Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp khai thác, chế biến đá xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.89 KB, 20 trang )

TỔNG CỤC THUẾ
TRƯỜNG NGHIỆP VỤ THUẾ

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế

Tên tình huống: KIỂM TRA CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
THUẾ TẠI DOANH NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
ĐÁ XUẤT KHẨU.

Họ tên học viên: Lê Thị Ngọc Hịa
Đơn vị cơng tác: Phịng Kiểm tra thuế số 3 - Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa
Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế

Hà Nội, tháng 10 năm 2014.



LỜI NÓI ĐẦU
Sự ra đời của Thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ về kinh tế xã hội, chính trị, an ninh, quốc phịng…, Nhà
nước cần có những nguồn lực vật chất nhất định. Thuế không những là nguồn
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà là công cụ điều tiết vĩ mơ quan trọng
của nhà nước trong q trình cải cách và đổi mới quản lý kinh tế.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính
sách mới về thuế cùng các luật thuế mới, nhờ đó cơng tác thu ngân sách đã có
những tiến bộ vượt bậc, góp phần tích cực trong cơng cuộc đổi mới và phát triển
kinh tế xã hội, đặc biệt là sự ra đời của Luật Quản lý thuế đánh dấu một bước
ngoặt lớn trong việc cải cách của ngành Thuế. Việc thực hiện cơ chế tự khai tự
nộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khả quan. Một


mặt, ngành Thuế đã nâng cao chất lượng quản lý, giám sát chặt chẽ và phát hiện
kịp thời, chính xác hơn các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, góp phần
chống thất thu Ngân sách Nhà nước, tạo bình đẳng, cơng bằng trong kinh doanh
giữa các các đối tượng nộp thuế; mặt khác, các doanh nghiệp cũng có ý thức rõ
hơn việc nâng cao tính tự giác đối với nghĩa vụ nộp thuế của mình. Tuy nhiên,
bên cạnh những yếu tố tích cực đã đạt được thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa vẫn còn một số doanh nghiệp, một số lĩnh vực kinh doanh chưa thật sự tự
giác, chưa nâng cao ý thức nghĩa vụ nộp thuế của mình, có ý tránh né việc thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế, gian lận trong việc kê khai thuế gây thất thu ngân sách
Nhà nước.
Thực tế qua cơng tác quản lý, kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ
quan thuế và kiểm tra, thanh tra tại các doanh nghiệp khai thác chế biến đá (cả
tiêu thụ nội địa và xuất khẩu) cho thấy tình trạng khá phổ biến đó là:
Doanh nghiệp được cấp quyền khai thác mỏ để chế biến đá ốp lát xuất
khẩu nhưng sản lượng khai thác kê khai nộp thuế tài ngun, phí bảo vệ mơi
trường chiếm tỷ trọng thấp trên tổng sản lượng đá dùng để chế biến đá thương


phẩm, vì vậy các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá ốp lát xuất khẩu phải mua
thêm đá khối và đá xẻ thô từ các mỏ khác để đáp ứng nhu cầu của bạn hàng về
chủng loại, chất lượng, mẫu mã... Sản lượng đá mua vào (có hóa đơn) ở tỉnh
ngồi hoặc mua bán lịng vịng giữa các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn
tỉnh. Trong khi đó chủng loại, chất lượng đá tương tự nhưng giá mua vào nguyên
liệu (đá khối và đá xẻ thô) cao hơn nhiều so với giá thành đá nguyên liệu chủng
loại, chất lượng đá tương tự do doanh nghiệp có mỏ tự khai thác. Điều này có
thể dẫn đến rủi ro:
- Doanh nghiệp khai thác đá để chế biến đá ốp lát xuất khẩu thường trốn
sản lượng tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường nên kê khai sai giá bán,
sản lượng khai thác thấp hơn thực tế khai thác, dùng hóa đơn bất hợp pháp để kê
khai giá trị hàng hóa và thuế giá trị gia tăng mua vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế

GTGT thơng qua khâu hồn thuế do xuất khẩu thuế suất thuế GTGT là 0%.
- Đồng thời hợp đồng mua bán đá nguyên liệu không ghi rõ tiêu chí về
chất lượng, chủng loại để từ đó hợp thức hóa các chi phí bằng cách chuyển hoạt
động thương mại thành hoạt động sản xuất (Đá mua vào là đá thành phẩm vì giá
mua cao nhưng hóa đơn mua không ghi rõ đá nguyên liệu để chế biến hay đá
thành phẩm để tìm cách hợp lý hóa chi phí chế biến để trốn thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế giá trị gia tăng).
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một người công tác trong ngành
thuế, chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý một số doanh nghiệp khai thác, chế biến
đá ốp lát xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, qua q trình thực tế cơng việc
và thời gian học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên tôi chọn đề tài
“Kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp khai thác, chế biến
đá xuất khẩu” để thực hiện tiểu luận cuối khoá.
Với kiến thức đã học và nghiên cứu, bản thân tơi cịn nhiều thiếu sót và
hạn chế, thời gian ngiên cứu có hạn vì vậy bài tiểu luận của tơi khơng tránh khỏi
khiếm khuyết. Kính mong được sự góp ý của các Thầy, Cơ giáo để bài viết của
tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


PHẦN I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời
Cơng ty TNHH Hồng Thanh do ơng Hồng Văn Thanh làm Giám đốc đã
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800464749 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Thanh hoá cấp, đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 07 năm 2003,
đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 31 tháng 05 năm 2013 .
Ngành nghề kinh doanh: Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; chuẩn bị mặt bằng;
Vận tải hàng hóa đường bộ; Cho thuê máy móc thiết bị; Khai thác, sản xuất và
kinh doanh đá ốp lát xuất khẩu và tiêu dùng nội bộ.
Mã số thuế: 2800464749

Địa chỉ: Xã Đơng Tiến, huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hố.
1.2. Mơ tả tình huống
Để đánh giá sự tn thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp, Phòng
kiểm tra thuế số 3 đã tiến hành phân tích, đánh giá tồn bộ hồ sơ khai thuế
năm 2013 của các doanh nghiệp vào đầu tháng 4 năm 2014 thuộc phòng quản
lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Khi phân tích đánh giá các hồ sơ khai thuế Phòng kiểm tra số 3 nhận
thấy, hồ sơ khai thuế năm 2013 của một số doanh nghiệp có nhiều điểm nghi
vấn. Một trường hợp cụ thể là Cơng ty TNHH Hồng Thanh có một số điểm
nghi vấn như sau: Số liệu trên hồ sơ quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2013 có nhiều điểm không phù hợp và không tương xứng với hồ sơ khai
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các quý và tờ khai thuế giá trị gia
tăng của 12 tháng doanh nghiệp đã gửi cơ quan thuế. Doanh thu năm 2013
giảm 30% so với năm 2012 , trong khi đó chi phí giảm khơng đáng kể. Thuế
tài ngun và phí bảo vệ mơi trường phải nộp thấp hơn so với năm 2012 trong
khi đó lượng thuốc nổ dùng để khai thác đá lại tăng (đây là yếu tố mấu chốt
của vấn đề).
Từ những phân tích cho thấy Cơng ty TNHH Hồng Thanh có nhiều
dấu hiệu khơng bình thường trong việc hạch tốn, kê khai thuế của năm 2013.
Phịng kiểm tra thuế số 3 đã tiến hành mời doanh nghiệp giải trình, bổ sung


thơng tin nhưng doanh nghiệp vẫn chưa giải trình thoả đáng để làm rõ vấn đề
về thuế GTGT, thuế Tài ngun, phí bảo vệ mơi trường và chi phí khi xác
định thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, Phịng đã tiến hành phân tích số liệu
và lập kế hoạch kiểm tra thực tế tại trụ sở của doanh nghiệp.
Qua kiểm tra tại doanh nghiệp cho thấy:
- Doanh thu bán hàng, phù hợp với Hợp đồng được ký với đối tác;
Doanh thu xuất khẩu đá phù hợp với hồ sơ xuất khẩu đá tại doanh nghiệp;
việc thanh toán đều thực hiện qua ngân hàng; cơng tác hạch tốn kế tốn, lập

sổ sách theo dõi các nghiệp vụ kinh tế đầy đủ, đúng quy định; vì vậy khơng có
sai phạm.
- Kiểm tra chi phí kinh doanh trên sổ sách kế tốn, đồn kiểm tra so
sánh lượng thuốc nổ dùng để khai thác đá với lượng đá khai thác được nhập
kho và kê khai thuế tài ngun và phí bảo vệ mơi trường với tỷ lệ: 0.66 kg
thuốc nổ thu 1m3 đá. Theo định mức được công bố tại công văn: 1784/BXDVP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng thì 0.216 kg thuốc nổ thu được 1m 3 đá;
mặt khác thuốc nổ là loại mặt hàng được giám sát rất chặt chẽ, chỉ có cơ quan
quản lý nhà nước chuyên trách mới được bán cho những đơn vị được phép
dùng, nhà nước cấm mọi hoạt động bn bán trái phép. Vì vậy, cơng ty không
sử dụng thuốc nổ vượt định mức mà lượng thuốc nổ sử dụng là đúng. Trong
trường hợp này công ty đã phản ánh không đúng sản lượng đá khai thác được
dẫn đến việc kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.
Đối chiếu so sánh với nội dung của các phiếu yêu cầu xác minh hoá
đơn đã được xác minh cho thấy, các phiếu xác minh hóa đơn đầu vào khớp
đúng với hồ sơ khai thuế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp kê khai
thấp sản lượng đá khối và đá hộc khai thác được, kê khai sai giá tính thuế tài
nguyên 06 tháng cuối năm 2013 và vượt định mức chi phí xăng dầu trong
khai thác đá xuất khẩu.
Kết quả số liệu kiểm tra như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT

CHỈ TIÊU

Số liệu báo cáo

Số liệu kiểm tra

Chênh lệch



A

Quyết tốn thuế GTGT

1

Doanh thu chịu thuế GTGT(a+b+c)

59.823.114.6
34

59.823.114.6
34

51.533.980.
603

51.533.980.
603

8.289.134.
031

8.289.134.
031

828.913.
403
4.124.098.

046
4.124.098.
046
3.604.332.
900
334.156.
758

828.913.
403
4.079.082.
716
4.079.082.
716
3.559.317.
570
334.156.
758

155.
499

155.
499

-

Trong đó:
a


- DT chịu thuế suất 0%

b

- DT chịu thuế suất 5%

c

- DT chịu thuế suất 10%

2

Thuế GTGT của HHDV bán ra

3

Thuế GTGT HHDV mua vào

4

Thuế GTGT HHDV mua vào được KT

5

Thuế GTGT đã hoàn

6

Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang


7

Thuế GTGT phát sinh trong kỳ

B

Quyết toán thuế TNDN

1

Doanh thu thuần

2

Giá vốn hàng bán

5

Lợi nhuận gộp

6

Thu nhập hoạt động tài chính

7

Chi phí tài chính
Trong đó chi phí lãi vay

8


Chi phí bán hàng và QLDN

C

Lợi nhuận từ HĐKD

D

Lợi nhuận khác chịu thuế

1

Thu nhập khác

2

Chi phí khác

E

Tổng lợi nhuận trước thuế

G

Thu nhập tính TNDN năm 2013
Thu nhập chịu thuế suất 25%
Thuế TNDN phát sinh năm 2013

(45.015.3

30)
(45.015.3
30)
(45.015.3
30)
-

59.823.114.6
34
50.622.211.1
12
9.200.903.
522
131.552.
991

59.823.114.6
34
49.767.796.
206
10.055.318.
428
131.552.
991

1.678.369.
215

1.678.369.
215


-

1.613.838.56
9

1.613.838.
569

-

7.558.087.
298
96.000.00
0

7.558.087.
298
950.414.90
6

(854.414.9
06)
854.414.9
06
-

854.414.9
06


-

-

-

-

-

-

96.000.00
0
96.000.00
0
96.000.
000
24.000.00
0

950.414.90
6
950.414.90
6
950.414.
906
237.603.72
7


854.414.90
6
854.414.90
6
854.414.9
06
213.603.72
7


I

Các loại thuế khác

1

Thuế mơn bài

2

Thuế Tài ngun

3

Phí BVMT

4

Thuế TNCN


125.652.00
0
3.000.
000
78.017.
000
44.635.
000
-

371.178.80
0
3.000.
000
283.065.
800
85.113.0
00

245.526.80
0
205.048.8
00
40.478.0
00

-

Kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp cho thấy, việc kê khai thiếu thuế
GTGT, thuế Tài ngun, Phí bảo vệ mơi trường khai thác khống sản và tăng

chi phí năm 2013 của Cơng ty TNHH Hồng Thanh làm thất thốt nguồn thu
của ngân sách Nhà nước.
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.1. Phân tích ngun nhân và hậu quả của sai phạm
Nguyên nhân khách quan
Theo cơ chế quản lý tự khai tự nộp thuế thì việc kê khai, tính thuế, nộp
thuế được thực hiện trên nền tảng sự tuân thủ tự giác về nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế. Người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật thuế để
xác định các loại thuế phải nộp do tự kê khai, tự tính thuế để tự nộp số thuế đã
tính vào Ngân sách nhà nước. Cơ chế này đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ
quan thu thuế và tổ chức, cá nhân nộp thuế. Tuy nhiên cơ chế này cũng còn
nhiều bất cập, những cơ sở kinh doanh có ý thức chấp hành Luật kém họ sẽ
lợi dụng cố tình kê khai sai nhằm trốn lậu thuế. Với trình độ dân trí nước ta
cịn thấp, ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao thì nguy
cơ thất thốt thuế là rất lớn.
Ngun nhân chủ quan
Cơng tác quản lý thuế cịn thiếu sự giám sát đồng bộ, việc ban hành các
quy trình nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn quản lý điều đó làm hạn chế
cơng tác kiểm tra giám sát và ngăn ngừa kịp thời các hành vi sai phạm của
doanh nghiệp.


Công tác tuyên truyền về pháp luật chưa sâu rộng, do sự kém hiểu biết
về pháp luật của doanh nghiệp nên đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp cố tình
kê khai sai, nhằm trốn lậu thuế và dây dưa nợ đọng thuế.
Trình độ chun mơn cán bộ cịn yếu và thiếu kinh nghiệm trong công
tác quản lý thuế trong thời kỳ đổi mới, chưa bám sát địa bàn và nguồn thu,
chưa hướng dẫn đơn đốc các doanh nghiệp hạch tốn sổ sách đầy đủ và kê
khai nộp thuế theo quy định. Chưa thường xuyên kiểm tra và đối chiếu giữa
số liệu trên tờ khai và số liệu kiểm tra nên đã tạo kẻ hở cho doanh nghiệp có

cơ hội để trốn thuế. Việc xử lý các sai phạm còn chưa thực sự nghiêm minh
đơi khi cịn nể nang và thiếu quyết đốn.
Ngun nhân khác
Việc hiểu biết về chính sách thuế cịn hạn hẹp, đội ngũ kế tốn của
doanh nghiệp thiếu chun mơn, việc phân tích báo cáo tài chính, tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp sơ sài, lập báo cáo thuế chiếu lệ và thường theo
ý chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp.
Việc giảm thiểu chi phí để tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh là điều
cốt lõi của sự phát triển của các doanh nghiệp cũng chính sự cốt lõi đó đã làm
cho nhiều doanh nghiệp bất chấp mọi quy định của pháp luật như: Kinh doanh
các mặt hàng nhà nước cấm; dùng các thủ đoạn trong kinh doanh để đạt được
lợi ích riêng; trốn thuế, gian lận thuế...
Hậu quả
- Cơng ty TNHH Hồng Thanh kê khai sai giá tính thuế tài nguyên 06
tháng cuối năm 2013, kê khai thiếu sản lượng khai thác đá khối và đá hộc
nhằm trốn thuế tài ngun và phí bảo vệ mơi trường, chi phí dầu vượt định
mức trong khi sản lượng khai thác thấp, từ đó làm thất thốt nguồn thu về
thuế của ngân sách Nhà nước, mất công bằng giữa các tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp. Gây ảnh hưởng đến dự tốn chi ngân sách Nhà nước, q trình
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, làm thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân.


- Ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ cơng chức, giảm sút lòng tin của
quần chúng nhân dân đối với cơ quan thuế, cán bộ thuế nói riêng và các cơ
quan nhà nước nói chung.
- Cụ thể như việc kê khai sai giá và kê khai thiếu thuế tài ngun và phí
bảo vệ mơi trường, thuế GTGT, thuế TNDN doanh nghiệp đã làm thất thoát
ngân sách với số tiền thuế: 504.145.857 đồng, trong đó:
+ Thuế GTGT: 45.015.330 đồng;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: 213.063.727 đồng;

+ Thuế tài nguyên: 205.048.800 đồng;
+ Phí bảo vệ mơi trường: 40.478.000 đồng.
2.2. Mục tiêu, cơ sở lý luận
Mục tiêu
Việc kê khai sai giá tính thuế tài nguyên, kê khai thiếu sản lượng khai
thác đá, tăng chi phí để hợp thức hóa đầu vào để trốn thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tài nguyên, phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản,
chiếm đoạt tiền thuế GTGT thơng qua hồn thuế GTGT. Việc trốn thuế cịn
gây rối loạn giá cả thị trường, khơng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
mà cịn làm kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh
tế, làm mất cơng bằng trong đóng góp nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu cho
Ngân sách nhà nước và vi phạm pháp luật.
Xử lý kịp thời vi phạm về hành vi khai man, trốn thuế của Công ty
TNHH Hồng Thanh sẽ góp phần tăng cường pháp chế XHCN, duy trì trật tự
kỷ cương, đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng trong kinh doanh, trong nghĩa vụ
nộp thuế, đồng thời giúp doanh nghiệp nhận thấy việc làm trái pháp luật để
sửa chữa nâng cao ý thức tự giác trong việc quản lý và kê khai thuế, nộp thuế
và cũng là bài học đối với các cơ sở kinh doanh khác nhận thức và thực hiện
tốt các luật thuế.
Cơ sở lý luận


Căn cứ Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế;
2.3. Xử lý tình huống:
Trên cơ sở đánh giá đúng đắn các nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan. Tôi xin mạnh dạn đề xuất 2 phương án giải quyết như sau:
2.3.1. Đề xuất phương án xử lý
a/ Phương án 1

Căn cứ Điều 10 - Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Phịng kiểm tra kiến nghị xử
lý về thuế đối với Công ty TNHH Hoàng Thanh, như sau:
1. Truy thu về thuế, số tiền:

504.145.857 đồng;

1.1. Truy hoàn thuế GTGT:

45.015.330 đồng;

1.2. Truy thu thuế TNDN:

213.063.727 đồng;

1.3. Truy thu thuế TN:

205.048.800 đồng;

1.4. Truy thu Phí bảo vệ MT:
2. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu:
3. Tiền chậm nộp tiền thuế(0,05%/ngày):

40.478.000 đồng;
100.829.171 đồng;
51.674.950 đồng;

Tổng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp là: (1+2+3) = 656.649.978 đồng.
* Ưu điểm :

Phương án này là hợp lý nhất vừa đảm bảo đúng quy định của Luật
quản lý thuế vừa thu đủ số tiền thuế, tiền phạt cho Nhà nước giải quyết hài
hồ các lợi ích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục hậu quả và ít ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và thực sự công bằng trong việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp.
Thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo được sự công
bằng trong nghĩa vụ nộp thuế.
* Nhược điểm:


Trong q trình thi hành quyết định khơng tránh khỏi những khó khăn vì
người nộp thuế vi phạm cho rằng việc xử lý của cơ quan thuế là chưa hợp lý
khi sản lượng đá khối và đá hộc khai thác khơng đáp ứng u cầu trong q
trình sản xuất đá ốp lát xuất khẩu nên họ không kê khai sản lượng khai thác đó.
b/ Phương án 2
Căn cứ Điều 11 - Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm
2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Phịng kiểm tra kiến nghị xử
lý về thuế đối với Cơng ty TNHH Hồng Thanh, như sau:
1. Truy thu về thuế, số tiền:

504.145.857 đồng;

1.1. Truy hoàn thuế GTGT:

45.015.330 đồng;

1.2. Truy thu thuế TNDN:

213.063.727 đồng;


1.3. Truy thu thuế TN:

205.048.800 đồng;

1.4. Truy thu Phí bảo vệ MT:

40.478.000 đồng;

2. Phạt 1 lần trên số thuế trốn, số thuế gian lận là: 504.145.857 đồng;
Tổng cộng tiền thuế, tiền phạt: (1+2) = 1.008.291.713 đồng
* Ưu điểm:
Vận dụng hình thức xử phạt theo điểm 1 điều 11 Nghị định số Nghị
định 129/2013/NĐ-CP tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khắc phục
được hậu quả quả gây ra và vẫn đảm bảo được nguồn lực tài chính để tiếp tục
sản xuất kinh doanh.
* Nhược điểm:
Chưa giải quyết được sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế nhất là đối
với những doanh nghiệp không tuân thủ chấp hành luật pháp.
2.3.2. Lựa chọn các phương án xử lý
Các phương án trên đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định song theo
bản thân tôi vẫn quyết định chọn phương án 1 là hợp lý nhất (động viên doanh
nghiệp nộp trước khi ra quyết định sử lý về thuế) bởi vì theo phương án này
vừa đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật vừa đảm bảo thu đủ tiền
thuế, tiền phạt cho nhà nước. Bảo đảm sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế


giữa các thành phần kinh tế, giải quyết hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước,
doanh nghiệp, người lao động.
2.3.3. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án

Để phương án được thực hiện tốt, cần tiến hành các bước sau:
* Bước 1: Kiểm tra tại cơ quan thuế:
- Lựa chọn các doanh nghiệp được cấp mỏ đá theo Quyết định phê
duyệt của UBND tỉnh Thanh Hóa nhưng nguồn nguyên liệu từ mỏ đá là đá
khối dùng để chế biến thành đá xuất khẩu.
- Căn cứ bảng kê hóa đơn bán ra, lựa chọn các doanh nghiệp có doanh
thu đá xuất khẩu là chủ yếu.
- Căn cứ trên tờ khai thuế tài nguyên kê khai hàng tháng và quyết toán
năm tính tốn sản lượng đá khối khai thác đơn vị đã kê khai. So sánh đối
chiếu sản lượng khai thác theo thiết kế với sản lượng kê khai để đánh giá mức
độ thất thu.
- Căn cứ vào bảng kê hoá đơn hàng hoá mua vào, lựa chọn các doanh
nghiệp mua đá thô từ các doanh nghiệp kinh doanh đá khác với khối lượng
lớn so với khối lượng đá khối do doanh nghiệp tự khai thác kê khai hàng
tháng. Nếu có nghi vấn phải tiến hành xác minh nguồn gốc loại đá mua vào,
đối chiếu hóa đơn bất hợp pháp...
- Căn cứ quyết định cấp mỏ cho các doanh nghiệp để xác định các chỉ
tiêu trừ lượng mỏ, công suất khai thác mỏ hàng năm, bình quân tháng, quý kết
hợp với đánh giá một số chỉ tiêu về nguồn vốn, về nguồn nhân lực, về thiết bị
và công nghệ, năng lực khai thác.
Lựa chọn doanh nghiệp số nộp thuế tài nguyên ít, nguồn ngun liệu
mua vào nhiều và có hồn thuế cao để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
* Bước 2. Khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp:
Quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp theo các nội dung
trên phát hiện nghi vẫn đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình nhưng doanh
nghiệp khơng giải trình hoặc nội dung giải trình khơng đúng, cán bộ kiểm tra


báo cáo Lãnh đạo Phịng trình Lãnh đạo Cục ra quyết định kiểm tra tại trụ sở
doanh nghiệp theo đúng quy trình.

- Khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp, căn cứ vào Giấy phép khai
thác mỏ để nắm thông tin như: Trữ lượng mỏ, sản lượng được phép khai thác
hằng năm, sản phẩm chính thu được sau khai thác, thời gian được phép khai
thác, vị trí của mỏ. Tuy nhiên, đây là số liệu để cơ quan thuế tham khảo, xác
định sản lượng được phép khai thác hàng năm. Để tính tốn ra sản lượng thực
tế của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của doanh nghiệp như:
khả năng tài chính (huy động vốn), kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, điều
kiện khai thác, vận chuyển thực tế của từng mỏ.
Do đó, khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại các doanh nghiệp khai thác,
chế biến đá ốp lát xuất khẩu cần thực hiện đánh giá các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu 1: Sản lượng khai thác (kê khai)/Sản lượng khai thác hàng
năm theo giấy phép.
+ Chỉ tiêu 2: Sản lượng khai thác (kê khai)/Sản lượng đá dùng để chế
biến (gồm khai thác + mua ngoài)
+ Chỉ tiêu 3: Trữ lượng mỏ được phép khai thác/Sản lượng khai thác hàng
năm (kê khai). Chỉ tiêu này để so sánh với thời gian được cấp quyền khai thác.
+ Chỉ tiêu 4: Giá thành sản xuất 1 đơn vị SP do đơn vị tự khai thác/giá
mua vào
- Căn cứ vào năng lực thiết bị khai thác và căn cứ vào các chi phí đơn
vị đã kê khai đế đánh giá sản lượng đơn vị kê khai có phù hợp với năng lực
khơng? Nếu sản lượng khai thác như vậy đơn vị không khai thác hết trữ lượng
tài nguyên được phép khai thác khi hết thời gian được cấp giấy phép khai thác
mỏ, điều này là không phù hợp (Trữ lượng các loại tài ngun thiên nhiên là
hữu hạn và khơng có khả năng tái sinh).
- Yêu cầu đơn vị giải trình các nội dung:
+ Sản lượng khai thác (thông qua đánh giá các chỉ tiêu trên) bất hợp lý.
+ Sản lượng, chủng loại đá mua vào quá lớn so với sản lượng khai thác.


Ví dụ: Cơng ty A có mỏ đá khối tại Hà Đông - Hà Trung, thời hạn khai

thác: 03 năm, công suất khai thác hàng năm: 30.000m3/năm.
Căn cứ chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 3 xác định được với sản lượng mà đơn vị
kê khai với cơ quan thuế thì thời hạn khai thác không phải 3 năm theo giấy
phép mà phải là tương ứng 20 năm.
Căn cứ chỉ tiêu 2 xác định sản lượng đá mua vào, công suất khai thác
hàng năm 30.000m3/năm, sản lượng đá kê khai: 1.000m 3 trong khi đó đá
ngun liệu mua vào: 3.000m3
Thơng qua các chỉ tiêu để nêu ra những điểm bất hợp lý cán bộ kiểm tra
có biện pháp đấu tranh với doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai đúng sản
lượng thực tế đơn vị khai thác.
- Kiểm sốt hóa đơn đầu vào:
+ Cung cấp các thông tin liên quan tới sản lượng đá mua vào của các
doanh nghiệp bán đá.
+ Căn cứ các giấy phép khai thác mỏ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho các đơn vị (do phòng 2 lập) tiến hành đối chiếu, xác định các
doanh nghiệp khơng có mỏ nhưng vẫn xuất hóa đơn.
+ Loại các hóa đơn khơng hợp pháp, hợp lý để giảm số thuế được khấu
trừ.
PHẦN III. KIẾN NGHỊ
Qua tình hình kiểm tra thực tế tại Cơng ty TNHH Hồng Thanh tơi có
các kiến nghị sau:
Về phía doanh nghiệp
- Trình độ chun mơn kế tốn cịn yếu, cần phải đào tạo chun sâu
thêm cho phù hợp với thực tế của đơn vị.
- Trình độ quản lý, giám sát của ban giám đốc cịn lõng lẽo vì vậy kế
tốn doanh nghiệp lập nhiều hoá đơn sai lệch về nội dung và số thuế trong
nhiều kỳ mà không phát hiện kiệp thời, Ban giám đốc cần phải giám sát chặt
chẽ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là hoạt động của phòng kế toán,
nhằm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hiện tượng gian lận.



Về phía cơ quan nhà nước
- Cần có kế hoạch, biện pháp giám sát chặt chẽ các hồ sơ, hoá đơn,
chứng từ của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời tình trạng khai thiếu và
ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế của doanh nghiệp.
- Căn cứ kết quả kiểm tra, đoàn kiểm tra đề nghị Lãnh đạo Cục ra quyết
định xử lý vi phạm hành chính về thuế đối với doanh nghiệp theo đúng quy
định của pháp luật.
Đồng thời kiến nghị một số ý kiến chung cho toàn ngành như sau:
- Để phù hợp với nhiệm vụ trong thời kỳ mới, bộ máy ngành thuế cần
phải khắc phục những chồng chéo để có thể phát huy hết năng lực của tổ chức
trong việc hồn thành nhiệm vụ. Phân cơng và bố trí cán bộ phù hợp với việc
thực hiện hiện đại hố cơng tác quản lý thuế. Căn cứ vào vị trí cơng tác, chức
danh, chức vụ của cán bộ thuế, quy định rõ về: Nhiệm vụ, trách nhiệm; Thẩm
quyền; Quan hệ phối hợp và chế độ chịu trách nhiệm về hành chính, về kinh
tế đối với cán bộ trong q trình thực thi cơng vụ.
- Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ thu trong tình hình mới, ngành thuế cần
tiếp tục và không ngừng nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách
nhiệm, đạo đức phẩm chất, lối sống cho các bộ thuế; thường xuyên tập huấn,
bồi dưỡng, đào tạo dưới các hình thức kể cả mặt nghiệp vụ, lý luận chính trị,
quản lý nhà nước, tin học và ngoại ngữ. Công tác đào tạo cán bộ cần thực
hiện theo hướng chuyên sâu theo từng chức năng cơng việc, phù hợp với mơ
hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đồng thời
xây dựng quy chế kiểm tra, sát hạch, tuyển chọn, bố trí, đề bạt cán bộ, cũng
như xử lý nghiêm khắc hoặc cho ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm chính
sách pháp luật thuế và những cán bộ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn yếu.
Đối với cán bộ thuế phải thường xuyên học tập không ngừng nâng cao năng
lực nghiệp vụ chun mơn, khả năng nhận thức chính sách, pháp luật thuế.
Nắm vững và thực hiện đúng các quy trình quản lý thu thuế, biết chủ động
phân tích, đánh giá, phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thực hiện công

tác thuế, kiên quyết xử lý các hành vi, vi phạm chính sách pháp luật thuế.


- Cần ưu tiên phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành
như các chương trình quản lý mã số ĐTNT, quản lý thuế, tính thuế, lập bộ,
theo dõi ĐTNT không kê khai thuế, nộp thuế chậm, nợ đọng thuế, trốn lậu
thuế…cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận Thanh tra thuế. Vì đây là các
chương trình quản lý chính theo đặc thù của ngành thuế nên cần được hoàn
thiện để quản lý một cách chặt chẽ những sai sót. Cơng tác hồ mạng truyền
số liệu giữa các đơn vị trong toàn ngành và với các ngành liên quan (Kho bạc)
cần được chú trọng và xúc tiến mạnh mẽ tạo điều kiện trao đổi thông tin, kiểm
tra đối chiếu giữa số thực tế đã nộp với số kê khai và nhanh chóng phát hiện
các trường hợp vi phạm về thuế. Làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ chính
sách thuế, cơng tác thi đua khen thưởng trong ngành thuế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đồng thời đẩy mạnh công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và chính sách của Nhà nước nói
chung và chính sách pháp luật về thuế nói riêng, để mọi công dân và mọi tổ
chức xã hội nắm được để thực hiện và giám sát cơ quan Nhà nước thực hiện.
Các cơ quan quản lý Nhà nước phải tìm ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
những hành vi vi phạm pháp luật, cần loại trừ các hành vi quan liêu, cửa
quyền, hối lộ tham nhũng, tự ý, tự quyền ra khỏi bộ máy quản lý Nhà nước.
- Cần có sự phối hợp giữa các ngành, định kỳ đánh giá lại “Công suất
khai thác hàng năm" của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy phép khai thác .
- Đối với các DN qua kiểm tra xác định sản lượng tài nguyên khai thác
theo kê khai quá thấp so với “Công suất khai thác hàng năm" của doanh
nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác
tổng hợp báo báo UBND tỉnh chỉ đạo các ngành xác định lại trữ lượng cịn lại
để xác định mức độ thất thu thuế có biện pháp xử lý đúng pháp luật.
PHẦN IV. KẾT LUẬN

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để nhà
nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cơng tác Thuế đã góp phần ổn định


và phát triển nền kinh tế của Nhà nước và các địa phương, vì vậy việc đảm bảo
nguồn thu là một vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụ chính trị hàng đầu mà
đảng và Nhà nước giao cho ngành thuế. Việc ngăn chặn chống thất thu
thuế trong các doanh nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết trong cơ chế tự khai, tự nộp
hiện nay nhằm đảm bảo cho các thành phần kinh tế cạnh tranh một cách lành
mạnh trong SXKD, từ đó làm cho nền kinh tế phát triển hồn thiện hệ thống
chính sách thuế là một u cầu khách quan phù hợp với điều kiện thực tiễn
trong giai đoạn mới.
Những năm qua, với việc triển khai thi hành các Luật Thuế mới, việc áp
dụng các công cụ mới vào việc thu thuế đã đảm bảo điều kiện cho cho các
doanh nghiệp chủ động trong việc nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn cịn một số doanh
nghiệp cố tình chây ỳ, trốn thuế, vì vậy cơng tác chống thất thu thuế để đảm
bảo nguồn thu là một công việc thường xuyên, liên tục của ngành thuế.
Là một cán bộ đang công tác trong ngành thuế qua thời gian thực tế của
công việc, nghiên cứu và học tập, tôi chọn đề tài kiểm tra chấp hành pháp luật
thuế tại doanh nghiệp khai thác, chế biến đá xuất khẩu để làm tiểu luận cuối
khố qua đó nêu lên một số biện pháp, giải pháp chống thất thu thuế trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần hạn chế thất thu thuế, tăng thu ngân sách
địa phương, góp phần cùng đơn vị hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng
và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức về nghiệp vụ
còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, tuy đã hết sức cố gắng nghiên
cứu tài liệu để phục vụ cho đề tài với tinh thần cao nhất nhưng chắc chắn vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự quan
tâm, góp ý của quý thầy, cô giáo.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014

Học viên


Lê Thị Ngọc Hoà

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN I: Nội dung tình huống.........................................................................
1.1. Hồn cảnh ra đời........................................................................................4
1.2. Mơ tả tình huống........................................................................................4
Phần II: Phân tích và xử lý tình huống...........................................................
2.1. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sai phạm.......................................7
2.2. Mục tiêu, cơ sở lý luận cho việc giải quyết tình huống.............................9
2.3. Xử lý tình huống......................................................................................10
2.3.1. Đề xuất các phương án xử lý.................................................................10
2.3.2. Lựa chọn các phương án xử lý..............................................................12
2.3.3. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án..........................................12
Phần III: Kiến nghị.......................................................................................15
Phần IV: Kết luận.........................................................................................17




×