các em
định hướng mục tiêu rèn luyện phẩm chất đó là: Chăm học, chăm làm; Tự tin,
trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương bằng câu hỏi và những
dẫn chứng cụ thể: Giúp các em hiểu được thế nào là chăm học, chăm làm? Thế
nào là trug thực, kỉ luật? Thế nào là đồn kết, u thương? Nhằm giúp các em có
được những định hướng đúng đắn phấn đấu rèn luyện bản thân trở thành người
có phẩm chất tốt.
Để thực hiện tốt việc giáo dục phẩm chất cho học sinh, vào đầu năm học
tôi trao đổi với giáo viên năm trước để nắm bắt tình hình học sinh, xem qua lí
lịch, học bạ, biên bản bàn giao và tìm hiểu thêm thơng qua các bậc phụ huynh để
nắm được phần nào về gia đình và học lực của các em. Tổ chức cho học sinh
học tập 5 điều Bác Hồ dạy, học nội quy của nhà trường, cùng xây dựng nội quy
lớp học để rèn luyện tính tự giác, kỷ luật,… giáo dục cho học sinh câu nói của
Bác Hồ “ Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài làm
việc gì cũng khó”. Nhằm giúp học sinh hiểu được con người không chỉ cần có
tài mà cần có đức để trưởng thành, trở thành người có ích.
Xây dựng nề nếp, bầu chọn Hội đồng tự quản lớp học năng nổ, nhiệt tình,
có trách nhiệm và giao nhiệm vụ cho các em quản lí lớp. Phân cơng nhiệm vụ
cho từng em cùng cơ giáo tìm ý tưởng và trang trí lớp học nhằm giáo dục các em
ý thức trách nhiệm của mình. Đặc biệt hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng
lớp học thân thiện”, lớp đã lên ý tưởng thiết lập Góc chia sẻ yêu thương_ nơi để
các em chia sẻ tâm tư nguyện vọng của bản thân với thầy cô, bạn bè và là nơi để
các em chia sẻ đồ dùng học tập , qua đó các em tự tin hơn, biết đồn kết, yêu
thương, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ các bạn trong lớp.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để tạo cơ
hội cho các em hình thành phẩm chất như: lần lượt lên giới thiệu về bản thân,
gia đình, sở thích vào đầu năm học để hình thành phẩm chất mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp. Hoặc trải nghiệm các hoạt động trồng và chăm sóc cây hoa
quanh lớp, chăm sóc cây ngồi sân trường, dọn vệ sinh lớp học, tổ chức sắp xếp
sách, truyện tại thư viện….Từ đó hình thành cho các em các phẩm chất trách
nhiệm, chăm làm và ý thức kỉ luật.
Cuối tuần, tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp, thay đổi hình thức bằng các trị
chơi, các cuộc thi để phát huy được tinh thần hợp tác, đoàn kết; giáo viên
khuyến khích cho các em tự đánh giá mình, đánh giá bạn và mạnh dạn trình bày
hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân. Từ đó giáo viên giúp các em có được
những định hướng rèn luyện đúng đắn.
Thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh hoạt của học sinh trong và
ngồi nhà trường qua từng thói quen, hoạt động của các em ở lớp như: giao tiếp
với bạn, thực hiện nội qui tại khu trò chơi dân gian, thư viện, khu vệ sinh, những


5
buổi lao động, sinh hoạt tập thể, dõi theo các em ngay cả việc tham gia giao
thơng bên ngồi nhà trường để nhắc nhở, uốn nắn các em kịp thời. Trong cách
tìm hiểu này tơi đã giúp đỡ được ba học sinh ở lớp chủ nhiệm cụ thể như sau:
Ví dụ Ở lớp, em Phương Ý tuy là nữ nhưng trong giao tiếp em rất cộc
cằn, không hợp tác và nói tục với bạn nên khi tơi phân cơng các em học tốt giúp
đỡ cho Ý trong học tập không đạt kết quả. Chính vì thế tơi đã tìm hiểu nguyên
nhân, gặp riêng Ý để phân tích cho em thấy cái đúng cái sai, nhắc nhở em để em
hợp tác với bạn, cư xử đúng mực và khơng được nói tục. Đồng thời xây dựng
mối đoàn kết trong lớp học nên đến nay em Ý đã tiến bộ rất nhiều trong học tập,
đã có ý thức kỉ luật, tự tin, hợp tác với các bạn trong học tập và đặc biệt em
khơng cịn nói tục, chửi thề như trước nữa.
Cịn em Bảo và Phúc thì thường xuyên trêu chọc và đánh bạn, đặc biệt là

các tiết học môn chuyên, sau khi nghe các học sinh báo cáo lại, tôi đã gặp riêng
hai em tìm hiểu nguyên nhân và nghe các em bày tỏ ý kiến của mình. Tơi đã
giúp các em tự nhận thấy lỗi sai và sửa lỗi. Nề nếp lớp học từ đó cũng tốt hẳn
lên.
3.4.3. Giải pháp 3: Giáo dục phẩm chất cho học sinh bằng những câu
chuyện kể về Bác Hồ , những tấm gương điển hình người thật việc thật và
các chương trình bổ ích trên Internet.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Bác là một tấm gương sáng về đạo
đức, lối sống cho cả dân tộc ta học tập và làm theo. Bằng các câu chuyện kể về
Bác Hồ tích hợp dạy trong các bài đạo đức hay trong các tiết đọc thư viện như:
“Chiếc rễ đa tròn”, “ Ai chẳng có lần lỡ tay”, “Khơng có việc gì khó”... Qua việc
đọc, nghe, thảo luận, ... các em rút ra những bài học đạo đức cho mình và làm
theo như: có lịng u q hương đất nước, lịng nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
có trách nhiệm, khiêm tốn, bao dung, biết hịa đồng, sáng tạo.
Khuyến khích học sinh nêu những tấm gương ở lớp, trường, địa phương
như bạn chăm học, bạn khiêm tốn, bạn nhặt được của rơi trả người đánh mất,
bạn biết dũng cảm nhận lỗi, giúp đỡ người gặp khó khăn. Tuyên dương những
tấm gương tốt đó trong tiết chào cờ, trong tiết sinh hoạt lớp... để giúp học sinh
học tập gương tốt, hình thành cho các em phát huy các phẩm chất của mình.
Ví dụ: Trong tiết sinh hoạt lớp, ngoài việc tuyên dương những học sinh
ngoan, tơi đã kể về tấm gương vượt qua khó khăn để hòa nhập, vươn lên trong
học tập của em Nguyễn Thị Biên . Em Nguyễn Thị Biên là lớp học sinh thứ 5
của tôi kể từ khi tôi ra trường. Em là một học sinh dân tộc thiểu số, gia đình rất
nghèo lại ở tách biệt với xóm làng nên ban đầu em rất sợ sệt, không giao tiếp với
ai. Nhờ sự động viên của cô và các bạn dần dần em tự tin hơn. Em đã luôn cố
gắng trong học tập, nhà xa phải đi bộ đến trường nhưng em vẫn đi học đầy đủ và
đúng giờ, đến lớp em cố gắng chú ý để nghe kịp lời thầy cô và các bạn hướng


6

dẫn, tập đọc từng câu, từng chữ, thực hành từng phép tính tốn. Nhờ sự quan
tâm của nhà trường, thầy cô và các bạn trong lớp đặc biệt là sự nổ lực vượt qua
khó khăn của chính bản thân em mà em đã hịa nhập với mơi trường bên ngồi,
mạnh dạn trao đổi ý kiến, tham gia các hoạt động ở lớp, học tập tiến bộ, cuối
năm em đã hoàn thành chương trình lớp học và là một trong những bạn viết chữ
đẹp của lớp.
Giáo viên giới thiệu trên truyền hình có các chương trình “Qùa tặng cuộc
sống” “ Hát mãi ước mơ” có nhiều câu chuyện hấp dẫn, xúc động, dễ hiểu, gần
gũi với lứa tuổi học sinh tiểu học. Giáo dục các em ý nghĩa của các chương trình
đó, đồng thời khuyến khích học xem những chương trình thực tế và ý nghĩa này.
3.4.4. Giải pháp 4: Giáo dục phẩm chất, hành vi ứng xử của học sinh
thông qua q trình dạy học mơn Đạo đức và các môn học khác.
Ở bậc Tiểu học, việc dạy và học mơn Đạo Đức với tư cách là mơn học
cũng có tác dụng đặc biệt; thông qua việc dạy học môn Đạo Đức nhằm thực hiện
được các nhiệm vụ:
- Cung cấp cho học sinh các tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức
gắn với kinh nghiệm sống, giúp học sinh hình thành, định hướng về giá trị đạo
đức, biết các nghĩa vụ, trách nhiệm và phân biệt được cái đúng cái sai, cái thiện
cái ác.
- Trên cơ sở đó giúp các em tập luyện trong đời sống thực tế, hình thành
các hành vi, phẩm chất đạo đức cho bản thân.
Ví dụ: Qua mơn Đạo đức, bài “Có trách nhiệm về việc làm của
mình”,giáo viên giáo dục học sinh mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành
động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Hình thành cho học sinh bước
đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. Qua hoạt động
giáo viên tổ chức trò chơi giúp học sinh biết tán thành những hành vi đúng và
không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
Ngồi mơn Đạo đức, nội dung giáo dục phẩm chất cho học sinh được tích
hợp vào tất cả các mơn học khác trong chương trình, đặc biệt là mơn Tiếng Việt,
Lịch sử - Địa lí. Chẳng hạn ở mơn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài

văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca
ngợi văn hóa, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước, của dân tộc nếu
được khai thác, tiến hành đúng đắn sẽ mở rộng được kiến thức về đạo đức, về
truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống mang tính dân gian, phản ánh
bản sắc đạo đức của dân tộc. Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình u
q hương đất nước, lịng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản trong
giao tiếp, ứng xử về đạo đức …


7
Đối với việc liên hệ thực tế để giáo dục học sinh thông qua nội dung bài
học tôi cũng tận dụng kịp thời để giáo dục hành vi đạo đức, phẩm chất của các
em.
Ví dụ: Qua bài tập đọc:“Thầy thuốc như mẹ hiền” ngoài việc giáo dục
học sinh về tài năng, nhân cách cao thượng, một thầy thuốc giàu lòng nhân ái,
khơng màng danh lợi và tấm lịng nhân từ như mẹ hiền của Hải Thượng Lãn
Ơng, tơi cịn giáo dục cho học sinh phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó
khăn, hoạn nạn, nếu như các em nào sau này lớn lên trở thành bác sĩ, y sĩ thì hãy
ln nhớ câu “lương y như từ mẫu”, phải ln có tấm lịng nhân ái, nhân hậu khi
chữa bệnh cho mọi người.
3.4.5. Giải pháp 5: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thơng qua hoạt
động ngồi giờ lên lớp.
Tích cực tham gia các phong trào thi đua, hoạt động theo chủ điểm của
Liên Đội trong năm học nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, thơng qua
đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương
đất nước cho học sinh.
Tổ chức thi đua trong học tập giữa các nhóm, đội nhằm phát huy vai trò
và giáo dục kĩ năng cho hội đồng tự quản, nhóm trưởng, cá nhân trong việc điều
hành và tham gia hoạt động học tập, hoạt động ngồi giờ. Qua hoạt động trên
hình thành cho mỗi cá nhân học sinh phẩm chất chăm làm, chăm học, tự tin,

trách nhiệm và kỷ luật.
Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, hịa đồng như Bác Hồ đã nói:
“Đồn kết , đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành công”.
Dưới sự hướng dẫn của GV, ban văn nghệ tự tổ chức các hoạt động, các
trị chơi mang tính tập thể cao như: chuyền chanh, kéo co, truyền tin, đá bóng….
Ví dụ: Trị chơi “Chuyền chanh” “ Kéo co” khơng chỉ đòi hỏi sức mạnh,
sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh thần đồn kết cao. Nếu như khơng có sự hợp tác
- đồn kết cao thì chắc chắn sẽ thua cuộc.
Qua trò chơi, GV vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện
thêm kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự
đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau để cùng nhau hồn thành tốt nhiệm vụ. Thơng
qua những giờ giải trí thú vị ấy, học sinh càng thân thiết, yêu quý nhau hơn và
chắc chắn rằng các em sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
Giáo dục học sinh sử dụng mạng Internet một cách hiệu quả, giúp các em
có phương tiện học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cả các em học sinh cách học
tập qua mạng Internet. Giáo dục học sinh khi mượn điện thoại của bố mẹ, người
thân là để học tập, không được mượn điện thoại để chơi game hoặc đọc những
thông tin không lành mạnh.


8
Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo
dục, lồng ghép giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục lịng nhân ái, phịng chống
đuối nước, phịng chống tai nạn bom mìn, phịng chống dịch bệnh như:
+ Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ( sinh hoạt truyền thống ngày
20/11, tham gia Hội khỏe Phù Đổng…). Đây là loại hình hoạt động khá hấp dẫn
đối với học sinh Tiểu học, thu hút được nhiều em tham gia.
+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: Chăm sóc khu di tích ngã ba An Lâu,

viếng hương nghĩa trang liệt sĩ …
+ Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ
đồng bào miền Trung bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người
nghèo, phong trào giúp bạn vượt khó, phong trào “ni heo đất” giúp bạn điều
kiện khó khăn mua thêm đồ dùng học tập.
Ví dụ: Hưởng ứng và thực hiện phong trào “Nuôi heo đất”, “giúp bạn
vượt khó” của Liên đội nhà trường phát động. Các em đã tham gia phong trào
này rất tốt, cứ mỗi tuần vào giờ chào cờ sáng thứ hai, các em sẽ dành dụm một
khoản tiền nhỏ ăn quà vặt của mình để bỏ vào heo đất giúp bạn vượt khó. Các
em đã thể hiện được tinh thần tương thân, tương ái, biết yêu thương, giúp đỡ bạn
bè. Tổng kết phòng trào “ Ni heo đất” học kì 1 lớp có 27 học sinh và các em
đã bỏ được số tiền 950. 000 đồng. Số tiền nuôi heo đất này đã được trao cho 4
em học sinh khó khăn của lớp trong dịp tết vừa qua. Đây chính là một món q
tinh thần lớn để các bạn có hồn cảnh khó khăn sẽ cố gắng trong học tập nhiều
hơn.
Hay trong đợt vận động “ Ủng hộ đồng bào miền Trung gặp lũ lụt”, tập
thể lớp tôi đã vận động được hơn 200 bộ quần áo cịn dùng được và một ít sách
vở và tiền mặt.
+ Đặc biệt hiện nay, dịch bệnh COVID -19 rất nguy hiểm đang diễn biến
rất phức tạp, ngay từ đầu những ngày phát hiện ra bệnh dịch ở Vũ Hán - Trung
Quốc, nhà trường đã phát động tuyên truyền cách phòng chống dịch, kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm lớp tuyên truyền cụ thể cách phòng chống dịch đến từng
học sinh. Nhà trường cũng chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để dạy học
qua mạng Internet khi cần thiết. Tất cả giáo viên đều liên lạc, kết hợp với phụ
huynh để tuyên truyền đến tất cả các em học sinh phẩm chất thể hiện lòng yêu
nước khi cùng chung tay với cả đất nước phòng chống đại dịch này.
3.4.6. Giải pháp 6: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ mơn, với nhà
trường, gia đình và xã hội để giáo dục phẩm chất cho học sinh.
Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học sinh
Tiểu học là một công việc khó khăn. Bởi lẽ, trong q trình giáo dục phẩm chất

học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã
hội. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của giáo


9
viên bộ mơn, của đồng nghiệp về lớp mình; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về
những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất; đề
xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy học và giáo dục phẩm chất
cho học sinh với giáo viên có liên quan.
Tổ chức tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. Cùng phụ
huynh trò chuyện, thuyết phục, phân tích hậu quả của việc nng chiều đáp ứng
đầy đủ những đòi hỏi của các em. Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn và khuyến
khích các em làm việc nhà vừa sức phù hợp với lứa tuổi; quản lí chặt chẽ việc sử
dụng máy tính và internet, điện thoại…
Cần trao đổi trực tiếp hoặc cung cấp cho phụ huynh số điện thoại,
facebook của giáo viên, lập nhóm messenger, zalo chung của giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên dạy chuyên và tất cả phụ huynh của lớp để giáo viên và phụ
huynh tiện liên hệ, trao đổi giáo dục học sinh khi cần thiết.
Ví dụ: Ngay đầu năm học tơi đã lập nhóm Zalo của lớp nên hằng ngày,
hằng tuần nếu có nội dung thơng báo hoặc cần trao đổi giữa giáo viên và phụ
huynh thì chúng tơi gởi lên Zalo chung rất kịp thời và tiện ích. Phụ huynh phối
hợp chặt chẽ với giáo viên để nắm tình hình học tập, rèn luyện của con em để
giáo dục học sinh.
Mời phụ huynh học sinh đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi
có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp.
Liên hệ thường xuyên với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tích cực hóa
các hoạt động của hội phụ huynh trong công tác giáo dục.
3.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục phẩm
chất, năng lực và áp dụng trực tiếp vào các hoạt động trong mơn học, tích hợp

hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hoạt động
ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục học sinh ở nhà. Có sự kết hợp giữa
giáo viên, phụ huynh học sinh và địa phương.
Sáng kiến được tôi áp dụng trực tiếp giảng dạy tại lớp 5/1 (27 học sinh),
tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản . Trong q trình dạy học, tơi đã áp dụng
các giải pháp trên và học sinh đạt được các kết quả về phẩm chất cao hơn hẳn so
với những kì đánh giá trước.
Sáng kiến này ngoài áp dụng cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Trần
Quốc Toản, cịn có thể áp dụng thực hiện cho các trường tiểu học trên tồn
huyện.
4- Những thơng tin cần được bảo mật : Khơng
5- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:


10
Qua quá trình áp dụng sáng kiến, quan sát, theo dõi và giáo dục học sinh
từ đầu năm học cùng với sự phối hợp với giáo viên lớp trước và giáo viên bộ
môn, lấy ý kiến của phụ huynh, tôi đánh giá kết quả về phẩm chất của học sinh
như sau:
Kết quả đánh giá phẩm chất trước khi áp dụng sáng kiến
Tổng số học sinh: 27
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Cần
Tỉ lệ
Phẩm chất
Tốt
Đạt
(%)

(%)
cố gắng
(%)
Chăm học, chăm làm
8
29,6
14
51,9
5
18,5
Tự tin, trách nhiệm
15
55,6
10
37
2
7,4
Trung thực, kỉ luật
16
59,2
7
25,9
4
14,9
Đoàn kết, yêu thương
18
66,7
8
29,6
1

3,7
Kết quả đánh giá phẩm chất sau khi áp dụng sáng kiến
Tổng số học sinh: 27
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Cần
Tỉ lệ
Phẩm chất
Tốt
Đạt
(%)
(%)
cố gắng (%)
Chăm học, chăm làm
11
40,8
16
59,2
0
0
Tự tin, trách nhiệm
24
89,9
2
7,4
1
3,7
Trung thực, kỉ luật
23
85,2

3
11,1
1
3,7
Đồn kết, u thương
27
100
0
0
0
0
Qua q trình thực hiện cho đến nay và thông qua kết quả trên bản thân
tơi thấy các em đã có sự tiến bộ nhiều về nề nếp, về ý thức học tập, học sinh có
đạo đức tốt, có lịng u nước, lịng nhân ái, chăm học, chăm làm, có trách
nhiệm với việc làm của mình, đồn kết, biết u thương giúp đỡ bạn bè, học
sinh có tinh thần tự học, hoạt động nhóm tích cực, học sinh tự tin và mạnh dạn
trong giao tiếp và đạt kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt. Đánh giá kết
quả về phẩm chất của học sinh đều được tiến bộ rõ ở từng phẩm chất cụ thể.
Tăng tính hiệu quả trong cơng tác chủ nhiệm, công tác giáo dục phẩm chất của
giáo viên lớp 5 nói riêng và cấp Tiểu học nói chung.
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử
- Sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi lớp 5/1.



×