Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Vai trò của sách với sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở quận hà đông, thành phố hà nội, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.07 KB, 95 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÙI THỊ THU HIỀN

VAI TRÕ CỦA SÁCH VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Xuất bản
Mã số: 60 32 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XUẤT BẢN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS, TRẦN VĂN HẢI

HÀ NỘI - 2013


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3



CHƢƠNG I : SÁCH VÀ VAI TRÒ SÁCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

9

TRIỂN KINH TẾ - VĂN HOÁ – XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐƠNG
1.1. Sách và vai trị của sách

9

1.2. Vai trị của sách và văn hố đọc đối với sự phát triển kinh tế -

26

văn hóa - xã hội quận Hà Đông
1.3. Nhu cầu đọc sách của ngƣời dân trên địa bàn quận Hà Đông

33

hiện nay
CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA SÁCH VỚI

39

SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ – VĂN HOÁ – XÃ HỘI Ở
QUẬN HÀ ĐƠNG
2.1. Thực trạng về vai trị của sách

39


2.2. Công tác phục vụ bạn đọc trên địa bàn quận

46

CHƢƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM

53

NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA SÁCH, PHÁT TRIỂN VĂN HỐ
ĐỌC ĐÁP ỨNG Y U CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – VĂN
HOÁ -XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG
3.1. Những định hƣớng phát triển văn hoá đọc đáp ứng yêu cầu

53

phát triển kinh tế - văn hố – xã hội ở quận Hà Đơng
3.2. Những giải pháp nâng cao vai trò của sách và văn hoá đọc đối

60

với sự phát triển kinh tế - văn hố – xã hội ở quận Hà Đơng
KẾT LUẬN

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

PHỤ LỤC


96


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ
đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của các quốc gia. Sự phát triển và đổi mới không ngừng của
khoa học và công nghệ đã dẫn đến sự hình thành nền kinh tế tri thức. Điều đó
địi hỏi nguồn nhân lực phải nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng phù hợp với
một mơi trƣờng làm việc hiện đại hố. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở
thành xu hƣớng của mọi quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các nƣớc và sự giao
thoa giữa các nền văn hóa ngày càng trở nên phổ biến. Việc phát triển văn hóa đọc
tạo điều kiện cho mọi ngƣời có điều kiện tiếp cận với thơng tin và tri thức thuận
tiện và bình đẳng hơn. Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ web đã có
sự phát triển vƣợt bậc và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Sự gia tăng
các tài liệu số và các nguồn thông tin điện tử giúp cho con ngƣời có thể tiếp cận
thơng tin và tri thức đa chiều hơn. Tuy nhiên, khi có q nhiều và q sẵn những
hình thức tiếp nhận thơng tin tiện lợi nhiều ngƣời dễ coi thƣờng vai trò của sách,
làm mai một văn hoá đọc sách.
Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hƣởng, nông nổi, những
tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phƣơng tiện thông tin điện tử, con
ngƣời dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thế giới một cách thụ động. Đó là chƣa kể
đến tình trạng nhiễu loạn thơng tin, làm cho con ngƣời bị mất phƣơng hƣớng,
dẫn đến nguy cơ bị tha hóa nhân cách, đặc biệt là trong một bộ phận giới trẻ. Vì
vậy, ngày nay, lồi ngƣời vẫn cần nhận rõ vai trò, chức năng quan trọng và sự
hữu dụng của sách. Sách không chỉ cung cấp cho xã hội lƣợng tri thức khổng lồ

để tích luỹ, mà thông qua sách và phát hành sách, những trí thức đó đƣợc
chuyển tải, lan rộng và phổ biến trên nhiều quốc gia. Nhiều phát minh, sáng chế,
tác phẩm nghệ thuật thông qua hoạt động xuất bản, phát hành mà đƣợc cập nhật
đến với nhân loại qua sự đọc, sự tự học và tìm kiếm của mỗi một chủ thể - con


4

ngƣời. Chủ tịch Hồ Chí Minh - một danh nhân văn hóa thế giới, trong suốt cuộc
đời mình đã khơng ngừng tự học và đọc sách báo. Khi nói chuyện với các đảng
viên hoạt động lâu năm (ngày 09 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự:
“Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... không học thì khơng theo kịp,
cơng việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Với Bác, nguyên lý và phƣơng thức học
đƣợc tóm gọn trong mấy câu sau: “học ở trường, học trong sách vở, học lẫn
nhau và học dân” [14 ; 14]. Theo Ngƣời, bất luận làm cơng việc gì cũng cần
phải đọc sách. Ngƣời mới học chữ cần đọc để không mù lại, ngƣời làm công an
cần đọc để nắm tình hình. Những ngƣời làm cơng việc chun mơn cần phải đọc
để nâng cao trình độ. Ngƣời làm quản lý, lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh
đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc. Không chỉ đơn thuần “cần
phải xem báo Đảng” [3], Ngƣời khuyên chúng ta: “muốn có nhiều tài liệu phải
xem cho rộng... xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu
chừng ấy” [15 ; 53]. Và Ngƣời cịn nói thêm: “tìm tài liệu cũng giống như cơng tác
khác, phải chịu khó. Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem tờ báo khác có vấn
đề khác, rồi ghép hai ba vấn đề, hai ba con số làm thành tài liệu mà viết” [5 ; 46].
Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn chƣa thực sự phát
triển. Thu nhập bình quân đầu vẫn còn thấp so với nhiều nƣớc trên thế giới. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn chƣa đảm bảo cho sự đổi mới và phát triển toàn
diện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhƣng tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ
so với nơng nghiệp cịn thấp. Đầu tƣ cho văn hóa, y tế, giáo dục tuy có đƣợc
tăng cƣờng những vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Chỉ số về phát

triển con ngƣời cịn thấp. Sự phát triển của văn hóa đọc chƣa theo kịp với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế làm cho
Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với các thành tựu và kinh nghiệm về
mọi mặt của các nƣớc phát triển, có điều kiện tiếp thu tri thức, công nghệ mới để
rút ngắn khoảng cách giữa nƣớc ta với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Văn
hóa đọc của các tầng lớp nhân dân đang có chiều hƣớng thay đổi. Đảng, Nhà
nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách lớn nhằm phát triển nền tri thức
nƣớc nhà, xây dựng một xã hội học tập, tiến bộ, văn minh. Do vậy việc phát
triển và quản lý công tác xuất bản, phát hành luôn đƣợc các bộ, ngành, địa


5

phƣơng quan tâm góp phần định hƣớng tƣ tƣởng, nâng cao dân trí, trình độ
chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng
thời, Nhà nƣớc cũng có những chính sách nâng cấp hệ thống thƣ viện và các
hình thức dịch vụ đa dạng để phát triển văn hóa đọc phục vụ sự nghiệp đổi mới
kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên, thực tiễn việc xây dựng nền văn hóa đọc lành mạnh ở nƣớc ta
hiện nay vẫn còn rất nhiều vƣớng mắc. Công tác xuất bản, một trong những yếu
tố quan trọng góp phần làm nên văn hóa đọc, mặc dù có sự gia tăng về số lƣợng
nhƣng chất lƣợng chƣa đƣợc đảm bảo. Một số nhà xuất bản còn chạy theo lợi
nhuận, chƣa thực sự chú trọng đến chất lƣợng của sách. Bên cạnh đó, giá thành
sách báo cịn cao, điều này đã làm cho 70% dân số nƣớc ta là nơng dân khó có
điều kiện tiếp cận với sách báo, đặc biệt là bộ phận ngƣời nghèo. Hệ thống thƣ
viện và dịch vụ bạn đọc hiện còn yếu về cơ sở hạ tầng và hình thức dịch vụ. Tại
các thƣ viện công cộng, vốn sách báo, tài liệu chƣa thực sự phong phú do kinh
phí bổ sung cịn hạn chế trong khi giá sách, báo và tài liệu có chiều hƣớng tăng.
Nhiều thƣ viện còn hoạt động theo phƣơng thức thủ công do chƣa đƣợc đầu tƣ
phần mềm và các thiết bị cơng nghệ thơng tin hiện đại. Vì thế, vốn tài liệu và

các dịch vụ trong thƣ viện chƣa thực sự tạo điều kiện và có khả năng thu hút
ngƣời đọc đến sử dụng thƣ viện.
Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là
một trong những địa phƣơng có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Sau
việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ, Hà Đơng đã trở thành quận nội thành.
Mục tiêu phát triển nhanh, mạnh và bền vững, xây dựng kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa - xã hội tiếp tục đƣợc quận quan tâm chỉ đạo. Một trong những giải
pháp quan trọng là xây dựng mơi trƣờng văn hóa, con ngƣời văn hóa đáp ứng
yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Quản lý và phát huy vai trò của sách trong
cộng đồng xã hội đã và đang là vấn đề cấp thiết góp phần thực hiện thành cơng
mục tiêu chung đó. Là một cơng dân sinh sống, làm việc tại quận Hà Đông, hơn
nữa lại là cán bộ trong hệ thống chính quyền, quản lý trực tiếp công tác xuất
bản, phát hành sách trên địa bàn quận, tôi nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
sách đối với nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phuơng, đồng


6

thời cũng nhận thấy những vƣớng mắc cần phải có giải pháp tháo gỡ, mong
muốn góp phần nâng cao hơn nữa vai trị của sách và văn hóa đọc trong cộng
đồng xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn đó, chúng tơi chọn đề tài: “Vai
trị của sách với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở quận Hà
Đơng, thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
VỊ vÊn ®Ị Vai trị của sách với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xó
hi đà có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến nh-:
H Chớ Minh (1960), Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ, Nxb S
tht. Bỏc H khẳng định nhu cầu học là của mỗi con ng-ời và Bác nhấn mạnh

bằng việc tự học thông qua sách, mỗi ng-ời cần xác định đ-ợc vai trò của sách.
GS.TS Hoàng Vinh trong cuốn Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng

môi tr-ờng văn hóa và văn hoá đọc ở n-ớc ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 1999 nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở - b-ớc đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc - đ-a văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân.
Tiếp cận văn hóa nh- một tổng thể chiều sâu, bề rộng, tầm cao của các
giá trị mang tính nhân văn, TS. Văn Đức Thanh trong cuốn Về xây dựng môi

tr-ờng văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 đà đặt ra yêu cầu
nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề ph-ơng pháp luận trong quá trình
xây dựng văn hoá đọc cơ sở.
Nguyn Xuõn Thanh (2008), Cm nhn về cơng tác sách báo và thư
viện, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Qua khảo sát thực tế, tác giả đã cảm
nhận và đánh giá đúng thực trạng về việc xác định vai trò của sách báo và hoạt
động của thƣ viện trong đời sống xã hội để chia sẻ, đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao vai trò sách báo, củng cố hoạt động của các thƣ viện các cấp đáp ứng
nhu cầu đọc trong nhân dân.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trần Văn Hải (Chủ nhiệm đề


7

tài), Xuất bản sách lý luận, chính trị với việc nâng cao chất lượng công tác tư
tưởng, lý luận của Đảng ta trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay, Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ năm 2003 - 2004, Hà Nội, 2005.
Trong nh÷ng năm gần đây, đà có một số luận văn thạc sÜ nghiªn cøu vỊ
“Vai trị của sách với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội” nói
chung. Tuy nhiên, vai trò của sách vẫn đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực

tiễn cần giải quyết và vấn đề Vai trũ ca sỏch vi s nghiệp phát triển kinh tế
- văn hóa - xã hội ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội - Thực trng v gii
phỏp hiện tại ch-a có công trình nào đề cập đến. Kế thừa những thành tựu đÃ
đạt đ-ợc, luận văn này sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu toàn diện hơn về vai trò
của sách và làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng văn hoá đọc ở
một địa ph-ơng cụ thể l quận Hà Đơng từ đó đề ra các giải pháp khă thi nhằm
nâng cao hơn vai trò của sách đối với sự nghiệp phát triển của xã hội.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1.Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của sách đối với sự
phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, thực trạng vai trị của sách và văn hóa đọc ở
quận Hà Đông, luận văn đề xuất định hƣớng, một số giải pháp nâng cao vai trò
hiệu quả của sách và văn hóa đọc trong sự nghiệp phát triển quận Hà Đông hiện
nay.
3.2.Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về sách, vai trò của sách và văn hoá
đọc đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng vai trò của sách với sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của
sách, phát triển văn hố đọc ở quận Hà Đơng – thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng vai trị của
sách, văn hóa đọc ở quận Hà Đơng


8

Sách là hoạt động hồn thiện của cơng tác biên tập - xuất bản. Hoạt động
xuất bàn gồm 3 lĩnh vực cơ bản: biên tập, in và phát hành. Trên phạm vi địa bàn

quận Hà Đông, công tác xuất bản đƣợc chúng tôi nghiên cứu trong giới hạn ở
lĩnh vực phát hành và công tác quản lý xuất bản.
Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận văn là từ tháng 8 năm 2008 đến nay1.
Đối tƣợng khảo sát của luận văn là sách gắn với nhu cầu đọc của các
tầng lớp nhân dân; hoạt động quản lý xuất bản; hoạt động của các cơ sở phát
hành sách, thƣ viện, điểm bƣu điện văn hóa, phịng đọc, tủ sách cơ sở trên địa
bàn quận Hà Đông.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử của nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, những quan điểm của Đảng về văn hóa và xây dựng con ngƣời văn hóa
trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Đồng thời, luận văn vận dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể nhƣ : kết hợp phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (chủ
yếu là các tài liệu thứ cấp), lôgic và lịch sử; tiếp thu và sử dụng linh hoạt các
phƣơng pháp so sánh, thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn cung cấp nguồn tƣ liệu cho các cấp, các ngành và chính quyền
địa phƣơng tham khảo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, phát triển kinh tế - văn
hóa xã hội trên địa bàn quận Hà Đông- thành phố Hà Nội.
- Luận văn hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, quản
lý xuất bản, phát hành và hoạt động phổ biến văn hóa đọc trong các nhà trƣờng,
nhà văn hóa, nhà sách trên địa bàn quận.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng, 7 tiết.

1

Tơi chọn thời gian từ tháng 8 năm 2008 vì theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày
29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông đƣợc nhập về thủ đô Hà Nội.

Đây thực sự là một mốc thời gian đáng ghi nhận đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của quận Hà
Đơng, đánh dấu những bƣớc thay đổi nhanh chóng trên mọi mặt của quận.


9

CHƢƠNG 1
SÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA SÁCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - VĂN HOÁ – XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐƠNG
1.1. Vai trị của sách
1.1.1. Khái niệm sách
Hội nghị toàn thể UNESCO - Tổ chức khoa học - văn hoá- giáo dục của
Liên hiệp quốc, năm 1964 đã kiến nghị các nƣớc tiếp nhận định nghĩa: Sách là
xuất bản phẩm khơng định kỳ, có số trang ít nhất là 48 trang( khơng kể trang
bìa) một của một quốc gia nào đó, xuất bản để phổ biến rộng rãi cho công
chúng.
Theo từ điển Hán Việt: “ Sách là sản phẩm văn hoá chứa đựng các tác
phẩm văn hoá, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần - để phổ biến, lưu giữ các
giá trị văn hoá tinh thần rộng rãi trong xã hội, từ thế hệ này sang thế hệ khác”(
trang 53).
Sách là một sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của nhân loại đã có từ
thời cổ đại gắn liền với sự phát minh ra chữ viết. Nội dung của sách chứa đựng
các giá trị văn hoá tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn)
thuộc tất cả các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, đƣợc ghi lại
dƣới các dạng ngơn ngữ khác nhau (chữ viết, hình vẽ, ký hiệu âm thanh, số
hoá...), của các dân tộc khác nhau, nhằm để lƣu giữ, tích luỹ hoặc truyền bá rộng
rãi trong xã hội. Về hình thức, sách là một "khái niệm mở”- hình thức sách cịn
thay đổi, đƣợc cấu thành bởi các dạng vật liệu khác nhau, theo các phƣơng thức
chế tác và nhân bản khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trƣờng sống và sự phát triển
của khoa học, cơng nghệ ở mỗi thời đại. Các hình thức và thể loại sách luôn luôn

vận động, biến đổi theo sự phát triển của lịch sử và của khoa học công nghệ.
Trong thời đại công nghiệp, ngành xuất bản trở thành ngành cơng nghiệp
lớn có lợi nhuận cao, vì vậy sách in là loại hình chủ yếu của xuất bản phẩm. Nó
là xuất bản phẩm dùng chữ viết, tranh ảnh, âm thanh và các ký hiệu khác, dựa


10

theo những chủ đề và kết cấu nhất định để tạo nên một chỉnh thể độc lập, nhân
bản rồi phát hành ra công chúng.
Hiện nay, trƣớc xu thế phát triển của thời đại, sách đã phần nào đáp ứng
nhu cầu của bạn đọc với nhiều loại sách: sách in, sách trên đĩa mềm vi tính, sách
trên các "chip" nhớ, sách trên đĩa CD-Rom, sách điện tử Ebook, sách trực tuyến.
Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến sách in và văn hoá
đọc truyền thống, đọc trực tiếp thông qua các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại.
1.1..2. Hoạt động xuất bản sách
Sách là sản phẩm trực tiếp của hoạt động xuất abnr, nói đến sách là nói
đến xuất bản. Xuất bản là một q trình hoạt động nhằm sản xuất, trao đổi,
truyền bá rộng rãi các xuất bản phẩm trong xã hội. Nội hàm hoạt động xuất bản
gồm 3 yếu tố tạo thành: biên tập; chế bản nhân bản; phát hành xuất bản phẩm
rộng rãi trong xã hội.
Biên tập để chọn lọc đƣợc nhiều tác phẩm văn hóa có sẵn thúc đẩy, tổ
chức sự sáng tạo của tác giả để có nhiều tác phẩm tinh thần. Đồng thời, biên tập
gia cơng, hồn chỉnh, nâng cao chất lƣợng của nó theo một u cầu truyền thơng
của xã hội. Sản phẩm của biên tập là những tác phẩm văn hóa tinh thần đã đƣợc
gia cơng hồn thiện để truyền bá. Chế bản, nhân bản là khâu vật chất hố xuất
bản. Vì thế, khái niệm xuất bản cịn là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã
đƣợc gia cơng, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để
cung cấp cho độc giả sử dụng.
Xuất bản là việc thực hiện truyền thông bằng phƣơng tiện, tác phẩm văn

hóa đến với độc giả khơng phải trực tiếp bằng truyền miệng mà gián tiếp qua các
vật phẩm trung gian, đầu tiên là ý thức đƣợc mã hóa qua vỏ ngơn ngữ trở thành
bản thảo, đƣợc gia cơng biên tập, trình bày, trang trí thành tác phẩm đề truyền
thông.
Để truyền bá rộng rãi, bản thảo đƣợc chế bản và nhân bản hàng loạt theo
nhu cầu bạn đọc. Việc nhân bản này thông qua lao động sản xuất của nhiều
ngƣời. Sản phẩm đƣợc tạo ra hàng loạt, trở thành hàng hóa trong nền sản xuất
hàng hóa và chịu sự tác động của quy luật sản xuất, quy luật lƣu thơng hàng hóa.


11

Nhân bản xong, xếp sản phẩm vào kho cũng không gọi là xuất bản. Sản
phẩm phải đƣợc mang đến cho đơng đảo bạn đọc có nhu cầu. Phát hành xuất bản
phẩm là khâu cuối của quy trình truyền thơng bằng xuất bản phẩm.
Trong hoạt động xuất bản thì phát hành xuất bản phẩm cũng là một hoạt
động quan trọng, là khâu cuối cùng của quy trình xuất bản. Phát hành đến đơng
đảo bạn đọc là mục đích tối cao của xuất bản.
Phát hành xuất bản phẩm vừa là khâu kết thúc vừa là khâu mở đầu của
xuất bản vì cung cấp thông tin về nhu cầu của xã hội đối với xuất bản phẩm, nó
thực hiện trọn vẹn mục đích của xuất bản, tạo động lực cho xuất bản.
Trong cơ chế bao cấp, phát hành chỉ là khâu nối tiếp, khâu kết thúc của
xuất bản, phục vụ cho xuất bản và mang tính chất thụ động. Trong cơ chế thị
trƣờng, phát hành vừa là hoạt động kinh doanh thƣơng mại, khâu tiêu thụ sản
phẩm xuất bản, vừa là hoạt động truyền bá văn hóa.
Nhƣ vậy có thể nói rằng, xuất bản là công việc đứng giữa tác giả với độc
giả. Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt: chức năng tri thức để tuyển
chọn, tham gia hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa và phát hiện tài năng sáng tạo văn
hóa tinh thần, chức năng mỹ thuật và kỹ thuật để thiết kế, đồ họa bản in, vật chất
hóa các tác phẩm tinh thần thành các xuất bản phẩm, chức năng thƣơng mại để

lƣu hành, chức năng tiêu thụ để bán xuất bản phẩm cho những ngƣời có nhu cầu.
Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội. Nó không sáng tác ra tác phẩm
mới mà sử dụng các tác phẩm đã có hoặc sẽ có để truyền bá, phổ biến. Xuất bản
là khâu tiếp nối, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến với
quảng đại quần chúng trong xã hội.
Xuất bản là tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một q
trình nối tiếp, đồng bộ hồn chỉnh gồm ba khâu: biên tập, in, phát hành xuất bản
phẩm.
Trong thực tế hiện nay có hai cách hiểu về hoạt động xuất bản. Cách hiểu
thông thƣờng, theo nghĩa rộng là cách hiểu khái quát vừa nêu, tức là tổng hợp
các hoạt động gia công biên tập ở nhà xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến
tay bạn đọc. Cách hiểu theo nghĩa hẹp là tồn bộ cơng việc của một nhà xuất bản


12

nào đó, mà chủ yếu là chỉ hoạt động biên tập trong nhà xuất bản. Chất lƣợng
sách phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động xuất bản, quyết định chất
lƣợng văn hố đọc, khẳng định vai trị của sách đối với sự phát triển kinh tế, văn
hoá của xã hội.
1.1.2.Quan niệm chung về văn hoá đọc
1.1.2.1. Khái niệm
Một trong những thành tựu vĩ đại của loài ngƣời là việc sáng tạo ra chữ
viết. Nhờ có chữ viết mọi tri thức đƣợc lƣu trữ và truyền bá rộng rãi trong cộng
đồng. Muốn thu nhận đƣợc thông tin, tri thức thì việc đọc là một kỹ năng quan
trọng. Đọc có thể coi là thuộc tính, bản chất của tri thức, khơng có việc đọc và
cái để đọc thì khơng thể có tri thức một cách đúng nghĩa. Do vậy, trong đời sống
đã hình thành nên một hoạt động cực kỳ quan trọng, nó gắn kết lồi ngƣời giữa
các thế hệ với nhau, đó là hoạt động đọc hay văn hóa đọc.
Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa

hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá
nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác
hơn là ba lớp nhƣ ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba vịng trịn giao nhau. Cịn ở
nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá
trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ
năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba
vịng trịn giao nhau2.
Ở nghĩa rộng ta thấy ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản
lý, cơ quan quản lý nhà nƣớc là chính sách, đƣờng lối và ứng xử hàng ngày
nhằm phát triển nền văn hóa đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang
pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi ngƣời đọc khác
nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với ngƣời đọc (thông qua các loại cửa
hàng sách và các loại hình thư viện, phịng đọc sách). Nghĩa là ngƣời đọc,
2

Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - 19/11/2009.


13

không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, nơi cƣ trú đều dễ dàng
tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị mà họ mong muốn, để họ có cơ hội cải
thiện chính cuộc sống của họ.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói
quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi ngƣời. Trƣớc hết, cần tạo ra thói
quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi ngƣời. Thói quen và kỹ năng đọc mang tính
chất đồng loạt, cịn sở thích đọc lại phụ thuộc hồn tồn vào từng cá nhân cụ thể
qua trình độ giáo dục và thiên tƣ cá nhân. Ví dụ: có ngƣời thích đọc thơ, có
ngƣời thích đọc tiểu thuyết, có ngƣời thích đọc sách nghiên cứu, đọc sách khoa học

kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật,… Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu màu
sắc cho nền văn hóa đọc trong xã hội. Nếu xét văn hóa đọc của từng cá nhân, phải
đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên. Nếu một ngƣời có thói quen đọc, nhƣng thiếu kỹ
năng đọc thì hiệu quả đọc khơng cao, thậm chí khơng có hiệu quả, chỉ mất thời gian
vơ ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhƣng khơng tạo đƣợc thói quen đọc, cũng
chẳng thu lƣợm đƣợc kiến thức là bao.
Nhƣ vậy, ở nghĩa rộng, văn hóa đọc hay nói nền văn hố đọc của mỗi
quốc gia phải bao gồm đầy đủ ba thành phần: ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
của các quan chức và cơ quan nhà nƣớc; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của
cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong
xã hội. Ở các quốc gia phát triển, có nền văn hóa đọc cao, họ đều phát triển khá
đồng đều và hài hòa ba thành phần này. Nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc
của các quan chức và cơ quan nhà nƣớc là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện
thuận lợi, mơi trƣờng thân thiện cho mọi ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với sách
báo có chất lƣợng cao, nhƣng nếu thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành
mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi ngƣời dân cũng không thể tạo ra đƣợc một
nền văn hóa đọc phát triển. Ngƣợc lại, ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của
cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên trong
xã hội là lành mạnh, nhƣng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức
và cơ quan nhà nƣớc không lành mạnh, cũng khơng thể có một nền văn hóa đọc
phát triển. Thậm chí cịn có nguy cơ làm suy thối ứng xử, giá trị và chuẩn mực


14

đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.
Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh chính là nền tảng
của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu và cũng là một thách
thức của xã hội hiện đại. Bởi lẽ, văn hóa đọc - với tƣ cách nhu cầu tinh thần cá
nhân, trong thực tế, thể hiện qua hành vi “thích đọc, ham muốn đọc và thậm

chí là say mê đọc”. Có gì cần thiết hay hấp dẫn trong sự đọc mà nhiều ngƣời
thích đọc, ham muốn đọc và say mê đọc đến vậy? Câu trả lời chắc hẳn nhiều
ngƣời biết, đằng sau những con chữ, dòng chữ là cuộc sống - cuộc sống đã
đƣợc chắt lọc, tinh lọc qua nhiều thời đại, nhiều không gian, nhiều lăng kính
của thiên thiên, vạn vạn con ngƣời, với nhiều tầm cao trí tuệ khác nhau, đƣợc
lƣu giữ, lƣu truyền qua sách, báo, ấn phẩm, tƣ liệu, truyền khẩu...
1.1.2.2. Một số yếu tố tạo nên văn hoá đọc
Địa điểm đọc và phương tiện hỗ trợ là những yếu tố góp phần vào hình
thành nền văn hóa đọc của ngƣời dân. Địa điểm đọc là yếu tố cần thiết để tạo
điều kiện cho việc đọc sách nhƣng không phải là yếu tố quyết định, địa điểm đọc
và phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ ánh sáng, quạt, bàn, ghế,… nếu có điều kiện tốt thì sẽ
giúp bạn đọc cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp cận thông tin hơn.
Cách thức đọc và kĩ năng đọc cũng là yếu tố góp phần tạo nên văn hoá
đọc. Cách thức đọc gắn liền với mục đích cụ thể: đọc để học hay nghiên cứu
hoặc giải trí hoặc nâng cao tri thức... Kĩ năng đọc sẽ cho ngƣời đọc lấy đƣợc
thông tin một cách có định hƣớng. Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những
thao tác tƣ duy đƣợc xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tƣ duy
đó là:
- Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc (tài liệu nghiên
cứu, tài liệu phổ thơng, tài liệu giải trí...).
- Biết định hƣớng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, các nguồn tra cứu
nhƣ: bách khoa thƣ, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang...
- Thể hiện đƣợc tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài
liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới
phức tạp).


15

- Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh

khi đọc tài liệu nhƣ cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,...
- Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội
dung đã đọc nhƣ ghi chép, lập hộp phiếu thƣ mục, soạn tóm tắt, viết chú giải,
trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp...
- Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc khiến cho việc đọc
có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dung những điều đã
đọc đƣợc vào cuộc sống của chính ngƣời đọc.
Văn hóa đọc bắt nguồn từ mỗi cá nhân, hình thành và phát triển theo dòng
chảy cuộc sống, bắt rễ sâu trong cuộc sống và lan tỏa đến toàn xã hội. Khi một
cá nhân coi việc đọc sách nhƣ một nhu cầu khơng thể thiếu để bồi đắp trí tuệ,
hồn thiện nhân cách và định hƣớng tƣ duy thì nhu cầu tiêu thụ sách của cá nhân
là cả cuộc đời chứ không chỉ trong một giai đoạn nào; cả xã hội thiết lập đƣợc
văn hoá đọc tạo nên một xã hội học tập thì nhu cầu tiêu thụ sách sẽ thực sự là
yếu tố kích cầu mạnh mẽ cho hoạt động xuất bản. Văn hoá đọc càng phát triển
bền vững tất yếu sẽ góp phần định hƣớng cho việc thiết lập và xây dựng các địa
điểm đọc và các phƣơng tiện hỗ trợ tƣơng ứng. Khi địa điểm và phƣơng tiện hỗ
trợ càng tiến gần đến chuẩn mực thì càng kích thích ngƣời ta ham đọc hơn. Tất
cả những yếu tố này tạo ra nhu cầu tiêu thụ sách thƣờng xuyên và thúc đẩy hoạt
động phát hành sách mạnh mẽ hơn.
1.1.3. Những yếu tố tác động đến văn hoá đọc
1.1.3.1. Các yếu tố văn hoá - xã hội
a/ Nhu cầu trao truyền kinh nghiệm, tri thức
Sự phát triển của lao động sản xuất làm cho xã hội loài ngƣời phát triển về
trí tuệ, phát triển ngơn ngữ, chữ viết và văn tự đã tạo nên bƣớc ngoặt lớn trong
việc phản ảnh tƣ duy và trao truyền các hệ tƣ tƣởng cũng nhƣ đặt nền móng cho
cơng nghệ chữ in sau này. Sự hoàn thiện của chữ viết từ thứ chữ Hy Lạp La Mã
cổ đại, đến các hệ thống chữ Latinh và chữ tròn của những thế kỷ XVII – XVIII,
chữ viết đã đặt nền móng cho chữ in ở châu Âu sau này, dẫn đến sự ra đời của
sách.



16

Sự phát triển sản xuất làm xuất hiện chế độ tƣ hữu, nhu cầu giao lƣu xã
hội làm cho nhu cầu lƣu giữ và truyền bá thông tin bằng văn bản xuất hiện. Hoạt
động xuất bản cổ đại đã ra đời để đáp ứng nhu cầu truyền thông xã hội.
b/ Công nghệ in và những tác động của công tác xuất bản
Từng bƣớc phát triển của hoạt động xuất bản gắn liền với những bƣớc
phát triển của việc tìm kiếm, sản xuất các vật liệu làm sách và khoa học - cơng
nghệ nhân bản -in ấn, làm hình thức, phƣơng pháp kỹ thuật xuất bản liên tục đổi
mới.
Xƣa kia mỗi dân tộc do điều kiện sống khác nhau, ban đầu đã tìm ra
những vật liệu tự nhiên, gần gũi với đời sống vật chất của mình để chế bản và
nhân bản sách. Ngƣời vùng Lƣỡng Hà dùng các tấm đất sét, ngƣời Ai Cập dùng
vỏ cây Papyrus ở bờ sông Nile. Ngƣời Trung Quốc dùng đá, kim loại, xƣơng
thú, mai rùa, lụa, thanh tre, trúc để viết sách, ở Việt Nam nghề làm giấy dó đã ra
đời từ rất sớm. Giấy dó của ngƣời Giao chỉ (ngƣời Việt) từng là mặt hàng đƣợc
các thƣơng nhân ngƣời Hán rất ƣa chuộng thời trung cổ.
Với việc phát minh ra giấy và các kỹ thuật nhân bản bằng con dấu và bôi
quét với số lƣợng lớn phục vụ cho nhu cầu to lớn đối với việc nhân bản các văn
tự phục vụ cho thi cử và kinh bổn khổng giáo, phật giáo, ngƣời Trung Quốc đã
đặt những nền móng ban đầu về nguyên liệu và cơ sở vật chất cho nghề in. Tuy
nhiên, đến giữa thế kỷ XV thì những điều kiện chín muồi này lại đƣợc phát huy
ở điều kiện kinh tế, xã hội phƣơng Tây. Nghề in ra đời. Nghề in đã tạo điều kiện
cho sản xuất và lƣu hành sách với số lƣợng lớn và giá rẻ, do đó gây ảnh hƣởng
lớn đối với tƣ tƣởng và đời sống xã hội châu Âu, nó góp phần cổ vũ tinh thần
phục hƣng và cải cách.
Việc đẩy mạnh công nghệ sản xuất giấy và các nguyên vật liệu cho ngành
in đã đƣa tới sự phồn thịnh của kỹ nghệ ấn loát.
Với sự phát minh của Johannes Gutenberg phƣơng pháp in bằng chữ rời

và các thao tác cơ bản trong quá trình in- đúc - sắp chữ rồi in bằng máy in chữ
thủ cơng đã đặt nền móng cho ngành cơng nghệ in ra đời sau này. Đến giữa thế
kỷ XIX nghề in mới đƣợc cơ khí hố. Sự kiện năm 1844, Richard Hoe nhận


17

bằng sáng chế tại Mỹ cho chiếc máy in ống đầu tiên trong đó mặt in bằng kim
loại đƣợc cuộn trịn quanh ống chữ khơng để phẳng, tiếp sau đó là sự kiện 1866
John Walter chủ tờ Thời báo (Times) ở Luân Đôn sử dụng chiếc máy in ống đầu
tiên in giấy cuộn chế tạo theo mẫu của Mỹ do Jeptha Wilkinson sáng chế đã cho
phép có thể in tới 14000 bản một giờ. In cơng nghiệp ra đời góp phần tạo nên
bƣớc phát triển có ý nghĩa cách mạng trong hoạt động xuất bản, góp phần đƣa
nhân loại thốt khỏi đêm trƣờng trung cổ.
Máy tính điện tử, cơng nghệ thông tin đang đƣa xuất bản trở thành một bộ
phận của ngành cơng nghiệp trí tuệ, ngành sản xuất và phân phối tài sản trí tuệ,
làm cho nó trở thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế tri thức và sách có tính
chất là sản phẩm trực tiếp của hoạt động xuất bản đã nhanh chóng khẳng định vị
thế của mình trong đời sống văn hố của nhân loại, vai trị của sách ngày càng
đƣợc nâng cao, khơng chỉ tích luỹ và trao truyền kinh nghiệm, khơng chỉ giúp
văn hố xã hội có tính kế thừa và sáng tạo mà cịn giúp các nề văn hố thế giới
hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau.
c/ Yếu tố chính trị
Vì hoạt động chính trị có tác động đến nội dung của sách, xuất bản là hoạt
động sản xuất và truyền bá các giá trị văn hoá tƣ tƣởng. Trong một xã hội có
giai cấp, nó tất yếu chịu sự chi phối, ràng buộc và chi phối của hoạt động chính
trị. Sự ảnh hƣởng của yếu tố chính trị tới hoạt động xuất bản biểu hiện ở những
khía cạnh sau: Nhà nƣớc, Đảng chính trị thực hiện sự khống chế vĩ mơ đối với
công tác xuất bản, định hƣớng cho sự phát triển của hoạt động xuất bản. Các chỉ
thị 08, 20, 22, 42 và Luật Xuất bản 1993 và 2004 là những văn bản có giá trị

khống chế nhƣ thế.
Nhà nƣớc cũng lấy quan điểm của giai cấp thống trị để đánh giá, lựa chọn
và chỉnh lý tác phẩm văn hoá tinh thần trƣớc khi đƣa ra xuất bản nhằm bảo vệ
quyền lợi của giai cấp mình. Điều này cũng ảnh hƣởng khơng nhỏ tới hoạt động
xuất bản. Bên cạnh đó, sự biến đổi của đời sống chính trị, thay đổi chế độ chính
trị cũng có ảnh hƣởng sâu xa đối với hoạt động xuất bản và sản phẩm trực tiếp là
sách.


18

d/ Đời sống văn hoá – xã hội
Bản chất của công tác xuất bản là hoạt động truyền bá văn hoá. Các hoạt
động sáng tạo văn hoá đều ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản. Các
sáng tác của giới văn nghệ sĩ, nhà khoa học là nguồn đề tài, là những vật liệu
đầu vào quyết định sự phát triển của hoạt động xuất bản. Đơn giản xuất bản
chính là sự lựa chọn, gia cơng các tác phẩm có sẵn phục vụ cho truyền bá xã hội
thông qua sản phẩm hữu hình là sách.
Những hoạt động khác của đời sống văn hoá nhƣ tuyên truyền giới thiệu,
quảng cáo xuất bản phẩm, hƣớng dẫn dƣ luận, hƣớng dẫn sử dụng văn hố phẩm
trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng đều có tác dụng kích thích, hƣớng dẫn
nhu cầu đọc, tạo thị trƣờng rộng lớn cho hoạt động xuất bản phát triển, nâng cao
vai trò của sách trong nhận thức xã hội.
Trình độ dân trí cao do đời sống văn hóa giáo dục phát triển cũng ảnh
hƣởng quan trọng đến nhu cầu học tập, giải trí, nhu cầu về sách học tập và giải
trí, nhu cầu văn hóa đọc tăng đã ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động xuất bản.
sách trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu đối với mỗi ngƣời.
1.1.3.2. Tác động của các yếu tố kinh tế
Bất cứ một hoạt động sản xuất và phân phối nào cũng chịu tác động rất
lớn của các yếu tố kinh tế, trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế xã hội chi

phối quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động xuất bản.
Sức mua của con ngƣời phụ thuộc vào trình độ kinh tế. Quy mơ và tốc độ
phát triển của ngành xuất bản do quy mô tiêu dùng của thị trƣờng quyết định.
Chỉ có đời sống kinh tế phát triển thì mọi hoạt động sáng tác, sáng tạo cũng nhƣ
nghiên cứu mới có điều kiện để phát triển, nhu cầu quảng bá văn hoá cũng nhƣ
cổ suý cho các nền kinh tế và phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật...đã thúc
đẩy hoạt động xuất bản phát triển mạnh mẽ. Mặt khác khi kinh tế khá giả, các cá
nhân, gia đình mới giàu có, xuất hiện nhu cầu văn hóa cao hơn, và cũng có tiền
để mua xuất bản phẩm (văn hóa phẩm) làm cho thị trƣờng xuất bản đƣợc mở
rộng, ngƣời ta chủ động tìm đến sách hơn.
Chẳng hạn nhƣ năm 1994 ở Mỹ có hơn 16.000 nhà xuất bản. Hàng năm,


19

Mỹ xuất bản 90.000 đầu sách, trong đó có 50 ngàn sách mới. Ngƣời Mỹ đã mua
hơn 1 tỷ cuốn sách/năm, tăng 38% so với năm 1991. Số sách này đƣợc phát
hành bởi rất nhiều kênh: cửa hàng bán lẻ, các trƣờng học, thƣ viện, phân phối
đến các công sở, các viện nghiên cứu. Ngồi ra, Mỹ có khoảng 1 tỉ đô la sách
xuất khẩu ở 140 nƣớc khác nhau, trong đó Canada chiếm 40% tổng số. Mỹ
khống chế 70% số nhà xuất bản lớn trên thế giới3.
Những số liệu này cho thấy sự phát triển đời sống kinh tế xã hội tạo động
lực kinh tế thúc đẩy xuất bản phát triển. Đặc biệt khi kinh tế hàng hóa ra đời kéo
theo việc xuất bản phẩm trở thành một loại hàng hóa, lợi nhuận trong kinh
doanh đã trở thành một động lực đối với sự phát triển công tác xuất bản.
Sự cạnh tranh của phƣơng tiện thông tin hiện đại cũng thúc đẩy hoạt động
xuất bản phải đổi mới nội dung, phƣơng thức xuất bản. Sách trở nên đa dạng
hơn, phong phú hơn, đề tài mở rộng hơn, hình thức bắt mắt hơn.

1.1.4. Vai trò của sách đối với sự phát triển xã hội

1.1.4.1. Vai trò của sách với sự phát triển kinh tế
Sách là sản phẩm văn hoá và là sản phẩm đặc thù nên cũng có chức năng
cơ bản của văn hoá: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm
mỹ, chức năng làm cơ sở nền tảng, làm động lực cho sự phát triển xã hội. Trong
mối quan hệ với lĩnh vực kinh tế, đƣợc coi là nền tảng vật chất, sách đóng vai
trị là nền tảng tinh thần, là xung lực cho việc phát triển kinh tế. Sách là công cụ
truyền bá thông tin, cơng cụ giáo dục nên có tác động to lớn đối với sự phát triển
kinh tế trên nhiều phƣơng diện, cả lực lƣợng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất.
Đối với lực lƣợng sản xuất, sách tác động đến sự phát triển các yếu tố cơ
bản của lực lƣợng sản xuất là nguồn nhân lực và sự tiến bộ của khoa học công
nghệ, công cụ sản xuất hiện đại.
Con ngƣời là nhân tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của lực lƣợng
sản xuất. Sách góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài,
tạo ra phẩm chất cao của ngƣời lao động, phát huy nhân tố con ngƣời để thúc
đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển. Đời sống kinh tế xã hội ngày nay đang đi vào
3

theo cuốn tài liệu truyền thông của Mỹ 2003


20

xây dựng nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học ngày càng trở thành lực lƣợng
sản xuất trực tiếp, trí tuệ con ngƣời đang giữ vai trị quyết định và trở thành
nguồn lực to lớn nhất, nguồn lực vô tận của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, sự tăng
trƣởng kinh tế ngày nay gắn liền với sự phát triển của văn hóa giáo dục, với việc
nâng cao và phát huy nhân tố con ngƣời. Phát triển con ngƣời, phát triển vì con
ngƣời đang trở thành mục tiêu, nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững trong
thời đại ngày nay. Sách đang trở thành một công cụ để giáo dục con ngƣời ở nhà
trƣờng, xã hội và gia đình, đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh

tế.
Trong xã hội thông tin, thông tin là một nguồn lực của phát triển khoa học
công nghệ, cũng là thành tựu công nghệ cao của kinh tế tri thức. Sách là công cụ
truyền bá thông tin tri thức, thông tin công nghệ, làm cho các công cụ sản xuất
hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến đƣợc chuyển giao rộng rãi làm cho lực
lƣợng sản xuất thế giới phát triển nhanh chóng.
Thành tựu khoa học kỹ thuật, thành tựu công nghệ hiện đại là lực lƣợng
sản xuất tiềm ẩn, qua xuất bản, trở thành lực lƣợng sản xuất hiện thực. Qua đọc
sách, ngƣời ta có thể chế tạo đƣợc công cụ sản xuất hiện đại, vận dụng đƣợc vào
sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ
cho xã hội, lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng đƣợc nâng cao góp
phần tạo nên một nền kinh tế bền vững.
Sách cung cấp những số liệu, những yêu cầu mới đặt ra cho cải tiến kỹ
thuật, cho nghiên cứu khoa học, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ
thuật, giúp tháo gỡ đƣợc những vấn đề bức xúc trong sản xuất, tránh đƣợc
những tổn thất không đáng có trong sự phát triển kinh tế.
Đối với quan hệ sản xuất, sách góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất. Biểu hiện rõ nhất vai trò
của sách đối với quan hệ sản xuất đƣợc thể hiện ở tác động của nó với việc bảo
vệ và thực hiện quan hệ sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
kinh tế.
Sách là công cụ quan trọng để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ -



×