Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BAO CAO CHUYEN DE DAY HOC MY THUAT THEO PHUONG PHAP MOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.83 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH XUYÊN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI Hội họa có một vai trò quan trọng trong cuộc sống hướng con người đi tìm cái đẹp.Từ lâu hội họa đã cuốn hút trẻ thơ với sức mạnh diệu kì của nó .Nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp OWiter Rodanh đã nói:"Thế giới chỉ có được hạnh phúc khi mỗi người có một tâm hồn nghệ sĩ"Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu ,cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp,biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày . Theo phương pháp hiện hành thì môn Mĩ thuật được chia làm 5 phân môn:Vẽ tranh,vẽ trang trí,vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật,tập nặn tạo dáng được lặp đi lặp lại theo từng khối lớp .Sự chú trọng rèn luyện cho học sinh trong tất cả các phân môn trên đã đem lại những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên phương pháp hiện hành còn nhiều bất cập,đối với học sinh ,các giờ học này thường không gây được hứng thú mạnh mẽ mà các em thường có cảm giác nhàm chán ,học sinh thường làm việc đơn lẻ,không có sự chia sẻ,các em ít thể hiện được mình .Hầu hết các bài học đều chú trọng thực hành và không phát huy được tính sáng tạo.Diễn đạt bị hạn chế ,khó tích hợp được các môn học khác .Đối với giáo viên ,các bài học thường được lặp đi lặp lại ,giáo án không có sự đổi mới ,cách dạy bị hạn chế bởi phải căn từng giờ,từng phút ,từng bước bó hẹp trong thời lượng 35' chưa khơi dạy được tiềm năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của các em . Với phương pháp dạy học mĩ thuật mới của Đan Mạch áp dụng mới trong chương trình mĩ thuật hiện hành ,học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu ,học sinh được "Học mà chơi,chơi mà học "Các em thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó ,không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo .Với 7 quy trình mới học sinh có thể vẽ,nặn,xé dán ,tạo dáng 2D,3D,làm con rối,tận dụng các vật dụng còn lại để sáng tạo .Nghệ thuật sắp đặt,vẽ theo nhạc,hoạt cảnh,biểu diễn,sắm vai ,hóa thân thành nhân vật....... Quy trình 1:Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện Học sinh được trải nghiệm,vẽ cùng nhau ,kí họa dáng người hoặc vật tạo ra ngân hàng hình ảnh để xây dựng câu chuyện.Tạo dáng gây hứng thú học tập giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về những tình huống ,sự kiện từ đời sống hàng ngày .Học sinh tự tạo dáng để các bạn vẽ tạo ra những ngân hàng hình ảnh.Từ những ngân hàng hình ảnh có sẵn đó các nhóm tư duy hình ảnh ,liên hệ thực tế ,tự tin diễn thuyết ,tăng cường khả năng ngôn ngữ biểu cảm ,vốn sống thực tế Quy trình 2:Vẽ biểu cảm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Học sinh được vẽ chân dung người hoặc vật.Khi vẽ học sinh quan sát thật tập trung ,chủ yếu sử dụng sự kết hợp giữa mắt và tay,học sinh cố gắng không nhìn giấy vẽ .Đối với vẽ chân dung,những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và hài hước thậm chí có những bức tranh chỉ nhận ra các bộ phận cơ thể như mắt,tóc, tai và một số đồ vật chỉ mang dáng dấp ,đặc điểm của đồ vật mình vẽ .Vẽ biểu cảm giúp học sinh quan sát ,buộc các em chỉ dùng ý chí , bàn tay để vẽ ,hình ảnh sẽ được khắc sâu và nhớ lâu hơn . Quy trình 3:Vẽ theo nhạc Âm nhạc và mỹ thuật luôn có mối quan hệ vô hình .Thông qua vẽ theo nhạc ,học sinh không chỉ làm quen với kĩ thuật vẽ mà còn thể hiện được cảm xúc của từng tác phẩm âm nhạc.Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh .Trong quy trình dạy học mĩ thuật này âm nhạc tạo cho học sinh sự thích thú ,sáng tạo trong trang trí ,vẽ tranh hay các đồ vật .Học sinh vừa cảm nhận tiết tấu âm nhạc ,vừa đưa màu theo giai điệu ,lúc nhanh ,lúc chậm,lúc đậm,lúc nhạt .Từ bài vẽ các em tiếp tục tư duy,có thể trang trí đồ vật bất kì hay vẽ thêm vào theo một chủ điểm mà em yêu thích . Quy trình 4:Xây dựng cốt truyện Học sinh nắm được chủ đề bài tập,biết xây dựng cốt truyện dựa trên các yếu tố :sự kiện,nhân vật,địa điểm kết hợp các hình đơn lẻ thành một câu chuyện có chủ đề thông qua hình ảnh nhân vật hay một bức tranh .Hiểu được vai trò hình tượng tạo hình trên chất liệu xé dán ,nặn,làm nhân vật từ những vật tìm được trong cuốc sống .Thổi hồn cho các nhân vật biến các nhân vật trong truyện hình thành tính cách ,nhân cách .Yếu tố cơ bản của phương pháp cốt truyện là tạo nhân vật,sự kiện và xây dựng cốt truyện.Lối kể chuyện mở tạo cấu trúc logic để kết nối tiết học và kĩ năng trong các bài học với cuộc sống xã hội thực . Quy trình 5:Tạo hình 3D – tiếp cận chủ đề Các khối được tạo ra từ vật tìm được :Dây thép ,đất nặn,giấy bồi và được kết nối tiết học và kĩ năng trong một không gian nhất định . Có rất nhiều chủ điểm như ngôi nhà ,ô tô,con vật ,xe đạp,thuyền,cửa hàng,nghề nghiệp,trò chơi,đồ chơi,câu chuyện cổ tích ,ước mơ.Tùy vào mỗi chủ điểm mà giáo viên mĩ thuật sẽ giúp các em học tập,khám phá,phản ánh cuộc sống bằng nghệ thuật . Quy trình 6:Biểu diễn,sắm vai ,nghệ thuật sắp đặt Các nhận vật được tạo hình từ các dồ vật tìm được qua sự sáng tạo của học sinh như:Cát ,sỏi ,đất đá,bìa cát tông,dây thép ,chai,lọ,gỗ,rơm ,cành lá và rất nhiều vật liệu tái chế khác .Các em có thể làm được đồ chơi,những câu chuyện mang tính biểu đạt cao.Từ những hình ảnh các em sáng tạo ra đến tạo hình sắp đặt.dựng thành hoạt cảnh ,trình bày biểu diễn cho cac bạn xem.Có thể đóng vai,hóa thân thành nhân vật .Một hoạt cảnh là một câu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chuyện với nhân vạt có hình dáng khác nhau.Dựa trên đó các khối tương tác với nhau và tạo ra ý nghĩa câu chuyện Quy trình 7:Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn Trong văn hóa dân gian Việt Nam ,con rối đóng một vai trò quan trọng và có mặt ở nhiều loại hình nghệ thuật,điển hình là múa rối nước và múa lân.Thông qua hai loại hình nghệ thuật này những câu chuyện dân gian,truyện cổ tích,truyền thuyết vvvv.. đã được chuyển tải một cách sống động và gần gũi với con người Con rối có thể thay thế giáo viên nói chuyện với học sinh một cách dễ dàng,tự tin hơn.Học sinh có thể sử dụng con rối đơn giản để giúp mình tự tin hơn khi thuyết trình ,học ngoại ngữ ...Đôi khi các em không tự tin vì sợ mắc lỗi khi nói ,nhưng nếu dùng con rối thì lúc này con rối nói chứ không phải các em . Việc áp dụng 7 quy trình trên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất,thời gian ,số lượng học sinh vì vậy mỗi giáo viên, mỗi học sinh có thể linh hoạt trong cách dạy ,cách phối hợp trả lời,số tiết mỗi chủ đề có thể linh hoạt .Có thể là hai,ba,bốn ,năm tiết mới kết thúc tùy theo nội dung,quy trình lựa chọn và kế hoạch của giáo viên. Quy trình dạy học mới của Đan Mach rất khoa học và mềm dẻo ,không cứng nhắc trong một tiết học tạo cho giáo viên có hứng thú. Giáo viên được trải nghiệm cùng với học sinh ,giáo viên có điều kiện đầu tư sâu hơn về bài học, hợp tác cùng với đồng nghiệp,hiểu học sinh và đánh giá học sinh theo sự tiến bộ ,hỗ trợ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. Tuy nhiên,phương pháp mới này còn gặp nhiều khó khăn.Cơ sở vật chất chưa đồng bộ ,phòng học diện tích nhỏ,khó phân nhóm khi hoạt động tập thể ,giáo viên phải luân chuyển tiết ,phòng học liên tục .Học sinh mỗi tiết một tuần ,mỗi tiết 35- 40'. một chủ đề kéo dài vài tuần học sinh sẽ mất hứng thú cộng thêm việc sưu tầm,lưu giữ đồ dùng sản phẩm của học sinh cho tiết học sau cũng là vấn đề lan giải.Kinh phí ít mà đồ dùng cần nhiều. Đồ dùng phục vụ cho chương trình mới còn chưa có . Trên đây ,tôi đã tóm tắt 7 quy trình theo phương pháp mới theo phương pháp mới của Đan Mạch .Áp dụng 7 quy trình trên nhằm mục đích tạo hứng thú cho giáo viên và cho học sinh .Thông qua hoạt động giáo dục nghệ thuật nhằm phát triển cho người học năm năng lực:Năng lực trải nghiệm,năng lực kĩ năng kĩ thuật,năng lực biểu đạt,năng lực phân tích diễn giải,năng lực giao tiếp đánh giá .Qua đó giúp cha mẹ,cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của mĩ thuật trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Việc áp dụng 7 quy trình trên còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất ,song rất mong được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhà trường, các bậc cha mẹ giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện để tạo điều kiện cho tôi dạy học một cách tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Người báo cáo Hiệu phó Phạm Thị Quý.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×