Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.22 KB, 131 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1:. Thứ ba, ngày 22 tháng 08 năm 2017. TIẾT 1: HỌC HÁT: BÀI QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP Nân ca Nùng Đặt lời: Anh Hoàng I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt: - Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. - Hs biết vỗ tay theo bài hát. 2. Học sinh khá giỏi: Biết gõ đệm theo bài hát. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,máy nghe,băng nhạc. - Đàn và hát thuần thục bài hát Quê hương tươi đẹp. - Bảng phụ chép sẵn lời bài hát. - Tranh ảnh minh họa quê hương. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS .Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát. - Hs ngồi đúng tư thế học hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp - Gv giới thiệu bài hát,tác giả, nội dung bài hát. - Gv giới thiệu qua cho Hs biết: Đây là một trong - Ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe những bài dân ca của dân tộc Nùng.Họ sinh sống ở những vùng thấp của rừng núi phía Bắc nước ta.Với giai điệu mượt nà, êm ả, bài hát ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Gv mở băng nhạc mẫu cho Hs nghe. - Gv chia bài hát thành 5 câu, hướng dẫn Hs đọc lời - Hs nghe băng. ca từng câu ngắn. - Hs đọc lời ca bài hát. - Gv tập hát từng câu, mỗi câu cho Hs hát 2, 3 lần để - Hs tập hát từng câu theo hướng dẫn của thuộc lời và giai điệu bài hát. Gv. - Gv nhắc Hs ngân đúng phách.Tiếng “đẹp,cây, đón” là 1 phách, tiếng “về” một phách rưỡi, tiếng “hương” 2 phách. - Yêu cầu Hs hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu - Cả lớp hát nhiều lần. bài hát. - Gv nhận xét và sửa sai ( nếu có) * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động gõ đệm - Gv hướng dẫn cho Hs hát kết hợp gõ đệm theo - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp...... x x x x.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Gv yêu cầu Hs thực hiện theo tổ,nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét và sửa sai. * Củng cố – Dặn dò: - Gv yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát và dân ca của dân tộc nào? - Gv yêu cầu cả lớp đứng tại chổ trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục.. - Hs thực hiện theo từng nhóm, tổ, cá nhân. - Hs trả lời: Bài hát Quê hương tươi đẹp, dân ca Nùng. - Cả lớp hát. - Hs lắng nghe và ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thứ tư, ngày 23 tháng 08 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 2: ÔN LUYỆN BÀI HÁT:QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I. Mục tiêu: - HS thuộc bài, đúng giai điệu và lời ca của bài hát. - Thể hiện sắc thái, hát kết hợp gõ đệm theo TT . - Giúp các em bắt đầu được làm quen với cách biểu diễn khi hát. II. Chuẩn bị: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) - GV đàn, HS khởi động gịọng. 2. Kiểm tra bài cũ: ( 1’ ) Đàn cho cả lớp hát 1 bài 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. b. Nội dung bài: (25’)Ôn luyện bài hát * Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát. - GV dạo đàn, HS hát . - GV sửa lỗi. - GV đàn, HS hát lại bài. - GV bắt nhịp, hát thực hiện nhún chân phụ hoạ cùng HS. - Gọi HS lên trình bày bài hát trước lớp theo các hình thức: Đơn ca, tốp ca. (HS nhận xét,GV nhận xét, đánh giá từng tiết mục). *Tập hát, gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài - GV hướng dẫn HS gõ nhạc cụ - Cho hs luyện tập dưới nhiều hình thức : - GV nhận xét : 4. Củng cố- dặn do : ( 3’ ) - GV nêu y/c, HS nhắc lại tên bài hát.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS hát tập thể một bài hát. - Cả lớp hát. - Chú ý nghe.. - Hát ôn bài hát.. - Hát và vận động phụ hoạ. - Học sinh thực hiện.. - Tập hát và gõ đệm theo tiết tấu - Chú ý nghe. -HS nhắc lại.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV nhắc lại, nhận xét giờ học. - Nhắc HS về ôn bài.. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(5)</span> TUẦN 2:. Thứ ba, ngày 29 tháng 08 năm 2017. TIẾT 3: ÔN TẬP BÀI HÁT QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca bài hát. - Hs biết kết hợp vỗ tay theo bài hát. 2. Học sinh năng khiếu: Biết gõ đệm theo tiết tấu bài hát. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,máy nghe,băng nhạc. - Đàn và hát thuần thục bài hát Quê hương tươi đẹp. - Tranh ảnh minh họa quê hương. - Một số động tác vận động phụ họa đơn giản. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học - Hs ngồi đúng tư thế học hát. hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn bài hát Quê hương tươi đẹp - HS luyện thanh: là..la...la...lá... - Cho HS luyện thanh: là..la...la...lá... - Ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe - Gv mở băng nhạc mẫu cho Hs nghe lại giai điệu bài hát. - Hs trả lời: Bài hát Quê hương tươi đẹp, - Gv hỏi HS: Tên bài hát là gì? Dân ca của dân tộc dân ca Nùng. nào? - Hs thực hiện. - Hướng dẫn Hs ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức. + Gv bắt nhịp cho Hs hát.Gv giữ nhịp bằng tay. + Gv đệm đàn cho Hs hát. - Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Yêu cầu Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hs và nhún chân nhịp nhàng. - Hướng dẫn Hs đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 2. - Hs biểu diễn. - Gọi Hs lên biểu diễn trước lớp. - Gv nhận xét. Hoạt động 2: Hát kết vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Gv hát và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - Hs theo dõi. Quê hương em biết bao tươi đẹp...... x x x x x x x - Gv hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca, - Hs tập hát và vỗ tay theo tiết tấu. hát tiếng nào thì vỗ tay vào tiếng đó. - Gv yêu cầu HS thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gv nhận xét và sửa sai. Củng cố – Dặn dò: - Gv yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát và dân ca của dân tộc nào? - Gv đệm đàn và yêu cầu cả lớp cúng hát bày lại lại bài hát Quê hương tươi đẹp. - Nhắc HS về nhà ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp và vỗ tay theo đúng phách và tiết tấu lời ca. - Nhận xét tiết học.. - Hs trả lời: Bài hát Quê hương tươi đẹp, dân ca Nùng. - Cả lớp hát. - Hs lắng nghe và ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thứ tư, ngày 30 tháng 08 năm 2016. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 4:TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT:QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP NGHE NHẠC I. Mục tiêu: - HS thuộc bài, theo giai điệu lời ca - Giúp các em tự tin khi biểu diễn khi hát. II. Chuẩn bị: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) - GV đàn, HS khởi động gịọng. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Nội dung bài: (25’) *Hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát. - GV dạo đàn, HS hát . - GV bắt nhịp, hát thực hiện phụ hoạ cùng HS. - - Gọi HS lên trình bày bài hát trước lớp theo các hình thức: Đơn ca, tốp ca. (HS nhận xét,GV nhận xét, đánh giá từng tiết mục). *Tập hát, gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài - GV hướng dẫn HS gõ nhạc cụ - Cho hs luyện tập dưới nhiều hình thức : - GV nhận xét : b. Nghe nhac ( 5’) - Gv đàn hoặc mở băng đĩa cho hs nghe 1 bài hát thiếu nhi 4. Củng cố- dặn do : ( 2’ ) - GV nêu y/c, HS nhắc lại tên bài hát. - GV nhắc lại, nhận xét giờ học. - Nhắc HS về ôn bài.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS hát tập thể một bài hát.. - Hát + vận động. - Hát và vận động phụ hoạ. - Học sinh thực hiện. - Hs thực hiện - Chú ý nghe.. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(8)</span>
<span class='text_page_counter'>(9)</span> TUẦN 3:. Thứ ba, ngày 05 tháng 09 năm 2017. TIẾT 5: HỌC HÁT: BÀI MỜI BẠN VUI MÚA CA ( Nhạc và lời: Phạm Tuyên) I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt: - Biết hát đúng theo giai điệu và lời ca. - Hs biết kết hợp vỗ tay theo bài hát. 2. Mục tiêu riêng : - Biết hát đúng lời ca. Tham gia tập biểu diễn bài hát. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng: máy nghe, băng nhạc. Đàn và hát thuần thục bài hát Mời bạn vui múa ca. Bảng phụ chép sẵn lời bài hát. Tranh ảnh minh họa học sinh đang ca múa hát. III. Các hoạt động dạy - học:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1.Ổn định tổ chức: (1-2’) - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát. 2. Kiểm tra bài cũ: (2-4’) - Gv gọi một số em hát lại bài Quê hương tươi đẹp. - Gv nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Dạy bài hát Mời bạn vui múa ca. (10-15’) - Gv treo tranh minh họa. - Gv treo bảng phụ. - Gv giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - Gv giới thiệu qua cho Hs biết: Bài hát này được trích từ nhạc cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Gv mở băng nhạc mẫu cho Hs nghe. - Gv chia bài hát thành 5 câu, hướng dẫn Hs đọc lời ca từng câu ngắn. + Gv đọc mẫu, cho Hs đọc theo tiết tấu. - GV cho HS luyện thanh: ò...o...o...ó - Gv tập hát từng câu, mỗi câu cho Hs hát 2 , 3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Gv nhắc Hs những chỗ lấy hơi ( sau nốt trắng) - Yêu cầu Hs hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Gv nhận xét và sửa sai ( nếu có) * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (8-10’) - Gv hướng dẫn cho Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách. Chim ca líu lo, hoa như đón chào.... HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hs ngồi đúng tư thế học hát.. - Hs xem tranh. - Hs quan sát bảng phụ. - Hs lắng nghe và ghi nhớ. - Hs nghe băng. - Hs đọc lời ca bài hát. - HS luyện thanh: ò...o...o...ó - Hs tập hát từng câu theo hướng dẫn của Gv. - Cả lớp hát nhiều lần.. - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Gv yêu cầu Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét và sửa sai. * Củng cố – Dặn dò(3-5’) - Gv yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát và tác giả. - Gv yêu cầu cả lớp đứng lên trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Nhắc HS về nhà hát thuộc lời ca và gõ đệm theo phách. - Nhận xét tiết học.. - Hs thực hiện theo từng nhóm, tổ, cá nhân. - Hs trả lời: Bài hát Mời bạn vui múa ca, tác giả Phạm Tuyên. - Cả lớp hát. - Hs lắng nghe và ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm : .......................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ ..........................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thứ tư, ngày 06 tháng 09 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 6: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA TRÒ CHƠI ÂM NHẠC: NGỰA ÔNG ĐÃ VÊ I. Mục tiêu:. - Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản, tham gia trò chơi. - Giúp các em biết bài đồng dao: “ Ngựa ông đã về” để tập luyện 1 âm hình tiết tấu. II. Chuẩn bị: - GV:Đàn điện tử. - HS : phách III. Hoạt động dạy – Học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’ ) - GV hường dẫn HS khởi động giọng: là...la...la...lá... 2.Kiểm tra bài cũ: (2’) - Gọi 2 nhóm HS lên hát lại bài hát ( GV nhận xét đánh giá) 3. Bài mới: a. Các hoạt động: Hoạt đông 1. Ôn luyện bài hát: Mời bạn vui múa ca ( 10’ ) - GV mở đàn, HS hát cả bài - GV chú ý sửa sai cho HS - Mở đàn, HS hát. - GV gọi từng nhóm lên hát. - GV mở đàn cho HS hát nối tiếp từng câu, - Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo phách. - Gọi HS lên thực hiện bài hát theo nhóm đôi, nhóm thể hiện trước lớp. Hoạt động 2: Trò chơi theo đồng dao « Ngựa ông đã về » - Hướng dẫn hs đọc bài đồng dao theo tiết tấu. - Quan sát, lắng nghe hs thực hiện và sửa sai cho hs. - Cá nhân, tổ, dãy biểu diễn bài đồng dao kết hợp các nhạc cụ gõ đệm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS khởi động giọng. - Hai học sinh lên bảng hát.. - Chú ý nghe. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Tập hát kết hợp gõ đệm thoe tiết tấu, theo phách.. - Theo dõi GVđọc mẫu và thực hiện. Từng nhóm vừa đọc lời đồng dao vừa gõ đệm. - Cá nhân, tổ, dãy biểu diễn bài đồng dao kết hợp các nhạc cụ gõ đệm: song loan,.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> thanh phách. - Chú ý sửa sai theo hướng dẫn của GV. 4.Củng cố - dặn do:( 5’ ) - GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát - GV nhắc nội dung bài học - Dặn HS về hát lại bài hát và tập đọc bài thơ.. - Nhắc lại tên bài hát. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm : .......................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ ..........................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(13)</span> TUẦN 4:. Thứ ba, ngày 12 tháng 09 năm 2017. TIẾT 7: ÔN TẬP BÀI HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA I. Mục tiêu : - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát . - Hát kết hợp vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Đàn organ, thanh phách. 2. Học sinh : sgk âm nhạc . III. Hoạt động dạy – Học chủ yếu:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: ( 1-2’) - Nhắc HS tư thế ngồi, đứng khi hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong tiết ôn. 3. Bài mới: (1-2’) - Giới thiệu bài: ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca. (10- 12’) - Cho HS luyện thanh:à...a...a...á... - GV cho HS xung phong hát cả bài cho lớp nghe ( hoặc GV hát cho HS nghe). - Cho hs hát lại bài 2 lần . - Cho hs luyện tập theo dãy bàn . - Hướng dẫn hs vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu. - Hướng dẫn hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách. - Cho hs luyện tập. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.( 10- 12’) - GV Hát kết hợp vận động một vài động tác đơn giản. - Gv hướng dẫn từng động tác. - Cho lớp thực hiện lại, GV chú ý sửa cho HS. - GV cho HS tập biểu diễn trước lớp. - Nhận xét, chỉnh sửa. Củng cố - Dặn do: (4-5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học, tên tác giả, - GV chốt và giáo dục HS biết yêu thiên nhiên yêu loài vật. - Dặn hs về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngối đúng tư thế.. - HS chú ý nghe và nhắc lại. - HS luyện thanh:à...a...a...á... - HS năng khiếu hát - Hát lại bài hát - Luyện tập theo dãy bàn - Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu . - Hát kết hợp vỗ tay theo phách từng dãy thục hiện, Cá nhân thực hiện. - Luyện tập .. . - HS chú ý theo dõi - HS thực hiện từng động tác , từng câu đến hết bài - Lớp thực hiện lại 1-2 lần. - HS tập biểu diễn trước lớp. - HS nghe và nhắc lại - HS ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nhận xét tiết học Rút kinh ngiệm : ………………………………………………………..... …………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………….......... ………………………………………………...................................................
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Thứ tư, ngày 13 tháng 09 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 8:TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA I. Mục tiêu: - Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản, tham gia trò chơi. -Tập biểu diễn trước lớp II. Chuẩn bị: - GV: Đàn điện tử, phách - HS : Thanh phách III. Hoạt động dạy – Học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’ ) - GV hướng dẫn khởi động giọng: à...a...a...á... 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Nội dung bài: Hoạt động 1: Tập biểu diễn bài hát: Mời bạn vui múa ca ( 13’) - GV đàn, HS hát lại bài - Gäi tõng nhãm h¸t + Biểu diễn. - GV dạo đàn cho HS hát, vận động theo nhịp vµ thùc hiÖn phô ho¹ bµi h¸t. - Gäi HS lªn thùc hiÖn bµi trước líp theo c¸c hình thức đơn ca và tốp ca. Hoạt động 2:Trò chơi: “Ngựa ông đã về” 15’ - GV hớng dẫn HS tập đọc, gõ đệm theo tiết bài đồng dao. - Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm đọc bài nhóm gõ đệm theo tiết tấu của bài. - Chia lớp thành từng nhóm vừa đọc lời đồng giao vừa chơi trò cưỡi “ngựa”. 4.Củng cố - dặn do:( 5’ ) - GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS khởi động giọng.. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Hát kết hợp vận động phụ hoạ.. - HS t/h. - Nhóm t/h - Nhóm t/h - Nhắc lại tên bài hát.. của bài hát vừa ôn.. - GV nhắc lại nội dung bài học,. - Học sinh ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Mở đàn cho HS hát lại bài hát. - Nhắc HS về học bài Rút kinh ngiệm : ………………………………………………………..... …………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………….......... ………………………………………………..................................................
<span class='text_page_counter'>(17)</span> TUẦN 5: Thứ ba, ngày 19 tháng 09 năm 2017 TIẾT 9: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP, MỜI BẠN VUI MÚA CA. I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát. - Biết hát kết vận động một vài động tác phụ họa đơn giản. * Mục tiêu riêng: - Thuộc lời ca của 2 bài hát. Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca hoặc theo phách. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Đàn organ, thanh phách, Máy nghe, đĩa. 2. Học sinh : SGK âm nhạc, thanh phách. III. Hoạt động dạy học:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp(1’): Nhắc HS ngồi đúng tư thế. 2.Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra 3. Bài mới:(25-30’) - GV giới thiệu bài: ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca. (8-10’) *Ôn bài hát: Quê hương tươi đẹp -Cho hs hát lại bài hát 2lần -Cho hs hát kết vỗ tay theo bài hát. -Cho hs hát lại bài hát 2 lần - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. *Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca -Cho hs hát kết hợp vỗ tay theo bài hát. -Cho hs hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, hoặc gõ đệm theo phách. -Hướng dẫn hs hát kết hợp nhún chân và nghiên người nhịp nhàng theo giai điệu bài hát. Hoạt động 2:Tập biểu diễn theo bài hát -GV cho từng nhóm lên tập biểu diễn trước lớp. - Nhận xét, đánh giá và lấy điểm. Hoạt động 3 : Tro chơi : “ Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về” - GV giới thiệu trò chơi và nhắc lại cách chơi. - GV cho HS thực hiện tham gia trò chơi ( như tiết 4 -tuần 4 ) . 4. Củng cố- Dặn do: (3-5’) - Gọi 1 hs nhắc lại nội dung tiết học.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngồi đúng tư thế. - HS nghe và nhắc lại.. - Hát theo gv hướng dẫn - Hát kết hợp vỗ tay theo bài hát. - Hát theo gv hướng dẫn -HS Hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS hát theo dãy, nhóm, cá nhân. -HS Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. -Tập hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng theo giai điệu bài hát. -Các nhóm lên tập biểu diễn, Cá nhân lên thực hiện ( HS khá, có năng khiếu) -HS chú ý nghe. -HS chơi theo sự hướng dẫn của GV..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - GV Giáo dục HS yêu các làn điệu dân ca, yêu quê hương đất nước, yêu môi trường thiên nhiên. - Dặn hs về nhà học thuộc bài và xem trước bài “Tìm bạn thân” - Nhận xét tiết học :. - HS nhắc lại bài học. - Nghe và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………......................
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thứ tư, ngày 20 tháng 09 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 10:TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP MỜI BẠN VUI MÚA CA I. Mục tiêu: - HS nhớ, thuộc, thể hiện đúng giai điệu của 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca. - HS nắm được cách gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca của từng bài hát. Biết vừa hát vừa vận động theo nhạc hoặc phụ họa. - Qua bài học giúp các em tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn. Ii. Chuẩn bị: - GV: Đàn điện tử. - HS : thanh phách III. Hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’ ) - GV hướng dẫn HS khởi động giọng 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học - Ghi tên bài hát lên bảng. b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Ôn bài hát : Quê hương tươi đẹp (13’) - GV y/c HS nhắc lại tên tác giả của bài hát - GV mở đàn, HS thực hiện bài hát - Gọi vài nhóm biểu diễn trước trước lớp * Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca ( 13’) -GV cho HS thực hiện tương tự như trên - GV đàn giai điệu và yêu cầu hs đoán câu nhạc trong bài ( VD: Chim ca líu lo. Hoa như đón chào). - GV nhận xét và khen ngợi. - Đàn và HD hs ôn tập, trình bày bài hát. -GV nhận xét, đánh giá Hoạt động 3: Trò chơi: Ngựa ông đã về. - Hướng dẫn lại cách chơi trò chơi, ôn lại bài đồng dao Ngựa ông đã về. Sau đó cho hs chơi theo nhóm. - GV nhận xét. 4. Củng cố- Dặn do: (3’ ). HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS khởi động giọng.. - Chú ý nghe.. - Học sinh trả lời - HS hát - HS biểu diễn -HS thực hiện -Từng HS lên hát. - Lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn. + Đọc ôn lại bài đồng dao. + Từng nhóm thực hiện trò chơi..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - GV nhắc lại nội dung bài học - Nhắc HS về học bài.. - Nhắc lại tên bài hát. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(21)</span> TUẦN 6:. Thứ ba, ngày 26 tháng 09 năm 2017. TIẾT 11: HỌC HÁT: BÀI TÌM BẠN THÂN ( Lời 1) I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu với lời 1 của bài hát . - Biết hát kết hợp vỗ tay theo lời 1 của bài hát. * Học sinh yếu : - Biết hát được lời 1 của bài hát, Biết gõ đệm theo phách tương đối. * Học sinh khá giỏi: - Biết gõ đệm theo phách đúng và nhịp nhàng. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đàn organ, thanh phách, hát chuẩn bài hát,máy vá đĩa bài hát. 2. Học sinh: SGK âm nhạc, phách. III. Hoạt động dạy – Học chủ yếu:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: 1-2’ GV nhắc HS tư thế ngồi 2. KTBC: ( 2-3’) Cho 2HS lên hát 1 trong 2 bài hát đã học.Nhận xét- Đánh giá 3. Bài mới: (20-30’) - Giáo viên giới thiệu nội dung , tác giả bài hát . Hoạt động 1 : Dạy hát - Giáo viên giới thiệu – ghi đề bài . - Giáo viên đệm đàn hoặc mở nhạc đệm – hát mẫu - Hướng dẫn HS đọc lời ca 1 . Chia lời thành 4 câu. - Đọc mẫu theo tiết tấu – Hướng dẫn HS đọc . - Khởi động giọng: ò...o...o...ó... - Tập hát từng câu, mỗi câu hát 2, 3 lần theo lối móc xích. - Sau khi tập xong , cho HS hát lại nhiều lần . - Giáo viên sửa cho HS yếu . Hoạt động 2 : Hát kết hợp với gõ đệm theo phách - Giáo viên làm mẫu – Hướng dẫn HS hát – Vỗ tay ( gõ đệm theo phách ) Nào ai ngoan ai xinh ai tươi x x x x 4. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Cho HS đứng tại chỗ ôn lại bài hát , hát kết hợp vỗ tay theo phách . - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát , tác giả bài hát . - Nhận xét – Dặn dò . - Khen những em thuộc lời , đúng giai điệu tiết tấu bài hát . - Dặn HS chuẩn bị bài sau .. HOẠT ĐỘNG CỦA HS -HS thực hiện. - HS lắng nghe, nhắc lại. - HS lắng nghe . - HS tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Khởi động giọng: ò...o...o...ó... - HS tập hát theo GV. - HS thực hiện: Tổ, nhóm, cá nhân.. - HS theo dõi – Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách: Lớp, dãy, tổ, cá nhân( HS khá có năng khiếu) - Cả lớp thực hiện - HS cá nhân trả lời : + Tìm bạn thân . + Việt Anh . - HS lắng nghe ..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(23)</span>
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Thứ tư, ngày 27 tháng 09 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 12: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN I. Mục tiêu: - HS ôn hát đúng giai điệu và thuộc lời 1của bài hát. - HS hát kết hợp gõ đệm - Giúp các em yêu quí bạn bè và những người xung quanh. II. Chuẩn bị: - GV: Đàn điện tử - HS : Nhạc cụ gõ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’ ) Nhắc hs ngồi đúng tư thế khi hát 2.Kiểm tra bài cũ:( 2’ ) Đàn cho cả lớp hát lời 1 của bài: Tìm bạn thân 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Các hoạt động: ( 25’ ) * Hoạt động 1: Ôn luyện lời 1 bài: Tìm bạn thân - GV bắt nhịp, HS hát lại lời 1. - Sửa lỗi cho HS. - GV cho HS luyện hát nối tiếp từng câu - Dạo đàn, HS hát, gõ đệm theo phách. - GV đàn cho HS hát + vận động theo nhạc - Bắt nhịp cho hs hát + vỗ tay theo tiết tấu lời ca - Dạo đàn, HS hát + gõ đệm có nhạc cụ. - Gọi từng nhóm lên trình bày bài trước lớp. 4. Củng cố- dặn do : ( 3’ ) - GV nêu câu hỏi, HS nhắc lại tên bài hát. - GV đàn cho hs hát kết hợp gõ đệm theo phách. - NX : - Nhắc HS về học bài.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hs nghe -Cả lớp hát. - Chú ý nghe.. - HS hát lời 1 - Hs sửa sai theo hướng dẫn. -HS hát nối tiếp từng câu -Hát và gõ đệm theo phách. - Tập hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Nhắc lại tên bài hát. - HS t/h - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(25)</span> …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(26)</span> TUẦN 7:. Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2017. TIẾT 13: HỌC HÁT: BÀI TÌM BẠN THÂN ( Lời 2) I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu với lời 1 và lời 2 của bài hát . - Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản. * Học sinh yếu : - Biết hát được lời 1 và lời 2 của bài hát. * Học sinh khá giỏi: - Biết hát đúng 2 lời của bài hát. ( nếu còn thì gian) II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Đàn organ, thanh phách . 2. Học sinh :sgk âm nhạc. III. Hoạt động dạy – Học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp(1’) 2. KTBC: 3. Bài mới: (30’) - GV giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn hát lời 1 - Khởi động giọng: À...u...o...á... - Hỏi tên bài, tác giả. - Giáo viên Bắt giọng. - Giáo viên cho HS dãy, cá nhân hát. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2 : Dạy hát lời 2 - Giáo viên mở nhạc – hát mẫu lời 2. - Hướng dẫn HS đọc lời 2 theo tiết tấu. Chia lớp làm 2 dãy, 1 dãy đọc, 1 dãy gõ tiết tấu theo GV. - Dạy hát từng câu – Hết bài mỗi câu HS hát 2 , 3 lần . - Sau khi tập xong bài hát , cho HS hát lại nhiều lần. ( Chú ý luyện cho HS phát âm tròn tiếng , đúng giai điệu và tiết tấu bài hát ) . - Sửa sai cho HS . - Hướng dẫn HS hát cả bài – vỗ tay theo tiết tấu , phách . Giáo viên làm mẫu . - Giáo viên nhận xét – sửa chữa . Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ -GV hát kết hợp vận động phụ họa - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ hoạ cho HS.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngồi hoặc đứng hát đúng tư thế. - HS chú ý nghe. - Khởi động giọng: À...u...o...á... - HS nhắc lại tên bài , tác giả , cá nhân . - Cả lớp. - Dãy, cá nhân trình bày . - HS lắng nghe . - HS tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV . - HS thực hiện . + Hát đồng thanh . + Hát theo dãy , nhóm . + Hát cá nhân . - HS theo dõi – Hát – Gõ đệm. - Dãy hát, dãy gõ đệm. - Cá nhân hát kết hợp gõ đệm..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Cho Lớp thực hiện lại 1-2 lần. GV chỉnh sửa. - Cho một vài nhóm lên hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản, theo nhạc. - GV nhận xét tuyên dương.. - HS theo dõi . GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện từng động tác theo GV . - HS thực hiện lại 1-2 lần. - Một vài nhóm lên thực hiện.. 4. Củng cố- Dặn do: (3-5’) - Giáo viên cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ cả bài theo nhạc. - Liện hệ và giáo dục HS phải quí mấn các bạn, giúp đõ nhau trong vui chơi và trong học tập. - Dặn dò. HS về nhà học thuộc bài và vận động phụ họa, tập vỗ tay theo bài hát. - Nhận xét chung tiết học.. -HS hát kết hợp vận động phụ họa -HS chú ý. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Thứ tư, ngày 04 tháng 10 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 14: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời 1, biết hát lời 2 bài hát. - HS hát kết hợp gõ đệm + biểu diễn - Giúp các em tự nhiên, mạnh dạn khi biểu diễn II. Chuẩn bị: - GV: Đàn điện tử - HS : Nhạc cụ gõ. III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: (2’ ) Nhắc hs ngồi đúng tư thế khi hát - Hs nghe 2.Kiểm tra bài cũ:( 3’ ) Mời 1 nhóm hs lên bảng hát + gõ đệm theo -1 nhóm hs hát phách 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’) - Ghi đầu bài lên bảng. b. Các hoạt động: ( 24’ ) *Hoạt động 1: Ôn tập lời 1 bài: Tìm bạn thân - GV bắt nhịp, HS hát cả bài. - HS hát - Sửa lỗi cho HS. - Hs sửa sai theo hướng dẫn. - Dạo đàn, HS hát, gõ đệm theo phách. -Hát và gõ đệm theo phách. - GV đàn cho HS hát+ vận động theo nhịp - Dạo đàn, HS hát + gõ đệm có nhạc cụ. - Tập hát và gõ đệm theo phách. - Y/c Hs hát+ vận động phụ hoạ Hoạt động 2:Tập biểu diễn bài hát Tìm bạn thân -HS tập biểu diễn - Gọi vài nhóm lên trình bày bài trước lớp. - Học sinh thực hiện. NX tuyên dương 4. Củng cố- dặn do : ( 3’ ) - GV nêu câu hỏi, HS nhắc lại tên bài hát. - Nhắc lại tên bài hát. - GV đàn cho hs hát kết hợp vận động phụ họa - HS t/h - NX chung : - Nhắc HS về học bài. - Học sinh ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> . Rút kinh nghiệm:. …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... ………………………………………………………………………………………….........................
<span class='text_page_counter'>(30)</span> TUẦN 8:. Thứ ba, ngày 10 tháng 10 năm 2017. TIẾT 15: HỌC HÁT: BÀI LÝ CÂY XANH (Dân ca Nam Bộ) I. MỤC TIÊU : 1. Mục tiêu chung: - Biết đây là bài hát dân ca Nam Bộ. Biết hát theo giai điệu lời ca. Biết hát kết vỗ tay theo bài hát. - Hát thuộc lời ca , đúng giai điệu , hát đều giọng , đúng nhịp . 2. Mục tiêu riêng: * Học sinh yếu : - Biết hát được lời ca. * Học sinh khá giỏi : Biết đây là bài dân ca Nam Bộ. Biết gõ đệm theo bài hát đúng, đều.. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Đàn organ, thanh phách, máy nghe, đĩa nhạc. Hát chuẩn xác bài Lý cây xanh . 2. Học sinh: SGK âm nhạc, thanh phách.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1.Ổn định lớp: (1’) Nhắc HS ngồi đúng tư thế. 2.Kiểm tra bài cũ: (2-4’) Hát bài “Tìm bạn thân” - GV Gọi 2 – 4 HS lên bảng hát, Nhận xét. 3. Bài mới: (28’- 30’) - GV giới thiệu bài: Ghi bảng (1-2’) Hoạt động 1: Học hát bài: Lý cây xanh.(12-15’) - Giới thiệu bài mới: Xuất xứ bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - Giáo viên giảng cho HS biết bài hát này được viết theo thơ lục bát . - Giáo viên mở máy hoặc nhạc đệm trong đàn - Hát mẫu. - GV chia câu hát và Cho hs đọc lời ca theo tiết tấu. -Cho hs khởi động giọng: là...la..la...lá... - Dạy hát từng câu ngắn *GV hướng dẫn kĩ , HS thể hiện đúng những tiếng có dấu luyến. Nhắc HS hát rõ lời gọn tiếng . - Cho hs hát lại cả bài - Sau khi tập xong, Giáo viên cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu. -GV Sửa sai cho HS yếu . Nhận xét . - Cho HS luyện hát nối tiếp từng câu theo dãy. - GV sửa sai cho HS yếu . Nhận xét . Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (10-15’) - Hướng dẫn HS vỗ tay ( gõ đệm ) . Giáo viên làm. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngồi đúng tư thế. - 2- 4 HS lên hát. - 1-2 HS nhắc lại. - Nghe gv giới thiệu bài. - Nghe gv hát mẫu - Đọc lời ca - Khởi động giọng: là...la..la...lá... - Tập hát từng câu - Hát lại cả bài - HS thực hiện theo : + Đồng thanh. + Dãy, nhóm. + Cá nhân . - HS hát nối tiếp từng câu theo dãy.. - HS theo dõi và gõ đệm theo.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> mẫu . - Giáo viên nhận xét - sửa chữa HS yếu chưa đúng . 4.Củng cố- Dặn do: ( 5-6’) - Cho HS nhắc lại bài học, tên tác giả. - GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm. - Dặn dò HS ôn lại bài - Nhận xét giờ học.. phách. - Hát, vỗ tay theo phách. - HS nhắc lại bài học, tên tác giả. -HS hát lại cả bài. - Chú ý nghe và ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….........................
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Thứ tư, ngày 11 tháng 10 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 16: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: LÝ CÂY XANH I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu của bài - Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ - Qua tiết học giúp các em biết yêu quí thiên nhiên II. CHUẨN BỊ : - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức:(2’ ) - GV dao đàn, HS hát 1 bài hát đã học. Hát tập thể một bài hát. 2.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - Bài: Lí cây xanh - Mời 1 nhóm HS hát - Nhóm học sinh lên bảng hát. (GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: *. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - GV giới thiệu bài học. - Chú ý nghe. - Ghi đầu bài lên bảng *. Nội dung bài: Hoạt động 1: Ôn luyện bài: Lí cây xanh ( 10’ ) - GV đàn, HS hát lại bài . - Cả lớp hát - Sửa lỗi cho HS. - Bắt nhịp cho cả lớp hát. -Luyện hát nối tiếp từng câu theo dãy, nhóm, cá -HS hát nối tiếp từng câu theo dãy, nhóm, nhân cá nhân - GV y/c HS hát gõ đệm theo nhịp 2 của bài - Tập hát và gõ đệm theo nhịp. - Mời 1 vài nhóm thực hiện bài trước lớp theo các - Học sinh thực hiện. hình thức đơn ca, song ca và tam ca - HS t/h (HS nhận xét, GV nhận xét,đánh giá từng tiết mục) 4. Củng cố- dặn do: ( 2’ ) - HS nhắc lại tên bài hát - Nhắc lại tên bài hát. - GV nhận xét giờ học: - Nhắc Hs về ôn bài - Học sinh ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………........ ………………………………………………………………………………….........................
<span class='text_page_counter'>(34)</span> TUẦN 9:. Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2017. TIẾT 17: ÔN TẬP BÀI: LÝ CÂY XANH. TẬP NÓI THƠ THEO TIẾT TẤU. I. MỤC TIÊU : - HS hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát. - Tập trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài hát Lý cây xanh. * Hs yếu : Hát đúng lời ca . * Hs năng khiếu : - Tập biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ, theo nhạc. - Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài lí cây xanh II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Bảng phụ chép đoạn thơ, Tập nói thơ theo tiết tấu, đàn organ, thanh phách, máy đĩa. 2.Học sinh : SGK âm nhạc, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: (1’) Nhắc HS ngồi đúng tư thế. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (28’- 30’) - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. Hoạt động 1 : Ôn tập bài Lý cây xanh (10’) - Giáo viên đàn giai điệu bài hát ( 2 lần ). + Tên bài hát là gì? Dân ca miền nào ? - Hướng dẫn HS ôn tập bằng nhiều hình thức: - Bắt giọng cho HS hát ( giữ nhịp bằng tay ). - GV cho HS hát theo nhạc. - Cho HS hát vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa (710’) -GV hát và vận động mẫu - GV Hướng dẫn HS từng động tác: Câu 1: Tay chống ngang hông, người lắc qua trái tồi qua phải. Câu 2: Hai tay vỗ vào nhau, đưa ngang tầm má, đầu nghiêng bên trái rồi nghiêng bên phải. Câu 3: Hai tay chụm lại làm loa đưa ngang tầm miệng, lắc người qua trái rồi qua phải. - Cho HS thực hiện lại cả bài - GV mở nhạc cho HS thực hiện theo nhạc.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngồi đúng tư thế. - HS lắng nghe. - Lý cây xanh ( dân ca Nam Bộ ) - Hát không có nhạc. - Hát theo nhạc đệm. - HS hát gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. Dãy hát, dãy gõ đệm. -HS theo dõi - HS hát kết hợp thực hiện từng câu ( vận động ).. - HS thực hiện theo nhạc kết hợp vận động..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Cho từng nhóm lên tập biểu diễn. - Nhận xét- tuyên dương. Hoạt động 2 : Tập nói thơ theo tiết tấu ( bài Lý cây xanh ) . (10’) - Giáo viên hướng dẫn HS vỗ tay theo âm hình tiết tấu. Miệng đọc, tay vỗ theo tiết tấu: Ta ta ta ta ta ta ta ta - Giáo viên cho HS nói theo âm hình tiết tấu bài Lý cây xanh : Cái cây xanh xanh Thì lá cũng xanh Chim đậu trên cành Chim hót líu lo . Từ cách nói theo âm hình tiết tấu trên. GV cho HS vận dụng vào các bài thơ 4 chữ đọc theo âm hình tiết tấu đó. Ví dụ: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh … ( Trích thơ Tố Hữu) -GV nhận xét tuyên dương HS 4.Củng cố- Dặn do: ( 4-5’) - Giáo viên cho HS nhắc lại bài học. - Cho HS hát lại cả bài hát - Giáo viên nhận xét – Tuyên dương. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, tập vỗ tay đúng phách.. - HS biểu diễn từng nhóm. - Cá nhân . - Chú ý lắng nghe và xem GV làm mẫu. - HS đọc âm hình tiết tấu, âm tượng thanh: ta, kết hợp vỗ tay ( đọc nhiều lần ). + Cả lớp . + Dãy . + Nhóm . + Cá nhân . - HS tiếp tục đọc các câu thơ. Thực hiện theo hướng dẫn của GV .. - HS nhắc bài hát. - HS hát lại cả bài hát. - HS hát lại bài Lý cây xanh.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... ………………………………………………………………………………………….....................
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 18: ÔN TẬP BÀI HÁT: LÍ CÂY XANH TẬP NÓI THƠ THEO TIẾT TẤU ( Tiết tấu của bài Lí cây xanh) I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu của bài - Biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ . - Qua tiết học giúp các em đọc được bài thơ theo tiết tấu bài Lí cây xanh * Hs yếu : Hát thuộc và đúng lời ca . * Hs khá, giỏi : Tập biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ, theo nhạc. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức:(2’ ) - GV dao đàn, HS hát 1 bài hát đã học. -Hát tập thể một bài hát. 2.Kiểm tra bài cũ: ( 3’ ) - Bài: Lí cây xanh - Mời 1 nhóm HS hát - Nhóm học sinh lên bảng hát. (GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Nội dung bài: - Chú ý nghe. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Ôn tập bài: Lí cây xanh ( 10’ ) - Cả lớp hát - GV đàn, HS hát lại bài . - Tập hát và gõ đệm theo nhịp. - GV y/c HS hát gõ đệm theo nhịp 2 của bài b) Tập đọc thơ theo TT bài Lí cây xanh (16’) +Bài 1: Cái cây xanh xanh - Học sinh thực hiện. Thì lá cũng xanh... + Bài 2: Vừa đi vừa nhảy - Hs t/h Là anh sáo xinh.... (SGV trang 23, 24) - GV Hướng dẫn HS thực hiện - Hs nghe GV đọc trước, HS đọc theo, vừa đọc vừa gõ nhạc cụ - Hs đọc theo Gv.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Chia lớp ra nhiều nhóm luyện tập - Mời 1-2 hs lên đọc thơ theo tiết tấu 4. Củng cố- dặn do: ( 2’ ) - HS nhắc lại tên bài hát - GV nhận xét giờ học: - Nhắc Hs về ôn bài. - Luyện tập theo nhóm -Cá nhân HS lên đọc - Hs lên bảng thực hiện - Nhắc lại tên bài hát. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………......................
<span class='text_page_counter'>(38)</span> TUẦN 10:. Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2017. TIẾT 19: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN, LÝ CÂY XANH I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát * Hs yếu :- Biết hát thuộc lời ca của 2 bài hát đã học, biết gõ đệm 1 trong 3 cách gõ. * Hs khá, giỏi : - Biết gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca - Biết đọc thơ 4 chử theo tiết tấu của bài lí cay xanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: đàn organ, máy và đĩa nhạc đệm, thanh phách. 2. Học sinh: sgk âm nhạc, phách. III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: (1’) Nhắc HS ngồi đúng tư thế. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (28’- 30’) - Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. - Khởi động giọng: à...a...a...á... Hoạt động 1 : Ôn bài Tìm bạn thân (10-12’) - GV phát nguyên âm la theo tiết tấu của bài và hỏi. - Hỏi tên bài , tác giả , bài hát ? - Hướng dẫn HS ôn lại bằng nhiều hình thức : - Bắt giọng cho HS hát . - GV mở nhạc- bắt nhịp cho HS ( HS hát theo nhạc đệm ) . - HS hát vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca . - Hướng dẫn HS hát – Vận động phụ hoạ . - Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( Hát , vận động phụ hoạ ) . - Nhận xét . Hoạt động 2 : Ôn bài Lý cây xanh (10-13’) - GV Vỗ tay theo tiết tấu bài ca để HS đoán tên bài hát , dân ca miền nào ? - GV hướng dẫn HS ôn bài Lý cây xanh ( thực hiện như ôn các bài ôn hát ) .. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -HS Khởi động giọng: à...a...a...á... - HS lắng nghe, trả lời . - HS hát theo hướng dẫn của GV. - Hát theo dãy. - Hát và vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Hát – Vận động phụ hoạ . - Hát biểu diễn: nhóm, cá nhân.. - HS nghe giai điệu và tiết tấu lời ca trả lời: - HS ôn theo hướng dẫn của GV. - Cả lớp hát. - Từng dãy cá nhân hát. - HS hát kêt hợp vỗ tay theo phách, theo.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Hướng dẫn HS nói thơ 4 chữ theo tiết tấu bài tiết tấu. Lý cây xanh . - HS thực hiện đọc thơ 4 chữ, vỗ tay theo tiết tấu. 4 Củng cố- Dặn do: (5’) - GV nhận xét – Tuyên dương cá nhân , nhóm . Nhắc nhở những nhóm chưa đạt , về nhà ôn lại 2 - HS ghi nhớ . bài hát đã học . Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………......................
<span class='text_page_counter'>(40)</span> Thứ tư, ngày 25 tháng 10 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 20: TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: TÌM BẠN THÂN, LÍ CÂY XANH I. MỤC TIÊU: - HS thuộc lời ca, thể hiện đúng tính chất, giai điệu của 2 bài hát: Tìm bạn thân; Lí cây xanh. - HS biết hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca từng bài * Biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ các bài hát một cách nhe nhàng. - Qua tiết học giúp các em đọc tốt bài thơ 4 chữ theo tiết tấu: Lí cây xanh. I. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: Hoạt động 1: Biểu diễn 2 bài hát -GV mở đàn cho HS ôn và tập biểu diễn 2 bài hát * Ôn tập bài hát: Tìm bạn thân. ( 11’ ) - Y/c HS nhắc lại tên bài hát, tác giả ? - GV đàn, HS hát lại bài - GV đàn, HS hát, gõ đệm theo phách +TT - GV đàn cho HS hát, vận động theo nhịp. - Gọi 2 nhóm hát trước lớp. ( HS nhận xét, GV nhận xét) * Ôn tập bài hát: Lí cây xanh ( 10’ ) - Hát + biểu diễn ( có phụ họa ) Hoạt động2:Đọc thơ theo bài hát Lý cây xanh * Tập đọc thơ 4 chữ: ( 6’ ) - GV đọc, HS đọc theo,vừa đọc vừa gõ TT (SGV trang 23-24) -GV nhận xét và đánh giá 4. Củng cố -dặn do : ( 2’ ). HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -Chú ý nghe.. - Học sinh trả lời. -Tập hát và gõ đệm theo phách+ TT - Học sinh thực hiện. – Nhóm t/h.- HS biểu diễn - Học sinh thực hiện. - HS biểu diễn. - Học sinh thực hiện. - HS chú ý nghe và nhớ.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> - GV nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. - Chú ý nghe. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………...................... Khối trưởng duyệt. Chuyên môn duyệt.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> TUẦN 11:. Thứ ba, ngày 31 tháng 10 năm 2017. TIẾT 21: HỌC HÁT: BÀI ĐÀN GÀ CON Nhạc : Phi – Líp – pen – cô Lời : Việt Anh I. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời, hát đúng giai điệu và tiết tấu lời ca. - HS Hát đồng đều, rõ lời. Biết vỗ tay theo phách. - Biết bài hát do nhạc sĩ người Nga sáng tác, lời Việt: Việt Anh. *Đối với HS yếu: Yêu cầu hát thuộc lời ca một đoạn trong bài hát II. CHUẨN BỊ : - GV: hát chuẩn xác bài hát Đàn gà con, máy nghe, đĩa hát, đàn, thanh phách, bảng phụ. - HS: SGK âm nhạc, phách III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức:(1’) GV nhắc HS ngồi ngay ngắn. 2. KTBC:(2-4’) - GV gọi 1 nhóm lên hát lại 1 trong 2 bài hát đã học ở tiết trước theo nhạc. - Nhận xét – đánh giá. 3. Bài mới :(28-32’) Hoạt động 1: Dạy hát bài: Đàn gà con Mục tiêu: Hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - GV mở máy cho HS nghe hoặc GV hát mẫu. - GV chia câu hát và Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu, HS đọc thuộc lời theo tết tấu. - Khởi động giọng: là...la...la...lá... - Tập hát từng câu, mỗi câu hát 2, 3 lần để thuộc giai điệu và lời ca. - Cho HS hát lại nhiều lần ( chú ý luyện phát âm cho HS ). - GV nhận xét, sửa chữa. Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm Mục tiêu: Hát kết hợp gõ đệm đúng - GV hướng dẫn HS hát, gõ đệm theo phách. - GV làm mẫu .. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngồi ngay ngắn. - 1 nhóm lên tập biểu diễn.. - HS lắng nghe . - HS đọc thuộc lời theo tết tấu - HS Khởi động giọng: là...la...la...lá... - HS hát đồng thanh. - HS hát lại toàn bài - HS hát theo dãy, nhóm. - HS hát cá nhân . - HS nhận xét . -HS chú ý theo dõi.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> Trông kia đàn gà con lông vàng x x x x Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn x x x x - GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV cho Cá nhân xung phong hát kết hợp gõ đệm. 4. Củng cố- Dặn do: ( 4-5’) - HS đứng ôn tại chỗ hát, vỗ tay theo phách 1 lần . - HS nhắc lại tên tác giả bài hát . - GV nhận xét chung tiết học . - Về nhà học thuộc bài hát .. - HS thực hiện: Lớp, dãy, cá nhân. - HS trả lời . + Tác giả Phi – Líp – pen – cô . + Lời Việt : Việt Anh - HS lắng nghe . - HS ghi nhớ .. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………..................... …………………………………………………………………………………………......................
<span class='text_page_counter'>(44)</span>
<span class='text_page_counter'>(45)</span> Thứ tư, ngày 01 tháng 11 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 22: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON. I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc 2 lời của bài hát: Đàn gà con - HS Hát đồng đều, rõ lời. Biết vỗ tay theo tiết tấu lời ca, theo phách. - Giúp các em biết yêu quý, bảo vệ những con vật xung quanh mình. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử, thanh phách, bảng phụ chép bài hát - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’) - HS khởi động giọng. 2.Kiểm tra bài cũ: ( 2’ ) - Mời 2, 3 HS hát lại bài Đàn gà con ( GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Đàn gà con ( 12’ ) Mục tiêu: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát. - GV dạo đàn, HS hát lại bài - GV Sửa lỗi cho HS. - GV mở đàn hoặc đánh đàn cho HS hát cả bài hát. -Luyện hát nối tiếp từng câu đến hết bài theo dãy GV nhận xét chỉnh sửa nếu có - Hát kết hợp gõ đệm theo phách -GV nhận xét tuyên dương - GV cho HS hát, gõ đệm tiết tấu -GV nhận xét tuyên dương. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát tập thể một bài hát. - Hai học sinh lên bảng hát.. - Chú ý nghe.. - Học sinh thực hiện. - Sửa sai theo hướng dẫn. -HS luyện hát luân phiên: lớp, dãy, nhóm đôi, cá nhân. - HS hát nối tiếp theo dãy - Hát và gõ đệm theo phách: Dãy, cá nhận, nhóm đôi. -HS hát, gõ đệm theo tiết tấu lần lượt.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> *Hoạt động 2: Hát kết hợp biểu diễn theo giai điệu bài hát ( 12’ ) Mục tiêu: HS tập biểu diễn trước lớp nhịp nhàng - GV đàn cho HS hát, nhún chân theo nhịp - Dạo đàn, HS hát phụ hoạ tại chỗ - Gọi từng nhóm hát trước lớp. - Gọi HS lên trình bầy bài trước lớp. ( HS nhận xét, GV nhận xét) - Ch 4. Củng cố- dặn do ( 3’ ) - GV nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác. - GV nhận xét giờ học, - Nhắc HS về học bài.. - Học sinh thực hiện. -HS hát kết hợp vận động theo nhịp. - Học sinh thực hiện. -Nhóm t/h. -Cá nhân t/h. - Học sinh thực hiện. -Chú ý nghe. -Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(47)</span> TUẦN 12:. Thứ ba, ngày 07 tháng 11 năm 2017. TIẾT 23: ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON I. MỤC TIÊU : - HS hát thuộc 2 lời bài hát, hát đúng giai điệu, lời ca. - HS Biết sử dụng thanh phách ( hoặc vỗ tay ) đệm đúng theo phách , theo tiết tấu lời ca. - HS Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. Với HS yếu : Hát thuộc lời ca, kết hợp gõ đệm được theo tiết tấu hoặc theo phách c. II. CHUẨN BỊ : - GV: Máy và đĩa nhạc, phách, Chuẩn bị vài động tác vận động phụ hoạ để hướng dẫn HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Ổn định tổ chức(1’) Nhắc HS ngồi ngay ngắn. 2. KTBC: 3. Bài mới:(28-32’) Hoạt động 1 : Ôn tập bài Đàn gà con (8-10’) Mục tiêu: HS hát thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, lời ca. -Khởi động giọng: mà...ma...má...ma...mà... - GV đàn giai điệu bài hát ( Hoặc hát nguyên âm la theo giai điệu của bài hát). - Hỏi : Bài hát này có tên gọi là gì ? Nhạc của ai ? Lời Việt do ai phỏng dịch ? - Hướng dẫn HS ôn lại 2 lời bài hát để giúp HS thuộc và đúng giai điệu bằng nhiều hình thức: + Hát đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân. - GV nhận xét, sửa chữa . - GV cho HS hát và vỗ đệm theo phách,. - HS ngồi ngay ngắn đúng tư thế.. -Hướng dẫn Cho HS hát và vỗ đệm theo tiết tấu lời ca. Trông kia đàn gà con lông vàng x x x x x x x. - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. ( dãy hát –dãy gõ đệm). Hoạt động 2: (10-12’)Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Mục tiêu: Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng. - GV hướng dẫn mẫu vài động tác vận động phụ. - Khởi động giọng: mà...ma...má...ma... ….mà... - HS lắng nghe . - HS trả lời . - HS hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.. -HS theo dõi GV làm mẫu.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> hoạ . +Lời 1: Câu 1 và 2 một tay chống hông, 1 tay đưa ngón trỏ chỉ sang trái- phải; câu 3-4 tay hơi co đưa lên ngang hông, chân nhấp hơi nhanh như động tác chạy. +Lời 2: câu 1 làm động tác vãi thóc, câu 2 như đang uống nước; câu 3 – 4động tác như ở lời 1 chân bước tại chỗ theo phách, ngực hơi ưỡn về phía trước như sau khi ăn no. Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp (5-7’) - GV mời HS lên biểu diễn trước lớp . - GV cho HS lên hát kết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - GV cho HS hát kết hợp vận động phụ họa. - Nhận xét HS sau khi biểu diễn.. 4. Củng cố- Dặn do:(5’) - GV mở nhạc cho HS cùng hát lại bài hát. - Giáo dục HS biết yêu các loài vật nuôi -Dặn dò HS -Nhận xét giời học.. - HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV.. - HS Cả lớp hát kết hợp động tác phụ họa cả bài hát - HS biểu diễn trước lớp : + Từng nhóm + Cá nhân - HS nhận xét. - Cả lớp hát vận động . - HS ghi nhớ .. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Thứ tư, ngày 08 tháng 11 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 24: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON. I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS hát đúng giai điệu và thuộc bài hát: Đàn gà con - Kĩ năng: HS Biết tập biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Thái độ: Giáo dục HS biết tự tin mạnh dạn khi biểu diễn. Các em cảm thụ âm nhạc * HS chậm, khuyết tật: HS hát được một đoạn của bài hát II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’) - HS khởi động giọng. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: * Hoạt động 1:Ôn tập bài hát: Đàn gà con ( 10’ ) Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca - GV dạo đàn, HS hát lại bài hát -Cho HS hát nối tiếp từng câu - GV đàn HS hát, gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Học sinh thực hiện. - HS hát nối tiếp từng câu theo dãy, nhóm - Hát và gõ đệm theo phách. Theo tiết tấu lời ca: lớp, dãy, nhóm, cá nhân -HS nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét sửa sai * Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát ( 15’) Mục tiêu: HS biết tự tin mạnh dạn khi biểu diễn bài hát - GV đàn cho HS hát, vận động theo nhịp - HS hát+ vận động tác phụ hoạ.. - Học sinh thực hiện. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Nhóm biểu diễn trước lớp.. - Hát tập thể một bài hát.. -. Chú ý nghe..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Dạo đàn, HS hát phụ hoạ tại chỗ - Gọi từng nhóm hát trước lớp. - Gọi HS lên trình bày bài trước lớp. ( HS nhận xét, GV nhận xét) 4. Củng cố- dặn do ( 3’ ) - GV nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác. - GV nhận xét giờ học, - Nhắc HS về học bài.. - - - -Học sinh thực hiện. - Chú ý nghe.. - Hs trả lời - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(51)</span> TUẦN 13:. Thứ ba, ngày 14 tháng 11 năm 2017. TIẾT 25: HỌC HÁT BÀI: SẮP ĐẾN TẾT RỒI Nhạc và lời :Hoàng Vân I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS hát đúng giai điệu lời ca, hát thuộc lời.. -Kĩ năng: HS biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca. -Thái độ: Giáo dục HS biết đôi nét về cái tết cổ truyền. * HS chậm, khuyết tật: HS hát được một đoạn của bài hát II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ôn định tổ chức (3’) : Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2’): Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Đàn gà con tạo không khí vui vẻ cho giờ học. 3. Bài mới (25’) Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1: Học hát bài: Sắp đến tết rồi (15-17’) Mục tiêu: HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu. - GV treo tranh minh họa và giới thiệu bài hát Sắp đến tết rồi - GV nêu cảm nhận và suy nghĩ về bài hát (Bài hát vui vẻ, nói về không khí chuẩ bị đón tết). - Gv đọc mẫu lời ca 1-2 lần - Gv đọc từng câu cho học sinh đọc theo tiết tấu lời ca.. -Khởi động giọng: à...a...a...á... - Gv đàn và hát mẫu 1-2 lần. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Quan sát tranh và lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.. - Lắng nghe và nhẩm theo - Lắng nghe giáo viên đọc và đồng thanh đọc lời ca. - Từng dãy đọc. - Tổ 1 lời 1, tổ 2 lời 2, tổ 3 lời 1, cả lớp lời 2 -Khởi động giọng: à...a...a...á... - Lắng nghe và nhẩm theo. -HS lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> -Cho HS hát theo lối móc xích. - Nhận xét và tuyên dương. - Đàn giai điệu từng câu và bắt nhịp cho học sinh hát nối tiếp. - Lắng nghe và sửa sai. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm 10’ Mục tiêu: HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo phách đúng - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. Tiết tấu: Sắp đến tết rồi đến trường.. * * * * * * Phách: * * * * - Nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các em. -GV nhận xét, đánh giá 4.Củng cố, dặn dò(5’) - Cả lớp đồng thanh hát lại bài, kết hợp gõ đệm theo phách. - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả, nhạc của nước nào? - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, cách gõ đệm.. - Nghe đàn và hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên. - Từng tổ, dãy. bàn, nhóm, cá nhân thực hiện bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.. - Quan sát giáo viên thực hiện và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. - Thi từng nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu. - Từng dãy thực hiện bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu. - Một dãy hát hai dãy gõ đệm theo phách và luân phiên đổi ngược lại -HS nhận xét bạn. - Cả lớp hát lại cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả, nhạc của nước nào?. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Thứ tư, ngày 15 tháng 11 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TIẾT 26: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát: Sắp đến tết rồi. - Kĩ năng: HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Thái độ: Giáo dục HS biết đôi nét về cái tết cổ truyền của dân tộc. *HS khuyết tật, yếu: HS hát thuộc hai câu của bài hát, có thể hát theo giai điệu II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. 2.Kiểm tra bài cũ -KT trong quá trình luyện tập. 3. Bài mới:( 28’ ) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Giới thiệu bài: 2’ - GV giới thiệu bài học. - Hát tập thể một bài hát. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát: Sắp đến tết rồi ( 26 ’ ) Mục tiêu: HS hát thuộc lời và đúng giai điệu của bài hát. - GV dạo đàn, HS hát lại bài - Chú ý nghe. - Sửa lỗi cho HS. - Học sinh thực hiện. - GV đàn, HS hát+ gõ đệm theo phách, theo tiết - HS sửa sai. tấu của bài). - Hát và gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời - GV đàn cho HS hát nối tiếp từng câu theo dãy ca. - Mời 1 vài nhóm HS lên trình bày bài trước lớp - Học sinh thực hiện. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. theo các hình thức : Đơn Ca, song ca, tam ca. (HS nhận xét, GVnhận xét đánh giá từng tiết Học sinh nghe mục) 4.Củng cố- dặn do ( 2’ ).
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác - GV nhận xét giờ học: - GV đàn, HS hát lại bài có phụ họa - Nhắc HS về học bài.. - Chú ý nghe. - Học sinh thực hiện. - - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(55)</span> TUẦN 14:. Thứ tư, ngày 23 tháng1 1 năm 2016. TIẾT 14: ÔN TẬP BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI I.MỤC TIÊU 1. Kiếnthức: -Thuộc lời bài hát 2.Kĩ năng: -Biết hát kết hợp theo phách, tiết tấu lời ca. - Biết biểu diễn một vài động tác phụ hoạ đơn giản. 3. Thái độ: -Thích ca hát, vui vẻ, mạnh dạn. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức (3’) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2’): Thực hiện trong giờ học 3. Bài mới (25’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV a-Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học tiếp bài: Sắp đến tết rồi -GV ghi tựa bài. b-Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi -Hướng dẫn ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức. -Yêu cầu từng HS hát lại bài hát. -GV nhận xét. - GV cho hs hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca và gõ đệm theo nhịp - Chia tổ để thi đua. - Mời hs nhận xét chéo. Hoạt động 2: hát kết hợp vận động phụ họa, tập biểu diễn. -GV hát và vận động phụ họa đơn giản -Câu 1, 2: Các em vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp, tay lần lượt đưa sang phải, sang trái đầu nghiêng theo. HOẠT ĐỘNG CỦA HS -Bài: Sắp đến tết rồi -HS trả lời.. -HS đọc tựa bài.. -Hát ôn bài theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, tổ + Hát cá nhân -Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiêt tấu lời ca..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> tay vỗ - Câu 3: Hai tay bắt chéo đưa ngang ngực, chân nhún theo nhịp bài hát. - Câu 4: Hai tay mở rộng đưa cao quá đầu rồi từ từ hạ xuống, người lắc qua phải, qua trái. - Cho cả lớp thực hiện hát kết hợp vận động tại chỗ. - Cho từng nhóm lên đứng vừa hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Gọi HS nhận xét. Hoạt động 3: Em làm ca sĩ -Yêu cầu lớp chia làm 2 đội. -Luật chơi: Yêu cầu từng thành viên lên hát bài hát.Hát đúng lời, đúng nhịp nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. -GV nhận xét. 4.Củng cố - dặn dò: -Em học bài gì ? - Về nhà xem lại bài. -GV nhận xét tiết học.. -HS theo dõi - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. -Thực hiện. -Bài : Sắp đến tết rồi -Lắng nghe. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Thứ tư, ngày 23 tháng 11 năm 2016. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI I. MỤC TIÊU:. - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát: Sắp đến tết rồi. - HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Giúp các em tự tin, mạnh dạn trướcđám đông II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. - Hát tập thể một bài hát. 2.Kiểm tra bài cũ KT trong quá trình luyện tập. 3. Bài mới:( 2’ ) a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. - Chú ý nghe. b. Nội dung bài: *. Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi ( 26 ’ ) - Hs nghe - Gv đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát - Hát và gõ đệm theo phách. - GV đàn, HS hát+ gõ đệm theo phách của bài). - GV đàn cho HS hát, vận động theo nhịp - Mời 1 vài nhóm HS lên trình bầy bài trước lớp - Học sinh thực hiện. theo các hình thức : Đơn Ca, song ca, tam ca. (HS nhận xét, GVnhận xét đánh giá từng tiết - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. Học sinh nghe mục) 4.Củng cố- dặn do ( 2’ ) - HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác - Chú ý nghe. - GV nhận xét giờ học: - Học sinh thực hiện. - GV đàn, HS hát lại bài có phụ họa - - Học sinh ghi nhớ. - Nhắc HS về học bài..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(59)</span> TUẦN 15. Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016. TIẾT 15: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON – SẮP ĐẾN TẾT RỒI. I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu lời ca và thuộc lời ca. -HS thực hiện một vài động tác phụ họa,hát kết hợp gõ đệm theo phách,tiết tấu lời ca. -Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến tết rồi II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức (1’) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ : Thực hiện trong giờ học 3. Bài mới (27’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV. Các hoạt động: 27-30’ Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: Đàn gà con, Sắp đến Tết rồi (20’) a,Ôn tập bài hát: Đàn gà con (10’). - Đàn cho HS ôn tập - Hướng dẫn HS hình thức ôn tập. -Cho hs hát múa phụ họa - GV nhận xét, đánh giá b,Ôn tập bài hát: Sắp đến Tết rồi (10’) - Đàn cho HS ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Nghe đàn và đồng thanh hát kết hợp gõ đệm: +Nhịp, +Phách, + Tiết tấu -HS ôn tập theo hình thức: +Cá nhân lên bảng biểu diễn +Từng nhóm hát +Tổ hát. -Lớp đứng hát kết hợp múa phụ họa. - Lắng nghe. - Nghe đàn và đồng thanh hát kết hợp gõ đệm: +Nhịp, + Tiết tấu -HS ôn tập theo hình thức:.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> -Hướng dẫn HS hình thức ôn tập. -GV nhận xét Hoạt động 3: Tập đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Sắp đến Tết rồi -7’ -GV nhắc lại cho hs cách đọc thơ theo tiết tấu. -GV nhận xét- khuyến khích HS 4.Củng cố, dặn dò(5’) - Cả lớp đồng thanh hát lại bài, kết hợp gõ đệm theo phách. - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả,nhạc của nước nào. - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, cách gõ đệm.. +Cá nhân lên bảng biểu diễn +Từng nhóm hát -HS lắng nghe.. -HS lắng nghe và nhớ lại cách đọc. -Từng nhóm gõ và đọc thơ theo tiết tấu: -Lớp hát lại bài hát và gõ phách -HS nhắc tên bài học -HS ghi nhớ. Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………..………….
<span class='text_page_counter'>(61)</span> Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON SẮP ĐẾN TẾT RỒI I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca 2 bài hát: Đàn gà con và Sắp đến tết rồi. - Biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ, hát kết hợp vỗ đệm (gõ đệm ) theo phách, TT - Giúp các em đọc thơ theo TT bài Sắp đến tết rồi tốt hơn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1’ ) 2.Kiểm tra bài cũ - KT trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tập biểu diễn 2 bài hát: - HS nhắc lại * Ôn tập bài hát: Đàn gà con ( 15’ ) - HS hát - GV y/c HS nhắc lại tên tác giả bài hát. - GV đàn, HS hát lại bài. - Hát + gõ đệm - GV đàn, HS hát, gõ đệm phách - HS hát.+ vận động - GV đàn cho HS hát, vận động theo nhịp -HS hát đối đáp - HD hs tập hát đối đáp : - Gọi từng nhóm hs hát trước lớp. *. Ôn tập bài hát: Sắp đến tết rồi ( 12’ ) - GV đạo đàn, HS hát lại bài - Hs hát - GV y/c HS hát gõ đệm tiết tấu. - Gọi HS hát trước lớp. - Hs t/h - GV đọc thơ, hs đọc theo, đọc +gõ tiết tấu. 4. Củng cố- dặn do : ( 2’ ) - HS nhắc lại - GV nhắc lại nội dung bài học.
<span class='text_page_counter'>(62)</span> - GV nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. . - HS nghe. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………..... …………………………………………………………………………………………..... ………………………………………………………………………………………………… ….…….....
<span class='text_page_counter'>(63)</span> TUẦN 16. Thứ tư, ngày 07 tháng 12 năm 2016. TIẾT 16: NGHE QUỐC CA- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS được nghe Quốc ca và biết rằng khi chao cờ có hát Quốc ca. -Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang. -Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giưã âm nhạc với đời sống(Câu chuyện Nai Ngọc) II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, , nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức (3’) : Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ : Thực hiện trong giờ học 3. Bài mới(27’) -Giới thiệu bài: 1-2’ -Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV Hoạt động 1: Nghe Quốc ca (10’) -GV giới thiệu bài:Đây là bài hát chung của cả nước.Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài Tiến quân ca do nhạ sĩ Văn Cao sáng tác. +Khi chào cờ có hát hoặc cử nhạc bài Quốc ca,tát cả mọi người phải đứng thẳng nghiêm trang mắt nhìn về Quốc kì -GV mở nhạc cho HS nghe bài Quốc ca -Tập cho hs đứng chào cờ,nghe Quốc ca Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc:Câu chuyện Nai Ngọc(12’) -GV kể câu chuyện Nai Ngọc. -GV nêu câu hỏi cho hs trả lời? +Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hại nương dãy màu màng? +Tại sao đã khuya mà dân làng ko ai muốn về? -GV treo bảng ghi kết luận và đọc lại cho hs ghi. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS theo dõi và lắng nghe.. -HS chú ý nghe nhạc và quan sát hình ảnh một buổi lễ chòa cờ -HS đứng chào cờ và nghe Quốc ca.. -HS lắng nghe gv kể chuyện. -HS trả lời câu hỏi của gv: +Do mải nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé. +Vì tiếng hát vô cùng hấp dẫn của em bé. -HS lắng nghe và ghi nhớ..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> nhớ. 4.Củng cố, dặn dò(5’) - Cả lớp đồng thanh hát lại1 bài hát đã học. -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em có cố gắng trong giờ học. - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, chuẩn bị bài mới.. . -HS hát lại bài hát -HS ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(65)</span> Thứ tư, ngày 07 tháng 12 năm 2016. LUYỆN ÂM NHẠC NGHE QUỐC CA- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS được nghe Quốc ca. - Biết khi chào cờ hát Quốc ca phải có thái độ trang nghiêm - Qua phần kể chuyện âm nhạc các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đài caste, băng Quốc ca Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) Hát tập thể một bài hát. 2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu ND bài học - Chú ý nghe. b. Nội dung bài: * Hoạt động 1:Nghe Quốc ca Việt nam ( 10’ ) - GV giới thiêu bài Quốc ca Việt Nam, sơ lược vài nét về tác giả Văn Cao, về hoàn cảnh ra đời của bài : B - Quốc ca Việt Nam còn có tên là Tiến hát. quân ca, do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác và - Bật caste cho HS nghe bài hát. được chọn làm Quốc ca năm 1946....) - GV nhắc HS phải biết trang nghiêm khi chào cơ và nghe hát Quốc ca. Chú ý nghe. - GV bật caste cho HS nghe lại bài. Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc ( 15’ ) Câu chuyện Nai Ngọc - Học sinh nghe (Hay: Tiếng hát kì diệu. SGV trang 37) - GV đọc chuyện cho HS nghe. + Tại sao các loài vật lại quên cả phá hoại nương - HS TL : Tiếng hát Nai Ngọc đã giúp dân làng xua đuổi các loài thú đến phá rẫy do rẫy mùa màng ? chúng mải nghe tiếng hát của em...) + Vì sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về ? * Trò chơi: Tên tôi tên bạn (GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi theo SGV. - HS thực hiện trò chơi..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> trang 39) 4. Củng co- dặn do : ( 3’) - GV mở băng cho hs nghe bài hát Quốc ca - GV bất caste, HS nghe lại bài hát - Nhắc HS về học bài.. - Chú ý nghe. - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... ………………………………………………………………………………………….......... Khối trưởng. Chuyên môn duyệt.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> TUẦN 17:. Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2016. TIẾT 17: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: ĐƯỜNG VÀ CHÂN (Nhạc và lời: Hoàng Long- Xuân Thu) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS biết tên bài hát ,tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và thể hiện tình cảm khi hát , kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, theo phách. -HS chú ý nghe cô hát biết tên bài hát và làn điệu dân ca xá mượt mà tình cảm… 2.Kỹ năng: -Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của HS -Rèn phong cách biểu diễn âm nhạc cho HS 3.Thái độ: -Giáo dục HS tình yêu quê hương ,không vứt rác bừa bãi trên đường phố, không chơi đùa dưới mưa khi đi dưới mưa phải đội mũ… II.Chuẩn bị: -Đàn ,xắc xô,phách tre Nội dung tích hợp:-Toán , giáo dục bảo vệ môi trường, môi trường III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức:Cô trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo 2.Bài mới: a.Gây hứng thú :Cô cho cả lớp chơi trò chơi(trời tối,trời sáng) -Các con ơi một ngày mới đến rồi,một ngày thật là vui cô và các con lại đến trường b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1:Dạy hát : Đường và chân -Cô mở nhạc cho hs 2 lần -HS nghe -Các con ạ, đường và chân là đôi bạn thân . nhạc sỹ (Hoàng lân ) đã sáng tác bài hát(đường và chân ) nói -HS chơi trò chơi trời tối, trời sáng lên tình cảm của các bạn luôn yêu mến quê hương ,yêu mến con đường hàng ngày cùng các bạn tới trường .Con đường là người bạn thân thiết với các con ,vì vậy các con phải luôn giữ sạch đường phố -HS hát và lấy nhạc cụ xanh ,sạch đẹp.các con nhớ không được vứt rác bừa bãi và khi đi đến trường các con phải đi đúng luật giao thông nhé ..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> -Cho trẻ hát 2 lần vỗ tay theo tiết tấu chậm của bài hát *Nếu bài hát được các bạn vỗ tay theo tiết tấu chậm bằng dụng cụ âm nhạc sẽ hay hơn đấy -Cô cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát -Cô cho từng tổ gõ đệm theo tiết tấu chậm theo nhịp bài hát -Trẻ hát vỗ tay theo tiết tấu chậm Hoạt động 3: Nghe hát bài: mưa rơi(dân ca xá) -Các con ạ ,con đường thân yêu đưa các con đến trường ,con đường còn được các con đến vùng miền núi của đất nước.Hôm nay cô mời các con cùng đến với dân tộc ở miền núi đó là dân ca xá quê hương của các bạn có những làn điệu dân ca thật là hay và sau đây các con chú nghe cô hát bài (mưa rơi )dân ca Xá nhé -Cô hấn lần 1 thể hiện cử chỉ điệu bộ -Nội dung : các con ạ mưa rơi làm cho cây cối xanh -HS chú ý nghe hát và cảm nhận được tươi muôn hoa đua sắc làm cho cảnh đẹp ở miền giai điệu của bài hát núi càng đẹp hơn .Mưa có ích cho cây cối ,con người và khi đi dưới trời mưa các con nhó phải đội mũ nón nhé? -Cô hát lần 2 hát tự nhiên ,vui tươi 4.Củng cố- Dặn dò: - Cô cho cả lớp hát lại bài hát -Nhận/ xét tiết học -Dan dò. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Thứ tư, ngày 14 tháng 12 năm 2016 LUYỆN ÂM NHẠC. ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐƯỜNG VÀ CHÂN I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS biết tên bài hát ,tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát và thể hiện bài hát kết hợp gõ đệm theo bài hát, vận đông đơn giản -HS biết cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia chơi trò chơi (ai nhanh nhất) 2.Kỹ năng: -Rèn cách biểu diễn âm nhạc cho HS 3.Thái độ: -Giáo dục HS tình yêu quê hương ,không vứt rác bừa bãi trên đường phố, không chơi đùa dưới mưa khi đi dưới mưa phải đội mũ… II.Chuẩn bị Đàn, phách tre. III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: -Tiết học trước các em đã được học bài hát gì ? -Em hãy trình bày bài hát :Đường và chân 3.bài mới: a.Giới thiệu bài b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Ôn tập bài hát * Cả lớp lắng nghe thầy hát 1 lần -HS nghe * Khởi động giọng: À- A -A- Á _ Á -A- A-À -HS Khởi động giọng ò- o -o- ó _ ó-o- o-ò *Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp: -GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp theo dãy -Từng dãy hát kết hợp gõ đệm theo nhịp -GV nhận xét- đánh giá- động viên *Hát kết hợp gõ đệm theo phách: -GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách từng dãy- -HS hát kết hợp gõ đệm theo phách từng nhóm dãy- nhóm.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> -GV nhận xét- Sửa sai- đánh giá- động viên Hoạt động 2: Hát kết hợp động tác phụ họa -GV hướng dẫn HS thực hiện một số động tác đơn giản -Cho HS thực hiện lại toàn bài *Hoạt động 3: Tập Biểu diễn -Hàng ngày trên những con đường thân yêu, chim hót hoa nở,cây cối xanh tươi chào đón các con đến trường ở đó có cô giáo và các bạn rất là vui .Sau đây lớp mình sẽ biểu diễn chương trình văn nghệ thật là hay -Cho nhóm bạn trai hát gõ đệm theo tiết tấu chậm thi đua với nhóm bạn gái -mời tam ca nữ hát kết hợp nhún theo lời bài hát -Thi hát to ,hát nhỏ -Cách chơi: cô cho HS chia làm 2 đội: một đội hát to gõ đệm theo tiết tấu chậm,một đội hát nhỏ vỗ tay theo nhịp bài hát nếu đội nào hát và vỗ sai sẽ thua cuộc -Mời đơn ca nữ lên biểu diễn gõ đệm theo tiết tấu 4.Củng cố- Dặn dò +Hôm nay các em được ôn tập bài hát gì ? +Đường và chân là đôi bạn như thế nào ? -Giáo dục HS: Qua bài hát này thầy khuyên các em cần phải học tập giống như đôi bạn thân “Đường và chân”, cần có những tình cảm đẹp, đối xử tốt với bạn bè trong lớp học. Phải luôn thương yêu, giúp đỡ nhau trong tất cả các hoạt động để mọi người ai cũng là người bạn thân thiết nhất của ta. -Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị các bài hát để tập biểu diễn. -HS chú ý thực hiện lần lượt đến hết bài -HS thực hiện cả bài hát. -Các tổ thi đua hát -HS biểu diễn tự nhiên ,vui tươi. -HS hát theo yêu cầu của cô -HS trả lời -HS ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(71)</span> TUẦN 18:. Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2016. TIẾT 18: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU : - HS nhớ, thuộc và thể hiện tốt các bài hát đã học trong học kỳ I : Bài hát : Quê hương tươi đẹp ; Mời bạn vui múa ca ; Tìm bạn thân ; Lý cây xanh ; Đàn gà con ; Sắp đến tết rồi. - Giúp HS mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước lớp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức :(1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra đan xen trong giờ học. 3. Bài mới : ( 30’) Ôn tập các bài hát : Quê hương tươi đẹp Mời bạn vui múa ca Tìm bạn thân Lí cây xanh Đàn gà con Sắp đến tết rồi Gv đàn cho hs hát ôn lại mỗi bài 1 lần. GV cho từng nhóm, mỗi nhóm 3 em lên bảng biểu diễn( biểu diễn có phụ họa ) GV cho từng nhóm thi đua biểu diễn và chọn ra nhóm khá nhất để tuyên dương. 3.Củng cố – dặn dò : ( 2’ ) - GV nhận xét : - Nhắc nhở các hs còn chưa biểu diễn tốt cần cố gắng hơn ở những buổi biểu diễn sau. Khen ngợi những hs biểu diễn tốt cần giữ vững và phát huy.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -. HS thực hiện HS nhóm 3 lên biểu diễn. -. HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(72)</span>
<span class='text_page_counter'>(73)</span> Thứ tư, ngày 21 tháng 12 năm 2016. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. Mục tiêu:. - Giúp HS nhớ lại các bài hát ở HKI - Hát đều giọng, đúng nhịp - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ các bài hát. 2.Học sinh: - SGK, vở ghi, dụng cụ gõ đệm III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức(2p) : - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tư thế ngồi của HS 2. Kiểm tra bài cũ : - Lồng vào giờ tập biểu diễn 3. Bài mới (28p) a.Giới thiệu bài: Ghi bảng b.Các hoạt động:. HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1: Ôn lại các bài hát đã học: (10’) - GV có thể treo tranh, gõ 1 âm hình tiết tấu, đánh - Nghe, quan sát, và trả lời: 1 giai điệu hoặc la để HS có thể nhận ra được + Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng) những bài hát đã học + Mời bạn vui múa ca (Phạm Tuyên) +Tìm bạn thân (Việt Anh ) +Lí cây xanh (Dân ca Nam Bộ) +Đàn gà con (Phi-líp-pen-cô) +Sắp đến tết rồi(Hoàng Vân ) Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát đã học( 18’) - Mời từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn các bài - Từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn theo hát yêu cầu của GV - GV nhận xét đánh giá hs 4. Củng cố, dặn dò(5p) - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài vừa học.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Dặn dò HS - Nhắc nhở những HS chưa tích cực, khen ngợi những em học tập tốt. Cả lớp cần cố gắng hơn ở HK II.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(75)</span> TUẦN 19:. Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017. TIẾT 19: HỌC HÁT: BÀI BẦU TRỜI XANH (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ) I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu lời ca . -HS hát đồng đểu rõ lời. -HS biết bài hát này do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức (3p) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2p): - Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Đàn gà con tạo không khí vui vẻ cho giờ học. 3. Bài mới (25p) a. Giới thiệu bài: - GV treo tranh minh họa và giới thiệu bài hát :Bầu trời xanh b.Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Dạy hát bài Quê hương tươi đẹp -GV hát mẫu, giới thiệu tác giả, giai điệu bài hát. -Đọc lời ca - Lắng nghe và nhẩm theo - Gv đọc mẫu lời ca 1-2 lần - Gv đọc từng câu cho học sinh đọc theo - Lắng nghe giáo viên đọc và đồng thanh đọc lời ca. - Từng dãy đọc. -Khởi động giọng: là...la...la...lá -Khởi động giọng -Học hát :12’ -HS lắng nghe - Đàn giai điệu từng câu và bắt nhịp cho học sinh - Nghe đàn và hát từng câu theo hướng dẫn hát nối tiếp. của giáo viên. - Lắng nghe và sửa sai. -Luyện hát cả bài theo dãy - Từng tổ, dãy. bàn, nhóm, cá nhân thực -Luyện hát từng câu nối tiếp hiện bài hát theo hướng dẫn của giáo viên. -GV nhận xét tuyến dương Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, - Quan sát giáo viên thực hiện và thực hiện phách, tiết tấu lời ca. theo hướng dẫn của giáo viên..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> Tiết tấu: Em yêu bầu trời xanh xanh * * * * * * Hát gõ đệm theo phách: - Nhận xét và khen ngợi tinh thần học tập của các em. 4.Củng cố, dặn dò(5’) Củng cố: - Cả lớp đồng thanh hát lại bài, kết hợp gõ đệm theo phách. - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả. -Dặn dò: - Nhắc nhở học sinh học thuộc bài, cách gõ đệm.. - Thi từng nhóm hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. - Từng dãy thực hiện bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu. - Một dãy hát hai dãy gõ đệm theo phách và luân phiên đổi ngược lại. -HS hát lại bài hát - Học sinh nhắc lại tên bài, tên tác giả.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(77)</span> Thứ tư, ngày 11 tháng 01 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.. -Biết hát kết hợp vận động theo nhạc đàn. - Qua tiết học các em phân biệt được âm thanh cao thấp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) 2. Kiểm tra bài ( 3’) - Bài: Bầu trời xanh.. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. - Mời HS hát lại bài ( GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: *. Hoạt động 1 : Ôn luyện bài hát: xanh ( 10’ ) - GV nêu câu hỏi. Bài hát: Bầu trời xanh do nhạc sĩ tác ? - GV đàn cho HS hát lại bài hát : cả lớp - Sửa lỗi cho HS. -Cho HS ôn luyện bài hát lần lượt : nhóm đôi, cá nhân -GV nhận xét tuyên dương -GV cho HS hát với hình thức hát nối câu. HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tập hát và gõ đệm Hát tập thể một bài hát.. Hai học sinh lên bảng hát.. - Chú ý nghe. Bầu trời. nào sáng. - HS trả lời. - Học sinh thực hiện. - Tập sửa sai theo hướng dẫn.. -HS ôn luyện bài hát theo:dãy bàn, dãy bàn, nhóm đôi, cá nhân. tiếp từng. -HS hát nối tiếp từng câu theo dãy, theo nhóm.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> *Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc(15’ ) - GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài - GV yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV đàn cho HS hát + vận động theo nhịp đàn - Cho hs luyện tập theo nhóm. - Gọi HS lên trình bầy bài trước lớp ( HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá ) 4. Củng cố- dặn dò : ( 2’) - GV đàn cho HS hát lại bài - GV nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. - HS hát, gõ đệm theo tiết tấu: dãy, nhóm, cá nhân - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách: dãy, nhóm, cá nhân - HS hát kết hợp vận động theo nhạc - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Chú ý nghe. - HS thực hiện - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(79)</span> TUẦN 20:. Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2017. TIẾT 20: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Qua tiết học các em phân biệt được âm thanh cao thấp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) 3. Kiểm tra bài ( 3’) - Bài: Bầu trời xanh.. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. - Mời HS hát lại bài ( GV nhận xét, đánh giá) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: *. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh ( 10’ ) - GV nêu câu hỏi. Bài hát: Bầu trời xanh do n/s nào sáng tác ? - GV đàn cho HS hát lại bài hát - Sửa lỗi cho HS. - GV y/c HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca của bài *Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ hoạ (15’ ) - GV đàn cho HS hát+ vận động theo nhịp - GV hướng dẫn 1 vài động tác phụ họa - Cho hs luyện tập theo nhóm. - Gọi HS lên trình bầy bài trước lớp ( HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá ) -. HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tập hát và gõ đệm Hát tập thể một bài hát. Hai học sinh lên bảng hát.. - Chú ý nghe.. - HS trả lời. - Học sinh thực hiện. - Tập sửa sai theo hướng dẫn. - HS hát, gõ đệm theo TT.. - Học sinh thực hiện. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện. - Chú ý nghe..
<span class='text_page_counter'>(80)</span> 4. Củng cố- dặn dò : ( 2’) - GV đàn cho HS hát lại bài GV nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. - HS t/h - Học sinh ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(81)</span> Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.. -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Qua tiết học các em phân biệt được âm thanh cao thấp.Tự tin khi biểu diễn II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. - HS : Nhạc cụ gõ. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) 2.Kiểm tra bài: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 1’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh ( HS hát, gõ đệm theo TT. 12’ ) - Học sinh thực hiện. - GV đàn cho HS hát lại bài hát - GV y/c HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời - Chú ý nghe. ca của bài - HS t/h - Chia nhóm ra luyện tập *Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ hoạ (10’ ) - Học sinh ghi nhớ. - GV đàn cho HS hát+ vận động theo nhịp - Cho hs luyện tập theo nhóm. - Gọi HS lên trình bầy bài trước lớp ( HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá ) - Hs lắng nghe * Hoạt động 3: Nghe nhạc : ( 7’ ) - Gv mở băng hoặc đàn+ hát cho các em nghe 1 bài hát thiếu nhi - Cho hs nhận xét bài hát.
<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Cho các em nghe lại lần 2 4. Củng cố- dặn dò : ( 2’) - GV đàn cho HS hát lại bài GV nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. -. Hs ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(83)</span> TUẦN 21:. Thứ tư, ngày 08 tháng 02 năm 2017. TIẾT 21: HỌC HÁT: BÀI TẬP TẦM VÔNG (Nhạc: Lê Hữu Lộc - Lời: Theo Đồng Dao). I . MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Tham gia trß ch¬i " TËp tÇm v«ng". II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hát chuẩn xác bài Tập tầm vông. - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc mẫu. - Vài vật nhỏ để tổ chức trò chơi (viên bi, kẹo,…). 2. Học sinh: - SGK, Nhạc cụ gõ ( thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: - Nhắc HS ngồi hát đúng tư thế - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. -2.Kiểm tra bài cũ: + Yêu cầu HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết - HS thực hiện trước sau khi được nghe giai điệu bài hát. GV cho cả lớp hát lại bài hát Bầu trời xanh để HS ôn lại đồng thời khởi động giọng. GV bắt giọng hoặc đệm đàn. 4. Bài mới: a-Giới thiệu bài: b- Các hoạt động: *Hoạt động 1: Dạy bài hát Tập tầm vông. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. Tác giả Lê Hữu Lộc dựa trên câu đồng dao trong dân gian để viết thành bài hát - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời catheo tiết tấu bài hát. Có thể chia bài hát thành 4 câu hát, mỗi câu gồm 4 nhịp, riêng câu cuối có 6 nhịp. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy giữa câu hát.. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu. - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV..
<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. - Nghe, tiếp thu. - Sửa cho HS (nếu các em chưa hát đúng yêu cầu), nhận xét. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm -Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca -Hát kết hợp gõ đệm theo: Dãy, nhóm, cá -GV nhận xét, sửa sai nhân -Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo phách -Hát kết hợp gõ đệm theo: Dãy, nhóm, cá -GV nhận xét, sửa sai nhân *Hoạt động 3: Hát kết hợp trò chơi “Tập tầm vông” - Hướng dẫn HS Hát kết hợp trò chơi như sau: - HS nghe hướng dẫn và tham gia trò Cả lớp cùng hát bài hát Tập tầm vông. GV hoặc 1 chơi. Mỗi dãy, nhóm cử một em lên đoán. HS là “người đố” đứng quay mặt xuống lớp. Câu 1 và 2, người đố nắm bàn tay guồng theo vòng tròn. Câu 3 và 4, đưa 2 tay ra sau lưng để dấu đồ - HS hát kết hợp trò chơi theo từng đôi vật vào một trong 2 tay. Đến câu “có có không bạn theo hướng dẫn. không”, người đó đưa tay ra trước và gọi một HS - HS thực hiện theo hướng dẫn.. xung phong trả lời. Nếu em nào đoán đúng sẽ được lên làm “người đố’’, trò chơi cứ thế tiếp tục. - Ngoài ra, GV cho các em vừa hát vừa Tập tầm vông vừa chơi trò chơi đố nhau từng đôi bạn. 4. Củng cố - Dặn dò: -HS hát lại cả bài theo nhạc đàn - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát trước khi kết thúc tiết học. -Nhận xét tiết học -Dặn dò về học bài Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(85)</span> Thứ tư, ngày 08 tháng 02 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TẬP TẦM VÔNG I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. - HS nghe, phân biết được chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống. - Qua tiết học các em sẽ phân biệt được âm thanh đi lên, đi xuống II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn phím - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: - Hát tập thể một bài hát. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. Chú ý nghe. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tập tầm vông. ( - - HS trả lời. 16’ ) - Học sinh thực hiện. - Gv y/c HS nhắc lại tên tác giả bài hát. - HS t/h - GV bắt nhịp, HS hát lại bài - HS hát+ gõ đệm - Bắt nhịp cho HS hát cùng giai điệu của đàn. - Hát + vận động - GV y/c HS hát, gõ đệm theo phách - Học sinh thực hiện. - GV y/c HS hát, gõ đệm theo tiết tấu lời ca - Gv đàn cho HS hát, vận động theo nhịp đàn - HS nghe - Gọi HS lên trình bày bài trước lớp. ( HS nhận xét, GVnhận xét -kl *. Nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang ( 10’ ) - GV nêu khái niệm về âm thanh đi lên, đi xuống và đi ngang. (SGK 49) - GV đàn từng chuỗi âm thanh rồi phân tích hướng chuyển động cho HS hiểu. - - Chú ý nghe. - GV đàn 1 vài câu hát ở các bài hát đã học cho HS . nghe sau đó hỏi hướng chuyển động của chuỗi âm thanh đó..
<span class='text_page_counter'>(86)</span> 4. Củng cố- dặn do : ( 3’) - HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác - GVnêu y/c, HS chơi trò “ Tay không tay có” Nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> TUẦN 22:. Thứ tư, ngày 15 tháng 2 năm 2017. TIẾT 22: ÔN TẬP BÀI HÁT: TẬP TẦM VÔNG PHÂN BIỆT CHUỖI ÂM THANG ĐI LÊN, ĐI XUỐNG, ĐI NGANG I . MỤC TIÊU: - Biết hỏt theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đàn, máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ,…). - Bảng phụ minh hoạ, chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. 2. Học sinh: - SGK, Nhạc cụ gõ ( thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: - Nhắc HS ngồi đúng tư thế khi hát.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Ngồi ngay ngắn.. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3.Bài mới: -Giới thiệu bài mới - Các hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tập tầm vông. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Tập tầm vông. - Nghe, thực hiện Hỏi HS đoán tên và tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để thuộc lời ca và - HS ôn hát theo hướng dẫn của GV: đúng gia điệu. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân - Hướng dẫn HS hát và vỗ hoặc gõ đệm theo - Hát kết hợp vỗ tay và gõ đệm theo phách (sử dụng nhạc cụ gõ: thanh phách). phách: Tập tầm vông tay không tay có… x x xx x x xx - Hướng dẫn HS hát và vỗ hoặc gõ đệm theo phịp - Hát và vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp 2 (sử dụng trống nhỏ, song loan)..
<span class='text_page_counter'>(88)</span> 2: Tập tầm vông tay không tay có… x x x x *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa và trò chơi -GV hướng dẫn HS hát và vận động theo nhạc đàn -GV nhận xét tuyên dương - Cho HS hát kết hợp trò chơi Tập tầm vông (đã hướng dẫn ở tiết trước). * Hoạt động 3: Nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang khi nghe hát hay nghe nhạc. - GV sử dụng bảng phụ mô tả 3 chuỗi âm thanh khác nhau .Sau đó, GV kết hợp thể hiện bằng âm thanh điên, đi xuống, đi ngang.. - HS hát và nhún theo nhịp đàn: lớp, dãy, nhóm, cá nhân lên trình bày. - HS thực hiện hát kết hợp trò chơi theo hướng dẫn.. - HS nghe GV giới thiệu chuỗi âm thanh bằng hình ảnh và âm thanh.. - Sau khi cho HS nghe và phân biệt các chuỗi âm thanh, GV có thể hát lại (hoặc thổi kèn) để HS tập - HS tập nhân biết chuỗi âm thanh đi lên, đi nhân biết đâu là chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, xuống, đi ngang. đi ngang. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm hát tốt, có thái độ tích cực trong tiết học; nhắc nhở những - Nghe, ghi nhớ cá nhân và nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). - Dặn HS về ôn lại bài hát Tập tầm vông, tập vỗ tay đúng phách và nhịp của bài hát.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(89)</span> Thứ tư, ngày 15 tháng 02 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: TẬP TẦM VÔNG I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát. - Qua tiết học các em biểu diễn tự tin hơn II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn phím - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (2’) 4. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:( 2’ ) - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: *. Ôn tập bài hát: Tập tầm vông. ( 16’ ) - GV bắt nhịp, HS hát lại bài - GV y/c HS hát, gõ đệm theo nhịp của bài. - Gv đàn cho HS hát, vận động theo nhịp - Gọi cá nhân HS lên trình bày bài trước lớp. - Trình bày theo nhóm ( HS nhận xét, GVnhận xét –kết luận 4. Củng cố- dặn do : ( 3’) - HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác - GVnêu y/c, HS chơi trò “ Tay không tay có” Nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát tập thể một bài hát.. -. Chú ý nghe.. - - HS trả lời. - Học sinh thực hiện.. - HS nghe -. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(90)</span>
<span class='text_page_counter'>(91)</span>
<span class='text_page_counter'>(92)</span>
<span class='text_page_counter'>(93)</span> TUẦN 23:. Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2017. TIẾT 23: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH, TẬP TẦM VÔNG NGHE NHẠC I . MỤC TIÊU:. - Biết hỏt theo giai điệu và đúng lời ca 2 bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Nghe một ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu: Cho con.. I. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). Máy nghe, Nhạc bài hát Cho Con 2. Học sinh: - SGK, Nhạc cụ gõ ( thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: - Nhắc HS ngồi hát ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài; ghi bảng b.Các hoạt động: Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Häc sinh söa t thÕ ngåi ngay ng¾n..
<span class='text_page_counter'>(94)</span> a. Ôn tập bài hát Bầu trời xanh - GV đệm đàn cho HS nghe giai ®iệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát.. - HS nghe và trả lời:. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. b. Ôn tập bài hát Tập tầm vông. - GV hỏi HS bài hát nào vừa hát vừa kết hợp trò chơi đối nhau, tên tác giải bài hát.. - HS hát theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca (sử dụng các nhạc cụ gõ). - Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS biểu diễn trước lớp (nhóm, cá nhân).. - HS trả lời: + Tên bài hát: Tập tầm vông. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát. Lúc đầu GV đệm đàn + Nhạc: Lê Hữu Lộc. hoặc mở máy cho HS hát theo, sau đó cho HS hát kết - HS ôn bài hát theo hướng dẫn. Chú ý hát thuộc lời, vỗ tay hoặc gõ đệm đúng hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách và nhịp 2. - Hướng dấn HS hát kết hợp với trò chơi Tập tầm nhịp, phách. vông. - HS hát kết hợp trò chơi - GV nhận xét. *Hoạt động 2: Tập biểu diễn -HS theo dõi -GV hướng dẫn HS tập biểu diễn -HS lên tập biểu diễn theo: nhóm, tốp -Yêu cầu từng nhóm lên tập biểu diễn theo nhạc ca, song ca, đơn ca, --GV nhận xét- đánh giá *Hoạt động 2: Nghe nhạc: Cho con- Phạm Trọng Cầu - GV giới thiệu cho HS bài hát: Cho con của nhạc sĩ : Phạm Trọng Cần. - Cho HS nghe qua tác phẩm một lần. Hỏi HS: + Tiết tấu bài hát nhanh hay chậm? Vui tươi, sôi nổi hay êm dịu, nhẹ nhàng? + Em nghe bài hát có hay không? - GV cho HS nghe lại lần thứ 2, sau đó có thể nói qua về nội dung bài hát. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học, đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực trong tiết học này cần tập. - HS tập trung, trật tự. - HS lắng nghe tác phẩm, trả lời câu hỏi của GV.. - HS nghe lần 2, nghe nhận xét. -HS chú ý và ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(95)</span> trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(96)</span> Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANHTẬP TẦM VÔNG NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU: - HS thuộc giai điệu của 2 bài hát: Bầu trời xanh và Tập tầm vông. - Biết hát kết hợp vỗ tay( hoặc gõ) đệm theo phách, TT lời ca, biết vừa hát vừa kết hợp trò chơi. - Giúp các em biết cách biểu diễn tự nhiên, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ KT trong lúc ôn tập. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) b. Nội dung bài: *. Hoạt động 1: Ôn tập và tập biểu diễn 2 bài hát: a.Bầu trời xanh ( 13’ ) - GV dạo đàn, HS hát lại bài - GV đàn HS hát+ gõ đệm theo phách + tiết tấu lời ca. - GV, dạo đàn cho HS hát, vận động theo nhịp - Gọi từng nhóm hát trước lớp. - Gọi HS hát cá nhân. ( HS nhận xét, GV nhận xét) b.Tập tầm vông. (13’ ) - GV đạo đàn, HS hát lại bài. GV bắt nhịp HS hát gõ đệm tiết tấu. Y/C HS hát + vận động phụ họa ( HS nhận xét, GV nhận xét) *Hoạt động 2:Nghe nhạc (8-10’) Bài: Đi tới trường, Đàn gà con.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát tập thể một bài hát.. - HS hát ôn bài hát . - Tập hát và gõ đệm theo phách+ tiết tấu lời ca. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS nhận xét.. - HS hát ôn bài hát. - HS hát và gõ đệm theo tiết tấu. - Học sinh NX..
<span class='text_page_counter'>(97)</span> - GV đàn cho HS nghe giai điệu các bài hát. 4. Củng cố- dặn do :( 3p ) - GV nhắc lại nội dung bài học - GV nhận xét giờ học, - Nhắc HS về học bài.. - Chú ý nghe. - Học sinh ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(98)</span>
<span class='text_page_counter'>(99)</span>
<span class='text_page_counter'>(100)</span> TUẦN 24:. Thứ tư, ngày 01 tháng 3 năm 2017. TIẾT 24: HỌC HÁT: BÀI QUẢ( LỜI 1,2) Nhạc và lời:Xanh Xanh I Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu lời ca . -HS biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách,tiết tấu lời ca. - Biết hát kết hợp vận động. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm. 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, thanh phách. III. Các Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức (3p) : Kiểm ttra sĩ số, đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ (2p): Quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Bầu trời xanh. tạo không khí vui vẻ cho giờ học. 3. Bài mới (25p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 1.Khởi động: - GV cho lớp hát vui 1 bài. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv hỏi lại tiết trước - Cho lớp hát lại bài - Cá nhân lên hát biểu diễn lại 3. Bài mới: a/ Giới thiệu: -GV giới thiệu nội dung bài: +Học hát bài “Quả” b/ Các hoạt động: -Hoạt động 1: Học bài hát “ Quả ” - Mục tiêu:Hát đúng giai điệu bài hát. - Cách tiến hành: GV giới thiệu bài hát “Quả” và hát mẫu cho HS nghe. GV cho HS đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1,2). GV hát mẫu từng câu và hướng dẫn HS thực hiện. GV kiểm tra. GV cho lớp ghép cả bài vài lần.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Thực hiện - Học sinh trả lời - Thực hiện - Thực hiện. - HS lắng nghe.. - HS thực hiện.. -Tổ-cá nhân thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(101)</span> GV kiểm tra. -Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay. - Mục tiêu: Biết vỗ tay theo phách. - Cách tiến hành: GV hát và vỗ tay theo phách cho HS nghe. GV hướng dẫn lớp thực hiện . GV kiểm tra 4. Củng cố : GV gọi vài HS lên biểu diễn trước lớp bài “Quả” kết hợp vỗ tay. GV nhận xét và rút ra bài học giáo dục đối với HS. - Ôn bài vừa học và xem trước bài mới. *Nhận xét: ưu khuyết điểm của lớp và tuyên dương khen thưởng. - GV nhận xét. Tổ-cá nhân thực hiện. HS chú ý lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………......... …………………………………………………………………………………………..........
<span class='text_page_counter'>(102)</span> Thứ tư, ngày 01 tháng 3 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT: QUẢ I. MỤC TIÊU - HS thuộc lời 1 và 2 của bài hát - HS biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ bài hát một cách nhẹ nhàng. - Giúp các em biết phân biệt 1 số loại quả. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. Bảng phụ chép lời bài hát. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: (1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: - GV dạo đàn cho cả lớp hát lại lời 1+ 2 của bài - GV nhận xét, đánh giá. - HS t/h 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài: *. Ôn tập lời 1và2 bài hát Quả( 16’ ) - Học sinh thực hiện. - GV đàn, HS hát lại lời 1 và 2 HS hát+ gõ đệm - Dạo đàn cho HS hát lại bài - Y/C HS hát kết hợp gõ đệm theo phách . *. Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ. (13’ ) HS quan xát - GV làm mẫu, hướng dẫn HS vận động theo nhịp của bài - HS t/h - GV cho HS đứng dậy hát và vận động tại chỗ. -HS tập theo: Tổ, nhóm, cá nhân. - Y/C học sinh luyện tập dưới nhều hình thức : 4. Củng cố - dặn do :( 3’ ) - GV gọi HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác. - GV đàn cho hs hát lại toàn bài kết hợp gõ đệm. - HS trả lời.
<span class='text_page_counter'>(103)</span> theo phách. - Nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. - HS hát + gõ đệm - HS nghe và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(104)</span> TUẦN 25:. Thứ tư, ngày 09 tháng 3 năm 2017. TIẾT 25: HỌC HÁT: BÀI QUẢ( LỜI 3) I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. - Thuộc lời ca .Tập biểu diễn bài hát ( nếu có điều kiện ) II. CHUẨN BỊ -Nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách, trống nhỏ…) -Chuẩn bị vài động tác phụ hoạ để hướng dẫn HS.. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. 2.. Ổn định tổ chức: Nhắc HS ngồi ngay ngắn.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát - ổn định tổ chức để vào tiết học. Kiểm tra bài cũ:. -Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát bài quả của tiết 24 . - Hát lời 1 và lời 2 theo kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Học sinh lên bảng thực hiện kiểm tra của giáo viên . - Cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của bạn. - Giáo viên nhận xét và sửa chữa . 3.. Bài mới:. - Học sinh lắng nghe. Hôm nay Cô và các em sẽ tiếp tục làm quen và tìm hiểu về biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.Biết vỗ tay hoặc gõ đệm cho bài hát. Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.; qua - 2 học sinh nhắc lại tựa bài . bài : Quả ( tiếp theo ).. - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng . Hoạt động 1: Dạy bài hát “Quả” (lời 3) - Cho HS ôn lại lời 1, lời 2 - Dạy lời ca lời 3 - Đọc lời ca lời 3 Lời 3: - Quả gì mà lăn lông lốc? Xin thưa rằng quả. -Lớp, cá nhân -Đọc từng câu theo tiết tấu + gõ phách -HS hát theo vài ba lượt -Các nhóm luân phiên hát cho đến khi thuộc bài.
<span class='text_page_counter'>(105)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV bóng Sao mà quả bóng lại lăn?Do chân! Bao người cùng đá trên sân . -Chia nhóm cho HS tập hát cả bài (lời 1, 2, 3) - GV cần chú ý cách phát âm của các em.. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ -GV cho HS hát đối đáp theo nhóm ( Theo hướng dẫn theo tiết 24 ) - Cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca - Cho HS đứng hát và tập nhún chân nhịp nhàng - Giáo viên cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca - Quả gì mà ngon ngon thế … x x x x x x - Cho HS đứng hát - Cho HS hát tập thể cả lớp toàn bài kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca . 4. Củng cố: - HS nhắc lại tên bài hát vừa được ôn và tên tác giả? Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. 5. Nhận xét - Dặn dò: --Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung -Tập hát thuộc lời bài hát “Quả” -Chuẩn bị: Bài hát “Hoà bình cho bé”. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Học sinh nhắc lại : - Một em hát: Quả gì mà lăn lông lốc? Cả nhóm hát: Xin thưa rằng quả bóng Một em hát: Sao mà quả bóng lại lăn? Cả nhóm hát: Do chân! Bao người cùng đá trên sân - HS đứng hát và tập nhún chân nhịp nhàng . - Hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca - HS đứng hát và tập nhún chân nhịp nhàng - Hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca - Quả gì mà ngon ngon thế … x x x x x x - Thi đua hát đối giữa các tổ - Học sinh thi đua hát cả lớp toàn bài kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca . -HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - Biểu dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học. -HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(106)</span> Thứ tư, ngày 09 tháng 3 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN VÀ TẬP BIỂU DIỄN BÀI: QUẢ I. MỤC TIÊU - HS thuộc cả 3 lời của bài hát Quả - HS vừa hát vừa vận động phụ hoạ bài hát, thể hiện sắc thái của bài - Giúp các em biết phân biệt 1 số loại quả. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. Bảng phụ chép lời bài hát. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định tổ chức: (1’ ) 3. Kiểm tra bài cũ: - GV dạo đàn cho cả lớp hát lại lời 1+ 2 của bài - GV nhận xét, đánh giá. - HS t/h 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài: *Hoạt động 1: Ôn tập 3 lời hát bài:Quả( 16’ ) - Học sinh thực hiện. - GV đàn, HS hát lại cả bài - HS sửa sai theo hướng dẫn. - GV sửa sai ( nếu có ) HS hát+ gõ đệm - Y/C HS hát kết hợp gõ đệm theo phách . *Hoạt động 2: Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ. (13’ ) HS quan xát - Gv đàn cho cả lớp hát+ vỗ đệm theo TT lời ca, phách - HS t/h - GV cho HS đứng dậy hát và vận động tại chỗ. -HS tập theo: Tổ, nhóm, cá nhân. - Y/C học sinh luyện tập dưới nhều hình thức : 4. Củng cố - dặn do :( 3’ ) - HS trả lời - GV gọi HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác. - GV đàn cho hs hát lại toàn bài kết hợp gõ đệm.
<span class='text_page_counter'>(107)</span> theo phách. - Nhận xét giờ học : - Nhắc HS về học bài.. - HS hát + gõ đệm - HS nghe và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(108)</span> TUẦN 26:. Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2017. TIẾT 26: HỌC HÁT BÀI : HÒA BÌNH CHO BÉ I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca , kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu bài hát. - KNS: Rèn kỹ năng nhận thức. Rèn kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng lắng nghe II. CHUẨN BỊ: - Hát chuẩn xác bài Hoà bình cho bé. - Tranh minh hoạ hình ảnh tranh bồ câu trắng tượng trưng cho hoà bình. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…), máy nghe, băng nhạc mẫu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Phần mở đầu: - Nhắc HS tư thế ngồi ngay ngắn. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe - Kiểm tra bài cũ:GV cho lớp nghe giai điệu bài hát đã học ở tiết trước (bài Quả), hỏi HS tên bài hát, tác giả, cho cả lớp, cá nhân ôn lại bài hát GV bắt giọng hoặc đệm đàn. - Bµi míi: 2. Phần hoạt động: *Hoạt động 1: Dạy bài hát Hoà bình cho bé. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. - Bài hát của nhạc sĩ Huy Trân, giai điệu vui tươi, nhịp nhàng nhằm ca ngợi hoà bình và mong ước cuộc sống yên vui hạnh phúc cho trẻ em.. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu. đàn vừa hát. - Cho HS xem tranh minh hoạ hình ảnh lá cờ chim - HS xem tranh và trả lời câu hỏi. bồ câu trắng (hỏi HS biết chim bồ câu tượng trưng cho điều gì?).
<span class='text_page_counter'>(109)</span> - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi ở mỗi giữa câu hát.. - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn GV. - Tập hát từng câu. Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV.. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần - Hát lại nhiều lần, chú ý phát âm rõ để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát. lời, tròn tiếng - Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), + Hát đồng thanh. nhân xét. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoạc gõ đệm theo - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu: - Hướng dẫn HS hát và gõ đệm thoe tiết tấu lời ca: phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách). 3. Hoạt động nối tiếp - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay - HS hát, phối hợp các nhạc cụ gõ hoặc gõ đệm đúng theo phách và tiết tấu lời ca đệm theo hướng dẫn. trước khi kết thúc tiết học. - HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét chung .Dặn HS về ôn bài hát vừa tập. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(110)</span> Thứ tư, ngày 16 tháng 3 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT : HÒA BÌNH CHO BÉ. I. MỤC TIÊU - HS hát đúng, thuộc lời ca của bài hát: Hoà bình cho bé. - HS vừa hát vừa vận động theo bài hát - Qua bài học các em được giới thiệu về cách đánh nhịp 2/4. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: 3’) - GV dạo đàn cho cả lớp hát lại bài Hòa bình cho bé. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 2’ ) - GV giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. b. Nội dung bài: ( 24’ ) *Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát: Hoà bình cho bé -GV bắt nhịp cho HS hát, - Gọi từng nhóm hát. - Gọi HS hát cá nhân.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS. - Cả lớp hát. - Chú ý nghe.. - Học sinh thực hiện. - Nhóm hát - Cá nhân hát.
<span class='text_page_counter'>(111)</span> *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm gõ đệm theo phách và vận động theo nhạc. - GV đàn, hs thực hiện: “ Cờ hoà bình bay phấp phới x x - Bắt nhịp, hát vỗ tay cùng HS - GV đàn HS hát+gõ đệm có nhạc cụ - Gọi 1 nhóm hát, cả lớp gõ đệm. - GV đàn cho HS hát + vận đông theo nhịp - Gọi từng nhóm lên hát trước lớp. (HS nhận xét, GV nhận xét) 4. Củng cố- dặn do : (3’ ) - GV gọi HS nhắc lại tên bài, tên tác - Về nhà tập luyện nhiều hơn. - Chú ý quan xát và làm theo. - Học sinh thực hiện. - HS t/h - HS hát + vận động phụ hoạ. - Nhóm t/h. - HS nhắc lại. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(112)</span> TUẦN 27:. Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2017. TIẾT 27: HỌC HÁT BÀI : HÒA BÌNH CHO BÉ ( TIẾT 2). I. môc tiªu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - KNS: Rèn kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng lắng nghe II. CHUẨN BỊ: - Đàn, máy nghe băng nhạc. - Nhạc cụ gõ (thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca). - Một vài động tác vận động phụ hoạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Phần mở đầu: - Nhắc HS tư thế ngồi ngay ngắn. - Kiểm tra bài cũ:Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. - Bµi míi: 2. Phần hoạt động. *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Hoà bình cho bé. - Cho HS xem tranh minh họa chim bồ câu, lá cờ hoà bình… Hỏi HS nhân biết bức tranh nói về bài hát nào đã học, tên tác giả sáng tác bài hát. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức: + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ).. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.. - Ngồi ngay ngắn, xem tranh. Trả lời:+ Bài hát: Hoà bình cho bé. + Tác giả: Huy Trân - Hát theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân… + HS hát nối tiếp từng câu (dãy 1 hát câu 1, tiếp đến dãy 2 hát câu 2,…) + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo.
<span class='text_page_counter'>(113)</span> phách, tiết tấu lời ca. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ và biểu diễn. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. Chân nhún nhịp nhàng bên trái, bên phải theo nhịp cho đến hết bài hát. Câu 1 và 3 vỗ tay theo nhịp bên trái, phải cùng bên với chân. Câu 2 đưa tay lên hình chữ V, nghiêng sang trái phải. Câu 4 hai tay đan thành vòng tròn trên đầu, nghiêng sang trái phải. - Sau khi tập xong, GV cho HS hát kết hợp vận động vài lần để HS nhớ và thực hiện động tác đều đặn, nhịp nhàng hơn. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ). - GV nhận xét. *Hoạt động 3: Giới thiệu cách đánh nhịp 2/4 - Giới thiệu qua cho HS: nhịp 2/4gồm có 2 phách mạnh – nhẹ được diễn ra đều đặn bằng cách đếm 1-2-1-2-1-2 (1 là phách mạnh, 2 là phách nhẹ). Nếu thể hiện bằng cách vỗ tay thì tiếng mỗi tiếng vỗ tay là một phách cứ thế vỗ đều. Còn đánh nhịp 2/4 là thể hiện động tác tay để làm rõ 2 phách - GV làm mẫu cách đánh nhịp 24 bài hát Hoà bình cho bé. 3. Hoạt động nối tiếp. - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm đúng theo phách và tiết tấu lời ca trước khi kết thúc tiết học. - HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét chung .Dặn HS về ôn bài hát vừa tập.. - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. HS xem GV làm mẫu động tác, sau đó tập từng động tác theo hướng dẫn.. - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS lên biểu diễn. Các em có thể chọn hình thức hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm. - HS nghe giới thiệu cách đánh nhịp 2/4 - HS xem và thực hiện theo. - Chia 2 dãy cùng hát, một dãy kết hợp vỗ tay theo phách, một dãy đánh nhịp 24, sau đó đổi ngược lại. - HS lắng nghe.- Ghi nhớ.. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: ........................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ .
<span class='text_page_counter'>(114)</span> Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI: HÒA BÌNH CHO BÉ I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát: Hoà bình cho bé. - HS biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Giúp các em tự tin khi biểu diễn II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử, Bảng phụ chép lời bài hát. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: (1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài: *Hoạt động 1:Ôn bài hát: Hoa bình cho bé( 18’ ) - Đàn cho hs nghe lại giai điệu bài hát - Hát kết hợp vỗ tay đệm theo tiết tấu lời ca: “ Cờ hoà bình bay phấp phới…” x x x x x x. HOẠT ĐỘNG CỦA HS -Hát tập thể 1 bài hát .. - Bắt nhịp, hát vỗ tay cùng HS. - Hát + vỗ tay. - HS chú ý nghe+ hát -. Hs t/h.
<span class='text_page_counter'>(115)</span> - GV đàn cho HS hát + gõ đệm nhạc cụ - Gọi 1 nhóm hát, cả lớp gõ đệm. - Gọi 1 HS hát, cả nhóm gõ đệm. - GV nhận xét + Tập hát + gõ đệm theo phách: “ Cờ hoà bình bay phấp phới….” x x x x x *Hoạt động 2: Tập biểu diễn: ( 13’ ) - Đàn cho hs hát+ vận động phụ họa - Chia lớp thành nhiều nhóm luyện tập - Cho vài nhóm lên bảng biểu diễn 4. Củng cố- dặn do: (2’) - GV gọi HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác bài hát. - GV nhắc lại ND bài hát. - Nhắc HS về học bài.. - Từng nhóm thực hiện - Cá nhân thực hiện.. - Hs hát+ vận động. -. HS trả lời. -. Hs nghe và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(116)</span> TUẦN 28:. Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2017. TIẾT 28: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QỦA, HÒA BÌNH CHO BÉ I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát. - KNS: Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm. II. CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Phần mở đầu - Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn - KTBC:Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. - Bµi míi: 2. Phần hoạt động. *Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát. 1. Ôn tập bài hát Quả. - GV đệm đàn hay mở băng nhạc cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó cho HS nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn hát lại bài bằng nhiều hình thức:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. - HS nghe và trả lời: + Bài hát Quả + Tác giả: Xanh Xanh. - HS hát theo hướng dẫn của GV:.
<span class='text_page_counter'>(117)</span> hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân,… hoặc hát theo hình thức đối đáp (đố và trả lời). GV có thể kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát.. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân. + Hát đối đáp (một em hát câu đố, cả lớp hoặc nhóm hát câu trả lời. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. tấu lờ ca ( sử dụng các nhạc cụ gõ). - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. - HS biểu diễn trước lớp (nhóm, cá 2. Ôn tập bài hát : Hoà bình cho bé nhân). - GV cho HS xem tranh minh hoạ kết hợp nghe giai điệu bài hát để HS nhận biết tên bài hát, tên tác giả - HS trả lời: bài hát. + Bài hát Hoà bình cho bé. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn + Tác giả: Huy Trân hoặc mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát - HS ôn bài hát theo hướng dẫn. Chú ý kết hợp vận động phụ hoạ vỗ tay, gõ đệm theo phách hát rõ lời, vỗ tay hoặc gõ đệm đúng và tiết tấu lời ca. phách và tiết tấu lời ca. - Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ 3. Hoạt động nối tiếp. - GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học, đồng thời nhắc - HS lắng nghe, ghi nhớ nhở những em chưa tích cực trong tiết học này cần tập trung và cố gắng ở tiết sau để đạt kết quả tốt hơn.. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(118)</span> Thứ tư, ngày 23 tháng 3 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: QUẢ, HÒA BÌNH CHO BÉ. I. MỤC TIÊU: - HS thuộc bài, hát đúng giai điệu, lời ca của 2 bài hát: Quả; hoà bình cho bé. -Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Hát đối đáp (Bài Quả), hát kết hợp vận động phụ họa. - Qua tiết học giúp các em tự tin hơn khi biểu diễn trước lớp. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1.Ổn định tổ chức: ( 2’ ) 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài: *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Quả ( 10’ ) - GV đàn, HS hát gõ đệm theo phách.. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát tập thể một bài hát.. - HS hát -Tập hát và gõ đệm theo phách..
<span class='text_page_counter'>(119)</span> - GV phân vai cho HS hát đối đáp - GV dạo đàn, HS hát vận động theo nhịp đàn. - Gọi từng nhóm lên trình bày bài trước lớp.. - HS hát đối đáp -HS hát kết hợp vận động - Học sinh thực hiện.. * Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Hoà bình cho bé ( 10’ ) - HS nghe và trả lời - GV đàn giai điệu bài hát và hỏi HS đó là bài hát - HS hát ôn bài hát + gõ TT nào mà các con đã học. - Học sinh thực hiện. - Bắt nhịp cho HS hát + gõ đệm theo tiết tấu - GV dạo đàn, HS hát vận động theo nhịp đàn - HS nhận xét - Gọi HS lên trình bày bài hát trước lớp (GV, HS nhận xét, đánh giá). Hs trả lời 4. Củng cố- dặn do : ( 3’) - HS chú ý lắng nghe - GV nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học - Nhắc HS về hoc bài. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(120)</span> TUẦN 29:. Thứ tư , ngày 06 tháng 4 năm 2017. TIẾT 29: HỌC HÁT BÀI : ĐI TỚI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát. - KNS: Rèn kĩ năng giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - Hát chuẩn xác bài Đi tới trường. - Tranh minh hoạ cảnh núi rừng các tỉnh miền Bắc (có nhà sàn, có suối,… có trẻ em đi đến trường). - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…), máy nghe, băng nhạc mẫu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: - Nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. - KTBC: GV hỏi HS tên bài hát đã được học ở tiết trước, tác giả bài hát. Cho cả lớp, cá nhân ôn hát lại bài hát. GV bắt giọng hoặc đệm đàn. - Bài mới:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. -HS thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(121)</span> 2. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Dạy bài hát:Đi tới trường. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. Bài hát của nhạc sĩ Đức Bằng dựa trên thơi trong sách Học vần lớp 1, với giai điệu đẹp, thể hiện màu sắc dân ca miền núi phía Bắc với những nét luyến láy mang âm hưởng đàn tính của đồng bào Thái. Bài hát diễn tả cảnh thiên nhiên thật đẹp của núi rưng miền Bắc, qua đó thể hiện niềm vui được đến trường của các bạn nhỏ ở đây - Cho HS nghe băng mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Cho HS xem tranh minh hoạ và hỏi HS trong tranh có những hình ảnh gì.. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu. - HS xem tranh và trả lời câu hỏi (có núi, có nhà sàn, suối, có chim hót, có các bạn HS đi đến trường). - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu. Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hươnngs dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.+ Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm+ Hát cá nhân.. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc nhở HS lấy hơi giữa câu hát. - Sau khi tập xong bài hát cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát. - Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. *Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu: - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, 3. Củng cố - Dặn dò: trống nhỏ,… theo hướng dẫn của GV. - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách trước khi kết thúc tiết học. -HS thực hiện và ghi nhớ. - HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét chung. - Dặn HS về ôn bài hát vừa tập. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(122)</span> Thứ tư, ngày 06 tháng 4 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ nhẹ nhàng theo nhịp của bài hát. - Giúp HS biết yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè. II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. Bảng phụ chép bài hát. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 3’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: Kt trong lúc ôn luyện 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:( 2’ ). HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát tập thể một bài hát..
<span class='text_page_counter'>(123)</span> - GV giới thiệu bài học. - Ghi đầu bài lên bảng, dạo đàn hát mẫu bài hát. b. Nội dung bài: * Hoạt động 1:Ôn tập: Bài Đi tới trường ( 10’ ) - GV đàn giai điệu bài hát cho HS nghe lại. - GV bắt nhịp cho Hs hát cả bài. - GV sửa sai cho hs - Gv y/c HS hát, vỗ tay, gõ đệm theo phách - Chia lớp làm 4 nhóm y/c HS hát nối tiếp (mỗi nhóm hát 1 câu, câu thứ 5 cả lớp cùng hát) * Hoạt động 2:Tập hát kết hợp vận động theo nhịp ( 15’) - GV đàn, HS hát vận động theo nhịp - GV gợi ý, hướng dẫn HS phụ hoạ theo lời ca. - Gọi HS lên trình bày bài trước lớp theo hình thức đơn ca và song ca ( HS, GV nhận xét, đánh giá) 4. Củng cố- dặn do: ( 3’) - GV bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Nhắc HS về học bài.. - Chú ý nghe. - HS hát ôn bài hát . - HS sửa sai theo hướng dẫn. - Tập hát và gõ đệm theo phách. -HS hát nối tiếp -HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Học sinh thực hiện. -Học sinh thực hiện. -HS nhận xét -HS thực hiện -HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ..
<span class='text_page_counter'>(124)</span> TUẦN 30:. Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2017. TIẾT 30: ÔN TẬP BÀI HÁT : ĐI TỚI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản - KNS: Rèn kĩ năng giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - Đàn, máy nghe và băng nhạc. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách). - Một vài động tác vận động phụ họa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định lớp: - Nhắc HS sửa tư thế ngồi. - KTBC: GV kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn. 2.Bài mới: a,Giới thiệu bài: b, Các hoạt động:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn..
<span class='text_page_counter'>(125)</span> *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đi tới trường. - Cho HS nghe giai điệu bài hát, hỏi HS nhận biết tên bài hát đã học, tác giả sáng tác bài hát. - Hướng dẫn học sinh ôn lại bài hát. Yêu cầu HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. Chú ý nhắc HS hát đúng những tiếng láy (GV hát mẫu lại). + Cho HS đồng thanh, từng dãy, nhóm, cá nhân. + Cho HS luyện hát nối tiếp từng câu. + Cho HS hát và vỗ tay theo đệm phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ). *Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ hoạ và biểu diễn. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. Chân bước tại chỗ như dậm chân tại chỗ, tay đánh đều. Thực hiện động tác này ở câu 1, 2, 3. Câu 4 tay đưa lên sau tai như đang lắng nghe, chân nhún, nghiêng đầu sang trái, phải theo nhịp. Câu 5 vỗ tay 3 tiếng theo phách, sau đó mở tay ra ở phách cuối. - Sau khi tập xong, GV cho HS vận động vài lần để HS nhớ và thực hiện động tác đều đặn, nhịp nhàng hơn. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ). - GV nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc). - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). - Dặn HS về ôn bài hát đã học Rút kinh nghiệm:. - HS nghe giai điệu, trả lời tên bài hát, tác giả. - Hát theo hướng dẫn của GV:. + Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân. + HS hát nối tiếp từng câu (dãy 1 hát câu 1, tiếp đến dãy 2 hát cấu 2,…). Đến câu cuối cả lớp cùng hát. + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.. - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. HS xem GV làm mẫu động tác, sau đó tập từng động tác theo hướng dẫn.. - HS thực hiện theo hướng dẫn.. - HS biểu diễn. Các em có thể chọn hình thức kết hát hết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm theo cá nhân, nhóm, dãy. -HS nêu lại -HS chú ý nghe và ghi nhớ.
<span class='text_page_counter'>(126)</span> ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Thứ tư, ngày 13 tháng 4 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết vừa hát vừa vận động phụ hoạ nhẹ nhàng theo nhịp của bài hát. - Giúp các em tự tin biểu diễn trước đám đông II. CHUẨN BỊ: - GV: Đàn điện tử. Bảng phụ chép bài hát. - HS : Nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1.Ổn định tổ chức: ( 3’ ) 2.Kiểm tra bài cũ:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Hát tập thể một bài hát..
<span class='text_page_counter'>(127)</span> 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn tập: Bài Đi tới trường ( 10’ ) - GV bắt nhịp cho Hs hát cả bài. - Gv y/c HS hát, vỗ tay, gõ đệm theo phách - Chia lớp làm 4 nhóm y/c HS hát nối tiếp (mỗi nhóm hát 1 câu, câu thứ 5 cả lớp cùng hát) * Hoạt động 1: Tập biểu diễn 17’) - GV đàn, HS hát vận động theo nhịp - Gv đàn HS phụ hoạ theo lời ca. - Chia lớp thành nhiều nhóm luyện tập tại chỗ - Gọi HS lên trình bày bài trước lớp theo hình thức đơn ca và song ca, tốp ca ( HS, GV nhận xét, đánh giá). - Hs hát - Tập hát và gõ đệm theo phách. -HS hát nối tiếp. -HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Học sinh thực hiện. - Hs luyện tập - Hs trình bày -HS nhận xét. 4.Củng cố- dặn do: ( 3’) -HS thực hiện - GV bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa -HS lắng nghe - Nx chung : - Nhắc HS về học bài. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(128)</span> TUẦN 31:. Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2017. TIẾT 31: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: TIẾNG CHÀO THEO EM ( Nhạc và lời: Hà Hải) I.MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu bài hát tự chọn: Tiếng chào theo em - Hát tích cực và kết hợp gõ đệm theo phách đúng đều -Giáo dục HS: Biết lễ phép chào hỏi người lớn, khách đến nhà,... II.CHUẨN BỊ: – Nhạc cụ:, đàn, phách, –Bảng phụ chép lời ca III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 3. Bài mới:. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - HS ngồi đúng tư thế - Hát tập thể một bài hát..
<span class='text_page_counter'>(129)</span> a. Giới thiệu bài: ( 1-2’) - GV giới thiệu bài:Tiếng chào theo em - Ghi đầu bài lên bảng b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tập hát: Bài Tiếng chào theo em - GV giới thiệu nội dung bài hát - GV hát mẫu kết hợp động tác phụ họa, nhạc đệm. - GV chia câu hát: 5 Câu hát và treo bảng phụ ” Chào ông chào bà. Cháu đi học về. Chào cha chào mẹ. Con đi chơi nhé. Chào anh chào chị. Chào cô chào thầy. Em vào lớp một tiếng chào theo em. Em đi ra đường tiếng chào theo em.” - GV hướng dẫn HS đọc lời ca kết hợp gõ theo tiết tấu. - Khởi động giọng: ò...o...o...ó...o...ò.... - GV đệm đàn, hát lại cả bài hát cho HS nghe - GV đàn giai điệu từng câu và hướng dẫn HS hát nối tiếp theo lối móc xích đến hết bài. GV chú ý sửa sai cho HS - Cho cả lớp hát cả bài - Luyện tập luận phiên: Dãy, bàn, nhóm đôi, cá nhân - Cho HS thi hát nối tiếp từng câu theo dãy - GV nhận xét tuyên dương. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách - GV thực hiện mẫu -GV chia lớp, yêu cầu hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV chú ý chỉnh sửa cho HS - GV cho cá nhân hát kết hợp gõ đệm theo phách Nhận xét tuyên dương. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả. - GV cho HS hát lại cả bài hát - GV giáo dục HS -Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị qua tiết ôn luyện Rút kinh nghiệm:. - HS chú ý nghe. - HS chú ý nghe. - HS chú ý nghe. -. HS đọc lời ca HS khởi động giọng HS theo dõi HS tập hát từng câu theo sự hướng dẫn. -. HS chú ý sửa sai HS hát lại cả bài HS luyện hát theo yêu cầu. -. HS hát nối tiếp từng câu. -HS theo dõi -Từng dãy hát kết hợp gõ đệm theo phách -Cá nhận hát kết hợp gõ đệm. -HS nêu -Lớp hát lại bài hát -HS lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(130)</span> ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2017. LUYỆN ÂM NHẠC ÔN LUYỆN BÀI HÁT: TIẾNG CHÀO THEO EM ( Nhạc và lời: Hà Hải) I.. MỤC TIÊU: - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu bài hát tự chọn: Tiếng chào theo em - Hát tự nhiên và kết hợp gõ đệm theo phách, theo đúng đều -Giáo dục HS: Biết lễ phép chào hỏi người lớn, khách đến nhà,... II.CHUẨN BỊ: – Nhạc cụ, đàn, phách, –Bảng phụ chép lời ca III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1. Ổn định tổ chức: ( 2’ ). HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
<span class='text_page_counter'>(131)</span> 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ( 1-2’) - GV giới thiệu bài:Ôn luyện bài hát Tiếng chào theo em - Ghi đầu bài lên bảng b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn luyện bài hát: Tiếng chào theo em ( 10’ ) - GV dạo đàn, HS hát lại bài - GV sửa lỗi cho HS - Dạo đàn, HS hát lại bài -GV yêu cầu HS hát nối tiếp từng câu, -Cho HS hát lĩnh xướng và đồng ca Hoạt động 2: Ôn Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu, theo giai điệu - GV y/c HS hát, vỗ tay, gõ đệm theo nhịp của bài - GV đàn giai điệu, HS gõ đệm nhạc cụ - GV làm mẫu và hướng dẫn cho HS - Tập hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát - GV đàn, HS hát vận động theo nhịp đàn -GV cho HS lên bảng thực hiện -GV nhận xét tuyên dương, động viên HS 3. Củng cố -Dặn dò: -Cho HS nhắc tên bài hát,tên tác giả -Nhận xét tiết học -Dặn HS về hát thuộc chuẩn bị chó tiết sau ôn tập.. -HS hát lại bài -HS chú ý sửa sai -HS hát lại bài: Lớp, dãy, nhóm đôi, cá nhân -HS hát nối tiếp - HS hát lĩnh xướng và đồng ca. -HS thực hiện: dãy, nhóm cá nhân -. HS thực hiện HS chú ý theo dõi HS thực hiện. -. HS thực hiện: dãy, nhóm cá nhân Cá nhân xung phong lên thực hiện HS khác nhận xét. -HS nêu lại -HS chú ý ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(132)</span>