Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp giúp cho học sinh lớp 4 luyện tiếng Anh theo hướng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 24 trang )

Mẫu 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện
Tên đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp giúp cho học sinh lớp 4 luyện
tiếng Anh theo hướng giao tiếp”
1- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh - lớp 4
2- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày 05/9/2020. Năm học 2020 - 2021
3- Mơ tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (phân tích ưu điểm,
nhược điểm của nó):
Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn
thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Đồng thời đây là những năm
đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng khơng nhỏ
học sinh cịn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình, nhiều em nói cịn chưa rõ.
Giáo viên thường phàn nàn về kỉ luật, về sự thiếu tập trung, về thói
quen của học sinh trong lớp học và rất nhiều vấn đề khác. Các vấn đề này là
nguyên nhân gây ra sự thất bại trong giao tiếp giữa giáo viên và học sinh hoặc
giữa học sinh với nhau. Đó cũng là thực tế ở hầu hết các trường Tiểu học mà
qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc giao tiếp tiếng Anh trong và
ngồi lớp học vẫn cịn nhiều hạn chế. Vấn về đặt ra ở đây đó là: những ưu
điểm, nhược điểm khi dạy Tiếng Anh là gì?
3.1.1. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, lãnh đạo nhà trường, phụ
huynh học sinh.
- Học sinh cảm thấy hứng thú mỗi khi có tiết Tiếng Anh.
- Cơ sở vật chất (máy cassette, ti vi) chất lượng tương đối tốt.


- Các chủ đề bài học có liên quan và kết nối với nhau vì vậy tránh được
sự hoang mang và bỡ ngỡ cho học sinh và học sinh cũng có thể định hình
được kiến thức khi vào tiết học.
- Đội ngũ giáo viên bộ môn Tiếng Anh nhiệt tình, năng động, có kinh
nghiệm trong giảng dạy và dần dần được đào tạo theo chuẩn Châu Âu (B2).
3.1.2. Nhược điểm:
Thứ nhất, học sinh ngại nói bằng tiếng Anh. Đa số các em cịn rụt rè, e
ngại và chưa có sự mạnh dạn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Có thể nói, các em
1


vẫn cịn suy nghĩ: sợ người khác khơng hiểu khi nói bằng tiếng Anh và nhiều
em cịn nói tiếng Anh chỉ để thực hiện yêu cầu của giáo viên, vì vậy các em
cịn “lười” nói Tiếng Anh trong q trình giao tiếp. Phần lớn học sinh còn thụ
động, phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên và không tự trang bị đủ khả năng
học ngoại ngữ cho bản thân.
Thứ hai, các em chưa hình thành được thói quen suy nghĩ bằng tiếng
Anh trong giao tiếp. Chính vì thế, trong q trình giao tiếp, các em đưa ra
thông tin chậm, phản xạ không linh hoạt làm ách tắc sự truyền phát thông tin
trong giao tiếp là do các em phải qua một trung gian là tiếp nhận thơng tin, tập
hợp xử lí và suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi sau đó chuyển sang tiếng Anh.
Thứ ba, các em đến từ nhiều gia đình có hồn cảnh khác nhau, nhiều
phụ huynh thiếu quan tâm, học sinh học có tính chất đối phó. Thêm nữa vẫn
tồn tại quan niệm đằng nào khi lên THCS cũng phải học lại.
Thứ tư, giáo viên phải dạy đại trà với số lượng học sinh đông, việc tổ
chức cho học sinh luyện kĩ năng giao tiếp nghe, nói và việc kiểm tra kĩ năng
này của tất cả học sinh là tương đối khó khăn khi sợ làm ồn các lớp khác.
Đó cũng là những nguyên nhân gây cản trở quá trình giao tiếp tiếng
Anh của học sinh đơn vị trường tôi gặp phải. Qua nhiều năm giảng dạy môn
tiếng Anh ở cấp tiểu học, tôi nhận thấy rằng việc giao tiếp bằng tiếng Anh của

học sinh chưa đạt hiệu quả cao, mặc dù nếu kiểm tra đánh giá về ngữ pháp
trên giấy viết thì phần lớn kết quả rất tốt.
Từ thực tế nêu trên, tôi nhận thấy rằng cần phải có những biện pháp
thiết thực, hiệu quả giúp học sinh tiểu học học tốt tiếng Anh theo hướng giao
tiếp, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh để tiếng
Anh thực sự là ngôn ngữ thứ hai của các em, tạo hành trang vững chắc giúp
các em có kết quả ngày càng tốt hơn trong q trình học ngơn ngữ những năm
tiếp theo để đáp ứng nhu cầu và xu thế chung trên toàn thế giới hiện nay.
3.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Theo Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và đào tạo) thì hầu như tỉnh/
thành nào cũng đều có trường tiểu học dạy tiếng Anh. Vụ Tiểu học còn cho
biết, nhiều trường mới chỉ dạy ngoại ngữ như một mơn học bình thường trong
chương trình ở mọi cấp, bậc học mà không định hướng cho việc học ngoại
ngữ như một phương tiện để học sinh có thể sử dụng trong học tập và làm
việc sau khi rời ghế nhà trường. Hiện nay, tình trạng học sinh học đi học lại
một nội dung chương trình học từ cấp Tiểu học, lên THCS đến THPT vẫn còn
đang diễn ra. Sự trùng lặp này không làm cho khả năng tiếng Anh của các em
tốt lên mà trái lại còn phi sư phạm, gây lãng phí lớn và khơng phù hợp với xu
thế chung trên tồn thế giới.
Chính vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1400/QĐTTg ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ
2


thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020; Công văn số 11654/BGDĐTGDTH ngày 22/12/2008 của Bộ GD&ĐT về việc chỉ đạo chuẩn bị triển khai
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008
– 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học Tiếng Anh. Và gần đây Bộ đã ra
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành về chương trình giáo dục phổ thơng
nhằm đáp ứng tình hình dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, bộ mơn có tầm quan trọng đặc biệt trong xu thế hiện nay đã

được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học mơn học bắt buộc từ
lớp 3 đến lớp 5, và là môn học tăng cường với lớp 1-2. Chính vì thế, mục tiêu
hiện nay mà Bộ GD-ĐT đặt ra đối với việc dạy học tiếng Anh ở bậc tiểu học,
đó là:
+ Bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng giao tiếp cơ bản, đơn
giản bằng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày ở nhà trường, gia đình và mơi
trường xã hội gần gũi với học sinh tiểu học; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; trong
đó nhấn mạnh hai kĩ năng nghe và nói.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản về tiếng
Anh, giúp HS bước đầu có những hiểu biết về đất nước, con người, nền văn
hố của một số nước nói tiếng Anh.
+ Góp phần hình thành cho học sinh thái độ tích cực đối với tiếng Anh,
thông qua việc học Tiếng Anh học sinh có thêm hiểu biết và tình u đối với
tiếng Việt. Việc dạy học mơn tiếng Anh cũng góp phần hình thành phương
pháp học tập và phát triển nhân cách, trí tuệ của học sinh.
Để thực hiện mục tiêu trên, tôi nhận thấy rằng giáo viên Tiếng Anh tiểu
học cần tập trung phát triển bốn kĩ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh, đó là:
các kĩ năng nghe (Listening), nói (Speaking), đọc (Reading) và viết (Writing).
Trong đó tập trung vào hai kĩ năng nghe - nói (Listening and Speaking), tức là
rèn luyện kĩ năng giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Anh, giúp học sinh giao tiếp
được với người nước ngoài hoặc những người nói Tiếng Anh như là ngơn ngữ
thứ hai. Trên cơ sở đó, việc học tập và rèn luyện tốt hai kĩ năng nghe - nói
hướng tới các hoạt động giao tiếp đóng vai trị chủ đạo và quan trọng nhất đối
với người học tiếng Anh.
3.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp
dụng giải pháp:
Đường lối quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu
của giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu chung của đất
nước - cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong đó, ngoại ngữ - tiếng Anh là một
trong những ngơn ngữ có vai trị như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả

nhất cho q trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng
cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ mơn tiếng Anh nói riêng
là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Và điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc
3


tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Môn Tiếng Anh đã được
Bộ GD & ĐT đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc tiểu học như là một môn
học bắt buộc từ lớp 3 trở lên với 4 tiết / tuần, còn lớp 1, 2 là 2 tiết/ tuần. Với
mục đích hình thành dần cho các em các kỹ năng học Tiếng Anh: nghe – nói –
đọc – viết. Giúp các em mở rộng tầm nhìn, phát triển sự nhạy bén, óc tị mị
về con người, nền văn hóa, văn minh của các nước Anh – Mỹ. Tạo tiền đề, sự
hứng thú, lòng say mê và khả năng khám phá ngôn ngữ mới để các em có thể
học Tiếng Anh tốt hơn ở các bậc học sau này.
3.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải
pháp
3.4.1 Biện pháp 1: Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng
giao tiếp. Tạo môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh trong lớp học và trong
nhà trường
Mục đích: Đánh giá đúng và tồn diện về các kĩ năng giao tiếp.
Hiện nay, mục tiêu dạy học đối với bộ môn ngôn ngữ tiếng Anh là tập
trung vào phát triển các kĩ năng: nghe (Listening), nói (Speaking), đọc
(Reading) và viết (Writing), trong đó tập trung vào kĩ năng nghe và nói
(Listening and Speaking) tức là tập trung vào rèn luyện kĩ năng giao tiếp trực
tiếp bằng lời nói.
Ai cũng biết rằng lời nói là một phần của giao tiếp và hằng ngày chúng
ta sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp nhiều hơn gấp 2 lần ngơn ngữ viết.
Trong q trình dạy học, chúng ta cũng vận dụng nhiều phương pháp để giúp
các em tăng cường kĩ năng nghe nói, hạn chế phân tích câu, viết câu... Tuy

nhiên, một số em có tư tưởng rằng chỉ cần học kĩ cấu trúc là có thể làm bài
điểm cao, cần gì phải luyện nói nhiều?! Đó là một thực trạng và là cũng một
trong những nguyên nhân khiến trẻ em Việt Nam còn nhiều hạn chế trong
việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
Chính vì thế, cần thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Hiện
nay theo định hướng của Thơng tư 22/2016-TT-BGDĐT thì đó là tổ chức
kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng giao tiếp. Giáo viên kết hợp cả phần
kiểm tra nghe, nói và viết. Phân chia thời gian cũng như điểm số hợp lí giữa
kiểm tra nghe, đọc viết và kiểm tra kĩ năng giao tiếp. Bên cạnh đó theo đổi
mới chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 có nói đến việc kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Mục tiêu của chương trình học
là hình thành và phát triển năng lực đặc thù của môn học là năng lực giao tiếp.
Chương trình này giúp người học phát triển đồng đều kỹ năng ngơn ngữ nghe,
nói, đọc, viết, và kiến thức ngơn ngữ, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Hình thức kiểm tra như sau:
Kiểm tra viết trên giấy nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được
kiến thức trọng tâm của chương trình. Việc ra đề kiểm tra phải đảm bảo theo 4
mức độ, tỉ lệ phần trăm điểm giữa các kĩ năng phải hợp lý.
4


Đánh giá học lực môn tiếng Anh của học sinh, bên cạnh đề kiểm tra
đơn giản trên giấy, giáo viên soạn các tình huống giao tiếp, tập cho các em
làm quen với những tình huống đó, cách xử lí các tình huống và thực hành
các tình huống đó với đơi bạn, nhóm bạn trong lớp.
Giáo viên có thể áp dụng hình thức kiểm tra kĩ năng giao tiếp bằng các
tình huống vào trong phần kiểm tra củng cố bài, kiểm tra trong quá trình cung
cấp kiến thức, kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra định kì cuối kì.
Với việc kiểm tra như vậy, giáo viên có thể đánh giá đúng và tồn diện
về các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của từng học sinh. Đồng thời tạo cho học

sinh thói quen rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Các em sẽ chú tâm vào việc luyện
nói, luyện phản xạ và xử lí tình huống tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa là giúp
các em nâng cao được kĩ năng giao tiếp trực tiếp, tiếp nhận, xử lí thơng tin và
phản xạ linh hoạt trong mọi tình huống giao tiếp. Các em biết mình sẽ nói gì,
nói như thế nào và trả lời ra sao... Cứ như thế, dần dần hình thành trong các
em thói quen, kĩ năng giao tiếp và trở thành phản xạ tự nhiên trong quá trình
giao tiếp của các em sau này.
3.4.2 Biện pháp 2: Giao tiếp tiếng Anh thơng qua các trị chơi
Mục đích: Tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh trong quá trình
rèn luyện; phát huy tính sáng tạo, linh hoạt nhạy bén của học sinh, đồng
thời khơi dậy nguồn cảm hứng và tình yêu đối với tiếng Anh.
Phương pháp dạy học truyền thống: Thầy nói, trị nghe và ghi chép, qui
trình đó lặp đi lặp lại khiến giờ học buồn tẻ, nhàm chán nên hiệu quả của việc
tiếp thu bài học không cao. Đáp ứng nhu cầu hiện nay, phù hợp với xu thế của
thời đại thì phương pháp dạy học truyền thống khơng cịn phù hợp vì phương
pháp này sẽ khiến học sinh trở nên thụ động. Vì thế địi hỏi người thầy phải
thay đổi nhiều hình thức cung cấp kiến thức nhằm tạo sự say mê, hứng thú đối
với việc học tiếng Anh trong học sinh. Phương pháp dạy học hiện đại- người
học đóng vai trị chủ động, tích cực trong việc nắm bắt kiến thức mới dưới sự
hướng dẫn của người thầy đáp ứng được điều đó. Đặc biệt đối với mơn tiếng
Anh, nó khơng phải là mơn học dễ nên cần phải thay đổi hình thức cung cấp
kiến thức cho học sinh theo phương pháp hiện đại. Nó địi hỏi học sinh phải
có niềm đam mê và vui thích mới có thể học tốt được. Chính vì vậy, người
dạy cần tìm ra những phương pháp mới và thú vị để truyền đạt kiến thức và
làm cho học sinh nắm bài dễ dàng hơn. Việc tổ chức các trò chơi ngôn ngữ
trên lớp với mục tiêu "Giao tiếp ngôn ngữ thơng qua trị chơi" là một trong
những phương pháp dạy học thú vị. Qua đó, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng
nghe-nói tiếng Anh, giao tiếp linh hoạt, tự nhiên.
Tùy theo nội dung từng bài học và tùy theo mục đích của giáo viên mà
có thể tổ chức nhiều hình thức trị chơi khác nhau. Giáo viên có thể tổ chức

hoạt động “Warm-up” vào đầu giờ học, các trò chơi ngôn ngữ xen kẽ với các
hoạt động khác trong giờ học (Language games) hoặc các trò chơi củng cố
sau mỗi tiết học “Consolidating games”. Để tạo khơng khí sơi nổi, kích thích
5


sự say mê, hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh, trong thời gian qua, tôi đã tổ
chức một số hoạt động trị chơi Tiếng Anh trong q trình giảng dạy, cụ thể
như sau:
a. Warm-up: Hoạt động này được xem là phần khởi động của tiết dạy,
có vai trị tạo ra khơng khí sơi động cho lớp học trước khi đi vào bài mới.
Hoạt động này cũng có vai trị quan trọng góp phần khơng nhỏ vào sự thành
cơng của giờ dạy, cụ thể: giúp giáo viên khơi dậy kiến thức nền của học sinh,
đóng vai trị như nhịp cầu nối dẫn học sinh vào nội dung chính mà giáo viên
sắp truyền đạt, góp phần đem lại cho học sinh cảm giác phấn khởi để từ đó
tiếp thu bài mới hiệu quả hơn.
* Một số trò chơi khởi động “Warm-up” trong các giờ dạy tiếng Anh:
- Guessing game
- Slap the board
- Pair racing
- Memory

Sau đây là cách tiến hành cụ thể của một trò chơi “Warm-up”:
* Guessing game: Trò chơi này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đối
đáp, phản xạ, kĩ năng nghe và sự nhanh nhẹn cũng như sự liên tưởng giữa từ
với hình ảnh của học sinh.
For example: Khi dạy đến bài ôn tập, Review, tôi tổ chức trò chơi này
để tạo bước khởi động đồng thời ôn lại các từ vựng trong chủ điểm mà các em
đã học.
- Giáo viên chuẩn bị 2 túi đồ vật, gồm những vật trong lớp học và

trường học, hoặc con vật đồ chơi.
- Học sinh làm việc theo đội, mỗi đội cử 1 đại diện sờ vào vật, mô tả
vật bằng tiếng Việt và đặt câu hỏi What is it? Học sinh mô tả không dùng trực
tiếp từ chỉ vật đó. Các thành viên khác trong đội lắng nghe và trả lời.
For example: It's a pen.
- Mỗi đội cử 1 thư kí ghi lên bảng các từ mà thành viên trong đội trả
lời.
Mỗi từ mô tả và trả lời đúng được 1 điểm. Trong vòng 2 phút, đội nào
đạt nhiều điểm hơn thì thắng.
- Giáo viên bao quát lớp và nhận xét.
Qua hoạt động này tạo ra một khơng khí sôi nổi trước khi bước vào bài
mới. Hoạt động này cũng giúp các em ôn lại từ vựng, cách phát âm, ghi từ và
nhớ lâu các từ mà các em đã học.
Hoặc có thể tổ chức trị chơi này vào đầu giờ học của các bài trong các
chủ điểm nêu trên.
6


Trị chơi: Guessing game

b. Trị chơi ngơn ngữ (Language games):
Cung cấp kiến thức mới cho học sinh thơng qua trị chơi là một trong
những phương pháp dạy học mới tạo sự hứng thú, say mê ở học sinh khi học
môn học này, giúp học sinh nhanh chóng tiếp thu và nhớ lâu kiến thức. “Học
mà chơi, chơi mà học”, thông qua trò chơi để cung cấp kiến thức cho học
sinh, học sinh chủ động nắm bắt kiến thức chứ không phải nắm bắt một cách
thụ động, nhồi nhét theo kiểu: nghe-viết.
Tơi đã tổ chức một số trị chơi sau:
- Things finding
- Crossverbs

- Greedy Lion
- The Dragon
- Quiz
...
For example:
* Things finding: Sau khi cung cấp kiến thức cho học sinh, để giúp các
em hiểu được cấu trúc tôi vừa cung cấp được sử dụng như thế nào, trong tình
huống nào, tơi tổ chức trò chơi này.
Khi dạy Unit 8: What subjects do you have today? Tieng Anh 4, tôi
chuẩn bị những tấm card có ghi các từ vựng nói về mơn học: IT, Maths,
Vietnamese, Art, Music, Science, PE, English. Dán những tấm card này ở
khắp nơi trong lớp.
Chia lớp thành 2 đội. mỗi đội 5 học sinh, lần lượt chạy đi tìm các tấm
card. Tìm được giơ tấm card lên cho đội mình thấy và đặt câu hỏi hoặc trả lời
tùy thuộc vào nội dung trong card. Nếu học sinh tìm được card không trả lời
hoặc không đặt câu hỏi được thì thành viên khác trong đội trả lời thay. Mỗi
7


câu hỏi hoặc trả lời đúng được 1 điểm. Lần lượt từng thành viên trong 2 đội
thay phiên nhau đi tìm card và đặt câu hỏi hoặc trả lời. Thư kí của mỗi đội ghi
điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
Example: Sau khi cung cấp cấu trúc hỏi đáp về hoạt động, tơi tổ chức
trị chơi này. Một học sinh đội A tìm được card có từ swimming. Học sinh đó
hỏi to: What’s your hobby?, thành viên khác trong đội A hoặc B tìm được card
có từ phù hợp thì hơ to: I like swimming.

Trị chơi: Things finding

c. Trị chơi củng cố (Consolidating games.)

Củng cố là hoạt động giúp học sinh ôn lại, vận dụng và nhớ lâu cấu trúc
vừa được học. Vì thế, sau mỗi bài học tơi đã vận dụng những trò chơi này để
củng cố lại kiến thức cho học sinh.
Một số trò chơi củng cố kiến thức cho học sinh như: Face to face
talking, matching, see it and spell it, spelling chicken, follow me …
* Follow me: là trò chơi đơn giản nhưng vừa củng cố kiến thức vừa
luyện kĩ năng nghe, quan sát của học sinh
For example: Sau khi học xong Unit eight “What subjects do you have
today?”, tơi đã tổ chức trị chơi này cho học sinh như sau: Ghi lên bảng các từ
đã học. chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 đại diện dự thi. Giáo viên đọc đến
từ nào thì học sinh đó phải đập vào từ đó, nếu học sinh đập sai từ thì bị trừ
điểm. Cứ như vậy, lần lượt đến các học sinh khác.
Sau khi giáo viên đọc qua một lần. giáo viên tổ chức cho học sinh đội
này đọc cho học sinh đội khác đập từ hoặc câu trên bảng.
Subject

English

Music

Maths

Art

Science
8


IT


Vietnamese

P.E

Trò chơi: Follow me

* Picture story telling:
* Draw and say:
Như vậy việc tạo ra nhiều hình thức phong phú để dạy học, tạo khơng
khí sơi nổi hứng khởi sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn, say mê hơn, nhớ
kĩ và nhớ lâu hơn các cấu trúc, vận dụng linh hoạt, chủ động tự nhiên hơn vào
giao tiếp hằng ngày. Do đó, góp phần làm cho học sinh yêu thích mơn học này
hơn.
Qua việc tổ chức các trị chơi này trong giảng dạy, tôi nhận thấy rằng
các em rất yêu thích và háo hức chờ đợi đến giờ học Tiếng Anh hơn. Các em
phản xạ nhanh hơn và nói Tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.
3.4.3 Biện pháp 3: Duy trì các nhóm tiếng Anh (English groups)
trong lớp học và “English Club” trong nhà trường.
Mục đích: Tạo khơng khí thân thiện, cởi mở, tự nhiên khi giao tiếp,
tạo môi trường để học sinh giao lưu và rèn luyện kĩ năng giao tiếp một
cách tích cực, chủ động.
Một trong những cách tốt nhất để học tiếng Anh hiệu quả là nói tiếng
Anh. Nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, cho dù lúc ban đầu các em có thể
cảm thấy ngượng nghịu. Ban đầu, bạn hãy nghe những đoạn hội thoại mẫu
trong các tình huống hàng ngày sau đó tiến hành luyện tập, nhắc lại. khi luyện
tập, tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện. Nếu môi trường xung quanh bạn đều
dùng tiếng Anh thì bạn khơng có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng tiếng
Anh. Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu học cách nghĩ bằng tiếng Anh, và dần dần
cải thiện kỹ năng nói và các kỹ năng ngôn ngữ khác. Nếu không, hãy tự tạo ra
môi trường nói tiếng Anh cho mình bằng cách thực hành nói với bạn cùng

lớp, hoặc tham gia một lớp học tiếng Anh giao tiếp …
a. Tổ chức “English groups”
9


English groups là những nhóm nhỏ gồm từ 5 đến 6 thành viên, hoạt
động trong lớp học, trong mỗi giờ học. Những nhóm nhỏ này được hình thành
nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng của các em đạt kết quả cao hơn.
Mỗi nhóm được phân bổ đều về số lượng nam, nữ, về học lực môn Tiếng Anh
của học sinh. Thơng qua đó, những học sinh khá giỏi sẽ giúp đỡ những học
sinh yếu hơn trong học tập và rèn luyện kĩ năng. Những học sinh học chưa tốt
môn Tiếng Anh sẽ học hỏi được nhiều điều từ bạn mình và trong mơi trường
tập thể đó, địi hỏi những học sinh này phải nổ lực hơn để theo kịp các thành
viên khác trong nhóm. Hoạt động thảo luận nhóm cũng phát huy được trí tuệ
của tập thể. Nhiều ý kiến, ý tưởng khác nhau sẽ làm vấn đề rõ hơn và do đó
các thành viên trong nhóm có thể học tập lẫn nhau.
Yêu cầu đặt ra đối với English groups là các em phải luyện nói và trao
đổi thơng tin với nhau bằng Tiếng Anh, các thành viên trong nhóm hỗ trợ cho
nhau để việc rèn luyện đạt kết quả cao. Trên cơ sở đó, tơi đã tổ chức nhiều
hoạt động để các nhóm thi đua nhau rèn luyện nghe - nói, tạo động lực tích
cực để các em có sự cố gắng, nổ lực trong học tập.

b.
Thành
lập
Hoạt động nhóm (Group work)
“English
Club”
English
Club được ra đời

trong năm học, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em rèn luyện hai kĩ năng
nghe-nói của mình. Để thành lập English Club, từ đầu năm học tôi đã lên kế
hoạch, tham mưu với Ban giám hiệu, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Liên
Đội, English Club chính thức được thành lập từ cuối tháng 1 năm 2018 với số
10


lượng ít ỏi: 10 học sinh lớp 5. Nhưng đến nay đã đạt số lượng 100 em tham
gia từ lớp 1 đến lớp 5. Việc trở thành thành viên của English Club dựa trên
tinh thần tự nguyện tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo cho tất cả học sinh được
rèn luyện, tơi đã động viên khuyến khích các em tham gia (nhất là đối với
những học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc nghe – nói tiếng Anh). Kế
hoạch và điều kiện để tham gia English Club:
1. Đơn đăng kí: Mỗi học sinh muốn đăng kí tham gia được nhận một
đơn đăng kí, điền đầy đủ thơng tin cá nhân của người đăng kí.
2. Đối tượng: Tất cả các học sinh từ khối 1 đến khối 5 có nguyện vọng
đăng kí.
3. Nhân sự và Ban tổ chức câu lạc bộ:
- Chủ nhiệm, trưởng ban tổ chức: Tổng phụ trách.
- Biên soạn nội dung sinh hoạt: Giáo viên Tiếng Anh.
- Dẫn chương trình sinh hoạt: 2 học sinh lớp 4-5.
- Địa điểm: Nhà Đa năng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
- Hình thức: hoạt động nhóm, cá nhân, cặp .... tùy theo nội dung
chương trình của buổi sinh hoạt.
- Nội dung sinh hoạt: được xây dựng theo nội dung của 4 chủ điểm
theo giáo trình Tiếng Anh của Bộ GD&ĐT.
Theme one: Me and My friends
Theme two: Me and My school
Theme three: Me and My family
Theme four: Me and The world around

Nội dung sinh hoạt phong phú đa dạng, tùy theo từng chủ điểm, từng
tháng, nội dung từng bài học trong mỗi chủ điểm mà có hình thức tổ chức
khác nhau như:
* Review: Ôn lại cấu trúc và từ vựng qua các tình huống (do học sinh
đóng vai).
* Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến thảo luận
* Kết hợp tổ chức một số trò chơi Tiếng Anh, như: Whisper down the
land, Find someone who…, Chain talking, Chain words,…
* Nghe-nói qua băng video hoặc casstte, thực hành nói lại những gì đã
nghe qua băng Tiếng Anh
* Nói theo chủ đề (Topic presentation)
* Trả lời câu hỏi vui.
* Nghe nhạc và làm động tác
Trong thời gian 1 tiếng của buổi sinh hoạt, chỉ tổ chức từ 3 đến 4 nội
dung trong số những nội dung trên.

11


Từ khi ra đời, English Club đã thu hút ngày càng nhiều học sinh tham
gia và hoạt động ngày càng hiệu quả, tạo ra môi trường rất tốt và bổ ích cho
học sinh. Các em rất thích thú, háo hức mỗi khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ.
Trong thời gian đến, tơi sẽ tiếp tục động viên khuyến khích nhiều em tham gia
English Club đồng thời bổ sung thiết bị máy móc phục vụ cho q trình luyện
nghe của học sinh để đảm bảo cho câu lạc bộ hoạt động ngày càng qui mơ và
hiệu quả hơn.

Hình ảnh một số thành viên trong câu lạc bộ

12



Giờ tập luyện để tham gia giao lưu Olympic Tiếng Anh cấp huyện

Thành viên câu lạc bộ tham gia trong phần thi giao lưu
Tiếng Anh cấp huyện
13


Thành viên câu lạc bộ tham gia nhận thưởng giao lưu
Tiếng Anh cấp huyện

Sử dụng phương pháp “đắm chìm vào ngôn ngữ”- một trong những
cách học đã được chứng minh là nhanh nhất. Rất nhiều giáo viên đã sử dụng
phương pháp này trong các lớp học tiếng, có nghĩa là nói tiếng Anh trong hầu
hết thời gian học ở lớp. Tuy nhiên, cịn có một dạng hiệu quả hơn nữa là
“ném” học viên vào một thế giới của những người nói tiếng Anh, nơi họ học
được rất nhiều về văn hóa, ẩm thực,… tất cả đều bằng tiếng Anh. Đây là cách
học rất nhanh và hiệu quả bởi người học được bao bọc xung quanh bởi một
môi trường ngôn ngữ, họ khơng có cách nào khác ngồi việc phải sử dụng
ngơn ngữ đó để giao tiếp với người xung quanh
3.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng,
kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp
dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):
Đề tài được áp dụng thực tế trong việc tổ chức cho học sinh lớp 4 rèn
luyện tiếng Anh theo hướng giao tiếp, cũng như cho tất cả học sinh đang học
tiếng Anh ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Có thể áp dụng cho các trường trên
địa bàn huyện .
4- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng có


14


5- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua việc sử dụng các biện pháp: “Tạo môi trường giao tiếp bằng Tiếng
Anh trong lớp học và trong nhà trường”, “Luyện kĩ năng nghe - nói thơng qua
việc tổ chức các trị chơi.”, “Luyện nghe – nói dưới hình thức “bắt chước”
theo băng, đĩa” và “Thành lập “English Club” trong nhà trường và các nhóm
tiếng Anh (English groups) trong lớp học” nhằm giúp học sinh lớp 4 nghe –
nói tốt Tiếng Anh, tơi nhận thấy rằng thái độ và trình độ giao tiếp Tiếng Anh
của học sinh được nâng lên rõ rệt. Các em đã hình thành được cho mình thói
quen nói Tiếng Anh; mạnh dạn, tự tin và tự thiên hơn trong giao tiếp. Khả
năng nghe của các em ngày càng tiến bộ. Đồng thời các em phát âm và thể
hiện ngữ điệu chính xác hơn, tự nhiên hơn và hứng thú say mê hơn với mơn
học này. Phần lớn các em tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động nói
Tiếng Anh. Nhờ thế, phong trào nói Tiếng Anh trong lớp học và giao tiếp
Tiếng Anh trong nhà trường được tăng lên rõ rệt, được hưởng ứng sôi nổi và
đạt kết quả cao. Tiếng Anh thực sự đi vào cuộc sống của các em như là ngôn
ngữ thứ hai.
Kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 4 năm học 2020-2021
Năm học
Tổng số
Kết quả
học sinh
Hồn thành tốt Hồn thành
Chưa hồn
thành
Cuối kì I
96

57,3%
40,6%
2,1%
Giữa kì II
96
85,5%
14,5%
0%
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường
hợp không áp dụng giải pháp đó; hoặc so với những giải pháp tương tự đã
biết ở cơ sở hoặc số tiền làm lợi):
Khi áp dụng các biện pháp này nhằm giúp học sinh lớp 4 nghe – nói tốt
Tiếng Anh. Các em sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày thường
xuyên hơn, tích cực hơn và tự nhiên hơn. Lớp học trở nên sơi nổi hơn, học
sinh chủ động tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động luyện nói tiếng
Anh trên lớp cũng như giao tiếp trong thực tế cuộc sống.

15


PHỤ LỤC
1/ Đơn đăng ký tham gia “English Club”
2/ Một số tranh minh họa dùng để tổ chức các hoạt động luyện nghe nói cho học sinh
3/ Minh họa một chương trình sinh hoạt của “English Club”

16



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o------ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ THAM GIA CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
“ENGLISH CLUB”
Kính gửi: - Ban Giám Hiệu trường TH Võ Thị Sáu
- Ban chủ nhiệm CLB tiếng Anh
Em tên là: ...............................................................................................
Ngày sinh: ..............................................................................................
Học sinh lớp: .........................................................................................
Trường: ..................................................................................................
Em có sở thích và năng khiếu về bộ mơn tiếng Anh. Em đã đọc nội
dung hoạt động và nguyên tắc hoạt động của CLB. Em nhận thấy CLB Tiếng
Anh rất phù hợp với khả năng của em, bản thân em cũng đáp ứng được các
yêu câu của CLB.
Vì vậy, em làm đơn này rất mong Ban Chủ nhiệm CLB tiếng Anh cho
phép em gia nhập làm hội viên của CLB.
Nếu được chấp nhận, em xin hứa chấp hành nghiêm Qui chế câu lạc bộ,
nhiệt tình tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức, hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của quí cấp, em xin chân thành cám
ơn!
Tam Đàn, ngày ….. tháng….. năm 202...
Người viết đơn

MỘT SỐ TRANH MINH HỌA DÙNG ĐỂ TỔ CHỨC
17


CÁC HOẠT ĐỘNG LUYỆN NGHE - NÓI CHO HỌC SINH


18


“ENGLISH CLUB” PROGRAMME
Theme two: My school
School-year: 2020-2021
I. Mục đích:
- Giúp các em ôn lại nội dung, cấu trúc đã học.
- Tạo môi trường để các em rèn thực hành nghe – nói Tiếng Anh.
II. Nội dung:
Hướng dẫn các em nghe, nói về các hoạt động, sự kiện ở trường.
III. Hình thức sinh hoạt:
Đóng vai, nói cá nhân, hoạt động nhóm
IV. Các bước tiến hành:
1. Situation

Compere (MC)
MC (Thùy Linh): Hello,
everybody! Today, I’m very glad
to meet all of you again at this
English Club. This is the second
time we’ve been here to take
part in this club. I hope all of us
have the exciting and useful
activities.
As you known, after each theme,
we come here to review and
exchange all the things we learnt
in order to develop our listening
and speaking skills. And today,

we have just finished theme two.
Now, Let’s enjoy the situation
from the Panda Group. Panda
Group, please!

Students
Tường Vi (Mum)
Đình Thiện (Nam)
Mum: What are you doing,
Nam?
Nam:
(look at Mum and
answer): Mum, I’m drawing a
picture. You see, Is it beautiful?
Mum: Yes, it’s really beautiful,
but...(look at the clock) it’s 7 p.m
now, why don’t you do your
homework?
Nam: I finished my homework.
So, I want to draw a picture for
my teacher tomorrow.
Mum: (surprised) Why??
Nam: Tomorrow is a special day
for all Vietnamese teachers, and I
want to give this picture to my
form teacher.

Nam: (look at students)
19



Can you guess what’s the date
tomorrow?
-> Students: đưa ra các câu trả
lời khác nhau.
Key: This is the Vietnamese
- MC: This is the Vietnamese Teacher’s Day.
Teacher’s Day. Right.
-> Students: đưa ra các câu trả
- MC: So, what should you do lời khác nhau.
on this day?
Ok, all your ideas are right. Not
only for this day but also for the - Yes.
other days, we try our best to
study hard, to get good marks, to
make our teacher happy. Do you
agree with me?
2.Topic
MC: Now, the second part is - Chuẩn bị ý để trình bày.
presentation topic presentaion. There is a
topic for you.
+ Talk about School activities
5 minutes for all of you for
thinking.
- Now, finish thinking. The first
topic: Talk about School
activities. Who volunteer?
- Một học sinh xung phong trình
- Thank you.
bày.

3.Listen
and draw

- Mở đĩa hoặc giáo viên đọc câu - Hoạt động nhóm, thảo luận nội
chuyện hoặc sự mô tả.
dung nghe và vẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1/ Trang web :
2/ Trang web : www.edu.net.vn
3/ Trang web : www.vietnamnet.vn

21


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ........................................................................................................
Tác giả sáng kiến: ...................................................................................................
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : ...............................................................
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ..............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................

Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
Di động: ..................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: .............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

STT

1

Tiêu chuẩn

Điểm tối đa

Đánh giá của
thành viên tổ
thẩm định

Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 (một)
trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)

1.1

Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện
sáng kiến đã được cơng nhận trước đây, hồn
tồn mới;

30

1.2


Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
đây với mức độ khá;

20

1.3

Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước
đây với mức độ trung bình;

10

1.4

Khơng có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
giải pháp đã có trước đây.

0

Nhận xét:
22


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.................................................................................................................
2

Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)


2.1

Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;

2.2

Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn
01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)

a)

Có khả năng áp dụng trong tồn tỉnh

20

b)

Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh
vực công tác và triển khai nhiều địa phương,
đơn vị trong tỉnh.

15

c)

Có khả năng áp dụng trong một số ngành có
cùng điều kiện.

10


d)

Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực
công tác.

5

10

Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..............................................................................................
3

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)

3.1

Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho
cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát
minh sáng kiến;

3.2

Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung

bên dưới)

a)

Có hiệu quả trong phạm vi tồn tỉnh

30

b)

Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,
nhiều địa phương, đơn vị

20

10

23


c)

Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có
cùng điều kiện

15

d)

Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực

cơng tác.

10

Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
....................................................................................
Tổng cộng
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Họ, tên và chữ ký)

24



×