Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Nguyễn Thị Minh

TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát Báo điện tử VnExpress, Báo Tuổi trẻ Online, Báo điện tử Tài nguyên
và Môi trường từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội, 2021
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát Báo điện tử VnExpress, Báo Tuổi trẻ Online, Báo điện tử Tài nguyên
và Môi trường từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 1.01.01

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đinh Hồng Anh
Người thực hiện

: Nguyễn Thị Minh

Hà Nội, 2021
2


Khóa luận đã được sửa theo ý kiến của Hội đồng khoa học
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ
các cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Trong suốt 4 năm tôi theo học tại trường, thầy cô đã
truyền đạt cho tôi tất cả những kiến thức lý luận và chuyên ngành Báo mạng điện
tử. Và hơm nay, tơi có thể tích lũy, vận dụng những kiến thức đó để thực hiện khóa

luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng đặc biệt bày tỏ sự biết ơn tới Ths Đinh Hồng Anh, người đã theo
sát và tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn những giảng viên, nhà báo, phóng viên đã tạo điều
kiện, giúp đỡ tơi trong quá trình nghiên cứu: Ths Trần Thị Hoa Mai - Giảng viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Ths Nguyễn Thị Thu - Giảng viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền; TS Phan Văn Kiền – Giảng viên Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn; Phóng viên Hồng Chiên – Báo điện tử Dân Việt; Phóng viên
Vũ Ninh – Báo điện tử VTC News, Phóng viên Giang Thùy Linh – Báo Lao Động.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã bên cạnh và cổ vũ tôi trong suốt
quá trình dài nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
TÁC GIẢ

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
giảng viên Ths Đinh Hồng Anh. Mọi số liệu, phân tích do tơi tiến hành nghiên cứu
và rút ra, mọi trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Tơi xin chịu mọi trách nhiệm
về nội dung, kết quả của khóa luận này.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Minh

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH


:

Biến đổi khí hậu

BMĐT

:

Báo mạng điện tử

TN&MT

:

Tài nguyên và Môi trường

TTO

:

Báo Tuổi trẻ Online

Nxb

:

Nhà xuất bản

IPCC


:

Ủy ban Liên chính phủ về Biến
đổi khí hậu

ĐBSCL

:

Đồng bằng sơng Cửu Long

PV

:

Phóng viên

PVS

:

Phỏng vấn sâu

TS

:

Tiến sĩ


Ths

:

Thạc sĩ

KHXH&NV

:

Khoa học Xã hội và Nhân văn

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
54

Biểu đồ 2.1:

Số lượng tin tức về vấn đề BĐKH

Biểu đồ 2.2:

Số lượng tin tức về BĐKH trong từng
tháng

56


Biểu đồ 2.3:

Tần suất đưa tin tức về BĐKH theo
tháng

58

Biểu đồ 2.4:

Số lượng bài viết có nội dung về chủ
trương, chính sách của các nước,
tuyên bố của tổ chức đối phó với
BĐKH

59

Biểu đồ 2.5:

Số lượng bài viết có nội dung về biểu
hiện của BĐKH

64

Biểu đồ 2.6:

Số lượng bài viết có nội dung về ảnh
hưởng, tác động của BĐKH

66


Biểu đồ 2.7:

Số lượng bài viết có nội dung cảnh
báo về BĐKH

69

Biểu đồ 2.8:

Số lượng bài viết có nội dung về giải
pháp, hoạt động thích ứng, ứng phó
với BĐKH
Tỉ lệ bài viết theo thể loại

72

Biểu đồ thể hiện các hình thức thể
hiện nội dung tin tức về BĐKH

99

Biểu đồ 2.9:

Biểu đồ 2.10:

75

7



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ
21
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

21

1.1.1 Tin tức

21

1.1.2 Biến đổi khí hậu

23

1.1.3 Báo mạng điện tử

25

1.2 Vai trị và đặc điểm của Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử 29
1.2.1 Vai trò

29


1.2.2 Đặc điểm nội dung

34

1.2.3 Đặc điểm hình thức

35

1.3 Tiêu chí đánh giá về nội dung và hình thức của Tin tức về Biến đổi khí hậu
trên Báo mạng điện tử
36
1.4 Thực trạng của Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam

42

1.4.1 Trên thế giới

42

1.4.2 Ở Việt Nam

44

Tiểu kết chương 1

46

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY (KHẢO SÁT BÁO ĐIỆN TỬ
VNEXPRESS, BÁO TUỔI TRẺ ONLINE, BÁO ĐIỆN TỬ TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG TỪ THÁNG 1/2020 ĐẾN THÁNG 12/2020)
48
2.1 Giới thiệu về 3 trang báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát

48

2.1.1 Báo điện tử VnExpress

48

2.1.2 Báo Tuổi trẻ Online

50

2.1.3 Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường

52

2.2 Thực trạng Tin tức về Biến đổi khí hậu trên các trang báo thuộc diện khảo sát
54
2.2.1 Số lượng

54
8


2.2.2 Tần suất

58


2.2.3 Nội dung

59

2.2.4 Hình thức

74

2.3 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng
điện tử Việt Nam hiện nay
100
2.3.1 Ưu điểm

100

2.3.2 Hạn chế

109

Tiểu kết chương 2

114

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
116
3.1 Một số vấn đề đặt ra

116


3.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Tin tức về Biến đổi
khí hậu trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
126
3.2.1 Đối với cơ quan báo chí

126

3.2.2 Đối với nhà báo, phóng viên

135

3.2.3 Giải pháp đối với 3 Báo mạng điện tử được khảo sát

143

Tiểu kết chương 3

143

KẾT LUẬN

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

148

PHỤ LỤC


152

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu và là thách thức lớn đối với nhân
loại khi bước sang thế kỷ 21. Vấn đề này vẫn đang nóng lên từng ngày trong khi
nhân loại chưa hiểu hết và có cách khắc phục triệt để. Theo Báo cáo Hiện trạng
khí hậu mới nhất do Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ cơng bố, kể từ năm 1980, mỗi
thập kỷ sau lại nóng hơn thập kỷ trước, trong đó thập kỷ 2010 – 2019 đã nóng hơn
thập kỷ 2000 – 2009 khoảng 0,2oC.1 Nguyên nhân chính làm cho khí hậu nóng lên
là lượng phát thải khí nhà kính khơng ngừng tăng qua mỗi năm. Hệ quả là 6 năm
liên tiếp, kể từ năm 2014 đến nay trở thành những năm nóng nhất. Cịn theo Tổ
chức Khí tượng Thế giới, năm 2020 là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận
một cách hệ thống kể từ năm 1800.2 Trong vòng 8 năm liên tiếp, mực nước biển
dâng cao kỷ lục. Các dịng sơng băng tiếp tục tan chảy ở mức báo động năm thứ
32 liên tiếp.3 Báo cáo của một nhóm nghiên cứu Đại học Ohio Hoa Kỳ cũng cho
biết, dữ liệu vệ tinh 40 năm qua cho thấy băng ở Greenland đã tan chảy, vượt qua
ngưỡng có thể đảo ngược.4 Dự báo trong thời gian tới, BĐKH vẫn sẽ tiếp tục diễn
biến khó lường và có những tác động bất lợi cho con người.
Năm 2020, thế giới đã trải qua nhiều thảm họa khủng khiếp, phản ánh sự
tác động lớn của BĐKH lên cuộc sống con người. Có thể kể đến như: Vụ cháy
rừng ngồi tầm kiểm sốt của Úc vào tháng 1/2020; Đại Tây Dương hứng chịu số
lượng kỷ lục các trận bão; lũ lụt dữ dội vào mùa hè ở Trung Quốc và Ấn Độ; trận
lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử của Bangladesh khiến hơn một phần tư diện tích đất
nước chìm trong nước và các đợt nắng nóng tại châu Âu.
Thùy Chi (2021), Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức an ninh, />1 234


10


Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước chịu tác động mạnh
mẽ từ BĐKH. Cuối năm 2019 đến nửa đầu năm 2020, đồng bằng sông Cửu Long
và miền Trung đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt, vượt mức
kỷ lục năm 2016. Cũng trong năm 2020, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ gặp hạn hán do nguồn nước trên các sông suối suy giảm và thiếu hụt so
với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15% đến 70%.5 Mưa lốc, lũ lụt, sạt lở xảy ra
tại miền Trung hay động đất ở khu vực miền núi phía Bắc. Các hiện tượng thời
tiết cực đoan liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn cho người dân và nhà nước trong
năm qua.
Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của BĐKH, các nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Hội nghị
lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH
(COP21) năm 2015. Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch
quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại
Quyết định số 1055/QĐ-TTg. Mục tiêu của kế hoạch là giảm thiểu tính dễ tổn
thương và rủi ro trước tác động của BĐKH bằng việc tăng cường khả năng chống
chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng với BĐKH.
Các chủ trương, kế hoạch về BĐKH đã được đề ra rất nhiều nhưng nhận
thức của cộng đồng về BĐKH vẫn còn nhiều hạn chế, phiến diện. Phần lớn mọi
người mới chỉ quan tâm nhiều đến tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra
chứ chưa quan tâm đúng mức việc chuyển đổi lối sống, thực hiện các mơ hình sinh
kế thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng, hay xây dựng mơ
hình vệ sinh mơi trường và nước thích ứng BĐKH, mơ hình sản xuất và tiêu thụ
theo định hướng cacbon thấp, tăng trưởng xanh,... Điều này có thể xuất phát từ
Vụ KHQT (2020), Nguy cơ hạn hán, thiếu hụt nguồn nước ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên,
/>11
5



công tác tuyên truyền về BĐKH cho người dân chưa thực sự hiệu quả. Theo Bộ
Thông tin và Truyền thông, chỉ có khoảng 16% dân số Việt Nam hiểu biết về
BĐKH. Trước thực tế này, nhiệm vụ của các cơ quan truyền thơng là có những kế
hoạch tun truyền BĐKH cụ thể, quyết liệt để kịp thời nâng cao nhận thức cho
người dân về BĐKH và có biện pháp ứng phó.
Trong số các phương tiện truyền thơng đại chúng hiện nay, báo chí, đặc biệt
báo mạng điện tử giữ một vị trí quan trọng, có khả năng cung cấp một lượng tri
thức không nhỏ cho công chúng. Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế trong truyền
thơng bởi có tính cập nhật, chuyển tải thông tin một cách thường xuyên, liên tục,
có khả năng tiếp cận với đơng đảo độc giả. Thực hiện chỉ đạo từ Đảng, Chính phủ
và các Bộ ngành, các cơ quan báo mạng điện tử đã nỗ lực nhiều trong công tác
tuyên truyền về BĐKH cho người dân. Tuy nhiên, BĐKH là một vấn đề tương đối
khó, nặng tính khoa học khiến báo chí cũng gặp khơng ít khó khăn khi thơng tin.
Tần suất tin, bài về BĐKH trên các báo mạng điện tử chưa có sự đồng đều; nội
dung thông tin chưa được đầu tư, chọn lọc, gây khó hiểu; hình thức thể hiện nội
dung nhàm chán, không gây ấn tượng với độc giả;... Nếu thực trạng này tiếp tục
kéo dài thì phương án giải quyết bài tốn BĐKH sẽ mãi khơng được thực hiện, chỉ
dừng lại ở lý thuyết. Cơng chúng có thay đổi nhận thức và hành động hay không
phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch truyền thông, chất lượng tin tức của báo chí nói
chung, báo mạng điện tử nói riêng. Vì vậy, tác giả khóa luận muốn tiến hành
nghiên cứu thực trạng đưa tin tức của báo mạng điện tử Việt Nam về vấn đề BĐKH
để từ đó phát hiện những vấn đề tồn tại và tìm phương hướng khắc phục, nâng cao
chất lượng tin tức trên báo mạng điện tử đó. Tác giả lựa chọn đề tài “Tin tức về
Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” làm khóa luận tốt
nghiệp có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
12



2.1 Một số nghiên cứu về biến đổi khí hậu
Cuốn sách “Biến đổi khí hậu” (2008) của GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ
(Chủ biên), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội được biên soạn và sử dụng cho
việc đào tạo, huấn luyện, xây dựng năng lực cho các địa phương tham gia dự án
“Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng
và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Cơng ước Khung của Liên Hiệp Quốc và
Nghị định thư Kyoto về BĐKH”.
“Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu” (2008)
của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định BĐKH sẽ “là một nguy cơ hiện hữu
cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển
bền vững của đất nước; các ngành, lĩnh vực, địa phương rất dễ bị tổn thương. Vì
vậy, Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH rất cần thiết và cấp bách”.
Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” (2010) của Viện
khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
giới thiệu những kiến thức cơ bản về BĐKH, thực trạng BĐKH toàn cầu và ở Việt
Nam, kịch bản BĐKH cho Việt Nam và tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh
vực và khu vực địa lý – khí hậu trong cả nước.
“Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu” (2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung
cấp những thông tin khoa học về BĐKH một cách đơn giản, dễ hiểu và phù hợp
với tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn.
“Hỏi đáp về biến đổi khí hậu” (2013) của GS. TSKH Trương Quang Học
(Chủ biên) thực hiện, Nxb Chính trị Quốc gia – Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
là cuốn sách tuyên truyền biến đổi khí hậu dưới dạng hỏi đáp. Mục đích của cuốn
sách là nhằm cung cấp cho cộng đồng những kiến thức cơ bản liên quan đến
BĐKH một cách có hệ thống. Cuốn sách bao gồm 4 hợp phần: Tổng quan về
BĐKH, Thích ứng với BĐKH, Giảm nhẹ BĐKH và Lồng ghép BĐKH.
13



Cơng trình “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác tài
nguyên, môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2013) do Hội đồng
khoa học các cơ quan Đảng Trung ương thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia phân tích về thực
trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Sổ tay “Tuyên truyền biến đổi khí hậu” (2013) của Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội cùng Trung tâm Dữ liệu và Truyền thơng phịng ngừa thiên tai –
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản
đồ Việt Nam, Hà Nội. Cuốn sổ tay được xuất bản nhằm thực hiện nhiệm vụ “tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH cho
cán bộ thuộc các Ngành, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn
thành phố Hà Nội, theo “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Thành phố Hà
Nội” của Sở TN&MT Hà Nội.
“Giáo trình Biến đổi khí hậu” (2017), của Phan Đình Tuấn (Chủ biên), Nxb
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội được xây dựng trên cơ sở chương trình
khung đã được phê duyệt của các trường đại học thuộc Bộ TN&MT, cung cấp kiến
thức cơ bản từ khái niệm, hiện tượng, nguyên nhân, tác động của BĐKH; giải pháp
thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH, các vấn đề BĐKH tại Việt Nam.
Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh” (2018) của Cục Khí
tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt
Nam, Hà Nội cung cấp những kiến thức cơ bản về BĐKH, đặc biệt nhấn mạnh
ứng phó BĐKH gắn với phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình
tái cấu trúc nền kinh tế, nhằm hướng đến nền kinh tế xanh, ít các-bon và vì sự phát
triển bền vững của đất nước.
Báo cáo đánh giá về Biến đổi khí hậu của tổ chức IPCC lần thứ nhất (1990)
kết luận các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm tăng khí nhà
14


kính và trong hơn một thập kỷ qua, nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng 0,3 –

0,6ºC.
Báo cáo đánh giá về BĐKH của tổ chức IPCC lần thứ hai, thứ ba, thứ tư,
thứ năm, thứ sáu (1995 – 2020) tiếp tục cập nhật những diễn biến mới về BĐKH
toàn cầu và đề xuất giải pháp thích nghi và ứng phó phù hợp với từng khu vực.
Hội nghị Liên hợp quốc về BĐKH (COP) được tổ chức thường niên trong
khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về BĐKH từ năm 1995 đến nay. Hội
nghị nhằm kêu gọi nguồn lực và hành động để giảm khí thải nhà kính, củng cố khả
năng thích ứng BĐKH.
Nghị định thư Kyoto (1997) là một thỏa thuận đối với các nước tham gia về
việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình
Khung Liên hợp quốc về BĐKH.
Cuốn sách “Climate change 2007 - Impacts, adaptation and vulnerability”
(Biến đổi khí hậu 2007 – Tác động, thích ứng và tính dễ bị tổn thương) (2007) của
trường Đại học Cambridge khắc họa những ảnh hưởng của nóng lên tồn cầu, đề
cập những giải pháp để thích ứng và làm giảm nguy cơ, tác động của biến đổi khí
hậu.
Cuốn “Tác động của BĐKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt
Nam đến năm 2050” (2012) do Đại học Tổng hợp Copenhagen, Viện nghiên cứu
Quản lý Trung ương, Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển thế giới và trường Đại
học Liên Hợp Quốc phối hợp thực hiện, Nxb Thống kê đã phân tích một cách tổng
hợp nhất tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đến năm 2050.
2.2 Một số nghiên cứu về báo chí, truyền thơng với biến đổi khí hậu
Cuốn “Báo chí với vấn đề Biến đổi khí hậu ở Việt Nam” (2017) của PGS.
TS Đinh Văn Hướng – TS Nguyễn Minh Trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội là kết quả từ nghiên cứu thực trạng thơng tin về BĐKH trên báo chí Việt
15


Nam. Tác giả đánh giá vai trị của báo chí với BĐKH, phân tích và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng báo chí Việt Nam về BĐKH.

Cuốn sách “Truyền thơng về Biến đổi khí hậu” (2020) của GS. TSKH
Nguyễn Đức Ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội chứa đựng nội dung
truyền thông về BĐKH bao gồm những kiến thức cơ bản về BĐKH, các chiến
lược và giải pháp ứng phó với BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam.
“Báo chí đưa tin về biến đổi khí hậu” (2012) Ths Dương Thu Hương nghiên
cứu thông tin về biến đổi khí hậu được đăng tải trên báo in và báo mạng cho thấy:
báo chí chủ yếu tập trung vào phản ánh thực trạng, đưa tin các thảm họa, hệ quả
của BĐKH mà ít thơng tin về giải pháp cụ thể, cách ứng phó và thích nghi.
“Thực trạng đưa tin về biến đổi khí hậu trên truyền hình” (2013) của TS
Phạm Hương Trà, Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh phân tích nội dung về biến đổi khí
hậu trên truyền hình VTV1 và truyền hình Vĩnh Long 1 và đưa ra kết luận: thơng
tin về BĐKH trên các kênh truyền hình này thường đi theo các hội nghị, hội thảo,
diễn biến thiên tai, thảm họa; nhiều thơng tin cịn sao chép, lặp lại, thiếu kiểm
chứng hoặc chỉ dừng ở phản ánh, đưa ý kiến chun gia mà khơng có sự phân tích,
giải thích.
Nghiên cứu “Nhận thức, nhu cầu thơng tin về biến đổi khí hậu của đội ngũ
làm cơng tác truyền thông hiện nay” (2014) của TS Phạm Hương Trà cho biết khả
năng nhận thức, nhu cầu thông tin về biến đổi khí hậu của đội ngũ giảng viên, sinh
viên ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử nước
ngoài hiện nay” (2016) của Hoàng Thị Kim Quý đi sâu nghiên cứu, phân tích,
đánh giá cơng tác thơng tin về biến đổi khí hậu của các trang báo mạng điện tử
nước ngoài, đề xuất, kiến nghị cho BMĐT Việt Nam học tập, cải thiện, nâng cao
chất lượng thông tin về BĐKH.
16


Luận văn Thạc sĩ “Đổi mới nội dung và hình thức truyền thơng về biến đổi
khí hậu trên kênh VTC16 hiện nay” (2016) của Trần Thị Thùy Dương đi sâu vào
phân tích cách thức truyền thơng về vấn đề BĐKH của VTC16 và đưa ra các giải

pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin.
Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề chất lượng thơng tin về biến đổi khí hậu của
VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam hiện nay” (2016) của Nguyễn Lê Vân đánh giá
chất lượng thông tin về biến đổi khí hậu của Đài truyền hình Việt Nam vẫn cịn
nhiều hạn chế, chưa phản ánh được các khía cạnh của BĐKH, cách thức truyền tải
thông tin thiếu sáng tạo, chưa đáp ứng được thị yếu của khán giả
Đề tài nghiên cứu khoa học “Thơng điệp hình ảnh về mơi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (2017) của
sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá, phân tích cách truyền tải
thơng điệp về BĐKH bằng hình ảnh của báo mạng điện tử Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ “Truyền hình các tỉnh, thành phố Bắc Bộ với vấn đề biến
đổi khí hậu” (2018) của Nguyễn Mai Lan đề cập tới tình hình thơng tin về BĐKH
trên các đài truyền hình Hải Phịng, Quảng Ninh, Thái Bình, từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng thơng tin.
Cơng trình nghiên cứu “Media Attention for Climate Change around the
World: A Comparative Analysis of Newspaper Coverage in 27 Countries” (2013)
của nhóm nghiên cứu trường Đại học Hamburg và Đại học Zurich. Nghiên cứu có
sự phân tích ở quy mơ lớn về tình hình đưa tin của các phương tiện truyền thơng
về biến đổi khí hậu ở các quốc gia từ khắp các châu lục.
Cơng trình nghiên cứu “Climate change and the media” (2015) của tác giả
Mike S. Schäfer - University of Zurich. Nghiên cứu này đã cho thấy phương tiện
truyền thông đại chúng có vai trị quan trọng trong cơng tác tun truyền, thơng
tin về biến đổi khí hậu.
17


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài, luận
văn khảo sát thực trạng tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử, cụ thể

báo VnExpress, báo Tuổi trẻ online và báo điện tử Tài ngun và Mơi trường. Từ
đó, rút ra kinh nghiệm từ các báo trên nhằm nâng cao chất lượng tin tức về biến
đổi khí hậu trên báo mạng điện tử Việt Nam và báo chí nói chung hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên, khóa luận sẽ thực hiện những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo mạng điện tử, tin tức về biến đổi

khí hậu, vai trị của việc đưa tin tức về biến đổi khí hậu trên báo chí,...
-

Khảo sát, đánh giá thực trạng tin tức về biến đổi khí hậu trên 3 báo mạng

điện tử: Báo điện tử Vnexpress, báo Tuổi trẻ online, báo điện tử Tài nguyên và
môi trường từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020.
-

Rút ra kết luận, bài học kinh nghiệm từ 3 trang báo mạng điện tử này nhằm

nâng cao chất lượng báo mạng điện tử Việt Nam thông tin về biến đổi khí hậu và
chất lượng của báo chí thế giới hiện nay về biến đổi khí hậu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo
mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm báo chí về biến đổi khí hậu trên 3 trang báo
mạng điện tử Việt Nam là báo điện tử VnExpress, Tuổi trẻ Online và báo điện tử


18


Tài nguyên và Môi trường, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng
12/2020.
Đây là 3 trang báo mạng điện tử có đối tượng độc giả khác nhau, cách thức
đưa tin khác nhau do đó việc khảo sát này sẽ giúp tác giả có những dẫn chứng đa
dạng, phong phú. Tác giả chọn khoảng thời gian này khảo sát vì thời điểm này
Việt Nam và thế giới có những sự kiện liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu,
mang tính thời sự.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn sẽ dựa trên những cơ sở lý luận sau: đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước, về biến đổi khí hậu; lý luận về báo chí, các nghiên cứu khoa
học, thảo luận về thơng tin báo chí và biến đổi khí hậu; lý thuyết của các ngành
khoa học khác nhau,...
5.2 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập thông tin

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

-

Phương pháp thống kê


-

Phương pháp phân tích - tổng hợp

-

Phương pháp phỏng vấn sâu

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Về mặt lý luận, kết quả của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho
những nghiên cứu sau này về BĐKH, về truyền thông hay báo chí nói chung, báo
mạng điện tử nói riêng đối với vấn đề BĐKH.
Về mặt thực tiễn, khóa luận đánh giá được chất lượng tin tức về BĐKH trên
báo mạng điện tử Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng hay
chưa, đảm bảo kiến thức từ cơ bản đến cần thiết cho người dân về BĐKH, và phát
19


huy được thế mạnh của báo mạng điện tử trong cơng tác tun truyền về BĐKH.
Qua đó, kêu gọi mọi người cần có trách nhiệm hơn với mơi trường, chung tay ứng
phó với BĐKH cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
7. Điểm mới của khóa luận
Đề tài hệ thống các vấn đề lý luận chung về BĐKH và tin tức về BĐKH
trên báo mạng điện tử Việt Nam. Kết quả của khóa luận cũng có thể dùng để tham
khảo cho các nghiên cứu về báo chí hoặc truyền thơng với mơi trường, với biến
đổi khí hậu. Đề tài cũng hướng đến các nhà quản lý, cơ quan báo chí cần có nhận
thức đúng đắn, quyết liệt hơn trong tuyên truyền về BĐKH.
8. Bố cục của khóa luận
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử

Chương 2: Thực trạng Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử VnExpress, báo Tuổi trẻ online, báo điện tử
Tài nguyên và Môi trường từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020)
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

20


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Tin tức
Chúng ta vẫn thường bắt gặp cụm từ “Tin tức” trong hoạt động truyền
thông, báo chí. Và khi nghiên cứu về tin tức trong báo chí, mỗi tài liệu với góc
nhìn khác nhau, tác giả lại đưa ra những quan niệm khác nhau về tin tức.
-

Tin tức là cái mới, là sự thật diễn ra từng giờ, từng phút trong sự vận

động vô cùng của thế giới khách quan.
-

Tin tức là cuộc sống, là tất cả những gì xoay quanh cuộc sống của

chúng ta.
-


Tin tức là cái đã diễn ra mà chúng ta chưa được biết, là kiến thức mới

mẻ, “nóng hổi”.
-

Tin tức là tất cả những gì hấp dẫn hay tác động đến cơng chúng, được

nhiều cơng chúng quan tâm.
-

Tin tức là cái gì đó người ở đâu đó muốn giấu đi, tất cả những cái lộ

ra bên ngoài chỉ là quảng cáo.6
Trong cuốn “Các thể loại báo chí thơng tấn”, tác giả Đinh Văn Hường giải
thích theo triết tự: Tin tức trong tiếng Anh được gọi là News, tiếng Nga là
HOBOCTb, tiếng Trung là Tân văn. Những từ này đều bắt nguồn từ nghĩa đen là
“mới”.7
Cuốn “Ký giả chuyên nghiệp” (John Hoheberg, 1972) trích dẫn lời của Lyle
Spencer, Viện đại học Washington cho rằng: “Tin tức là một biến cố, một ý tưởng,

Ngô Văn Giáo (2016), Tin và kỹ năng viết tin báo chí hiện đại,
/>7
Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
tr.20
6

21



hoặc một ý kiến có tính cách thời sự, liên hệ hoặc ảnh hưởng tới một số người
đông đảo trong một cộng đồng và có thể được những người này hiểu”. Trong khi
đó, chủ bút tờ New York Times – Turner Catledge thì định nghĩa ngắn gọn: “Tin
tức là cái gì hơm qua chưa biết”.8
Cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” – tập II (1978) giải thích: “Tin tức
trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật mới
xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan
tới xã hội theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất,
cơ đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất”.9
Điểm chung trong những cách giải thích trên là chỉ tin tức là một thể loại
tác phẩm báo chí, nó phản ánh cái mới hoặc chính xác hơn là cái trước đó người
ta chưa biết đến có tính thời sự, nóng hổi một cách ngắn gọn, khách quan.
Ngồi ra, tin tức cịn được hiểu theo nghĩa thứ hai là những thông điệp về
các sự kiện, hiện tượng trong đời sống hiện thực chứa đựng trong các sản phẩm
báo chí (tờ báo, bản tin, chương trình phát thanh...) và các tác phẩm báo chí như
tin, bài phóng sự, bài điều tra...10
Một cuốn sách giáo khoa về báo chí của Ấn Độ có nhận xét rằng “Tin tức –
đó là văn xi của cuộc sống hằng ngày. Chúng có mùi của bụi bặm đường phố
và mùi mồ hôi của những người lao động. Đây là sản phẩm của hoạt động con
người nên chúng phải được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy chất sống và sự cuốn
hút, dẫu cho đôi lúc ngôn ngữ ấy không được đẹp đẽ lắm. Đây thường không phải

John Hoheberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Nxb Hiện đại thư xã, Sài Gòn, tr.76, 77
Trường Tuyên huấn Trung ương (1978), Giáo trình Nghiệp vụ báo chí - tập II, Hà Nội, tr.23
10
Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
tr.20
8
9


22


là văn học mà là thông báo phản ánh cuộc đời thực được viết một cách nhuần
nhuyễn.”11
Còn Petet Eng và Jeff Hodson định nghĩa về tin tức trong cuốn “Cẩm nang
viết tin” như sau: “Tin tức là thông tin quan trọng hoặc thú vị đối với nhiều người.
Nó khác với những sự kiện luôn xảy ra hằng ngày. Tin tức là cái gì đó khác thường.
Một định nghĩa nổi tiếng của tin là “Chuyện một con chó cắn một người không
phải là tin. Nhưng nếu một người cắn một con chó thì đấy là tin”.”12
Trong khóa luận này, tác giả muốn nói về “tin tức” được dùng với cả hai
nghĩa, tức là tin vừa nói đến những cái mới, vừa là thơng điệp qua các bài tin, phản
ánh, phóng sự, điều tra... Từ cả hai góc độ nhìn nhận về tin tức trên, có thể định
nghĩa như sau: Tin tức là sự kiện, sự việc mới vừa xảy ra hoặc đã, đang và sẽ xảy
ra trong xã hội, là thông điệp được đúc kết từ những câu chuyện trong xã hội, có
tác động đến nhiều người mà báo chí cần cung cấp ngắn gọn, súc tích, phản ảnh
nhanh chóng, kịp thời cho cơng chúng.
1.1.2 Biến đổi khí hậu
Để hiểu về biến đổi khí hậu (BĐKH), trước tiên cần phân biệt rõ thời tiết và
khí hậu.
“Thời tiết” là trạng thái của bầu khí quyển (bao gồm: nhiệt độ khơng khí,
áp suất khí quyển, gió, độ ẩm khơng khí, mưa dơng, lốc,...) tại một địa điểm trong
một khoảng thời gian nhất định.13
“Khí hậu” là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng không gian
nhất định và khoảng thời gian dài tới 30 năm. Khí hậu bao gồm các yếu tố: nhiệt

Ngô Văn Giáo (2016), Tin và kỹ năng viết tin báo chí hiện đại,
/>12
Petet Eng - Jeff Hodson, Cẩm nang viết tin, Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đơng Dương phát hành, tr.7
13

Bộ Tài ngun và Mơi trường (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí
hậu, tr.6
11

23


độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí
quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác. Khí hậu mang tính ổn định tương đối.14
“Biến đổi khí hậu” là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính
của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài
hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện
thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài
hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng
khác của hệ thống khí hậu.15
Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất cũng đã có rất nhiều biến đổi một cách tự
nhiên. Tuy nhiên, thuật ngữ “biến đổi khí hậu” được dùng hiện nay chủ yếu muốn
nói tới sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất do các hoạt động của
con người. Nhiệt độ tồn cầu nóng lên là ngun nhân của sự biến đổi hệ thống
hồn lưu khí quyển và đại dương, sự biến đổi của các cực trị thời tiết và khí hậu.
Sự dâng mực nước biển cũng là một biểu hiện của BĐKH, hệ quả của gia tăng
nhiệt độ toàn cầu.
Những thay đổi về khí hậu, thiên tai, thảm họa thiên nhiên diễn ra và liên
tục gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới. Nó tác động vào mọi hoạt động sản
xuất, đời sống kinh tế - xã hội và mơi trường trên phạm vi tồn cầu. Theo cơng
ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC, BĐKH gây ra
những “ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc ảnh hưởng đến hoạt động


Đinh Văn Hường (2017), Báo chí với vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, tr.12
15
Bộ Tài ngun và Mơi trường (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu,
tr.6
24
14


của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người”. BĐKH
là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21.
Như vậy, định nghĩa, nhận định về biến đổi khí hậu cịn nhiều ý kiến khác
nhau và chưa có hồi kết. Quan điểm của tác giả khóa luận là đồng tình cơ bản với
những định nghĩa trên và có thể tóm gọn lại như sau: Biến đổi khí hậu là sự thay
đổi trạng thái khí hậu trung bình được duy trì trong một khoảng thời gian dài đến
vài thập kỷ, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và mọi hoạt động của con
người.
Từ định nghề về “Tin tức” và “Biến đổi khí hậu”, tác giả cũng rút ra định
nghĩa: Tin tức về Biến đổi khí hậu là thông tin về những diễn biến, thay đổi của
trạng thái khí hậu tồn cầu và tác động của nó đến đời sống của con người được
phản ánh trên báo chí.
1.1.3 Báo mạng điện tử
Trước khi tìm hiểu khái niệm và thống nhất thuật ngữ sử dụng trong khóa
luận này, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử ra đời của loại hình báo chí mà thơng
tin được truyền tải và tiếp nhận qua internet.
Khởi nguồn cho sự ra đời của loại hình báo chí này là sự xuất hiện của
internet. Những năm 90 của thế kỷ XX, thế giới bắt đầu chứng kiến sự ra đời đầu
tiên của báo điện tử Chicago Tribune (tháng 5/1992) và sau đó báo điện tử đã có
sự phát triển một cách chóng mặt. Lần lượt các hãng thông tấn lớn trên thế giới
cũng cho ra phiên bản báo điện tử của mình như: CNN của Mỹ (1993); tạp chí

Hotwired, BBC online của Anh, Los Angeles Times, USA Today, New York
Newsday của Mỹ (1994); các tờ báo châu Á như China Daily, Utusan, Kompas,

25


×